Tài liệu Kháng nguyên HLA-DR2 trên bệnh nhân lupus đỏ hệ thống: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
88
KHÁNG NGUYÊN HLA-DR2 TRÊN BỆNH NHÂN
LUPUS ĐỎ HỆ THỐNG
Phạm Thị Uyển Nhi*, Lê Thái Vân Thanh**, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: Vai trò của hệ gen HLA-DR trên bệnh lupus đỏ hệ thống đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ
nay. Gần đây, người ta nhận thấy rằng kháng nguyên HLA-DR2 là một trong các gen chỉ điểm có vai trò tiềm
năng trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus đỏ hệ thống. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu chỉ ra kháng
nguyên HLA-DR2 cũng có thể liên quan tới biến chứng thận trong bệnh lupus.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 và bệnh lupus đỏ hệ thống cũng như như
mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 với tổn thương thận do lupus.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân lupus đỏ hệ thống được chẩn đoán theo một trong hai
tiêu chuẩn ACR 1997 và SLICC 2012. Nhóm chứng có độ tuổi và giới tính tương đồng nhóm bệnh. Chúng tôi
thu thập mẫu máu ở cả hai nhóm đ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kháng nguyên HLA-DR2 trên bệnh nhân lupus đỏ hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
88
KHÁNG NGUYÊN HLA-DR2 TRÊN BỆNH NHÂN
LUPUS ĐỎ HỆ THỐNG
Phạm Thị Uyển Nhi*, Lê Thái Vân Thanh**, Văn Thế Trung**
TÓM TẮT
Mở đầu: Vai trò của hệ gen HLA-DR trên bệnh lupus đỏ hệ thống đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ
nay. Gần đây, người ta nhận thấy rằng kháng nguyên HLA-DR2 là một trong các gen chỉ điểm có vai trò tiềm
năng trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus đỏ hệ thống. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu chỉ ra kháng
nguyên HLA-DR2 cũng có thể liên quan tới biến chứng thận trong bệnh lupus.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 và bệnh lupus đỏ hệ thống cũng như như
mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2 với tổn thương thận do lupus.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân lupus đỏ hệ thống được chẩn đoán theo một trong hai
tiêu chuẩn ACR 1997 và SLICC 2012. Nhóm chứng có độ tuổi và giới tính tương đồng nhóm bệnh. Chúng tôi
thu thập mẫu máu ở cả hai nhóm để xét nghiệm tìm kháng nguyên HLA-DR2 bằng phương pháp PCR. Chúng
tôi so sánh tỉ lệ kháng nguyên HLA-DR2 giữa nhóm bệnh nhân lupus đỏ hệ thống và nhóm chứng để tìm mối
liên quan. Đồng thời, chúng tôi cũng so sánh tỉ lệ HLA-DR2 giữa nhóm bệnh lupus đỏ hệ thống có biến chứng
thận và nhóm chứng, giữa nhóm lupus đỏ hệ thống có và không có biến chứng thận để xác định mối liên quan.
Kết quả: Chúng tôi đã thu thập được 80 bệnh nhân (74 nữ và 6 nam) và 30 người ở nhóm chứng trong
nghiên cứu này. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự gia tăng cao có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ kháng
nguyên HLA-DR2 ở nhóm bệnh nhân lupus đỏ hệ thống so với nhóm chứng (51,2% ở nhóm bệnh và 20% ở
nhóm chứng, P = 0,003, OR = 4,205). Khi phân tích mối liên quan trên nhóm bệnh lupus đỏ hệ thống có biến
chứng thận, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ kháng nguyên HLA-DR2 tăng cao hơn hẳn so với nhóm chứng (61,8% và
20%, P=0,000, OR = 6,476). Từ đó, chúng tôi phân tích riêng giữa hai nhóm bệnh lupus đỏ hệ thống có và không
có biến chứng thận, kết quả cho thấy tỉ lệ giữa hai nhóm này khác biệt có ý nghĩa thống kê (61,8% và 28%, P =
0,005, OR = 4,163).
