Tài liệu Khám bệnh da liễu: KHÁM BỆNH DA LIỄU
(Kỳ 1)
Bs Bùi Khánh Duy
1. Nguyên tắc khám bệnh da liễu.
Khám bệnh da liễu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1.1. Đặt bệnh nhân trong điều kiện thuận lợi để quan sát.
+ Ánh sáng tự nhiên đầy đủ để quan sát, nhận định chính xác tổn thương
về màu sắc, hình dáng...
+ Thuận lợi về tâm lý: bệnh nhân tin tưởng, hợp tác thuận lợi cho việc
khám bệnh.
+Bộc lộ các vùng da cần khám :giải thích cho bệnh nhân rõ khi cần cởi
quần áo, bộc lộ vùng da cần khám (nhất là đối với phụ nữ).
+ Trang thiết bị phù hợp, vệ sinh sạch sẽ tạo ấn tượng tin tưởng.
+ Có thể có một bục cao khoảng 30 cm cho bệnh nhân khi cần đứng lên đó
cho dễ quan sát khi khám bệnh.
1.2. Theo một trình tự nhất định:
Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt
từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương
chính, để nhận định tổn thương sơ đẳng, tính chất...
1.3. Tỉ mỉ, thận trọng:
Cần khám kỹ, tỉ mỉ, quan sát kỹ mà...
5 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám bệnh da liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁM BỆNH DA LIỄU
(Kỳ 1)
Bs Bùi Khánh Duy
1. Nguyên tắc khám bệnh da liễu.
Khám bệnh da liễu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1.1. Đặt bệnh nhân trong điều kiện thuận lợi để quan sát.
+ Ánh sáng tự nhiên đầy đủ để quan sát, nhận định chính xác tổn thương
về màu sắc, hình dáng...
+ Thuận lợi về tâm lý: bệnh nhân tin tưởng, hợp tác thuận lợi cho việc
khám bệnh.
+Bộc lộ các vùng da cần khám :giải thích cho bệnh nhân rõ khi cần cởi
quần áo, bộc lộ vùng da cần khám (nhất là đối với phụ nữ).
+ Trang thiết bị phù hợp, vệ sinh sạch sẽ tạo ấn tượng tin tưởng.
+ Có thể có một bục cao khoảng 30 cm cho bệnh nhân khi cần đứng lên đó
cho dễ quan sát khi khám bệnh.
1.2. Theo một trình tự nhất định:
Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt
từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương
chính, để nhận định tổn thương sơ đẳng, tính chất...
1.3. Tỉ mỉ, thận trọng:
Cần khám kỹ, tỉ mỉ, quan sát kỹ màu sắc,hình thể, tổn thương cơ bản, cách
sắp xếp, phân bố của tổn thương, nếu cần phải sờ nắn, đánh giá mật độ, khám cả
lông, tóc, móng, niêm mạc, tránh khám qua loa, sơ sài dẫn đến nhận định sai tổn
thương, chẩn đoán sai.
1.4. Toàn diện:
Đánh giá toàn bộ da cơ thểvà cả lông tóc móng, đánh giá sơ bộ hoạt động
chức năng của toàn bộ cơ thể, của các cơ quan nội tạng như tim mạch, tiêu hoá,
gan, thận, nội tiết có ảnh hưởng đến quá trình bệnh lý da.
2. Các bước tiến hành.
2.1. Quan sát vị trí:
+ Quan sát theo trình tự: đầu, mặt, cổ, chi trên, bàn tay, ngón tay, kẽ ngón
tay, lòng bàn tay, móng tay, ngực, vai, nách, bụng, lưng, mông, vùng sinh dục -
hậu môn, hai chân, bàn chân, móng chân.
Tính chất, đặc điểm của vị trí: có vị trí đặc biệt không (bệnh ghẻ thường
gặp tổn thương ở vùng kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, bờ trước nách, quanh rốn,bộ phận
sinh dục....). Nhiều bệnh thường hay xuất hiện ở một số vị trí (vị trí hay gặp, vị trí
ưa thích) ví dụ như bệnh nấm hắc lào thường ở 2 nếp bẹn, kẽ mông, quanh thắt
lưng ; bệnh lý da dầu thường ở mặt, da vùng ức, vùng liên bả, vẩy nến thường xuất
hiện ởvùng da đầu, 2cùi tay, da vùng xương cùng...
