Tài liệu Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: Xã hội học, số 3 - 1990
Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ
*VŨ MẠNH LỢI
Vấn đề khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn từ lâu đã là mối quan tâm trong nhiều cuộc nghiên cứu
của Viện Xã hội học. Các kết quả nghiên cứu cũng đã được trình bày rải rác trong các bài báo, tham luận hội
nghị và các báo cáo nghiệm thu các đề tài. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng cho đến nay còn chưa có một cuộc
nghiên cứu xã hội học chuyên biệt nào về vấn đề này một cách có hệ thống. Trong những nghiên cứu nói trên,
sự khác biệt nam nữ trong gia đình phần nhiều chỉ được xem như một phần trong bức tranh chung của khung
cảnh xã hội giúp cho sự phân tích các hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội khác đang diễn ra ở nông thôn.
Trong nhiều trường hợp, khác biệt nam nữ chỉ được xem như biểu hiện của biến số giới tính, cũng như biến
số nông thôn - đô thị, sự phân hóa theo tuổi. . . trong mối quan hệ với các biến phụ thuộc khác (như thu nhập, số
con mong muốn. . . ). N...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 3 - 1990
Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ
*VŨ MẠNH LỢI
Vấn đề khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn từ lâu đã là mối quan tâm trong nhiều cuộc nghiên cứu
của Viện Xã hội học. Các kết quả nghiên cứu cũng đã được trình bày rải rác trong các bài báo, tham luận hội
nghị và các báo cáo nghiệm thu các đề tài. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng cho đến nay còn chưa có một cuộc
nghiên cứu xã hội học chuyên biệt nào về vấn đề này một cách có hệ thống. Trong những nghiên cứu nói trên,
sự khác biệt nam nữ trong gia đình phần nhiều chỉ được xem như một phần trong bức tranh chung của khung
cảnh xã hội giúp cho sự phân tích các hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội khác đang diễn ra ở nông thôn.
Trong nhiều trường hợp, khác biệt nam nữ chỉ được xem như biểu hiện của biến số giới tính, cũng như biến
số nông thôn - đô thị, sự phân hóa theo tuổi. . . trong mối quan hệ với các biến phụ thuộc khác (như thu nhập, số
con mong muốn. . . ). Nói cho đúng hơn, khác biệt nam nữ được xét đến trong đơn vị làng xã nhiều hơn là trong
đơn vị gia đình. Cho đến nay chưa có cuộc nghiên cứu nào phỏng vấn (hay quan sát hoặc thu lượm thông tin) cả
hai vợ chồng trong cùng những gia đình trong mẫu về phân công lao động gia đình, việc nhà, trách nhiệm chăm
sóc con cái chi tiêu, tâm tư nguyện vọng của người vợ và người chồng. . . Và cũng chưa có cuộc nghiên cứu về
những biến đổi trong chu trình sống của gia đình nào nhằm làm sáng tỏ sự biến đổi các vai trò trong gia đình
theo thời gian phát triển. Theo Bernard (1972) 1 có hai cuộc hôn nhân trong mỗi cuộc hôn nhân - những thử
nghiệm và ý nghĩa của hôn nhân đối với vợ chồng là rất khác nhau. Do đó, với kết quả thu được từ sự phỏng vấn
hoặc người vợ, hoặc người chồng trong một gia đình ta chưa đủ cơ sở để kết luận chắc chắn về mức độ khác
nhau trong đời sống gia đình nông thôn hiện nay, mặc dù điều đó cũng đem lại cho chúng ta một hình dung nhất
định nào đó .
Sự thật, vấn đề khác biệt nam nữ trong gia đình, đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng nam nữ trong gia đình là
vấn đề có tính chất thế giới, cả đối với các xã hội đã phát triển lấn ở các nước đang phát triển. Nhưng hình thức,
biểu hiện và mức độ của nó rất khác nhau từ nước này sang nước khác, từ vùng văn hóa này sang vùng văn hóa
khác. Vậy ở Việt Nam nó có nội dung kinh tế, văn hóa, xã hội gì và nó khác với các nước láng giềng ở điểm
nào? Đó là những vấn đề rất quan trọng cần được giải đáp.
Lẽ dĩ nhiên, bài này không phải là một cố gắng nhằm giải đáp các vấn đề kể trên. Dựa vào các kết quả, dù
còn tản mạn, của các cuộc nghiên cứu đã qua và những quan sát thực tế của tác giả tại nhiều địa phương, ở đây
chỉ có tham vọng nêu lên một số vấn đề để cùng nhau suy nghĩ cho một cuộc nghiên cứu chuyên biệt sâu hơn về
vấn đề này. Và tác giả cũng chỉ hạn chế việc xem xét sự khác biệt nam nữ quan sát thấy trong gia đình nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ trong khoảng từ 1983 trở lại đây, mặc dù đôi chỗ cũng có những hàm ý về một quá khứ
xa xôi hơn .