Kết luận: Kháng nguyên HLA-DR2 liên quan với bệnh lupus đỏ hệ thống cũng như biến chứng thận.
Chúng tôi cho rằng các bác sĩ lâm sàng có thể xem xét thực hiện xét nghiệm tìm kháng nguyên HLA-DR2 để hỗ
trợ chẩn đoán cũng như tiên lượng diễn tiến thành biến chứng thận của bệnh lupus đỏ hệ thống.
Từ khóa: Kháng nguyên HLA-DR2, lupus đỏ hệ thống, biến chứng thận, yếu tố gen.
ABSTRACT
ANALYZING HLA-DR2 ANTIGEN IN VIETNAMESE PATIENTS WITH SYSTEMIC LUPUS
ERYTHEMATOSUS
Pham Thi Uyen Nhi, Le Thai Van Thanh, Van The Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 88 - 93
Background: The role of HLA-DR in systemic lupus erythematosus (SLE) has been widely researched
for decades. Recently, HLA-DR2 has been found that there was the potential to be one of the genetic marker
for diagnosis and prediction for SLE. In addition, HLA-DR2 also has a significant association with renal
disorder of lupus.
* Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
89
Aim: To clarify the association between genetic marker HLA-DR2 and SLE as well as SLE with
renal disorder.
Methods: Vietnamese patients were diagnosed with SLE according to the ACR 1997 and/or SLICC
2012 and healthy controls, ethnically, agedly and sexually were matched with lupus patients. Two groups
were collected blood samples to determine HLA-DR2 antigen by using PCR technique based on
commercially obtained antisera defining DR1-DRw10. We compared frequency of HLA-DR2 between the
SLE patients and the controls. We also compared SLE patients with renal disorder and the controls, SLE
patients with and without renal disorder.
Results: Eighty patients (74 females and 6 males) and thirty controls were collected in our study.
There was a significantly higher frequency of HLA-DR2 prevalence in patients with SLE versus the control
(51.2% in SLE versus 20% in control, P=0.003, OR = 4.205). Analyzing the HLA-DR2 allele distribution
in SLE patients with renal disorder revealed that HLA-DR2 frequency was enormously increased when
compared with controls (61.8% versus 20%, P=0.000, OR = 6.476). Interestingly, there was a significant
difference in HLA-DR2 allele distribution between the SLE patients with and without renal disorder
(61.8% versus 28%, P = 0.005, OR = 4.163).
Conclusions: HLA-DR2 antigen associated with SLE and renal disorder. We suggest that the clinicians
should consider HLA-DR2 antigen test for supporting diagnosis as well as prognosis renal disorder.
Keywords: HLA-DR2, systemic lupus erythematosus, renal disorder, genetic factor
MỞ ĐẦU
Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những
bệnh viêm tự miễn mãn tính gây tổn thương đa
cơ quan(12). Cơ chế bệnh sinh của bệnh phức tạp,
đến nay vẫn còn nhiều cơ chế chưa được hiểu rõ.
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra được các gen nhạy
cảm với bệnh, trong đó có hệ thống kháng
nguyên bạch cầu người HLA. Từ năm 1970, hệ
gen HLA được xác định có liên quan đến bệnh
lupus ban đỏ hệ thống và viêm thận(3,11,16,17).Từ
thế kỷ 20, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự
tăng đáng kể tỉ lệ kháng nguyên DR2 ở nhóm
bệnh nhân lupus đỏ hệ thống cũng như lupus đỏ
hệ thống gia đình. HLA-DR2 có tiềm năng là dấu
chỉ để chẩn đoán lupus đỏ hệ thống, tiên lượng
khả năng chuyển thành lupus đỏ hệ thống ở
nhóm bệnh nhân chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán.
