Khai thác và phát triển một số nguồn gen bưởi trụ, bưởi đường, bưởi Quế Dương

Tài liệu Khai thác và phát triển một số nguồn gen bưởi trụ, bưởi đường, bưởi Quế Dương: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  592 KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGUỒN GEN BƯỞI TRỤ, BƯỞI ĐƯỜNG, BƯỞI QUẾ DƯƠNG Vũ Mạnh Hải1, Nguyễn Hữu Hải2, Nguyễn Khắc Quỳnh2, Vũ Văn Tùng2, Trần Văn Luyện2 1 Viện KHNN Việt Nam 2 Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Nhằm góp phần cải thiện tình hình sản xuất bưởi ở một số địa phương có giống đặc sản, trung tâm tài nguyên thực vất và Viện KHKTNN Nam Trung bộ đa thực hiện đề tài khoa học về đánh giá và sử dụng 3 giống bưởi bản địa trong gia đoạn 2012-2015. Kết quả của đề tài là đã điều tra bổ sung và hoàn thiện mô tả thực vật học, qua đó đã tuyển chọn các cây đầu dòng được các Sở NN và PTNT công nhận và xây dựng các vườn giống S0, S1 phục vụ cho việc cung cấp giống chuẩn đến người sản xuất. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh đã đưa vào xây dựng quy trình chăm sóc tổng hợp, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất ở các địa phương khác nhau. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưởi Đường trồ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác và phát triển một số nguồn gen bưởi trụ, bưởi đường, bưởi Quế Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  592 KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGUỒN GEN BƯỞI TRỤ, BƯỞI ĐƯỜNG, BƯỞI QUẾ DƯƠNG Vũ Mạnh Hải1, Nguyễn Hữu Hải2, Nguyễn Khắc Quỳnh2, Vũ Văn Tùng2, Trần Văn Luyện2 1 Viện KHNN Việt Nam 2 Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Nhằm góp phần cải thiện tình hình sản xuất bưởi ở một số địa phương có giống đặc sản, trung tâm tài nguyên thực vất và Viện KHKTNN Nam Trung bộ đa thực hiện đề tài khoa học về đánh giá và sử dụng 3 giống bưởi bản địa trong gia đoạn 2012-2015. Kết quả của đề tài là đã điều tra bổ sung và hoàn thiện mô tả thực vật học, qua đó đã tuyển chọn các cây đầu dòng được các Sở NN và PTNT công nhận và xây dựng các vườn giống S0, S1 phục vụ cho việc cung cấp giống chuẩn đến người sản xuất. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh đã đưa vào xây dựng quy trình chăm sóc tổng hợp, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất ở các địa phương khác nhau. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưởi Đường trồng tại xã Hiệp Thuận - Phúc Thọ, bưởi Quế Dương trồng tại xã Cát Quế - Hoài Đức của thành phố Hà Nội và giống bưởi Trụ trồng tại xã Quế Trung -Nông Sơn -Quảng Nam là các giống đặc sản lâu đời tại địa phương, khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt, đóng góp đáng kể cho kinh tế hộ gia đình. Mặc dù vậy, người dân vẫn chủ yếu trồng tự phát, thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, chưa chú ý phòng trừ sâu, bệnh nên đang có biểu hiện giống bị thoái hoá, năng suất, chất lượng không đồng đều, chưa khai thác đầy đủ tiềm năng của giống. Bảo tồn và phát triển các nguồn gen có giá trị và quý hiếm là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng để đảm bảo và duy trì an ninh lương thực của mỗi quốc gia. Bài học kinh nghiệm là muốn bảo tồn được các nguồn gen quý hiếm phải gắn với phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu người tiêu dung, đề tài: “Khai thác và phát triển một số giống bưởi Trụ, bưởi Đường, bưởi Quế Dương”, do vậy, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, đáp ứng yêu cầu bức xúc của sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Các giống bưởi địa phương: bưởi Quế Dương, bưởi Đường và bưởi Trụ là nguồn thực liệu sử dụng trong các nghiên cứu chọn cây đầu dòng và các thí nghiệm kỹ thuật - Giống cam ba lá và bưởi chua được sử dụng làm gốc ghép trong kỹ thuật tạo cây sạch bệnh so bằng ghép đỉnh sinh trưởng (STG), giống Trấp Thái Bình làm gốc ghép cho 2 giống bưởi Quế Dương và bưởi Đường, giống bưởi chua làm gốc ghép cho bưởi Trụ trong việc tạo cây S1. - Các hóa chất sử dụng trong xét nghiệm bệnh vi khuẩn greening và bệnh virus tristeza - Các loại phân bón, chất điều tiết sinh trưởng và các túi bao quả thông dụng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung 1: Đánh giá bổ sung các đặc điểm chi tiết cho các giống bưởi Đường, bưởi Trụ và bưởi Quế Dương Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất, đặc điểm hình thái giống bằng phương pháp điều tra trực tiếp có sự tham gia của người dân (PRA), phỏng vấn người thạo tin (KIP) mô tả hình thái, cân, đo, phân tích các chỉ tiêu về sinh hóa quả 2.2.2. Nội dung 2: Tuyển chọn cây đầu dòng và xây dựng các vườn giống sạch bệnh, chất lượng cao phục vụ sản xuất - Tuyển chọn cây đầu dòng theo phương pháp chọn cá thể theo tiêu chuẩn định sẵn và tổ chức thi tuyển theo thông tư 18/2012/TT- BNNPTNT của Bộ NN& PTNT. Mô tả đặc Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  593 điểm giống theo hướng dẫn của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI, nay là Biodiversity). - Ứng dụng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng để tạo cây sạch bênh S0 và xây dựng vườn cây S1. - Giám định bệnh vàng lá Greening bằng PCR theo phương pháp của H.J.Su. Bệnh Tristeza được chuẩn đoán nhanh bằng phương pháp DAS – ELISA. - Xây dựng vườn cây mẹ cây ăn quả theo tiêu chuẩn nghành 10 TCN 596-2004 2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu quy trình trồng trọt và chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng cho các giống bưởi Đường, bưởi Trụ, bưởi Quế Dương - Bố trí TNĐR đối với cây lâu năm, quan trắc, đo đếm các chỉ tiêu nông sinh học trên vườn có sẵn trong dân và bố trí các vườn thí nghiệm mới, kết hợp với nghiên cứu trong phòng đánh giá chất lượng sản phẩm. Chọn các vườn có độ tuổi trên 10 năm để bố trí các thí nghiệm kỹ thuật có chung nền chăm sóc (50 kg phân hữu cơ hoai mục + 800g N + 400g P2O5 + 600g K2O + 1kg vôi bột/ 1 cây, chia làm 4 lần (sau thu quả, thúc hoa-T11, dưỡng hoa, quả non -T2,3 và thúc quả-T5). Các thí nghiệm biện pháp canh tác: Đối với thí nghiệm phân bón bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 công thức 3 lần nhắc, mỗi lần nhắc 1 cây. Công thức Phân chuồng Đạm ure Lân super Kali Vôi bột I 70 1,5 2,5 1,5 1,2 II 90 2,0 3,0 2,0 1,4 III 100 2,5 3,5 2,5 1,6 IV (ĐC) 70 1,3 2,7 1,7 0 Thí nghiệm sử dụng phân bón lá: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 1 cây. CT1 (ĐC): Phun nước lã; CT2: Phun phân bón lá Grow; CT3: Phun phân bón lá Yogen; CT4: Phun phân bón lá Komix; CT5: Phun phân bón lá Thiên Nông. Thí nghiệm sử dụng chất điều tiết sinh trưởng: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 1 cây. CTI: Đối chứng (Không áp dụng); CTII: KNO 31%; Phun 1 lần trước khi ra hoa 10-15 ngày; CTIII: Flower 94/ Micracro (15:30:15); Phun 1 lần sau đậu trái 10 ngày; CTIV: Flower 95/ AFA 3; Phun 3 lần sau đậu trái cách nhau 10 ngày; CTV: Gibberellin 5-10 ppm; Phun 2 lần sau đậu trái 10 ngày, 30 ngày. Thí nghiệm phòng trừ sâu bệnh: Bố trí riêng lẻ, mối TN gồm 3 công thức, theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức 3 cây, nhắc lại 3 lần; phun thuốc theo kết quả điều tra. Thí nghiệm thụ phấn bổ sung: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 công thức 3 lần nhắc lại, CT 1(ĐC): để tự nhiên; CT2: Thụ phấn cùng giống; CT3: Thụ phấn khác giống. Thí nghiệm cắt tỉa: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 2 công thức 3 lần nhắc lại, 1 cây/ lần nhắc. CT 1(ĐC): không cắt tỉa; CT2: Cắt tỉa theo quy trình của Viện NC rau quả. Thí nghiệm bao quả: Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 2 công thức 3 lần nhắc lại, 1 cây/ lần nhắc. Công thức I (ĐC): không