Tài liệu Khảo cứu lai lịch, cấu trúc và một số vấn đề văn bản của bộ sách Sài Sơn Thi Lục - Lư Nguyên Minh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0009
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 62-67
This paper is available online at
KHẢO CỨU LAI LỊCH, CẤU TRÚC VÀMỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN
CỦA BỘ SÁCH SÀI SƠN THI LỤC
1Lư Nguyên Minh và 2Phan Thanh Việt
1Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tóm tắt. Sài Sơn thi lục là bộ sách tập hợp những sáng tác thi phú về cảnh đẹp non nước
Sài Sơn - chùa Thầy của nhiềutác giả nổi tiếng. Bộ sách được sưu tập và biên định bởi hai
tác giả là Hòa thượng Như Tùng và Cử nhân Hoàng Thúc Hội vào thập niên 30 của thế kỉ
XX. Bài viết sơ bộ khảo cứu về hiện trạng, lai lịch, cấu trúc, tác giả và đánh giá giá trị tư
liệu của văn bản tác phẩm.
Từ khóa: Sài Sơn thi lục, văn bản, cấu trúc, lai lịch.
1. Mở đầu
Chùa Thầy (Thiên Phúc tự ) ở Sài Sơn là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt
Nam, được xây dựng dưới triều Lý, nằm ở chân núi Sài Sơn (Phật Tích) (An Nam chí lược của Lê
Tắc đã ghi chép một số thôn...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo cứu lai lịch, cấu trúc và một số vấn đề văn bản của bộ sách Sài Sơn Thi Lục - Lư Nguyên Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0009
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 62-67
This paper is available online at
KHẢO CỨU LAI LỊCH, CẤU TRÚC VÀMỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN
CỦA BỘ SÁCH SÀI SƠN THI LỤC
1Lư Nguyên Minh và 2Phan Thanh Việt
1Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tóm tắt. Sài Sơn thi lục là bộ sách tập hợp những sáng tác thi phú về cảnh đẹp non nước
Sài Sơn - chùa Thầy của nhiềutác giả nổi tiếng. Bộ sách được sưu tập và biên định bởi hai
tác giả là Hòa thượng Như Tùng và Cử nhân Hoàng Thúc Hội vào thập niên 30 của thế kỉ
XX. Bài viết sơ bộ khảo cứu về hiện trạng, lai lịch, cấu trúc, tác giả và đánh giá giá trị tư
liệu của văn bản tác phẩm.
Từ khóa: Sài Sơn thi lục, văn bản, cấu trúc, lai lịch.
1. Mở đầu
Chùa Thầy (Thiên Phúc tự ) ở Sài Sơn là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt
Nam, được xây dựng dưới triều Lý, nằm ở chân núi Sài Sơn (Phật Tích) (An Nam chí lược của Lê
Tắc đã ghi chép một số thông tin sơ lược về núi Phật Tích. Quyển thứ nhất, phần về núi non viết:
“Núi Phật Tích: vì trên đá có dấu chân nên đặt tên là núi Phật Tích”.) thuộc địa phận xã Sài Sơn,
huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì chùa Thiên
Phúc được xây dựng vào tháng Mười hai niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 4 đời Lý Thánh
Tông (1057) [Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, kỉ nhà Lý - Lý Thánh Tông, trang 194], ban
đầu chỉ là một thảo am nhỏ có tên Hương Hải để tu hành của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh, một vị cao
Tăng thời Lý (Theo Thiền uyển tập anh và Sài Sơn thực lục thì Thiền sư họ Từ, tên tục là Lộ, con
quan Đô sát Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Ngọc Loan, quê ở làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay
là ngõ Chùa Nền, đường Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội). Di tích nền
nhà còn lại của gia đình Thiền sư chính là chùa Nền (Đản Cơ tự) Hà Nội ngày nay. Chùa Thầy gắn
liền với sự tích và cuộc đời của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Thiền sư sau khi sang Tây Trúc (Ấn Độ)
cầu pháp cùng với Giác Hải và Không Lộ trở về núi Sài Sơn dựng tích trượng, ngày đêm tập tụng.
