Tài liệu Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ lạc trong vụ đông xuân tại Quảng Nam: KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ LẠC TRONG VỤ ĐÔNG
XUÂN TẠI QUẢNG NAM
Trần Thanh Dũng1
Tóm tắt: Thí nghiệm được bố trí trên đất cát nội đồng thuộc xã Tam Thạnh,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ở vụ Đông xuân năm 2016. Năm loại thuốc hóa
học phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc: Iprodione (Rovral 50WP); Hexaconazole
(Anvil 5SC); Metalaxyl M + mancozeb (Ridomil Gold 68WG); Pencycuron (Monceren
250 SC); Tebuconazole (Folicur 430 SC) được xử lý hạt trước khi gieo và phun vào
giai đoạn sau khi lạc đâm tia (35 - 40 ngày sau gieo). Kết quả nghiên cứu cho thấy tất
cả loại thuốc tham gia thí nghiệm đều không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của cây lạc và có hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ lạc, trong đó loại thuốc Tebuconazole
(Folicur 430 SC), Pencycuron (Monceren 250 SC) và Hexaconazole (Anvil 5SC) có
hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ vào giai đoạn cây con cao nhất (88,4 - 90,3%; 81,8 -
84,8% và 80,4 - 83,6% theo thứ tự). Các loại thuốc phò...
14 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ lạc trong vụ đông xuân tại Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ LẠC TRONG VỤ ĐÔNG
XUÂN TẠI QUẢNG NAM
Trần Thanh Dũng1
Tóm tắt: Thí nghiệm được bố trí trên đất cát nội đồng thuộc xã Tam Thạnh,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ở vụ Đông xuân năm 2016. Năm loại thuốc hóa
học phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc: Iprodione (Rovral 50WP); Hexaconazole
(Anvil 5SC); Metalaxyl M + mancozeb (Ridomil Gold 68WG); Pencycuron (Monceren
250 SC); Tebuconazole (Folicur 430 SC) được xử lý hạt trước khi gieo và phun vào
giai đoạn sau khi lạc đâm tia (35 - 40 ngày sau gieo). Kết quả nghiên cứu cho thấy tất
cả loại thuốc tham gia thí nghiệm đều không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của cây lạc và có hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ lạc, trong đó loại thuốc Tebuconazole
(Folicur 430 SC), Pencycuron (Monceren 250 SC) và Hexaconazole (Anvil 5SC) có
hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ vào giai đoạn cây con cao nhất (88,4 - 90,3%; 81,8 -
84,8% và 80,4 - 83,6% theo thứ tự). Các loại thuốc phòng trừ bệnh héo rũ lạc vào giai
đoạn hình thành quả có hiệu lực cao là Pencycuron (Monceren 250 SC), Tebuconazole
(Folicur 430 SC) và Hexaconazole (Anvil 5SC)(đạt 100 - 77,77%, 91,66 - 65,07% và
86,11 - 52,47% theo thứ tự). Trong đó công thức được xử lý hạt trước khi gieo và phun
vào giai đoạn sau khi lạc đâm tia (35 - 40 ngày sau gieo) bằng Pencycuron (Monceren
250 SC) cho năng suất lý thuyết đạt 55,35 tạ/ha, năng suất thực thu đạt (38,74 tạ/ha)
và có hiệu quả kinh tế đạt cao nhất (chênh lệch so với đối chứng 10.974.000 đồng/ ha)
Từ khóa: Bệnh héo rũ lạc, Iprodione (Rovral 50WP), Hexaconazole (Anvil 5SC),
( Metalaxyl M + mancozeb) Ridomil Gold 68WG, Pencycuron (Monceren 250 SC )
1 . Lí do chọn đề tài
Nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với mục
tiêu hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững góp phần cung cấp
nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Do đó, nước ta cần thiết chú
trọng tăng cường diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng công nghiệp trong đó
có cây lạc.
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có
giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên
đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới. Lạc được coi là một
trong
1 . TS. Khoa Kinh tế trường Đại học Quảng Nam
2
những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước. Cây lạc được xếp thứ mười ba trong các
cây thực phẩm của thế giới. Cây lạc có khả năng cải tạo đất vì vậy nó là một trong những cây trồng
quan trọng và có giá trị trong hệ thống luân xen canh cây trồng tại Việt Nam. Lạc là cây trồng
nguyên liệu có khả năng phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu ăn, công nghiệp thực phẩm, thức
ăn gia súc, phân bón hữu cơ..., hạt lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng cho nên nó là thực phẩm
giàu năng lượng cho con người. Cây lạc đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh Quảng
Nam vì có diện tích khá lớn trong cơ cấu cây trồng của tỉnh và có giá trị kinh tế cao so với một số
cây trồng khác. Năm 2005, diện tích lạc tại Quảng Nam là 8.960 ha với sản lượng 12.760 tấn; năm
2010, diện tích lạc khoảng 10.000 ha với sản lượng khoảng 16.000 tấn. Năm 2015 diện tích đạt
11.000 ha với sản lượng khoảng 18.000 tấn [1]. Diện tích trồng lạc tăng lên qua các năm vì việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả qua trồng lạc.