Nguồn số hếu sử dụng trong bài này lấy từ những ghi chép cá nhân trong nhiều cuộc điều tra xã hội học, từ
những số liệu điều tra đã được sử lý trong các cuộc điều tra nông thôn của Viện xã hội học tại nhiều xã ở đồng
bằng Bắc Bộ từ 1983 tới nay. Cần phải nói ngay rằng môi trường xã hội ở các xã được nghiên cứu rất khác
nhau, chúng lại được nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau với các bảng hỏi được cấu trúc khác nhau và với
các câu hỏi về cùng một vấn đề cũng khác nhau cho nên chỉ những số thu được nhiều khi rất trái ngược nhau về
cùng những vấn đề giống nhau, chẳng những giữa xã này với xã khác mà thậm chí ngay trong cùng một xã. Với
ý định nêu lên khuynh hướng chung nhất của sự khác biệt nam-nữ trong gia đình nông thôn Bắc Bộ, chúng tôi
chỉ chọn đưa vào bài này những số liệu mà theo ý chúng tôi chúng đại diện cho tình hình chung hiện nay của
* Cán bộ nghiên cứu phòng Xã hội học Dân số, Viện Xã hội học
1 Bernard, Jcssic. 1 972. The Futurc of Marriage, New York: World. Dẫn lại theo Linda Thompsons và Alexis j. Walkcr
trong jollmal of Manrrage and the Family, Vol. 51, No 4, 11 -1989, N. C. F. R. University of Nehraska - Lincoln.
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990 2
nông thôn miền Bắc. Chắc chắn không tránh khỏi mâu thuẫn nếu chúng ta xét trong một khung cảnh hẹp hơn về
thời gian và không gian.
Mấy chục năm qua ở miền Bắc chúng ta đã cố gắng xây đựng "gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình
đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiển bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội"2, chúng ta đã cố gắng "giữ gìn và phát
huy nhưng phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn
nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản"3. Quả thực, về mặt pháp
lý tệ tảo hôn và lấy lẽ đã bị đẩy lùi mạnh mẽ, thanh niên nam nữ đã có quyền tự do lựa chọn bạn đời. Nhiều vụ
vi phạm pháp luật đã bị phát hiện kịp thời và xử lý nghiên khắc. Tuy nhiên, trong hàng triệu gia đình không có
những xung đột tới mức luật pháp phải can thiệp, cuộc sống vẫn trôi đi theo những nguyên tắc ứng xử không
thành văn, được mọi người ngầm chấp nhận. Việc nhà nào, nhà ấy lo, đóng cửa bảo nhau", không ai muốn (và
cũng không có khả nặng) can thiệp vào. Trong cuộc sống gia đình tương đối riêng tư đó, sự bất bình đẳng nam -
nữ - sản phẩm lịch sử của các chế độ cũ - vẫn âm 1 và dai dẳng tồn tại, vẫn được bầu không khí xã hội bao
quanh che chở và ngầm ủng hộ. Có lẽ chính vì thế mà Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình nước ta co thêm điều
khoản nhấn mạnh "chổng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ" (không có
điều nhấn mạnh vợ có nghĩa vụ tạo điều kiện cho chồng thực hiện tốt chức năng của người bố) .
Nhiều người, cả ở các nước khác lẫn ở nước ta, tin rằng địa vị thứ yếu của phụ nữ so với nam giới trong gia
đình chủ yếu là do vai trò thứ yếu của họ trong việc đóng góp các phúc lợi vật chất cho gia đình. Từ đó, để giải
quyết vấn đề bất bình đẳng nam-nữ, việc nâng cao thu nhập của người phụ nữ sẽ có ý nghĩa then chốt. Thừa
nhận cách lý giải này thì ta không thể hiểu được thực tế quan sát thấy ở nông thôn miền Bấc hiện nảy. Trong
thời kỳ chiến tranh, khi nam giới ra mặt trận gần hết, phụ nữ trên thực tế đã đóng vai trò quyết định ở hậu
phương, cả trong lao động sản xuất, chăm sóc con cái lẫn trông nom cha mẹ già hai họ. Sau chiến tranh, cho đến
tận ngày nay ở rất nhiều xã họ vẫn tiếp tục là lực lượng lao động chính cả trong đơn vị Hợp tác xã lẫn trong đơn
vị gia đình. Thêm vào đó, gánh nặng gia đình chủ yếu dồn lên vai họ. Nhiều thế hệ phụ nữ kế tiếp nhau trong
hàng chục năm ròng đã từng có những đóng góp quan trọng và phần nhiều vào đời sổng gia đỉnh, thế nhưng địa
vị của họ trong gia đình không được câi'hiện so với nam giới tương ứng với những đóng góp đó. Sự giải phóng
phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở những cái mà cơ chế xã hội mới mang lại (như trong lĩnh vực y tế, giáo dục
các quyền luật định khác) chưa vào sâu được đời sống gia đình. Lẽ dĩ nhiên, việc cải thiện thu nhập của phụ nữ
không phải không có tí tác dụng nào đến việc nâng cao địa vị của họ trong gia đình. Trong trường hợp nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ, tác động đó có nhưng không phải là quyết định.
Bầu không khí phân biệt đối xử nam - nữ trong gia đình chờ đợi người phụ nữ ngay từ khi họ chưa ra đời. Là
một thiết chế xã hội bảo thủ (với ý nghĩa là gia đình chỉ duy trì, củng cố và tái tạo lại những giá trị xã hội đã
được kiểm nghiệm chắc chắn và cố tính ổn định cao thẻo thời gian) gia đình đã không theo kịp với những biến
đổi mạnh mẽ và mau lẹ diễn ra ngoài xã hội. Tiếp tục truyền thống tổ chức gia đinh và họ thân tộc theo dòng bố
và áng tộc danh về phía bố4, gia đình nông thôn Bắc Bồ ngày nay vần gán cho con trai những giá trị đặc biệt
hơn hằn con gái. Khi chưa sinh con, các bậc cha mẹ đã mong muốn đứa con tương lai là con trai, đã ấp ủ những
kế hoạch và hy vọng cố phân hóa nam - nữ đối với những đứa con tương lai, một sự phân hoá không đơn thuần
dựa trên khác biệt sinh lý giữa hai giới. Thái độ này ngày nay tuy không còn quá mạnh đến mức bỏ mặc các bể
gái nhưng còn đủ mạnh để dẫn dắt những hành động thiên vị con trai cụ thể của các bậc cha mẹ. Trong cuộc
điều tra ở xã Quyết Tiến (1984) có đến 64% nữ và 59, 6% nam khi được hỏi đã trả lời họ nhất thiết phải cố con
trai và sẽ đẻ đến bao giờ cố con trai mới thôi. Đồng thời đa số người được hỏi cũng bày tỏ nguyện vọng phải có
2, (3). Luậnt Hôn nhân và Gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường
- Chinh ký ngày 3-1-1987.
