Kháng thể IgE đặc hiệu và xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay

Tài liệu Kháng thể IgE đặc hiệu và xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay: Nghiờn cứu Y học Y Học TP. Hồ Chớ Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 36 KHÁNG THỂ IgE ĐẶC HIỆU VÀ XẫT NGHIỆM LẨY DA TRấN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY Phạm Đỡnh Lõm*, Văn Thế Trung** TểM TẮT Mở đầu: Mày đay là một bệnh lý thường gặp, chiếm 20% dõn số. Xột nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu và xột nghiệm lẩy da là cỏc xột nghiệm quan trọng trong bệnh lý dị ứng, giỳp loại trừ nghi ngờ cỏc dị ứng nguyờn hụ hấp và dị ứng từ thực phẩm ở bệnh nhõn mày đay. Mục tiờu: Xỏc định kết quả dương tớnh của xột nghiệm dị ứng đặc hiệu và mối tương quan với yếu tố lõm sàng trờn bệnh nhõn mày đay. Đối tượng và phương phỏp: Mụ tả hàng loạt ca trờn bệnh nhõn mày đay tại Bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM cú xột nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu với 20 dị ứng nguyờn (10 hụ hấp và 10 thực phẩm) bằng mỏy RIDA qLineđ Allergy (R-Biopharm AG, Darmstadt, Đức) và xột nghiệm lẩy da với ba dị ứng nguyờn tụm, cua, gà. Kết quả: Gồm 67 bệnh nhõn mày đay, 55,2% bệnh nhõn cú ớt nhất một kết quả IgE huyết thanh dương tớ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kháng thể IgE đặc hiệu và xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 36 KHÁNG THỂ IgE ĐẶC HIỆU VÀ XÉT NGHIỆM LẨY DA TRÊN BỆNH NHÂN MÀY ĐAY Phạm Đình Lâm*, Văn Thế Trung** TÓM TẮT Mở đầu: Mày đay là một bệnh lý thường gặp, chiếm 20% dân số. Xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu và xét nghiệm lẩy da là các xét nghiệm quan trọng trong bệnh lý dị ứng, giúp loại trừ nghi ngờ các dị ứng nguyên hô hấp và dị ứng từ thực phẩm ở bệnh nhân mày đay. Mục tiêu: Xác định kết quả dương tính của xét nghiệm dị ứng đặc hiệu và mối tương quan với yếu tố lâm sàng trên bệnh nhân mày đay. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân mày đay tại Bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM có xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu với 20 dị ứng nguyên (10 hô hấp và 10 thực phẩm) bằng máy RIDA qLine® Allergy (R-Biopharm AG, Darmstadt, Đức) và xét nghiệm lẩy da với ba dị ứng nguyên tôm, cua, gà. Kết quả: Gồm 67 bệnh nhân mày đay, 55,2% bệnh nhân có ít nhất một kết quả IgE huyết thanh dương tính. Nhóm dị ứng nguyên hô hấp dương tính 52,2%. Trong đó, mạt Blomia Tropicalis chiếm 43,2%, mạt Dermatophagoides farinae 35,8%, mạt D.pterony 34,3%. Chỉ có 6% bệnh nhân mày đay dương tính với dị ứng nguyên thực phẩm gồm bạch tuột, mực, tôm, cua, gà và cá mòi. Xét nghiệm lẩy da chỉ có 1 trường hơp dương tính với tôm. Qua phân tích hồi quy đa biến, ghi nhận: thời gian tồn tại thương tổn mày đay càng lâu thì khả năng có ít nhất một kết quả dương tính trong xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu cao gấp 2,6 lần (OR = 2,6, CI 95% 1,02 – 6,63, p=0,04). Nữ giới có nguy cơ dị ứng với mạt cao hơn 4,67 lần so với nam giới (OR 4,67, CI 95% 1,07 – 20,23, p = 0,04). Nhóm có mức độ ngứa nặng thì có nguy cơ dị ứng với mạt cao hơn nhóm ngứa nhẹ (OR 2,24, CI 95% 1,07 – 4,65, p = 0,03). Kết luận: Tỉ lệ kháng thể IgE đặc hiệu dương tính với mạt là cao nhất.Tỉ lệ dương tính với dị ứng nguyên thực phẩm thấp. Từ khóa: mày đay, xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu, xét nghiệm lẩy da ABSTRACT SERUM-SPECIFIC IgE MEASUREMENTS AND SKIN PRICK TEST IN URTICARIA PATIENTS Pham Dinh Lam, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 1 - 2017: 36 - 43 Background: Urticaria is a common disorder, with a prevalence of approximately 20 percent