Tuy diện tích ngày càng tăng nhưng năng suất vẫn không tăng đáng kể, vấn đề hạn chế năng
suất lớn nhất chính là bệnh hại, đặc biệt là bệnh chết cây con sau khi mọc và bệnh héo rũ thường
xảy ra lúc cây lạc đang đâm tia gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong những năm qua, nhiều nghiên
cứu về giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác đã được thực hiện và có nhiều thành tựu đáng kể,
tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, trình độ thâm canh
người dân ngày càng cao đã kéo theo nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt bệnh chết cây con, bệnh
héo rũ do tập đoàn nấm đất phát sinh gây hại nặng trên cây lạc gây khó khăn cho người sản xuất
trong việc phòng trừ và làm giảm năng suất nghiêm trọng. Thông thường bà con nông dân phun
thuốc hóa học khi thấy trên ruộng có nhiều cây bị héo rũ, đồng thời cũng không biết loại thuốc nào
có hiệu quả phòng trừ tốt nhất nên hiệu quả phòng trừ không cao. Theo quan điểm của công tác
bảo vệ thực vật thì phòng bệnh là chính, trừ bệnh phải kịp thời, an toàn và hiệu quả, do đó việc xác
định được loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên lạc cần phải đặt ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số loại thuốc
hóa học phòng trừ bệnh héo rũ Lạc trong vụ Đông Xuân 2016 tại Quảng Nam” với mục đích
giúp người dân phòng chống bệnh chết cây con, bệnh héo rũ ở cây lạc mang lại hiệu quả kinh tế,
tăng thu nhập cho người trồng lạc.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm ra được loại thuốc phòng trừ bệnh héo rũ hiệu quả nhất trên cây lạc ở địa bàn nghiên
cứu trong vụ Đông xuân 2016.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm 5 loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh chết cây con, bệnh
héo rũ trên cây lạc: Iprodione (Rovral 50WP) ; Hexaconazole (Anvil 5SC); (Metalaxyl M +
mancozeb) Ridomil Gold 68WG, Pencycuron (Monceren 250 SC), Tebuconazole (Folicur 430 SC)
trên giống lạc sẻ Tây Nguyên (được sản xuất đại trà) ở vụ Đông xuân 2016 trên đất cát nội đồng
tại xã Tam Thạnh, Núi Thành, Quảng Nam.
4. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1 . Vật liệu nghiên cứu
3
- Giống lạc sẻ Tây Nguyên có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, chiều cao
cây bình quân từ 55 - 60 cm, có khả năng chịu hạn nhưng không kháng được các loại bệnh
như chết cây con, bệnh héo rũ do nấm gây ra. Năng suất bình quân từ 30 - 35 tạ/ha.
- Các loại thuốc tham gia thí nghiệm
+ Anvil 5SC: Có hoạt chất là Hexaconazole 50 g/lít, là thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt
nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol (chất cấu tạo nên màng tế bào nấm
bệnh), nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.
Anvil được mô cây hấp thu nhanh, chuyển vị và lưu dẫn mạnh nên kiểm soát nấm bệnh nhanh
chóng, hiệu quả và kéo dài bằng cơ chế vừa phòng vừa trị bệnh. Liều dùng: 0,6 lít/ha.
+ Ridomil Gold 68WG: Metalaxy M 40g/kg + Mancozeb 640g/kg, là thuốc có tác động tiêu
diệt tế bào nấm bệnh bằng 2 cơ chế: Ức chế hoạt động của Enzyme xúc tác tạo ra năng lượng ATP;
ngăn cản sự tổng hợp RNA trong tế bào nấm bệnh. Với đặc tính thấm sâu nhanh, lưu dẫn mạnh,
Ridomil Gold 68WG có hiệu quả trừ bệnh cao, bảo vệ toàn diện cây trồng, ngay cả những phần
non mới mọc sau khi phun.
