Khái quát chung về công ty TNHH xây dựng công trình Hưng Thịnh

Tài liệu Khái quát chung về công ty TNHH xây dựng công trình Hưng Thịnh: Khái quát chung về công ty TNHH xây dựng công trình Hưng thịnh Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH xây dựng công trình Hưng Thịnh, viết tắt là: HưngThịnh Co, LMT có trụ sở giao dịch tại Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số: 043972, ngày 07/12/1994 của phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Đây là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, là doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về kinh tế. Công ty ra đời bao gồm 04 thành viên góp vốn là: Số TT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Giá trị góp vốn ( đồng) Tỷ lệ vốn góp ( % ) 1 Trần Bảo Vĩnh Số nhà 16, tập thể Cty VTTBGTH, phường Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội 310.000.000 34.25 2 Nguyễn Ngọc Sơn Số nhà 57, tập thể Cty cơ khí SC cầu đường bộ II, phường Thanh Trì - Hoàng Mai – HN 305.000.000 33.7 3 Trần Quang Khang Số nhà 26 tập thể cơ khí SC cầu đường bộ II, phường Thanh Trì - Hoàng Ma...

doc16 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát chung về công ty TNHH xây dựng công trình Hưng Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát chung về công ty TNHH xây dựng công trình Hưng thịnh Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH xây dựng công trình Hưng Thịnh, viết tắt là: HưngThịnh Co, LMT có trụ sở giao dịch tại Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số: 043972, ngày 07/12/1994 của phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Đây là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, là doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về kinh tế. Công ty ra đời bao gồm 04 thành viên góp vốn là: Số TT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Giá trị góp vốn ( đồng) Tỷ lệ vốn góp ( % ) 1 Trần Bảo Vĩnh Số nhà 16, tập thể Cty VTTBGTH, phường Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội 310.000.000 34.25 2 Nguyễn Ngọc Sơn Số nhà 57, tập thể Cty cơ khí SC cầu đường bộ II, phường Thanh Trì - Hoàng Mai – HN 305.000.000 33.7 3 Trần Quang Khang Số nhà 26 tập thể cơ khí SC cầu đường bộ II, phường Thanh Trì - Hoàng Mai – HN 240.000.000 26.52 4 Nguyễn Thị Nhi Số nhà 15, ngõ 403, đường Nguyễn Văn Linh- Phúc Đồng – Long Biên - HN 50.000.000 5.52 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: Sửa chữa sản phẩm cơ khí, tân trang các thiết bị thi công công trình giao thông Sản xuất má phanh ô tô các loại Sản xuất bao bì carton. Kinh doanh vật liệu xây dựng. Tiền thân của Công ty là một tổ nghiên cứu gồm 04 người với mục đích ban đầu là nghiên cứu để sản xuất tấm lợp Fibeociment. Lúc đầu, cùng với sự năng động, nhiệt tình của các thành viên trong Công ty và đội ngũ nhân công có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, công việc kinh doanh tiến triển rất tốt. Đến năm 1997, với sự mở cửa của nền kinh tế, hàng ngoại ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam, đặt sản phẩm của Công ty trước sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm hàng ngoại với công nghệ cao, hiện đại. Mặc dù chất lượng sản phẩm của Công ty rất tốt, giá cả lại phù hợp nhưng xu hướng chuộng hàng ngoại hơn hàng nội đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của Công ty. Tháng 5-1997, do việc sản xuất tấm lợp Fibeociment không đem lại hiệu quả kinh tế cao nên Công ty đã cho phép phân xưởng ngừng sản xuất mặt hàng này. Thay vào đó, công ty chuyển sang sản xuất 02 mặt hàng là má phanh ô tô và bao bì carton sóng các loại. Từ đó đến nay, hai loại mặt hàng này trở thành sản phẩm chủ yếu và được đưa vào kế hoach sản xuất hàng năm của Công ty. Với sự đầu tư nhiều dây truyền máy móc, thiết bị có công nghệ hiện đại, tạo thành một vòng tròn làm việc khép kín cùng với đội ngũ công nhân viên có tay nghề kỹ thuật cao, nhiệt tình trong công việc đã giúp Công ty phát triển lớn mạnh, tạo được nhiều uy tín