bao; Công thức II: nilon trắng; Công thức III: nilon đen; Công thưc IV: bao xi măng; Công thức V: bao chuyên dụng. 2.2.4. Nội dung: Xây dựng mô hình trồng mới cho 3 giống bưởi - Áp dụng quy chuẩn của Bộ NN và PTNT với cây giống nhân vô tính từ cây S1 đã kiểm tra không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza, sinh trưởng phát triển tốt. 2.2.5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình canh tác cho 3 giống bưởi - Theo quy chuẩn của Bộ NN và PTNT, áp dụng cho cây trên 10 tuổi và các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc và quản lý tiên tiến đúc rút từ kết quả của đề tài. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  594 Xử lý số liệu: Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống bưởi 3.1.1. Đặc điểm hình thái các giống bưởi a, Đặc điểm bưởi Đường: Cây trên dưới 10 tuổi cao khoảng 8 m, đường kính gốc 22 cm, đường kính tán 8 m, thân có 3-5 cành chính, cành phân bố không đều, tán rậm. Lá dài, phiến lá rộng, lòng máng, mép lá gợn sóng, chiều dài trung bình phiến lá 10,7 ± 0,3 cm, rộng 5,3 ± 0,2 cm. Hoa có mùi rất thơm, dạng chùm, 4 cánh màu trắng, dài 1,87 cm,5-9 hoa/chùm, hoa ra ở nách lá. Nhị hoa màu trắng, bao phấn màu vàng, hình ovan, số lượng nhị hoa là 23. dài hơn nhụy. Quả hình cầu, bình quân 617,3g/quả, đường kính 11,0 cm, cao quả 11,4 cm, khi chín màu vàng xanh, có 12-13 múi/quả, múi dễ tách, màng múi giòn, dễ bóc; tép ráo, màu vàng nhạt, nhiều nước, vị ngọt mát độ Brix 10,2 (có cây lên đến 13), trung bình 120 hạt/quả. Tỉ lệ ăn được 49-58%. b. Đặc điểm bưởi Quế Dương: Cây trên dưới 10 tuổi cao 5-9 m, đường kính gốc 20 - 25 cm, đường kính tán 4-7 m. Cây trồng bằng cành chiết thường có 5-6 thân chính, dạng tán dù. Cây trồng bằng hạt chỉ có 1 thân chính, tán hình trụ thẳng đứng. Lá to, màu xanh đậm, phiến lá thường cong lên ở phần giữa và mép lá vênh kiểu vỏ đỗ, dài trung bình 11,1 cm, rộng 5,4 ± cm. Hoa chùm 6-8 hoa, 5 cánh, 30 nhị/hoa, quả hình cầu dẹt, trung bình 980 g/quả, đường kính 15,6 cm, cao 13,1 cm. Vỏ quả khi chín màu vàng, túi tinh dầu nhỏ, 13-17 múi/quả, dễ tách; tép ráo, màu vang nhạt, nhiều nước, vị ngọt, độ Brix 9,8%; 115 hạt/quả. Tỉ lệ ăn được khoảng 60%. c. Đặc điểm bưởi Trụ: Cây trồng bằng cành chiết hoặc ghép có tán hình cầu; trồng bằng hạt tán hình trụ. Cây 10 năm tuổi cao 6,0 – 7,0m, đường kính tán 5,0–6,0m, đường kính thân 25-30 cm. Lá hình bầu dục, đuôi lá tù có cánh. Hoa màu trắng, có 18-20 nhị đực, rời nhau, thấp hơn nhụy cái, quả có hình quả lê hơi dài (hình trụ), vỏ có một lớp lông mịn.trung bình từ 0,8-1,3 kg/quả khi chín vỏ quả màu vàng nhạt, có từ 13 -14 múi, tỷ lệ phần ăn được 60-65%, 40-50 hạt/quả, tép màu hồng, vị ngọt hơi chua. Có hai loại, bưởi trụ đỏ và bưởi trụ trắng, chất lượng như nhau. 3.1.2. Thời kỳ thu hoạch và thành phần dinh dưỡng các giống bưởi a) Thời kỳ thu hoạch: Thời gian ra hoa và kết thúc hoa trên bưởi Trụ khá sớm, tuy ra rải rác nhưng chín tập trung, thu hoạch sớm nhất trong 3 giống bưởi (từ 10/8 – 15/8). Với bưởi Đường, thời gian thu hoạch 15-20/9, bưởi Quế Dương thu muộn hơn bưởi Đường 5-10 ngày. b) Đặc điểm quả các giống bưởi: Bưởi Đường có hàm lượng đường tổng số cao nhất và hàm lượng axit tổng số thấp nhất, tạo nên cảm giác ăn ngọt nhấy, bưởi Trụ có hàm lượng đường tổng số thấp nhất và hàm lượng axit tổng số cao nhất nên có vị hơi chua mát dễ chịu. 3.1.3. Tình hình sâu bệnh Bưởi Quế Dương thường bị các loại sâu bệnh gây hại, trong đó loài rệp muội (Toxoptera aurantii B. de F., Toxoptera citricidus Kirk.), rệp sáp, nhện đỏ (Panonychus citri (Mc Gregor)), ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis H.) và bệnh loét (Xanthomonas campestris pv. Citri Dowson) là những loại gây hại chính. Với bưởi Đường, rệp muội (Toxoptera aurantii B. de F., Toxoptera citricidus Kirk.), nhện đỏ (Panonychus citri (Mc Gregor)), ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis H.) và bệnh loét (Xanthomonas campestris pv. Citri Dowson), đặc biệt là rệp sáp được coi là các loại dịch hại chính Các đối tượng sâu bệnh hại chính của bưởi Trụ là: rệp muội (Toxoptera aurantii B. de F., Toxoptera citricidus Kirk.), sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis), bệnh thối gốc chảy mủ (nấm Phytopthora nicotianae). 