Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Tòa soạn & trị sự: 530 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Email: tapchiktktbd@gmail.com Tạp chí KINH TEÁ - KYÕ THUAÄT Kinh tế 1 Nguyễn Quốc Nghi: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực đồng bằng sông cửu long 1 2 Hà Nam Khánh Giao, Trần Nguyễn Anh Thư: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ chí Minh 9 3 Hoàng Thị Phương Thảo: Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng: Một nghiên cứu mô tả ở Việt Nam 19 4 Nguyễn Thị Bích Thủy: đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam 31 5 Trương Văn Tấn: các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật hộ nuôi cá tra thâm canh: Nghiên cứu tại An Giang 41 6 Ngô Cao Hoài Linh: Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận xuất khẩu bằng đường biển của các công ty giao nhận trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh 53 7 ...

pdf126 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tòa soạn & trị sự: 530 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Email: tapchiktktbd@gmail.com Tạp chí KINH TEÁ - KYÕ THUAÄT Kinh tế 1 Nguyễn Quốc Nghi: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực đồng bằng sông cửu long 1 2 Hà Nam Khánh Giao, Trần Nguyễn Anh Thư: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ chí Minh 9 3 Hoàng Thị Phương Thảo: Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng: Một nghiên cứu mô tả ở Việt Nam 19 4 Nguyễn Thị Bích Thủy: đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam 31 5 Trương Văn Tấn: các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật hộ nuôi cá tra thâm canh: Nghiên cứu tại An Giang 41 6 Ngô Cao Hoài Linh: Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận xuất khẩu bằng đường biển của các công ty giao nhận trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh 53 7 Nguyễn Thị Kim Phụng, Hoàng Thị Thanh Hằng: Tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại Việt Nam 61 8 Vũ Văn Thực: Giải pháp hạn chế tín dụng đen ở Việt Nam 73 9 Nguyễn Thị Diễm Hiền, Trần Thanh Vũ: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thị trường đang rộng mở 78 10 Lê Thị Khánh Như, Đỗ Thị Thanh Lan: các lợi ích của kế toán quản trị môi trường 88 11 Bùi Thị Bình, Nguyễn Thị Bình, Hồ Đức Hiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 92 12 Nguyễn Thành Dũng: Khoa học - công nghệ với triển vọng của văn minh nhân loại 100 13 Bùi Nghĩa, Nguyễn Hữu Hoàng: chính sách phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam: Góc nhìn lịch sử và pháp lý 109 MỤC LỤC Trang 3 THÁNG 1 KỲ ISSN: 0866 - 7802 SỐ: (22) 6 - 2018 Nghiên cứu – Trao đổi Tổng Biên tập PGS.TS.NB. Nguyễn Thanh  Phó Tổng Biên tập TS.NB. Trần Thanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: TS.NB. Lê Bích Phương Các ủy viên: GS.TS.DS. Nguyễn Văn Thanh GS.TS. Hoàng Văn Châu GS.TS. Hồ Đức Hùng GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế PGS.TS. Phạm Văn Dược PGS.TS. Phương Ngọc Thạch PGS.TS. Võ Văn Nhị PGS.TS. Phước Minh Hiệp PGS.TS. Phùng Đình Mẫn PGS.TS. Phạm Minh Tiến TS. Nguyễn Hữu Thân TS. Nguyễn Tường Dũng TS. DS. Trịnh Việt Tuấn  Thư ký Tòa soạn: ThS. Hà Kiên Tân  Giấy phép Hoạt động Báo chí in Số: 36/GP-BTTTT cấp ngày 05/02/2013 Số lượng in: 2.000 cuốn  Chế bản và in tại Nhà in: Liên Tường, Quận 6, Tp.HCM Editorial Office and management: 530 Binh Duong Avenu, HiepThanh Ward, Thu Dau Mot City, Binh Duong Province Email: tapchiktktbd@gmail.com EVERY 3 MONTHS JOURNAL ECONOMICS - TECHNOLOGY Economic 1 Nguyen Quoc Nghi: Ability to access formal credit of prawn farmers in the Mekong delta 1 2 Ha Nam Khanh Giao, Tran Nguyen Anh Thu: factors affecting staff’s buying decision of voucher service online in Hochiminh city 9 3 Hoang Thi Phuong Thao: The role of social media in consumer’s buying decision-making process: a descriptive research in Vietnam 19 4 Nguyen Thi Bich Thuy: foreign direct investment promotes economic restructuring in Vietnam 31 5 Truong Van Tan: factors effect to technical efficiency pangasiannodom hypophthalmus farms: research in Angiang 41 6 Ngo Cao Hoai Linh: Improving the efficiency of export logistics operations by seaborne of logistics companies at Hochiminh city 53 7 Nguyen Thi Kim Phung, Hoang Thi Thanh Hang: Impacts of accumulating foreign exchange reserves on inflation in Vietnam 61 8 Vu Van Thuc: Solutions to restrict the developing of the black credit in Vietnam 73 9 Nguyen Thi Diem Hien, Tran Thanh Vu: Development of non-cash payments: a potential market in Vietnam 78 10 Le Thi Khanh Nhu, Do Thi Thanh Lan: Benefits of environmental accounting 88 Research – Exchange 11 Bui Thi Binh, Nguyen Thi Binh, Ho Duc Hiep: Solutions to improve training quality, fostering to public servants, officials to meet international integration 92 12 Nguyen Thanh Dung: Science - technology with prospects human civilization 100 13 Bui Nghia, Nguyen Huu Hoang: Vietnamese people's committee policy: History and legal visit 109 TABLE OF CONTENNTS Page ISSN: 0866 - 7802 No: (22) 6 - 2018 Editor - in - chief Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh  Deputy Editor - in – chief Dr. Tran Thanh Vu Editorial board Director: Dr. Le Bich Phuong Member: Prof.Dr. Nguyen Van Thanh Prof.Dr. Hoang Van Chau Prof.Dr. Ho Duc Hung Prof.Dr. Hoang Thi Chinh Assoc.Prof.Dr. Hung Manh Nguyen Assoc.Prof.Dr. Do Linh Hiep Assoc.Prof.Dr. Nguyen Quoc Te Assoc.Prof.Dr. Pham Van Duoc Assoc.Prof.Dr. Phuong Ngoc Thach Assoc.Prof.Dr. Vo Van Nhi Assoc.Prof.Dr. Phuoc Minh Hiep Assoc.Prof.Dr. Phung Dinh Man Assoc.Prof.Dr. Pham Minh Tien Dr. Nguyen Huu Than Dr. Nguyen Tuong Dung Dr. Trinh Viet Tuan  Managing Editor: MBA. Ha Kien Tan  Publishing licence: Studying and following the No: 36/GP-BTTTT Date 05/02/2013 In number: 2.000 copies  Printing at: Lien Tuong printing, District 6, HCM city 1* TS. Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ Kinh tế KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM SÚ Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Quốc Nghi* TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp từ 275 nông hộ nuôi tôm sú ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Ứng dụng phương pháp phân tích hồi qui logit, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú là trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi tôm, diện tích nuôi tôm, thu nhập của nông hộ và vốn xã hội của nông hộ. Trong đó, thu nhập của nông hộ là yếu tố có tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực ĐBSCL. Từ khóa: khả năng, tiếp cận, tín dụng chính thức, nông hộ nuôi tôm sú ABILITY TO ACCESS FORMAL CREDIT OF PRAWN FARMERS IN THE MEKONG DELTA ABSTRACT A study aims to determine factors that affect the ability to access formal credit of prawn farming households in the Mekong Delta. Research data were directly interviewed from 275 prawn farming households in Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau province. Binary logit regression was in this study, research results showed that there are 5 factors that affect the ability to access formal credit of prawn farming households are education, experience, scale of farming area, income of household and social relationships. In particular, household income is the most impact on ability to access formal credit prawn farming households in the Mekong Delta. Keywords: ability, accessibility, formal credit, prawn farm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú... 2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thôn được ban hành. Tính đến 30/6/2016, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong vùng ĐBSCL đạt 350.038 tỷ đồng, tăng 9,93% so với cuối năm 2015; tương ứng, dư nợ cho vay đạt 397.991 tỷ đồng, tăng 3,39%, chiếm 8,2% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, tăng gấp 1,83 lần năm 2010. Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 10,1% so với cuối năm 2015, chiếm 22% trên tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn quốc và chiếm 48% tổng dư nợ cho vay của khu vực. Nguồn vốn này góp phần tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn về nông sản xuất khẩu của ĐBSCL (Nguyễn Đắc Hưng, 2017), đồng thời đặt nền tảng cho việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp trong toàn vùng theo hướng phát triển xanh, bền vững. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ ở ĐBSCL nói chung và hộ sản xuất tôm sú nói riêng vẫn còn hạn chế. Vấn đề xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, có thể kể đến như: chất lượng tín dụng không được đảm bảo bởi rủi ro sản xuất thường xuyên xảy ra, nông hộ còn bị động trong quá trình tiếp cận nguồn vốn chính thức, hồ sơ thủ tục tuy có tinh giảm nhưng vẫn còn phức tạp,... Chính vì vậy, để cung cấp cho ngành ngân hàng một góc nhìn tổng quan hơn về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ nuôi tôm sú ở khu vực ĐBSCL, nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng vay vốn, nhu cầu vay vốn của hộ nuôi tôm sú, (2) Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú, (3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú ở khu vực ĐBSCL. 2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Tín dụng chính thức giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn, là 1 trong 5 nguồn lực quan trọng của bất kỳ nông hộ nào. Nguồn tài lực hạn chế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tái sản xuất, mở rộng qui mô canh tác của nông hộ. Chính vì thế, chủ đề tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, một số tác giả điển hình có thể kể đến như: Zeller (1994), Tomoko Kaino (2006), Mikkel Barslund và Finn Tarp (2008), Li Rui và Zhu Xi (2010), Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010), Lê Khương Ninh (2011), Nguyễn Quốc Nghi (2011). Các tác giả này đã khám phá một số yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ như: trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, diện tích sản xuất và mức thu nhập. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan, đồng thời thông qua kết quả khảo sát sơ bộ, nghiên cứu đề xuất mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú ở khu vực ĐBSCL như sau: TIEPCANTDCT = β0 + β1HOCVAN + β2TUOITAC + β3KINHNGHIEM + β4DIENTICH + β 5 HOATDONG + β6THUNHAP + β7VONXAHOI Trong đó: TIEPCANTDCT là biến phụ thuộc đo lường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú ở khu vực ĐBSCL, nhận giá trị 1 nếu hộ có vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức và giá trị 0 nếu ngược lại, các biến độc lập trong mô hình được diễn giải như sau: 3Bảng 1. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Tên biến Đơn vị tính Định nghĩa Tác giả tham khảo Kỳ vọng HOCVAN Năm Trình độ học vấn, nhận giá trị là số năm đi học của người trực tiếp sản xuất. Tomoko Kaino (2006), Nguyễn Quốc Nghi (2011) + TUOITAC Năm Tuổi tác, nhận giá trị tương ứng với số tuổi của người trực tiếp sản xuất. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2008) + KINHNGHIEM Năm Kinh nghiệm, nhận giá trị tương ứng với số năm nuôi tôm sú của nông hộ tính đến thời điểm nghiên cứu. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2008) + DIENTICH m2 Diện tích, nhận giá trị tương ứng với diện tích mặt nước nuôi tôm sú của nông hộ. Pham Bao Duong và Yoichi Izumida (2002), Phước Minh Hiệp (2005), Nguyễn Quốc Nghi (2011) + HOATDONG Hoạt động Số hoạt động, nhận giá trị tương ứng với số hoạt động tạo thu nhập cho nông hộ. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Nguyễn Văn Vương và cộng sự (2013) + THUNHAP 1.000 đồng Tổng thu nhập, nhận giá trị tương ứng với tổng số tiền thu được hàng tháng của nông hộ. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Nguyễn Văn Ngân (2008) + VONXAHOI 1/0 Vốn xã hội, nhận giá trị 1 nếu hộ có người thân hay bạn bè làm việc trong hội đoàn thể, các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức tín dụng và nhận giá trị 0 nếu ngược lại. Trần Thọ Đạt (1998), Pham Bao Duong và Yoichi Izumida (2002). + Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2016 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa vào mô hình nghiên cứu được thiết lập, phương pháp phân tích kinh tế lượng bằng mô hình hồi qui logit được sử dụng để xác định các biến số ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phản ánh thực trạng tiếp cận các nguồn tín dụng của nông hộ. Nghiên cứu này sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (quota) để điều tra 275 nông hộ nuôi tôm sú ở 3 tỉnh Sóc Trăng (82 hộ), Bạc Liêu (105 hộ) và Cà Mau (88 hộ). Đối tượng được chọn phỏng vấn là lao động chính, người trực tiếp nuôi tôm sú. Theo Tabachnick & Fidell (1996), khi sử dụng các phương pháp hồi qui, kích thước mẫu cần thiết được tính theo công thức: n ≥ 50 + 8p. Trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là số lượng biến độc lập trong mô hình. Do đó, với 7 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được đề xuất thì cỡ mẫu cần điều tra là n ≥ 50+8*7= 116 quan sát. Với cỡ mẫu 275 quan sát, dữ liệu đảm bảo để thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú... 4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Giới thiệu đặc điểm hộ nuôi tôm sú Theo kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy, hộ nuôi tôm sú có tuổi đời tương đối cao và có nhiều kinh nghiệm vì nuôi trồng thủy sản là hoạt động kinh tế chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, trình độ học vấn của người sản xuất chính còn thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và thông tin thị trường của nông hộ. Số người trực tiếp nuôi tôm sú tương đối thấp so với số nhân khẩu trong gia đình, trung bình số người trực tiếp nuôi tôm là 2 người/hộ, trong khi trung bình số người trong gia đình là 5 người/hộ. Do sức hút lao động từ các lĩnh vực phi nông nghiệp hoặc lực lượng trẻ phải đi xa để học tập và làm việc, vì thế nguồn lao động trực tiếp nuôi tôm sú ngày càng trở nên khan hiếm. Cũng theo kết quả khảo sát, diện tích mặt nước nuôi tôm sú của nông hộ trung bình là 14.060 m2, sự chênh lệch về diện tích nuôi tôm sú giữa các nông hộ là khá lớn, với độ lệch chuẩn là 9.150 m2. Bảng 2: Đặc điểm chung của hộ nuôi tôm sú Tiêu chí Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi tác của người sản xuất chính Năm 43,18 10,22 Trình độ của người sản xuất chính Năm 8,05 3,45 Số nhân khẩu trong hộ Người 4,84 1,68 Số người trực tiếp nuôi tôm Người 1,93 0,83 Kinh nghiệm của người sản xuất chính Năm 14,53 6,24 Diện tích nuôi tôm sú của nông hộ 1.000m2 14,06 9,15 Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp địa phương, để nuôi tôm sú đạt năng suất và hiệu quả cao thì nông hộ nên nuôi 1 vụ/ năm (lịch thời vụ từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 8). Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 3 cho thấy, đa số hộ nuôi tôm sú chỉ đầu tư 1 vụ/năm (chiếm 69,09%), còn lại 30,91% hộ nuôi tôm 2 vụ/năm. Phần lớn hộ nuôi tôm sú theo kỹ thuật được học hỏi từ những lớp tập huấn kỹ thuật do các công ty thức ăn, thuốc hóa học, viện/trường tổ chức (chiếm 64,36%). Về việc tham gia vào các tổ chức hợp tác sản xuất, rất ít nông hộ tham gia vào hợp tác xã (chiếm 17,82%), số lượng nông hộ không tham gia hợp tác xã chiếm đến 82,18%. Bảng 3: Đặc điểm sản xuất của nông hộ Chỉ tiêu Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số vụ sản xuất trong năm - 1 vụ/năm - 2 vụ/năm 275 190 85 100,00 69,09 30,91 2. Tham gia tập huấn - Không tham gia tập huấn - Có tham gia tập huấn 275 98 177 100,00 35,64 64,36 3. Tham gia hợp tác xã - Không tham gia hợp tác xã - Có tham gia hợp tác xã 275 226 49 100,00 82,18 17,82 Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 53.2. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú Quá trình đầu tư sản xuất tôm sú cần một lượng vốn khá lớn cho các khoản: chi phí con giống, chi phí máy móc, chi phí thức ăn, chi phí thuốc, hóa chất và chi phí thuê mướn lao động. Chính vì thế, phần lớn hộ nuôi tôm phải huy động thêm nguồn tài chính từ bên ngoài để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư nuôi tôm sú. Bảng 4: Thực trạng và nhu cầu vay vốn của nông hộ nuôi tôm sú Tiêu chí Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Tình hình vay vốn 275 100,00 Có vay 180 65,45 Không vay 95 34,55 2. Nguồn vay vốn 180 Tổ chức tín dụng chính thức 115 63,89 Tư nhân chuyên cho vay 68 37,78 Người thân, bạn bè 59 32,78 3. Hạn chế khi tiếp cận tín dụng chính thức 115 Nợ trước chưa trả hết 68 59,13 Hồ sơ, thủ tục phức tạp 35 30,43 Không đáp ứng điều kiện vay 28 24,34 Nguyên nhân khác 15 13,04 Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 4 cho thấy, tỷ lệ hộ nuôi tôm sú tự chủ tài chính phục vụ cho sản xuất khá thấp (34,55%), còn lại 65,45% nông hộ có tiếp cận với các nguồn tín dụng khác nhau để bổ sung cho nguồn vốn nuôi tôm sú. Thực tế cho thấy, nhiều nông hộ đã chủ động tiếp cận các nguồn tín dụng khác nhau để tăng vốn đầu tư. Trong đó, có 63,89% nông hộ có vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, 37,78% hộ nuôi tôm vay mượn nguồn vốn từ người thân, bạn bè và 32,78% nông hộ có vay mượn từ những người cho vay chuyên nghiệp ở địa phương. Trong quá trình tiếp cận nguồn vay chính thức, hộ nuôi tôm sú thường gặp một số hạn chế như: rủi ro sản xuất dẫn đến nợ trước chưa trả hết (59,13%), hồ sơ thủ tục phức tạp (30,43%), không đáp ứng điều kiện vay (24,34%) và một số nguyên nhân khác (13,04%). Bảng 5: Lượng vốn và lãi suất vay của hộ nuôi tôm sú Nguồn vay Số tiền (triệu đồng) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất (%/tháng) Tổ chức tín dụng chính thức 75,28 12,0 1,04 Vay tư nhân chuyên cho vay 40,15 1,5 5,20 Vay người thân, bạn bè 54,38 2,5 1,05 Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú... 6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Theo kết quả khảo sát ở bảng 5 cho thấy, các hộ nuôi tôm sú vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức với số tiền trung bình là 75,28 triệu đồng trong thời gian 12 tháng với lãi suất/tháng là 1,04%, ngân hàng được hộ nuôi tôm sú chọn nhiều nhất là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, nông hộ còn vay mượn tiền từ người thân, bạn bè để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư nuôi tôm sú, với số tiền trung bình là 54,38 triệu đồng trong thời gian 2 đến 3 tháng với mức lãi suất (1,05%/tháng) tương đương với lãi suất ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu. Song song đó, trong những trường hợp cần vốn khẩn cấp, một số nông hộ đã phải sử dụng đến nguồn tín dụng từ các đối tượng cho vay chuyên nghiệp ở địa phương với số tiền trung bình là 40,15 triệu đồng trong 1 tháng, mức lãi suất là rất cao (5,2%/tháng). Đây là nguồn vay không mong muốn của hộ nuôi tôm sú, vì lãi suất cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận cuối mùa vụ. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức Dựa vào kết quả phân tích hồi qui logit cho thấy, mô hình được thiết lập phù hợp với các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát Sig.= 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 5%. (2) Giá trị Log Likelihood = -142,6 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình. Mức độ dự báo chính xác của mô hình là 75,7%. Bên cạnh đó, giá trị kiểm định Corr đều < 0,8 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (Mai Văn Nam, 2008). Bảng 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức Tên biến Hệ số ước lượng (B) Mức ý nghĩa (Sig.) Hằng số -0,615 0,044 TUOITAC 0,067 0,228 TRINHDO 0,114 0,017 THUNHAP 1,313 0,025 KINHNGHIEM 0,128 0,012 DIENTICH 0,992 0,004 HOATDONG 0,265 0,240 VONXAHOI 0,191 0,046 Hệ số (Sig.) mức ý nghĩa 0,000 Mức độ dự báo chính xác (%) 75,70% Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 Chú thích: *: mức ý nghĩa 10%; **: mức ý nghĩa 5%; ***: mức ý nghĩa 1%; ns: không ý nghĩa. Theo kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, trong các biến đưa vào mô hình thì có 2 biến không có ý nghĩa thống kê, đó là biến TUOITAC và HOATDONG, còn lại 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đến 5%, đồng thời các biến này có tác động đúng với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Tất cả các biến TRINHDO, DIENTICH, THUNHAP, KINHNGHIEM, VONXAHOI đều tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú, hay nói cách khác nếu nông hộ có trình độ học vấn và kinh nghiệm nuôi tôm càng cao, diện tích nuôi tôm sú và thu nhập hàng tháng càng nhiều, có 7quan hệ xã hội tốt thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức sẽ càng tăng. Trong đó, biến THUNHAP và biến DIENTICH có mức độ tác động mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú. Kết quả này phản ánh đúng thực tế tại địa bàn nghiên cứu, vì phần lớn tổ chức tín dụng đều dựa vào 2 tiêu chí này để xem xét và chấp nhận hồ sơ xin vay vốn của nông hộ nuôi tôm sú. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Ngày nay, vốn được xem là một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất tôm sú nói riêng. Vốn không chỉ là cơ sở để nông hộ mở rộng qui mô sản xuất mà còn góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa sản xuất. Thông qua số liệu điều tra và kết quả phân tích cho thấy, nhu cầu tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú là khá lớn, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm sú ở ĐBSCL là trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, thu nhập của nông hộ, diện tích nuôi tôm và vốn xã hội. Trong đó, nhân tố thu nhập có tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Từ các kết luận trên, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức cho hộ nuôi tôm sú như sau: (1) Ngành ngân hàng nên nghiên cứu, giảm bớt các thủ tục, điều kiện vay, đồng thời linh hoạt xử lý các tình huống rủi ro sản xuất để giúp nông hộ tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp, tránh tình trạng nông hộ phải chấp nhận mức lãi suất cao từ những người cho vay tư nhân; (2) Nông hộ cần nâng cao ý thức tự giác học tập, nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, thường xuyên cập nhật các thông tin về nguồn tín dụng chính thức, đặc biệt là nguồn tín dụng hỗ trợ của Chính phủ đối với phát triển nông nghiệp; (3) Nông hộ cần nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ chức hội đoàn thể địa phương và hợp tác xã, tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia các tổ chức này để trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ thông tin, đồng thời thông qua hội đoàn thể, nông hộ có thể tiếp cận với các tổ chức tín dụng chính thức tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Pham Bao Duong và Yoichi Izumida, 2002. Rural development finance in Vietnam: a microeconometric analysis of household surveys. World development, 30(2): 319-335. [2]. Phước Minh Hiệp, 2005. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh. Đề tài cấp cơ sở Trường Đại học Cần Thơ. [3]. Nguyễn Đắc Hưng, 2017. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững. < kinh-te/2017/44306/Tin-dung-ngan-hang- thuc-day-chuyen-dich-co-cau-nong-nghiep. aspx>. [Ngày truy cập: 19.10.2017]. [4]. Tomoko Kaino, 2006. Rural Credit Markets in Myanmar: A Study of Formal and Non-Formal Lenders. Asian Journal of Agriculture and Development, 3: 1-15. [5]. Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Ngân hàng, 4: 29-32. [6]. Li Rui and Zhu Xi, 2010. Econometric analysis of credit constraints of Chinese rural households and welfare loss. Applied Economics, 42(13): 1615-1625. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm sú... 8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật [7]. Mikkel Barslund and Finn Tarp, 2008. Formal and informal rural credit in four provinces of Vietnam. World Development, 44(4): 485-503. [8]. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương, 2011. Phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nông dân ở An Giang. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 60: 8-15. [9]. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Nhu cầu tín dụng chính thức trong phát triển mô hình nuôi baba của nông hộ ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 65: 39-44. [10]. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Ngân hàng, 10: 50-53. [11]. Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh, 2008. Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ĐBSCL, trong Cơ sở cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nông hộ ở ĐBSCL. Nhà xuất bản Giáo Dục. [12]. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh tế lượng. NXB Thống kê. [13]. Tabachnick, B. G. and Fidell, L. S., 1996. Using multivariate statistics (3rd ed.). New York: HarperCollins. [14]. Nguyễn Văn Vương và cộng sự, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các nông hộ ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 86(8). [15]. Zeller, 1994. Determinants of credit rationing: a study of informal lenders and formal credit groups in Madagascar. World Development, 22(12): 1895–1907. 9CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA VOUCHER DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Nam Khánh Giao*, Trần Nguyễn Anh Thư** TÓM TẮT Nghiên cứu kiểm định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng tại TP.HCM, bằng việc khảo sát 331 nhân viên văn phòng. Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA cùng với phân tích hồi quy bội được sử dụng với phương tiện SPSS. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua voucher dịch * PGS. TS. Trường Đại học Tài chính - Marketing * ThS. Phòng Quản lý dự án & Khách hàng, Công ty Alpha Leapers, Email: tran.ng.anh.thu@gmail.com; ĐT: 091 632 1009 vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng tại TP.HCM - theo tầm quan trọng giảm dần: Ý kiến tham khảo nhóm, Sự tin cậy, Tính đáp ứng website, Giá, Kinh nghiệm mua trực tuyến, Sự tiện lợi. Nghiên cứu đề ra một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý nhằm tăng khả năng bán voucher dịch vụ trực tuyến. Từ khóa: quyết định mua, voucher dịch vụ trực tuyến, nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh. FACTORS AFFECTING STAFF’S BUYING DECISION OF VOUCHER SERVICE ONLINE IN HOCHIMINH CITY ABSTRACT The research investigates how the factors affect staff’s buying decision of voucher service online in Hochiminh City (HCMC), by intervewing 331 staff. The methods of Cronbach’s Alpha analysis, EFA analysis and multiple regression analysis were used with the SPSS program. The result shows that the affects of the factors on staff online buying decision of voucher service in HCMC decreasingly: Reference Group, Creditibility, Website resposiveness, Price, Online shopping experience, Convenience. The research also suggests some solutions to the website-owned companies to enhance capability of online selling of voucher service. Keywords: buying decision, voucher service online, staff in Hochiminh City 1. GIỚI THIỆU Mô hình Groupon (mua theo nhóm) có mặt tại Việt Nam (VN) vào năm 2011, đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Việc mô phỏng Groupon ở VN có nhiều thuận lợi do tốc độ phổ cập Internet tăng rất nhanh, người tiêu dùng (NTD) VN lại rất quan tâm tới giá cả, đặc biệt là tâm lý thích khuyến mãi. Bên cạnh đó, ngoài việc mua dịch vụ giảm giá Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher ... 10 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật theo nhóm, NTD VN còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông qua hình thức mua voucher, như dịch vụ ăn uống, giải trí, làm đẹp Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến (DVTT), đặc biệt đối với nhân viên văn phòng, trở nên cấp thiết. 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN 2.1. Hành vi mua trực tuyến Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức của con người mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Kotler (2009) cho rằng hành vi người tiêu dùng là hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ hàng hoá hay dịch vụ. Theo Thái Trí Dũng (2007), tâm lý khách hàng là quá trình đi từ cảm giác cho tới ý thức. Khi xem xét cụ thể với người tiêu dùng, thế giới quan của họ sẽ là tất cả các sự vật hiện tượng có liên quan tới việc tạo ra ý thức về nhu cầu tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ nào đó bao gồm các yếu tố sau: (1) Động cơ thúc đẩy, (2) Nhận thức, (3) Lĩnh hội, (4) Niềm tin và thái độ. Theo Akbar & James (2014), mua trực tuyến là một quá trình mà nhân viên văn phòng (NVVP) mua trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người bán trong một thời gian xác thực thông qua Internet, không qua dịch vụ trung gian, nó là một dạng của thương mại điện tử. Mua trực tuyến là một tiến trình các liệt kê hàng hóa và dịch vụ cùng với hình ảnh được hiển thị từ xa thông qua các phương tiện điện tử. Khi hàng hoá, dịch vụ được chọn, giao dịch được thực hiện tự động khi thanh toán bằng các thẻ tín dụng và các phương tiện khác. Theo Dholakia (2010), Groupon thực chất là mô hình Win-Win-Win (ba bên cùng có lợi) với những ưu điểm: (1) Khách hàng mua được hàng hoá, dịch vụ với giá rẻ hơn bình thường (từ 30% - 90%); nhà cung cấp có cơ hội quảng cáo và thu được lượng lớn khách hàng mới trong thời gian rất ngắn với chi phí thấp; Groupon tính phí trên chiết khấu từ nhà cung cấp và đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và người mua, (2) Nguyên tắc hoạt động của mô hình này là giảm giá dịch vụ bằng cách truyền thông kêu gọi nhiều người cùng mua với số lượng và thời gian có hạn, (3) Đây là một xu hướng Marketing mới cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn khoảng 24- 72 giờ để đạt được lượng khách hàng mua có thể lên đến vài ngàn người. Các dịch vụ đều rất phong phú: làm đẹp, ăn uống, du lịch, mỹ phẩm và các dịch vụ khác chỉ cần khách hàng có nhu cầu, chỉ cần vào các trang này sẽ lựa chọn được hàng hoá và dịch vụ phù hợp, (4) Việc đăng ký mua hàng rất tiện lợi và nhanh chóng, chỉ cần chọn vào nút “Mua”, làm theo hướng dẫn là hoàn tất đơn đặt hàng, đơn vị sở hữu mô hình groupon sẽ tiến hành giao hàng hoá hoặc voucher dịch vụ, (5) Hình thức thanh toán của loại dịch vụ này cũng rất đa dạng: bằng tiền mặt trực tiếp, thẻ tín dụng, thẻ ATM, Internet banking Groupon đã nhanh chóng lan đến VN khi trào lưu cung cấp các chương trình khuyến mại cho nhiều người mua đang phát triển mạnh mẽ, tại VN mô hình được gọi là mua chung hay cùng mua. Theo Đinh Xuân Hùng (2011), voucher trực tuyến là một phiếu mua hàng được áp dụng chính sách khuyến mãi (giảm giá) thông qua hình thức mua trực tuyến trên hệ thống website có mô hình như Groupon, khách hàng đã thanh toán chi phí trước khi sử dụng voucher. Số tiền thanh toán mua voucher thấp hơn giá trị sử dụng thể hiện trên voucher, phụ thuộc vào tỷ lệ khuyến mãi (phần trăm giảm giá) của nhà cung cấp dịch vụ. Người mua sẽ dùng phiếu này tới nơi cung cấp dịch vụ 11 để sử dụng theo giá trị ghi trên voucher, có hoặc không có bù chi phí tuỳ theo quy định. Đặc tính những dịch vụ mà voucher cung cấp: Dịch vụ liên quan đến thư giãn, chăm sóc sắc đẹp, nha khoa; Dịch vụ liên quan đến học tập; Dịch vụ liên quan đến ăn uống; Dịch vụ liên quan đến du lịch, nghỉ dưỡng; Dịch vụ liên quan đến giải trí, karaoke, xem ca nhạc, phim, kịch, khu vui chơi; Dịch vụ liên quan đến chụp ảnh, trang điểm Theo Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Công Thương (2014), NVVP là đối tượng tiếp xúc với máy tính và internet, có điều kiện để cập nhật có thông tin, kiến thức mới nhanh chóng nhất nên các trào lưu mua bán trực tuyến, NVVP sẽ thích ứng và có hành vi mua nhiều hơn những đối tượng khác. Kotler (2009) giới thiệu quá trình ra quyết định mua trực tuyến thể hiện trong 5 giai đoạn: (1) Xác định nhu cầu, (2) Tìm kiếm thông tin, (3) Đánh giá và lựa chọn, (4) Quyết định mua, thực hiện thanh toán và giao hàng, (5) Đánh giá sau khi mua. Turban và ctg (2002) giới thiệu mô hình hành vi mua hàng trực tuyến của NVVP như trong Hình 1. Hình 1: Mô hình hành vi mua hàng trực tuyến Nguồn: Turban và ctg, 2002 Forsythe và ctg (2006) đã đưa ra nhận thức lợi ích của NVVP khi mua trực tuyến được đo lường bởi 4 yếu tố: (1) Tiện lợi mua sắm, (2) Sự lựa chọn, (3) Sự thoải mái trong mua sắm, (4) Sự thích thú trong mua sắm. Theo nghiên cứu của Yan & Dai (2009), nhận thức lợi ích của NVVP mua trực tuyến được đo lường bởi 4 yếu tố: (1) Tiện lợi mua sắm, (2) Sự giảm giá, (3) Đặc tính của hàng hoá/ dịch vụ, (4) Thông tin phong phú. Akbar và James (2014) cho rằng nhận thức của khách hàng mua trực tuyến được đo lường bởi 4 yếu tố: (1) Nhân khẩu học (thu nhập, tuổi, giới tính), (2) Kiến thức TMĐT, (3) Danh tiếng hiện có và và độ dễ dàng sử dụng, (4) Nhận thức về rủi ro. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher ... 12 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Tại VN, Đinh Xuân Hùng (2011) đã đưa ra mô hình nghiên cứu khách hàng khi mua trực tuyến được đo lường bởi 4 yếu tố: (1) Tiện lợi mua sắm, (2) Sự lựa chọn dịch vụ, (3) Sự giảm giá trong mua sắm, (4) Thông tin phong phú. Hà Nam Khánh Giao và Nguyễn Hoài Phương (2013) đưa ra 6 yếu tố quyết định mua trực tuyến của khách hàng: (1) Sự giảm giá, (2) Sự tin tưởng, (3) Sự tiện lợi khi mua, (4) Tham khảo ý kiến nhóm, (5) Kinh nghiệm mua trực tuyến, (6) Thông tin của người mua hàng (Độ tuổi, giới tính, thu nhập...) 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu dựa trên thang đo Consumer behavior in Groupon Business in Viet Nam (Hà Nam Khánh Giao và Nguyễn Hoài Phương, 2013), kết hợp kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu đi trước, mô hình nghiên cứu đề xuất như hình 2. y Giả thuyết H1: Yếu tố tính đáp ứng của website có tác động cùng chiều với quyết định mua voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM. y Giả thuyết H 2 : Yếu tố giá có tác động ngược chiều với quyết định mua voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM. y Giả thuyết H3: Yếu tố ý kiến đánh giá nhóm có tác động cùng chiều với quyết định mua voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM. y Giả thuyết H4: Yếu tố sự tin cậy có tác động cùng chiều với quyết định mua voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM. y Giả thuyết H 5 : Yếu tố kinh nghiệm mua trực tuyến có tác động cùng chiều với quyết định mua voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM. y Giả thuyết H6: Yếu tố sự tiện lợi có tác động cùng chiều với quyết định mua voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM. Hình 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau khi điều chỉnh thang đo bằng nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn chuyên gia, số lượng bảng câu hỏi phát đi bằng thư điện tử là 370 bảng, thu về 363 (tỷ lệ hồi đáp 98%), số hợp lệ được đưa vào xử lí là 331 bảng (91%). Đặc điểm mẫu khảo sát trong Bảng 1. 13 Bảng 1: Đặc điểm mẫu khảo sát Đặc điểm Thông tin mẫu Tần s Phần trăm (%) Giới tính Nam 39 12 Nữ 292 88 Độ tuổi 22 tuổi - 25 tuổi 120 30 26 tuổi - 30 tuổi 127 45 31 tuổi - 35 tuổi 65 23 36 tuổi - 45tuổi 2 0,6 Trên 45 tuổi 4 7 Nghề nghiệp Nhân viên nhà nước 99 29,9 Nhân viên công ty tư tư nhân 221 66,08 Nhân viên công ty tập đoàn đa quốc gia 11 3,3 Thu nhập 1-5 triệu 163 49,2 6 - 10 triệu 126 38,01 11 - 15 triệu 27 8,02 16-20 triệu 10 3.0 > 20 triệu 5 1,05 Tình trạng hôn nhân Độc thân 153 46 Người đã lập gia đình 164 50 Đã kết hôn nhưng đã ly hôn 14 4 Nguồn: Tổng hợp từ mẫu điều tra Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ thường mua: nhà hàng, quán ăn, cà phê chiếm 63%; trang điểm, làm tóc chiếm 38%; thẩm mỹ, spa, massage chiếm 37%; tour du lịch 25%. Các Website được NVVP biết đến và truy cập nhiều nhất: hotdeal.vn (64%), cungmua. vn (56%), nhommua.vn (57%), muachung.vn (39%), cucre.vn (18%). Về các nguồn thông tin mà các NVVP biết đến các Website: 75% quảng cáo trên Facebook, 55% qua quảng cáo trên các website khác; 52% người quen bạn bè người thân giới thiệu; 26% qua thư điện tử, 13% qua quảng cáo trên báo chí truyền hình; 9% qua tờ rơi, áp phích, quảng cáo. Về sự hấp dẫn khi mua voucher trực tuyến: muốn mua 64%, không 26% và không ý kiến 10%. 