Tài liệu Khảo sát bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay trên bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 61
KHẢO SÁT BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
BẰNG CHỈ SỐ MẮT CÁ CHÂN – CÁNH TAY
TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Lê Thị Lan Hương*, Tạ Thị Thanh Hương**
TÓM TẮT
Mở đầu: Xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến cấu trúc giường mạch máu toàn hệ thống, nên bệnh nhân mắc
bệnh mạch vành có thể kèm theo cả bệnh động mạch chi dưới. Theo thống kê ghi nhận tỉ lệ bệnh động mạch chi
dưới chiếm 3 - 12% và liên quan với mức độ nặng động mạch vành.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI) trên bệnh nhân
mắc bệnh động mạch vành. Xác định mối liên quan giữa bệnh động mạch chi dưới với các yếu tố nguy cơ xơ vữa
động mạch và mức độ nặng bệnh động mạch vành (dựa vào số nhánh động mạch vành tổn thương và điểm
GENSINI).
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ≥ 18 tuổi mắc bệnh mạch vành (chụp mạch vành
có hẹp ≥ 50% đường kính mạch máu), nhập...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay trên bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 61
KHẢO SÁT BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
BẰNG CHỈ SỐ MẮT CÁ CHÂN – CÁNH TAY
TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Lê Thị Lan Hương*, Tạ Thị Thanh Hương**
TÓM TẮT
Mở đầu: Xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến cấu trúc giường mạch máu toàn hệ thống, nên bệnh nhân mắc
bệnh mạch vành có thể kèm theo cả bệnh động mạch chi dưới. Theo thống kê ghi nhận tỉ lệ bệnh động mạch chi
dưới chiếm 3 - 12% và liên quan với mức độ nặng động mạch vành.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI) trên bệnh nhân
mắc bệnh động mạch vành. Xác định mối liên quan giữa bệnh động mạch chi dưới với các yếu tố nguy cơ xơ vữa
động mạch và mức độ nặng bệnh động mạch vành (dựa vào số nhánh động mạch vành tổn thương và điểm
GENSINI).
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ≥ 18 tuổi mắc bệnh mạch vành (chụp mạch vành
có hẹp ≥ 50% đường kính mạch máu), nhập khoa Nội Tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Tim Tâm
Đức từ tháng 06/2016 đến tháng 10/2016. Các đối tượng tham gia được đánh giá yếu tố nguy cơ xơ vữa động
mạch, triệu chứng BĐMCD, khám lâm sàng và đo ABI trong thời gian nằm viện. Chẩn đoán bệnh động mạch chi
dưới bằng chỉ số mắt cá chân – cánh tay (ABI) ≤ 0,9.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi trên 139 bệnh nhân (bao gồm 96 nam và 43 nữ), trong đó bệnh động
mạch chi dưới chiếm 16,5% (23/139 bệnh nhân). Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ tương đương nhau, đa số bệnh
nhân đều không có triệu chứng. Tuổi và tiền căn gia đình mắc bệnh mạch vành sớm là yếu tố nguy cơ độc lập của
bệnh động mạch chi dưới. Bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới có tỉ lệ bệnh nhiều nhánh mạch vành cao hơn
bệnh một nhánh (p = 0,03). Đồng thời điểm GENSINI ở nhóm bệnh động mạch chi dưới cao hơn nhóm không
mắc bệnh (86,13 so với 62,12; p = 0,01).
Kết luận: Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có thể kèm theo bệnh động mạch chi dưới. Đo chỉ số mắt cá chân
– cánh tay là phương pháp dễ thực hiện trong chẩn đoán bệnh.
Từ khóa: chỉ số mắt cá chân – cánh tay, bệnh động mạch chi dưới, bệnh động mạch vành.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF LOWER EXTREMITY PERIPHERAL ARTERY DISEASE IN PATIENTS WITH
CORONAR ARTERY DISEASE
Le Thi Lan Huong, Ta Thi Thanh Huong
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 61 – 66
Background: Atherosclerosis affects the entire blood vessel structure, that the patient with coronary artery
disease may also have lower extremity artery disease (LEAD). Many study show that the incidence of lower
extremity artery disease accounts for 3 - 12% and is associated with severe coronary artery disease (CAD).