3.2. Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng - Đã điều tra, đánh giá và bình tuyển được 25 cây đầu dòng (danh sách kèm theo) được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (với bưởi Đường và bưởi Quế Dương) và Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam (với bưởi Trụ) ra quyết định công nhận và được cấp mã hiệu cho Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  595 từng cá thể. - Tất cả các cây đầu dòng đều được theo dõi, đánh giá qua 3 năm liên tục, các tiêu chí về sinh trưởng, năng suất đều vượt trội hơn bình quân của quần thể, chất lượng quả bao gồm cả đặc trưng hình thái ổn định và thể hiện bản chất của giống, đang được lưu trữ tại vườn gia đình. 3.3. Nghiên cứu quy trình trồng và chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng 3 giống bưởi 3.3.1. Nghiên cứu xác định lượng bón phân thích hợp cho 3 giống bưởi a. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tỷ lệ đậu quả: Năm 2012 có tỷ lệ đậu quả cao hơn so với các năm 2013, 2014. Điều này cũng lặp lại ở các thí nghiệm biện pháp canh tác khác. Lý do là: trước năm 2012 cách chăm sóc của người dân chưa hợp lý còn các năm sau điều kiện chăm sóc tốt hơn dẫn đến số hoa/cây nhiều nên tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ đậu quả của các công thức năm 2014 trên bưởi Đường và bưởi Quế Dương thấp nhất trong 3 năm do thời kỳ cây ra hoa đậu quả gặp mưa nhiều, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh. Với bưởi Đường, không có sự sai khác ở 2 năm 2012, 2013. Năm 2014, các công thức thí nghiệm cũng có sự sai khác so với đối chứng nhưng chỉ có công thức III là có ý nghĩa thống kê. Với bưởi Quế Dương, năm 2012 không có sự sai khác tỷ lệ đậu quả giữa các công thức. Năm 2013, 2014 tỷ lệ đậu quả có sự sai khác có ý nghĩa. Với bưởi Trụ tỷ lệ đậu quả giữa các công thức không có sự khác biệt qua 3 năm nghiên cứu. Như vậy, các công thức bón phân khác nhau đã có tác động rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả trên bưởi Đường và bưởi Quế Dương còn bưởi Trụ chưa cho thấy sự sai khác có ý nghĩa. b. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Với bưởi Đường, năm 2012 khi mới bắt đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật các công thức đều cho số quả/cây tương đối lớn (trên 300 quả/cây) và không khác nhau giữa các công thức. Năm 2013, 2014 số quả trên cây ở các công thức cao hơn khác biệt so với đối chứng trong đó công thức III cho hiệu quả cao nhất. Với bưởi Quế Dương và bưởi Trụ cũng cho kết quả tương tự. Công thức III cho năng suất cao nhất, sai khác về mặt thống kê so với đối chứng. c. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến một số chỉ tiêu về quả: Các chỉ tiêu về số múi/quả, số hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được không có sự khác biệt trên 3 giống bưởi qua 3 năm theo dõi. Về độ Brix: Không có biến động giữa các năm trong đó bưởi Đường có độ Brix khá cao trên (11%). 3.3.2 Nghiên cứu sử dụng một số loại phân bón lá để cải tiến năng suất, chất lượng 3 giống bưởi. a. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả: Với bưởi Trụ, tỷ lệ đậu quả ở các công thức qua 3 năm không có sự khác biệt. Còn với bưởi Đường và bưởi Quế Dương, năm 2012 tác động không rõ nhưng 2 năm 2012 và 2013 phân bón lá đều đem lại kết quả tốt trong đó công thức IV (Komix) có tỷ lệ đậu quả cao nhất. b. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Năm 2012, bưởi Đường và bưởi Quế Dương không có sự khác biệt giữa các công thức. Với bưởi Trụ lại có sự sai khác rõ rệt, trong đó công thức III (Yogen) và V (Thiên nông) cho hiệu quả cao nhất. Năm 2013, 2014 năng suất bưởi Đường và bưởi Quế Dương có sự khác biệt giữa các công thức, trong đó công thức IV cho năng suất cao nhất. Riêng bưởi Trụ lại tác động không rõ. c. Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu cơ giới quả: Kết qủa theo dõi 3 năm cho thấy , các chỉ tiêu số múi, số hạt/ quả, tỷ lệ phần ăn được và độ Brix ở các công thức trong mỗi giống không khác biệt. 3.3.3. Nghiên cứu sử dụng một số loại phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả cho các giống bưởi VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  596 a. Ảnh hương của phân vi lượng và chất điều tiết đến tỷ lệ đậu quả: Năm 2013, 2 giống bưởi Đường và bưởi Quế Dương có tỷ lệ đậu quả ổn định nhưng năm 2014 do mưa kéo dài nên tỷ lệ đậu quả giảm rất nhiều (trên dưới 0,5%). Năm 2012 không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức trên cả 2 giống bưởi, năm 2013, 2014 có sự sai khác nhưng chỉ có công thức III (Flower 94), V (GA3) là sai khác rõ rệt so với đối chứng, trong đó công thức III cho kết quả cao nhất. b. Ảnh hưởng của phân vi lượng và chất điều tiết đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Năm 2012, số quả/ cây giữa các công thức trên 3 giống bưởi không có sự khác biệt về mặt thống kê. Năm 2013, bưởi Quế Dương cho năng suất ở công thức II, III sai khác có ý nghĩa so với đối chứng trong đó, công thức III cho năng suất cao nhất. Còn bưởi Đường và bưởi Trụ không có sự sai khác giữa các công thức. Năm 2014, bưởi Quế Dương và bưởi Đường cho năng suất ở công thức III cao nhất và sai khác ý nghĩa so với đối chứng. Tuy nhiên trên bưởi Trụ chưa thấy tác động rõ rệt. Như vậy, chất điều tiết sinh trưởng có tác động rõ rệt đến năng suất bưởi Đường và bưởi Quế Dương nhưng chưa biểu hiện rõ rệt với bưởi Trụ. c. Ảnh hưởng của phân vi lượng và chất điều tiết đến một số chỉ tiêu cơ giới của quả: Số múi, số hạt/quả và tỷ lệ ăn được tương đối ổn định ở cả 3 giống. Độ Brix trên bưởi Quế Dương và bưởi Trụ cũng không khác biệt giữa các công thức qua các năm. Với bưởi Đường, năm 2013 độ Brix ở công thức III, IV cao hơn khá rõ so với đối chứng, giảm vị the đắng, chứng tỏ chất điều tiết có tác dụng cải thiện phần nào chất lượng. 3.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ một số đối tương sâu bệnh hại chính trên các giống bưởi Đường, bưởi Trụ và bưởi Quế Dương Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy nhóm sâu bệnh hại chính trên các giống bưởi bao gồm: rệp, nhện đỏ, ruồi vàng, ruồi đục quả, bệnh loét. a. Biện pháp phòng trừ rệp muội (Toxoptera aurantii): Sau khi phun 7 ngày cho hiệu lực trừ rệp cao nhất trên cả 2 giống bưởi và qua các năm. Với bưởi Đường, Polytrin 440EC cho hiệu lực cao nhất, sai khác rõ rệt so với 2 loại thuốc còn lại và dầu khoáng cho hiệu lực thấp nhất. Với bưởi Quế Dương, hiệu lực của Polytrin 440EC và Supracid 40EC không khác nhau nhưng sai khác có ý nghĩa với Dầu khoáng trong đó Supracid 40EC cho hiệu lực cao nhất. b. Biện pháp phòng trừ nhện đỏ: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiệu lực của các loại thuốc phòng trừ nhện đỏ trên 2 giống bưởi qua các năm đạt cao nhất là 7 ngày sau khi phun. Về hiệu quả của các loại thuốc: ở cả 2 giống bưởi, hiệu lực của Comite 73EC, Abatimec 3.6 EC có sự khác nhau rõ rệt so với Dầu khoáng, trong đó Comite 73EC có hiệu lực cao nhất và sai khác rõ rệt với Abatimec 3.6 EC. c. Biện pháp phòng trừ ruồi vàng: Sử dụng thuốc đặc trị Vizubon D hoặc bả Ento-pro, treo trên cây ngay sau khi quả đã ổn định. Kết quả cho thấy: công thức đối chứng có tỷ lệ quả bị ruồi hại rất cao (50,65% với bưởi Đường, 46,99% với bưởi Quế Dương). Sử dụng bả Vizubon D và Ento - pro đều có tác dụng diệt ruồi cao (trên dưới 200 con/1 bẫy), nhất là bả Ento-pro. d. Biện pháp phòng trừ bệnh loét: Sử dụng Boocđô 1% và Kocide đều có hiệu quả cao trong phòng trị bệnh loét, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh sau phun 7 ngày giảm mạnh so với đối chứng cả trên lá và quả. Thuốc Boocđô 1% có hiệu quả cao nhất, sau phun 7 ngày chỉ số bệnh ở công thức phun Boocđô 1% là 4,27%, thấp hơn Kocide 53,8DF (6,02%) và đối chứng (18m, 53%). Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi dã xây dựng bảng tổng hợp biện pháp phòng trừ theo lịch phát sinh một số sâu bệnh hại cho cả 3 giống. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  597 3.3.5. Nghiên cứu tác động của biện pháp thụ phấn bổ sung đến năng suất, chất lượng các giống bưởi a. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung đến tỷ lệ đậu quả Hai năm 2012 và 2013, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh của 2 giống bưởi ở miền Băc (Quế Dương và bưởi Đường) nên dù không thụ phấn bổ sung (đối chứng), tỷ lệ đậu quả vẫn khá cao (0,58 - 0,63% với bưởi Đường và 0,64 - 0,71% với bưởi Quế Qương). Tuy nhiên khi bổ sung bằng phấn bưởi chua, tỷ lệ đậu quả vẫn tăng một cách rõ rệt. Vai trò của thụ phấn bổ sung được thể hiện rõ nét nhất vào năm 2014, khi bưởi Đường và bưởi Quế Dương ra hoa, đậu quả kém do thời tiết bất thuận (0,25% với bưởi Đường, 0,28% với bưởi Quế Dương) trong khi thụ phấn bằng bưởi chua trên bưởi Đường (CT3) vẫn đạt là 0,5% và trên bưởi Quế Dương đạt 0,7%. b. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Với bưởi Đường trong cả 3 năm, các công thức thí nghiệm không khác biệt rõ về khối lượng quả (0,72 – 0,83 kg/quả). Sự khác biệt về số quả thực thu/cây đã dẫn đến sự khác biệt về năng suất, cao nhất ở công thức 3, năng suất ở công thức 2 không khác so với đối chứng để tự nhiên. Với bưởi Quế Dương.bổ sung bằng phấn bưởi chua không những cải thiện tỷ lệ đậu quả mà còn tăng khối lượng quả rõ rệt (1,05 – 1,12 kg/quả trong khi đối chứng và công thức 2 - phấn bưởi Quế Dương 0,94 – 0,99 kg/quả), qua đó làm tăng năng suất đáng kể (87,7 – 136,27 kg/cây). Với bưởi Trụ, thụ phấn bổ sung cho hiệu quả rõ rệt, trong đó công thức III cho hiệu quả cao nhất và sự khác biệt là rất rõ ràng. c. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung đến một số chỉ tiêu cơ giới quả Số hạt/quả giữa các công thức không khác biệt, có thể thụ phấn bổ sung chỉ đóng vai trò xúc tác, Auxin nội sinh, hạn chế rụng quả non mà không tham gia vào quá trình thụ tinh tạo các tinh tử để hình thành hạt. Tỷ lệ phần ăn được của các công thức thí nghiệm đạt từ 49,79% đến 53,1%, có sự khác biệt về chỉ tiêu này ở các công thức thí nghiệm. Về độ Brix, trong cả 3 năm nghiên cứu, các công thức đều đạt trên 12%, khá cao so với một số giống bưởi hiện trồng và tương đối ổn định. 3.3.6. Nghiên cứu biện pháp cắt tỉa trên 3 giống bưởi (Các công thức cắt tỉa: Quy trình khuyến cáo của Viện NC rau quả, Kiểu khai tâm, Để tự nhiên...) a. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả của các giống bưởi: Với bưởi Đường, năm 2012 và 2013 các công thức cắt tỉa đều cho tỷ lệ đậu quả cao hơn đối chứng, trong đó công thức III mang lại hiệu quả cao nhất. Với bưởi Quế Dương, qua 3 năm tỷ lệ đậu quả ở các công thức cắt tỉa đều cao hơn đối chứng, trong đó công thức II có sai khác rõ rệt nhất. b. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Với bưởi Đường và Quế Dương, các công thức cắt tỉa năm 2012 không sai khác nhưng năm 2013, 2014 có sai khác giữa công thức II và đối chứng. Với bưởi Trụ, năm 2012, không có sự sai khác giữa các công thức. Năm 2013, 2014 các công thức cắt tỉa đều sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Như vậy, cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả (công thức II) có tác dụng tích cực trong việc cải thiện bộ máy quang hợp, chất lượng hoa qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất so với đối chứng. c Ảnh hưởng của cắt tỉa đến thành phần cơ giới quả: Không có sự sai khác về chỉ tiêu cơ giới quả giữa các công thức. Như vậy, quy trình cắt tỉa không làm thay đổi đặc điểm quả của 3 giống bưởi. 3.3.7. Nghiên cứu kỹ thuật bao quả đến mẫu mã chất lượng quả a. Xác định các tác nhân ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng quả: Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 13 loại tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  598 quả các giống bưởi từ sau đậu quả đến khi thu hoạch, phổ biến nhất là nhện hại bưởi Đường, bưởi Quế Dương và rám quả với bưởi Trụ. Đặc biệt, năm 2012 nhện xuất hiện rất phổ biến, hại chủ yếu trên lá và quả non. Các loại sâu bệnh khác làm xấu mã quả như: bệnh đốm đen, bọ trĩ gây rám quả (vỏ sần, chín ép); các loại rầy rệp (tạo lớp muội đen trên bề mặt vỏ), ruồi vàng gây thối, rụng quả; ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống vỏ quả làm toàn bộ những quả phơi ra bên ngoài bị rám nắng. Như vậy, những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến mẫu mã, chất lượng bưởi là nhện hại, bệnh muội đen và rám nắng. b. Xác định vật liệu bao quả phù hợp: Các loại vật liệu được sử dụng bao gồm: nylong trắng, nylong đen, giấy bản và giấy chuyên dụng , nhận xét chung : các loại vật liệu bao quả khác nhau ít làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả, khối lượng quả cũng như năng suất quả. Vật liệu bao quả có tác động khá rõ đến màu sắc bên ngoài vỏ quả, trong đó túi bao màu vàng chuyên dụng của Trung Quốc (công thức 5) cho kết quả tốt nhất, mã quả màu vàng xanh, sáng đẹp tự nhiên, ít bị sâu bệnh hại, rám nắng hay các tổn thương cơ giới khác. Ở công thức đối chứng nhện và nấm muộn đen gây hại nặng, bề mặt vỏ không nhẵn. Nhìn chung mẫu mã quả xấu. 3.3.8 Đánh giá hiệu quả kinh tế các giống bưởi địa phương trước và sau thực hiện đề tài Kết quả phân tích cho thấy, so với trước khi tham gia đề tài (năm 2011) các hộ trồng bưởi tại ba địa phương (bưởi Đường - Hiệp Thuận, bưởi Quế Dương - Cát Quế, bưởi Trụ - Quế Trung) đều đầu tư cao hơn từ 19,13% tại Quế Trung và 62,05% tại Hiệp Thuận, trong đó chi phí phân bón chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, do năng suất đều tăng ở mức cao trên 10% đối với bưởi Trụ, trên 30% đối với bưởi đường và bưởi Quế Dương, cộng với chất lượng đảm bảo, giá bán cao nên lợi nhuận thu được cao hơn rất đáng kể (cao hơn trước 53,88-83,31%). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Qua 4 năm thực hiện, với mục tiêu duy trì bảo tồn và phát triển nguồn gen quý với năng suất, chật lượng và hiệu quả cao, đề tài đã thực hiện được: 1. Ba giống đặc sản bưởi Trụ, bưởi Đường và bưởi Quế Dương thuộc nhóm chín sớm (thu hoạch vào khoảng tháng 9), có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tương đối cao và ổn định, chất lượng tốt (độ Brix trên dưới 10%, vị ngọt dịu, được người tiêu thụ ưa chuộng. Các đặc tính nông sinh học của từng giống đã được mô tả đầy đủ và chi tiết. 2. Tuyển chọn được 25 cây đầu dòng cho 3 giống bưởi. Các cây đầu dòng thể hiện được tính vượt trội về sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả so với các cá thể cùng giống trong quần thể, năng suất một cây 125-150 kg (với bưởi Trụ và bưởi Đường), trên 300 kg (với bưởi Quế Dương), độ Brix 9,8–11,2%. 