+ Rovral 50 WP: Hoạt chất Iprodione 500 g/kg có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm của bào
tử và sự phát triển của sợi nấm, thuốc tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Liều lượng: 2 kg/ha
+ Folicur 430 SC: Hoạt chất Tebuconazole 430 g/lít là thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng
phòng và trừ bệnh. Nhanh chóng bị cây hấp thụ và dịch chuyển hướng ngọn là chính, ức chế các
phản ứng sinh tổng hợp chất, ngăn cản sự thành lập khuẩn ty (sợi nấm) và sự phát triển bào tử nấm,
làm cho nấm bệnh không phát triển được và chết.. Liều lượng: 0,6 lít/ha.
+ Monceren 250 SC: Hoạt chất Pencycuron 250 g/lít, kìm hãm phân chia tế bào, là thuốc
trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Liều lượng: 0,6 lít/ha
4.2 . Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến bệnh héo rũ hại lạc.
1 / Không xử lý thuốc, phun nước lã (Đối chứng )
2 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Rovral 50WP (2 kg/ha )
3 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Anvil 5 SC (0,6 lít/ha )
4 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Ridomil Gold 68WP (1,5 kg/ha )
5 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Monceren 250 SC (0,75 lít/ha )
6 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Folicur 430 SC (0,6 lít/ha )
4.3 . Phương pháp nghiên cứu
4.3.1 . Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 công thức như sau
4
Các công thức thí nghiệm
Công thức
thí nghiệm
Hoạt chất sử
dụng
Tên thuốc
thương phẩm
- Nhà sản xuẩt
Liều lượng
sử dụng
Thời điểm xử lý
1 (Đối chứng
)
2
Iprodione 500
g/kg
Rovral 50WP
Bayer
2 kg/ha
Xử lý giống trước
khi gieo và phun
sau khi chấm dứt
đâm tia
3
Hexaconazole
50 g/lít
Anvil 5 SC -
Syngenta
0 ,6 lít/ha
Xử lý giống trước
khi gieo và phun
sau khi chấm dứt
đâm tia
4
Metalaxy
M 40g/kg +
Mancozeb
640g/kg
Ridomil
Gold 68WP -
Syngenta
1 ,5 kg/ha
Xử lý giống trước
khi gieo và phun
sau khi chấm dứt
đâm tia
5
Pencycuron
250 g/lít
Monceren 250
SC - Bayer
0 ,75 lít/ha
Xử lý giống trước
khi gieo và phun
sau khi chấm dứt
đâm tia
6
Tebuconazole
430 g/lít
Folicur 430 SC
- Bayer
0 ,6 lít/ha
Xử lý giống trước
khi gieo và phun
sau khi chấm dứt
đâm tia
Các loại thuốc được xử lý như sau:
- Xử lý khô: Dùng 2,5 g hoặc 2,5 ml thuốc thí nghiệm trộn đều với 1 kg hạt giống
theo từng công thức thí nghiệm. Trộn xong rồi gieo ngay.
- Sau khi chấm dứt đâm tia (khoảng 35-40 ngày sau gieo) tiến hành phun các loại
thuốc theo từng công thức thí nghiệm theo liều lượng khuyến cáo của mỗi loại thuốc.
(Anvil 5 SC: 20ml/bình 12 lít, Ridomil Gold 68WP:50g/bình 12l, Monceren 250 SC : 25ml/bình
12 lít, Rovral 50WP: 75g/bình 12 lít, Folicur 430 SC: 20ml/bình 12 lít).
Trên 1000 m2 phun 3 bình tương đương 32 lít nước, phun ướt đều lá và gốc cây lạc.
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại. Diện tích ô như
sau: Diện tích ô 6m2 (3 m x 2 m); Diện tích thí nghiệm: 18 x 6 m2 = 108 m2;
Diện tích cách li và bảo vệ: 20 m2 ;Tổng diện tích thí nghiệm: 128 m2
5
4.3.2 . Các chỉ tiêu theo dõi
+ Tình hình sinh trưởng sau khi xử lý thuốc. Theo dõi tỷ lệ mọc, chiều cao cây, số cành cấp
1, chiều dài cành cấp 1 dài nhất, số lá/thân chính qua các giai đoạn 15 ngày sau gieo, giai đoạn
hoa, giai đoạn đâm tia, giai đoạn hình thành quả.
+ Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu: Đếm số nốt sần hữu hiệu/cây khi có 50 % số cây
có quả vào chắc.
+ Hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc tham gia thí nghiệm
Tổng số cây bị hại
Tỉ lệ cây bị hại (%) = -------------------------------- × 100
Tổng số cây điều tra
- Đối với bệnh chết cây con tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo công
thức Abbott
- Đối với bệnh héo rũ tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo các công
thức sau:
Nếu phun lúc bệnh chưa xuất hiện thì tính theo công thức Abbott:
- Công thức Abbott: C- T
HLPT (%) = -------- x 100
C
Trong đó:
- C: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng (Không xử lý thuốc)
- T: Tỷ lệ bệnh ở công thức thí nghiệm (Xử lý thuốc )
Nếu trước khi phun có bệnh xuất hiện thì tính theo công thức Henderson-Tilton
Ta x Cb
Hiệu lực (%) = (1 - -------------- ) x 100
Tb x Ca
Trong đó: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý sau phun
Tb: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý trước phun
Ca: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng sau phun
Cb: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng trước phun
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu
- Mật độ cây cuối vụ
- Tổng số quả/cây
- P100 quả, P100 hạt
6
+ NSLT = Mật độ x Pquả
Mỗi ô theo dõi 2 hàng giữa ô, mỗi hàng theo dõi 20 cây. Đánh dấu từng cây theo dõi từ lúc
có cành cấp 1 đầu tiên để theo dõi cho đến cuối vụ. + NSTT: Thu toàn bộ lạc củ trong ô thí nghiệm
và quy ra ha + Hiệu quả kinh tế ở từng công thức :
- Tổng thu - chi phí phun thuốc
4.3.3 . Quá trình thực hiện
- Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 -
7/1/2017: Tiến hành làm đất và bón lót vôi.
- 10/1/2017: Bón lót và tiến hành gieo lạc với mật độ 26,66 vạn cây/ha (25 cm x 15
cm x 1 cây).
* Lượng phân bón
- Phân bón: 30 N + 90 P2O5 + 60 K2O + 400 kg vôi bột/ha theo tỷ lệ 1 - 3 - 2
Tương đương 160 kg SA + 600 kg Lân nung chảy + 120 kg KCl, bón theo quy trình sản xuất
lạc cho vùng Miền Trung.
- 25/2/2017 : Phun thuốc trừ bệnh trên các ô thí nghiệm.
- 20/4/2017: Thu hoạch thí nghiệm
4.3.4 . Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excell.
5. Kết quả nghiên cứu
5.1 . Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2016
Bảng 5.1. Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại Quảng Nam
Tháng
Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%)
Lượng mưa
(mm)
Số giờ
nắng
( giờ ) Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Trung
bình
Thấp
nhất
Số ngày
Lượng
mưa
( mm
)
1 22,5 28,0 17,2 93 60 24 233,0 75
2 21,9 31,0 16,6 92 56 16 146,9 85
3 24,5 32,5 16,6 88 58 9 36,2 182
(Nguồn: Số liệu tại Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Quảng Nam)[2] Kết quả bảng
5.1 cho thấy:
7
Tháng 1: Nhiệt độ trung bình thấp 22,50C, có ngày nhiệt độ hạ xuống còn 17,20C làm ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì cây con.
Tháng 2: Nhiệt độ trung bình 21,90C, nhiệt độ thấp nhất là 16,60C. Tuy nhiên có ngày nhiệt
độ cao hơn tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì phân cành, ra hoa
và đâm tia.
Tháng 3: Giai đoạn lạc đâm tia rộ và hình thành quả. Nhiệt độ trung bình 24,50C, nhiệt độ có
cao hơn so với tháng 2 là điều kiện thuận lợi cho bệnh héo rũ phát sinh, phát triển. Số giờ nắng cao
(182 giờ), số ngày mưa giảm (7 ngày) tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cây lạc.
5.2 . Đánh giá mức độ phổ biến bệnh héo rũ trên cây lạc qua các giai đoạn
Bảng 5.2. Mức độ phổ biến bệnh héo rũ trên cây lạc vụ Đông xuân 2016 - 2017 tại Núi
Thành, Quảng Nam
STT Tên bệnh Tên khoa học
Mức phổ
biến
1
Héo rũ gốc
mốc trắng
Sclerotium rolfsii ++
2 Héo rũ gốc mốc đen
Aspergillus niger
+++
3 Héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum +
4 Lỡ cổ rễ Rhizocotina solani ++
Ghi chú: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50% )
++ : phổ biến (tần suất bắt gặp từ 10 - 50% ) + : ít phổ
biến (tần suất bắt gặp <10% ).
Kết quả điều tra thành phần gây bệnh héo rũ trên lạc tại một số ruộng trong vùng nghiên cứu
cho thấy vào giai đoạn mọc mầm cho đến 7 ngày sau gieo bệnh chết cây con do nấm Rhizoctonia
solani khá phổ biến. Các giai đoạn sau bệnh héo rũ do nấm Sclerotium rolsii và nấm Aspergillus
niger gây ra từ phổ biến đến rất phổ biến. Do vậy, việc tìm ra loại thuốc để phòng trừ bệnh héo rũ
do các loài nấm gây ra là phù hợp. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu về bệnh
héo rũ trên cây lạc của nhiều tác giả trong những năm qua [3,4, 5].
