Khả năng tăng khối lượng cơ thể của chim trĩ đỏ nuôi tập trung bằng các mức protein khác nhau trong nông hộ tại Thanh Hóa - Mai Danh Luân

Tài liệu Khả năng tăng khối lượng cơ thể của chim trĩ đỏ nuôi tập trung bằng các mức protein khác nhau trong nông hộ tại Thanh Hóa - Mai Danh Luân: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 56 KHẢ NĂNG TĂNG KHỐI LƢỢNG CƠ THỂ CỦA CHIM TRĨ ĐỎ NUÔI TẬP TRUNG BẰNG CÁC MỨC PROTEIN KHÁC NHAU TRONG NÔNG HỘ TẠI THANH HÓA Mai Danh Luân 1 TÓM TẮT Nuôi chim Trĩ đỏ tập trung tại Thanh Hóa bằng thức ăn có các mức protein khác nhau (16 %, 18 % hay 20 %) đều phát triển bình thường. Đến 20 tuần tuổi chim Trĩ đỏ có tỷ lệ nuôi sống từ 77,50 - 82,50 %; khối lượng cơ thể của chim trống đạt từ 1195.00 - 1214,33 g/con, chim mái từ 970,67 - 982,00 g/con. Nuôi chim Trĩ đỏ tập trung bằng thức ăn có mức protein 18 % là có chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế cao nhất là 196,87 và 3,69; so với thức ăn có 16 % protein thì các chỉ số đó là 187,68 và 3,63; và thức ăn có 20 % protein thì các chỉ số đó chỉ là 190,52 và 3,49. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chim Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) là loài chim có tên trong sách đỏ, thuộc loài chim quý hiếm cần đƣợc bảo vệ, chúng thuộc lớp Chim (AVES), bộ Gà (Galliformes), họ Trĩ (Phasianidae...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng tăng khối lượng cơ thể của chim trĩ đỏ nuôi tập trung bằng các mức protein khác nhau trong nông hộ tại Thanh Hóa - Mai Danh Luân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 56 KHẢ NĂNG TĂNG KHỐI LƢỢNG CƠ THỂ CỦA CHIM TRĨ ĐỎ NUÔI TẬP TRUNG BẰNG CÁC MỨC PROTEIN KHÁC NHAU TRONG NÔNG HỘ TẠI THANH HÓA Mai Danh Luân 1 TÓM TẮT Nuôi chim Trĩ đỏ tập trung tại Thanh Hóa bằng thức ăn có các mức protein khác nhau (16 %, 18 % hay 20 %) đều phát triển bình thường. Đến 20 tuần tuổi chim Trĩ đỏ có tỷ lệ nuôi sống từ 77,50 - 82,50 %; khối lượng cơ thể của chim trống đạt từ 1195.00 - 1214,33 g/con, chim mái từ 970,67 - 982,00 g/con. Nuôi chim Trĩ đỏ tập trung bằng thức ăn có mức protein 18 % là có chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế cao nhất là 196,87 và 3,69; so với thức ăn có 16 % protein thì các chỉ số đó là 187,68 và 3,63; và thức ăn có 20 % protein thì các chỉ số đó chỉ là 190,52 và 3,49. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chim Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) là loài chim có tên trong sách đỏ, thuộc loài chim quý hiếm cần đƣợc bảo vệ, chúng thuộc lớp Chim (AVES), bộ Gà (Galliformes), họ Trĩ (Phasianidae). Ngoài tự nhiên chim Trĩ thƣờng sống ở vùng đồi núi thấp, có độ cao dƣới 800 m so với mực nƣớc biển, nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm hoặc rừng thông. Mấy năm gần đây chim Trĩ đỏ đƣợc coi là một đối tƣợng vật nuôi ngoài cung cấp nguồn thực phẩm chất lƣợng cao ra còn là vật nuôi cảnh khá phổ biến đang đƣợc phát triển ở Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới. Tại Thanh Hóa, chim Trĩ đỏ đã đƣợc nuôi ở một số huyện nhƣ: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Tĩnh Gia, Đông Sơn, Thiệu Hóa..., nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào về mức protein có trong thức ăn cho nuôi loài chim quý này. Để giúp ngƣời chăn nuôi có cơ sở sử dụng thức ăn có mức protein phù hợp trong khẩu phần nuôi chim Trĩ, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khả năng tăng khối lượng cơ thể của chim Trĩ đỏ nuôi tập trung bằng các mức proten khác nhau trong nông hộ tại Thanh Hóa”. 