Tài liệu Khả năng cạnh tranh của nông sản miền Trung: Nghiên cứu trường hợp sản phẩm cao su tại tỉnh Thừa Thiên Huế: 99
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN MIỀN TRUNG: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM CAO SU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Quang Phục, Trần Văn Hòa, Phạm Xuân Hùng, Phan Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã đánh giá được khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao su trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các chỉ số phân tích cho thấy,
cao su là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế so sánh. Việc xuất khẩu sản phẩm cao su đã mang
lại nguồn ngoại tệ to lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và cải thiện sinh kế cho người nông
dân. Tuy nhiên, sản phẩm cao su rất nhạy cảm với những biến động về giá xuất khẩu, tỷ giá hối
đoái, giá các yếu tố đầu vào, và biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh,
chúng ta cần có những giải pháp về thị trường, quy hoạch, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm củng cố
vị thế của cao su Việt Nam trên thị trường Thế Giới.
1. Đặ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng cạnh tranh của nông sản miền Trung: Nghiên cứu trường hợp sản phẩm cao su tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
99
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN MIỀN TRUNG: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM CAO SU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Quang Phục, Trần Văn Hòa, Phạm Xuân Hùng, Phan Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã đánh giá được khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao su trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các chỉ số phân tích cho thấy,
cao su là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế so sánh. Việc xuất khẩu sản phẩm cao su đã mang
lại nguồn ngoại tệ to lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và cải thiện sinh kế cho người nông
dân. Tuy nhiên, sản phẩm cao su rất nhạy cảm với những biến động về giá xuất khẩu, tỷ giá hối
đoái, giá các yếu tố đầu vào, và biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh,
chúng ta cần có những giải pháp về thị trường, quy hoạch, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm củng cố
vị thế của cao su Việt Nam trên thị trường Thế Giới.
1. Đặt vấn đề
Trong thập kỷ vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt những bước phát triển
vượt bậc, chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và đẩy
mạnh xuất khẩu. Nhiều nông lâm sản Việt Nam đã đạt sản lượng xuất khẩu lớn nhất nhì
thế giới. Tuy nhiên, tình trạng “được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa” ngày càng
diễn biến phức tạp và có tính chất lặp lại thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn
đến sản lượng xuất khẩu cũng như thu nhập của người nông dân. Vì vậy, đẩy mạnh công
tác nghiên cứu thị trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nền nông nghiệp
Việt Nam.
Miền Trung được biết đến như một vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển
kinh tế xã hội bởi vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Cho đến nay sản xuất nông nghiệp
vẫn là nguồn sinh kế chủ yếu của gần 80% dân cư ở khu vực miền Trung. Trong bối
cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất nông nghiệp ở miền
Trung nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng đã và đang đứng trước những cơ hội và
thách thức to lớn. Vấn đề lớn đang đặt ra cho Chính phủ, các nhà nghiên cứu và hoạch
định chính sách cũng như các nhà sản xuất là (i) Trong bối cảnh tự do hóa thương mại
và hội nhập kinh tế quốc tế, liệu các sản phẩm nông sản được xem là thế mạnh của miền
Trung như cao su, tôm, cà phê, hồ tiêu có cạnh tranh được trên thị trường thế giới
không? (ii) Các giải pháp hữu hiệu nào sẽ được đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh cho các sản phẩm nông sản?
100
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu nhiều sản
phẩm nông sản ở Miền Trung, mà chỉ nghiên cứu sản phẩm cao su trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của
sản phẩm cao su ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó góp
phần hỗ trợ cho chính quyền địa phương trong công tác xây dựng và điều chỉnh chính
sách ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu
cao su vào thị trường thế giới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này thu thập cả thông tin dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, cụ thể là:
- Thông tin, dữ liệu thứ cấp: là các thông tin dữ liệu về diện tích, năng suất, các
dự án trồng cao su, tình hình tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cao su trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế, được thu thập từ các Sở Ban ngành liên quan.
