Tài liệu Khảo cứu và đánh giá tình hình nghiên cứu về kinh tế thị trường của người Dao trong quá trình phát triển vùng núi Tây Bắc - Bùi Minh Hào: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
119Ngày nhận bài: 16/7/2018; Ngày phản biện: 27/8/2018; Ngày duyệt đăng: 4/9/2018(1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; e-mail: buihao261@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Trước Đổi mới (1986), nền kinh tế hàng hóa đã
hình thành ở miền núi Tây Bắc Việt Nam, dù trình
độ phát triển còn thấp nhưng việc trao đổi hàng hóa
đã phát triển và hình thành các mạng lưới trao đổi
sản phẩm giữa các miền núi và cả với miền xuôi
thông qua các dòng sông và các con đường giao
thông thương mại1. Cuối những năm 1950 và đầu
những năm 1960, các hợp tác xã nông nghiệp ở
miền núi được thành lập tạo thành một hệ thống
kinh tế tập thể mới do Nhà nước quản lý2. Phải sau
khi đổi mới, mà chính xác là đầu thế kỷ XXI, kinh
tế hàng hóa mới bắt đầu phục hồi và phát triển. Hiện
nay, ở nhiều vùng thuộc miền núi, nền kinh tế thị
trường đã phát triển đến mức độ cao, mực độ trao
đổi ngày càng mạnh mẽ.
Ngườ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo cứu và đánh giá tình hình nghiên cứu về kinh tế thị trường của người Dao trong quá trình phát triển vùng núi Tây Bắc - Bùi Minh Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
119Ngày nhận bài: 16/7/2018; Ngày phản biện: 27/8/2018; Ngày duyệt đăng: 4/9/2018(1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; e-mail: buihao261@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Trước Đổi mới (1986), nền kinh tế hàng hóa đã
hình thành ở miền núi Tây Bắc Việt Nam, dù trình
độ phát triển còn thấp nhưng việc trao đổi hàng hóa
đã phát triển và hình thành các mạng lưới trao đổi
sản phẩm giữa các miền núi và cả với miền xuôi
thông qua các dòng sông và các con đường giao
thông thương mại1. Cuối những năm 1950 và đầu
những năm 1960, các hợp tác xã nông nghiệp ở
miền núi được thành lập tạo thành một hệ thống
kinh tế tập thể mới do Nhà nước quản lý2. Phải sau
khi đổi mới, mà chính xác là đầu thế kỷ XXI, kinh
tế hàng hóa mới bắt đầu phục hồi và phát triển. Hiện
nay, ở nhiều vùng thuộc miền núi, nền kinh tế thị
trường đã phát triển đến mức độ cao, mực độ trao
đổi ngày càng mạnh mẽ.
Người Dao giữ một vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Họ là
những cư dân sinh sống ở vùng lưng chừng núi,
khu vực cầu nối giữa các tộc người sống ở vùng
các thung lũng với các tộc người sống trên đỉnh
núi. Trong vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế của
người Dao đang chuyển biến nhanh chóng từ kinh
1. Jean Michaud, (2010), Nghiên cứu về kinh tế và bản sắc của người H’mông
ở Việt Nam, In trong “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam:
Những cách tiếp cận nhân học”. NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Tr. 42.
2. Đảng bộ tỉnh Lào Cai, (2010), Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Lào Cai (1947-2007),
NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
tế truyền thống mang tính tự cung tự cấp sang nền
kinh tế thị trường. Người Dao tham gia nhiều vào
hoạt động buôn bán, dịch vụ với nhiều nhóm đối
tác khác nhau. Nguồn thu nhập từ việc buôn bán,
dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Càng ngày, họ
càng chủ động tham gia vào kinh tế thị trường với
tần suất lớn hơn. Không chỉ tham gia các hoạt động
kinh tế thị trường ngay tại địa bàn sinh sống, một
số người còn đi hợp tác với các đại lý, các cửa hàng
phân phối sản phẩm thổ cẩm ở thành phố, ở Hà Nội
và thậm chí qua các nước khác như Lào, Thái Lan
để bán các sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, nghiên cứu
về người Dao ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào
việc truy tìm nguồn gốc tộc người, quá trình lịch
sử hình thành và phát triển của các cộng đồng, các
đặc trưng văn hóa tộc người của người Dao. Điều
đó hoàn toàn hợp lý, nhất là trong bối cảnh vào giữa
nửa sau thế kỷ XX, khi mà các nhà dân tộc phải góp
phần quan trọng vào việc xác minh các đặc trưng
tộc người để xây dựng danh mục thành phần các
dân tộc ở Việt Nam. Quá trình nghiên cứu cũng
nhấn mạnh nhiều đến sự đóng góp của người Dao
trong quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước và từ đó
góp phần xây dựng chính sách dân tộc, động viên,
khơi dậy tình thần yêu nước ở các cộng đồng dân
tộc thiểu số. Phải đến những năm cuối thế kỷ XX,
đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI, quá trình chuyển đổi
KHẢO CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG NÚI TÂY BẮC
Bùi Minh Hào(1)
Người Dao là một tộc người có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển, người Dao cũng dành
được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Nhiều công trình nghiên
cứu ở các thể loại khác nhau đã xuất bản thể hiện mối quan tâm đó. Nhìn chung, người Dao là một
trong số những tộc người được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều ở Việt Nam trong mấy thập kỷ
qua. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự chuyển đổi kinh tế của người Dao trong vài ba thập kỷ qua
vẫn còn hạn chế. Nhiều khoảng trống trong việc nhận thức về sự chuyển động, biến đổi kinh tế-xã hội
của người Dao xuất hiện và trở thành các vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Dựa trên việc khảo
cứu các nguồn tài liệu đã xuất bản, bài viết hướng đến việc cung cấp một cái nhìn bao quát hơn về
tình hình nghiên cứu người Dao trong những năm qua. Trong đó nhấn mạnh đến sự phát triển kinh
tế thị trường của người Dao trong mối tương quan với quá trình phát triển chung của vùng núi Tây
Bắc nước ta. Qua đó cũng gợi mở ra một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu đến người Dao trong
giai đoạn tới.