Đến khi thù cha trả xong, niềm tục yên lắng, lòng Thiền rộng mở, bèn đi khắp bốn phương tham
Thiền học đạo. Lúc ngộ được tâm ấn, Thiền sư trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân, dạy
cho dân trò chơi múa rối nước, ông được cho là tổ của nghề múa rối nước Việt Nam. Do đó, dân
trong vùng cảm phục, kính mến gọi Thiền sư một cách thân mật là “Thầy”. Bởi vậy, núi ngài hóa
gọi là núi Thầy, làng ngài ở gọi là làng Thầy, tổng ngài ở cũng gọi là tổng Thầy, chùa ngài tu gọi là
chùa Thầy, danh xưng chùa Thầy có từ thời đó. Thiền sư thị tịch ở động Thánh Hóa gắn liền với sự
tích trút xác đầu thai làm vua Lý Thần Tông, một câu chuyện mang nhiều yếu tố kì bí huyền thoại.
Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày sửa bài: 20/12/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2018
Liên hệ: Lư Nguyên Minh, e-mail: haminhsphn@gmail.com
62
Khảo cứu lai lịch, cấu trúc và một số vấn đề văn bản của bộ sách Sài Sơn thi lục
Năm đó là mùa hạ tháng 6 năm Bính Thân, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh năm thứ 7 (1116).
Trước khi thị tịch Thiền sư đọc bài kệ (Thị tịch cáo đại chúng) với đồ chúng rằng: Thu lai bất báo
nhạn lai quy, Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi, Vị báo môn nhân lưu luyến trước, Cổ sư kỉ độ tác
kim sư (Tạm dịch: Thu sang không báo thì nhạn cũng về, Cười nhạt cho người đã chẳng hay. Nhắn
với môn đồ chớ lưu luyến, Thầy xưa mấy thưở tức thầy nay). Bài thơ này được trích tuyển trong
sách Toàn Việt thi lục, đầu đề do Lê Quý Đôn thêm, với câu thơ đầu được dịch nghĩa là: “Mùa
thu về không báo tin cho chim nhạn cùng về”. Theo Hoà thượng Thích Viên Thành, dịch như vậy
là không đúng ý của tác giả. Ý tác giả muốn nói mùa thu về thì chim nhạn cũng tự bay về, cũng
như thọ mạng hết thì con người cũng về với cõi hư vô. Báo hay không báo cũng vậy mà thôi. Qua
đó đủ để thấy sự giác ngộ chân lí của Thiền sư Từ Đạo Hạnh). Với địa thế phong cảnh sông núi
hữu tình, được coi là vùng đất địa linh, Sài Sơn - Chùa Thầy từng lưu dấu chân và bút tích của các
bậc danh nhân thi sĩ, từ vua Lê Thánh Tông, vua Thiệu Trị đến các bậc thức giả như Trạng Bùng
Phùng Khắc Khoan, tiến sĩ Hoàng Đức Lương, tiến sĩ Bùi Huy Bích, tiến sĩ Nguyễn Thì Trung,
Lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Trực, Phó sứ Bùi Văn Dị, Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền,
Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, Chu Thần Cao Bá Quát,. . .