4 Xem bài của Trần Đình Hượu và Nguyễn Từ Chi trong Tạp chí Xã hội học số 2 năm 1989.
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990
ít nhất hai con trai để đề phòng trường hợp rủi ro với một trong số con trai của họ. Như vậy, nhu cầu chắc chắn
cố ít nhất một con trai sống được đến lớn là một nhu cầu khá mạnh ở nông thôn. Khi đã có con, cha mẹ cũng đối
xử và dạy dỗ con gái khác con trai. Con trai được chăm sóc tốt hơn, được chiều chuộng hơn, cố nhiều đặc quyền
đặc lợi hơn chị em gái chúng, được dạy dỗ nhằm vào những thăng tiến xã hội sau này. Trong khi đó, con gái có
phần "yếu thế" hơn, được dạy dỗ đức tính đảm đang, quán xuyến việc nhà, ngoan ngoãn vâng lời, chịu nhịn.
Cuộc khảo sát tại xã Bình Minh (1985) đã cho thấy, đối với người được hỏi, những đức tính quan trọng của con
cái:
Bảng 1. Đánh giá đức tính quan trọng của con cái %
Tuổi:người được hỏi Cácv đức tính Duới 30
31 đến40
41 đến 50 Trên 50
Con trai 53
56
42 45 Học giỏi
Con gái 36 45 33 24
Con trai 37 45 35 44 Lao động tốt
Con gái 39 43 38 43
Con trai 51 64 44 53 Ngoan, lễ phép
Con gái 60 73 51 62
Con trai 4 12 9 Giỏi việc nhà
Con gái
14
31 33 31 37
Con trai 6 9 9 12. Tích cực tham gia
công tác xã hội Con gái 2 6 3 4
Những số liệu ở bảng 1 cho thấy kỳ vọng của cha mẹ đối với con trai và con gái khác nhau rất rõ. Ngoại trừ
đặc tính "lao động tốt" cha mẹ đòi hỏi ở con trai và con gái gần như như nhau, thì không mấy ai đòi hỏi con trai
phải thạo việc nhà. Trong khi kỳ vọng ở con trai nhiều hơn ở tiêu chí "học giỏi", các bậc cha mẹ lại đòi hỏi rất
gắt gao con gái phải "ngoan, lễ phép" hơn và gần như không trông chờ ở "tính tích cực tham gia công tác xã
hội" của họ. Nhìn chung, các bậc cha mẹ quan tâm đến con trai nhiều hơn ở định hướng có tính chất "hướng
ngoại" cố liên quan đến các cơ hội thăng tiến xã hội sau này trong khi đòi hỏi con gái nhiều hơn theo những
định hướng "hướng nội" có liên quan nhiều hơn đến việc chuẩn bị các vai trò của người phụ nữ đảm đang, thao
hiền trong gia đình . Không thấy có sự khác biệt đáng kể giữa ý kiến của các bậc .cha mẹ theo các độ tuổi của
họ. Điều này cũng phần nào thể hiện sự chậm biến đổi các giá trị xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác và sự tái
tạo lại nó trong gia đình là khá nguyên vẹn đồng thời, các con số này cũng cho thấy dù cố những khác biệt theo
con trai và con gái, sự khác biệt đó cũng không đến nỗi quá lớn như ở nhiều xã hội đang phát triển khác.
Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của bố mẹ cho con cái, ta cũng thấy rất rõ sự khác biệt đối với con trai và
con gái. ở nông thôn hiện nay người dân không có nhiều sự lựa chọn. Ngoài nghề nông có tính chất tương đối tự
động, chỉ có thề làm thêm các nghề thử công (hoặc nửa thủ công) hay các nghề dịch vụ buôn bán nhỏ ở địa
phương. Những nghề này ở xã nào cũng có, tuy mức độ nhiều ít có khác nhau. Người nông dân làm thêm những
nghề này vào những lúc nông nhàn hoặc xen kẽ với nghề nông nhằm bổ sung thêm thu nhập ngoài thu về nông
sản. Những nghề này cố vai trò cực kỳ quan trọng nhưng do tính chất bấp bênh của nó trong điều kiện hiện nay
ở nông thôn nên chúng không có nhiều.uy tín đối với nông dân. Dù gắn bố với nghề nông nhưng phần lớn nông
dân cho rằng chỉ làm nông .nghiệp không thôi không thể giàu lên được. Trong cuộc điều tra ở xã Dông Dương
(1989) và xã Nguyên Xá (1989) tương ứng có đến 86% và 92% người được hỏi đã trả lời như vậy. Sự lựa chọn
thuận tiện nhất đối với nông dân thay cho nông nghiệp là "thoát ly" . Mặc dù thoát .ly chi có nghĩa là đi khỏi
làng, còn làm nghề gì còn chưa rõ nhưng nó có một ma lực đáng ngạc nhiên đối với nông dân, cả dối với thanh
niên lẫn đối với cha mẹ họ. Họ tin rằng đi thoát ly làm cán bộ ("cán bộ" - lại một tù quen thuộc khác!) cuộc sống
sẽ đỡ vất vả và sẽ cố uy tín cao hơn. Không đi sâu vào căn nguyên của vấn đề này, ở đây chúng tôi chỉ muốn tìm
hiểu nó tác động đến định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái như thế nào. Vấn đề này được đề cập
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990 4
đến trong hầu hết các cuộc nghiên cứu Xã hội học trong gần mười năm qua. Và kết quả điều tra tại các xã khác
nhau về vấn đề này khá thống nhất. Bảng 2 là kết quả điều tra mới đây nhất tại xã Hải Vân (1990). Diều đáng
chú ý và ở đây không có sự khác biệt đáng kể giữa các câu trả lời của nam giới và nữ giới (chứng tỏ các bà vợ
và các ông chồng cùng có chung một quan niệm về giá trị đối với con gái và con trai), do đó chúng tôi nêu lên ở
đây con số chung.