- Thông tin dữ liệu sơ cấp: là các thông tin dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các
đối tượng nghiên cứu, liên quan đến tình hình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất
khẩu sản phẩm cao su. Hộ trồng cao su (135 hộ), hộ thu gom (2 hộ), doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu (3 đơn vị) được điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đã được thiết
kế sẵn. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn ngẫu nhiên có điều kiện theo danh
sách hộ trồng cao su, thu gom, chế biến mà địa phương đang quản lý. Các đối tượng
được phỏng vấn đã cung cấp các thông tin, dữ liệu về tình hình trồng cao su, các mức
đầu tư chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất, tình hình thu gom, chế biến, giá cả thị
trường,...
Trên cơ sở tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các
phương pháp phân tích số liệu nhằm phân tích theo các chỉ tiêu đã xác định, đặc biệt là
các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả và lợi thế so sánh: Phương pháp thống kê mô tả và
phân tích dữ liệu chuỗi thời gian; Phương pháp hạch toán kinh tế; Phương pháp phân
tích lợi thế so sánh của cao su thông qua Hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC
(Domestic Resource Cost).
3. Kết quả nghiên cứu
Cây cao su có mặt ở TT Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình
327- phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Giai đoạn 1993 - 1997 toàn tỉnh trồng được 1.600 ha,
đến giữa năm 2008 diện tích này đã lên đến 8.380 ha, tập trung nhiều nhất là huyện
Nam Đông với gần 3.398 ha, Phong Điền 1.486 ha, Hương Trà 2.273 ha.. Trong đó, diện
tích đưa vào khai thác trong năm 2008 gần 4.500 ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn
và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệu USD.
3.1. Tình hình chung của các hộ trồng cao su
Số liệu điều tra cho thấy, bình quân 1 hộ có 4,6 nhân khẩu; 2,4 lao động; số năm
kinh nghiệm trồng cao su của chủ hộ là 5,8 năm. Các hộ sử dụng lao động gia đình là
101
chủ yếu, ngoại trừ một số hộ thiếu lao động hoặc có qui mô lớn hơn phải thuê thêm lao
động cạo mủ và máy móc để phun thuốc hóa học và làm cỏ. Diện tích trồng cao su bình
quân hộ là 2,58 ha, diện tích cao su đang trong thời kỳ kinh doanh bình quân hộ là
1,95 ha. Năng suất bình quân đạt 10,86 tạ/ha với mức sản lượng là 20,92 tạ.
Bảng 1. Một số thông tin cơ bản về các hộ trồng cao su
Chỉ tiêu ĐVT BQ/ Tổng Nam
Đông
Hương
Trà
Phong
Điền
1. Số hộ điều tra Hộ 135 45 45 45
2. Nhân khẩu Người 4,6 5,2 4,4 4,2
3. Lao động LĐ 2,4 2,8 2,4 2,0
4. Trình độ chủ hộ Lớp 5,5 5,0 6,2 5,4
5. Kinh nghiệm trồng cao su Năm 5,8 6,8 5,4 5,2
6. Diện tích trồng cao su Ha 2,58 2,91 2,55 2,27
7. Diện tích khai thác Ha 1,95 2,16 1,86 1,83
8. Năng suất Tạ/ha 10,86 12,06 10,44 10,09
9. Sản lượng Tạ 20,92 24,84 18,59 18,09
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009.
3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm cao su của các hộ điều tra
Chi phí sản phẩm mủ cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được tính qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, tính từ thời điểm ban đầu giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) đến
sản phẩm mủ nước. Chi phí ở giai đoạn này được thu thập và tính toán tại các hộ. Giai
đoạn thứ 2 tính từ thời điểm chế biến nguyên liệu đầu vào là mủ nước đến thành phẩm
xuất khẩu. Chi phí ở giai đoạn này được tính ở các hộ thu gom và các công ty chế biến
mủ cao su xuất khẩu.
Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí giai đoạn KTCB,
chiếm 39,94%, tiếp theo là chi phí lao động, bao gồm lao động tự có và lao động thuê
chiếm 31,68%. Các chi phí khác chiếm 11,85% tổng chi phí. Chi phí giống chiếm
8,13% tổng chi phí. Trong giai đoạn này, chi phí thuốc hóa học còn ít, chiếm 7,34%
tổng chi phí và chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ chỉ chiếm 1,07%. Trong giai đoạn này,
các chi phí đầu vào chủ yếu sử dụng nguồn nội địa, có một phần được sử dụng từ nguồn
nhập khẩu bao gồm phân bón và thuốc hóa học, chiếm khoảng 14,18%. Các chi phí phát
sinh nhiều nhất trong năm đầu tiên, các năm còn lại chủ yếu là chi phí phân bón và chi
phí lao động. Tổng chi phí bình quân 1 ha giai đoạn KTCB là 24.422 ngàn đồng.