in the general population. Serum-Specific IgE measurements and skin prick test are important tools for the clinician to diagnose allergic sensitization and could exclude a panel of aeroallergens and suspect foods in urticaria patients. Objectives: to determine the positive results of serum-specific IgE measurements and skin prick test and the correlation between these results and clinical symptoms in urticarial patients. Methods: A case series study of patients with urticaria at University Medical Center Ho Chi Minh City. Diagnosis of urticaria was based on clinical findings. Sera from the patients were analyzed for specific IgE antibodies to 20 allergens (10 for inhalant and 10 for food panel) by using RIDA qLine® Allergy (R-Biopharm AG, Darmstadt, Germany) and skin prick tests were performed with 3 food allergens (shrimp, crab and chicken). * Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh ** Bộ môn Da Liễu, ĐH Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: TS.BS Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 37 Results: Sixty-seven urticarial patients were evaluated. More than half of the patients (55.2%) showed a positive reaction to at least one allergen-specific IgE. The positive rate of inhalant allergens was 52.2%.The most commonly detected allergen was Blomia Tropicalis 43.2%, Dermatophagoides farina 35.8% and D. pterony 34.3%. Most patients showed lower positive reactions to food allergens (6%) including octopus, shrimp, crab, chicken and sardine. Only one patient showed positive with shrimp allergen in skin prick test. The relationship between allergen-specific IgE positive and urticaria clinical were estimated by using logistic regression. High correlations were found between serum-Specific IgE positive and duration of wheals (OR = 2.6, CI 95% 1.02 – 6.63, p = 0.04); between mites-Specific IgE positive and genre (OR 4.67, CI 95% 1.07 - 20.23, p = 0.04); between mites-Specific IgE positive and intensity of pruritus (OR 2.24, CI 95% 1.07 - 4.65, p = 0.03). Conclusions: Serum-specific IgE measurements were highest positive in inhalant allergens, especial mites. Positive rates for response to food allergens were low. Key words: Urticaria, serum specific IgE mesurements, skin prick test ĐẶT VẤN ĐỀ Mày đay gồm sẩn phù, mảng phù nhất thời, thường ngứa và hay tái phát, là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 20% của dân số. Tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh mày đay đứng thứ ba sau bệnh chàm và mụn trứng cá, chiếm 37.306 lượt khám trong năm 2014 và tăng gấp đôi so với năm 2012. Tại Việt Nam hiện đã thực hiện các xét nghiệm để giúp tìm ra dị ứng nguyên trong các bệnh dị ứng. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Anh quốc (BSACI) về quản lý mày đay mạn tính và phù mạch thì xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu hoặc xét nghiệm lẩy da tìm các nguyên nhân dị ứng từ thức ăn vẫn được ưu tiên hàng đầu để giúp bệnh nhân loại trừ nghi ngờ nguyên nhân gây dị ứng từ thực phẩm(6). Các xét nghiệm này đã được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế ở Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả dương tính cũng như mối liên quan với các yếu tố dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân mày đay.Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kháng thể IgE đặc hiệu và xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định kết quả dương tính của xét nghiệm dị ứngđặc hiệu và mối tương quan với yếu tố lâm sàng trên bệnh nhân mày đay khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y DượcThành phố Hồ Chí Minh được chẩn đoán bệnh mày đay qua khám lâm sàng. Các bệnh nhân được làm xét nghiệm lẩy da với ba dị ứng nguyên thực phẩm tôm, cua, gà và xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu với 20 dị ứng nguyên. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca. Các bước tiến hành + Thu thập thông tin các bệnh nhân được chẩn đoán mày đay trên 18 tuổi. + Làm xét nghiệm lẩy da với dị ứng nguyên tôm, cua và gà. + Làm xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu với 20 dị ứng nguyên. + Phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu : Đặc điểm dịch tễ Mẫu nghiên cứu gồm 67 bệnh nhân mày đay. Nhóm tuổi 30 – 39 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (34,4%) phù hợp với y văn. Theo Fitzpatrick, hai đỉnh tuổi có tần suất mắc bệnh cao là sơ sinh đến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 38 9 tuổi và 30-40 tuổi. Trong mẫu nghiên cứu, nữ giới chiếm 82,4% (51 người) gấp 3,19 lần so với nam giới. Chỉ có 29,9% bệnh nhân sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại 70,1% sống tại các tỉnh thành khác. Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi (N = 67) Nhóm tuổi Tần số Tỉ lệ (%) 18 – 29 tuổi 22 32,8% 30 – 39 tuổi 23 34,4% 40 – 49 tuổi 14 20,9% ≥ 50 tuổi 8 11,9% Đặc điểm lâm sàng Có 40,3% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu khai có dị ứng với một hoặc nhiều loại thức ăn. Trong đó, chủ yếu là dị ứng với tôm, cua, gà và các hải sản khác. Tiền sử gia đình bị mày đay thì có 26,9% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có cha mẹ, con, anh chị em ruột trong gia đình bị bệnh mày đay. Tỉ lệ mày đay mãn tính chiếm 64,2% gấp đôi so với mày đay cấp tính. Chỉ có 17,9% bệnh nhân có biểu hiện phù mạch kèm theo, chủ yếu vùng mắt và môi. Bảng 2: Một số đặc điểm lâm sàng liên quan đến độ nặng của mày đay (N = 67) Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) 1 – 10 thương tổn 37 55,2% 10 – 20 thương tổn 14 20,9% > 20 thương tổn 16 23,9% 1 lần trong ngày 24 35,8% 2 - 3 lần trong ngày 37 55,2% > 3 lần trong ngày 6 9,0% Thương tổn < 1cm 21 31,3% Thương tổn 1 – 2cm 27 40,3% Thương tổn > 2cm 19 28,4% Thương tổn < 4 giờ 44 65,7% Thương tổn 4 – 12 giờ 19 28,4% Thương tổn > 12 giờ 4 5,9% Ngứa nhẹ 21 31,3% Ngứa trung bình 31 46,3% Ngứa nặng 15 22,4% Các bệnh nhân mày đay trong mẫu nghiên cứu có từ 1 đến 10 thương tổn chiếm đa số 55,2% và đa số có mức độ ngứa trung bình chiếm tỉ lệ 46,3%. Các thương tổn này phần lớn có kích thước từ 1 đến 2cm chiếm 40,3%, xuất hiện từ 1 đến 3 lần trong ngày chiếm đại đa số (91%) và các thương tổn này tồn tại trên da dưới 4 giờ chiếm 65,7%. Bảng 3: Phân bố mức độ nặng của bệnh theo Breneman và CS (N = 67) Mức độ nặng Tần số Tỉ lệ (%) Nhẹ (1 - 4 điểm) 9 13,8% Trung bình (5 - 9 điểm) 38 56,7% Nặng (≥ 10 điểm) 20 29,9% Trong mẫu nghiên cứu, các bệnh nhân mày đay được phân loại nhiều nhất là mức độ trung bình chiếm 56,7%, kế đến là mức độ nặng chiếm 29,9% trường hợp, và ít nhất là mức độ nhẹ chiếm 13,8%. Kết quả xét nghiệm Xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu Tỉ lệ xét nghiệm huyết thanh IgE có ít nhất một kết quả dương tính chiếm 55,2%. Trong đó, nhóm dị ứng nguyên hô hấp dương tính chiếm tỉ lệ cao 52,2%, nhóm dị ứng nguyên thực phẩm dương tính chiếm ti lệ thấp hơn 6,0%. Tác giả Nguyễn Thị Diệu Thúy và CS lấy mẫu ở 143 trẻ bị mày đay cấp tính dưới 15 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội, có 68 trẻ được làm xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu với 20 loại dị ứng nguyên, trong đó có 13 dị ứng nguyên thực phẩm và 7 dị ứng nguyên hô hấp. Kết quả định lượng kháng thể IgE đặc hiệu trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Diệu Thúy và CS cho thấy có 48,4% trẻ có kháng thể IgE đặc hiệu. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Diệu Thúy và CS. Tác giả Shin và CS tại Seoul Hàn Quốc xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu trên 245 bệnh nhân mày đay chỉ có 37,1% bệnh nhân có ít nhất một kết quả dương tính, thấp hơn so với kết quả của chúng tôi(7). Kết quả dương tính không có khác biệt giữa bệnh nhân mày đay cấp tính và mạn tính (38,3% và 34,2%), giống như nghiên cứu của chúng tôi là 58,3% (14/24) và 53,5% (23/43) theo bảng 7. Tác giả Chung và CS ghi nhận 51,7% bệnh nhân xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu có ít nhất một kết quả dương tính(2). Kết quả này gần tương đồng với kết quả của chúng tôi. Tỉ lệ dương tính ở bệnh nhân mày đay cấp tính là 53,0% và bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 39 nhân mày đay mạn tính là 49.5%, khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, vẫn có kết quả nghiên cứu cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của tác giả Ga trên 707 bệnh nhân mày đay mạn tính làm xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu trên 35 dị ứng nguyên, có 78,3% bệnh nhân dương tính(3). Tác giả Zeng nghiên cứu trên 437 trẻ thấy rằng tỉ lệ dương tính với IgE đặc hiệu là 69,1%(8). Một số tác giả nước ngoài thực hiện nghiên cứu trên trẻ em và có tỉ lệ kết quả dương tính cao. Tuy nhiên do ở Việt Nam trẻ em chủ yếu khám tại bệnh viện Nhi hoặc tại phòng khám chuyên khoa Nhi, do đó trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ chọn làm nghiên cứu trên người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống như kết quả một số nghiên cứu khác cho thấy nhóm dân số mắc bệnh nhiều nhất là nhóm thanh niên trẻ, nữ mắc bệnh mày đay nhiều hơn nam và có phương hướng giảm dần theo nhóm tuổi. Bảng 4: Kết quả dương tính của xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu tương ứng với từng loại dị ứng nguyên hô hấp (N = 67) Dị ứng nguyên Tần số Tỉ lệ (%) Mạt pteronyssinus 23 34,3% Mạt farinae 24 35,8% Mạt blomia 29 43,2% Lông mèo 2 3,0% Lông chó 0 0,0% Lông chuột 1 1,5% Gián 4 6,0% Lông chim 1 1,5% Bụi cỏ 12 17,9% Đất 1 1,5% Trong nhóm dị ứng nguyên hô hấp, mạt dương tính với tỉ lệ cao. Mạt Blomia Tropicalis dương tính với tỉ lệ cao nhất chiếm 43,2%, kế đến là mạt Dermatophagoides pteronyssinus (34,3%) và mạt D.farinae (35,8%). Dị ứng nguyên hô hấp dương tính với tỉ lệ cao chiếm 52,2% bệnh nhân mày đay. Trong nhóm dị ứng nguyên hô hấp thì mạt chiếm tỉ lệ 78,3% rất cao trong nghiên cứu của chúng tôi (mạt pteronyssinus chiếm 34,3%, mạt farinae chiếm 35,8% và mạt blomia chiếm 43,2%) còn lại là lông chim, lông chó, lông mèo, gián, và bụi cỏ. Theo tác giả Zeng, các loại dị ứng nguyên thường gặp nhất là mạt nhà (farinae), sữa, lông chó mèo. Kháng thể IgE đặc hiệu hay gặp nhất ở trẻ em là mạt nhà, gặp ở 86% trẻ viêm mũi dị ứng, 41,2% viêm da cơ địa, 27,6% viêm da cơ địa và 20% mày đay. Kháng thể IgE với lông chó và lông mèo gặp ở 23,5% trẻ viêm da cơ địa và 18,1% trẻ viêm da cơ địa. Nghiên cứu của tác giả Zeng chỉ ra kháng thể IgE đặc hiệu đối với sữa, thịt bò, thịt cừu trên trẻ mày đay dao động từ 14 đến 24%. Đối với các dị ứng nguyên hô hấp thì dương tính ở trẻ dưới 3 tuổi cao hơn trẻ trên 3 tuổi, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)(8). Nghiên cứu của tác giả Ga kết quả dương tính vẫn chủ yếu là mạt farinae 31,8%, mạt pteronyssinus 24,5%, bụi nhà 24,0%, lông mèo 9,3%(3). Tác giả Chung và CS ghi nhận, cả bệnh nhân mày đay cấp tính và mạn tính dị ứng nguyên mạt farinae chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là mạt pteronyssinus và bụi nhà(2). Tác giả Shin và CS cũng ghi nhận trong nhóm có kết quả dương tính, gặp nhiều nhất là mạt