3.2. Kiếm định và đánh giá thang đo Kết quả cho thấy các thang đo đều có hệ số tương quan biến- tổng đạt yêu cầu (> 0,30), tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, 27 biến quan sát độc lập và 5 biến quan sát phụ thuộc đưa tiếp tục xử lý. Bảng 2: Kết quả kiểm định các thang đo Thang đo Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất Sự tiện lợi (CO) 5 0,878 0,657 Giá (PR) 5 0,885 0,661 Tính đáp ứng của website (WS) 7 0,900 0,644 Kinh nghiệm mua trực tuyến (EX) 3 0,876 0,760 Sự tin cậy (TR) 4 0,801 0,563 Ý kiến nhóm đánh giá (RD) 3 0,817 0,659 Quyết định mua voucher DVTT (QĐM) 5 0,894 0,856 Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher ... 14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phương pháp EFA được sử dụng cho 27 biến quan sát của biến độc lập, sử dụng phương pháp Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues là 1. Kết quả phân tích EFA lần 2 với 26 biến quan sát còn lại, hệ số KMO = 0,990 đạt yêu cầu > 0,5 giải thích được kích thước mẫu phù hợp cho phân tích nhân tố và hệ số Barlett có mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,5 (có sự tương quan giữa các biến) đã khẳng định rằng phương pháp phân tích trên là phù hợp (hay thỏa mãn điều kiện cho phân tích nhân tố). Tổng phương sai trích là 70,779% tức là 26 biến rút trích ra góp phần giải thích được khoảng 70,779% sự biến thiên của các biến quan sát và hệ số tải nhân số đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu (Bảng 5). Bảng 3: Kết quả phép xoay nhân tố lần 2 Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 WS1 0,799 WS2 0,782 WS3 0,748 WS4 0,715 WS5 0,549 WS6 0,529 WS7 CO2 0,848 CO3 0,847 CO1 0,810 CO4 0,803 CO5 0,767 PR1 0,815 PR2 0,770 PR3 0,697 PR4 0,679 PR5 0,531 RD1 0,796 RD2 0,736 RD3 0,639 TR1 0,831 TR3 0,695 TR2 0,693 TR4 0,538 EX3 0,776 EX2 0,763 EX1 0,758 Nguồn: Phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc với 5 biến quan sát, hệ số KMO = 0,834, và hệ số Barlett có mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,5, phương sai trích 70,493% và các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, đạt yêu cầu. 15 3.4. Kiểm định hệ số tương quan Pearson Bảng 4 cho thấy các giá trị sig. giữa biến độc lập và biến phụ thuộc đều bằng 0,000, do đó chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê, các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc hay các biến trong mô hình đều phù hợp đưa vào chạy mô hình hồi quy. Bảng 4: Kiểm định hệ số tương quan Pearson WS PR RD TR EX CO TQ WS 0,701** 0,629** 0,567** 0,636** 0,156** 0,570** PR 0,701** 1 0,580** 0,574** 0,546** 0,155** 0,470** RD 0,629** 0,580** 1 0,598** 0,582** 0,190** 0,762** TR 0,567** 0,574** 0,598** 1 0,525** 0,166** 0,581** EX 0,636** 0,546** 0,582** 0,525** 1 0,127* 0,544** CO 0,156** 0,155** 0,190** 0,166** 0,127* 1 0,240** TQ 0,570** 0,470** 0,762** 0,581** 0,544** 0,240** 1 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả 3.5. Phân tích hồi quy Bảng 5: Kết quả hệ số R2 hiệu chỉnh Mô hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Chỉ số Durbin- Watson 1 0,792a 0,627 0,620 0,43284 2,268 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả Bảng 5 cho thấy R2 = 0,627 > 0 và R2 hiệu chỉnh = 0,620, như vậy mô hình hồi quy phù hợp, các biến độc lập giải thích được khoảng 62% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hệ số Durbin-Watson 1< 2,268 <3, cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập. Bảng 6: Kết quả phân tích ANOVA Mẫu Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Hệ số F Sig. 1 Hồi quy 101,886 6 16,981 90,640 0,000b Phần dư 60,700 324 0,187 Tổng 162,586 330 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả Bảng 7: Kết quả hồi quy Biến độc lập Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến VIF 1 (Hằng số) 0,365 0,173 2,112 0,035 WS 0,105 0,053 0,110 2,005 0,046 0,385 2,597 PR -0,099 0,047 -0,106 -2,091 0,037 0,449 2,229 RD 0,535 0,045 0,584 11,892 0,000 0,479 2,090 TR 0,182 0,051 0,167 3,603 0,000 0,539 1,856 EX 0,082 0,041 0,094 1,995 0,047 0,523 1,913 CO 0,075 0,029 0,089 2,563 0,011 0,958 1,044 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher ... 16 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 6 cho thấy kiểm định trị thống kê F = 90,640 với giá trị sig = 0,000, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tập dữ liệu, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc. Bảng 7 cho thấy các biến đưa vào phân tích đều có hệ số Sig. < 0,05 và 0,1; nên các biến đều có ý nghĩa. VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hình đều < 3 (từ 1,044 đến 2,597), tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể. Mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu khảo sát: Quyết định mua voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM = 0,365 + 0,535*Ý kiến tham khảo nhóm + 0,182*Sự tin cậy + 0,105*Tính đáp ứng của website - 0,099*Giá + 0,082*Kinh nghiệm mua voucher trực tuyến + 0,075*Sự tiện lợi. Kết quả cho thấy tất cả các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và được kiểm định phù hợp. Trong việc dò tìm sự vi phạm các giả định hồi quy tuyến tính: biểu đồ phân tán Scatterplot cho thấy phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán, chúng phân tán ngẫu nhiên, giả thuyết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm. Hệ số tương quan hạng Spearman của giá trị tuyệt đối phần dư và các biến độc lập: giá trị Sig. của các hệ số tương quan với độ tin cậy 95% đều lớn hơn 0,05, cho thấy phương sai của sai số không thay đổi, giả định không bị vi phạm. Biểu đồ Histogram cho thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean = -50,39E-15) và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (SD = 0,991), đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là dữ liệu phần dư có phân phối chuẩn. Hệ số 1 < Durbin –Watson = 2,268 < 3 là thỏa điều kiện, hệ số phóng đại phương sai VIF < 10 cho thấy các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình trên không vi phạm các giả định hồi quy. 3.6. Kiểm định sự khác biệt Về giới tính, kiểm định T-Test cho kết quả Sig Levene = 0,054 > 0,05, phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính không khác nhau, kết quả kiểm định T ở phần Equal variances assumed có Sig > 0,05, không có sự khác biệt nam và nữ về quyết định mua voucher DVTT. Về nghề nghiệp, sig ở kiểm định Levene = 0,517 > 0,05, phương sai giữa các lựa chọn nghề nghiệp không khác nhau, sig ở Anova = 0,137 > 0,05, không có sự khác biệt về quyết định mua voucher DVTT của NVVP theo nhóm nghề nghiệp. Về độ tuổi, Sig. > 0,05, phương sai của các nhóm là bằng nhau, thỏa mãn điều kiện của phân tích ANOVA. Sig ở kiểm định Levene = 0,348 > 0,05 thì phương sai giữa các lựa chọn độ tuổi không khác nhau, kết quả sig ở Anova = 0,109> 0,05, không có sự khác biệt về quyết định mua voucher DVTT của NVVP theo theo độ tuổi. Về thu nhập, kiểm định Levene có sig = 0,443 > 0,05, phương sai giữa các lựa chọn không khác nhau, kết quả ANOVA với Sig = 0,448 > 0,05, không có sự khác biệt về quyết định mua voucher DVTT của NVVP theo thu nhập. Về tình trạng hôn nhân, kiểm định Levene có sig = 0,451 > 0,05, phương sai giữa các lựa chọn không khác nhau, kết quả ANOVA với Sig = 0,078 > 0,05, không có sự khác biệt về quyết định mua voucher DVTT của NVVP theo tình trạng hôn nhân. 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 4.1. Kết luận Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, 331 bảng đạt yêu cầu phân tích và xử lý dữ liệu. Sau khi đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha, và phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 6 nhân tố như mô hình đề xuất. Mô hình hồi quy phù hợp, các biến 17 độc lập giải thích được khoảng 62% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Các giả thuyết thống kê đều được chấp nhận. Các biến độc lập đều có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc, trừ biến Giá. Kiểm định cho thấy có không có sự khác biệt về quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng tại TP.HCM theo các đặc điểm cá nhân: giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân. Độ giảm dần của các yếu tố tác động đến quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng tại TP.HCM lần lượt như sau: Ý kiến tham khảo nhóm, Sự tin cậy, Tính đáp ứng website, Giá, Kinh nghiệm mua trực tuyến, Sự tiện lợi. 4.2. Hàm ý quản trị y Ý kiến tham khảo nhóm Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất QĐM voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM. Yếu tố này được khách hàng đánh giá tương đối cao (mean = 3,8066). Hiện nay, các công ty đã triển khai nhiều kế hoạch để gia tăng ý kiến tham khảo, đánh giá nhóm của khách hàng bằng cách đưa hệ thống tích luỹ điểm cho những ý kiến đóng góp được ghi nhận tại hệ thống trước và sau khi mua voucher. Như vậy, những trao đổi, thảo luận và cả những thắc mắc của những người mua trên website tác động đến quyết định mua voucher dịch vụ cần phải được các công ty sở hữu website bán voucher dịch vụ cải thiện ngay. y Sự tin cậy Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng thứ hai, với mean = 3,6224. Yếu tố này là việc đáp ứng nhanh chóng, chính xác, bảo mật cho những yêu cầu của khách hàng về sự xác nhận mua voucher, phản hồi dịch vụ, chính sách bồi hoàn. Các công ty nên có kế hoạch tiết kiệm thời gian thông báo xác nhận thông tin mua dịch vụ ngay sau khi đăng ký trên website bằng cách gửi email hay tin nhắn (SMS) xác nhận với mã số riêng của khách hàng. Cũng cần nâng cấp và bố trí nhân sự thêm vào bộ phận tổng đài và nâng cao tần suất các ca trực điện thoại và tăng cường mạng lưới kết nối với khách hàng. Các công ty cần thiết lập chính sách về những cam kết của dịch vụ đối với của khách hàng cần giải quyết nhanh chóng và kịp thời quy định, trách nhiệm rõ ràng về thủ tục đền bù, bồi thường thiệt hại. Công ty cung ứng voucher dịch vụ luôn cập nhật thêm về thông tin mua, hoàn trả hay thay đổi voucher. Công ty cung ứng voucher dịch vụ có thể áp dụng tạo 01 (một) thẻ thành viên giá trị trong năm, được mua trọn gói với giá trị nhất định, áp dụng tại nhiều nơi cung cấp dịch vụ. Về phương thức thanh toán, cần có những buổi hội thảo liên kết với các ngân hàng để giúp khách hàng thấy được lợi ích của việc thanh toán trực tuyến (thanh toán qua thẻ hoặc cổng thanh toán trực tuyến) và sử dụng nó trong mua trực tuyến. Các doanh nghiệp sở hữu website bán voucher cần có những biện pháp kiểm soát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bằng các điều khoản hợp đồng hoặc lập bộ phận chăm sóc khách hàng 24/24 để có thể xử lý phù hợp, hỗ trợ khách hàng. y Tính đáp ứng của website Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng thứ 3, với mean = 3,8666. Các doanh nghiệp sở hữu Website bán voucher phải có chiến lược phát triển thương hiệu cho chính website của họ bằng cách đầu tư vào giao diện hiển thị để tăng sự truy cập vào website trên tất cả nền tảng thiết bị di động (ngoài laptop) đó chính là những phương tiện, thiết bị truyền thông mới đang được rất nhiều NVVP sử dụng như điện thoại thông minh, máy tính bảngNhững thông tin tra cứu, tìm kiếm càng dễ dàng, hiển thị đẹp mắt sẽ gia tăng ý định mua voucher dịch vụ. y Giá Giá là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến QĐM voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM, với mean = 3,7166. Doanh nghiệp sở hữu Website bán voucher DVTT phải có những Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher ... 