đối với khách hàng. Sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, được nhiều khách hàng ưa chuộng và được tin dùng. Công ty chủ yếu là sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng và được điều chỉnh mẫu mã tuỳ theo yêu cầu khách hàng. Sau đây là một số chỉ tiêu của Công ty biểu hiện qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2003 Thực hiện năm 2004 Kế hoạch năm 2005 Tổng vốn kinh doanh Đồng 42.269.062.329 59.223.254.492 68.000.000.000 Giá trị tổng sản lượng Đồng 17.492.444 18.388.566 20.000.000 Sản lượng sx má phanh KG 120.000 230.000 250.000 Sản lượng sx bao bì M2 4.437.400 5.548.500 8.000.000 Tổng quỹ lương Đồng 3.188.766 3.975.387 4.000.000 Khấu hao TSCĐ Đồng 17.288.620 20.599.750 20.000.000 Tổng doanh thu Đồng 37.193.648.000 48.280.758.000 60.000.000.000 Lợi tức gộp Đồng 9.755.928.905 9.987.908.113 15.000.000.000 Nguồn : Tài liệu của Công ty Năm 2004, là năm thứ 3 trong tổng chiến lược phát triển tăng tốc của Công ty, là năm Công ty thực hiện phương châm đột phá trong sản xuất và đầu tư xây dựng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh tạo thế và lực để Công ty thực hiện các mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sự đổi mới của đất nước. Vì vậy, mục tiêu đặt ra của năm 2005 là: Làm chủ kỹ thuật chuyên nghành, đặc biệt là kỹ thuật in ốp sét, duy trì nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh có lãi, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Duy trì môi trường kỷ luật và tác phong công nghiệp Tiến tới việc tổ chức cổ phần hoá cho công ty theo chế độ quy định của Nhà nước Xây dựng hành lang pháp lý nội bộ phù hợp với cơ chế cổ phần hoá. Một số đặc điểm của Công ty Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Hiện tại Công ty có 2 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng sản xuất má phanh ô tô các loại và phân xưởng sản xuất bao bì carton. Ngoài ra, Công ty còn có một tổ cơ khí có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chính. Phân xưởng má phanh: Đứng đầu phân xưởng là quản đốc, có nhiệm vụ điều hành chung, chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất và cung cấp thông tin cho ban giám đốc Công ty. Cơ cấu tổ chức sản xuất của phân xưởng gồm các bộ phận: + Tổ trộn + Tổ hoàn thiện + Tổ ép + Bộ phận quản lý phục vụ Các tổ trưởng đứng đầu các tổ có trách nhiệm giúp đỡ quản đốc phân xưởng hoàn thành trách nhiệm được giao. Phân xưởng bao bì carton: Đứng đầu phân xưởng là quản đốc, cơ cấu phân xưởng như sau: + Tổ cắt + Tổ ghim, dán cạnh hộp + Tổ làm máy + Bộ phận quản lý + Tổ in. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất má phanh ô tô Hiện tại, Công ty đang sản xuất nhiều loại má phanh cung cấp cho các loại ô tô lớn như ZIL. KAMAZ, IFA… đến các loại ô tô con và theo yêu cầu của thị trường, nhà máy cũng sản xuất má phanh xe máy. Quy trình công nghệ khá đơn giản và mang tính thủ công là chủ yếu, kết thúc quy trình sản xuất chỉ cho ra một loại sản phẩm Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất má phanh Khoan Mài trong Mài ngoài Trộn NVL Nhập kho TP KCS ép nóng +Trộn khô: Amiăng được đánh nổi, sấy khô ở độ ẩm < 1% Cân từng loại vật liệu theo đơn phối liệu. Đưa amiăng vào trộn, đậy nắp cho máy hoạt động trong vòng 15 phút. + Trộn tiếp nhựa, bột màu phụ pha trong thời gian 25 phút, trộn tiếp mạt đồng trong 5 phút để lắng trong 5 phút. Công việc này hoàn toàn làm thủ công nên rất độc hại. + ép nóng tạo sản phẩm: Vật liệu đã trộn được đổ vào khuôn, dùng máy ép thuỷ lực 100 tấn, 200 tấn, 400 tấn để ép tạo sản phẩm. + Lưu hoá: các sản phẩm đã được tạo ra sau khi ép nóng sẽ được đưa vào một thiết bị có tác dụng giữ cho sản phẩm trong điều kiện lý tưởng để đảm bảo được độ bền và các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Tuy nhiên, do công đoạn ra khỏi quy trình sản xuất này. + Hoàn thiện sản phẩm: Mài: Sau khi ép, mặt cong ngoài của sản phẩm được mài để khớp với vành tăng – bua ô tô, mặt cong trong cũng được mài để khớp với mặt cong của xương phanh. Quá trình được tiến hành trên các máy chuyên dùng. Khoan: Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất, má phanh phải được đưa vào máy khoan để tạo lỗ vít và xương phanh. Trước khi nhập kho, thành phẩm này phải qua bộ phận gia công, vệ sinh và phải được kiểm tra chất lượng qua bộ phận KCS của Công ty. Quy trình sản xuất sử dụng các máy móc thiết bị lớn nhưng vẫn còn thủ công, vừa không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn lao động, vừa cho năng suất không cao. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc cải tiến máy móc thiết bị và quy trình công nghệ nhằm hoàn thiện và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton sóng. Từ giữa năm 1998, Công ty bắt đầu sản xuất mặt hàng mới, đó là bao bì carton sóng. Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và đựng các loại sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng cuả chúng. Sở dĩ gọi là bao bì carton sóng vì đây là loại bao bì nhiều lớp được dập khuôn theo hình sóng để giảm bớt tác động của va chạm, tăng độ cách ẩm, cách nhiệt…. Bảo vệ sản phẩm mà nó bao gói. Quy trình sản xuất bao bì carton sóng: Giấy cuộn các loại Cắt khổ Tạo phôi thô Nhập kho thành phẩm KCS Ghim, dán cạnh hộp Máy bế hoặc máy bổ In lưới Tạo phôi chuẩn + Cắt khổ: Đây là công việc đầu tiên của dây chuyền sản xuất bao bì carton sóng. Giấy cuộn được kéo trên một băng chuyền và đưa qua một máy cắt khổ. Tại đây, giấy sẽ được cắt ra theo những kích thước đã được định trước tuỳ theo yêu cầu sản xuất. Đặc biệt, máy cắt có thể điều chỉnh, chia cắt được cuộn giấy theo các kích thước khác nhau. + Tạo phôi thô: Nếu phân theo độ dày, mỏng của sản phẩm thì bao bì carton sóng ở Công ty có loại: 5 lớp và 3 lớp. Sau khi cắt khổ, nó sẽ được phân loại để làm các lớp khác nhau trong tấm bìa. Nếu là bìa carton có 3 lớp thì có 3 loại giấy tương ứng để tạo nên 3 lớp là: Giấy mặt, giấy sóng, và giấy đáy. Còn nếu là bìa carton sóng 5 lớp thì lại phải có 4 loại giấy là: giấy mặt, giấy sóng, giấy vách rồi lại một lớp giấy sóng nữa và cuối cùng là một lớp giấy đáy. Tất cả các loại giấy đã được phân như trên sẽ được cho chạy qua một máy gọi là máy sóng. Máy này có nhiệm vụ tạo sóng cho lớp lấy sóng. Sau đó các lớp giấy này sẽ được ghép lại với nhau khi chạy qua một băng truyền, giữa các lớp giấy đó sẽ được quét một lớp hồ sống làm từ bột sắn thông qua một hệ thống ở trong máy. + Tạo phôi chuẩn: Để tạo được sự liên kết giữa các lớp và cho ra những tấm bìa carton sóng thì phôi phải được chạy qua một hệ thống gọi là maý tán lằn ngang và dọc. Hệ thống máy này không những có tác dụng tán lằn cho giấy phẳng mà còn làm cho hồ sống giưa các lớp chính thông qua các dây mai xo được đốt nóng bằng điện sẽ truyền nhiệt cho các thanh lăn. Như vậy, kết thúc giai đoạn này sẽ cho ra một phía bìa carton chạy trên một băng chuyền. Muốn có những tấm bìa thì giải bìa này sẽ lại được chạy qua một máy cắt và cắt ra những tấm có kích thước như yêu cầu. + In lưới: Là công đoạn đòi hỏi nhiều nhân công nhất. Đặc điểm của hình thức in lưới là một dạng in thủ công và mất nhiều thời gian. Nếu như một tấm bìa carton có bao nhiêu màng thì phải có bấy nhiêu khuôn in và mỗi lần in chỉ cho phép được in một màu. + Máy bế hoặc bổ: Tạo thành các nếp gấp hay xẻ cắt rãnh để người thợ gập theo những nếp này và tạo nên chiếc hộp. + Ghim, dán cạnh hộp: Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc hộp bao bì carton hoàn thiện. Toàn bộ giai đoạn này cũng được làm thủ công. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton sóng này còn mang tính chất thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường về độ chính xác, tinh sảo. Đồng thời, công nghệ in bằng phương pháp in lưới hiện nay của Công ty còn quá nhiều nhân công. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm gồm : + Hệ thống các đại lý: Hiện nay Công ty thiết lập đại lý ở hầu hết các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung tại khu vực phía Bắc. Tại khu vức phía Nam đã mở được một số đầu mối tiêu thụ sản phẩm và bước đầu đã phát huy hiệu quả. Khu vực phía Bắc có 12 đại lý Khu vực phía Nam có 7 đầu mối bán hàng lớn + Tại trụ sở giao dịch chính của Công ty 76 – Phố Lương Yên – Hai Bà Trưng – Hà Nội có đặt một cửa hàng bán sỉ và lẻ các sản phẩm của mình. Công ty còn nhận làm đại lý bán các sản phẩm vật liệu xây dựng khác. Má phanh ô tô là một loại sản phẩm mang tính truyền thống của Công ty. Do vậy, để mở rộng thị trường Công ty đã thành lập nhiều đại lý. Tuy nhiên đây là một loại sản phẩm mang tính chất kỹ thuật và việc tiêu dùng sản phẩm này có liên quan đến sự an toàn tính mạng con người nên hiện nay người tiêu dùng trong nước vẫn chưa thực sự tin dùng sản phẩm này của Công ty. Đây chính là điều trăn trở của bên lãnh đạo Công ty là làm cách nào để người tiêu dùng xoá bỏ được thói quen này và sử dụng sản phẩm của Công ty. Hiện nay, Công ty đã áp dụng nhiều hình thức bán hàng để thúc đẩy tốc độ tiêu thụ mặt hàng này như bán hàng qua đại lý, bán hàng trả chậm….. đặc biệt là hình thức bán hàng đổi hàng. Hình thức này có nghĩa là Công ty sẽ nhận các sản phẩm hàng hoá mà phần nhiều là vật liệu xây dựng của các đơn vị bạn về bán. Mặt hàng bao bì carton sóng của Công ty sản xuất chủ yếu là tiêu thụ nội bộ trong tổng công ty thuỷ tinh và gốm sứ. Trong những năm tới Công ty sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất mặt hàng này ra thị trường bên ngoài. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty xây dựng công trình Hưng Thịnh là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân. Công ty tổ chức bộ máy quản lý như sau: + Ban giám đốc: Điều hành chỉ đạo trực tiếp các hoạt động thường ngày của các phòng ban, phân xưởng và các nhân viên giúp việc cho ban giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. + Phòng tổ chức hành chính: Gồm các chuyên viên làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý, sắp xếp cán bộ và lao động trong Công ty, xây dựng các kế hoạch đào tại cán bộ công nhân viên, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội….. + Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời theo quy định nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là để phục vụ cho việc quản lý và điều hành Công ty của ban Giám đốc. + Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và tổ chức kinh doanh của Công ty. Hiện nay, bộ phận marketing trực thuộc phòng kinh doanh. + Phòng kỹ thuật: Bao gồm các kỹ sư phụ trách về công tác kỹ thuật của các thiết bị máy móc của công ty, đảm bảo sự vận hành của toàn bộ quy trình công nghệ, trong đó bộ phận KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nắm vững thông tin khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức việc chế tạo thử nghiệm các sản phẩm mới. Hàng năm có nhiệm vụ tổ chức việc sửa chữa máy móc thiết bị nhằm đảm bảo tốt cho công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất được liên tục, hiệu quả và an toàn lao động. + Phòng kế hoạch vật tư: Có trách nhiệm lập kế hoạch về vật tư đảm bảo cho qua trình sản xuất của Công ty được liên tục. Ngoài các phòng ban chính trong co cấu tổ chức ở trên, Công ty còn có các bộ phận chức năng khác như: Văn thư, bảo vệ, công đoàn…. ở mỗi phân xưởng ngoài quản đốc còn có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, chấm công, tính toán lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty: Phòng kế hoạch - vật tư Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tổ chức HC Phòng tài chính kế toán Ban giám đốc Phân xưởng Má phanh Phân xưởng Bao bì Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công tác kế toán giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý. Xuất phát từ thực tế khach quan để quản lý các hoạt động trong sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản và tình hình sử dụng tài chính của Công ty. Công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo hình thức này, Công ty có