Thơ văn vịnh phong cảnh chùa Thầy, núi Thầy có số lượng lớn. Hòa thượng Như Tùng và
Cử nhân Hoàng Thúc Hội bằng những tâm huyết của mình đã dày công sưu tập, biên định, khắc
ván in tác phẩm Sài Sơn thi lục, tập hợp các sáng tác thơ, phú, bia kí liên quan đến chùa Thầy. Sài
Sơn thi lục sao chép các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chưa được dịch thuật và công
bố. Dẫu là một hợp tập quý hiếm nhưng cho tới nay, văn bản bộ Sài Sơn thi lục cũng chưa từng
được ai quan tâm nghiên cứu, giới thiệu, khai thác. Vì thế, khảo cứu bước đầu của chúng tôi về lai
lịch - cấu trúc - văn bản của bộ sách là một cố gắng bước đầu để tiến tới có thể dịch thuật, công bố
và khai thác di sản này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hiện trạng văn bản Sài Sơn thi lục
Sài Sơn thi lục có 3 bản sao [11/ 12/ 13]. Trong đó, qua khảo cứu, chúng tôi khẳng
định bản lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm A.3033 là bản đầy đủ và đáng tin cậy nhất. A3033
là bản khắc in, 01 quyển, chất liệu giấy dó, khổ 26 x15 cm. Bìa ngoài không đề chữ, trang kế tiếp
ghi tên sách Sài Sơn thi lục và hai dòng chữ Hán: Kỷ kinh trình duyệt,
phiên ấn giả hữu cữu (đã qua kiểm duyệt, phiên ấn có sai sót); trang kế tiếp là một tờ giấy rời được
dán thêm vào với nội dung: Kính phụng - Viễn Đông Bác
Cổ trường thâu nhận, Sơn Tây Sài Sơn Sơn Tăng Như Tùng phụng, cho biết tập sách có xuất xứ từ
chùa Thầy ở Sài Sơn - Sơn Tây do nhà sư Như Tùng phụng soạn và được trường Viễn Đông Bác
Cổ thâu nhận về lưu trữ. Văn bản có hai dấu triện đề tên chùa Đỉnh Sơn và tên nhà sư Như Tùng.
Sách có khung trang và đường kẻ dòng rõ nét, rốn sách trang trí hình đuôi cá. Các bài tự,
bạt, dẫn ở đầu sách được viết lối đá thảo, mỗi trang 6 dòng. Số lượng chữ mỗi dòng không thống
nhất, khoảng từ 13 đến 19 chữ. Trong đó có một bài tựa của Cử nhân Thu Hoa Nguyễn Sư Huỳnh
được khắc theo cách thức khác các phần còn lại, với lối chữ chân to rõ nét, mỗi trang gồm 5 cột
dọc, mỗi cột gồm 10 chữ. Bài hậu tự cuối sách bằng chữ Nôm của Đặng Vũ Lạc, cỡ chữ nhỏ hơn,
trang 7 dòng, mỗi dòng 16 chữ. Còn lại, toàn bộ phần nội dung chính được khắc theo lối chữ
chân rõ nét, có cước chú, có hiện tượng viết đài. Trang 20b là phần khắc nội dung nguồn gốc xuất
xứ tác phẩm: Sài Sơn Đỉnh Sơn tự tàng bản. Kế đến khắc: .
. Bảo Đại Canh Ngọ niên đông
thượng hoán tân tuyên. Sài Sơn, Đỉnh Sơn tự trú trì pháp danh Thanh Thi tiểu hiệu Như Tùng,
63
Lư Nguyên Minh và Phan Thanh Việt
phụng thái san. Thạch Thất, Bình Xá cư sĩ Kim Bình Nguyễn Đặng Huỳnh phụng thư. (Tạm dịch:
Bản khắc in mới vào ngày đầu tháng mùa đông, năm Canh Ngọ, Bảo Đại năm thứ 5 (1930). Sài
Sơn, Đỉnh Sơn tự trú trì pháp danh Thanh Thi tiểu hiệu Như Tùng, kính cẩn lựa chọn khắc in.
Thạch Thất, Bình Xá cư sĩ Kim Bình Nguyễn Đặng Huỳnh phụng thư).
“Sài Sơn thi lục tự”
(A.3033)
“Sài Sơn Đỉnh Sơn tự”
tàng bản (A.3033)
Một trang thơ Nôm trong “Sài
Sơn thi lục” (A.3033)
Văn bản có hiện tượng kiêng húy đời Nguyễn.Chẳng hạn như: chữ (Thì) [tên vua Tự
Đức], được thay bằng chữ (thìn), chữ . (Nhậm) [tên húy vua Tự Đức Nguyễn Phúc Hồng
Nhậm] được viết bớt nét , chữ Tông [tên của vua Thiệu Trị Nguyễn Phúc Miên Tông] viết bớt
nét thành , chữ (Chiêu) [tên vua Thành Thái] khắc bớt nét nhật , chữ Hoa viết thiếu nét,
kiêng húy chữ Hoa [Hoàng thái hậu Hồ Thị Hoa, mẹ của vua Thiệu Trị]. . .