102
Bảng 2. Doanh thu và chi phí hàng năm của 1 ha cao su
Năm
Năng suất
(tạ/ha)
Doanh thu
(1000đ)
Chi phí
(1000đ)
Thu nhập thuần
(1000đ)
0 0 0 5.664 - 5.664
1 0 0 3.224 - 3.224
2 0 0 2.987 - 2.987
3 0 0 3.093 - 3.093
4 0 0 3.044 - 3.044
5 0 0 3.157 - 3.157
6 0 0 3.252 - 3.252
7 5,56 5.344,33 4.136 1.208,33
8 7,90 7.547,11 3.825 3.722,11
9 9,14 8.530,67 3.682 4.848,67
10 10,31 9.890,44 3.624 6.266,44
11 11,49 10.882,00 3.477 7.405,00
12 13,62 13.272,33 3.954 9.318,33
13 14,26 13.951,33 3.258 10.693,33
14 14,63 15.110,00 3.557 11.553,00
15 16,10 17.226,00 3.983 13.243,00
16 17,71 18.001,17 4.307 13.694,17
17 16,82 19.801,29 4.725 15.076,29
18 15,98 21.781,42 4.639 17.142,42
19 15,18 22.059,56 5.041 17.018,56
20 14,42 21.623,50 5.526 16.097,50
21 13,70 20.542,33 6.034 14.508,33
22 13,02 19.241,48 6.336 12.605,48
23 12,36 18.539,45 6.652 11.887,45
24 11,75 17.612,48 6.985 10.627,48
25 11,16 56.101,28 7.018 49.083,28
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 và tính toán của các tác giả.
103
Đối với giai đoạn kinh doanh, qua điều tra cho thấy, các khoản chi phí qua
các năm của các nhóm hộ điều tra khá đều nhau. Tổng chi phí bình quân 1 ha giai
đoạn kinh doanh bình quân 1 hộ từ năm thứ 7 đến năm thứ 14 là 29.513 ngàn đồng.
Trong đó, chi phí lao động vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chủ yếu là lao động gia đình,
chiếm 48,04%. Chi phí phân bón chiếm 19,96%, thuốc hóa học chiếm 4,88%, chi phí
khác chiếm 8,17%. Chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ sản xuất như kiềng, máng, thùng
đựng mủ phục vụ cho thu hoạch chiếm 18,94% và phát sinh tương đối đồng đều qua các
năm.
Vì số liệu điều tra chỉ đến năm 14, do đó số liệu từ năm 15 đến năm 25 chưa phát
sinh nên cần phải ước lượng. Năng suất mủ cao su đạt mức cao nhất vào khoảng năm khai
thác thứ 9 - 13, tức là năm tuổi thứ 15 - 19, sau đó năng suất giảm dần, tỷ lệ giảm bình quân
hàng năm là 3 - 5%/năm so với năm trước. Năng suất từ năm thứ 7 đến năm thứ 14 được
thống kê theo số liệu điều tra thực tế, còn từ năm thứ 15 đến năm thứ 25 dựa trên kết quả
nghiên cứu của Viện nghiên cứu cao su để ước lượng.
3.3. Kết quả và hiệu quả chế biến mủ cao su
Hiện nay, các hộ trồng cao su chưa đủ năng lực để chế biến mủ. Sản phẩm cuối
cùng của hộ trồng là mủ nước. Mủ nước được bán cho các hộ thu gom, sau đó bán cho
các công ty cao su để chế biến. Chúng tôi đã tiếp cận phỏng vấn ba đơn vị chế biến, đó
là: công ty cổ phần cao su tỉnh TT Huế, công ty cao su Kon Tum và công ty cổ phần
cao su Đà Nẵng.