Đồng thời, HLA-DR2 cũng có tiềm năng trở
thành yếu tố dự đoán lupus thận trên nhóm
bệnh nhân SLE, tiên lượng khả năng mắc lupus
ở các thành viên trong gia đình của bệnh nhân
lupus cũng như là một yếu tố tư vấn khả năng
lupus gia đình ở nhóm bệnh nhân nữ trẻ và
đang ở độ tuổi sinh đẻ(6,7). Một vài nghiên cứu
gần đây cho thấy tỉ lệ kháng nguyên HLA-DR2
tăng cao trên nhóm bệnh nhân lupus đỏ hệ
thống người châu Á(1,13,14).
Tại Việt Nam, lupus đỏ hệ thống cũng là một
trong những bệnh tự miễn có tỉ lệ cao, tuy nhiên,
bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn khi đã
có tổn thương các cơ quan nặng gây khó khăn
trong điều trị và ảnh hưởng nhiều đến tiên
lượng bệnh. Chính vì vậy, nếu hiểu biết hơn về
bệnh sinh lupus đỏ hệ thống, vai trò của gen nói
chung và HLA-DR2 nói riêng sẽ góp phần vào
công tác chẩn đoán, tiên lượng diễn tiến bệnh
của bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và miễn dịch học của bệnh nhân lupus đỏ
hệ thống
Xác định tỉ lệ kháng nguyên HLA DR2 trên
nhóm bệnh nhân lupus đỏ hệ thống
Xác định mối liên quan giữa HLA DR2 và
bệnh lupus đỏ hệ thống
Xác định mối liên quan giữa HLA-DR2 và
tổn thương thận do lupus
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
90
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang phân tích
Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân lupus hệ thống đến khám tại
Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/09/2016 đến ngày
30/05/2017.
Tiêu chuẩn nhận vào
Nhóm bệnh
Bệnh nhân lupus đỏ hệ thống đã được chẩn
đoán theo tiêu chuẩn ACR 1997 hoặc tiêu chuẩn
SLICC 2012. Có cả cha mẹ đều là người Việt
Nam. Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên. Bệnh nhân
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nhóm chứng
Người khỏe mạnh có các đặc điểm: độ tuổi,
giới tính tương đồng với nhóm bệnh, đồng ý
tham gia nghiên cứu. Tương tự tiêu chuẩn nhận
vào. Không có tiền căn gia đình mắc các bệnh
mô liên kết tự miễn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cấp tính đe
dọa tính mạng. Bệnh nhân có các bệnh lý bẩm
sinh gây tổn thương thận không do SLE.
Cỡ mẫu
Tính cỡ mẫu theo công thức:
N: Cỡ mẫu tối thiểu (74 mẫu); Z: giá trị được tra từ
bảng phân phối chuẩn, Z=1,96 với khoảng tin cậy 95%; α:
xác suất sai lầm loại 1, nếu α = 0,05 Z0,975 = 1,96; P:
85,7% (theo nghiên cứu của Azizah M. R. và cs; d: độ chính
xác (hay là sai số cho phép) d = 0,08.
Tỉ lệ 2 bệnh: 1 chứng.
Thu thập mẫu máu và xét nghiệm:
Trên từng mẫu bệnh và chứng, chúng tôi lấy
2 ml máu tĩnh mạch chứa trong ống nghiệm có
chứa chất chống đông EDTA, sau đó vận chuyển
mẫu máu về Trung tâm Sinh học Phân tử Đại
học Y dược TPHCM. Tại đây mẫu máu được
tách chiết đoạn acid nucleic bằng phương pháp
phenol/chloroform hoặc khử muối, sau đó
khuếch đại nucleic acid bằng kĩ thuật DR PCR-
SSP để tìm kháng nguyên HLA-DR2.
Phân tích số liệu
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm
thống kê SPSS 16.0. Giá trị p <0,05 được xem là
có ý nghĩa thống kê
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 80 bệnh
nhân và 30 người ở nhóm chứng thỏa các tiêu
chuẩn chọn mẫu.