18 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chiến lược đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ, cũng phải có những chính sách về chi phí và lợi nhuận để cùng hỗ trợ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhằm đưa ra một mức giảm giá thật hấp dẫn. Các doanh nghiệp sở hữu Website bán Voucher phải có chiến lược phát triển thương hiệu cho chính bản thân mình, giống như mô hình Groupon. Các doanh nghiệp sở hữu website bán Voucher phải có những chính sách hợp lý về nhân sự, về chi phí: chi phí chuyển phát nhanh, chi phí in phiếu khuyến mãi, chi phí vận hành Website, chi phí lương cho nhân viên ở các bộ phận, chi phí quảng cáo tuyên truyền và các chi phí khác liên quan. y Kinh nghiệm mua trực tuyến Yếu tố này được khách đánh giá tương đối cao với mean = 3,8963. Hiện nay, các công ty đã triển khai nhiều kế hoạch để gia tăng kinh nghiệm mua hàng của khách hàng. Mức độ thỏa mãn về những giao dịch trực tuyến trước đó cần phải được cải thiện ngay, nhằm giữ chân khách hàng và khuyến khích khách hàng quay trở lại website mua voucher dịch vụ. y Sự tiện lợi Dù là yếu tố có tác động yếu nhất, nhưng khách hàng rất quan tâm khi mua Voucher DVTT như một thói quen và trở thành xu hướng hiện đại. Sự tiện lợi là điều kiện khách hàng nhắm đến khi quyết định chọn mua trực tuyến, vì họ có thể mua bất cứ mặt hàng nào mà không cần phải đi đâu và còn tiết kiệm được thời gian công sức. Đây cũng chính là điều mà các công ty cần hết sức chú trọng. 4.3. Hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu này có một số hạn chế nhất định: (1) Chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ voucher trực tuyến, chưa quan tâm đến dịch vụ trực tuyến khác, (2) Chỉ nghiên cứu khách hàng TP.HCM, chưa quan tâm địa phương khác, (3) Chỉ khảo sát khách hàng đã và đang sử dụng voucher dịch vụ, chưa khảo sát cảm nhận của khách hàng tiềm năng chưa sử dụng voucher dịch vụ. Đó cũng chính là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Akbar S. & James, P.T.J. (2014), Consumers’ attitude towards online shopping: Factors influencing employees of crazy domains to shop online, Journal of Management and Marketing Research, (14): 1-11. [2]. Bộ Công Thương Cục TMĐT và CNTT (2014), “Báo Cáo TMĐT 2014” [3]. Dholakia Utpal M. (2010), How effective are groupon promotions for businesses, Rice University, Jesse H. Jones Graduate School of Business, 1-17. [4]. Đinh Xuân Hùng (2011), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm voucher DVTT của NVVP tại TP.HCM, Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, Trường Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 80 trang. [5]. Forsythe S., Liu C., Shannon D. & Liu C.G. (2006), Development of a scale to measure the perceived benefits and risks of online shopping, Journal of Interactive Marketing, 20(2): 55–75. [6]. Hà Nam Khánh Giao & Nguyễn Hoài Phương (2013), Consumer behavior in Groupon Business in Viet Nam, Journal of Economic Development, Vol 216, April 2013, pp. 84-95. [7]. Kotler P. (2009), Marketing Management, Prentice-Hall Inc, Pearson Custom Publishing. [8]. Thái Trí Dũng (2007), Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Thống kê. [9]. Turban E., King D., Lee J.K., Liang T.- P., Electric Commerce A Managerial Prespective, Prentice Hall Upper Saddle River New Jersey, Pearson Education. [10]. Yan X. & Dai S. (2009), Consumer’s online shopping influence factors and Decision marking model, Proceedings of the Fifteenth Americas Conference on Information Systems, San Francisco, California. 19 VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: MỘT NGHIÊN CỨU MÔ TẢ Ở VIỆT NAM Hoàng Thị Phương Thảo* TÓM TẮT Hành vi tiêu dùng còn được hiểu là quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng gồm các bước mà cá nhân xác định nhu cầu, tìm kiếm, đánh giá, mua, sử dụng và thải loại hàng hóa/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu. Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi: truyền thông xã hội đóng vai trò như thế nào trong hành vi mua của người tiêu dùng. Một nghiên cứu mô tả được thực hiện bằng cả 2 cách tiếp cận định tính và định lượng. Đối tượng tiếp cận là những ‘người tiêu dùng kết nối’. Nghiên cứu định tính với nhóm thảo luận (n=8) để khám phá vai trò của truyền thông xã hội trong 5 * PGS.TS. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Email: thao.htp@ou.edu.vn giai đoạn ra quyết định mua của người tiêu dùng. Nghiên cứu định lượng (n=509) dùng để mô tả lượng hóa động cơ, thói quen, hành vi dùng dịch vụ mạng xã hội và mức độ tác động của truyền thông xã hội lên từng giai đoạn ra quyết định mua của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu giúp gợi ý cách quản lý công cụ truyền thông xã hội hiệu quả nhằm tác động vào hành vi mua của phân khúc ‘người tiêu dùng kết nối’ đang phát triển nhanh chóng hiện nay. Từ khóa: Dịch vụ mạng xã hội, truyền thông xã hội, quá trình ra quyết định mua, Việt Nam. THE ROLE OF SOCIAL MEDIA IN CONSUMER’S BUYING DECISION-MAKING PROCESS: A DESCRIPTIVE RESEARCH IN VIETNAM ABSTRACT Consumer buying behavior is known as consumer’s buying decision-making process that includes steps of needs recognition, searching for, alternative evaluation, purchasing, using and dispose of goods/ service to satisfy required needs. Aim of this study was to answer the question: how is the role of social media in the consumer buying behavior. The study comprised of both qualitative and quantitative approaches. Research respondents were ‘the connected spenders’. Qualitative research of focus group (n=8) was carried-out to explore the role of social media in the five stages of consumer’s buying decision-making process. Quantitative research (n=509) was used to statiscally describe consumers’ motivation, habit, behavior of using social network service and the influence’s degree of social media on each stage of the consumers’ buying behavior process. The research results helped to raise some managerial implications to manage the tool of social media effectively focusing on the segment of connected spenders increasing fastly today. Keywords: Social network service, social media, consumer’s buying decision-making process, Vietnam. Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng... 20 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. GIỚI THIỆU Các mạng xã hội đã góp phần làm tăng số lượng giao tiếp giữa những người sử dụng, chia sẻ các mối quan tâm chung và tạo ra một cộng đồng trực tuyến và mạng lưới xã hội số hóa. Việc có một hoặc nhiều tài khoản trên các mạng xã hội đang trở thành một trong những hoạt động phổ biến nhất trên Internet và phát triển ngày càng nhanh. Các mạng xã hội trực tuyến có ý nghĩa quan trọng đối với cả người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp, vì chúng hỗ trợ việc duy trì các mối quan hệ hiện tại và hình thành các mối quan hệ mới giữa những người sử dụng Internet. Theo báo cáo của AC Nielsen (2017), người tiêu dùng Việt cũng được xem là nhóm ‘siêu kết nối’ cùng với người tiêu dùng một số nước khác vì có thời gian sử dụng Internet ở mức cao. Có 9/10 người Việt sử dụng điện thoại di động thông minh, 97% công dân Việt trong độ tuổi 15-24 sử dụng mạng xã hội và khoảng 79% người dùng mạng xã hội thích và theo dõi các trang fanpage của công ty hay hoạt động xã hội trên mạng xã hội. Cùng với xu hướng sử dụng sản phẩm công nghệ di động và thông minh, việc tiến hành mua bán trực tuyến trên mạng xã hội của người tiêu dùng Việt có xu hướng tăng mạnh trong tương lai. Các doanh nghiệp đang nhận ra vai trò tiềm năng của mạng xã hội trực tuyến như là một công cụ marketing và cũng là công cụ để quan sát và phân tích hành vi người tiêu dùng. Có thể thấy rằng truyền thông xã hội đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc sáng tạo và chia sẻ kiến thức, thông tin, ý kiến, ý tưởng và suy nghĩ, đồng thời cho phép người dùng chủ động tham gia vào chính phương tiện truyền thông xã hội đó (truyền miệng điện tử – e-WOM). Như là một phương tiện tập trung vào giao tiếp giữa các người tiêu dùng cá nhân với nhau, các doanh nghiệp cần hiểu rõ tác động của truyền thông xã hội và hành vi tiêu dùng và từ đó sử dụng cách tiếp cận hiệu quả nếu họ muốn gắn kết với người tiêu dùng qua các mạng xã hội. Đặc điểm này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu học thuật và quản lý ứng dụng. Vì thế, nghiên cứu này cố gắng làm rõ vai trò của marketing truyền thông xã hội trong các giai đoạn ra quyết định mua của người tiêu dùng trên môi trường mạng xã hội tại một quốc đang phát triển như Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm chính – Mạng xã hội (Social network site) là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó (Amichai-Hamburger và Hayat, 2017). – Truyền thông xã hội (Social media) là một kênh truyền thông trên mạng xã hội được tạo ra để mọi người có thể liên hệ, trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, cảm xúc, hình ảnh, videoVới khả năng tương tác mạnh mẽ của mạng xã hội, đây được chọn là một trong những kênh hiệu quả khi làm marketing online (AppNet, 2016). Hơn nữa, truyền thông xã hội là một trong những nỗ lực marketing nổi bật, nơi khách hàng và các bên có liên quan cùng tham gia hơn là người quan sát, và mỗi khách hàng tham gia trở thành một phần của bộ phận marketing (Admad, 2015). 2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng và truyền thông xã hội y Người tiêu dùng quyền lực và vai trò của truyền thông xã hội Xu hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng lên, theo báo cáo nghiên cứu của Gillin (2007) những người trẻ tuổi ít đọc báo, tạp chí và xem tivi mà dành nhiều thời gian hơn cho 21 các hoạt động trực tuyến. Hơn nữa, người ta có thể dễ dàng sử dụng các phương tiện truyền thông qua Internet như dùng Youtube để xem tivi và truy cập các cổng thông tin điện tử như Google, Yahoo để đọc tin tức (Gillin, 2008). Nhóm người trẻ tuổi này, ngày nay được gọi là người tiêu dùng kết nối (connected spenders), là thị trường tiềm năng vì họ là những người thường xuyên kết nối với internet và cũng là những người sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền (ACNeilsen, 2017). Rust and Oliver (1994) cho rằng việc xuất hiện các phương tiện truyền thông số đã làm các quảng cáo truyền thống trở nên lạc hậu. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng người tiêu dùng sẽ trở nên nhiều quyền lực hơn và hình thành sự tương tác tích cực với người bán tạo nên một “kỷ nguyên tương tác giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng» (Rust and Oliver, 1994, tr. 71) và họ cũng tranh luận rằng kỷ nguyên này sẽ ngày cành thịnh hành. Khách hàng cũng trở thành kênh truyền thông, họ không hài lòng với việc thụ động lắng nghe những thông điệp tiếp thị của các doanh nghiệp mà muốn tham dự vào cuộc hội thoại có ý nghĩa (McKinsey & Co., 2006). Khách hàng – người tiêu dùng kết nối - trở thành một kênh truyền thông miễn phí cho doanh nghiệp thông qua hoạt động truyền miệng xã hội (social e-WOM). Do đó việc tìm hiểu động cơ, thói quen và hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội của người tiêu dùng là điều cần thiết để doanh nghiệp tung ra chiến dịch marketing truyền thông xã hội hiệu quả. y Các bước ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng Mỗi khách hàng trên thế giới đã không mua sản phẩm ngay lập tức, họ đòi hỏi một thời gian nhất định để ra quyết định. Quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng được phát triển bởi các học giả marketing, bao gồm 5 giai đoạn (nhận ra nhu cầu – tìm kiếm thông tin – đánh giá các phương án, quyết định mua – hành vi sau khi mua) được thể hiện ở Hình 1. Hình 1. Mô hình ra quyết định mua của khách hàng Nguồn: Kotler and Keller, 2012, tr.208 y Giai đoạn nhận ra nhu cầu Quyết định của người tiêu dùng mua sản phẩm này mà không mua sản phẩm khác thì luôn luôn dựa trên giai đoạn này vì việc mua không thể xảy ra khi không có nhu cầu hoặc không có một vấn đề cần giải quyết (Kotler và Keller, 2009). Nhu cầu đó phát sinh vì sự kích thích bên trong hoặc bên ngoài. Ví dụ nếu một người muốn đi đến nơi làm việc, vậy vấn đề đặt ra cho người đó là di chuyển đến nơi làm việc bằng cách nào. Để đến nơi làm việc hàng ngày đúng giờ, người đó phải xác định nhu cầu đi lại và người đó ấy sẽ tìm các cách để giải quyết vấn đề này hoặc để đáp ứng nhu cầu. y Giai đoạn tìm kiếm thông tin Sau khi xác định nhu cầu hoặc vấn đề, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin liên quan đến thuộc tính sản phẩm/dịch vụ, lợi ích, thương hiệu, v.v Thông tin này thường được thực hiện bằng 2 cách: tìm trực tuyến hay ngoại tuyến. Vì lý do thuận tiện và dễ dàng nên người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin trực tuyến hơn bằng vài cái nhấp chuột trên Internet (Gupta, 2004). Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin bằng cách thăm viếng website Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng... 22 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hoặc tham gia mạng xã hội và đọc các mẫu quảng cáo trên mạng xã hội (Kardes và cộng sự, 2011). Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất cứ khi nào mà thông tin tìm kiếm tăng lên thì kiến thức về sản phẩm/dịch vụ cũng tăng theo (Solomon, 2013). Môi trường ảo trở nên hiệu quả trong quá trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng và Internet trở thành một phương tiện quan trọng cho việc tìm kiếm thông tin. y Giai đoạn đánh giá các phương án thay thế Sau khi xác định nhu cầu và tìm kiếm thông tin về các sản phẩm hay dịch vụ khác nhau, đây là giai đoạn đánh giá các phương án, trong đó các sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu thay thế được xem xét. Giai đoạn này sẽ hình thành niềm tin và thái độ đối với sản phẩm (Koller and Keller, 2012). Niềm tin và thái độ này cũng bị ảnh hưởng bởi những lời truyền miệng từ người khác (WOM) ở trên mạng xã hội hoặc kênh truyền thống khác. y Giai đoạn chọn lựa sản phẩm và mua Sau khi đánh giá các phương án, người tiêu dùng bắt đầu chọn một thứ từ các loại sản phẩm/dịch vụ đã xem xét. Ngày nay có rất nhiều loại sản phẩm/dịch vụ trên thị trường nên người tiêu dùng sẽ tốn thời gian để chọn ra một cái giữa chúng. Người tiêu dùng sẽ dùng tiêu chuẩn đánh giá để phân biệt sự khác nhau giữa các thương hiệu cạnh tranh về các thuộc tính chủ yếu và thực hiện động tác mua (Solomon, 2013). Tại đây thái độ của người khác từ truyền thông xã hội có thể làm tăng hay giảm ý định mua của người tiêu dùng. Ngoài ra việc nhận thức rủi ro trong việc mua cũng có thể làm cắt ngang hay thay đổi ý định mua của họ (Sullivon và Adcock, 2002). Do đó, xây dựng niềm tin cho khách hàng ở giai đoạn này rất quan trọng. y Giai đoạn đánh giá kết quả (hành vi sau khi mua) Sau khi mua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, giai đoạn đánh giá kết quả cũng không kém phần quan trọng so với 4 giai đoạn trước. Nếu khách hàng hài lòng họ sẽ trung thành với công ty/thương hiệu, nếu không hài lòng họ sẽ đi kiện công ty hoặc tuyên truyền tiêu cực với những người quen biết để tẩy chay sản phẩm/thương hiệu. Người tiêu dùng thường chia sẻ những ý kiến khen hoặc chê của họ về sản phẩm/dịch vụ trên kênh mạng xã hội hoặc kênh truyền thống (Johnston, 2016). Sau khi kết thúc giai đoạn thứ năm người tiêu dùng có thể quay lại các giai đoạn trước để thực hiện qui trình mua lặp lại. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Nghiên cứu định tính dùng để đào sâu hiểu biết về vai trò của truyền thông xã hội trong 5 bước ra quyết định mua. Một buổi thảo luận nhóm đã được tổ chức với 8 người đang dùng mạng Facebook ít nhất là 1 năm. Người tham gia được đặt mã từ SV01 đến SV04 (sinh viên), từ NV01 đến NV04 (nhân viên văn phòng). Dàn bài thảo luận nhóm nhằm khám phá thái độ, niềm tin, hành vi của khách hàng trong từng bước của qui trình ra quyết định mua dưới tác động của truyền thông xã hội. Nghiên cứu định lượng dùng để mô tả thói quen sử dụng dịch vụ mạng xã hội và vai trò của truyền thông xã hội trong hành vi mua của người tiêu dùng. Người dùng mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Youtube, Zalo, Twitter, Instagram là đối tượng khảo sát của đề tài này. Những đáp viên được chọn phải có thời gian trải nghiệm mạng xã hội từ 6 tháng trở lên và có quan tâm đến thông tin về hàng hóa/dịch vụ được quảng cáo trên mạng. Các đáp viên này được sàng lọc bằng ba câu hỏi gạn lọc về thời 23 gian, mức độ sử dụng mạng xã hội và mức độ quan tâm đến các thông tin quảng cáo hiện diện trên mạng xã hội. Bản câu hỏi định lượng gồm 3 nội dung chính: các câu hỏi về thói quen sử dụng mạng xã hội, mối quan hệ giữa truyền thông xã hội với quá trình ra quyết định mua, và các thông tin cá nhân của đáp viên. Bản câu hỏi được gửi đến người tiêu dùng Việt qua 2 cách: (1) đường link trên các mạng xã hội, (2) tại các lớp học ban ngày và buổi tối ở các trường trung học, cao đẳng và đại học tại Tp. Hồ Chí Minh trong tháng 12/2017. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện. Trong cuộc khảo sát, 550 bản câu hỏi đã được phát ra và thu về được 528 bản trả lời, đạt tỉ lệ hồi đáp 96%. Tuy nhiên, quá trình làm sạch dữ liệu đã loại bỏ những bản câu hỏi có nhiều ô trống và những dữ liệu dị biệt, mẫu chính thức còn lại để phân tích là n = 509. Các dữ liệu về hành vi người tiêu dùng dưới tác động của marketing truyền thông xã hội và đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên được đo lường bằng thang đo định danh, thứ tự và khoảng cách. Các phép thống kê thống kê mô tả như tần số, phần trăm, trị trung bình, độ lệch chuẩn được dùng để giải thích kết quả xử lý dữ liệu. Kết quả thống kê mô tả định lượng và kết quả thảo luận nhóm được đúc kết lồng ghép trong Mục 4 dưới đây. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Về nghiên cứu định tính, nhóm thảo luận gồm có 4 sinh viên và 4 nhân viên văn phòng, độ tuổi từ 19-26, lượng nữ giới tương đồng với nam giới (4:4). Tất cả họ đều đã mua hàng trên mạng xã hội. Về nghiên cứu định lượng, mẫu nghiên cứu bao gồm nữ giới (48,3%), nam giới (51,7%). Nhóm tuổi từ 18-25 tuổi chiếm đa số (53,2%), tiếp theo là nhóm từ 26-35 tuổi chiếm đến 21,4%, nhóm từ 36-45 tuổi chiếm 20,0%. Đối tượng khảo sát chủ yếu có thu nhập từ 15 triệu đồng trở xuống (84,9%), trong đó nhóm thu nhập dưới 5 triệu đồng chiếm 42,2%; nhóm thu nhập từ 5-10 triệu đồng chiếm đến 31% và nhóm thu nhập từ 10-15 triệu đồng chiếm 11,6%. Đa số đáp viên có trình độ cao đẳng và đại học (59,1%). Nghề nghiệp của họ chủ yếu là học sinh – sinh viên (40,9%), nhân viên văn phòng ngoài quốc doanh đứng thứ hai chiếm 18,9%; tiếp đó là nhà quản lý chiếm 9,4%, viên chức nhà nước chiếm 9,2%. Tình trạng hôn nhân của người tham gia khảo sát được phân bố khá đồng đều với người độc thân chiếm 40,3% còn người đã lập gia đình có con hoặc chưa có con chiếm 42,4%. 4.2. Thói quen sử dụng mạng xã hội Thói quen sử dụng mạng xã hội thể hiện qua số liệu thống kê các mạng thịnh hành nhất tại Việt Nam, động cơ thúc đẩy sử dụng dịch vụ mạng xã hội, lịch sử và mức độ thường xuyên sử dụng, thời lượng trung bình, phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội. y Các mạng xã hội thịnh hành tại Việt Nam Hình 2 cho thấy được một số mạng xã hội được sử dụng phổ biến hiện nay lần lượt là Facebook, Youtube, Google plus, Zalo, Twitter, Instagram, Viber và LinkedIn. Trong đó, mạng xã hội Facebook gần như chiếm vị trí độc tôn với tỷ lệ người sử dụng trong khảo sát này là 97,2%. Hình 2. Các mạng xã hội phổ biến được sử dụng hiện nay Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng... 24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Hai động cơ nổi bật thúc đẩy việc dùng dịch vụ mạng xã hội là động cơ tiêu khiển và thực dụng. Động cơ tiêu khiển thể hiện qua việc tham gia mạng xã hội là để kết nối bạn bè, người thân (86%), theo dõi thông tin xã hội đa chiều trên mạng xã hội (71%) và xem thông tin giải trí thư giãn (70%). Động cơ mua sắm thực dụng thể hiện qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội nhằm tìm hiểu hàng hóa/dịch vụ (53%), so sánh các đặc điểm sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng (31%), v.v Hoạt động truyền miệng điện tử (e-WOM) của họ cũng khá sôi nổi với việc tham gia diễn đàn và bình luận trên mạng xã hội (xem Hình 3). Hình 3. Động cơ sử dụng dịch vụ mạng xã hội y Lịch sử dùng mạng xã hội Thời gian bắt đầu sử dụng truyền thông xã hội của mẫu nghiên cứu cũng rất lâu. Trong đó số người sử dụng mạng xã hội trên 4 năm chiếm tỷ lệ 44,4%, từ 3-4 năm chiếm tỷ lệ 23,6%. Chỉ có 5% số người sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm (xem Hình 4). Hình 4. Thời gian sử dụng mạng xã hội của các đáp viên Mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội khá cao, trong đó vài lần trong ngày là 39%, luôn luôn kết nối mạng là 29,3% (xem Hình 5). Điều này chứng minh rằng ngày càng có nhiều người tiêu dùng xem mạng Facebook (FB) là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Một số họ được xem là người nghiện FB, họ cảm thấy bức rức khi không truy cập được vào mạng. Hình 5. Mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội Hình 6 biểu hiện thời lượng sử dụng trung bình cho mỗi lần truy cập của các đáp viên phổ biến nhất là từ 11-29 phút (chiếm 39%), từ 30-59 phút (chiếm 19,3%) còn dưới 10 phút (chiếm 17,3%). Có thể nói, việc truy cập mạng xã hội là hoạt động diễn ra thường xuyên của người tiêu dùng nên khả năng tiếp cận các 25 thông tin quảng cáo về hàng hóa/dịch vụ rất cao (84%, Hình 3) và hoạt động tương tác, chia sẻ liên quan đến hàng hóa/dịch vụ ở mức đáng kể (40%, Hình 3). Hình 6. Thời lượng sử dụng trung bình/lần y Phương tiện và địa điểm kết nối mạng xã hội Phương tiện kết nối vào mạng xã hội chủ yếu bằng bốn phương tiện có mức độ sử dụng từ cao đến thấp như sau: điện thoại thông minh (90,4%), máy tính xách tay (50,7%), máy tính bảng (14,7%) và máy tính để bàn (12,6%) (xem Hình 7). Việc phát triển các ứng dụng dành cho khách hàng mua sắm qua điện thoại là một xu hướng thịnh hành, phù hợp hoàn toàn với thói quen của giới trẻ ngày nay. Hình 7. Phương tiện điện tử dùng để kết nối mạng xã hội Địa điểm mà người dùng mạng xã hội thường xuyên truy cập nhất vẫn là ở nhà (50,7%), ở những nơi công cộng (48,3%), ở cơ quan (20%) và ở quán cà phê (18%) (xem Hình 8). Người tiêu dùng ngày nay sử dụng các dịch vụ 3G, 4G nên có thể truy cập mọi nơi từ phi trường, bến xe đến siêu thị, nhà hàng, bệnh viện, v.v Do đó, marketing truyền thông trên mạng xã hội tiếp cận khách hàng rất dễ dàng, mở ra cơ hội to lớn cho người làm marketing. Hình 8. Nơi thường truy cập mạng xã hội 4.3. Tầm quan trọng của truyền thông xã hội trong hành vi mua sắm của khách hàng Hình 9 cho thấy có đến hơn phân nữa mẫu nghiên cứu (53,8%) đã cho rằng truyền thông xã hội quan trọng và rất quan trọng trong đời sống, khoảng 43% người tiêu dùng xếp truyền thông xã hội vào mức quan trọng vừa phải và chỉ có 3% trong số họ cho là không quan trọng. Nhìn chung, truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong hành vi mua sắm của khách hàng thể hiện qua trị trung bình xấp xỉ 3,7 trên thang đo từ 1 đến 5. Hình 9. Tầm quan trọng của truyền thông xã hội trong đời sống y Sự quan tâm đến hàng hóa / dịch vụ được truyền thông trên mạng xã hội Trên các mẫu quảng cáo xã hội, sản phẩm du lịch là mặt hàng được quan tâm nhiều nhất (chiếm 63%), tiếp đó là quần áo thời trang Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng... 