Bảng 2: "Ông (Bà) muốn con làm nghề gì?
Con trai
Con gái | Tuổi người
được hỏi
Nông
nghiệp
Thủ
CN
Dịch vụ
buôn bán
Thoát
ly
Khác Nông
nghiệp
Thủ
CN
Dịch vụ
buôn bán
Thoát Khác
ly
Dưới=25 7,14 14,28 0 78,57 0 57,14 7,14 0 28,57 7,14
26-35 6,76 14,86 6,76 71,62 0 45,94 9,96 2 7,03 17,57 0
36-45 9,09 22,73 6,06 62,12 0 54,54 7,57 10,60 22,73 4,54
46 trở lên 15,38 17,3 3,85 46,15 17,3 34,61 7,69 13,46 23,08 21,15
Chung 9,71 17,79 5,34 62,62 4,37 46,60 8,25 16,50 21,36 7,28|
Các con số của bảng này cũng cho thấy nguyện vọng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái cũng mang tính
chất "hướng ngoại" đối với con trai và "hướng nội" đối với con gái. Đại đa số muốn con trai thoát ly nông
nghiệp trong khi phần lớn muốn con gái ở lại làm nông nghiệp. Hai sự quyết chọn quan trọng thay thế cho nông
nghiệp đối với con trai là thử công nghiệp và nhất là thoát ly nông thôn. Dịch vụ buôn bán không phải là mong
muốn của hầu hết các bậc cha mẹ đối với con trai, trong khi đối với con gái lại là nguyện vọng của khá nhiều
người. Diều này cho thấy về mặt truyền thống, quan niệm dịch vụ buôn bán là hoạt động chủ yếu do nữ giới
đảm nhiệm vẫn còn khá mạnh ở nông thôn hiện nay5. Nếu xét đến uy tín của cử nghề thì ta thấy thường bố mẹ
"nhắm" cho con trai những nghề có uy tín cao hơn so với con gái. ở đây, tuy có sự dao động các ý kiến theo độ
tuổi nhưng không thấy có xu hướng nào rõ nét, ngoại trừ sự giảm khá đều đặn các ý kiến muốn con trai làm
nông nghiệp từ độ tuổi cao sang độ tuổi trẻ hơn.
Những tâm thế kể trên không đơn thuần chi dừng lại ở những nguyện vọng suông của cha mẹ. Trái lại, nó
biểu hiện ra trong những tương tác hàng ngày giữa cha mẹ và con cái, giữa con trai và con gái trong cùng một
gia đình với nhau. Con trai được ưu đãi và cố nhiều cơ hội sử dụng phúc lợi gia đình hơn, đặc biệt những khi gia
đình chi có khả năng thanh toán cho nhu cầu của hoặc con trai hoặc con gái thì thường con gái phải chịu thiệt
thòi. Các cuộc nghiên cứu cũng quan sát thấy tỷ lệ bỏ học ở các cấp thấp cao hơn ở các em gái. Tại cuộc khảo
sát ở xã Dông Dương (1989), 25% số người được hỏi dự định cho con trai học trên cấp III nhưng chỉ có 11, 5%
cố dự định như vậy cho con gái.
Sinh ra và lớn lên trong một bầu không khí bất bình đẳng nam - nữ như vậy, dần dần các em học được các
khuôn mẫu ứng xử, các chuẩn mực và giá trị thấm đượm tinh thần trọng nam khinh nữ. Lớn lên, các giá trị này
nhập tâm thành cái điều chỉnh hành vi bên trong, con người không cảm thấy bị cưỡng chế khi tuân theo những
khuôn mẫu có tính bất bình đẳng, họ thấy hoàn toàn bình thường và thoải mái làm theo cái mà gia đình và
khung cảnh xã hội xung quanh chờ đợi ở họ. Điều này giải thích tại sao những bà mẹ lại dễ dàng đồng tình với
các ông bố khi xử sự không công bằng với con gái. Kết quả là, khi trưởng thành, nam giới được chuẩn bị để
đảm nhận những vai trò thuận lợi hơn trong gia đình cũng như ngoài xã hội, có khả năng lựa chọn lớn hơn, cố
tính cơ động xã hội cao hơn.
Thêm vào đó, những điều kiện bên ngoài cũng tạo nên những bất lợi cho chị em nông thôn khi lập gia đình.
Hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài cùng với tính cơ động cao của nam giới khiến cho một bộ phận lớn nam
thanh niên di chuyển (thoát ly) khỏi nông thôn, để lại nông thôn nhiều vùng sự mất cân đối giới tính nghiêm
5 Xem chú thích (4).
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990
trọng. Trong cuộc điều tra ở xã Đông Dương (1989), tỷ lệ giới tỉnh (nam, nữ) trong độ tuổi tái sinh sản (từ 15-
49) chỉ là 74,63%; Tỷ lệ giới tính cho người trong độ tuổi lan động (từ 16 đến 60) là 57,93% 6. Tình hình này
làm cho việc lập gia đình của chị em rất khó khăn, tăng thêm sự yếm thế vá lòng tự ti vốn đã có từ trước ở
nhiều người. Trong rất nhiều trường hợp, ngay khi bước vào hôn nhân phụ nữ đã không ở trong địa vị ngang
hàng với nam giới trên nhiều phương diện. Đối với quyết định hôn nhân, phụ nữ cũng lệ thuộc vào ý kiến của họ
hàng nhiều hơn. ở Hải Vân (1990) có đến 33,73% phụ nữ trả lời là quyết định hôn nhân cần cố sự đồng ý của họ
hàng trong khi con số này đối với nam giới là 19,51%. Cùng với quyết định hôn nhân là hàng loạt tập quán hôn
lễ khác vẫn tiếp tục tồn tại nhấn mạnh tính thứ yếu của phụ nữ khi đi vào hôn nhân như ăn hỏi, đón dâu (tại sao
lại không phải là một hình thức nào khác có tính trung lập, đòi hỏi sự tham gia bình đẳng của cả cô dâu lẫn chú
rể? ), nơi ở mới theo chồng. . . Trong thông kê dân số và lao động xã Đông Cơ (1983) mục dân đến và đi vì lý
do hôn nhân chỉ thuần túy là phụ nữ đi lấy chồng nơi khác đi khỏi xã và phụ nữ từ nơi khác lấy chồng xa này
đến ở, tuyệt nhiên không ghi nhận được một trường hợp nào ngược lại, khi chồng theo vợ đi hoặc đến.7
Trong gia đình, có lê quyền lớn nhất mà phụ nữ có thể tha hồ tận hưởng đó là quyền lao động. Quả thật lao
động của phụ nữ đúng là triền miên, cả lao động sản xuất lần lao động việc nhà, cả lao động được trả công lẫn
lao động không được trả công. ở Tam Sơn ( 1983) 73,6% người được hỏi cho rằng trong sân xuất lúa lao động
nữ bỏ vào nhiều hơn lao động nam, 19% cho rằng nam nữ bỏ vào lao động bằng nhau, chỉ có 7, 4% trả lời rằng
lao động nam bỏ vào nhiều hơn lao động nữ. Bảng 3 cho thấy đống góp của vợ và chồng trong các loại lan
động.
Bảng 3. Ai trong gia đình là lao động chính trong các 1oại việc dưới đây?
Loại công việc Chồng Vợ Bố mẹ già Các Người khác
Con
Chợ búa 12
5,4
189
85,5
4
1,8
16 2
7,2 0,9
chăn nuôi 66
29,9
148
66,9
3
1,4
36 3
16,3 1,4
Làm ruộng 96
43,3
121
54,8
3
1,4
57 3
25,8 1,4
Làm ruộng khoán 104
47,1
129
58,4
67 4
30,3 1,8
Làm thủ công
nghiệp
43
19,5
81
36,7
1
0,5
67 2
30,3 0,9
Chú thích: Số trên là số tuyệt đồi, số dưới là số % người trả lời.
Qua bâng này ta thấy đống góp của phụ nữ hơn hẳn đóng góp của nam giới trên tất cả các phần công việc.
Trong Báo cáo Tổng kết cuộc khảo sát xã hội học ở Quảng Bị và Đại Yên ( 1989)8 các nhà nghiên cứu cũng
quan sát thấy "ớ hai xã miền Bắc, nữ giới đâm nhận hầu hết công việc sản xuất chính và phụ. Hầu hết nữ giới
đều tham gia với vai trò chính trong các công việc như cấy làm giống, chăm sóc, làm phân. Chỉ có hai việc nữ
tham gia ít là làm đất và thủy lợi (đất 10,1% nước 14,0%) . . . Vai trò của nam giới (chồng) dường như chỉ là hô
trợ cho người phụ nữ trong mọi công việc". Cũng theo nhóm công tác này, thời gian làm việc của nam giới
thường chỉ bằng 2/3 thời gian làm việc của phụ nữ. Trung bình một ngày nam giới cố khoảng 5,5 giờ nghỉ ngơi
trong khi phụ nữ có khi phải làm việc đến 15 hay 16 giờ một ngây và chỉ cố trung bình vẻn vẹn 1 giờ nghỉ ngơi.
Trong bảng 3 ta cũng thấy phần đóng góp của con cái rất đáng kể, nhất là trong các hoạt động lan động sản xuất.
Tiếc rằng không có số liệu nối về đóng góp của con trai và con gái. Nhưng theo những quan sát của tác giả trong
6,7 Tài liệu cá nhân, riêng mục (7) dựa vào số liệu thống kê của xã từ năm 1977 đến năm 1982.
8. Cuộc điều tra do Nguyễn Đức Truyền tổ chức.
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990 6
nhiều cuộc nghiên cứu thực tế những năm qua thì, cũng như mẹ mình, con gái đóng góp nhiều hơn trong hầu hết
các hoạt động lao động ở nông thôn hiện nay.