Về hậu tự ( ) ở bản A.3033: được khắc theo một thể thức khác không giống với cách thức
của toàn văn nội dung văn bản. Cụ thể: khung viền nhỏ hơn, chữ nhỏ hơn, số lượng cột nhiều hơn
(7 cột), mỗi cột có 16 chữ, đặc biệt nó được khắc chữ Nôm và khắc theo lối chữ chân rõ nét, hậu
tự chỉ đề tên tác giả là Đặng Vũ Lạc, người Hà Nam, nhưng không đề niên hiệu hay năm tháng. Vì
thế, bước đầu chỉ có thể giả thiết hậu tự được khắc sau khi tác phẩm đã hoàn thành.
2.2. Về tên gọi và phạm vi nội dung của văn bản
Phần nội dung chính của văn bản gồm có tổng cộng 5 bài tựa, 1 bài bạt, 1 bài dẫn, 97 bài
thơ (gồm 80 bài chữ Hán, 17 bài Nôm), 2 bài văn bia, 2 bài phú, 2 bài văn phổ khuyến và phần tự
viện liên lục.
Văn bản Sài Sơn thi lục , như tên gọi của nó, được hiểu là những ghi chép thơ ca
về địa danh Sài Sơn chùa Thầy. Nhưng điều đặc biệt ở đây, tác phẩm ngoài ghi chép thơ chữ Hán,
thơ Nôm thì còn ghi chép cả văn bia, phú, các hoành phi đối liễn, văn phổ khuyến,. . . Theo đó, tên
sách so với nội dung có phần chưa hợp lí, vì đã gọi là thi lục thường thì chỉ để chép riêng về
thơ ca thôi, nhưng ở đây có chép nhiều thể loại khác nữa. Theo chúng tôi hiểu, ban đầu mục đích
chính của người biên soạn là ghi chép thơ ca, việc chép thêm các thể loại văn bia, phú, hoành phi
đối liễn,. . . có lẽ xuất phát từ những lí do sau: Thứ nhất, từ trước đến giờ chưa có tác phẩm nào ghi
chép về thơ văn chùa Thầy, nên khi biên soạn được tác phẩm này tác giả muốn ghi chép đầy đủ các
bài viết về chùa Thầy. Từ thơ ca, văn phú, cho đến văn bia, hay những phần thuộc chùa Đỉnh Sơn
như hoành phi đối liễn, văn phổ khuyến, tất cả chép vào một tập sách dưới tên gọi chung là Sài
64
Khảo cứu lai lịch, cấu trúc và một số vấn đề văn bản của bộ sách Sài Sơn thi lục
Sơn thi lục. Thứ hai, các thể loại văn bia (Đây là những văn bia thuộc chùa Đỉnh Sơn, còn tính cả
tổng thể quần thể di tích chùa Thầy thì số lượng văn bia rất nhiều, hơn 50 bài, muốn sưu tập biên
định tất cả thì rất khó với điều kiện lúc bấy giờ. Có lẽ khi biên định sách này, Như Tùng chỉ sưu tập
thêm một vài văn bia gắn với chùa Đỉnh Sơn. Đó là Hiển Thụy am bi ở động Thánh Hóa, Truyền
đăng bi kí kể về hành trạng các vị tổ sư trụ trì chùa Đỉnh Sơn đời trước, bước đầu giới thiệu đến
người đọc.), phú,. . . với số lượng rất ít chỉ đôi bài, nếu chép riêng một tập sách thì không hợp lí,
vì tốn kém thêm thời gian, công sức cũng như kinh phí. Hơn nữa trong giai đoạn này, nhà sư Như
Tùng đang phổ khuyến thập phương bổn đạo góp sức cho việc trùng tu ngôi tự viện, cũng như in
khắc tác phẩm. Vì lí do đó, người biên soạn đã ghi chép tất cả vào trong một tập sách cho thống
nhất theo như hiện trạng.