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là 120 con chim Trĩ đỏ, trong đó 60 con trống và 60 con mái, đƣợc nuôi từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. - Vật liệu nghiên cứu: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Lái Thiêu dành cho nuôi gà thịt (1C) có ME là 300 Kcal, protein là 16%. Thức ăn đậm đặc dùng cho nuôi gà thịt, ký hiệu C46 có ME là 3000 Kcal, protein là 46%. 1 TS. Khoa NLNN, trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 57 2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu Thí nghiệm thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2013 tại hộ gia đình ông Ngô Quang Nhạn, xóm Cộng, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Nội dung nghiên cứu - So sánh khả năng tăng khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ đỏ nuôi tập trung trong nông hộ với các mức protein khác nhau trong khẩu phần (16, 18 và 20 %). - Xác định mức protein phù hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi chim Trĩ đỏ. - Nhận xét tình hình dịch bệnh của chim Trĩ đỏ nuôi tập trung trong nông hộ tại Thanh Hóa. 2.3.2. Bố trí thí nghiệm Chim Trĩ từ 01 ngày tuổi đƣợc phân lô nuôi theo 03 công thức, mỗi công thức gồm 20 con trống và 20 con mái. Các công thức sử dụng thức ăn có các mức protein khác nhau (16%, 18% và 20%) thông qua phối trộn giữa thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (1C) và thức ăn đậm đặc (C46); các yếu tố về chuồng trại, chăm sóc khác là nhƣ nhau. Thí nghiệm đƣợc bố trí cụ thể nhƣ sau: Các chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Bố trí thí nghiệm và thức ăn nuôi thí nghiệm Số chim nuôi thí nghiệm (con) 40 Tỷ lệ thức ăn hỗn hợp 1C (%) 100,00 93,33 86,67 Tỷ lệ thức ăn đậm đặc C46 (%) 0 6,67 13,33 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn và thời gian thí nghiệm Năng lƣợng trao đổi ME (Kcal) 3000 3000 3000 Protein (%) 16,00 18,00 20,00 Giá thức ăn (VNĐ/kg thức ăn) 11.400 11.920 12.440 Thời gian thí nghiệm (ngày) 140 2.3.3. Xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm đƣợc phƣơng pháp phân tích phƣơng sai và so sánh trên chƣơng trình Microsoft Excel. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ đỏ Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ đỏ trong quá trình nuôi thí nghiệm đƣợc thể hiện trên bảng 3.1 nhƣ sau: Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ đỏ qua các tuần tuổi (%). Tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 n (con) Tỷ lệ sống (%) n (con) Tỷ lệ sống (%) n (con) Tỷ lệ sống (%) MN 40 100,00 40 100,00 40 100,00 5 34 85,00 33 82,50 32 80,00 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 58 10 32 80,00 33 82,50 31 77,50 15 32 80,00 33 82,50 31 77,50 20 32 80,00 a 33 82,50 a 31 77,50 b Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Qua bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ trong 4 - 5 tuần đầu là rất thấp, chỉ đạt từ 80,00 - 85,00 %. Tỷ lệ nuôi sống từ tuần thứ 5 đến 20 tuần tuổi của chim Trĩ đỏ tƣơng đối ổn định. Tỷ lệ nuôi sống của chim có