5.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc qua các giai
đoạn
Bảng 5.3a. Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ bệnh đến tỷ lệ mọc, chiều cao cây và số lá của
cây lạc qua các giai đoạn
8
Công thức
Tỷ lệ mọc
( % )
(Sau gieo
7 ngày)
Chiều cao cây qua
các giai đoạn (cm)
Số lá/cây qua các
giai đoạn (lá)
Hoa
Đâm
tia
Hình
thành
củ
Hoa
Đâm
tia
Hình
thành
củ
1. Không phun 82,70 17,3 30,16 50,23 5,13 7,50 13,91
2. Phun Rovral 50 WP 82,08 16,9 30,06 50,53 5,03 7,48 13 ,
90
3. Phun Anvil 5SC 88,54 16,8 30,26 49,10 5,30 7,60 14 , 18
4. Phun Ridomil Gold 68WP 76,25 17,26 30,03 49,30 5,16 7,46 13 ,
86
5. Phun Monceren 250 SC 95,00 17,26 30,00 49,33 6,26 7,60 14 ,
01
6. Phun Foricur 430 SC 85,20 16,9 30,06 50,46 5,23 7,38 13 ,
83
LSd0.05 NS NS NS NS NS NS NS
CV(%) 5,78 3,00 1,2 1,70 1,87 1,66 2 , 72
Qua bảng 5.3a cho thấy sau gieo 7 ngày tỷ lệ nẩy mầm dao động từ 82,7 - 95% ở các công
thức thí nghiệm và sai khác không có ý nghĩa. Xét về giá trị tuyệt đối thì công thức xử lý hạt bằng
Monceren 250 SC có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất 95%. Công thức đối chứng tỉ lệ mọc đạt 82,70% và
thấp nhất là công thức xử lý bằng Ridomil Gold 68WP. Điều này có thể do mưa nhiều ở đầu vụ đã
làm mầm cây bị chết do nấm Rhizoctonia sp gây ra. Như vậy việc xử lý hạt giống bằng Monceren
250SC và Anvil 5SC trước khi gieo đã hạn chế được bệnh lỡ cổ rễ ở giai đoạn nảy mầm và cây
con.
Chiều cao cây qua và số lá/cây các giai đoạn giữa các công thức sai khác không có ý nghĩa.
Điều này cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh héo rũ không ảnh hưởng đến tình hình
sinh trưởng và phát triển của cây lạc.
Bảng 5.3b. Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ bệnh đến số cành cấp 1 và số nốt sần hữu hiệu
của cây lạc qua các giai đoạn
Công thức
Số cành cấp 1 qua các
giai đoạn (cành/cây)
Số nốt sần HH qua các
giai đoạn (nốt/cây)
Hoa
Đâm
tia
Hình
thành củ
Hoa Đâm tia
Hình
thành củ
9
1. Không phun 2,05 3,9 5,75 24,81 68,56 111,98
2. Phun Rovral 50 WP 2,03 3,9 5,96 25,15 68,80 111,38
3. Phun Anvil 5SC 2,01 3,86 5,86 24,90 65,11 111,98
4. Phun Ridomil Gold 68WP 2,06 4,30 5,85 25,31 68,78 112,17
5. Phun Monceren 250 SC 2,03 3,84 5,86 25,25 68,61 111,78
6. Phun Foricur 430 SC 2,05 3,86 5,66 25,00 68,61 112,02
LSd0.05 NS NS NS NS NS NS
CV(%) 8,5 12,34 5,81 9,56 10,8 8 , 72
- Số cành cấp 1 và số nốt sần hữu hiệu trên cây vào các giai đoạn hoa rộ, chấm dứt đâm tia
và giai đoạn quả non ở các công thức có độ sai khác không rõ, tương đối đồng đều nhau và phát
triển đều qua các kì theo dõi.
Như vậy, việc xử lý hạt trước khi gieo và phun thuốc lúc 40 ngày sau gieo không ảnh hưởng
đến sự ra cành của cây lạc và số nốt sần hữu hiệu trên cây.