2.3. Về tác giả - người biên định văn bản
Bộ sách Sài Sơn thi lục được nhà sư Thanh Thi hiệu Như Tùng, Cử nhân Hoàng Thúc Hội
ghi chép, biên định. Người viết chữ là Cư sĩ Kim Bình Nguyễn Đặng Huỳnh người Bình Xá, Thạch
Thất, Hà Tây. Người thợ khắc ván in là ông Phạm Dung người ở Liễu Viên, Thạch Khôi, Gia Lộc,
Hải Dương.
Về tác giả biên định: Hiện có rất ít thông tin về Hòa thượng Thanh Thi, qua các tư liệu, chỉ
biết Hòa thượng còn có tên hiệu là Như Tùng, người làng Cổ Nhuế. Vào năm 1906, sau khi tôn sư
Tâm Minh viên tịch thì Hòa thượng Như Tùng kế thế trụ trì chùa Đỉnh Sơn và chùa Bối Am. Hòa
thượng là người rất giỏi chữ Hán. Bút tích của Hòa thượng còn lại là hai bài thơ Nôm được sơn
son thiếp vàng còn phụng thờ tại điện Tam Bảo chùa Đỉnh Sơn, đều cùng niên hiệu Bảo Đại thứ
15 (1941). Bức thứ nhất tán dương đức Thánh Tổ:
Sinh hóa hai ba kiếp
Non nước bốn ngàn thu
Khí thiên trên động bích
Còn tưởng dấu thanh tu.
Bức thứ hai cảm tác phong cảnh chùa Thầy:
Trên trời cùng dưới đất
Không đâu được như Phật
Thiên hạ danh thắng nhiều
Sơn Tây đây đệ nhất.
Qua các cứ liệu này, có thể khẳng định nhà sư Như Tùng đã ở chùa Thầy trong suốt nửa đầu
thế kỉ XX. Hòa thượng là người đã tích cực trong việc trùng tu xây dựng các công trình hạng mục
tại chùa Đỉnh Sơn, chính Hòa thượng đã khải bài văn phổ khuyến bằng chữ Nôm và Hán kêu gọi
thập phương Phật tử đóng góp tài lực xây dựng tu tạo.
Bức phổ khuyến đó đến tay Cử nhân Hoàng Thúc Hội người làng Hạ Yên Quyết (làng Cót),
Từ Liêm - Hà Nội, là một vị nhân sĩ trí thức thời bấy giờ. Cảm kích trước thịnh tình của vị tu hạnh
Đầu đà ở vùng non nước Sài Sơn, Cử nhân Hoàng Thúc Hội đã tìm đường đến với nơi danh lam
thắng tích. ở đây, ông mở trường dạy chữ Hán và có công giúp đỡ Hòa thượng Như Tùng rất nhiều
trong việc chỉnh lí thư tịch, khắc in kinh sách, soạn thảo văn bia. Ngoài việc cùng với Hòa thượng
Như Tùng biên soạn bộ sách Sài Sơn thi lục tập hợp thơ văn, bia kí vịnh cảnh chùa Thầy, ông là
65
Lư Nguyên Minh và Phan Thanh Việt
người phụng soạn Truyền đăng bi kí qua lời kể của sư Như Tùng, viết về sự truyền thừa các đời trụ
trì tại chùa Thầy. Sau đó vài năm là cuốn Sài Sơn thực lục kể về hành trạng đức Thánh tổ Từ Đạo
Hạnh. Có thể nói ông có công lao to lớn trong việc dạy học và gìn giữ giá trị lịch sử văn hóa chùa
Thầy. Bên cạnh đó Hoàng Thúc Hội còn để lại hàng chục tác phẩm viết về Sài Sơn. Đây là một
cặp câu đối của ông tại điện Tam Bảo chùa Đỉnh Sơn:
Dục tú chung linh thử hữu sùng sơn đương thứu lĩnh
Li trần nhập giác khả ư nghiệt hải thiếp kình ba.
Tạm dịch: Linh khí hun đúc hội tụ tạo nên núi này, có thể sánh cùng đỉnh Linh Thứu, Lìa
trần nhập vào cõi giác, làm lắng sóng kình trong bể khổ trầm luân.