Objectives: The aim of study was to assess the prevalence of LEAD by measuring the ABI. Determination
the relationship between LEAD and atherosclerosis risk factors and severity of coronary artery disease (based on
* Bệnh viện Nhân dân 115 ** Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Thị Lan Hương ĐT: 0979644401 Email: drhuonglan89@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 62
number of coronary artery lesions and GENSINI score).
Methods: The cross – sectional stydy was conducted at the Cardiology Department and the Intervantional
Cardiology department at Tam Duc Cardiology Hospital from 6/2016 to 10/2016. Inpatient with CAD were
invited to participate in this study. Data regarding to risk factor, symtoms of LEAD, physical examination, and
ABI were collected. And ABI ≤ 0.9 was considered to indicate significant LEAD.
Result: A total of 139 patients (included96 men and 43 women) were recruited. The prevalence of LEAD in
CAD patients was 16.5% according to ABI results. The incidence between men and women is similar and most of
patients have no symtoms. Age and family history were independent risk factor for LEAD. Patients with
underlying LEAD had a higher incidence of multi-vessel coronary artery disease than one-vessel disease (p =
0.03). And the GENSINI score is also higher in LEAD than another (89.13 versus 62.12; p = 0.01).
Conclusion: Patients with CAD were likely to have concomitant lower extremity artery disease. Measuring
the ABI was an easy method to diagnose.
Key words : ankle – branchial index (ABI), lower extremity artery disease (LEAD), coronary artery disease
(CAD)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ vữa động mạch là bệnh lý gây hẹp khu
trú hoặc lan tỏa giường mạch máu, do sự tích tụ
của chất béo và chất xơ vữa giữa lớp nội mạc và
trung mạc của động mạch. Bệnh lý xơ vữa ảnh
hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống mạch
máu của cơ thể, không chỉ động mạch vành,
động mạch não mà còn có động mạch ngoại
biên. Trong bệnh động mạch ngoại biên, bệnh
động mạch chi dưới (BĐMCD) là nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tàn tật và đoạn chi. Tần suất
mắc bệnh động mạch chi dưới thay đổi tùy theo
nghiên cứu khác nhau. Theo thống kê, tỉ lệ mắc
BĐMCD chiếm khoảng 3 – 12% dân số(8). Phần
lớn bệnh tập trung tại các khu vực có thu nhập
trung bình thấp trên thế giới, như ở Đông Nam
Á có khoảng 55 triệu người và Tây Thái Bình
Dương có 46 triệu người mắc bệnh và tỉ lệ này
ngày càng gia tăng(4,7). Diễn tiến của bệnh động
mạch chi dưới thường âm thầm nên đa số bệnh
nhân không có triệu chứng. Vì thế, việc chẩn
đoán sớm bệnh động mạch chi dưới còn hạn chế.
Xuất phát từ cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động
mạch ảnh hưởng đến cấu trúc giường mạch máu
toàn hệ thống, nên bệnh nhân mắc bệnh mạch
vành có thể kèm theo cả BĐMCD, tuy nhiên các
nghiên cứu trên nhóm đối tượng này chưa
nhiều. Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới
đã đưa ra bằng chứng xác định mối liên quan
giữa bệnh động mạch chi dưới với bệnh tim
mạch và các biến cố động mạch vành.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát bệnh động mạch chi dưới bằng chỉ
số cổ chân – cánh tay trên bệnh nhân mắc bệnh
động mạch vành. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Xác định tỉ lệ và đặc điểm bệnh động mạch
chi dưới trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Khảo sát mối liên quan giữa bệnh động
mạch chi dưới với các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa
động mạch.
Khảo sát mối liên quan giữa bệnh động
mạch chi dưới và bệnh động mạch vành
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đoàn hệ cắt ngang, mô tả
Dân số nghiên cứu
Những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành
nhập Bệnh viện Tim Tâm Đức, được chụp động
mạch vành trong thời gian nghiên cứu từ tháng
06/2016 đến tháng 10/2016.
Tiêu chuẩn chọn vào
Những bệnh nhân ≥ 18 tuổi, có bệnh mạch
vành: hội chứng vành cấp hoặc bệnh tim thiếu
máu cục bộ ổn định (chẩn đoán qua chụp động
mạch vành hẹp hơn 50% đường kính lòng mạch)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 63
và được đo ABI trong thời gian nghiên cứu,
đồng thời đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra
Bệnh nhân biến dạng chi trên, chi dưới hoặc
đã đoạn chi; bệnh nhân từng đặt stent mạch
vành trước đây hoặc không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Trong đó: Z : là giá trị phân phối chuẩn: Z = 1,96 ;
d : là sai số ước lượng, chọn d = 0,07; chọn p = 0,13
theo nghiên cứu của Bùi Cao Mỹ Ái(3) thực hiện năm
2008 tại bệnh viện Chợ Rẫy.Theo công thức này,
chúng tôi tính ít nhất có 88 bệnh nhân.