3. Các cây giống gốc So (20 cây/giống) được nhân bằng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng (STG) từ các cây đầu dòng, có kiểm tra độ sạch bệnh Greening (sử dụng phương pháp PCR) và bệnh Tristeza (phương pháp ELISA) biểu hiện khả năng sinh trưởng tốt, sạch. 4. Các vườn cây giống S1 đã qua kiểm tra độ sạch bệnh thể hiện khả năng sinh trưởng tốt, chưa có biểu hiện bị sâu bệnh nguy hểm. 5. Một số biện pháp kỹ thuật có tác động đến việc ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng bưởi bao gồm: - Phân bón đa lượng: Bón 100kg phân hữu cơ + 2,5kg đạm Ure + 3,5kg lân Super + 1,6kg vôi bột cho một cây đang cho quả (độ tuổi 10 đến 15 năm). – Phân bón lá: Sử dụng chế phẩm Yogen và Komix. - Phân vi lượng và chất điều tiết: Flower 94/Micracro và Flower 95/AFA. - Phòng trừ một số sâu bệnh hại chính: Các loại thuốc Polytrin 40EC hoặc Supracid 40EC (đối với rệp muội), Comite 75EC hoặc Abatimec 3,6EC (với nhện đỏ); các bẫy dẫn dụ Ento – pro hoặc SOFRI – pro (với ruồi đục quả); Boocdo hoặc Kocid (với bệnh loét). - Thụ phấn bổ sung: Thụ phấn bổ sung bằng phấn giống bưởi chua nâng cao tỷ lệ đậu quả, cải thiện đáng kể đến năng suất, chất lượng không thay đổi. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  599 - Cắt tỉa: Cắt tỉa theo quy trình của Viện nghiên cứu rau quả (3 lần/năm) và kiểu khai tâm (tạo thoáng trong tán) duy trì khả năng sinh trưởng, nâng cao năng suất và cải thiện phẩm quả. - Bao quả: Các loại vật liệu: túi nylon (trắng, đen), bao giấy xi măng và túi chuyên dụng của Trung Quốc đều có tác động tốt đến màu sắc vỏ quả trong đó túi chuyên dụng tốt nhất... 4.2 Đề nghị 1. Tiếp tục chăm sóc, bảo tồn các cây đầu dòng, các cây mẹ sạch bệnh làm vật liệu nhân giống cung cấp cho người dân trong vùng và các địa phương phụ cận để mở rộng sản xuất. 2. Phổ biến và áp dụng quy trình trồng mới và quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp 3 giống bưởi Trụ, bưởi Đường và bưởi Quế Dương cho người sản xuất tại địa phương. 3. Nghiên cứu mở rộng một số nguồn gen bưởi triển vọng khác trong vùng đã được phát hiện và sơ bộ đánh giá (ưu tiên các đặc tính: chín sớm, ít hạt, chống chịu tốt). TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Đỗ Đình Ca và các CS, Báo cáo tổng kết đề án: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen một số giống bưởi Thanh Trà, Phúc Trạch tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (2008) 2. Vũ Việt Hưng (2011), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê -Hà Tĩnh“, luận án tiến sỹ nông nghiệp -Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3. Hoàng Tấn Quảng (2012): “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, hóa sinh và đa dạng di truyền của bưởi Thanh Trà ở Thừa Thiên Huế“, luận án tiến sỹ nông nghiệp - Đai học Huế. Tài liệu nước ngoài 4. CIRAD- FLHOR Vietnam Serminar on Conservation and Utilization of genetic resources for the development of a sustainable Citrus production Ha Noi, February 24, 2003. 5. Descripstor for Citrus, IPBGR, 1988. ABSTRACT A study on the exploitation and development of valuable cultivars of "Tru", "Duong" and 'Que Duong" pumelo Vu Manh Hai, Nguyen Huu Hai, Nguyen Khac Quynh, Vu Van Tung, Tran Van Luyen, Phan Thanh Hai, Nguyen Tan Hung With the aim of improving the situation of traditional fruit production in specific locations, a study on the evaluation of threes pumelo cultivars considered as traditional ones was carried out by PRC and ASISOV during 2012-2015 period. Following considerations have been made: - The agri-biological chracteristics of three pumelo cultivars were deeply described from which elite tree individuals were selected and recognized to be used for multiplication. - The core tree individuals gardens that consist of S0, S1 trees propagated from elite ones have been established with specific management. - The cultivating technical procedures to be applied for every cultivar have been carefully studied and introduced into large scale of production that made fruit growers benefit well from their orchards. Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_157_3775_2130475.pdf
Tài liệu liên quan