ảnh hƣởng bởi mức protein có trong khẩu phần thức ăn, đạt cao nhất ở công thức 2 (thức ăn có 18 % protein) là 82,50 %, tiếp theo đó là công thức 1 (16 % protein) là 80,00 % và thấp nhất là công thức 3 (20 % protein) là 77,50 %. Sự sai khác giữa công thức 1 và công thức 2 so với công thức 3 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Vũ Mạnh Huy (2013) [2] rằng: Tỷ lệ nuôi sống của chim Trĩ trong 4 tuần đầu là rất thấp. Song lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Hải và CS (2011) [1] cũng lúc 20 tuần tuổi (so với 72,22 %). 3.2. Kết quả về tăng khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ qua các tuần tuổi Kết quả tăng khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ qua các tuần tuổi nhƣ sau: 3.2.1. Khối lượng chim Trĩ qua các tuần tuổi Sự phân biệt giữa chim trống và chim mái chủ yếu dựa vào cảm quan và một số biểu hiện nhỏ về sự khác biệt trong tập tính sinh hoạt và ngoại hình của chúng, sau 9 tuần tuổi về ngoại hình đã có sự phân biệt rõ rệt. Khối lƣợng cơ thể chim Trĩ từ mới nở đến 9 tuần tuổi thể hiện trên bảng 3.2a; từ 10 đến 20 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể chim trống thể hiện trên bảng 3.2b, của chim mái trên bảng 3.2c nhƣ sau: Bảng 3.2a: Khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ đỏ từ mới nở đến 9 tuần tuổi (g/con). Tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 ± mx (g) CV (%) ± mx (g) CV (%) ± mx (g) CV (%) MN 20,12 ± 0,14 3,73 20,13 ± 0,12 3,38 20,10 ± 0,12 3,24 5 216,33 ± 3,27 8,28 236,67 ± 3,81 8,81 251,00 ± 4,33 9,47 9 405,83 ± 3,78 5,10 421,33 ± 5,33 6,93 440,00 ± 6,86 8,55 Bảng 3.2b: Khối lƣợng chim trống từ 10 đến 20 tuần tuổi (g/con). Tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 ± mx (g) CV (%) ± mx (g) CV (%) ± mx (g) CV (%) 10 515,67 ± 4,852 3,64 531,00 ± 3,39 2,47 539,33 ± 5,34 3,84 15 861,33 ± 4,74 2,13 869,67 ± 6,22 2,77 887,33 ± 6,43 2,81 20 1195.00 a ± 10,35 3,35 1201,67 a ± 10,76 3,47 1214,33 b ± 13,15 4,19 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 59 Bảng 3.2c: Khối lƣợng chim mái từ 10 đến 20 tuần tuổi (g/con). Tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 ± mx (g) CV (%) ± mx (g) CV (%) ± mx (g) CV (%) 10 421,67 ± 5,11 4,69 440,33 ± 6,37 5,60 444,33 ± 6,07 5,29 15 746,33 ± 5,03 2,61 751,33 ± 4,94 2,55 755,00 ± 4,73 2,43 20 970,67 a ± 6,76 2,70 977,33 a ± 7,24 2,87 982,00 a ± 7,08 2,79 Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Kết quả trên bảng 3.2a, 3.2b và 3.2c cho thấy: Cả 3 công thức thức ăn có mức protein khác nhau thì khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ đỏ đều tăng theo tuần tuổi. Song khả năng tăng khối lƣợng cơ thể của chúng tỷ lệ thuận với mức protein có trong khẩu phần. Chim Trĩ đƣợc nuôi bằng thức ăn có mức protein cao nhất (20 %) là khả năng tăng khối lƣợng cơ thể cao nhất, nuôi bằng thức ăn có protein thấp nhất (16 %) thì khả năng tăng khối lƣợng cơ thể cũng thấp nhất. Đến 9 tuần tuổi chim Trĩ ở công thức 1 (16 % protein) đạt khối lƣợng cơ thể chỉ là 405,83 g/con, ở công thức 2 (18 % protein) là 421,33 g/con, còn công thức 3 (20 % protein) đạt cao nhất là 440,00 g/con. Chim trống có khả năng tăng khối lƣợng cơ thể cao hơn chim mái. Đến 20 tuần tuổi chim Trĩ trống đạt lần lƣợt từ 1195,00 đến 1214,33 g/con; chim