một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng và các bộ phận kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán Tổ kế toán Kế toán tiêu thụ và XĐKQ Thủ quỹ Thanh Toán Kế toán Quỹ Tiền Mặt Kế toán Ngân Hàng Kế toán Chi Phí SX Tính Z Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán NVL CCDC Tổ tài chính Phó phòng, kiêm Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ( Trưởng phòng) Nhân viên Kế toán PX Kế toán XDCB Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán: + Thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty + Giúp tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về công tác quản lý tài chính của Công ty + Thực hiện quản lý các nguồn thu đảm bảo tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty + Tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. + Thực hiện chế độ báo cáo tài chính với cơ quan chức năng của nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên. + Cung cấp số liệu về tài chính một cách đầy đủ và chính xác, kịp thời giúp cho ban giám đốc ra quyết định sản xuất kinh doanh của Công ty. + Tham gia ký kết hợp đồng kinh tế + Hướng dẫn các bộ phận có liên quan và bộ phận sản xuất trong Công ty thực hiện tốt công tác quản lý tài chính của Công ty cũng như của bộ phận mình trự c tiếp quản lý. Thông qua sơ đồ trên ta thấy nổi bật một số vấn đề sau: Kế toán trưởng: ( trưởng phòng) có nhiệm vụ điều hành toàn bộ bộ máy kế toán, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của các nhân viên kế toán. Kế toán phó: ( phó phòng) làm kế toán tổng hợp, kế toán XDCB và chỉ đạo các kế toán phân xưởng Kế toán quỹ: Viết phiếu thu – ghi nhật ký liên quan kiêm quỹ BCTC theo quy định Kế toán TGNH: Theo dõi bên Nợ TK 112, báo có tài khoản, xác định số dư TK, thường xuyên quan hệ với các ngân hàng để xác định số dư tài khoản. Kế toán tiền lương và BHXH: Tính toán hợp lý, phân bổ chính xác chi phí về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có liên quan, thanh toán tiền lương và các khoản khác kịp thời cho cán bộ công nhân viên. Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Xác định chính xác chi phí và giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác, phân tích tình hình thực hiện định mức, dự đoán chi phí sản xuất, thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành. Bộ phận kế toán NVL: Theo dõi số lượng N – X – T hàng ngày về các mặt số lượng và giá trị chi tiết cho từng tài khoản có liên quan, các loại chi phí phát sinh trong quá trình mua bán NVL – CCDC, vào các tài khoản, sổ phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Kế toán tiêu thụ: Phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, phản ánh quá trình tiêu thụ, ghi chép vào tài khoản, các khoản có liên quan đến chi phí bán hàng, thu nhập về bán hàng, xác định chi phí bán hàng chính xác, xác định từng loại hoạt động của Công ty. Tình hình tổ chức kế toán. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức NKCT ( Nhật ký chứng từ ), đây là hình thức sổ kế toán được áp dụng phổ biến và áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Trong quá trình thực hiện kế toán của Công ty không chỉ sử dụng toàn bộ các NKCT, bảng kê, bảng phân bổ và sổ chi tiết mà chỉ sử dụng một số loại gắn liền với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kế toán. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ Báo cáo tài chính Sổ cái Nhật ký chứng từ Bảng phân bổ Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán Chi tiết Bảng tổng hợp Chi tiết Bảng kê Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng phân bổ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào nhật ký chứng từ và bảng kê, sổ chi tiết. Đối với các nhật ký chứng từ mà căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết. Cuối tháng phải chuyển số liệu từ bảng kê sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ. Đối với các chi phí sản xuất kinh doanh, phát sinh nhiều lần hoặc cần phải phân bổ, thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu của bảng phân bổ ghi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê. Cuối tháng ( quý) khoá sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái hoặc bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết sẽ được làm căn cứ để lập báo cáo tài chính. 