5.4. Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc đến khả năng phòng trừ bệnh chết cây con và
bệnh héo rũ trên cây lạc
5.4.1. Diễn biến bệnh lỡ cổ rễ và hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc tham gia
thí nghiệm qua các kì theo dõi
Bảng 5.4a. Tỷ lệ bệnh lỡ cổ rễ và hiệu lực của các loại thuốc qua các kì theo dõi
CT
Tỷ lệ bệnh lỡ cổ rễ
(%)
Hiệu lực của các loại
thuốc (%)
7 NSG 14 NSG 7 NSG 14
NSG
1. Không phun 14,1 16,9 0 0
2. Phun Rovral 50 WP 9,97 10,5 29,2 37 , 8
3. Phun Anvil 5SC 2,77 2,77 80,4 83 , 6
4. Phun Ridomil Gold 68WP 9,77 10,57 30,7 37 , 4
5. Phun Monceren 250 SC 2,57 2,57 81,8 84 , 8
6. Phun Foricur 430 SC 1,63 1,63 88,4 90 , 3
10
LSd0.05 0,93 1,03 3,99 3 , 55
CV% 8,52 8,55 4,81 3 , 98
Kết quả bảng 5.4a cho thấy ở công thức không xử lý thuốc tỷ lệ bệnh lỡ cổ rễ cao nhất ở các
giai đoạn 7 và 14 ngày sau gieo, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê. Trong 5 loại thuốc tham
gia thí nghiệm thì Monceren 250SC, Forlicur 430 SC và Anvil 5SC có tỷ lệ bệnh thấp nhất biến
động từ 1,63 - 2,77% và thấp hơn hẳn công thức xử lý Rovral 50WWP và Ridomin Gold 68WP.
Đến 14 ngày sau gieo thì tỷ lệ bệnh ở các công thức Monceren 250SC, Forlicur 430 SC và Anvil
5SC có tỷ lệ bệnh ổn định và không tiến triển thêm, các công thức còn lại tỷ lệ bệnh có tăng nhưng
không đáng kể. Có lẽ vào giai đoạn này cây đã lớn nên không còn phù hợp cho Rhizoctonia sp gây
hại.
Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc tham gia thí nghiệm cho thấy Monceren
250SC, Forlicur 430 SC và Anvil 5SC có hiệu lực phòng trừ rất cao bệnh lỡ cổ rễ, hiệu lực biến
động từ 80,4 - 88,4% lúc 7 ngày sau gieo và từ 83,6 - 90,3% lúc 14 ngày sau gieo. Trong đó xử lý
Forlicur 430SC có hiệu lực cao nhất 88,4% và 90,3%.
5.4.2. Diễn biến bệnh héo rũ và hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc tham gia
thí nghiệm qua các kì theo dõi
Các loại thuốc tham gia thí nghiệm được phun vào lúc 40 ngày sau gieo để phòng trừ bệnh
héo rũ trên cây lạc, thời điểm này trên lạc chưa thấy bệnh xuất hiện. Kết quả điều tra cho thấy bệnh
héo rũ do các loài nấm xuất hiện nhiều ở công thức đối chứng không phun thuốc, tỉ lệ bệnh tăng
qua các giai đoạn và tăng cao ở giai đoạn hình thành quả. Vào thời gian 47 ngày sau khi gieo, bệnh
héo rũ bắt đầu xuất hiện với tỷ lệ biến động từ 0 - 6,66%, trong đó công thức phun Monceren
250SC chưa thấy bệnh xuất hiện. Đến giai đoạn 61 ngày sau gieo bệnh xuất hiện khá phổ biến ở
tất cả công thức. Trong đó công thức phun Monceren 250SC, Anvil 5SC và Forlicur 430SC có tỷ
lệ bệnh héo rũ thấp nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức phun Rovral 50 WWP và
Ridomin gold 68WWP và so với đối chứng không phun.
Đánh giá hiệu lực phòng trừ cũng cho thấy, thuốc Monceren có hiệu lực phòng trừ tốt nhất
so với các loại thuốc còn lại, hiệu lực phòng trừ ở 7 ngày sau phun đạt 100%, ở 14 ngày sau phun
đạt 90,47%, ở 21 ngày sau phun đạt 77,77%, kế đến là Foricur và Anvil. Kết quả này cho thấy, cả
3 loại thuốc Monceren 250SC, Anvil 5SC và Forlicur 430SC đều có khả năng phòng trừ bệnh héo
rũ do nấm gây ra.