mái đạt tƣơng ứng từ 970.67 đến 982,00 g/con. Sự sai khác về khối lƣợng cơ thể lúc 20 tuần tuổi của chim trống giữa công thức 1 và công thức 2 so với công thức 3 là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Kết quả này là thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Hải và CS (2011) [1] nuôi bằng thức ăn có 22 % protein cũng đến 20 tuần tuổi đạt tới 1293,20 g/con ở con trống và 992,70 g/con ở con mái, và cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Mạnh Huy (2012) [2] là so với 1,5 - 2 kg/con; sở dĩ nhƣ vậy là do nghiên cứu của các tác giả trên đều nuôi chim Trĩ đỏ ở mức protein cao hơn thí nghiệm của chúng tôi là 22 % so với 16 - 20 %. Mức độ đồng đều của chim Trĩ đỏ trong cùng công thức là rất cao, trong cả 20 tuần thì chỉ số CV (%) chỉ cao nhất ở các tuần tuổi đang nuôi chung trống mái trong đàn là 9,01 % ở tuần thứ 6 (công thức 1), là 9,35 % ở tuần 2 (công thức 2) và 9,68 % ở tuần thứ 6 (công thức 3). 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối Kết quả về sinh trƣởng tuyệt đối trong một số tuần tuổi của chim Trĩ đỏ đƣợc thể hiện trên bảng 3.3. Bảng 3.3: Sinh trƣởng tuyệt đối của chim Trĩ đỏ tính chung trống mái trong một số giai đoạn tuần tuổi (g/con/ngày) Giai đoạn tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 MN - 1 2,72 2,89 2,98 3 - 4 8,42 9,1 10,33 9 - 10 8,98 9,19 7,4 13 - 14 10,9 10,86 10,02 19 - 20 4,05 4,36 4,76 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 60 Bảng 3.3 cho thấy: Sinh trƣởng tuyệt đối của chim Trĩ đỏ đã tuân theo quy luật chung của gia cầm là tăng đến đỉnh điểm rồi giảm dần, ở tuần tuổi đầu chỉ số này từ 2,72 - 2,98 g/con/ngày, nhƣng đến 13 - 14 tuần tuổi đã đạt đỉnh cao từ 10,02 - 10,90 g/con/ngày, sau đó giảm dần đến 20 tuần tuổi chỉ còn từ 4,05 - 4,76 g/con/ngày. Đồ thị 3.1: Sinh trƣởng tuyệt đối của chim Trĩ trong một số tuần tuổi Nhìn vào bảng 3.3 và đồ thị 3.1 ta có thể nhận xét: chim Trĩ đỏ nuôi tập trung tại Thanh Hóa bằng thức ăn có các mức protein là 16 %, 18 % hay 20 % đều có đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối tuân theo quy luật sinh trƣởng chung của gia cầm. 3.3. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ trong các tuần tuổi Lƣợng thức ăn ăn vào thực tế của chim đƣợc xác định bằng tổng lƣợng thức ăn đƣa vào cho chim hàng ngày trừ đi tổng lƣợng thức ăn rơi vãi và dƣ thừa hàng ngày. Chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ đỏ đƣợc xác định trên cơ sở mức tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng cơ thể, giá thức ăn 1C trong năm 2013 là 11.400 đồng/kg và giá thức ăn C46 là 19.200 đồng/kg. Kết quả tính toán đƣợc trình bày ở bảng 3.4 nhƣ sau: Bảng 3.4: Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng của chim Trĩ đỏ Tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Tiêu tốn (kg TĂ/kg) Chi phí (đồng/kg) Tiêu tốn (kg TĂ/kg) Chi phí (đồng/kg) Tiêu tốn (kg TĂ/kg) Chi phí (đồng/kg) 1 3,42 38988,00 3,47 41362,00 3,43 42669,00 5 4,21 47994,00 4,21 50183,00 4,13 51377,00 10 4,46 50844,00 4,41 52567,00 4,31 53616,00 15 4,75 54150,00 4,6 54832,00 4,53 56353,00 20 5,32 60648,00 5,18 61746,00 5,06 62946,00 Tính chung 4,53 51642,00 4,48 53402,00 4,38 54487,00 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 61 Bảng 3.4 cho thấy: Mức tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng cơ thể của chim Trĩ đỏ nuôi tập trung bằng thức ăn có các mức protein khác nhau đều tăng theo tuần tuổi. Trong tuần tuổi đầu là từ 3,42 kg - 3,47 kg TĂ/kg tăng khối lƣợng cơ thể; tuần tuổi 20 là từ 5,06 kg - 5,32 kg TĂ/kg tăng khối lƣợng cơ thể. Mức tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng cơ thể của chúng tôi cao hơn 4,95 kg cũng ở 20 tuần tuổi của Hoàng Thanh Hải và CS (2011) [1], nhƣng phù hợp với nghiên cứu của Lê Loan 2013 [3] là 5,06 - 5,32 kg so với 5,5 kg. Với giá thức ăn trong năm 2013 thì chi phí thức ăn cho một kg chim Trĩ đỏ tính chung cả quá trình nuôi đến 20 tuần tuổi ở công thức 1 là 51642,00 đồng/kg, ở công thức 2 là 53402,00 đồng/kg và ở công thức 3 là 54487,00 đồng/kg. 3.4. Các chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của chim trong một số tuần tuổi 3.4.1. Chỉ số sản xuất Chỉ số sản xuất của chim Trĩ đỏ nuôi bằng thức ăn có hàm lƣợng protein 16 %, 18 % và 20 % lúc 20 tuần tuổi đƣợc thể hiện trên bảng 3.5 nhƣ sau: Bảng 3.5: Chỉ số sản xuất của chim Trĩ đỏ lúc 20 tuần tuổi Tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 20 187,68 a 196,87 b 190,52 b Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Chỉ số sản xuất của chim Trĩ đỏ ở 20 tuần tuổi nuôi bằng thức ăn có hàm lƣợng protein 18 % đạt cao nhất là 196,87, tiếp đó là chim đƣợc nuôi bằng thức ăn có hàm lƣợng protein 20 % là 190,52 và thấp nhất là chim đƣợc nuôi bằng thức ăn có hàm lƣợng protein 16 % là 187,68. Sự sai khác về chỉ số sản xuất của chim Trĩ đỏ nuôi ở mức protein 18 % và 20 % so với mức 16 % là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 3.4.2. Chỉ số kinh tế Chỉ số kinh tế của chim Trĩ đỏ nuôi bằng các loại thức ăn có mức protein khác nhau lúc 20 tuần tuổi đƣợc thể hiện trên bảng 3.6 nhƣ sau: Bảng 3.6. Chỉ số kinh tế của chim Trĩ đỏ lúc 20 tuần tuổi. Tuần tuổi Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 20 3,63 a 3,69 a 3,49 b Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Chỉ số kinh tế của chim Trĩ đỏ ở 20 tuần tuổi trong công thức 2 (nuôi bằng thức ăn có hàm lƣợng protein 18 %) cao nhất là 3,69, tiếp đến là công thức 1 (16 %) là 3,63 và thấp nhất là chim nuôi ở công thức 3 (20 % protein) là 3,49. Sự sai khác này ở công thức 1 và công thức 2 so với công thức 3 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Từ kết quả trên bảng 3.5 và 3.6 cho thấy: Nuôi chim Trĩ đỏ tập trung trong nông hộ tại Thanh Hóa bằng thức ăn có mức protein 18 % đã cho chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế là cao nhất so với nuôi chúng bằng thức ăn có mức protein là 16 % hay 20 %. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 62 3.5. Tình hình dịch bệnh của chim Trĩ đỏ nuôi tập trung trong nông hộ Qua theo dõi chim Trĩ đỏ nuôi tập trung trong nông hộ tại Thanh Hóa chúng tôi thấy: Quá trình nuôi thí nghiệm, chim đã đƣợc tiêm phòng đủ các loại vác xin: Newcastle, Đậu, Tụ huyết trùng, Phó thƣơng hàn và Cúm gia cầm theo hƣớng dẫn của Phạm Thanh Sơn (2012) [4] nên chim Trĩ đỏ đã có tỷ lệ nuôi sống cao và không có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm. Từ khi mới nở đến khi chim đƣợc 8 - 9 tuần tuổi thì chim có lác đác chết do mắc bệnh đƣờng ruột, nhƣng không có biểu hiện lây lan, từ tuần tuổi thứ 10 trở đi chim khỏe mạnh và sinh trƣởng bình thƣờng, ổn định về tỷ lệ nuôi sống. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Chim Trĩ đỏ nuôi tại Thanh Hóa bằng thức ăn có mức protein 16 %, 18 % hay 20 % đều có khả năng sinh trƣởng bình thƣờng. Đến 20 tuần tuổi chim Trĩ có tỷ lệ nuôi sống từ 77,50 % đến 82,50 %; khối lƣợng cơ thể của chim trống từ 1195.00 g/con đến 1214,33 g/con, chim mái từ 970,67 g/con đến 982,00 g/con. Nuôi chim Trĩ đỏ tập trung trong nông hộ đến 20 tuần tuổi bằng thức ăn có mức protein 16 % chim trống đạt 1195,00 g/con, chim mái đạt 970,67 g/con; tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng cơ thể là 4,53 kg, chi phí thức ăn cho một kg khối lƣợng cơ thể là 51642,00 đồng. Nuôi bằng thức ăn có mức protein 18 % chim trống đạt 1201,67 g/con, chim mái đạt 977,33 g/con; tiêu tốn thức ăn là 4,48 kg, chi phí thức là 53402,00 đồng/kg. Nuôi bằng thức ăn có mức protein 20 % chim trống đạt 1214,33 g/con, chim mái đạt 982,00 g/con; tiêu tốn thức ăn là 4,38 kg, chi phí thức ăn là 54487,00 đồng/kg. Nuôi chim Trĩ đỏ tập trung bằng thức ăn có 18 % protein đến 20 tuần tuổi là có chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế cao nhất là 196,87 và 3,69; nuôi bằng thức ăn có 16 % protein thì các chỉ số trên chỉ là 187,68 và 3,63 và nuôi bằng thức ăn có 20 % protein thì các chỉ số đó cũng chỉ là 190,52 và 3,49. 4.2. Đề nghị Chim Trĩ đỏ là vật nuôi quý hiếm có thể áp dụng nuôi tập trung trong nông hộ để góp phần bảo tồn và phát triển chúng, vừa cung cấp nhuồn thực phẩm chất lƣợng cao, vừa cung cấp chim cảnh và làm giảm áp lực săn bắt trong tự nhiên gây nguy cơ tuyệt chủng. Nuôi chim Trĩ đỏ theo hình thức tập trung trong nông hộ, sử dụng thức ăn có mức protein là 18 % là đem lại hiệu quả kinh tế cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Thanh Hải, Võ Văn Sự, Phạm Công Thiếu, Dƣơng Xuân Tuyển, Nguyễn Khắc Khánh, Bạch Mạnh Điều, Phạm Hải Ninh, Đào Đoan Trang và Trần Quốc Hùng (2011), Khả năng sinh trưởng và cho thịt của chim Trĩ đỏ khoang cổ trong điều kiện nuôi nhốt, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, Viện chăn nuôi số 32, tháng 10/2011. [2] Vũ Mạnh Huy (2012), Nuôi chim Trĩ đỏ - một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 63 [3] Lê Loan (2013), Chim trĩ đỏ - quí hiếm : loài cần phát triển và bảo tồn, website Sinh vật cảnh TPHCM, 4-6-2013. [4] Phạm Thanh Sơn (2012), Diễn đàn khảo cứu về chim Trĩ, www.aquabird.com.vn. Ngày 6/5/2012. ABILITY TO GAIN WEIGHT OF PHEASANTS STOCKED BY DIFFERENT LEVELS OF PROTEIN IN FARMER HOUSEHOLDS IN THANH HOA Mai Danh Luân ABSTRACT The red pheasants raised in Thanh Hoa with different protein levels (16%, 18% or 20%) are developing normally. Up to 20-week-old the red pheasant survival rate is from 77.50 to 82.50% ; the cock pheasants’ weight gains from 1195.00 to 1214.33 g / bird, the hen pheasants weight gains from 970.67 to 982.00g. The red pheasant rearing by food of 18% protein level has had the highest manufacturing and economic index which are 196.87 and 3.69, compared with food of 16% protein those figures are 187.68 and 3.63; and 190.52 and 3.49 by food of 20% protein level. Keywords: Red pheasants, food

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf75_8061_2137384.pdf
Tài liệu liên quan