farinae 25,9%, thứ hai là mạt pteronyssinus 22,4%, thứ ba là mạt nhà 11,4%, thứ tư là mugwort 5,7%, thứ năm là gián 5,3%, không có khác biệt giữa mày đay cấp tính và mạn tính(7). Theo tác giả Lee và CS, mạt farinae chiếm tỉ lệ dương tính cao nhất (24,3%) trong các bệnh nhân mày đay mạn tính, kế đến là mạt pteronyssinus (21,4%), bụi nhà (7,1%) và tôm 4,3%(4). Các tác giả đều ghi nhận dị ứng nguyên hay gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý da do miễn dịch như viêm da cơ địa dị ứng, mày đay là nhóm mạt nhà gồm mạt farinae, mạt pteronyssinus. Nhóm mạt này cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng ở các bệnh nhân hen và viêm mũi mạn tính(7). Bảng 5: Kết quả dương tính của xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu tương ứng với từng loại dị ứng nguyên thực phẩm (N = 67). Dị ứng nguyên Tần số Tỉ lệ (%) Tôm 1 1,5% Cua 1 1,5% Mực 2 3,0% Cá thu 1 1,5% Cá mòi 1 1,5% Cá ngừ 0 0,0% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 40 Dị ứng nguyên Tần số Tỉ lệ (%) Bò 0 0,0% Gà 1 1,5% Lòng đỏ trứng 0 0,0% Rau 1 1,5% Trong nhóm dị ứng nguyên thực phẩm, bạch tuộc và mực dương tính 3%, tôm, cua, gà đều dương tính với tỉ lệ 1,5%. Các tác giả nước ngoài ghi nhận tỉ lệ dương tính với dị ứng nguyên thực phẩm rất thấp. Tác giả Shin và CS ghi nhận trong số các dị ứng nguyên thực phẩm thì thường gặp nhất là tôm, cua, tiếp theo là nấm mốc, bò và gạo(7). Tác giả Chung và CS ghi nhận các dị ứng nguyên thực phẩm gồm đậu nành, gà, nấm, cá ngừ và cá hồi, chủ yếu trong nhóm mày đay mạn tính(2). Theo tác giả Nguyễn Thị Diệu Thúy và CS, có 42,4% dương tính với sữa và các thành phần của sữa, tiếp đến là lông chó, mèo 15,2%, mạt nhà 12,1%; các dị ứng nguyên khác chiếm tỉ lệ rất thấp(5). Trẻ em dương tính nhiều với các dị ứng nguyên sữa, trứng và thịt bò, còn người lớn thì dương tính nhiều với dị ứng nguyên tôm và cua. Kết quả này có thể được giải thích là sữa và thịt bò là thực phẩm chính trong thời kỳ trẻ nhỏ, dần dần được dung nạp theo thời gian, và trong giai đoạn trưởng thành thì dùng nhiều với các sinh vật biển(7). Kết quả của chúng tôi tương tự như các nghiên cứu trên thế giới, ở người lớn, dị ứng nguyên hô hấp cao hơn dị ứng nguyên thực phẩm. Điều này có thể giải thích là bệnh nhân dần dung nạp với dị ứng nguyên thực phẩm, trong khi đó, phơi nhiễm ngày càng nhiều với các dị ứng nguyên hô hấp mới(7). Xét nghiệm lẩy da Tỉ lệ dương tính của các dị ứng nguyên thực phẩm trong xét nghiệm lẩy da rất thấp. Dị ứng nguyên tôm dương tính một trường hợp chiếm tỉ lệ 1,5%, còn dị ứng nguyên cua và gà thì không có trường hợp nào dương tính. Kết quả của chúng tôi vẫn đáng tin cậy vì: Xét nghiệm này được thực hiện trong bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện lớn, có uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Trong quy trình làm xét nghiệm lẩy da, chúng tôi không sử dụng dị ứng nguyên thực phẩm tươi mà chúng tôi sử dụng bộ kit của hãng Stallergenes được bệnh viện đặt hàng và nhập khẩu chính thức. Bộ kit là sản phẩm thương mại nên đã được chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng tốt. Tất cả các xét nghiệm lẩy da đều do cùng một kỹ thuật viên thực hiện. Kỹ thuật viên này đã được đào tạo chính thức từ nhân viên của hãng Stallergenes và đã thực hiện kỹ thuật lẩy da hơn ba năm nay. Tỉ lệ dương tính của xét nghiệm lẩy da với dị ứng nguyên thực phẩm thấp, mà cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi thấp do giới hạn về mặt thời gian. Xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu cũng chỉ có 1 trường hợp dương tính với tôm, tuy nhiên hai kết quả này dương tính trên hai bệnh nhân khác nhau. Từ trước đến nay, chưa có