Từ khóa: Người Dao; Kinh tế thị trường; Vùng núi Tây Bắc; Phát triển vùng Tây Bắc; Lịch sử
nghiên cứu người Dao
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
120 Số 23 - Tháng 9 năm 2018
kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc thiểu số nói
chung và người Dao nói riêng mới nhận được nhiều
sự quan tâm của giới nghiên cứu phát triển. Càng
ngày, các nghiên cứu về người Dao càng đa dạng
hơn, phong phú hơn. Điều đó đòi hỏi phải có những
khảo cứu tài liệu và đánh giá lại quá trình nghiên
cứu về người Dao trong thời gian qua. Đặc biệt là
nghiên cứu về người Dao trong mối quan hệ phát
triển toàn bộ vùng miền núi Tây Bắc, để từ đó đặt
ra những vấn đề cần thiết cần được tiếp tục nghiên
cứu trong giai đoạn tới.
2. Đánh giá lại tình hình nghiên cứu về kinh
tế thị trường của người Dao trong quá trình phát
triển vùng núi Tây Bắc
2.1. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển
kinh tế của các tộc người ở Tây Bắc trong vài thập
niên gần đây
Trong vài thập niên gần đây, với sự hình thành
và phát triển của nền kinh tế thị trường ở miền núi
Tây Bắc, nền kinh tế, xã hội và văn hóa của nhiều
tộc người cũng biến đổi nhanh chóng. Cùng với đó,
quá trình nghiên cứu về các cộng đồng tộc người
ở khu vực này cũng có sự thay đổi cả về mục đích
và phương pháp tiếp cận. Nếu như trước công cuộc
Đổi mới (1986), các nghiên cứu lại tập trung vào
việc tìm hiểu về tộc người như quá trình hình thành,
đặc trưng văn hóa tộc người và đóng góp của các
dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
qua các thời kỳ lịch sử. Thì từ sau 1986, các nghiên
cứu về miền núi trở nên đa dạng hơn, tập trung vào
quá trình chuyển đổi kinh tế của các cộng đồng và
sự biến đổi văn hóa, xã hội các cộng đồng dân tộc.
Trong nghiên cứu chính sách dân tộc thời phong
kiến, hai tác giả Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam
trong công trình “Chính sách dân tộc của các chính
quyền nhà nước phong kiến Việt Nam X-XIX”,
bằng phương pháp lịch sử đã khái quát lại các chính
sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam
và đánh giá các tác động của các chính sách đó tới
tình hình dân tộc, tới sự phát triển của các dân tộc
thiểu số. Cuốn sách này cho ta hình dung về vấn
đề dân tộc, miền núi dưới thời phong kiến vốn ít
được nhắc đến do không có nhiều nguồn tài liệu3.
Trong giai đoạn từ 1945 đến 1986, các nghiên cứu
về dân tộc học tập trung nhiều vào tìm hiểu quá
trình hình thành tộc người, truyền thống văn hóa,
kinh tế, xã hội và những đóng góp của các dân tộc
trong quá trình chống giặc ngoại xâm. Mục tiêu chủ
yếu trong giai đoạn này là tìm hiểu đặc trưng văn
hóa của các tộc người để thành lập danh mục các
dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến các công
trình như: “Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam
Á ở Tây Bắc Việt Nam” của các giả Đặng Nghiêm
Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy (1972);
“Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu
3. Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam, (2001), Chính sách dân tộc của các chính
quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X-XIX), NXB. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
số ở miền Bắc Việt Nam” của Nguyễn Khánh Toàn,
Chu Văn Tấn, Bế Viết Đẳng (1975); “Các dân tộc
ít người ở Việt Nam: Các tỉnh phía Bắc” của Bế
Viết Đẳng, Đặng Nghiêm Vạn, Lê Bá Thảo (1978);
“Văn hóa và nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ
Hà Nhì - Lô Lô” của Nguyễn Văn Huy (1985)...
Những nghiên cứu này không chỉ quan trọng trong
việc làm tư liệu phục vụ chính sách thời bấy giờ mà
còn là những đóng góp giá trị về các phương pháp
nghiên cứu và sưu tầm tài liệu của các nhà dân tộc
học lúc đó. Những người thực hiện cũng góp phần
đặt nền móng cho nền dân tộc học Việt Nam sau
này.
Các công trình nghiên cứu dân tộc ở miền núi
Tây Bắc từ sau 1986 cho đến đầu thế kỷ XXI lại chú
trọng phân tích các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho
đồng bào. Tình hình nghiên cứu trong giai đoạn này
được Nguyễn Văn Chính và Hoàng Lương (2003)
phân tích khá chi tiết trong bài viết “Tổng quan
về tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển
miền núi và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số”. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã phân chia thành hai
nhóm các nhà nghiên cứu nước ngoài và các nhà
nghiên cứu Việt Nam. Theo đó, các nhà nghiên cứu
nước ngoài thường “tập trung vào việc phân tích
thực trạng và các chính sách của Nhà nước Việt
Nam đối với các dân tộc cũng như tác động của
các chính sách ấy lên tình hình phát triển vùng dân
tộc”4. Còn các các nhà nghiên cứu trong nước lại
tập trung vào ba vấn đề chính: Thực trạng kinh tế -
xã hội ở miền núi; Chính sách của Nhà nước đối với
vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; Đề xuất
giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho vùng miền
núi5. Tuy nhiên, cách phân chia các vấn đề này chỉ
có ý nghĩa về mặt lý luận, còn trên thực tế có nhiều
công trình nghiên cứu thường bao gồm cả ba vấn đề
đó. Bài viết này cũng phân tích kỹ càng các quan
điểm, cách tiếp cận và các công trình quan trọng
trong nghiên cứu về miền núi Việt Nam trong một
khoảng thời gian khá dài, tổng thuật cho người đọc
có một cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu
miền núi, cũng như gợi mở ra những phương hướng
mới cho những nghiên cứu sau đó.