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân
lupus đỏ hệ thống trong nghiên cứu
Đặc điểm bệnh nhân N (%)
Nữ 74 (92,5%)
Tuổi chẩn đoán bệnh
a
27 (20-34,75)
Thời gian tiếp xúc ánh nắng trong
ngày
a*
0,5 (0,5-1,5)
Tiền căn gia đình 6 (7,5%)
Thời gian bệnh
a**
3 (0,75-6)
Hồng ban cánh bướm 68 (85,0%)
Hồng ban dạng đĩa 13 (16,2%)
Nhạy cảm ánh sáng 70 (87,5%)
Loét miệng 39 (48,8%)
Viêm khớp 62 (77,5%)
Viêm đa màng 23 (28,8%)
Tổn thương thận 55 (68,8%)
Rối loạn thần kinh 4 (5%)
Rối loạn huyết học 38 (47,5%)
a Trung vị, bách phân vị 25th-75th; * giờ; ** năm
Tuổi trung vị của nhóm bệnh nhân lupus đỏ
hệ thống là 32 (24-38,75) tuổi. Tỉ lệ nữ/nam là
12.3/1, đa số bệnh nhân sống ở các khu vực ngoài
thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu tập trung ở
nhóm nội trợ và công nhân viên chức. (Bảng 1)
Tuổi chẩn đoán bệnh trung bình là 27 (20-
34,75) tuổi; thời gian bệnh khoảng 3 (0,75-6) năm;
đa số bệnh nhân lupus đỏ hệ thống không có
tiền căn gia đình; đặc điểm lâm sàng thường gặp
là hồng ban cánh bướm và nhạy cảm ánh sáng.
Các bất thường trên cận lâm sàng thường
gặp ở bệnh nhân lupus đỏ hệ thống là ANA
dương tính, Anti-ds DNA dương tính và giảm
bổ thể C3.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
91
Bảng 2: Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân lupus đỏ hệ thống
Cận lâm sàng Tỉ lệ (%) Cận lâm sàng Trung bình +ĐLC
Đạm niệu 52,6 RBC 3,77± 0,09 T/L
Hồng cầu trong nước tiểu 47,5 HCT 32,92 ± 0,80 %
Thiếu máu đẳng sắc đẳng bào 47,5 HGB 10,72 ± 0,27 mg/dL
Giảm bạch cầu (<4000/mm
3
) 8,8 WBC 7,93 ± 0.41G/L
Giảm Lymphocyte (<1000/mm
3
) 34,2 Lymphocyte 1,61 ± 0.12 G/L
Giảm Lymphocyte (<1500/mm
3
) 54,4 PLT 248,25 ± 10,46 G/L
Giảm tiểu cầu (<100000/mm
3
) 8,8 BUN 22,45 ± 2,35 mg/dL
Giảm độ lọc cầu thận (<60mL/ph/1.73m
2
) 39,2 Creatinine 1,20 ± 0,06 mg/dL
Giảm bổ thể C3 68,1 C3 72,04 ± 4,24 mg/dL
Giảm bổ thể C4 34,7 C4 18,09 ± 1.43 mg/dL
ANA dương tính 84,1
Anti-ds DNA dương tính 56,2
Coomb test trực tiếp dương tính 30
Kháng nguyên HLA-DR2 và bệnh lupus đỏ hệ
thống
Bảng 3: Tỉ lệ HLA-DR2 trên bệnh nhân lupus đỏ hệ
thống
Kháng nguyên HLA-DR2 N Tỉ lệ (%)
Dương tính 41 51,2
Âm tính 39 48,8
Tổng cộng 80 100
Tỉ lệ kháng nguyên HLA-DR2 dương tính
51,2% ở nhóm bệnh nhân lupus đỏ hệ thống
Bảng 4: Mối liên quan giữa HLA-DR2 và bệnh lupus
đỏ hệ thống
HLA-DR2
Bệnh SLE
Tổng
Có Không
Dương tính 41 6 47(42,7%) P = 0,003
OR = 4,205
KTC 95%
(1,55-11,38)
Âm tính 39 24 63(57,3%)
Tổng 80 30 110 (100,0%)
Mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-
DR2 với bệnh lupus đỏ hệ thống có ý nghĩa
thống kê, với p=0,003 < 0,05 và OR= 4,205.