Điều đáng ngạc nhiên là trong ba cuộc nghiên cứu mới đây nhất ( Đình Bảng - 1990, Hải Vân - 1990 và Tam
Sơn - 1990) 9 khi các nhà nghiên cứu nêu câu hỏi "Ai là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình" (chứ
không phải ai là lao động chính trong các công việc cụ thể) thì ở cả ba nơi đều thu được câu trả lời cho thấy
chồng thường cố đóng góp lớn hơn vợ, con trai có đống góp nhiều hơn con gái. Sự thực, việc tìm hiểu thu nhập
gia đình là một vấn đề cực kỳ khó khăn. Không phải đơn thuần vì người ta không muốn trả lời, mà còn vì chính
bản thân họ không biết đích xác họ cố thu nhập là bao nhiêu? trong đó người chồng đống góp bao nhiêu, vợ bao
nhiêu và các con có đóng góp bao nhiêu? Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của một nền kinh tế còn chưa
chuyển được sang sản xuất hàng hóa, lao động còn mang nặng tính chất tự thuê - tự trả công (self - employed
labour), sự tham gia của từng người trong các công đoạn không rạch ròi và mỗi công đoạn không được hạch
toán chi tiết về công xã. Hơn nữa các dạng hoạt động (làm ruộng, chăn nuôi, thủ công nghiệp. . . ) đan xen nhau
phức tạp, các vai trò của người lao động thay đổi luôn luôn và quá trình sản xuất cho đến khi ra thành phẩm kéo
dài trong nhiều tháng ngày nên việc xác định cho thật đúng phần đóng góp của mỗi người không phải đơn giản.
Khi nối rằng nữ giới bỏ nhiều công lao động hơn nam giới thì điều đố không cổ nghĩa là nam giới không có
đóng góp gì. Theo quan sát của chúng tôi, công việc của nam giới ở nông thôn cũng rất vất và tuy về trường độ
lao động có kém hơn so với lao động nữ. Nam giới thường làm những công việc mà nữ giới không đảm đương
được, hoặc vì quá nặng nhọc, hoặc vì tập quán lâu đời không cho phép. Trong cả hai trường hợp lao động của
nam giới đều được đề cao hơn lao động của nữ giới, được gán cho nhiều giá trị hơn lao động nữ. Nữ giới thường
làm những việc ít nhiều đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày và có thể được trẻ em hỗ trọ, trong đó có nhiều lao
động không tạo ra sản phẩm (việc nhà). Công việc của nam giới gần như không ai thay thế được. Theo ý kiến
của đồng chí Bí thư huyện ủy Huyện Dông Hưng - Thái Bình, ở vùng này nông dân chỉ coi người cày và người
cấy là thợ, còn người làm các công việc khác không phải là thợ. Con gái được mẹ dạy cấy cực kỳ cẩn thận mới
lấy được chồng. Còn cày ruộng là việc của nam giới, những ông chồng. Quả thật, công việc này ở tất cả các
vùng mà chúng tôi đã khảo sát, nam giới đảm đương gần như hoàn toàn. Công việc đóng gạch, nung gạch, làm
nhà (thường khi kéo dài vài ba năm, rồi sau đó lại phải đổi công làm nhà giúp những người đã đến làm nhà giúp
mình) cũng do nam giới đảm nhiệm. Nam giới cũng có nhiều cơ hội đi làm thuê kiếm tiền hoặc thóc hơn nữ
giới. ở ba xã nói trên, trừ Hải Vân không có thông tin, còn thì nam giới có nhiều cơ hội đi làm thuê hơn và cũng
có số phần trăm người đi làm thuê cao hơn. Chẳng hạn, ở Tam Sơn có 60, 21% nam giới đi làm thuê 11 dạng
công việc khác nhau trong khi chỉ có 40, 38% phụ nữ đi làm thuê 7 dạng công việc khác nhau.
Như vậy, lao động nam thường có uy tín hơn là lao động nữ, và gần như toàn bộ lao động nam gắn với việc
nâng cao thu .nhập và phúc lợi trong khi tuy làm nhiều hơn nhưng chỉ một phần lan động nữ đem lại thu nhập
thôi. Trong nhiều trường hợp, khi ông chồng làm việc, mọi người ghi nhận đóng góp của anh ta nhưng khi
người vợ làm việc, mọi người cho là chuyện tất nhiên. Chính điều này gay cảm tưởng rằng, nam giới đóng góp
vào thu nhập nhiều hơn thậm chí ngay cả khi phần thu nhập thực tế do người vợ mang lại cao hơn phần của
người chồng. Về thực chất, điều này chỉ là một biến thể của hiện tượng có tính chất phổ biến là sự bất bình đẳng
nam-nữ trong lao động thể hiện ở chỗ người phụ nữ hoặc không được trả công, hoặc được trả công không xứng
đáng. Trong trường hợp này, hoặc ngươi phụ nữ tự "trả công" mình không xứng đáng hoặc người chồng "trả
công" vợ không xứng đáng với lao động bỏ ra bằng những đánh giá "không xứng đám của mình. Như vậy, tiêu
chí "ai là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình" ở đây, theo chúng tôi, phản ánh uy tín về kinh tế gia
đình của vợ-chồng nhiều hơn là phản ánh những đóng góp vật chất và do đó nó mang nội dung văn hóa nhiều
hơn là nội dung kinh tế. Số liệu nghiên cứu ở Hải Vân năm 1990 cho thấy tương quan giữa ý kiến của nam và
nữ về vấn đề này (xem bảng 4).
9 Các cuộc nghiên cứu do Phó tiến sĩ Tô Duy Hợp tổ chức.
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990
Bảng 4. Ai là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình?