Trong khoảng gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI,
vấn đề sinh kế và sự chuyển đổi kinh tế ở miền núi
được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
quan tâm tìm hiểu. Nhiều chương trình nghiên cứu,
phát triển miền núi phía Bắc được đặt ra và thực
hiện. Đặc biệt gần đây nhất là chương trình khoa
học công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng
Tây Bắc với nhiều cụm đề tài và nhiều hướng tiếp
4. Nguyễn Văn Chính, Hoàng Lương, (2003), Tổng quan về tình hình nghiên
cứu trong lĩnh vực phát triển miền núi và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số,
Dân tộc học, số 3, Tr. 20
5. Nguyễn Văn Chính, Hoàng Lương, (2003), Tổng quan về tình hình nghiên
cứu trong lĩnh vực phát triển miền núi và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số,
Dân tộc học, số 3, Tr. 20
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
121Số 23 - Tháng 9 năm 2018
cận khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề phát
triển trọng yếu của vùng. Trước hết phải kể đến các
bài viết tổng thuật về quá trình nghiên cứu chính
sách dân tộc hay phát triển miền núi của một số
tác giả như tổng thuật về chính sách dân tộc ở Việt
Nam từ 1980 đến nay của Vương Xuân Tình (2015
và 2016) hay tổng thuật về nghiên cứu một dân tộc
cụ thể như dân tộc Dao của Lý Hành Sơn (2016).
Những tổng thuật này không chỉ điểm lại các công
trình nghiên cứu có ảnh hưởng đến ngành trong giai
đoạn trước, về những quan điểm và phương pháp
tiếp cận chính mà còn phân tích và những điểm
mạnh và điểm hạn chế mà những nghiên cứu khoa
học trong nhiều năm qua về các vấn đề này gặp phải
và gợi mở ra những hướng đi mới trong nghiên cứu
liên quan đến các vấn đề về miền núi, vùng dân
tộc thiểu số trong giai đoạn tiếp theo. Tiếp theo đó
là những nghiên cứu về phát triển miền núi, nhất
là trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển bền vững
và xóa đói giảm nghèo dựa trên các đề tài nghiên
cứu theo các chương trình khoa học của nhà nước.
Những nghiên cứu này hoặc có xuất bản hoặc công
bố dưới dạng kỷ yếu hội thảo hay các bài viết nhưng
phần lớn tập trung vào mô tả sự biến đổi của các
cộng đồng trong quá trình phát triển. Một số nghiên
cứu đã đi sâu nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng
đến quá trình phát triển ở miền núi. Trong đó phải
kể đến công trình nghiên cứu “Văn hóa với phát
triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam” của
Vương Xuân Tình và các cộng sự (2014). Những
nghiên cứu được trình bày trong công trình này đã
đề cập đến vai trò của văn hóa tộc người trong phát
triển bền vững ở vùng biên giới, lấy bối cảnh tương
tác xuyên quốc gia về văn hóa, kinh tế. Và trong các
nghiên cứu cũng đề cập đến sự tác động ngược trở
lại từ sự phát triển kinh tế đối với văn hóa tộc người.
Và đi đến kết luận cho rằng văn hóa tộc người là
nguồn lực, là nhân tố quan trọng trong quá trình
phát triển bền vững của vùng biên giới cũng như
giữ gìn an ninh quốc phòng6.
Một trong những công trình quan trọng khác
trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vùng miền núi
ở Việt Nam là cuốn sách “Những chuyển đổi kinh
tế-xã hội ở vùng cao Việt Nam” (Thomas Sikor,
Jenny Sowerwine, Jeff Romm và Nghiêm Phương
Tuyến biên tập, 2008). Đây là một cuốn sách tập hợp
nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giải trong
và ngoài nước, đề cập đến quá trình chuyển đổi kinh
tế của các tộc người dưới tác động của chính sách
đổi mới, của quá trình thương mại hóa, hiện đại hóa,
toàn cầu hóa, cũng như hệ quả mà quá trình chuyển
đổi đó đem đến cho các nền văn hóa truyền thống.
Trong cuốn sách cũng giới thiệu những quan điểm
nghiên cứu mới, như nhấn mạnh “Vùng núi phía
Bắc Việt Nam là môi trường năng động của sự gắn
kết, hình thành và phục thuộc lẫn nhau giữa vùng và
6. Vương Xuân Tình, (chủ biên, 2014), Văn hóa với phát triển bền vững ở
vùng biên giới Việt Nam. NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
quốc gia chứ không phải là một vùng địa lý tách biệt
về mặt kinh tế, sinh thái và dân tộc”7. Khái quát về
tình hình nghiên cứu phát triển miền núi Việt Nam,
các tác giả cũng khẳng định rằng “Chuyển đổi của
vùng cao ở Việt Nam là đề tài thu hút nhiều sự quan
tâm chú ý trong giới học giả. Điều này thể hiện ở
số lượng ngày càng nhiều các bài báo, chuyên đề
về sinh kế, thay đổi môi trường, mối quan hệ dân
tộc ở vùng cao. Tuy nhiên, có rất ít những đánh
giá tổng hợp về những chuyển đổi ở vùng cao”8.