Mối liên quan giữa kháng nguyên HLA-DR2
và một số đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng-
miễn dịch học
Mối liên quan giữa HLA-DR2 và viêm thận
do lupus có ý nghĩa thống kê, với p=0,005, tỉ số
số chênh là 4,163 (Bảng 6).
Bảng 5: Mối liên quan giữa HLA-DR2 và đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng Kiểm định P
HLA-
DR2
Hồng ban cánh bướm
Hồng ban dạng đĩa
Nhạy cảm ánh sáng
Loét niêm mạc
Rụng tóc không sẹo
Viêm khớp
Tràn dịch đa màng
Tổn thương thận
Tổn thương thần kinh
Rối loạn huyết học
Giảm bổ thể C3
Giảm bổ thể C4
ANA
Anti-ds DNA
χ
2
0,178
0,838
0,933
0,650
0,209
0,512
0,169
0,005
0,330
0,120
0,330
0,295
0,529
0,673
Kháng nguyên HLA-DR2 và tổn thương thận
do lupus
Bảng 6: Mối liên quan giữa HLA-DR2 và tổn
thương thận do lupus
HLA-DR2
Tổn thương
thận/SLE Tổng
Có Không
Dương tính 34 7 41 (51,2%) P = 0,005
OR = 4,163
KTC 95%
(1,48-11,64)
Âm tính 21 18 39 (48,8%)
Tổng 55 25 (100,0%)
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng
Khi so sánh nghiên cứu của chúng tôi với các
công trình trên thế giới cũng như y văn, chúng
tôi thấy đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
92
lâm sàng khá tương đồng với các công trình
khác. Có một số đặc điểm tỉ lệ trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn như nhạy cảm ánh nắng,
hồng ban cánh bướm do sự khác nhau về chủng
tộc, vùng địa lý, ánh nắng mặt trời đã tạo nên sự
khác nhau này.
Triệu chứng lâm sàng
Nghiên cứu này
Tỉ lệ (%)
Sassi RH
(15)
Tỉ lệ (%)
Simon JA
(18)
Tỉ lệ (%)
Y văn
(8)
Tỉ lệ (%)
Hồng ban cánh bướm 85,0 56,3 53 50
Nhạy cảm ánh sáng 87,5 71,7 44 70
Hồng ban dạng đĩa 16,2 11,8 14 20
Loét niêm mạc 48,8 36,1 51 40
Rụng tóc không sẹo 91,2 - - 40
Tổn thương khớp 77,5 74,5 86 95
Viêm đa màng 28,8 25,4 22 30-50
Rối loạn huyết học 47,5 74,5 75 85
Tổn thương thần kinh 5,0 12 6 60
Sang thương da cấp 85,0 - - 80
Sang thương da bán cấp 2,5 - - 15
Sang thương da mạn 16,2 - - 20
Kháng nguyên HLA-DR2 và đặc điểm lâm
sàng-cận lâm sàng
Khi khảo sát mối liên quan giữa kháng
nguyên HLA-DR2 và một số đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và miễn dịch học trong mẫu
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết không
có mối liên quan nào giữa HLA-DR2 với các yếu
tố đã khảo sát. Có khả năng các đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng thay đổi theo diễn tiến của
bệnh, thời điểm chúng tôi khảo sát mẫu nghiên
cứu không phải là thời điểm khởi phát bệnh, khi
mà các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng nổi bật
nhất, chính vì thế chúng tôi chưa nhận thấy mối
liên quan.