Hiệu quả chế biến và xuất khẩu cao su mang lại là tương đối, thể hiện qua chỉ
tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/chi phí. Một đồng chi phí thu được 1,874
đồng doanh thu và 0,874 đồng lợi nhuận. Một đồng doanh thu thu được 0,466 đồng lợi
nhuận. Có thể thấy, việc trồng cao su đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng, tạo
công ăn việc làm cho người lao động và cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến cao su. Các nhà máy cao su cũng đạt hiệu quả trong việc chế biến và xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc mang lại ngoại tệ cho quốc gia có thực sự hiệu quả không, chúng ta sẽ
tìm câu trả lời đi phân tích lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cao su để thấy rõ.
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế 1 tấn sản phẩm mủ sơ chế
STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1 Giá bán BQ đồng 18.670.000
2 Tổng chi phí đồng 9.962.383
3 Lợi nhuận trước thuế đồng 8.707.617
4 Doanh thu/chi phí lần 1,874
5 Lợi nhuận/doanh thu lần 0,466
6 Lợi nhuận/chi phí lần 0,874
Nguồn: số liệu điều tra năm 2009.
104
3.4. Lợi thế so sánh của sản phẩm cao su ở Thừa Thiên Huế
Để xác định lợi thế so sánh của sản xuất cao su, chúng ta cần ước lượng hệ số
chi phí nguồn lực trong nước (DRC). Kết quả tính toán bảng 4 cho thấy, chỉ số DRC/SER
của sản xuất cao su ở tỉnh Thừa Thiên Huế là 0,6411 < 1, cho thấy nếu bỏ ra 0,6411 USD
chi phí nội nguồn để trồng, chế biến và xuất khẩu cao su thì sẽ thu về một lượng giá trị
ngoại tệ gia tăng là 1 USD. Kết quả này đã chứng minh việc trồng và xuất khẩu cao su là có
lợi thế so sánh.
Bảng 4. Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cao su ở Thừa Thiên Huế
I Chi phí nội nguồn (đồng) Giá trị
1 Đất đai 2.154.167
2 Lao động 2.576.669
3 Vốn 2.112.000
4 Giống 94.933
5 Phân bón 348.069
6 Thuốc hoá học 70.554
7 Công cụ, dụng cụ 687.715
8 Nhiên liệu 70.404
9 KH máy móc SX trong nước 18.712
10 Chi phí khác 1.118.369
Tổng cộng mục I 9.251.592
II Chi phí ngoại nguồn (USD)
1 Phân bón 48,90
2 Thuốc hoá học 9,91
3 KH máy móc nhập khẩu 21,40
4 Nhiên liệu 9,89
Tổng cộng mục II 90,10
III Chi phí thu mua, chế biến, xuất khẩu (đồng)
1 Chi phí của người thu gom 798.134
2 Chi phí chế biến và xuất khẩu 2.216.131,8
Tổng cộng mục III 3.014.265,8
IV Giá trị sản phẩm XK (USD)
1 Giá trị 1 tấn cao su XK 1.500
105
2 Tỷ lệ quy đổi (%) 70
3 Giá trị 1 tấn cao su chưa chế biến 1.050
V DRC (đồng/USD) 12.778,27
VI OER (đồng/USD) 16.610
VII SER (đồng/USD) 19.932
VIII DRC/SER (lần) 0,6411
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 và tính toán của các tác giả.
Lợi thế so sánh của một quốc gia, một ngành hay một sản phẩm chỉ có thể có ý
nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định và mức độ thường thay đổi nếu các điều kiện
đảm bảo lợi thế so sánh không được duy trì. Để đánh giá sự thay đổi lợi thế so sánh đối
với xuất khẩu cao su, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến chỉ số DRC theo những kịch bản khác nhau để tìm ra giải pháp ổn định và nâng cao
lợi thế so sánh của sản phẩm cao su.