Bảng 5.4b. Tỷ lệ bệnh héo rũ trên cây lạc và hiệu lực của các loại thuốc qua các kì theo dõi
CT
Tỷ lệ bệnh héo rũ ở các
công thức (%)
Hiệu lực của các loại
thuốc (%)
1
NSP
7
NSP
14
NSP
21
NSP
1
NSP
7 NSP
14
NSP
21
NSP
1. Không phun 0 6,66 12,5 16,66 0 0,00 0,00 0 , 00
2. Phun Rovral 50 WP 0 4,16 6,66 8,33 0 61,14 49,95 31 ,
41
11
3. Phun Anvil 5SC 0 1,66 3,33 5,00 0 86,11 71,77 52 ,
47
4. Phun Ridomil Gold 68WP 0 4,17 6,66 8,33 0 52,48 38,88 32 ,
85
5. Phun Monceren 250 SC 0 0,00 1,66 2,50 0 100,00 90,47 77 ,
77
6. Phun Foricur 430 SC 0 0,83 2,50 5,83 0 91,66 77,55 65 ,
07
LSd0.05 2,19 3,28 2,58 14,90 18,01 17 ,
90
CV% 7,45 7,93 8,21 8,32 9,66 8 , 76
5.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 5.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
CT
Mật độ
cây/m2
Số
quả/
cây
P 100
quả (g)
P100
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
( tạ/ha
)
1.Không phun 19,7 9,11 77,23 54,37 21,12 14 , 18
2. Phun Rovral 50 WP 22,9 9,81 80,51 58,73 23,73 16 , 61
3. Phun Anvil 5SC 24,6 11,23 85,73 58,69 28,94 20 , 26
4. Phun Ridomil Gold
68WP
22,8 11,25 83,12 58,39 27,93 19 , 55
5. Phun Monceren 250 SC 25,8 17,4 106,0 65,75 55,35 38 , 74
6. Phun Foricur 430 SC 24,8 11,51 91,16 64,21 31,49 22 , 04
LSd0.05 1,10 1,30 4,23 2,91 3,07 2 , 32
CV% 4,55 3,72 6,37 2,25 6,65 6 , 21
Qua bảng 5.5 cho thấy, do bị chết cây con ở đầu vụ và bệnh héo rũ vào giai đoạn hình thành
quả nên mật độ cây/m2 vào lúc thu hoạch ở các công thức sai khác nhau khá rõ. Công thức không
xử lý, không phun thuốc mật độ chỉ đạt 19,7 cây/m2. Công thức xử lý bằng Anvil 5SC, Folicur
430SC, Monceren 250SC có mật độ tương đối đảm bảo so với mật độ gieo ở đầu vụ.
- Số quả/cây ở các công thức sai khác khá rõ. Cụ thể ở công thức không phun thuốc số lượng
trên cây đạt khoảng 9,1 quả/cây còn ở các công thức phun thuốc số quả trên cây đạt cao hơn, công
thức phun Monceren đạt 17,4 quả/cây .
12
- Trọng lượng 100 quả và trọng lượng 100 hạt ở các công thức sai khác khá rõ. Cụ thể như
ở công thức đối chứng không phun thuốc thì trọng lương 100 quả đạt 77,23g, trọng lượng 100 hạt
đạt 54,35g. Ở công thức phun Monceren đạt trọng lượng 100 hạt 65,75g và trọng lượng 100 quả
106.04g đạt giá trị cao nhất.
- Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức sai khác khá rõ. Năng suất ở
công thức phun Monceren cao hơn so với các công thức phun thuốc khác và công thức đối chứng.
Ở công thức đối chứng năng suất thực thu đạt 14,18 tạ/ha thấp hơn nhiều so với công thức xử lý
bằng Folicur 430SC (22,04 tạ/ha) và Monceren 250SC (38,74 tạ/ha). Trong đó xử lý hạt giống
trước khi gieo và phun vào lúc 40 ngày sau gieo bằng Monceren 250SC cho năng suất lý thuyết
(55,35 tạ/ha) và năng suất thực thu (38,74 tạ/ha) đạt cao nhất có ý nghĩa thống kê.
5.6 . Hiệu quả kinh tế
Bảng 5.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
CT
NSTT
(tạ/ha)
Tổng thu
Chi cho xử lý
giống và phun
thuốc theo CT
Chênh lệch
so với đ/c
1. Không phun 14,18 21.270.000 0 0
2. Phun Rovral 50 WP 16,61 24.915.000 1.600.000 2.045.000
3. Phun Anvil 5SC 20,26 30.390.000 588.000 8.532.000
4. Phun Ridomil Gold
68WP
19,55 29.325.000 1.140.000 6.915.000
5. Phun Monceren 250 SC 38,74 58.110.000 705.000 36.135.000
6. Phun Folicur 430 SC 22,04 33.060.000 816.000 10.974.000
* Ghi chú: Anvil 5SC: 240.000 đồng/lít (0,6 + 0.6 lít/ha); Rovral 50WP: 500.000 đ/kg (0,6
+ 2kg/ha); Ridomil Gold 68WP: 400.000 đ/kg (0,6 + 1,5 kg/ha); Monceren 250SC: 300.000 đ/lít
(0,6 + 0,75 lít/ha); Folicur 430SC: 430.000 lít/ha (0,6 + 0,6 lít/ha); Công phun thuốc: 10.000
đồng/bình (1 ha phun 30 bình 12 lít); giá lạc quả: 15.000 đồng/kg
Qua bảng 5.6. cho thấy, xử lý hạt giống trước khi gieo và phun thuốc vào lúc 40 ngày sau
gieo bằng Anvil 5SC hoặc Folicur 430SC hoặc Monceren 250SC đều cho năng suất cao và có hiệu
quả kinh tế cao, trong đó xử lý bằng Monceren 250SC cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất,
chênh lệch so với đối chứng 36.135.000 đồng/ha.