Kháng nguyên HLA-DR2 và bệnh lupus đỏ hệ
thống
Chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ HLA-DR2 trong
nghiên cứu của chúng tôi khá cao (51,2%), tỉ lệ
này cao hơn nghiên cứu trong nước của tác giả
Phạm Đăng Khoa (25,3%), và thấp hơn so với tác
giả Azizah, nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân
Malaysia (85,7%). Tuy nhiên, kết quả của chúng
tôi khá tương đồng so với nghiên cứu của các tác
giả châu Âu, tác giả Kachru RB và tác giả Smolen
đều có tỉ lệ HLA-DR2 dương tính là 41%. Các kết
quả nghiên cứu trên đều cao hơn nhóm chứng
nhiều và đều có ý nghĩa thống kê. Các kết qủa
nghiên cứu này đều chứng tỏ rằng tỉ lệ HLA-
DR2 ở nhóm bệnh cao hơn hẳn nhóm chứng và
có ý nghĩa thống kê. Tỉ số nguy cơ tính được
trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao
(OR=4,20), điều này cho thấy nguy cơ bị bệnh
lupus đỏ hệ thống ở cao gấp 4 lần so với người
không có gen HLA-DR2. Chính vì vậy, có HLA-
DR2 có thể là một yếu tố giúp nghi ngờ chẩn
đoán bệnh trong những trường hợp chưa đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán.
Bảng 7: So sánh tỉ lệ kháng nguyên HLA-DR2 giữa
các nghiên cứu
Công trình
nghiên cứu
HLA-DR2
Nhóm bệnh
HLA-DR2
Nhóm chứng
P OR
Nghiên cứu này 51,2% 20% 0,003 4,20
Phạm Đăng
Khoa
(13)
Azizah MR
(1)
Kachru RB
(10)
Smolen JS
(20)
25,3%
85,7%
41%
41%
11%
61%
18%
25%
<0,05
<0,05
<0,001
<0,0005
-
-
3,03
-
Kháng nguyên HLA-DR2 và tổn thương thận
lupus
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ HLA-
DR2 dương tính ở nhóm bệnh nhân lupus đỏ
hệ thống có biến chứng thận là 61,8% thấp hơn
so với nghiên cứu của tác giả Azizah MR
(90%). Tỉ lệ dương tính ở nhóm không có tổn
thương thận của chúng tôi là 28%, cũng thấp
hơn so với tác giả này. Sự khác biệt các tỉ lệ
giữa hai nhóm trong nghiên cứu chúng tôi khá
lớn và có ý nghĩa thông kê (p=0,005). Tỉ số số
chênh trong nghiên cứu là 4,16, đây là một tỉ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
93
số cao. Điều này dự đoán những bệnh nhân
lupus đỏ hệ thống có xét nghiệm HLA-DR2
dương tính có nguy cơ diễn tiến đến tổn
thương thận cao gấp 4 lần so với nhóm bệnh
nhân lupus đỏ có HLA-DR2 âm tính.
Bảng 8: Tỉ lệ HLA-DR2 dương tính trên nhóm bệnh
nhân có tổn thương thận
Công trình
nghiên cứu
HLA-DR2(+)
Có tổn
thương thận
HLA-DR2(+)
Không tổn
thương thận
P OR
Nghiên cứu này 61,8% 28% 0,005 4,16
Azizah MR
(1)
90% 78% <0,05 -
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan mạnh
giữa kháng nguyên HLA-DR2 và bệnh Lupus đỏ
hệ thống cũng như biến chứng thận trên bệnh
nhân SLE. Từ đó chúng tôi kiến nghị nên đưa xét
nghiệm tìm kháng nguyên HLA-DR2 vào sử
dụng trên thực tế lâm sàng trên những bệnh
nhân nghi ngờ SLE nhưng chưa đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán theo ACR hoặc SLICC như một yếu tố
gợi ý chẩn đoán bệnh sớm hơn cũng như tiên
lượng nguy cơ diễn tiến viêm thận lupus ở
những bệnh nhân đã chẩn đoán SLE.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Azizah MR, Ainol SS, et al (2001). HLA antigens in Malay
patients with systemic lupus erythematosus: association with
clinical and autoantibody expression. The Korean journal of
internal medicine, 16(2), 123.
2. Beck S, & Trowsdale J (2000). The human major
histocompatibility complex: lessons from the DNA
sequence. Annual review of genomics and human genetics, 1(1),
117-137.