Từ đó, các tác giả cũng mong muốn “Trên cơ sở các
nghiên cứu mới dài hạn, sẽ xây dựng và phát triển
các phân tích bằng những khái niệm mới về sự thay
đổi ở vùng cao”9. Cũng trong cuốn sách này, một số
nghiên cứu cũng đã bước đầu tìm hiểu sâu vào các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi kinh tế
và sự phát triển của kinh tế thị trường.
Những nghiên cứu về phát triển miền núi trong
gần hai thập kỷ qua có sự đóng góp to lớn của nhiều
nhà khoa học nước ngoài. Ngoài những nghiên cứu
của Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff Romm
và Nghiêm Phương Tuyến, Oscar Salemink,
Neefies, Koos đã công bố trong cuốn sách vừa
đề cập ở phía trên thì phải kể đến các công trình
nghiên cứu Jean Michaud (2010), Sarah Turner và
Jean Michaud (2016)... Những nghiên cứu này tập
trung vào cộng đồng người Mông (những người
làng giềng của người Dao, sinh sống ở vùng núi cao
hơn) trong bối cảnh liên quốc gia (nghiên cứu ở Bắc
Việt Nam và Nam Trung Quốc). Nghiên cứu của
Jean Michaud (2010) về người Mông là một nghiên
cứu mang tính lý thuyết dựa trên tài liệu thực địa ở
vùng Bắc Hà (tỉnh Lào Cai, Việt Nam). Từ tiếp cận
lịch sử kinh tế về người Mông qua các giai đoạn,
tác giả cho rằng kinh tế hàng hóa đã xuất hiện khá
sớm ở cộng đồng dân cư này qua những trao đổi đặc
sản của họ với các cộng đồng vùng thấp hơn, đặc
biệt là việc sản xuất và kinh doanh cây thuốc phiện
trước đây. Từ đó, tác giả cũng đưa ra quan điểm khi
nền kinh tế hợp tác xã đến vùng này đã triệt tiêu,
hạn chế nền kinh tế hàng hóa của người dân bản
địa. Nghiên cứu về quá trình chuyển đổi kinh tế của
cộng đồng người Mông vài thập niên gần đây, tác
giả đưa ra lập luận sự thay đổi trong kinh tế này
chỉ là quay lại với sự phát triển kinh tế mà người
Mông đã thực hiện từ trước khi chính quyền cách
mạng của người Kinh lên đây. Trong hoạt động kinh
tế thị trường hiện tại, tác giả chú trọng nhiều đến
giá trị thương mại của cây thảo quả, một loại cây
7. Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff Romm, Nghiêm Phương Tuyến,
(2008), Lựa chọn và thành quả phát triển: những chuyển đổi ở vùng cao Việt
Nam. In trong “Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng
cao Việt Nam”, NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 8.
8. Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff Romm, Nghiêm Phương Tuyến,
(2008), Lựa chọn và thành quả phát triển: những chuyển đổi ở vùng cao Việt
Nam. In trong “Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng
cao Việt Nam”, NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 9.
8. Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff Romm, Nghiêm Phương Tuyến,
(2008), Lựa chọn và thành quả phát triển: Những chuyển đổi ở vùng cao Việt
Nam. In trong “Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng
cao Việt Nam”, NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 9.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
122 Số 23 - Tháng 9 năm 2018
được ví như “cây thuốc phiện mới” của người dân.
Từ những thực tiễn đó, Jean Michaud cũng đưa ra
những giả định về lý thuyết mang tính phê phán
trong nghiên cứu quá trình hiện đại hóa của người
Mông ở miền núi Việt Nam, như tác giả đã đề cập:
“Đối với nhiều tác giả của phong trào hiện đại hóa,
sớm hay muộn thì những người dân vùng cao này
cũng bắt đầu hưởng thụ thành quả của quá trình
phát triển kinh tế, hoặc từ một góc độ phê phán hơn,
cũng trải nghiệm “sự tỉnh ngộ của thế giới”, cái làm
hao mòn đặc điểm văn hóa, làm sứt mẻ các bản sắc
và trong trường hợp chúng ta quan tâm, là nó đã
dần loại bỏ các hoạt động kinh tế truyền thống ra
khỏi cấu hình văn hóa của họ”10. Về cơ bản, Jean
Michaud phê phán lại các lập luận thuyết hiện đại
hóa qua những khái niệm về “sự linh động” và “sức
phản kháng” của cộng đồng bản địa. Những nghiên
cứu Jean Michaud và Sarah Turner tiếp tục quan
điểm nói trên khi phê phán lại thuyết hiện đại hóa
bằng việc củng cố các dẫn chứng về sự linh động
của như tính phản kháng của người Mông ở phía
Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc, tuy nhiên tác
giả cũng phân tích sâu hơn về sự khác nhau trong
bối cảnh ở hai quốc gia khiến cho các cộng đồng
người Mông ở Việt Nam và Trung Quốc đã có sự
ứng xử khác nhau với hiện đại hóa11. Những nghiên
cứu của các tác giả này có giá trị lớn khi gợi mở ra
nhiều vấn đề quan trọng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn
cho các nghiên cứu về sự phát triển miền núi. Tuy
nhiên, cái nhìn mang nặng tính địa lý của họ cũng
có những hạn chế nhất định khi sự phát triển đang
bắt đầu mở ra những cơ sở để những khác biệt địa lý
đang mờ nhạt dần đối với các tộc người. Bên cạnh
đó, tính đặc trưng văn hóa của các tộc người khác
cũng có những ảnh hưởng lớn trong quá trình hiện
đại hóa và thị trường hóa ở miền núi hiện nay. Tuy
nhiên, giá trị quan trọng nhất của các nghiên cứu
này là đặt vấn đề bản sắc văn hóa, cá tính con người
làm cơ sở cho sự phân tích về phát triển kinh tế
trong bối cảnh hiện đại hóa, thị trường hóa ở miền
núi nước ta. Nó mở ra những hướng nghiên cứu thú
vị cho các nghiên cứu đi sau. Và càng ngày, những
nghiên cứu theo hướng này được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm hơn.