Thu thập và xử lí số liệu
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được
hỏi bệnh sử, tiền sử bản thân và gia đình,
khám lâm sàng, đồng thời thực hiện các xét
nghiệm: đo điện tâm đồ, siêu âm tim, xét
nghiệm sinh hóa, chụp mạch vành và đo ABI
lúc nghỉ để chẩn đoán bệnh động mạch chi
dưới. Đo chỉ số ABI bằng thiết bị máy VP
1000-Plus Model BP -203RPE III của hãng
OMROM.Chỉ số ABI được tính theo công thức:
ABI = . Ở cùng một bệnh nhân
lấy trị số ABI thấp hơn để phân tích.
Kết quả nghiên cứu được xử lý thống lê bằng
phần mềm Stata12.0. Sử dụng các phép kiểm
định Chi bình phương, kiểm định t- student,
kiểm định ANOVA, phân tích hồi qua đa biến
bằng phương pháp hồi qui logistic, và chọn giá
trị p < 0,05 là ngưỡng có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu tiến hành trên 139 bệnh
nhân mắc bệnh mạch vành từ tháng 6/ 2016 đến
tháng 10/ 2016 tại Bệnh viện Tim Tâm Đức
chúng tôi ghi nhận kết quả sau:
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có tuổi
trung bình là 64,5 ± 11,6, trong đó có 91,4%
(127/139) bệnh nhân ≥ 50 tuổi. Nam giới chiếm
đa số hơn nữ, tỉ lệ nam : nữ = 2,2. BMI trung bình
23,9 ± 3,3 kg/m2, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất
trong dân số là 36,7% (51/139 bệnh nhân). Các
yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch theo thứ tự
lần lượt là: tăng huyết áp 81,3%, rối loạn chuyển
hóa lipid 76,2%, hút thuốc lá 49,6%, đái tháo
đường tuýp 2 38,1%, có 36,7% bệnh thận mạn và
6,5% bệnh nhân có kèm tiền căn gia đình mắc
bệnh mạch vành sớm. Phân bố theo thể bệnh
động mạch vành ghi nhận: nhồi máu cơ tim ST
chênh lên chiếm 12,9%, nhồi máu cơ tim không
ST chênh lên chiếm 14,4%, đau thắt ngực không
ổn định có 16,6% và bệnh tim thiếu máu cục bộ
ổn định chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 56,1%.
Bệnh động mạch chi dưới
Giá trị ABI trung bình trong dân số nghiêu
cứu là 1,04 ± 0,15. Đánh giá bằng chỉ số mắt cá
chân – cánh tay ≤ 0,9 ghi nhận có 23/139 bệnh
nhân mắc bệnh động mạch chi dưới, chiếm
16,5% tổng số bệnh nhân, và không ghi nhận sự
khác biệt về giới tính và bệnh động mạch chi
dưới. Trong đó, đa số bệnh nhân đều không
triệu chứng chiếm 78,3% (18/23 trường hợp),
triệu chứng đau cách hồi chỉ chiếm 21,7% (5/23
trường hợp), và không ghi nhận dấu hiệu loét
hoặc hoại tử chi dưới.