3. Ceccarelli F, Perricone C, Borgiani P, et al (2015). Genetic
Factors in Systemic Lupus Erythematosus: Contribution to
Disease Phenotype. Journal of immunology research, 2015 745647.
4. Choo SY (2007). The HLA system: genetics, immunology,
clinical testing, and clinical implications. Yonsei medical
journal, 48(1), 11-23.
5. Chowdhary VR, Dai C, Tilahun AY, et al (2015). A central role
for HLA-DR3 in anti-smith antibody responses and
glomerulonephritis in a transgenic mouse model of
spontaneous lupus. The Journal of Immunology, 195(10), 4660-
4667.
6. Chung SA, Brown EE, Williams AH, et al (2014). Lupus
nephritis susceptibility loci in women with systemic lupus
erythematosus. Journal of the American Society of Nephrology, 25
(12), 2859-2870.
7. Cooper GS, Dooley MA, Treadwell EL, et al (1998). Hormonal,
environmental, and infectious risk factors for developing
systemic lupus erythematosus. Arthritis & Rheumatology, 41(10),
1714-1724.
8. Hahn BH (2015). Systemic Lupus Erythematosus. In: MD Dan
L. Longo, et al., Harrison's Principles of Internal Medicine, 19th
Editors, McGraw Hill, New York
9. Hochberg MC (1997), "Updating the American college of
rheumatology revised criteria for the classification of systemic
lupus erythematosus". Arthritis & Rheumatology, 40(9), 1725-
1725.
10. Kachru RB, Sequeira W, Mittal KK, et al (1984). A significant
increase of HLA-DR3 and DR2 in systemic lupus
erythematosus among blacks. The Journal of rheumatology, 11(4),
471-474.
11. Niu Z, Zhang P, Tong Y (2015). Value of HLA-DR genotype in
systemic lupus erythematosus and lupus nephritis: a meta-
analysis. International journal of rheumatic diseases, 18(1), 17-28.
12. Phan Quang Đoàn (2009). Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). In:
Phan Quang Đoàn. Dị ứng- miễn dịch lâm sàng, 174-186. Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
13. Phạm Đăng Khoa (2006). Nghiên cứu tính đa hình thái của một
số gen nhạy cảm trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Luận án
tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
14. Referral GFOR, & Of M (1999). Guidelines for referral and
management of systemic lupus erythematosus in adults.
American College of Rheumatology Ad Hoc Committee on
Systemic Lupus Erythematosus Guidelines. Arthritis and
Rheumatism, 42, 1785-1796.
15. Sassi RH, Hendler JV, Piccoli GF, et al (2017). Age of onset
influences on clinical and laboratory profile of patients with
systemic lupus erythematosus. Clinical rheumatology, 36(1), 89-
95.
16. Shoenfeld Y, Zandman-Goddard G, Stojanovich L, et al (2008).
The mosaic of autoimmunity: hormonal and environmental
factors involved in autoimmune diseases--2008. The Israel
Medical Association Journal, 10(1), 8-12.
17. Shoenfeld Y, Isenberg DA (1989). The mosaic of autoimmunity.
Immunology today, 10(4), 123-126.
18. Simon JA, Cabiedes J, Ortiz E, Alcocer-Varela J, et al (2003).
Anti-nucleosome antibodies in patients with systemic lupus
erythematosus of recent onset. Potential utility as a diagnostic
tool and disease activity marker. Rheumatology, 43(2), 220-224.
19. Smith KJ Pyrdol J, Gauthier L, Wiley DC, et al (1998). Crystal
structure of HLA-DR2 (DRA* 0101, DRB1* 1501) complexed
with a peptide from human myelin basic protein. Journal of
Experimental Medicine, 188(8), 1511-1520.
20. Smolen JS, Klippel JH, et al (1987). HLA-DR antigens in
systemic lupus erythematosus: association with specificity of
autoantibody responses to nuclear antigens. Annals of the
rheumatic diseases, 46(6), 457-462.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khang_nguyen_hla_dr2_tren_benh_nhan_lupus_do_he_thong.pdf