2.2. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển kinh
tế của người Dao ở Việt Nam trong thời gian qua
So với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam thì
cộng đồng người Dao trong nhiều năm qua đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong một tổng
luận của Lý Hành Sơn thì “người Dao là một trong
các dân tộc được nhiều học giả quan tâm nghiên
10. Jean Michaud, (2010), Nghiên cứu về kinh tế và bản sắc của người H’mông
ở Việt Nam, In trong “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam:
Những cách tiếp cận nhân học”. NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Tr. 52.
11. Sarah Turner, Jean Michaud, (2016), Sinh kế nơi biên cương: Sự thích ứng
của người Hmông ở vùng biên giới Việt-Trung. In trong “Nhân học ở Việt
Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo”. NXB. Tri thức, Hà Nội,
Tr. 315.
cứu”12. Trong tổng luận này, tác giả đã tổng quan
khá chi tiết về quá trình nghiên cứu, số lượng công
trình nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và cả những
thành công, hạn chế của các nghiên cứu qua các thời
kỳ khác nhau. Theo đó, tác giả chia các công trình
nghiên cứu về người Dao thành hai giai đoạn lấy
năm 1980 làm ranh giới. Qua khảo sát các nguồn tài
liệu từ thư viện và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo,
tác giả đã thống kê được 473 nghiên cứu về người
Dao. Theo sự phân chia giai đoạn thì có 50 nghiên
cứu trước 1980 và từ 1980 đến 2015 có 423 nghiên
cứu. Để có cái nhìn cụ thể hơn, tác giả cũng đã phân
loại 423 công trình này gồm: 125 sách về người
Dao hoặc có một phần liên quan đến người Dao,
60 bài tạp chí, 56 luận văn luận án, còn lại là các
bài công bố trong các kỷ yếu hội nghị hội thảo khoa
học trong nước và quốc tế13. Nhưng con số thống kê
này cho thấy, dù chưa thật nhiều nhưng người Dao
cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhất định,
nhất là so với các dân tộc khác ở vùng cao thì những
nghiên cứu về người Dao khá đa dạng.
Nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam có sự
tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Trong khi các nhà nghiên cứu trong nước tập
trung nhiều vào nguồn gốc lịch sử, quá trình tộc
người, đặc trưng văn hóa của người Dao thì các
nhà nghiên cứu nước ngoài lại đi vào các vấn đề về
chuyển đổi sinh kế, biến đổi văn hóa của người Dao
trong quá trình phát triển. Trong nước, có các công
trình nghiên cứu chung về dân tộc Dao của các tác
giả như: Bế Viết Đẳng, Nguyễn Nam Tiến, Nông
Trung (1971), Chu Thái Sơn và Võ Mai Phương
(2004). Đây là các công trình nghiên cứu khái quát
về các hoạt động kinh tế - xã hội và văn hóa của
dân tộc Dao ở Việt Nam. Các công trình này cũng
chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các nét đặc sắc nhất
của dân tộc Dao. Các nghiên cứu điểm có vai trò
quan trọng phải kể đến nghiên cứu về trang phục
của người Dao của Nguyễn Khắc Tụng (2004), đây
là một công trình nghiên cứu chi tiết về đặc điểm và
sự biến đổi của trang phục của các nhóm Dao ở Việt
Nam. Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn, luận án
và các bài viết trên các tạp chí. Các nghiên cứu loại
này thường nghiên cứu về một nhóm Dao ở một
địa phương nhất định. Một sự kiện quan trọng trong
nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam là hội thảo
quốc tế về người Dao ở Việt Nam được tổ chức tại
Thái Nguyên, tháng 12 năm 1995, mà kết quả của
nó là công trình “Sự phát triển văn hóa - xã hội của
người Dao: Hiện tại và tương lai” (1998). Đây là tập
kỷ yếu tập hợp những báo cáo của các đại biểu tham
dự hội thảo, trong đó có nhiều nghiên đã đề cập đến
sự biến đổi kinh tế - xã hội của người Dao trong giai
12. Lý Hành Sơn, (2016), Nhân học về người Dao ở Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra. In trong “Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và
đào tạo”. NXB. Tri thức, Hà Nội. Tr. 285.
13. Lý Hành Sơn, (2016), Nhân học về người Dao ở Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra. In trong “Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và
đào tạo”. NXB. Tri thức, Hà Nội. Tr. 285.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
123Số 23 - Tháng 9 năm 2018
đoạn hiện nay. Gần đây, có nhiều nguồn tư liệu mới
về người Dao được công bố, đặc biệt là bộ “Sách cổ
người Dao” do Trần Hữu Sơn chủ biên (2009). Bên
cạnh đó, nhiều luận văn luận án về người Dao cũng
được thực hiện trong nhiều năm qua. Những nghiên
cứu này đã góp phần đa dạng hóa nguồn tài liệu của
người Dao. Như trong tổng luận của Lý Hành Sơn
đã phân tích khá kỹ càng về các nội dung chính của
mấy trăm công trình nghiên cứu như về sinh kế, văn
hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội, tri
thức dân gian, trang phục, tín ngưỡng tôn giáo14.