Người được hỏi Chung
Chồng Cả hai Con trai Con gái
Nam 8 78 23 10 4 123
6,5 63,41 18,70 8,13 3,25 100
Nữ 17 39 19 4 4 83
20,48 46,99 22,89 4,82 4,82 100
Chú thích: Số trên là số tuyệt đối số dưới là số phần trăm
Điều lý thú là tỷ lệ phụ nữ đánh giá cao về mình cao hơn nhiều so với tỷ lệ nam giới đánh giá cao về vợ
mình. Và tuy tỷ lệ nữ giới đánh giá cao về chồng khá cao, nó vẫn thấp hơn khá nhiều tỷ lệ nam giới đánh giá
cao về chính mình. Tình hình này cho phép ta giả định hai điều: a) Có sự không hài lòng nhất định giữa chồng
và vợ về việc một bên đánh giá về bên kia thấp hơn mức cần thiết. Diều này rất quan trọng vì nó kích thích nhu
cầu đòi thiết lập sự công bằng trong đánh giá về đóng góp của mỗi bên; bị C) sự khẳng định rõ ràng (cả từ phía
các bà vợ) vai trò quyết định về kinh tế của các ông chồng trong các gia đình. Về các bà vợ, điều này phản ánh
mức độ qui phục của họ về kinh tế đối với các ông chồng, nhiều khi là "của chồng" nhưng "công vợ"
Khác biệt nam-nữ thể hiện đặc biệt rô trong các hoạt động ngoài lao động. Nó thể hiện ở quyền quyết định
của người gia trưởng trong phân công lao động, trong quyết đinh tương lai của con cái (nghề nghiệp, hôn nhân
của con), trong chi tiêu tài Băn gia đình, trong các nghi thức giao tiếp trong xóm, ngoài làng. . . Tại cuộc nghiên
cứu ở Đông Dương (1983), trà lời câu hỏi "ai là người quyết định việc phân công lao động trong gia đình? ",
trong số 256 người được hỏi thì có tới 151 người (58,98%) khẳng định quyền quyết định của người chồng, 28
người (10, 94%) cho rằng đó là người vợ, 69 người (26, 9%) trả lời rằng cả hai cùng bàn bạc và cùng quyết
định, còn lại nêu lên những người khác (ông, bà, con lớn. . . ). Tình hình này cũng xảy ra ở rất nhiều xã khác mà
Viện Xã hội học đã tiến hành khảo sát. Ba quyết định quan trọng khác là quyết định hôn nhân của con, quyết
định nghề nghiệp của con và các quyết định chi tiêu, kết quả điều tra ô Hải Vân năm 1990 cho thấy vai trò nổi
bật của người chồng trong quyết định hôn nhân của con và về nghề nghiệp của chúng (xem bâng 5). Tuy nhiên
các con số cũng khẳng định quyền quyết định của người mẹ ở một mức độ nào đó, dưới danh nghĩa "cả hai".
Quả thật, ngay trong phương án "cả hai" liệu hai vợ chồng có thực sự tham gia một cách bình đẳng hay không
còn phần làm rô thêm, nhưng điều rõ ràng là, tuy còn chưa bình đẳng với nam giới nhưng phụ nữ Việt Nam đã
có địa vị được cải thiện rất nhiều so với thời xưa và so với nhiều xã hội đang phát triển khác. Riêng quyền quyết
định chi tiêu hơi đặc biệt, cần chú giải thêm cho rô. Theo các con số ở bảng 5, vai trò của vợ và chồng trong chi
tiêu là ngang nhau. Chỉ với một chi tiết là ý kiến của giới nào cũng thiên về việc khẳng đinh quyền quyết định
của giới mình. Di sâu tim hiểu chúng tôi thấy có hai loại chi tiêu trong sinh hoạt gia đỉnh. Đó là việc chi tiêu
hàng ngày cho ăn uống, sinh hoạt, và thứ hai là những khoản chi tiêu lớn, đòi hỏi khá nhiều tiền như mua độ đặc
(giương, tủ, bàn, ghế, vô tuyến, đài. . . ), làm nhà và sửa chữa nhà cửa v. v. . . Loại chi tiêu thứ nhất do phụ nữ
đảm đương, loại chi tiêu .thứ hai do nam giới quyết định. Dối với việc chợ búa hàng ngày phụ nữ quyết định
tương đối tự do. Trong khi đó, khi quyết những khoản lớn nói chung chồng có quyền nhưng không thể không
tính tới ý kiến của người "tay hòm chìa khoá là các bà vợ được. Tại cuộc nghiên cứu mới đây ở xã Văn Nhân
(1990), trong một cuộc phỏng vấn sâu một nhóm người thuộc họ Trần, một người trong số này đã giải thích quy
gia đình "do bố mẹ quản, bố thạo bố quan, mẹ thạo mẹ quản. Con cần phải xin phép với họ Trần, bố có quyền là
chính, còn người giữ tiền là mẹ. Nhưng ông chổng bạ gì cũng hỏi tiền vợ thì người ta cười chết. Bố chỉ quyết
định những cái lớn, như xây nhà, tậu trâu. . . ". Cách quản lý quy gia đình kiểu này đã có truyền thống từ lâu (
10), có điều ngày nay người chồng không có được mức độ quyền lực tuyệt đối như họ đã từng có trong lịch sử.