2.4. Nhận định chung về giá trị văn bản
Thơ ca là một bộ phận quan trọng trong di sản văn hiến quá khứ. Trải qua thời gian dâu bể,
kho tàng thi ca đó dần dần mai một đi nhiều. Đau xót trước hiện trạng này, trong quá khứ đã xuất
hiện những bậc danh sĩ thiết tha với việc gìn giữ tinh hoa của người xưa, như Phan Phu Tiên, Chu
Xa, Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích. . . với sự nối tiếp nhau ra đời của các thi tuyển
Việt Âm thi tập , Trích diễm thi tập , Toàn Việt thi lục ,... tất cả đều xuất phát
từ ý thức muốn sưu tầm, bảo lưu tinh hoa văn hóa thành văn của dân tộc. ở một phạm vi nhỏ hơn,
việc biên định tác phẩm Sài Sơn thi lục của nhà sư Như Tùng và Hoàng Thúc Hội cũng thể hiện
tinh thần bảo lưu tinh hoa dân tộc sâu sắc. Từ ý thức muốn gìn giữ nền văn hóa thành văn của quần
thể di tích chùa Thầy, nơi lưu giữ dấu chân của nhiều thế hệ danh sĩ, các tác giả đã dày công sưu
tầm biên định nên bộ sách này. Quần thể di tích chùa Thầy nằm trong dòng chảy văn hóa xứ Đoài,
một vùng đất Tổ ẩn chứa trong mình biết bao trầm tích văn hóa. Tự ngàn xưa xứ Đoài đã được xếp
vào vùng đất hiếm của đất văn hiến, đất địa linh nhân kiệt, là mảng màu đậm nét của nền văn hiến
Việt Nam. Xứ Đoài lưu giữ những giá trị đặc sắc của nhiều tầng văn hóa cổ, đất tụ khí anh hoa,
đất danh nhân đất anh hùng, tầng tầng lớp lớp hào kiệt, danh sĩ. . . làm vẻ vang cho lịch sử và văn
hiến nước nhà. Chùa Thầy ở Sài Sơn nằm trong quần thể vùng đất cổ phù sa văn hiến ấy. Cho nên,
có thể nói thơ văn vịnh cảnh chùa Thầy là một nét đẹp trong thi đàn văn học trung đại Việt nam.
Qua đó, ta thấy được tinh thần dân tộc sâu sắc thể hiện trong việc sưu tập, biên định tác phẩm của
tác giả.
Tinh thần đó thể hiện ngay trong lời tựa Sài Sơn thi lục của Hoàng Thúc Hội: “Nếu không
có thiền sư Như Tùng hiếu ý, thì những di tích này cũng không tránh khỏi sự tàn phai” (Vô phụ
Như Tùng hiếu ý dĩ tai lê tảo ). Việc sưu tầm thi ca và biên định tác phẩm Sài
Sơn thi lục là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách cho việc gìn giữ nền văn hóa nơi này. Đó
cũng chính là tư tưởng chủ đạo trong quan điểm và phương pháp sưu tập, biên định di sản thành
văn quá khứ của tác giả.
Nhà sư Như Tùng và cử nhân Hoàng Thúc Hội chú ý sưu tập toàn bộ những sáng tác thơ ca
chữ Hán và chữ Nôm của lịch đại danh gia. Tác giả chú trọng sưu tập một cách rộng rãi, phạm vi
bao quát đầy đủ nhất. Biên định bộ sách này tác giả đã thực hiện theo phương châm chỉ đạo của
quan điểm viết sử của các tác giả xưa là phải chép nhặt đầy đủ không bỏ sót, để cho người đời sau
thấy một cách khái quát đầy đủ nhất. Tập sách biên chép thơ ca của lịch đại danh gia, từ vua quan
cho đến các ẩn sĩ thôn dã một cách đầy đủ nhất có thể, điều đó thể hiện quan điểm biên định sưu
tập thơ ca của tác giả một cách rộng rãi phổ quát nhất. Có thể khẳng định Sài Sơn thi lục là tác
phẩm hoàn bị và duy nhất từ trước đến nay về thơ văn vịnh phong cảnh chùa Thầy.
Ban đầu, hầu hết các tác phẩm đều được khắc vào bia đá, tạc vào vách núi (bia ma nhai).