1.4.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình N – X – T kho NVL, trên các khoản và sổ kế toán tổng hợp. Niên độ kế toán – Kỳ kế toán Niên độ kế toán: áp dụng theo năm, ở Công ty niên độ kế toán trùng với ngày dương lịch, từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của công ty là 6 tháng ( từ ngày 01/01/N đến ngày 30/06/N ) Cứ 6 tháng, kế toán của Công ty lại lập báo cáo một lần rồi chuyển về phòng kế toán của Công ty. 1.5. Đặc điểm chứng từ Theo quyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính hệ thống chứng từ kế toán và Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. Hiện nay hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng gồm có: 1.5.1. Chứng từ lao động tiền lương - Bảng chấm công mẫu 01-LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương mẫu 02-LĐTL - Phiếu nghỉ hưởng BHXH mẫu 03-LĐTL - Bảng thanh toán BHXH mẫu 04-LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng mẫu 05-LĐTL 1.5.2 Chứng từ hàng tồn kho - Phiếu nhập kho mẫu 01-VT - Phiếu xuất kho mẫu 02-VT - Biên bản kiểm nghiệm mẫu 05-VT - Thẻ kho mẫu 06-VT 1.5.3 Chứng từ bán hàng - Hoá đơn GTGT mẫu 01GTKT-3LL - Bảng thanh toán hàng đại lý mẫu 14-BH 1.5.4 Chứng từ tiền tệ - Phiếu thu mẫu 01-TT - Phiếu chi mẫu 02-TT - Giấy đề nghị tạm ứng mẫu 03-TT - Giấy thanh toán tiền tạm ứng mẫu 04-TT - Biên lai thu tiền mẫu 05-TT - Bảng kiểm kê quỹ mẫu 07-TT 1.5.5. Chứng từ tài sản cố định - Biên bản giao nhận TSCĐ mẫu 01-TSCĐ - Thẻ TSCĐ mẫu 02-TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ mẫu 03-TSCĐ - Bảng trích khấu hao TSCĐ 1.6. Đặc điểm tài khoản kế toán Theo quyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp của công ty đang sử dụng gồm có: 111 Tiền mặt 112 Tiền gửi ngân hàng 113 Tiền đang chuyển 131 Phải thu của khách hàng 133 Thuế GTGT được khấu trừ 136 Phải thu nội bộ 138 Phải thu khác 139 Dự phòng phải thu khó đòi 141 Tạm ứng 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 144 Cần cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 151 Hàng mua đang đi trên đường 152 Nguyên liệu, vật liệu 153 Công cụ, dụng cụ 156 Hàng hoá 157 Hàng gửi bán 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 211 Tài sản cố định hữu hình 214 Hao mòn TSCĐ 241 Xây dựng cơ bản dở dang 242 Chi phí trả trước dài hạn 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn 311 Vay ngắn hạn 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 331 Phản trả người bán 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 334 Phải trả công nhân viên 335 Chi phí phải trả 336 Phải trả nội bộ 338 Các khoản phải trả phải nộp khác 341 Vay dài hạn 342 Nợ dài hạn 344 Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 411 Nguồn vốn kinh doanh 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 413 Chênh lệch tỷ giá 414 Quý đầu tư phát triển 415 Quỹ dự phòng tài chính 421 Lợi nhuận chưa phân phối 431 Quý khen thưởng, phúc lợi 441 Nguồn vốn xây dựng cơ bản 511 Doanh thu bán hàng 515 Doanh thu hoạt động tài chính 521 Chiết khấu thương mại 531 Hàng bán bị trả lại 532 Giảm giá hàng bán 641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý DN 632 Giá vốn hàng bán 635 Chi phí tài chính 811 Chi phí khác 711 Thu nhập khác 911 Xác định kết quả kinh doanh 009 Nguồn vốn khấu hao Ngoài ra để thuận tiện trong việc quản lý, và phù hợp với đặc điểm hoạt động, Công ty còn sử dụng thêm một số tài khoản cấp 2 . 1.7. Báo cáo tài chính: Theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ tài chính về chế độ Báo cáo tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính theo quý, năm của công ty bao gồm các loại sau: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35266.DOC
Tài liệu liên quan