Bệnh nhân nhiều khi không thấy, không biết hết các tổn thương mình
có,mặt khác tổn thương ở các vị trí khác nhau nhưng lại bổ sung chẩn đoán cho
nhau (tổn thương nấm móng, nấm bàn chân thường kèm nấm ở mông bẹn).
Sau khi quan sát về vị trí nên rút ra một nhận xét, từ đó kết hợp với nhận
định về tổn thương cơ bản và các yếu tố khác để giúp cho chẩn đoán.
2.2. Phân tích tổn thương cơ bản:
+ Về kích thước, hình dáng: tổn thương có kích thước một vài mm, một vài
cm, hình tròn, bầu dục, hình đa cung, hình nhẫn...
+ Màu sắc: hồng, đỏ, đỏ sẫm, tím...
+ Mật độ: sờ nắn để biết mật độ mềm, căng, cứng, chắc.
+ Cách sắp xếp, bố trí: rải rác, lẻ tẻ, riêng rẽ, thánh đám, cụm, mảng, thành
vệt, thành hình vòng,hình vằn vèo, rắn lượn.
+ Tổn thương sơ đẳng là loại gì: sẩn, củ, cục, mụn nước, bọng nước... đây
là điểm rất quan trọng, nhận định chính xác tổn thương sơ đẳng giúp ích nhiều cho
chẩn đoán.
+ Đơn dạng hay đa dạng: trên các vùng da chỉ thấy một loại tổn thương như
nhau (đơn dạng) hay có nhiều loại tổn thương khác nhau (đa dạng) . Ví dụ:trong
bệnh vẩy nến tổn thương có tính chất đơn dạng,dù to hay nhỏ là các sẩn,đám mảng
đỏ,cộm,phủ vẩy trắng,còn trong bệnh viêm da dạng ec-pét Duhring- Brocq, tổn
thương có tính chất đa dạng: mụn nước, bọng nước, ban sẩn mề đay, ban đỏ. Cần
phân biệt tổn thương sơ đẳng nguyên phát và thứ phát, ví dụ: trong bệnh ghẻ, tổn
thương nguyên phát là mụn nước và đường hang, tổn thương thứ phát là vết trợt,
vết xước gãi, vảy tiết, sẹo thâm mầu, bạc mầu.
+Cần hình dung được quá trình phát sinh, phát triển, diễn biến của tổn
thương.
Khi khám nhiều khi cần phải dùng một số thao tác thủ thuật (nói ở phần
sau) để giúp bộc lộ đặc điểm của tổn thương một cách đầy đủ hơn.
2.3. Hỏi về tiền sử:
+ Nổi tổn thương từ ngày, tháng, năm nào? Lúc đó bệnh nhân đang làm gì,
ở đâu.
+ Bắt đầu bằng triệu chứng gì (cần khêu gợi, hướng dẫn cho bệnh nhân),
cảm giác tại chỗ và tình trạng toàn thân lúc đó ra sao?. Sau đó diễn biến ra sao.
+ Đã xử trí gì, kết quả ra sao (thuốc gì tốt, thuốc gì không tốt...). Các yếu tố
làm tăng giảm bệnh như thời tiết, ăn uống, thuốc men.
+ Gia đình, tập thể có ai bị bệnh này không?
+ Trong tiền sử bản thân có bệnh gì liên quan không? Bị bệnh lần đầu hay
tái phát nhiều lần.
+ Hiện nay cảm giác tại chỗ, tình trạng toàn thân ra sao.
+ Nếu là bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần hỏi kỹ: giao hợp với
ai, tổn thương nổi bao nhiêu ngày sau giao hợp. Tổn thương bắt đầu như thế nào,
diễn biến ra sao. Sau đó có giao hợp với vợ (chồng) không, đã điều trị gì chưa...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham_benh_da_lieu_1_6497.pdf