Dù nghiên cứu về người Dao ngày càng đa dạng và
phong phú, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được
quan tâm đúng mức. Lý Hành Sơn đã tổng kết:
“Phần lớn các nghiên cứu (về người Dao) thường
đề cập đến các yếu tố truyền thống trên các lĩnh
vực sinh kế, tổ chức xã hội, văn hóa, tín ngưỡng
của dân tộc này. Chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về sự biến đổi kinh tế-xã hội của người Dao ở
Việt Nam”15. Thực ra, tổng luận này dù đã tiến hành
công phu nhưng không tránh khỏi những thiếu sót
khi bỏ qua nhiều nghiên cứu gần đây mà nội dung
liên quan đến vấn đề mà tác giả đã tổng kết. Ít nhất
là một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài mới
đây cũng như một số nghiên cứu trong nước khác
như nghiên cứu của Sowerwine, Jennifer, Nguyen
Huy Dung (1998); Sowerwine, Jennifer (2004) hay
Tô Xuân Phúc (2008) Đặc biệt là nghiên cứu của
Tô Xuân Phúc (2008) là một nghiên cứu công phu
về thị trường đất đai và tác động của nó đến đời
sống của người Dao ở Ba Vì (Hà Nội). Từ những
phân tích về quá trình thị trường hóa kinh tế ở khu
vực nghiên cứu, nhất là khảo sát sự hình thành và
biến động của thị trường đất đai, tác giả đã đi đến
những kết luận về tác động của kinh tế thị trường
đến đời sống văn hóa, xã hội của người Dao ở đây.
Và tác giả cũng nhận định: “Thị trường có tác động
khác nhau đến các hộ trong cộng đồng. Thị trường
giúp cho một số hộ tiếp cận với cuộc sống hiện đại
và ổn định sinh kế trong tương lai. Tuy nhiên, nó
làm mất đi phương tiện sản xuất của một số hộ khác
và tạo ra các rủi ro trong tương lai. Sự xuất hiện của
thị trường làm thay đổi cấu trúc xã hội của cộng
đồng và làm nảy sinh một số mâu thuẫn. Thị trường
làm thu hẹp khoảng cách không gian giữa miền núi
và đồng bằng. Song song với đó, thị trường cũng
đóng vai trò chia rẽ xã hội vì đã làm nảy sinh các
mâu thuẫn trong cộng đồng. Tóm lại, thị trường vừa
có vai trò thúc đẩy phát triển, vừa đóng vai trò lực
cản của phát triển”16.
14. Lý Hành Sơn, (2016), Nhân học về người Dao ở Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra. In trong “Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và
đào tạo”. NXB. Tri thức, Hà Nội. Tr. 292-298.
15. Lý Hành Sơn, (2016), Nhân học về người Dao ở Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra. In trong “Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và
đào tạo”. NXB. Tri thức, Hà Nội. Tr. 299.
16. Tô Xuân Phúc, (2008), Thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng:
nghiên cứu dân tộc học về thị trường đất đai tại một xóm người Dao. In trong
“Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam”,
NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. Tr. 65.
Các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về
người Dao ở Việt Nam không nhiều. Nhà nghiên
cứu Trung Quốc Trương Hữu Tuấn đã sử dụng các
nguồn tư liệu ở Trung Quốc phân tích nguồn gốc di
cư của người Dao từ Trung Quốc sang Việt Nam đã
gợi mở cho chúng ta những nguồn tài liệu mới về
nghiên cứu nguồn gốc của người Dao ở nước ta17.
Nhà nghiên cứu người Pháp Jacques Lemoine lại
khái quát về bản sắc văn hóa người Dao ở Việt Nam
và sự biến đổi của nó trong quá trình hiện đại hóa đất
nước. Nghiên cứu của hai tác giả này, trong bối cảnh
các nhà nghiên cứu trong nước đã công bố nhiều tài
liệu thì họ chỉ bổ sung thêm một số tài liệu họ có hay
các quan điểm nghiên cứu mới, và những nghiên cứu
này, ở góc độ nào đó còn khá hạn chế về thực tiễn ở
Việt Nam cũng như bối cảnh lịch sử cụ thể gắn với
những biến chuyển ở trong nước hay ở địa phương
có người Dao sinh sống18. Bên cạnh đó còn có các
nghiên cứu của Sowerwine, Jennifer, Nguyen Huy
Dung (1998); Sowerwine, Jennifer (2004). Những
nghiên cứu này tập trung vào một điểm và đi sâu
vào phân tích các biến đổi về đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hội của người Dao trước những tác động của
kinh tế thị trường, của hiện đại hóa. Nhìn chung, dù
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về người Dao
ở Việt Nam chưa nhiều trong những năm qua, nhưng
đây là những nhìn nhận bên ngoài về người Dao mà
chúng ta cần quan tâm.
3. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu kinh tế
thị trường của người Dao trong mối tương quan
với sự phát triển vùng núi Tây Bắc, giai đoạn tới
Hiện nay, nhìn chung, vùng Tây Bắc cũng như
nhiều khu vực miền núi khác trong cả nước đều rơi
vào một tình trạng chung là trong khi kinh tế phát
triển vẫn còn chậm chạp thì văn hóa truyền thống
ở một số tộc người lại đang dần bị mai một. Không
thể phủ nhận những thành quả của sự phát triển
kinh tế xã hội vùng Tây Bắc trong hơn ba thập niên
qua, nhất là đời sống người dân được tăng nhanh so
với các giai đoạn trước. Nhưng điều đó không khỏa
lấp được sự mất mát về mặt văn hóa truyền thống.
Hơn nữa, dù phát triển hơn trước nhưng nhìn chung
Tây Bắc vẫn thuộc khu vực chậm phát triển và cơ
cấu kinh tế cũng không đồng đều. Kinh tế Tây Bắc
trong giai đoạn tới sẽ có sự phát triển nhanh chóng
theo hướng thị trường hóa. Các dân tộc khác nhau
sẽ có những con đường đi vào phát triển kinh tế thị
trường khác nhau. Kinh tế thị trường phát triển sẽ
là một cuộc cách mạng lớn làm thay đổi toàn diện
và sâu sắc đời sống các dân tộc thiểu số. Thị trường
vừa tạo ra sức hút lớn, tạo sợi dây liên hệ kéo các
dân tộc lại với nhau để chia sẻ các lợi ích kinh tế
thông qua các quy luật cung-cầu. Nhưng thị trường
17. Trương Hữu Tuấn (1998), Mấy vấn đề về người Dao di cư sang Việt Nam.
In trong “Sự phát triển văn hóa - xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai”,
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc Gia, Hà Nội.