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990 8
Bảng 5. Ai quyết định các công việc sau:
Người được hỏi Chbng
Vd Ca hai Concai Ngtf di khac
HÔN NHÂN
CỦA CON
Nam
18
14,63
6
46
47
38,24
17 41
13,82 33,33
Nữ 13
15,66
7,23
55,42
13
15,66
5
6,62
NGHỀ
NGHIỆP
CỦA CON
Nam 43
34,96
40
32,52
20
16,26
20
16,26
Nữ 16
19,28
8 44
9,64
53,01
12
14,46
3
3,61
CHI TIÊU Nam 17
13,82
12
9,76
71
57,72
13
10,57
10
8,13
Nữ 7
8,43
20
24,10
46
55,42
7 3
8,93 3,61
Chú thích: Số trên là sỗ tuyệt dối, số dưới là số phần trăm tính riêng cho nam và nữ.
(10) Xem chú thích (4)
Trong các nghi thức giao tiếp cũng thể hiện rõ khác biệt nam-nữ. Công việc tiếp khách chủ yếu do nam giới
đàm nhiệm. Nữ giới cũng chịu sự kiểm soát của họ hàng ở mức độ lớn hơn, nhất là những khi cố những quyết.
đinh quan trọng như hôn nhân, làm nhà hoặc đi nơi khác làm ăn. Những khi có hội hè đình đám, ông chồng vẫn
thường giữ vai trò là đại diện cho gia đình, dòng họ ở chỗ công cộng. Ở nhiều vùng, thậm chí ngây nay phụ nữ
vẫn không được đi vào nghiêm điện (gian trong) của các nhà thờ họ và đình làng. Trong hoạt động giao tiếp, có
lẽ phụ nữ cố quyền khá bình đằng với nam giới ở trong các cuộc họp bàn về lao động sản xuất và phương thức
ăn chia ở Hợp tác xã, họp đội sân xuất cũng như các cuộc họp phụ huynh cho con em mình ở trường học. Đây là
một bước tiến to lớn nhưng vẫn chưa bảo đăm được cho phụ nữ địa vị xứng đáng với họ trong gia đình. Nếu
trong gia đình có điều bất ổn, phụ nữ vẫn thường là người chịu hậu quả nặng nề hơn, hứng chịu nhiều hơn sự
trách móc của dư luận xung quanh (kể cả dư luận từ phía phụ nữ trong xóm, ngoài làng) . Diều bất công khác
đối với phụ nữ là địa vị của họ cổ thể phụ thuộc vào cái mà họ không có khả năng kiểm soát, có tính chất ngẫu
nhiên, ví dụ khả năng sinh đẻ, nhất là khả năng sinh con trai. Chừng nào phụ nữ chưa đẻ được một số con mà
chồng và họ hàng chờ đợi, chừng nào chị chưa sinh được một con trai thì chừng ấy địa vị của chị trong gia đình
còn bấp bênh, còn bị đặt trước dấu hởi.
Việc nuôi dạy con cái do cả hai vợ chồng lo, nhưng nếu con ốm đau quặt quẹo, nếu con hư hỏng, mất nết thì
người vợ sẽ bị chê trách trước tiên (con hư tại mẹ, cháu hư tại bà). Dư luận xã hội tỏ ra dễ tha thứ cho khuyết
điểm của người chồng trong khi lại quá nghiêm khắc và nhớ dai những khiếm khuyết của người vợ.
Có thể dần ra đây nhiều hằng chứng nữa về sự bất bình đằng nam-nữ trong gia đình nông thôn Bắc Bộ hiện
nay, song khuôn khổ bài báo này không cho phép.
Tóm lại, dù đạo luật mới, tiến bộ về hôn nhân và gia đình đã được thiết lập từ nhiều năm nay, cuộc sống gia
đình vẫn đi theo con đường riêng của mình, vẫn tuân theo những tập quán, những khuôn mẫu xử sự, những
chuẩn mực xã hội đã thâm căn cố đế trong xã hội, được tạo nên từ nhiều đời nay bởi đàn ông và để phục vụ cho
đàn ông. Sinh ra và lớn lên trong một bầu không khí xã hội như vậy, mỗi người (kể cả nam giới lẫn nữ giới) dần
dần nhập tâm những giá tri trọng nam khinh nữ đó mà không hề thắc mắc về nó, không hề cảm thấy bất bình
thường để rồi khi đã trưởng thành (kể cả phụ nữ) lại tiếp tay cho việc củng cố, duy trì và tái tạo lại những giá trị
đó không chút hoài nghi. Trong lịch sử, hệ thống giá trị đó đan bện với cơ cấu kinh tế, chính trị và tư tưởng
thành một thể thống nhất, ổn định. Ngày nay, bối cảnh xã hội đã khác, hệ thống chính trị, tư tưởng và cơ cấu
kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự chuyển biến tương ứng hệ thống giá trị theo hướng giải
phóng con người với ý nghĩa đầy đủ nhất của nó. Hệ thống giá trị cũ đã không còn ăn nhập một cách hòa hợp
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 3 - 1990
được nữa với sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện đó, vấn đề giải phóng phụ nữ ngay trong gia đình có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thề giải phóng mọi năng lực kinh tế của con người khi không giải
phóng họ về mặt xã hội, không giải phóng nhân cách của họ. Đó là một công việc khó khăn vỉ tính chất bảo thủ
của hệ thống giá trị xã hội, vì sự cưỡng lại dai dằng của nó đối với mọi sự biến đổi. Đó là một công việc đòi hỏi
thời gian .
Nghiên cứu sự bất bình đẳng nam-nữ trong gia đình nông thôn Bắc Bộ, theo chúng tôi, .sẽ bế tắc nếu ta tiếp
cận theo góc độ kinh tế. Thay vào đó, chúng tôi cho rằng cách tiếp cận thông qua văn hóa sẽ có nhiều triển
vọng.
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_1990_vumanhloi_8514.pdf