nghiên cứu và tổng kết về xét nghiệm lẩy da tại Việt Nam. Theo các tác giả trên thế giới kết quả lẩy da với dị ứng nguyên thực phẩm cũng không cao. Tác giả Caliskaner nghiên cứu trên 259 bệnh nhân mày đay mạn tính được làm xét nghiệm lẩy da với 56 dị ứng nguyên thường gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ có 27,4% bệnh nhân có ít nhất một kết quả dương tính, phần lớn là bệnh nhân mày đay mạn tính dương tính với mạt (chiếm 24,7%). Các dị ứng nguyên khác dương tính không cao như phấn hoa (7,7%), gián (0,8%) ở bệnh nhân mày đay và không đề cập đến dị ứng nguyên thực phẩm (1). Tác giả Ga nghiên cứu trên 304 bệnh nhân mày đay mạn tính có làm xét nghiệm lẩy da với 54 dị ứng nguyên, có 78,3% bệnh nhân dương tính, kết quả chủ yếu dương tính là mạt farinae 52.0%, mạt pteronyssinus 47,7%, gián 27,3%(3). Tuy nhiên tác giả không đề cập đến tỉ lệ dương tính với dị ứng nguyên thực phẩm. Dị ứng nguyên thực phẩm thay đổi, khác nhau ở trẻ em và người lớn. Ở trẻ em dương tính với dị ứng nguyên thực phẩm cao hơn người lớn và đặc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 41 biệt là với các dị ứng nguyên sữa, trứng, thịt bò là nguồn dinh dưỡng chính trong thời kỳ thơ ấu, dần dần được dung nạp theo thời gian. Còn người lớn thì dương tính nhiều với dị ứng nguyên tôm, cua do trong giai đoạn trưởng thành thì dùng nhiều với các sinh vật biển(7). Chúng tôi nhận thấy xét nghiệm lẩy da vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để phát huy tính ưu việt của nó bên cạnh xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu: Xét nghiệm lẩy da giúp rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả của bệnh nhân, chỉ cần thời gian 15 phút là có kết quả ngay, trong khi làm xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu cần hơn một buổi mới có kết quả xét nghiệm. Đặc biệt các bệnh nhân đến từ các tỉnh khác thì xét nghiệm lẩy da phù hợp hơn. Xét nghiệm lẩy da có chi phí giá thành thấp hơn cho những bệnh nhân cần xác định một hoặc vài dị ứng nguyên thực phẩm mà bệnh nhân nghi ngờ, trong khi xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu phải làm một kit 20 dị ứng nguyên nên chi phí cao hơn. Bệnh nhân thấy trực tiếp kết quả xét nghiệm nên cũng hiểu rõ mình có dị ứng hay không dị ứng với dị ứng nguyên mà bệnh nhân nghi ngờ lâu nay, giúp giải tỏa tâm lý kiêng khem của người Việt Nam. Trên thế giới, xét nghiệm lẩy da được chọn lựa để đánh giá tình trạng dị ứng với một số dị ứng nguyên không thường gặp mà trong bộ kit làm sẵn của xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu không có(9). Chi phí đầu tư thấp, dễ dàng áp dụng cho các bệnh viện lớn tại các tỉnh thành trong cả nước, giúp bệnh nhân tìm ra được chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng. Xét nghiệm lẩy da vẫn được xem là xét nghiệm đầu tiên để đánh giá dị ứng với thực phẩm(9), giúp sàng lọc bệnh nhân để xác định xem có cần làm thử nghiệm dị ứng thức ăn qua đường miệng. Theo bảng 7, có 40,3% (27/67) bệnh nhân mày đay có dị ứng với thức ăn, cứ khoảng hai người đến khám vì mày đay thì có một người kiêng ăn. Do đó kết quả xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu cho dị ứng nguyên thực phẩm hay kết quả xét nghiệm lẩy da với dị ứng nguyên thực phẩm góp phần giải tỏa bớt tâm lý căng thẳng cho bệnh nhân mày đay có nên tiếp tục kiêng những thức ăn đặc biệt đó. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Anh quốc (BSACI) về quản lý mày đay mạn tính và phù mạch thì xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu hoặc xét nghiệm lẩy da tìm các nguyên nhân dị ứng từ thức ăn vẫn được ưu tiên hàng đầu để giúp bệnh nhân loại trừ nghi ngờ nguyên nhân gây dị ứng từ thực phẩm(6). Phân tích mối tương quan Bảng 6: Mối tương quan giữa xét nghiệm huyết thanh IgE với các yếu tố dịch tễ (N = 67) Yếu tố dịch tễ XN IgE huyết thanh dương tính N (%) XN IgE huyết thanh âm tính N (%) P Tuổi 35,35 ± 11,04 36,33 ± 11,28 0,72 (#) Giới tính Nam 7 (19,9%) 9 (30%) 0,29 (*) Nữ 30 (81,1%) 21 (70%) Địa chỉ TpHCM 10 (27%) 10 (33,3%) 0,57 (*) Tỉnh khác 27 (73%) 20 (66,7%) (#) Phép kiểm t (*) Phép kiểm Chi-Square Bảng 7: Mối tương quan giữa xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu với các yếu tố lâm sàng (N = 67) Yếu tố lâm sàng XN IgE huyết thanh dương tính N (%) XN IgE huyết thanh âm tính N (%) P Tuổi khởi phát 28,81 ± 10,14 32,83 ± 11,56 0,28 (#) Số lần mắc bệnh Lần đầu 7 (18,9%) 5 (16,7%) 0,81 Nhiều lần 30 (81,1%) 25 (83,3%) Thời gian bệnh Cấp 14 (37,8%) 10 (33,3%) 0,71 Mạn 23 (62,2%) 20 (66,7%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 42 Yếu tố lâm sàng XN IgE huyết thanh dương tính N (%) XN IgE huyết thanh âm tính N (%) P Phù mạch Có 8 (21,6%) 4 (13,3%) 0,38 Không 29 (78,4%) 26 (86,7%) Tiền sử gia đình Có 8 (21,6%) 10 (33,3%) 0,28 Không 29 (78,4%) 20 (66,7%) Tiền sử dị ứng Có 15 (40,5%) 12 (40%) 0,96 Không 22 (59,5%) 18 (60%) Số lượng thương tổn 1 – 10 18 (48,6%) 19 (63,4%) 0,62* 11 – 20 (24,3%) 5 (16,7%) > 20 10 (27%) 6 (20%) Số lần lặp trong ngày 1 14 (37,8%) 10 (33,3%) 0,52* 2 – 3 21 (56,8%) 16 (53,3%) > 3 2 (5,4%) 4 (13,3%) Kích thước thương tổn < 1 cm 7 (18,9%) 12 (40,0%) 0,14* 1 – 2 cm 16 (43,2%) 11 (36,7%) > 2 cm 14 (37,8%) 7 (23,3%) TG tồn tại thương tổn 1 – 4 giờ 21 (56,8%) 23 (76,7%) 0,09* 4 – 12 giờ 12 (32,4%) 7 (23,3%) > 12 giờ 4 (10,8%) 0 (0%) Mức độ ngứa Nhẹ 8 (21,6%) 13 (43,3%) 0,17* Trung bình 20 (54,1%) 11 (36,7%) Nặng 9 (24,3%) 6 (20,0%) Phép kiểm Chi-Square (*) Phép kiểm Fisher (#) Phép kiểm t Bảng 8 Mối tương quan giữa kết quả xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu với các yếu tố dịch tễ, lâm sàng bằng hồi quy đa biến (N = 67) Đặc điểm Đơn biến Đa biến p OR (CI 95%) p OR (CI 95%) Giới tính 0,29 0,59 – 5,71 Địa chỉ 0,57 0,47 – 3,86 Mắc bệnh nhiều lần 0,81 0,24 – 3,04 Cấp / Mạn 0,71 0,30 – 2,25 Phù mạch 0,38 0,48 – 6,66 Gia đình có mày đay 0,28 0,18 – 1,64 Tiền sử dị ứng 0,96 0,38 – 2,73 TG thương tổn> 4 giờ 0,09 0,86 – 7,28 0,04 2,6 (1,02 – 6,63) Mức độ ngứa nặng 0,17 0,71 – 6,17 Đơn biến : Phép kiểm Chi-Square, biến nhị giá Đa biến : Phân tích hồi quy logistic Qua phân tích đơn biến giữa các yếu tố dịch tễ, lâm sàng với xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu, chúng tôi ghi nhận các khác biệt trong kết quả không có ý nghĩa thống kê. Nhưng khi phân tích hồi quy logistic, chúng tôi ghi nhận thời gian thương tổn càng lâu thì khả năng xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu dương tính cao hơn, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,04). Nhóm bệnh nhân mày đay có thời gian thương tổn kéo dài hơn 4 giờ thì khả năng xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu có kết quả dương tính cao gấp 2,6 lần so với nhóm có thời gian thương tổn kéo dài dưới 4 giờ (OR=2,6 và CI 95% là 1,02 – 6,64). Như vậy thời gian thương tổn kéo dài liên quan với xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu dương tính. Bệnh mày đay xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới đã được nhắc nhiều trong các y văn. Qua phân tích đa biến, chúng tôi cũng nhận thấy nữ giới có nguy cơ bị dị ứng với mạt cao gấp 4,67 lần so với nam giới, khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,04. Kết quả này chưa thấy y văn ghi nhận. Tại Việt Nam, nữ giới làm công việc nhà nhiều hơn nam giới, hơn nữa theo bảng 1 có 70,1% (47/67) dân số sống ở tỉnh nên nữ giới tiếp xúc nhiều với bụi mạt nhà. Nhóm có mức độ ngứa nặng thì có nguy cơ dị ứng với mạt cao hơn nhóm ngứa nhẹ 2,24 lần, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,03. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học 43 Bảng 9 Mối tương quan giữa kết quả xét nghiệm huyết thanh IgE đặc hiệu có nhóm mạt dương tính với các yếu tố dịch tễ, lâm sàng bằng hồi quy đa biến (N = 67) Yếu tố dịch tễ Đơn biến Đa biến p OR (CI 95%) p OR (CI 95%) Giới tính 0,13 0,75 – 8,15 0,04 4,67 (1,07 – 20,23) Địa chỉ 0,47 0,54 – 4,53 Mắc bệnh nhiều lần 0,86 0,26 – 3,13 Cấp / Mạn 0,81 0,41 – 3,07 Phù mạch 0,15 0,69 – 9,61 Gia đình có mày đay 0,38 0,21 – 1,84 Tiền sử dị ứng 0,58 0,49 – 3,51 TG thương tổn > 4 giờ 0,12 0,80 – 6,29 Mức độ ngứa nặng 0,09 0,83 – 7,86 0,03 2,24 (1,07 – 4,65) Đơn biến : Phép kiểm Chi-Square, biến nhị giá Đa biến : Phân tích hồi quy logistic KẾT LUẬN Tỉ lệ bệnh nhân mày đay có ít nhất một kết quả dương tính chiếm 55,2%. Nhóm dị ứng nguyên hô hấp dương tính tỉ lệ cao 52,2% số bệnh nhân mày đay. Mạt chiếm tỉ lệ rất cao, mạt blomia 43,2%, mạt farinae 35,8%, mạt pteronyssinus 34,3%. Chỉ có 6% bệnh nhân mày đay dương tính với dị ứng nguyên thực phẩm. Mực chiếm cao nhất, kế đến là tôm, cua, gà và cá mòi. Xét nghiệm lẩy da với nhóm thực phẩm tỉ lệ âm tính cao nên giúp bệnh nhân loại bỏ bớt những thực phẩm ăn kiêng không cần thiết. Qua phân tích hồi quy đa biến, ghi nhận: Thương tổn hồng ban, sẩn phù tồn tại trên da càng lâu thì khả năng có ít nhất một kết quả dương tính trong xét nghiệm IgE huyết thanh đặc hiệu cao gấp 2,6, khác biệt có ý nghĩa thống kê lần p=0,04. Nữ giới có nguy cơ dị ứng với mạt cao hơn 4,67 lần so với nam giới, khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,04. Nhóm có mức độ ngứa nặng thì có nguy cơ dị ứng với mạt cao hơn nhóm ngứa nhẹ, khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,03. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Caliskaner Z, Ozturk S, Turan M, et al. (2004), "Skin test positivity to aeroallergens in the patients with chronic urticaria without allergic respiratory disease", J Investig Allergol Clin Immunol, 14 (1), pp. 50-4. 2. Chung HC, Ahn SK (2015), "Comparison of MAST-CLA System Results and Allergen Detection Rates between Acute and Chronic Urticaria Patients in Gangwon,Yeongseo Province, Korea", J Dermatol, 53 (5), pp. 374-80. 3. Ga YL, Hae YC, Ki BM, et al. (2010), "Analysis of the results in recent 10 year allergen test about patients with urticaria", Ewha Med J Vol, No.2, pp. 71-80. 4. Lee GY, Choi HY, Myung KB, et al. (2010), "Analysis of the Results in Recent 10-year Allergen Test about Patients with Urticaria", Ewha Med J Vol, 33 (2), pp. 71–80. 5. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Lê Thị Minh Hương (2013), "Nguyên nhân mày đay cấp ở trẻ em", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập17, tr.232-4. 6. Powell RJ, Leech SC, Till S, et al. (2015), "BSACI guideline for the management of chronic urticaria and angioedema", Clinical Et Experimental Allergy, 45, pp. 547-65. 7. Shin JW, Jin SP, Lee JH, et al. (2010), "Analysis of MAST-CLA Results as a Diagnostic Tool in Allergic Skin Diseases", Ann Dermatol, 22 (1), pp. 35-40. 8. Zeng YH, Zhang D, Shu Y, et al. (2009), "Detection of serum specific IgE in 437 children with allergic disease", Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 11 (7), pp. 543-5. 9. Zuberbier T, Asero R, Bindslev-Jensen C, et al. (2009), "EAACI/GA(2)LEN/EDF/WAO guideline: management of urticaria", Allergy, 64 (10), pp. 1427-43. Ngày nhận bài báo: 14/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhang_the_ige_dac_hieu_va_xet_nghiem_lay_da_tren_benh_nhan_m.pdf