Mối liên quan giữa bệnh động mạch chi dưới
và các yếu tố nguy cơ xơ vữa:
Qua phân tích đơn biến, ghi nhận có mối liên
quan giữa tuổi, bệnh thận mạn, tiền căn gia đình
mắc bệnh mạch vành sớm với bệnh động mạch
chi dưới. Không ghi nhận mối liên quan giữa các
yếu tố nguy cơ xơ vữa thường gặp và bệnh động
mạch ngoại biên chi dưới như: tăng huyết áp
(THA), hút thuốc lá (HTL), rối loạn lipid máu
(RLLM), đái tháo đường (ĐTĐ), béo phì, bệnh
thận mạn. Tuy nhiên, sau khi phân tích đa biến
bằng phương pháp hồi qui logistic, chỉ có tuổi và
tiền căn gia đình mắc bệnh mạch vành sớm là 2
yếu tố nguy cơ độc lập của BĐMCD.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 64
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch
Yếu tố nguy
cơ
Phân tích
đơn biến
Phân tích đa biến
p p OR KTC 95%
Tuổi 0,001 0,01 1,07 1,01 – 1,13
Béo phì 0,72 0,66 1,27 0,41 – 3,93
THA 0,17 0,31 2,32 0,45 – 12,01
ĐTĐ 0,91 0,84 1,11 0,37 – 3,33
HTL 0,79 0,18 0,73 0,21 – 2,57
RLLM 0,77 0,02 2,06 0,71 – 5,97
Bệnh thận
mạn
0,03 0,63 1,31 0,42 – 4,04
Tiền căn gia
đình
0,07 0,01 8,46 1,68 – 42,54
Mối liên quan giữa bệnh động mạch chi dưới
và mức độ tổn thương động mạch vành:
Tỉ lệ BĐMCD ở nhóm hội chứng vành cấp là
18,0% (11/61 bệnh nhân) cao hơn ở nhóm bệnh
vành mạn là 15,4% (12/78 bệnh nhân), tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p =
0,67. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh
nhiều nhánh mạch vành chiếm 68%; trong đó
bệnh 3 nhánh mạch vành chiếm 38%. Sau khi
phân tích cho thấy, bệnh nhân bệnh 3 nhánh
mạch vành có tỉ lệ BĐMCD cao hơn 2 nhóm còn
lại với p = 0,03. Tương tự, điểm Gensini trung
bình ở nhóm mắc BĐMCD là 86,13 cao hơn so
với nhóm không mắc BĐMCD là 64,90 và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01.
Bảng 2: Bệnh động mạch chi dưới và tổn thương
động mạch vành
Tổn thương
ĐMV
BĐMCD
p
(ᵡ
2
) Có (n = 23)
Không
(n = 116)
1 nhánh 7,1% (3) 92,9% (39)
0,03 2 nhánh 13,6% (6) 86,4% (38)
3 nhánh 26,4% (14) 73,6% (39)
Điểm GENSINI
trung bình
86,13 ± 35,52 62,12 ± 31,71 0,01
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 139 bệnh nhân
bệnh mạch vành ghi nhận tỉ lệ nam mắc bệnh
mạch vành nhiều hơn nữ. Tuổi trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi là 64,5 tương đồng với
các nghiên cứu trước đó như Bùi Cao Mỹ Ái(3),
Lương Quốc Việt(9). Khi phân tích các yếu tố
nguy cơ xơ vữa động mạch cho thấy kết quả
tương tự với các nghiên cứu trong và ngoài
nước. Giá trị BMI trung bình trong nghiên cứu
của chúng tôi là 23,9 trong đó béo phì chiếm
36,7%. Kết quả này phù hợp với đặc điểm của
bệnh nhân bệnh mạch vành trong các nghiên
cứu khác như tỉ lệ béo phì trong ngiên cứu của
tác giả Nguyễn Xuân Trung Dũng là 37%(10).
Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là hai yếu tố
nguy cơ thường gặp nhất của bệnh động mạch
do xơ vữa. Kết quả này tương tự với nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ tăng huyết áp và rối loạn lipid
máu lần lượt là: 81,3% và 76,2%. Tỉ lệ đái tháo
đường trong nghiên cứu chúng tôi là 38,1%,
tương đương với tác giả Lương Quốc Việt(9),
nhưng cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Bùi
Cao Mỹ Ái(3), Nguyễn Xuân Trung Dũng(10),
Sadeghi(12). Khi phân tích thói quen hút thuốc lá,
nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỉ lệ này là 49,6%,
tương tự như kết quả trong nước(10). Tuy nhiên,
so với các nghiên cứu nước ngoài như của tác giả
Gabrielghi nhận tỉ lệ hút thuốc lá 80%(6). Sự khác
biệt này có thể do thói quen hút thuốc lá ở nữ
của các nước phương Tây làm cho tỉ lệ hút thuốc
lá cao hơn so với các nghiên cứu trong nước. Tỉ
lệ bệnh nhân có độ lọc cầu thận ước lượng < 60
ml/ phút/1,73m2 da trong nghiên cứu của chúng
