Tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm phẫu thuật đến kết quả trong điều trị viêm túi mật cấp do sỏi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 171
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM PHẪU THUẬT
ĐẾN KẾT QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP DO SỎI
Huỳnh Như Duyên*, Phan Minh Trí**, Võ Trường Quốc**, Đoàn Tiến Mỹ***, Phạm Hữu Thiện Chí***
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm túi mật là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở túi mật nguyên nhân thường là do sỏi túi mật.
Trong các phương pháp điều trị viêm túi mật cấp do sỏi, phẫu thuật nội soi cắt túi mật hiện vẫn là “tiêu chuẩn
vàng”. Thời điểm cụ thể để có thể quyết định phẫu thuật vẫn còn chưa đồng thuận. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thời điểm tối ưu để can thiệp cắt túi mật do viêm túi mật cấp do sỏi.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả sớm điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.
(2) Khảo sát thời điểm phẫu thuật cắt túi mật trong điều trị viêm túi mật cấp do sỏi trước 72 giờ, sau 72 giờ tính
từ thời điểm khởi phát và sự liên quan giữa t...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm phẫu thuật đến kết quả trong điều trị viêm túi mật cấp do sỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 171
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM PHẪU THUẬT
ĐẾN KẾT QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP DO SỎI
Huỳnh Như Duyên*, Phan Minh Trí**, Võ Trường Quốc**, Đoàn Tiến Mỹ***, Phạm Hữu Thiện Chí***
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm túi mật là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở túi mật nguyên nhân thường là do sỏi túi mật.
Trong các phương pháp điều trị viêm túi mật cấp do sỏi, phẫu thuật nội soi cắt túi mật hiện vẫn là “tiêu chuẩn
vàng”. Thời điểm cụ thể để có thể quyết định phẫu thuật vẫn còn chưa đồng thuận. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thời điểm tối ưu để can thiệp cắt túi mật do viêm túi mật cấp do sỏi.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả sớm điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.
(2) Khảo sát thời điểm phẫu thuật cắt túi mật trong điều trị viêm túi mật cấp do sỏi trước 72 giờ, sau 72 giờ tính
từ thời điểm khởi phát và sự liên quan giữa thời điểm phẫu thuật đến kết quả điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm túi mật cấp do sỏi và
được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 12 năm 2017.
Kết quả: Có 55 trường hợp viêm túi mật cấp do sỏi được điều trị. Tỉ lệ nam/nữ là 1,2/1, độ tuổi trung bình
BN là 61,5 tuổi. Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp nhất (98,1%), sau đó là đau thượng vị (18,1%).
Bệnh nhân thường nhập viện trễ, trung bình sau 4 - 5 ngày khởi phát. Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là lựa chọn
ưu tiên cho các trường hợp. Tỉ lệ biến chứng chung là 14,5%, với hai biến chứng thường gặp là nhiễm trùng vết
mổ và viêm phổi. Thời gian hậu phẫu trung bình trong nghiên cứu là 3,87 ngày. Thời gian nằm viện trung bình
là 6,6 ngày.
Kết luận: Phẫu thuật sau 72 giờ tính từ thời điểm khởi phát thì cuộc mổ khó khăn hơn do viêm dính tại chỗ
nhiều hơn và thời gian phẫu thuật cũng dài hơn. Tỉ lệ dẫn lưu sau mổ ở nhóm phẫu thuật sau 72 giờ cao hơn
Thời gian nằm viện cũng lâu hơn ở nhóm phẫu thuật sau 72 giờ.
Từ khoá: viêm túi mật cấp, phẫu thuật nội soi
ABSTRACT
INFLUENCY OF OPTIMAL TIME TO INTERVENTION IN ACUTE CHOLECYSTITIS DUE TO
CHOLECYSTHIASIS
Huynh Nhu Duyen, Phan Minh Tri, Vo Truong Quoc, Doan Tien My, Pham Huu Thien Chi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 171-175
Introduction: Acute cholecystitis is an acute infection of the gallbladder that is usually caused by gall
bladder stones. In the treatment of acute cholecystitis, cholecystectomy is still a "gold standard". The optimal time
to decide on the surgery is still not agreed. We conducted this study to determine the optimal time to
interventional cholecystectomy for acute cholecystitis.
Objectives: (1) Clinical, subclinical, and early results of treatment for acute cholecystitis. (2) Investigation
the optimal time of cholecystectomy for the treatment of acute cholecystitis by 72 hours, 72 hours after onset and
the relationship between the time of surgery and the outcome of acute cholecystitis.
Method: Cross-sectional description. All patients were diagnosed with cholecystitis and underwent surgery
at Cho Ray hospital from 01 January 2017 to 31 December 2017.
*Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ ** Bộ môn Ngoại Tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
*** Khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Như Duyên ĐT: 0963778384 Email: huynhnhuduyen.cdyt@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 172
Result: There were 55 cases of acute cholecystitis. The male / female ratio was 1.2 / 1, the mean age of
patients was 61.5 years. Right subcostal pain was the most common symptom (98.1%), followed by
epigastric pain (18.1%). Patients often hospitalized late, on average after 4-5 days onset. Laparoscopic
cholecystectomy is a preferred option for cases. The overall complication rate was 14.5%, with two common
complications - wound infection and pneumonia. Mean postoperative duration in the study was 3.87 days.
The mean hospital stay was 6.6 days.
Conclusion: Surgery after 72 hours from onset is more difficult because of local inflammation and operation
time is longer. The postoperative drainage rate in group that operation more than 72 hour from onset was higher
and the length of hospitalization was longer.
Keywords: acute cholecystitis, laparoscopic surgery
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm túi mật là tình trạng nhiễm khuẩn cấp
tính ở túi mật. Trong đó 90 – 95% viêm túi mật
cấp là do sỏi, 5– 10% còn lại là viêm túi mật cấp
không do sỏi.
Trong các phương pháp điều trị viêm túi
mật cấp do sỏi, phẫu thuật nội soi cắt túi mật
hiện vẫn là “tiêu chuẩn vàng” do đây là
phương pháp điều trị triệt để và kết quả tốt
với tỉ lệ biến chứng thấp nhất. Thời điểm cụ
thể để có thể quyết định phẫu thuật vẫn còn
chưa đồng thuận. Vì vậy, có bệnh nhân được
phẫu thuật ngay tại thời điểm nhập viện đồng
thời cũng có bệnh nhân được mổ sau nhập
viện một thời gian. Do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm
phẫu thuật đến kết quả trong điều trị viêm túi mật
cấp do sỏi” nhằm mục đích tìm hiểu thời điểm
tối ưu để can thiệp cắt túi mật do viêm túi mật
cấp do sỏi.
Mục tiêu nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả
sớm điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.
Khảo sát thời điểm phẫu thuật cắt túi mật
trong điều trị viêm túi mật cấp (VTMC) do sỏi
trước 72 giờ, sau 72 giờ tính từ thời điểm khởi
phát và sự liên quan giữa thời điểm phẫu thuật
đến kết quả điều trị viêm túi mật cấp do sỏi.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán VTMC do
sỏi và được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 12 năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
KẾT QUẢ
Trong thời gian một năm từ tháng 01/2017
đến tháng 12/2017, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng
tôi đã thu thập được 55 trường hợp (TH) viêm
túi mật cấp thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu.
Bệnh nhân (BN) có tuổi trung vị là 64, tuổi
trung bình là 61,5 ± 15,8 tuổi; trong đó trường
hợp lớn tuổi nhất là 89 tuổi, trẻ nhất là 23, và độ
tuổi thường gặp nhất là 60 – 80 tuổi. Tỉ lệ
nam/nữ là 1,2/1,0. Nghiên cứu ghi nhận 32 TH
(58,1%) có các bệnh lý kèm theo, trong đó hai
bệnh thường gặp nhất là tăng huyết áp có 10 TH
(18,2%) đái tháo đường type 2 với 6 TH (10,9%).
Hầu hết BN trong nghiên cứu có thời gian từ
khi khởi phát triệu chứng đầu tiên đến khi được
phẫu thuật dưới 5 ngày. Trong số nghiên cứu, có
39 BN (70,9%) được phẫu thuật sau 72 giờ tính
từ lúc có triệu chứng đầu tiên. Có 3 BN được mổ
phẫu thuật sau ngày 10 do bệnh nội khoa kèm
theo rất nặng cần phải điều trị ổn định trước mổ
(1 BN lao phổi/đái tháo đường, 1 BN viêm
phổi/đái tháo đường và 1 BN rung nhĩ – nhồi
máu não/tăng huyết áp – đái tháo đường). Thời
gian từ lúc khởi phát đến lúc mổ trung bình là
5,4 ngày ± 0,5 ngày, sớm nhất là 6 giờ và muộn
nhất là 480 giờ (20 ngày).
Trong số các BN trong nghiên cứu, có 6 TH
(10,9%) có tiền căn phẫu thuật vùng bụng trước
đó, 100% là phẫu thuật vùng bụng dưới. Trong
đó có 5 TH được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 173
và 1 TH mổ mở cắt bướu bàng quang (đường
mổ ngang hạ vị - đường Pfannenstiel).