18. Jacques Lemoine (1998), Khái quát về di sản văn hóa Dao và hiện đại hóa.
In trong “Sự phát triển văn hóa - xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai”,
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc Gia, Hà Nội.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
124 Số 23 - Tháng 9 năm 2018
cũng đẩy mạnh quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa
giữa các tộc người với nhau một cách mạnh mẽ hơn.
Nó đòi hỏi các cộng đồng phải có bản lĩnh, phát huy
được nội lực để phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn
giữa được các giá trị văn hóa truyền thống. Kinh tế
thị trường cũng mở rộng không gian hoạt động của
các cộng đồng hơn, thay vì các không gian bó hẹp
vùng miền do bị chia cắt về địa lý thì sẽ là không
gian giao lưu kinh tế xuyên biên giới. Tất cả những
điều đó đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu đi sâu
khảo sát tình hình thực tế và có những định hướng
về tương lai dựa vào cơ sở lý luận, thực tiễn và sự
hoạch định chính sách quản lý đúng đắn.
Người Dao đã dành được sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học và thực chất nhiều vấn
đề đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, trước sự biến đổi nhanh chóng của môi
trường kinh tế, xã hội với sự phát triển mạnh mẽ
của kinh tế thị trường, của quá trình hiện đại hóa và
toàn cầu hóa thì những nghiên cứu đã có chưa đáp
ứng được nhu cầu nhận thức về người Dao. Trong
đó cần quan tâm đến một số vấn đề quan trọng sau:
Thứ nhất, đó là tìm hiểu tại sao người Dao lại
có thể chủ động tham gia vào thị trường và thành
công hơn những nhóm khác ở bên cạnh họ? Hay
yếu tố nào giữ vai trò quan trọng trong sự hình
thành và phát triển của kinh tế thị trường ở người
Dao hiện nay? Để trả lời được câu hỏi này cần khảo
sát thực tế các cộng đồng Dao và mối quan hệ của
các cộng đồng đó với các cộng đồng xung quanh
xem họ giống và khác nhau thế nào trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường. Liệu người Dao chủ
động tiếp cận thị trường vì căn tính dân tộc, bản sắc
văn hóa, tính chất con người hay còn là do vị thế
xã hội, điều kiện chính trị, kinh tế cụ thể ở các địa
phương? Muốn vậy chúng ta cần có phương pháp
tiếp cận hợp lý, có những nghiên cứu so sánh cũng
như những lý giải mang tính lý thuyết cụ thể nhằm
cung cấp nhiều góc nhìn khác nhau để tham chiếu.
Thứ hai, nghiên cứu về vai trò của nguồn lực
văn hóa của người Dao trong sự phát triển kinh tế
thị trường? Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế
thị trường là mối quan hệ cốt lõi trong nghiên cứu
nhân học phát triển. Thực chất, thị trường cũng là
một yếu tố văn hóa do con người sáng tạo ra và hoạt
động theo những quy luật của nó. Nhưng ở góc độ
khác, thị trường cũng tác động mạnh mẽ trở lại làm
thay đổi các nền văn hóa. Trong bối cảnh vùng đa
tộc người, thị trường càng ảnh hưởng nhiều đến văn
hóa truyền thống của các cộng đồng. Người Dao
ở Tây Bắc có nền văn hóa truyền thống được hình
thành và tồn tại hàng trăm năm nay. Những giá trị
văn hóa truyền thống là nguồn lực để giúp họ chủ
động tiếp cận thị trường. Nhưng không phải khi nào
cũng làm được điều đó, nhất là trong bối cảnh hiện
đại hóa, toàn cầu hóa, nó vừa là cơ hội, vừa là thách
thức cho người Dao trong con đường phát triển kinh
tế thị trường. Để phát triển kinh tế thị trường và bảo
tồn bản sắc văn hóc tộc người thì cộng đồng người
Dao phải làm gì? Những cơ chế nào có thể phù hợp
với điều kiện cụ thể của các cộng đồng trong quá
trình đưa nguồn lực văn hóa vào phát triển là
những điều cần được quan tâm.
Thứ ba, là nghiên cứu kinh tế thị trường của
người Dao dưới sự tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã và đang trở nên mạnh mẽ. Khoa
học công nghệ đang tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh tế thị trường của hầu hết các cộng đồng
trong đó có người Dao. Vấn đề đặt ra là họ tiếp cận
khoa học công nghệ như thế nào? Làm sao để họ có
nền tảng kỹ năng, tri thức và mạng lưới xã hội để
làm chủ công nghệ và vận dụng công nghệ vào quá
trình phát triển kinh tế. Cách mạng khoa học công
nghiệp 4.0 cũng đặt ra những vấn đề quan trọng
trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
khi mà các không gian xã hội được công nghệ tạo
ra sẽ tác động trực tiếp đến các cộng đồng, mà cụ
thể ở đây là các mạng xã hội, các kênh truyền thống
trực tiếp làm cho sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ hơn.