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật (59%), hàng công nghệ (54%) sản phẩm chăm sóc cá nhân (39%), dịch vụ làm đẹp (29%). Đồ gia dụng, dịch vụ giáo dục, thực phẩm, thuốc là các hàng hóa/dịch vụ được lựa chọn tiếp theo chiếm tỷ lệ 19,5%, 19,1%, 18,1% và 15,7% (xem Hình 10). Hình 10. Hàng hóa/dịch vụ được quan tâm trên mạng xã hội Khi tình cờ xem quảng cáo trên mạng xã hội, người tiêu dùng có những phản ứng khác nhau. Trong đó phản ứng tích cực của người dùng chiếm tỉ lệ đáng kể, cụ thể số người thích thú xem quảng cáo chiếm 31,2%. Tiếp theo là hành vi chia sẻ mẫu quảng cáo cho người thân và bạn bè chiếm 23,2%, bình luận tích cực và truy cập sâu hơn có tỷ lệ ngang bằng 19,8% và 19,7%. Còn lại chỉ xem lơ đãng mà không phản ứng gì chiếm tỷ lệ 34,2%. (xem Hình 11). Hình 11. Phản ứng của người tiêu dùng khi xem quảng cáo trên mạng xã hội 4.4. Tác động của truyền thông xã hội đến 5 giai đoạn của quá trình ra quyết định mua Kết quả thảo luận nhóm khẳng định các bạn trẻ như sinh viên và nhân viên văn phòng cho rằng truyền thông xã hội ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng qua mạng xã hội. y GĐ1 - Nhận ra nhu cầu Trong giai đoạn đầu tiên, một số người tiêu dùng đã sẵn có nhu cầu mua hàng hóa nên mới đi tìm kiếm thông tin qua mạng xã hội. Đáp viên SV01 (nữ, 20 tuổi) chia sẻ rằng cô có nhu cầu mua máy dệt mini nên đã tìm hiểu thông tin sản phẩm cũng như cửa hàng cung cấp sản phẩm này trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn nhu cầu mua sắm mà nhu cầu này chỉ xuất hiện khi người tiêu dùng xem được quảng cáo hay thông tin khuyến mãi. Ví dụ như trường hợp của đáp viên SV04 (nam, 19 tuổi) lúc đầu anh ấy truy cập mạng xã hội để giải trí, sau đó thấy có mẫu quảng cáo hay hay về son môi lại có kèm thông tin khuyến mãi nên thích thú tìm hiểu thông tin sâu hơn về sản phẩm. 27 y GĐ2 - Tìm kiếm thông tin Giai đoạn tìm kiếm thông tin thể hiện rõ nhất sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hành vi người mua, do mỗi khi có nhu cầu thì người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm các thông tin về sản phẩm và nhà cung cấp thông qua mạng xã hội. Đáp viên SV02 (nam, 23 tuổi) cho rằng: “Ảnh hưởng lớn nhất của mạng xã hội tập trung ở việc tìm kiếm thông tin, khi có nhu cầu về sản phẩm nào thì có nhiều fanpage truyền tải thông tin về hàng hóa/dịch vụ, ngoài ra có thể đọc đủ thứ comments liên quan”. Đáp viên NV02 (nam, 26 tuổi) chia sẻ: “mạng xã hội là nơi tôi tìm kiếm thông tin khi muốn mua hàng, nhất là đối với những mặt hàng giá trị sử dụng hơn 1 năm”. y GĐ3 - Đánh giá các phương án Việc đánh giá so sánh các phương án mà người bán hàng trên mạng xã hội cung cấp cũng rất đa dạng. Nếu như hầu hết người mua sắm trên mạng xã hội chỉ tìm kiếm và đánh giá hàng hóa/dịch vụ dựa trên các bình luận sẵn có trên mạng (testimonial) thì một số tham khảo ý kiến người thân, yêu cầu chụp hình thật và mã hàng (code) để kiểm tra hàng hoặc đến tận nơi để xem hàng thật và để được tư vấn về dịch vụ. SV03 (nữ, 21 tuổi) nói rằng: “Tôi lên mạng xã hội xem nhiều quảng cáo, rồi đi xem ở cửa hàng, thấy khách đông tôi mới tin và tiếp tục lên mạng xã hội đặt hàng, mua ở trên mạng xã hội tôi được mức giá tốt hơn”. Tóm lại, những gì mắt thấy tai nghe, hình thành nên niềm tin và thái độ của người tiêu dùng. Sau khi đánh giá khá toàn diện dựa trên thông tin người bán hàng cung cấp cả trực tuyến (hình ảnh, thông tin mô tả, clip thuyết trình, ) và ngoại tuyến (gọi điện thoại, đàm phán, đến cửa hàng xem trực tiếp, ) người mua có được sự tin tưởng người bán, từ đó có thái độ tích cực hướng về việc mua sắm sản phẩm. y GĐ4 - Ra quyết định mua Khi mọi thứ đã sẵn sàng (tiền bạc, thời gian, hiểu rõ thông tin, thái độ tích cực) thì người mua cung cấp số điện thoại, địa chỉ giao hàng, và yêu cầu thanh toán sau khi nhận hàng (hầu hết đều thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng). Trên mạng xã hội, người bán rất linh động trong việc đàm phán với người mua về thời gian, địa điểm, phí giao hàng. Đôi khi người mua có thể thương lượng giá: “Họ báo giá ban đầu là 250 ngàn đồng cho một bộ quần áo trẻ em, tôi đã thương lượng được với người bán để giảm giá xuống còn 220 ngàn đồng” (NV03: nữ, 24 tuổi). Sau khi nhận hàng, người mua kiểm tra hàng thật và tìm hiểu về chế độ hậu mãi, đặc biệt đối với hàng hóa có thời hạn sử dụng trên 1 năm. y GĐ5 - Hành vi sau mua Hai phần ba nhóm người thảo luận đã từng mua hàng hóa/dịch vụ qua mạng xã hội không để lại bình luận, cảm nghĩ hay nhận xét gì, trong khi một phần ba còn lại thì có để lại một số bình luận với mong muốn góp phần thanh lọc tiêu cực. Nếu người mua hài lòng về hàng hóa/dịch vụ thì đánh giá 5 sao, bình luận tích cực, thích trang, chia sẻ trang hay nhắn tin riêng (inbox) giới thiệu cho bạn bè còn không họ sẽ có những bình luận tiêu cực ngay chính trong trang mà họ mua sắm: “Tôi hài lòng về sản phẩm và đã chụp hình cảnh em bé mặc bộ quần áo đã mua và gửi cho người bán xem, đồng thời cũng kể cho bà chị nghe về website này” (NV03: nữ, 24 tuổi). Kết quả nghiên cứu định lượng đã ủng hộ kết quả nghiên cứu định tính và khẳng định rằng tác động của truyền thông xã hội đến 5 giai đoạn ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng ở các mức độ khác nhau. Kết quả thống kê cho thấy truyền thông xã hội tác động mạnh nhất đến giai đoạn thứ nhất (48,7%) và thứ hai (69,4%). Ở giai đoạn thứ nhất, người tiêu dùng dùng mạng truyền thông xã hội với Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng... 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật các động cơ khác nhau. Khi tiếp cận thụ động hoặc chủ động các thông tin, nhu cầu mua sắm về hàng hóa/dịch vụ được hình thành rõ rệt. Ở giai đoạn thứ hai, khi người tiêu dùng đã có nhu cầu mua sắm hàng hóa/dịch vụ nào đó họ sẽ tìm kiếm thông tin qua mạng xã hội. Gần hai phần ba số người được hỏi cho rằng chính truyền thông xã hội đã giúp họ những thông tin cần thiết để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp của họ (xem Hình 3). Gần phân nửa mẫu nghiên cứu cho rằng khi họ thích thú xem các quảng cáo về các loại hàng hóa/dịch vụ trên mạng xã hội và họ nhận ra mình có nhu cầu mua những hàng hóa và dịch vụ này (xem Hình 11). Ba giai đoạn còn lại bao gồm đánh giá các phương án sau khi đã có đầy đủ các thông tin, quyết định mua và hành vi sau mua cũng ảnh hưởng bởi truyền thông xã hội nhưng không cao, lần lượt với tỷ lệ 18,3%; 13,3% và 4,7% (xem Hình 12). Hình 12. Tác động của truyền thông xã hội đến 5 giai đoạn ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng y Niềm tin và nhận thức rủi ro khi mua sắm sử dụng truyền thông xã hội Đa số người khách hàng trực tuyến đều lo ngại đến những rủi ro gặp phải khi mua sắm trên nền mạng xã hội. Những rủi ro kể đến đầu tiên là tính không chính xác và không đáng tin cậy của truyền thông xã hội (61,7%). Tiếp theo là không bảo mật được thông tin riêng tư của mình (28,3%) và sẽ là đối tượng bị chia sẻ thông tin không mong muốn (25,1%). Còn khi giao dịch mua bán qua mạng thì người bán hàng thiếu trách nhiệm như sản phẩm hư hoặc không đúng chất lượng không đổi được, không bảo hành, v.v (44,6%); sự gian lận, lừa đảo trong giao dịch thương mại (43,8%) hay những bình luận ảo không chân thật do người bán hàng ngụy tạo để thu hút khách hàng (42,6%) (xem Hình 13). Hình 13. Nhận thức các rủi ro khi mua hàng hóa/dịch vụ trên mạng xã hội 29 Ngoài ra, nếu so sánh giữa lợi ích và rủi ro khi dùng truyền thông xã hội để mua sắm thì hơn một nửa người được khảo sát cho rằng lợi ích ngang bằng với rủi ro (56,2%). Khoảng 21% người cho rằng lợi ích cao hơn rủi ro còn 23% phát biểu lợi ích thấp hơn rủi ro (xem Hình 14). Nhìn chung, người tiêu dùng cảm nhận lợi ích và rủi ro sử dụng kênh truyền thông xã hội để mua sắm trên mạng là ngang bằng nhau. Rõ ràng niềm tin của người tiêu dùng về độ an toàn khi mua sắm trên mạng xã hội còn ở mức độ trung bình. Hình 14. So sánh lợi ích và rủi ro khi sử dụng truyền thông xã hội trong quyết định mua 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã cho thấy người tiêu dùng ngày nay đã xem mạng xã hội và truyền thông trên mạng xã hội là kênh thông tin quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của họ. Qua những gì mẫu nghiên cứu phản ánh, có thể kết luận rằng lợi ích mà dịch vụ mạng xã hội mang lại cho doanh nghiệp bao gồm: – Cung cấp thông tin khá chân thực về cá nhân người tiêu dùng. – Thiết lập mối quan hệ với số đông khách hàng mục tiêu. – Khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng từ trực tuyến (online) đến ngoại tuyến (offline), làm tăng cảm hứng cho người quan tâm. – Gia tăng trải nghiệm của người tiêu dùng và làm tăng mức độ nhận biết và gắn kết với thương hiệu. Từ đó có thể thấy rằng kênh truyền thông mạng xã hội là kênh marketing rất tiềm năng để cung cấp thông tin, tư vấn, chia sẻ và kích thích người tiêu dùng ra quyết định mua ngay. Đây là cơ hội to lớn cho những người làm marketing đẩy mạnh quảng cáo trên kênh này. Ngày nay quyền lực của người mua ngày càng lớn vì sự thông thái và tinh thần chi tiêu của họ. Doanh nghiệp cần tập trung vào phân khúc ‘người tiêu dùng kết nối’ đang phát triển nhanh. Họ là những người trẻ có hiểu biết về công nghệ kĩ thuật số và đồng thời họ cũng là những người có mức sẵn sàng chi tiêu rất cao, thậm chí sẵn sàng chi trả cao hơn mức thu nhập của họ. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của truyền thông xã hội trong 5 giai đoạn ra quyết định mua của người tiêu dùng, trong đó giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chịu tác động nhiều nhất. Người tiêu dùng có thể thu nhận và sử dụng các thông tin xã hội hữu ích để so sánh sản phẩm và ra quyết định mua trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Truyền thông xã hội đóng vai trò thấp nhất ở giai đoạn 5 do phản hồi của người tiêu dùng sau khi mua không thường xuyên, tương tác giữa người bán và người mua ở giai đoạn này ít xảy ra trừ khi sản phẩm có lỗi cần hoàn trả. Người tiêu dùng hài lòng sẽ tiếp tục mua và hiếm khi phản hồi khen ngợi người bán. Mặc dù hiếm nhưng các lời khen chê của những người đã từng mua sẽ tạo thành e-WOM cho giai đoạn tìm kiếm thông tin của người mới mua lần đầu. Doanh nghiệp cần lưu ý vai trò của truyền thông xã hội có kế hoạch (các mẫu quảng cáo của doanh nghiệp) và không có kế hoạch (lời truyền miệng của người mua) để có sự kiểm soát chặt chẽ thông tin và phản ứng truyền thông tích cực. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng người mua nhìn thấy việc sử dụng truyền thông xã hội Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình ra quyết định mua hàng... 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trong hành vi mua còn tiềm ẩn các rủi ro, mức độ họ nhận thức rủi ro tương đương với nhận thức lợi ích mà truyền thông xã hội mang lại. Nhà quản trị marketing cần chú ý đầu tư vào chất lượng hàng hóa và dịch vụ, cung cấp thêm bằng chứng cho khách hàng về những cam kết của người bán đối với người mua nhằm gây dựng niềm tin và thái độ hướng về việc mua sắm trên nền mạng xã hội. Thiện chí và sự tận tâm của người bán hàng sẽ tạo ra sự hài lòng của khách hàng và lời truyền miệng tốt, đó cũng chính là cách marketing truyền thông không tốn phí mà các doanh nghiệp nên phát huy. y Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu này có các hạn chế từ đó dẫn hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. – Do hạn chế về thời gian, mẫu nghiên cứu tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh, người tiêu dùng ở các thành phố lớn khác của Việt Nam nên được đưa vào mẫu khảo sát tương lai để đảm bảo tính tổng quát hóa cao. – Nghiên cứu này mang tính mô tả thống kê thực trạng chưa cho thấy rõ các mối quan hệ của các biến tiềm ẩn phản ánh tác động của truyền thông xã hội đến việc ra quyết định mua của khách hàng. Nghiên cứu sâu hơn có thể thực hiện việc phát triển và kiểm định một mô hình nghiên cứu định lượng gồm các biến có thể liên quan như động cơ dùng truyền thông xã hội, hoạt động e-WOM trên mạng xã hội, niềm tin, thái độ, ý định và hành vi mua thực sự của người tiêu dùng trên nền mạng xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. ACNeilsen (2017). Người tiêu dùng kết nối - khách hàng tiềm năng trong tương lai của các doanh nghiệp. vn/vi/insights/2017/connected-spenders- nielsen-2017.html, truy cập ngày 20/10/2017. [2]. Ahmad, N.B. (2015). Effects of social network marketing on consumer behavior through customer engagement. Journal of advanced management science, 3, 307-311. [3]. Amichai-Hamburger, Y. & Hayat, T. (2017). Social Networking. The International Encyclopedia of Media Effects (PDF). John Wiley & Sons, Inc., 1–12. doi:10.1002/9781118783764.wbieme0170. [4]. APPNET (2016), appnet.edu.vn/social- media-la-gi/, truy cập 11/11/2016 [5]. Gillin, P. (2007). The New Influencers: A Marketer’s Guide to the New Social Media, Fresno, CA: Quill Driver Books/ Word Dancer Press, Inc. [6]. Gillin, P. (2008). Secrets of Social Media Marketing. Fresno, CA: Quill Driver Books/ Word Dancer Press, Inc. [7]. Gupta, A., Su, B. C. & Walter, Z. (2004). An empirical study of consumer switiching from traditional to electronic channels: A purchase decision - process perspective. International Journal of Electronic Commerce, 8, 131-161. [8]. Johnston, E. (2016). Customer insight- telemaketing: 5 steps to understanding your customer’s buying process. https:// www.b2bmarketing.net/en-gb/resources/ blog/5-steps-understanding-your-customers- buying-process, truy cập ngày 1/5/2017. [9]. Kardes, F.R., Cline, T.W., & Cronley, M.L. (2011). Consumer Behavior: Science and Practice. International Edition. South Western – Cencage Learning. [10]. Kotler, P. & Keller, K. L. (2012). Marketing Management, 14th Edition, Pearson. [11]. Mc Kinsey & Co. (2006). Traditional TV Advertising is Losing Efficacy: MCKinsey, Warc.com. https://www.warc.com/ NewsAndOpinion/News/20010?, truy cập ngày 1/5/2017. [12]. Rust, R.T. & Oliver, R.W. (1994). The Death of Advertising, Journal of Advertising, 23, 71-7. Solomon, [13]. Sullivon, M. & Adcock, D. (2002), Retail Marketing. London: Thomson. 