66
Khảo cứu lai lịch, cấu trúc và một số vấn đề văn bản của bộ sách Sài Sơn thi lục
Cho nên việc sưu tập tác phẩm không cách nào khác là tiến hành sao chép trực tiếp từ vách núi,
công việc này được chính nhà sư Như Tùng, cử nhân Hoàng Thúc Hội và các học trò của hai vị
biên chép. Sau đó, biên tập, san định lại, xắp xếp thứ tự các thể loại cho phù hợp và tiến hành khắc
ván in sách. Theo chúng tôi, cần phải có một nghiên cứu rộng khắp về các tác gia có đề vịnh thơ
văn trong văn bản Sài Sơn thi lục và so sánh khảo dị đối chiếu văn bản với hiện trạng của các tác
phẩm thơ ca tại quần thể di tích chùa Thầy. Điều này sẽ góp phần xác lập tính xác thực của văn
bản, góp phần bảo vệ những giá trị văn hóa tại thắng tích chùa Thầy.
3. Kết luận
Sài Sơn thi lục là một sưu tập độc đáo và quý hiếm. Nghiên cứu văn bản này sẽ góp phần
vào việc bảo tồn di sản văn hoá thành văn của quá khứ, trên cơ sở đó giúp cho độc giả có một cái
nhìn tổng quát về di tích lịch sử và danh thắng Sài Sơn - chùa Thầy. Việc thẩm định và công bố
văn bản cũng là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối trong việc giữ gìn nét văn hóa của quần
thể di tích chùa Thầy trong dòng chảy văn hóa xứ Đoài. Đúng như ý nguyện của Hoàng Thúc Hội
khi soạn Truyền đăng bi kí dựng tại chùa Đỉnh Sơn: “để cho trăm năm sau nhân gian cúi đầu kính
ngưỡng, khiến cho hậu thế biết được việc đời nay bằng chính mắt thấy, không như đời nay thấy
tích xưa bằng tai vậy. Thọ cùng với đá, thể dụng của nó không thể mất đi được, có thể thấy mà tự
răn mình” (Trích Truyền đăng bi kí tại chùa Đỉnh Sơn do Hoàng Thúc Hội soạn).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Bá Ất, 2015. Vài nết đất xưa Kẻ Thầy - Sài Sơn. Nxb Hội nhà văn.
[2] Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), 1989. Thơ Văn Lý - Trần. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[3] Ngô Sĩ Liên (bản dịch), 2009. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Văn học, Hà Nội.
[4] Nguyễn Lang, 2008. Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb Văn học, Hà Nội.
[5] Nhiều tác giả, 2012. Kỉ yếu hội thảo Phật giáo chùa Thầy. Viện Nghiên cứu Tôn Giáo.
[6] Thích Viên Thành, 2012. Nguyệt Trí văn tập, Tập IV - Chùa Thầy. Nxb Hải Phòng.
[7] Thích Viên Thành, 1999. Danh thắng Chùa Thầy. Nxb Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây.
[8] Lê Mạnh Thát, 2013. Thiền uyển tập anh. Nxb Phương Đông.
[9] Ngô Đức Thọ, 1997. Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại. Nxb Văn Hóa, Hà Nội.
[10] . A.3033, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.
[11] . VHv.2358, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.
[12] . R.1622, Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
[13] . A.3227, Viện nghiên cứu Hán Nôm (và bản sao chụp lưu giữ tại chùa Bối Am).
ABSTRACT
Research on the origin, the structure and issues surround Sai Son thi luc
1Lu Nguyen Minh và 2Phan Thanh Viet
1Faculty of Philology, Hanoi National University of Education
2Vietnam Buddhist Sangha
Sai Son thi luc is a book containing selected poems about Sai Son landscapes as well as Thay
pagoda written by prominent writers. This book is collected and translated by the two authors:
monk Nhu Tung and Bachelor Hoang Thuc Hoi in the 1930s. This writing will generally study
on the actual state, the origin, the structure and the authors of the book; additionally, assess its
academic value.
Keywords: Sai Son thi luc, poems, structure, origin.
67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5062_lnminh_ptviet_3655_2123612.pdf