Bảng 1: Triệu chứng thực thể thường gặp
Triệu chứng n
Ấn điểm Murphy đau
Phản ứng thành bụng
Sờ thấy túi mật căng to
Vàng da
Không ghi nhận bất thường
52 (94,6%)
2 (3,6%)
2 (3,6%)
7 (12,7%)
1 (1,8%)
Bảng 2: Phân bố lượng bạch cầu trong máu
Bạch cầu n
< 10 G/L
10 – 15 G/L
> 15 G/L
15 (27,2%)
25 (45,5%)
15 (27,2%)
X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) được sử
dụng cho 41 TH (74,5%), trong đó có 7 TH đã
siêu âm trước đó. Có 2 TH (4,9%) XQCLVT
không ghi nhận sỏi cản quang, còn tất cả TH còn
lại đều ghi nhận có sỏi túi mật.
Bảng 3: Phân bố vị trí sỏi trong nghiên cứu
Vị trí sỏi n %
Cổ hay ống túi mật
Lòng túi mật
Cả 2 nơi
Không thấy sỏi
26
13
14
2
47,3%
23,6%
25,4%
3,6%
Đặc điểm phẫu thuật
Thời điểm phẫu thuật tính từ khi nhập viện
Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật sau 24
giờ kể từ khi nhập viện, chiếm 75,6%; trong đó
sớm nhất là cùng này nhập viện, và chậm nhất là
168 giờ.
Tổn thương túi mật trong mổ
Trong 55 TH, viêm túi mật hoại tử chiếm đa
số với 42 TH (76,4%), viêm túi mật cấp chiếm 13
TH (23,6%).
Viêm túi mật hoại tử gặp nhiều hơn ở BN
nhóm II với với nhóm I, và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p = 0,003).
Chuyển mổ hở và tai biến trong mổ
Trong 55 trường hợp, tất cả đều được phẫu
thuật nội soi cắt túi mật, tuy nhiên có 3 trường
hợp phải chuyển mổ hở, tỉ lệ chuyển mổ hở
trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,5%. Cả 3 TH
này đều thuộc nhóm II của nghiên cứu.
Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung vị là 110, trung
bình là 119 ± 7 phút, lâu nhất là 300 phút, và
nhanh nhất là 50 phút.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời
gian phẫu thuật trung bình giữa nhóm I và II,
theo đó thời gian phẫu thuật của nhóm II lâu
hơn nhóm I (p = 0,002).
Lượng máu mất trung bình trong mổ là 30
ml, trong đó trường hợp mất máu nhiều nhất là
100 ml.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 41 TH
được đặt dẫn lưu sau mổ (74,5%) và tất cả
trường hợp có dẫn lưu sau mổ đều được đặt
dưới gan.
Kết quả sớm sau mổ
Biến chứng
Các biến chứng sau mổ được trình bày ở
bảng 4.
Bảng 4: Biến chứng sau mổ
Biến chứng
sau mổ
n (%)
Xử trí Kết quả
Nhiễm trùng
vết mổ
5 (9,1%)
Nội khoa Thành công
Viêm phổi 3 (5,5%) Nội khoa Thành công
Tất cả 8 TH (14,5%) có biến chứng đều được
theo dõi hậu phẫu sát và điều trị nội khoa thành
công, không có TH nào cần can thiệp gì khác.
Không ghi nhận các biến chứng thường gặp
sau mổ viêm túi mật trong nghiên cứu như rò
mật, chảy máu.
Tỉ lệ BN có biến chứng sau mổ gặp ở nhóm II
nhiều hơn nhóm I tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Thời gian hậu phẫu
Thời gian hậu phẫu trung bình trong
nghiên cứu là 3,87 ± 1,9 ngày, ngắn nhất là 1
ngày và dài nhất là 10 ngày. Thời gian hậu
phẫu trung bình của BN ở nhóm II dài hơn so
với nhóm I, tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Tuổi trung vị trong nghiên cứu của chúng tôi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 174
là 64, tuổi trung bình là 61,5 cao hơn so độ tuổi
trung bình của bệnh lý viêm túi mật cấp trên thế
giới (40 tuổi). Tuy nhiên, so với các nghiên cứu
tại Việt Nam với độ tuổi độ tuổi trung bình của
bệnh nhân 50 – 60 tuổi, kết quả của chúng tôi
tương đồng(2). VTMCDS hay gặp ở những BN
lớn tuổi, có thể giải thích là do cholecystokinin
suy giảm xuống theo tuổi, mà chất này có tác
dụng chính làm co bóp túi mật và do đó đến tuổi
càng cao, sự co bóp túi mật càng kém, càng có
nguy cơ tạo sỏi mật(5).