31 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Bích Thủy* TÓM TẮT Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo cho nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Bài báo này, tác giả tập trung làm rõ sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ * ThS. NCS. GV. Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM. Email: nguyenthithuy@iuh.edu.vn cấu ngành kinh tế ở Việt Nam dựa trên thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Từ khoá: FDI; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; GDP. FOREIGN DIRECT INVESTMENT PROMOTES ECONOMIC RESTRUCTURING IN VIETNAM ABSTRACT Investment capital is the key factor affecting the economic growth of a nation. Domestic capital could not meet the capital demand during the economic development process, especially for developing countries. In this paper, the author focuses on impacts of FDI on the economic restructuring in Vietnam based on the current circumstance of foreign direct investment promoting the economic restructuring in Vietnam and proposes solutions in order to enhance the effectiveness of attracting the foreign direct investment to promote the economic restructuring in Vietnam. Key word: FDI; economic restructuring; GDP 1. GIỚI THIỆU Để tăng trưởng và phát triển kinh tế, mỗi quốc gia đều dựa vào rất nhiều nguồn lực khác nhau như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, nhân lực, khoa học công nghệ...Trong các nguồn lực đó thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định. Nếu quốc gia nào có nhiều vốn hoặc thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư ở trong nước cũng như ở ngoài nước, đồng thời sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả thì sẽ là động lực rất quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), giúp cho kinh tế - xã hội phát triển. Đối với thực tiễn Việt Nam cho thấy, sau hơn 30 năm tiến hành mở cửa, đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế đã khẳng định nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và đã tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và thành công của công cuộc đổi mới. Đồng thời, là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần thay đổi cục diện, gương mặt và đời sống kinh tế, xã hội, CDCCKTcủa nhiều địa phương từ các tỉnh vốn thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động và hiệu quả. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm qua, Việt Nam nói chung và nhiều địa phương khác trong cả nước nói riêng đã có nhiều nỗ lực như: hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nên việc thu hút FDI của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng, phát triển và CDCCKTtrong cả nước. Tuy nhiên, mỗi địa phương khác nhau lại có sự khác biệt về mức độ thành công cũng như hiệu quả của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI để thúc đẩy CDCCKT. Bởi vì, mức độ thu hút FDI phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lợi thế so sánh, cơ chế đặc thù của địa phương, khả năng xúc tiến đầu tư... Vì thế, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy CDCCKT ở Việt Nam cũng như ở các địa phương khác nhau trên cả nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây sẽ là căn cứ khoa học làm cơ sở để đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy CDCCKT ở các địa phương hiện nay. 2. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 2.1. Khái niệm FDI Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo cho nhu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều phải bổ sung nguồn vốn cho mình bằng cách thu hút vốn từ bên ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là việc thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có hướng đến mục tiêu đã xác định. Chuyển dịch CCKT là sự thay đổi CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, các điều kiện về kinh tế xã hội trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Thực chất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới phù hợp hơn. y Đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự chuyển động của CCKT là một đại lượng khá phức tạp, do đó không thể biểu diễn với một chỉ số duy nhất. Có những phương pháp phản ánh liên quan đến định hướng cường độ của CDCCKT; có những phương pháp biểu diễn mức độ cụ thể hay sự đa dạng của CCKT; hay có các phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu nguồn lực đối với hiệu quả Tuy nhiên, có thể thấy một số phương pháp để xác định CDCCKT như sau: 33 Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các thời kì khác nhau, được xác định bằng công thức: Trong đó: • Si(t) là tỷ trọng ngành i trong GDP ở năm t (t 1 : năm nguồn, t 2 : năm đích); • φ (0 ≤ φ ≤ 900): là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế; • Nếu φ = 00 : không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; • Nếu φ = 900 : sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là lớn nhất. Nói cách khác, nếu Cos φ = 1 thì sẽ không có sự CDCCKT và nếu Cosφ = 0,CCKT chuyển dịch lớn nhất. Tuy nhiên, công thức theo các mô hình này chỉ đánh giá được các ngành đã có trong nền kinh tế, nhưng không xem xét được các ngành hoàn toàn mới đang xuất hiện trong nền kinh tế và sẽ xuất hiện trong nền kinh tế. Ngay trong lĩnh vực dịch vụ, những ngành đã có sẽ xuất hiện nhiều nghiệp vụ hoàn toàn mới Chẳng hạn, ngành ngân hàng sẽ xuất hiện rất nhiều nghiệp vụ mới theo đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thương mại điện tử cùng với các hình thức thương mại vô hình mới xuất hiện của nền kinh tế thế giới. y Tác động của FDI tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Theo De Mello (1995), FDI tác động lên tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố sau: – Thông qua vốn đầu tư vào nền kinh tế, FDI được kỳ vọng làm tăng đầu vào mới và công nghệ nước ngoài áp dụng trong sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. – Thông qua chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm đối với nền kinh tế. Đó là đào tạo nhân lực, đào tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức và quản trị. Kết quả là các nhà đầu tư nước ngoài có thể làm tăng năng suất đối với nền kinh tế, FDI còn được coi như chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và phát triển công nghệ trong nước. Đó cũng là các tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Theo Nguyễn Minh Kiều và các tác giả (2016), FDI tại các nước Asean có thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và sự phát triển tài chính không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. FDI với CDCCKT của một địa phương hoặc một quốc gia, đây là quan hệ hai chiều. Trong đó, có sự tác động hoặc ảnh hưởng của FDI tới CDCCKT và CDCCKT ảnh hưởng đến thu hút FDI. Như đã xem xét ở trên, có rất nhiều nhân tố tác động đến CDCCKT, bao gồm có cả các nhân tố trực tiếp và gián tiếp, nhân tố chủ quan và khách quan, nhân tố định lượng và nhân tố định tính; ngoài CDCCKT thì còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, bao gồm các nhân tố bên trong (thu hút) và các nhân tố bên ngoài (đẩy). Tác động của FDI tới CDCCKT cần phải xác định mức độ tác động cả mặt định tính và định lượng. Về mặt định tính, cần xác định dựa trên các tiêu chí định tính để khẳng định FDI tác động tích cực hay tiêu cực tới CDCCKT của địa phương. Về mặt định lượng, cần phải sử dụng mô hình toán kinh tế, mô hình kinh tế lượng để xác định mức độ tác động của FDI tới CDCCKT và ngược lại; ở đây có thể sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra quy luật tác động, tính toán mức độ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật FDI so với các yếu tố khác đến CDCCKT của địa phương. Một là, CDCCKT vừa là động lực vừa phản ánh chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Có nhiều cách thức CDCCKT như đã phân tích, trong đó có CDCCKT theo chiều rộng và theo chiều sâu; CDCCKT theo ngành, theo vùng và theo thành phần thì cần phải kết hợp tăng GDP của từng ngành, vùng và thành phần kinh tế với thay đổi tỷ trọng giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế trong GDP của địa phương, của tỉnh. Có nghĩa là, ngoài những nhân tố ảnh hưởng tới CDCCKT của địa phương thì nhu cầu về vốn đầu tư là không thể thiếu được. Trong khi CDCCKT phản ánh chất lượng của phát triển kinh tế, vì vậy FDI có vai trò quan trọng đối với CDCCKT. Để thấy rõ hơn ta xét quan hệ giữa vốn cho CDCCKT trong mô hình Harrod - Domar thể hiện như sau: Trong đó: g: là tốc độ tăng trưởng GDP của ngành, vùng, thành phần kinh tế S: là tỷ lệ tiết kiệm (có mối quan hệ với đầu tư - biến I) ICOR: hệ số phản ánh trình độ kỹ thuật, tính hiệu quả của sử dụng vốn FDI Hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trong đó có vốn FDI và sự đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP của ngành kinh tế, vùng kinh tế và thành phần kinh tế; nếu càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn cho tăng trưởng kinh tế càng lớn và ngược lại (Thí dụ: năm 2007, hệ số = 5,5; tức là để tăng 1% GDP thì phải huy động lượng vốn đầu tư tương đương 5,5% GDP). Do vậy, để CDCCKT của địa phương, của cả nước thì vốn FDI có vai trò quan trọng. Nằm trong cơ cấu của nguồn vốn, FDI là một trong những nguồn vốn quyết định tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hình 1. Sơ đồ mối quan hệ giữa FDI và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc thu hút FDI đã giúp các địa phương không ngừng tranh thủ được nguồn vốn lớn cho đầu tư trong tỉnh mà cả công nghệ và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh có tác động làm tăng năng suất lao động các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế kéo theo sự phát triển của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển các ngành nghề trong tỉnh, tạo điều kiện cho CDCCKT diễn ra nhanh chóng hơn. Hai là, FDI làm tăng GDP của địa phương tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp FDI hoạt động ở địa phương sở tại trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra GDP và đóng góp vào GDP của địa phương này, qua đó mà thúc đẩy CDCCKT của địa phương sở tại. – FDI làm tăng GDP của các ngành kinh tế từ đó thúc đẩy CDCCKT diễn ra nhanh chóng hơn. 35 – FDI đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu từ đó làm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu. – FDI làm tăng GO của ngành và nhóm ngành kinh tế. Vốn đầu tư là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do vậy có tác động trực tiếp đến sản lượng đầu ra của ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế địa phương. Ba là, dựa vào mô hình Bozeinstein de George và Lee năm 2000 đã phân tích một cách định lượng tác động của FDI đến tăng trưởng ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001 và đưa ra kết luận từ mô hình đã được lượng hóa như sau: – Tỷ trọng của nguồn vốn FDI trong GDP của một ngành kinh tế mà tăng lên 1% thì GDP của ngành kinh tế đó sẽ tăng lên 0,041%. Kết quả này có tính cả các dự án FDI đã hết hạn và giải thể hàng năm. – Tỷ trọng của nguồn vốn FDI trong GDP của một ngành kinh tế mà tăng lên 1% thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP ngành đó là 0,053%. Kết quả này phản ánh chính xác hơn do loại bỏ các dự án đã hết hạn và giải thể sẽ không tham gia vào quá trình sản xuất nữa và kết quả là FDI có tác động mạnh hơn đến tăng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_18_5763_2165675.pdf
Tài liệu liên quan