6 . Kết luận và kiến nghị
- Việc xử lý hạt giống trước khi gieo và phun thuốc trừ bệnh vào lúc 40 ngày sau gieo không
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và số lượng nốt sần hữu hiệu của cây lạc.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Anvil 5SC (2,5 ml/kg hạt giống), Folicur 430SC (2,5
ml/kg hạt giống), Monceren 250 SC (2,5 ml/kg hạt giống) có hiệu quả phòng trừ cao bệnh chết
13
cây con. Phun Anvil 5SC (0.6 lít/ha), Folicur 430SC (0.6 lít/ ha), Monceren 250 SC (0,75 lít/ha)
vào lúc 40 ngày sau gieo có hiệu quả phòng trừ cao bệnh héo rũ trên cây lạc. Trong đó Monceren
250SC có hiệu lực và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Anvil 5SC (2,5 ml/kg hạt giống), Folicur 430SC
(2,5 ml/kg hạt giống), Monceren 250 SC (2,5 ml/kg hạt giống) và phun Moceren 250SC (0,75
lít/ha) vào lúc 40 ngày sau gieo (lúc chấm dứt đâm tia) để phòng trừ bệnh chết cây con và bệnh
héo rũ trên cây lạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê Quảng Nam (2015), Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2015, NXB Thống
kê
[2] Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, Đặc trương nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng
từ tháng 01 - 3/2017.
[3] Đỗ Tấn Dũng (2001), Bệnh héo rũ cây trồng cạn, NXB Nông nghiệp.
[4] Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Xuyến (1991), Kết quả nghiên cứu bệnh hại lạc ở Việt Nam,
NXB Nông nghiệp 1991.
[5] Nguyễn Thị Ly (1996), Nghiên cứu thành phần bệnh héo lạc và nấm Aspergillus flavus sinh
độc tố Aflatoxin trên lạc ở miền bắc Việt Nam .
Title: EVALUATION OF DIFFERENT FUNGICIDES AGAINST WILT
DISEASES OF GROUNDNUT IN WINTER - SPRING SEASON
IN QUANG NAM PROVINCE
TRAN THANH DUNG
Quang Nam University
Abstract: The experiment was designed on a sandy loam soil of Tam Thanh commune, Nui
Thanh district, Quang Nam province in the 2016-2017 winter-spring seasons. Five fungicides were
used to control wilt diseases of groundnuts: Iprodione (Rovral 50WP); Hexaconazole (Anvil 5SC);
Ridomil Gold 68WG (Metalaxyl M + mancozeb), Pencycuron (Monceren 250 SC), Tebuconazole
(Folicur 430 SC). Seeds were treated before sowing and sprayed on 40 days after sowing (starting
to take shape). The results showed that all tested fungicides had no effect on the growth of
groundnuts but had the high effect on controlling wilt diseases. In which, Tebuconazole (Folicur
430 SC), Pencycuron (Monceren 250 SC) and Hexaconazole (Anvil 5SC) had the high effect on
germinating bacterial wilt diseases (90.3%, 84.8% and 83.6% respectively) and Pencycuron
(Monceren 250 SC) also had the high effect on wilt diseases (91.7% at 14 days after spraying and
77.8% at 21 days after spraying respectively). In all treatments which had treated by fungicides
had the factors like as component of yield, theory of yield, actual yield had higher than the control,
14
in that the treatment of Pencycuron (Monceren 250 SC) had the highest theory of yield 5.54
tons/ha, the real yield 3.87 tons/ha and the highest economical effect as well.
Keywords: Wilt diseases on groundnut, Iprodione (Rovral 50WP); Hexaconazole (Anvil 5SC);
Ridomil Gold 68WG (Metalaxyl M + mancozeb), Pencycuron (Monceren 250 SC )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_khao_nghiem_mot_so_loai_thuoc_hoa_hoc_5159_2130857.pdf