Các bệnh kèm theo chủ yếu là bệnh lý nội
khoa mạn tính có ảnh hưởng nhiều đến thời
điểm nhập viện cũng như thời điểm phẫu
thuật(1). Những bệnh này có thể khiến bệnh
nhân nhập viện muộn, điều trị muộn do phải
điều chỉnh các rối loạn toàn thân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi 54/55 bệnh
nhân đều có triệu chứng đau hạ sườn phải, và 1
trường hợp (1,8%) nhập viện vì đau thượng vị.
Ghi nhân của chúng tôi gần giống với các nghiên
cứu về viêm túi mật cấp tại Việt Nam.
Siêu âm bụng là phương tiện chẩn đoán đơn
giản và hữu ích trong phát hiện sỏi túi mật. Siêu
âm là cận lâm sàng đầu tay khi BN nhập viện
nghi ngờ có VTMC. Phương pháp phẫu thuật
Hiện nay PTNS cắt túi mật cho các trường
hợp VTMCDS là chọn lựa hàng đầu tại các bệnh
viện hoặc trung tâm có trang bị kỹ thuật
PTNS(3). Nghiên cứu của chúng tôi được thực
hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, là bệnh viện lớn tại
khu vực miền Nam, do đó tất cả các trường hợp
VTMC đều PTNS cắt túi mật.
Lựa chọn ưu tiên của phẫu thuật cắt túi mật
là PTNS, tuy nhiên trong nhiều trường hợp
không thể thực hiện được PTNS thì phải chuyển
qua mổ mở(4). Tỉ lệ chuyển mổ hở trong nghiên
cứu của chúng tôi là 5,5% (3 TH); tương tự như
một vài nghiên cứu trên thế giới trong thời gian
gần đây.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lượng máu
mất từ 50 -100ml, có 01 trường hợp chảy máu
phải chuyển mổ hở, tuy nhiên cầm máu dễ dàng
do phẫu trường rộng nên lượng máu mất cũng
khoảng 100ml.
Biến chứng
Cả 8 TH (14,5%) gặp biến chứng trong quá
trình hậu phẫu đều được điều trị nội khoa thành
công, bao gồm nhiễm trùng vết mổ (9,1%) và
viêm phổi (5,5%), không có trường hợp tử vong
hay các biến chứng khác như dò mật, chảy máu
sau mổ; và không có sự khác biệt về tỉ lệ biến
chứng giữa 2 nhóm.
Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện trong nghiên cứu của
chúng tôi trung bình là 6,6 ngày, ngắn hơn trong
nghiên cứu của Masayuki. Trong nghiên cứu của
tác giả này, thời gian nằm viện giữa các nhóm từ
6,4 ngày đến 10,2 ngày, lâu hơn hẳn các nghiên
cứu trước; điều này được giải thích là do sự khác
biệt về hệ thống bảo hiểm y tế, thói quen của
bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ biến chứng chung sau PTNS cắt túi mật
là 14,5%, với hai biến chứng thường gặp là
nhiễm trùng vết mổ và viêm phổi. Thời gian hậu
phẫu trung bình trong nghiên cứu là 3,87 ngày.
Thời gian nằm viện trung bình là 6,6 ngày.
Phẫu thuật sau 72 giờ tính từ thời điểm khởi
phát thì cuộc mổ khó khăn hơn do viêm dính tại
chỗ nhiều hơn và thời gian phẫu thuật cũng dài
hơn. Tỉ lệ dẫn lưu sau mổ ở nhóm phẫu thuật
sau 72 giờ cao hơn Thời gian nằm viện cũng lâu
hơn ở nhóm phẫu thuật sau 72 giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Karaliotas CC, Papaconstantinou T (2006). "Anatomical
variations and anomalies of the biliary tree, veins and arteries".
Liver and BiliaryTract Surgery, Springer Wien NewYork, tr. 35-48.
2. La Văn Phú, Nguyễn Văn Nghĩa (2015). "Kết quả sớm điều trị
sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện
ĐKTP Cần Thơ". Y học TP HCM, 19:tr. 8-10.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 175
3. Masayuki O, Yukio I, Kazuhiro Y et al (2012). "Operative Timing
of Laparoscopic Cholecystectomy for Acute Cholecystitis in a
Japanese Institute". Journal of the Society of Laparoendoscopic
Surgeons, 16:tr. 65-70.
4. Miguel SC, Juan CRS, Fernando MA, et al (2016). "Evaluation of
Early Cholecystectomy versus Delayed Cholecystectomy in the
Treatment of Acute Cholecystitis". HPB Surgery, 2016(8):pp.67
5. Nguyễn Đình Hối (2012). Sỏi túi mật. In: Nguyễn Đình Hối,
Nguyễn Mậu Anh. Sỏi đường mật. Nhà xuất bản Y học, Hà Nộ,
tr.309-311i.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_anh_huong_cua_thoi_diem_phau_thuat_den_ket_qua_tron.pdf