Trên đây chỉ đặt ra một số vấn đề lớn cần thiết
trong quá trình nghiên cứu về người Dao. Xã hội
càng phát triển nhanh chóng và phức tạp nên sẽ
càng xuất hiện nhiều vấn đề mới cần phải nhận
thức. Điều này cho thấy người Dao ở Việt Nam,
đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước, nhiều công trình nghiên
cứu đã được công bố. Tuy nhiên, điều đó cũng gợi
mở ra nhiều vấn đề mới liên quan đến người Dao
cần được làm rõ. Đó cũng là những lối đi, những
khoảng trống mới dành cho những người nghiên
cứu tiếp theo quan tâm đến người Dao./.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Chính, Hoàng Lương, (2003),
Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực
phát triển miền núi và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu
số, Dân tộc học, số 3;
[2] Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam, (2001), Chính
sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong
kiến Việt Nam (X-XIX), NXB. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội;
[3] Đảng bộ tỉnh Lào Cai, (2010), Lịch sử Đảng
bộ Tỉnh Lào Cai (1947-2007), NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội;
[4] Bế Viết Đẳng, Nguyễn Nam Tiến, Nông
Trung, (1971), Người Dao ở Việt Nam, NXB. Khoa
học Xã hội, Hà Nội;
[5] Bế Viết Đẳng, Lê Bá Thảo, Đặng Nghiêm
Vạn..., (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam:
các tỉnh phía Bắc, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội;
[6] Trần Hồng Hạnh, (2002), Tri thức địa
phương trong sử dụng thuốc nam của người Dao
Đỏ (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), Dân
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
125Số 23 - Tháng 9 năm 2018
tộc học, số 5;
[7] Nguyễn Văn Huy, (1985), Văn hoá và nếp
sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì, NXB.
Văn hóa, Hà Nội;
[8] Tô Xuân Phúc, (2008), Thu hẹp khoảng cách
giữa miền núi và đồng bằng: nghiên cứu dân tộc
học về thị trường đất đai tại một xóm người Dao.
“Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã
hội ở vùng cao Việt Nam”, NXB. Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội;
[9] Jean Michaud, (2010), Nghiên cứu về kinh tế
và bản sắc của người H’mông ở Việt Nam, Hiện đại
và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những
cách tiếp cận nhân học, NXB. Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh;
[10] Jennifer Sowerwine, (2008), Nhà nước biến
đổi và các quy luật thị trường: biến đổi ruộng đất
và nền kinh tế thị trường duy tình ở vùng núi Ba
Vì, Việt Nam, “Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi
kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam”, NXB. Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội;
[11] Sarah Turner, Jean Michaud, (2016), Sinh
kế nơi biên cương: sự thích ứng của người Hmông
ở vùng biên giới Việt-Trung. In trong “Nhân học ở
Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào
tạo”. NXB. Tri thức, Hà Nội;
[12] Chu Thái Sơn, Võ Mai Hương, (2005),
Người Dao, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh;
[13] Lý Hành Sơn, (2016), Nhân học về người
Dao ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra. In trong
“Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử,
nghiên cứu và đào tạo”. NXB. Tri thức, Hà Nội;
[14] Trần Hữu Sơn, (chủ biên, 2009), Sách cổ
người Dao (2 tập), NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội;
[15] Nguyễn Ngọc Thanh, (2016), Quy ước sử
dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của
người Dao ở Việt Nam. In trong “Nhân học ở Việt
Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo”
NXB. Tri thức, Hà Nội;
[16] Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff
Romm, Nghiêm Phương Tuyến, (Biên tập, 2008),
Thời kỳ mở cửa: Những chuyển đổi kinh tế - xã hội
ở vùng cao Việt Nam, NXB. Khoa học Kỹ thuật,
Hà Nội;
[17] Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff
Romm, Nghiêm Phương Tuyến, (2008), Lựa chọn
và thành quả phát triển: Những chuyển đổi ở vùng
cao Việt Nam. In trong “Thời kỳ mở cửa: Những
chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam”,
NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội;
[18] Nguyễn Khánh Toàn, Chu Văn Tấn, Bế
Viết Đẳng, (1975), Về vấn đề xác định thành phần
các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, NXB.
Khoa học Xã hội, Hà Nội;
[19] Vương Xuân Tình, (chủ biên, 2014), Văn
hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt
Nam. NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội;
[20] Vương Xuân Tình, (2015), Tổng quan
chính sách dân tộc ở Việt Nam từ năm 1980 đến
nay. Dân tộc học, số 1 & 2 (190);
[21] Vương Xuân Tình, (2016), Nhìn lại cuộc
tổng kết nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam từ năm
1980 đến nay và định hướng nghiên cứu trong thời
gian tới. Dân tộc học, số 1 & 2 (194).
RESEARCH AND EVALUATION OF RESEARCH SITUATION ON MARKET ECONOMY
OF THE DAO ETHNIC IN THE DEVELOPMENT PROCESS
OF NORTHWESTERN MOUNTAINOUS AREA
Bui Minh Hao
Abstract: The Dao ethnic is an important ethnic group in the process of socio-economic development
in the northwestern mountainous region of Vietnam. In the process of formation and development, the
Dao ethnic also gained much research interests of scholars at home and abroad. There are many researchs
in different types which have published showing that interest. In general, the Dao ethnic is one of the
ethnic groups who have been highly interested in Vietnam for the past decades. However, the researchs
on the economic transformation of the Dao ethnic in the past few decades to be still limited. Many gaps
in perception of movement, socio-economic changes of the Dao ethnic appears and becomes important
issues to be considered. Based on the research of published document sources, the article aims to provide
a more comprehensive view of the research of the Dao ethnic over the past years. Inside, it emphasizes
that the development of the market economy of the Dao ethnic in relation to the general development
of the northwestern region of our country. This also suggests some issues that need to be studied in the
coming period.
Keywords: The Dao ethnic; Market economy; Northwest mountains area; Development of the
northwest area; History of the Dao ethnic research.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 101_462_1_pb_1026_2151950.pdf