tôi là 36,69%, trong đó có 22 bệnh nhân (chiếm
43,1%) biết bệnh thận mạn trước đó, còn lại 29
bệnh nhân (chiếm 56,9%) ghi nhận có tình giảm
giảm độ lọc cầu thận trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả này tương đồng với tác giả Nguyễn
Xuân Trung Dũng(10), tỉ lệ bệnh nhân có eGFR
giảm < 60 ml/ phút/1,73m2 là 31,3%. Nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận tiền căn mắc bệnh tim
mạch sớm là 6,5%, tương tự như nghiên cứu của
tác giả Lương Quốc Việt là 8,2%(9), nhưng thấp
hơn so với các nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài như tác giả Sadeghi là 36,8%(12). Điều này
có thể là khác biệt trình độ nhận thức cũng như
trình độ y tế giữa các quần thể nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 65
Bệnh động mạch chi dưới
Với điểm cắt ABI ≤0,9, tỉ lệ BĐMCD trong
nghiên cứu của chúng tôi là 16,5%. Tỉ lệ này
tương đương với các tác giả Bùi Cao Mỹ Ái(3)
13,7%, Nguyễn Xuân Trung Dũng(10) là 14,4%,
Papamichael(11) là 16,4%. Tỉ lệ mắc hiện hành của
BĐMCD trong các nghiên cứu bằng chỉ số ABI
tiến hành trên dân số nguy cơ cao tại Mỹ, Châu
Âu được báo cáo khoảng 25 – 30%(1,2). Như vậy,
vì đặc điểm tương đối giống nhau về dân số
nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả như Bùi
Cao Mỹ Ái(3), Nguyễn Xuân Trung Dũng(10),
Lương Quốc Việt(9)nên tỉ lệ BĐMCD cũng tương
tự nhau, và thấp hơn các nghiên cứu nước ngoài.
Tỉ lệ đau cách hồi trong nghiên cứu của chúng
tôi là 5/23 bệnh nhân chiếm 21,7%. Nhóm bệnh
nhân không triệu chứng chiếm tỉ lệ rất cao
78,3%, không ghi nhận trường hợp nào có đau
khi nghỉ hoặc loét chân. Kết quả này cao hơn so
với tác giả Bùi Cao Mỹ Ái(3)không ghi nhận triệu
chứng đau cách hồi, đau khi nghỉ hay tỉ lệ
BĐMCD cấp tính trong 73 bệnh nhân. So sánh
với các tác giả trong nước khác, nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ tương đương. Theo tác giả
Lương Quốc Việt(9)tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng
đau cách hồi là 25%, đau khi nghỉ là 7,1%, loét
chân 7,1%, và không triệu chứng chiếm 73%.
Trong các khảo sát dịch tễ của nước ngoài,
nghiên cứu trên dân số lớn theo dõi trong vòng 5
năm sau chẩn đoán BĐMCD có 63% bệnh nhân
tiến triển nặng hơn khi chụp mạch máu cản
quang nhưng 66% trong số này vẫn không có
triệu chứng(7).
Mối liên quan giữa BĐMCD và các yếu tố nguy
cơ xơ vữa động mạch
Trong nghiên cứu NHANES(13) và MESA(4),
yếu tố dự báo tăng nguy cơ BĐMCD ở bệnh
nhân hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, tăng
huyết áp, tăng lipid máu, giảm chức năng thận.
Và trong nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra
mối tương quan thuận giữa hút thuốc lá và đái
tháo đường trong BĐMCD. Tuy nhiên, nghiên
cứu của chúng tôi lại không tìm ra mối liên quan
này. Với các nghiên cứu trong nước thực hiện
trên cỡ mẫu nhỏ như của tác giả Bùi Cao Mỹ
Ái(3), Lương Quốc Việt(9) đều không tìm ra mối
liên quan giữa tăng huyết áp, đái tháo đường, rối
loạn lipid máu và hút thuốc lá với BĐMCD.
Mối liên quan giữa BĐMCD và bệnh động
mạch vành
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
BĐMCD ở nhóm hội chứng vành cấp cao hơn ở
nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định, tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này tương tự với các tác giả trong nước,
cũng không tìm thấy mối liên quan giữa
BĐMCD và thể bệnh mạch vành(3,9,10). Nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận có mối liên quan
giữa tổn thương mạch vành và BĐMCD. Tỉ lệ
BĐMCD kèm tổn thương 3 nhánh động mạch
vành chiếm tỉ lệ cao hơn so với 1 nhánh và 2
nhánh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p = 0,03. Kết quả này tương tự như Nguyễn
Xuân Trung Dũng(10), Papamicheal(11), Sadeghi(12).
Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết
quả của tác giả Lương Quốc Việt(9), Nguyễn
Xuân Trung Dũng(10), Papamichael(11) khi đánh
giá mối liên quan giữa điểm Gensini và
BĐMCD. Các giả đều đưa ra kết luận, bệnh nhân
mắc BĐMCD có tổn thương mạch vành nặng
hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm không mắc
bệnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát bệnh động mạch
chi dưới bằng chỉ số ABI trên 139 bệnh nhân
mắc bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Tim
Tâm Đức, chúng tôi ghi nhận: tỉ lệ BĐMCD là
16,5%; không có mối liên quan giữa giới tính
và BĐMCD. Đa số bệnh nhân mắc BĐMCD
đều diễn tiến âm thầm không triệu chứng, chỉ
có 21,74% bệnh nhân có triệu chứng đau cách
hồi. Tuổi và tiền căn gia đình mắc bệnh mạch
vành sớm là yếu tố nguy cơ độc lập của
BĐMCD. Bệnh nhân mắc BĐMCD có mức độ
tổn thương mạch vành nặng hơn so với nhóm
không mắc bệnh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson JL, Halperin JL, Albert NM, et al. (2013),
"Management of patients with peripheral artery disease
(compilation of 2005 and 2011 ACCF/AHA guideline
recommendations)", Circulation, 127 (13), pp. 1425-1443.
2. Braunwald's MA, “Peter Libby,Heart disease7th (2005)”, in
Peripheral artery disease, pp 1437 - 1438.
3. Bùi Cao Mỹ Ái. (2010), "Khảo sát chỉ số mắt cá chân - cánh
tay ở bệnh nhân bệnh động mạch vành", Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 14 (1), pp 379 - 386.
4. Criqui MH, McClelland RL, McDermott MM, et al. (2010),
"The ankle-brachial index and incident cardiovascular
events in the MESA (Multi-Ethnic Study of
Atherosclerosis)", Journal of the American College of Cardiology,
56 (18), pp. 1506-1512.
5. Fowkes FGR, Rudan D, Rudan I, et al. (2013), "Comparison
of global estimates of prevalence and risk factors for
peripheral artery disease in 2000 and 2010: a systematic
review and analysis", The Lancet, 382 (9901), pp. 1329-1340.
6. Gabriel SA, Serafim PH, Freitas CEMd, et al. (2007),
"Peripheral arterial occlusive disease and ankle-brachial
index in patients who had coronary angiography", Brazilian
Journal of Cardiovascular Surgery, 22 (1), pp. 49-59.
7. Garcia LA (2006), "Epidemiology and pathophysiology of
lower extremity peripheral arterial disease", Journal of
endovascular therapy, 13 (2_suppl), pp. II-3-II-9.
8. Hirsch AT, Haskal ZJ, Hertzer NR, et al (2006), "ACC/AHA
guidelines for the management of patients with peripheral
arterial disease (lower extremity, renal, mesenteric, and
abdominal aortic)", Journal of Vascular and Interventional
Radiology, 17 (9), pp. 1383-1398.
9. Lương Quốc Việt (2014), "Khảo sát mối liên quan chỉ số mắt
cá chân - cánh tay đo bằng máy huyết áp tự động và mức
xơ vữa mạch vành", Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch.
10. Nguyễn Xuân Trung Dũng (2013), "Khảo sát chỉ số áp lực cổ
chân - cánh tay trên các bệnh nhân bệnh mạch vành", Luận
văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
11. Papamichael CM, Lekakis JP, Stamatelopoulos KS, et al.
(2000), "Ankle-brachial index as a predictor of the extent of
coronary atherosclerosis and cardiovascular events in
patients with coronary artery disease", The American journal
of cardiology, 86 (6), pp. 615-618.
12. Sadeghi M, Tavasoli A, Roohafza H, et al. (2010), "The
relationship between Ankle-Brachial Index and number of
involved coronaries in patients with stable angina", ARYA
atherosclerosis, 6(1), pp.6.
13. Selvin E, Erlinger TP (2004), "Prevalence of and risk factors
for peripheral arterial disease in the United States",
Circulation, 110 (6), pp. 738-74.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_benh_dong_mach_chi_duoi_bang_chi_so_mat_ca_chan_can.pdf