Tài liệu Khám bệnh da liễu (tiếp): KHÁM BỆNH DA LIỄU
(Kỳ 2)
Bs Bùi Khánh Duy
2.4. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
+ Căn cứ vào đặc điểm về vị trí và các tính chất của tổn thương sơ đẳng, kết
hợp với bệnh sử, tiền sử để đề ra chẩn đoán phù hợp.
+ Chẩn đoán quyết định khi có xét nghiệm vi khuẩn học, miễn dịch học,
mô bệnh học da.
Dựa vào vị trí, tổn thương sơ đẳng và các yếu tố khác cần biện luận chẩn
đoán một cách rõ ràng, có lập luận vững chắc,logic.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh có vị trí hay tổn thương sơ đẳng và các
tính chất, diễn biến gần giống với bệnh đã được chẩn đoán.
2.5. Làm các xét nghiệm cần thiết về vi khuẩn học, xét nghiệm nấm, huyết
thanh học, miễn dịch học, mô bệnh học da hoặc nếu cần khám thêm các chuyên
khoa khác để bổ sung cho chẩn đoán và chẩn đoán quyết định.
3. Một số xét nghiệm ,khám nghiệm đặc biệt giúp cho chẩn đoán.
3.1. Một số thao tác thủ thuật giúp cho chẩn đoán, làm trực tiếp trên tổn
thương.
+ ấn kính: để phân biệt ban đỏ và ban xuất huyết dưới da...
5 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám bệnh da liễu (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁM BỆNH DA LIỄU
(Kỳ 2)
Bs Bùi Khánh Duy
2.4. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
+ Căn cứ vào đặc điểm về vị trí và các tính chất của tổn thương sơ đẳng, kết
hợp với bệnh sử, tiền sử để đề ra chẩn đoán phù hợp.
+ Chẩn đoán quyết định khi có xét nghiệm vi khuẩn học, miễn dịch học,
mô bệnh học da.
Dựa vào vị trí, tổn thương sơ đẳng và các yếu tố khác cần biện luận chẩn
đoán một cách rõ ràng, có lập luận vững chắc,logic.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh có vị trí hay tổn thương sơ đẳng và các
tính chất, diễn biến gần giống với bệnh đã được chẩn đoán.
2.5. Làm các xét nghiệm cần thiết về vi khuẩn học, xét nghiệm nấm, huyết
thanh học, miễn dịch học, mô bệnh học da hoặc nếu cần khám thêm các chuyên
khoa khác để bổ sung cho chẩn đoán và chẩn đoán quyết định.
3. Một số xét nghiệm ,khám nghiệm đặc biệt giúp cho chẩn đoán.
3.1. Một số thao tác thủ thuật giúp cho chẩn đoán, làm trực tiếp trên tổn
thương.
+ ấn kính: để phân biệt ban đỏ và ban xuất huyết dưới da, để phát hiện
lupome, phân biệt u giãn mạch và đốm xuất huyết (petechies).
+ Chọc dịch bằng kim vô trùng để phân biệt sẩn và mụn nước, áp giấy
thuốc lá để phát hiện mụn nước vỡ hoặc giọt mỡ trong da dầu.
+ Cạo theo phương pháp Brocq để phát hiện dấu hiệu vết nến,dấu hiệu vỏ
hành,dấu hiệu giọt sương máu (dấu hiệu Auspitz) trong chẩn đoán vẩy nến.
+ Miết mạnh lên da cạnh phỏng nước bằng ngón tay để tìm dấu hiệu
Nikolsky trong chẩn đoán bệnh pemphigut.
+ Xiết lên da bằng đầu tù bút chì tìm chứng da vẽ nổi (dermographism)
+ Soi đèn wood:
Lọc tia tử ngoại qua một kính oxyd nikel, sẽ có luồng ánh sáng với bước
sóng 3650 A. ánh sáng này giúp cho chẩn đoán một số tổn thương ngoài da, bằng
cách làm cho chất hữu cơ bắt mầu huỳnh quang khác nhau (giúp cho chẩn đoán
nấm tóc, lang ben, ..).
+ Thử ứng Tzanck (còn gọi là chẩn đoán tế bào học của Tzanck):
Chọn một bọng nước mới, dịch còn trong, dùng dao vô trùng chọc cho vỡ
ra hết dịch, nạo nhẹ nền tổn thương, phết chất nạo lên lam kính, cố định bằng cồn
và nhuộm giemsa. Trong bệnh pemphigut sẽ thấy các tế bào gai chương to đứt các
cầu nối liên gai. Trong bệnh vi rut sẽ thấy các thể bao hàm và tế bào khổng lồ.
+ Làm sinh thiết da (biopsie):
Cắt đủ to, đủ sâu, cả vùng lành và tổn thương để so sánh.
Chú ý đảm bảo thẩm mỹ da (thường là hình bầu dục nếu cần khâu 1, 2
mũi).
Không làm dập nát bệnh phẩm, cắt gọn.
Cho ngay vào dung dịch bảo quản (bouin), không để khô.
Có giấy tờ, nhãn ngoài lọ, có tên rõ ràng tránh nhầm lẫn.
Đưa càng sớm càng tốt đến khoa bệnh lý giải phẫu.
3.2. Một số xét nghiệm vi sinh vật:.soi cấy khuẩn và làm kháng sinh đồ.lấy
bệnh phẩm ở mụn ,bọng nước,mụn mủ,vết lóet,dịch mủ niệu đạo.......
+ Cạo vẩy, lấy mủ, lông, tóc, móng, chất nhầy...làm xét nghiệm nấm
candida,soi trực tiếp và nuôi cấy.
+ Lấy dịch trên săng giang mai, trong hạch, tìm xoắn khuẩn giang mai trên
kính hiển vi nền đen.
3.3. Gây bệnh thực nghiệm trên súc vật.
Tiêm truyền chuột lang trong chẩn đoán lao- gây bệnh thực nghiệm đối với
phong -
3.4. Các xét nghiệm sinh hoá chẩn đoán chức phận (nội tiết, men, sinh tố,
vi chất). Xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm tế bào LE (lupus erythemathosus), yếu
tố kháng thể kháng nhân ANF (antinuclear factor)...
3.5. Các thử ứng da: rạch da, áp da,tiêm trong da (đối với chất gây dị ứng,
tubeculin, KN nấm, lepromine...).
3.6 Thử ứng đối với cảm ứng tia ngoại tử (liều sinh vật - biodose)..
3.7. Các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai:như BW, VDRL,
TPI, FTA.,TPHA.... RPR card test ,lấy máu hoặc dịch tuỷ sống.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham_benh_da_lieu_2_7061.pdf