Bảng 5. Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC
CÁC KỊCH BẢN DRC/ SER CÁC KỊCH BẢN
DRC/
SER
Kịch bản cơ sở 0,6411 Kịch bản cơ sở 0,6411
Chi phí nội nguồn Chi phí ngoại nguồn
Tăng 5% 0,6731 Tăng 5% 0,6441
Tăng 15% 0,7373 Tăng 15% 0,6492
Tăng 25% 0,8014 Tăng 25% 0,6553
Tăng 30% 0,8334 Tăng 30% 0,6584
Giảm 5% 0,6090 Giảm 5% 0,6372
Giảm 15% 0,5449 Giảm 15% 0,6314
Giảm 25% 0,4808 Giảm 25% 0,6257
Giảm 30% 0,4488 Giảm 30% 0,6229
Giá cao su xuất khẩu Tỷ giá hối đoái
Tăng 5% 0,6078 Tăng 5% 0,6106
Tăng 15% 0,5507 Tăng 15% 0,5575
Tăng 25% 0,5034 Tăng 25% 0,5129
Tăng 30% 0,4827 Tăng 30% 0,4931
106
Giảm 5% 0,6782 Giảm 5% 0,6748
Giảm 15% 0,7669 Giảm 15% 0,7542
Giảm 25% 0,8824 Giảm 25% 0,8548
Giảm 30% 0,9542 Giảm 30% 0,9158
CP nội, ngoại nguồn tăng 5% và giá cao su XK, tỷ giá hối đoái giảm 5% 0,7533
CP nội, ngoại nguồn tăng 15% và giá cao su XK, tỷ giá hối đoái giảm 15% 1,0554
CP nội, ngoại nguồn tăng 25% và giá cao su XK, tỷ giá hối đoái giảm 25% 1,5198
CP nội, ngoại nguồn giảm 5% và giá cao su XK, tỷ giá hối đoái tăng 5% 0,5475
CP nội, ngoại nguồn giảm 10% và giá cao su XK, tỷ giá hối đoái tăng 10% 0,4688
CP nội, ngoại nguồn giảm 20% và giá cao su XK, tỷ giá hối đoái tăng 20% 0,3454
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 và tính toán của các tác giả.
Kết quả cho thấy, khi các tình huống bất lợi xảy ra như chi phí nội nguồn tăng
5%, 15%, 25%, thậm chí 30%; chi phí ngoại nguồn tăng 5%, 15%, 25%, 30%; giá cao
su xuất khẩu giảm 5%, 15%, 25%, 30%; tỷ giá hối đoái giảm 5%, 15%, 25%, 30%
nhưng các hệ số DRC/SER vẫn nhỏ hơn 1, tức là vẫn có lợi thế so sánh trong xuất khẩu
cao su. Ngoại trừ trường hợp xấu, khi chi phí nội, ngoại nguồn tăng 15% và giá cao su
xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm 15% và chi phí nội, ngoại nguồn tăng 25%; giá cao su
xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm 25% thì xuất khẩu cao su sẽ không có lợi thế so sánh do
DRC/SER trong 2 trường hợp này lần lượt là 1,0554 và 1,5198 đều > 1. Tuy nhiên, các
kịch bản này ít có khả năng xảy ra.
Ngược lại, khi các trường hợp có lợi xảy ra thì lợi thế so sánh càng tăng lên, đặc
biệt khi chi phí nội, ngoại nguồn giảm 20% và giá cao su xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng
20% thì DRC/SER = 0,3454, đây là trường hợp lợi thế so sánh đạt cao nhất.
4. Kết luận và một số đề xuất
- Tỉnh Thừa Thiên Huế có lợi thế so sánh trong sản xuất cao su xuất khẩu. Sản
xuất cao su xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế xã hội và
nâng cao mức sống cho các hộ nông dân.
- Lợi thế so sánh của sản phẩm cao su rất nhạy cảm với những biến động về giá
xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, giá các yếu tố đầu vào. Giá cả các loại phân bón nhập khẩu
và xăng dầu trong thời gian qua tăng mạnh, do đó việc nâng cao giá cao su xuất khẩu là
rất cần thiết. Theo các nhà phân tích, sự biến động giá cao su trong thời gian qua là do
biến động nguồn cung cao su trên thế giới và lượng dự trữ cao su trong nước. Do đó,
cần có những giải pháp thị trường nhằm củng cố vị thế của cao su Việt Nam trên thị
trường thế giới.
107
- Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết thất thường và
không có lợi đối với các hộ trồng cao su gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng
mủ. Do đó, tỉnh cần chuẩn bị các biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động xấu này.
- Việc phân tích các kịch bản DRC cho thấy cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế trong tương lai. Do đó, có thể phát triển
trồng cao su của tỉnh hướng theo xuất khẩu trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, do hệ
thống chuỗi sản phẩm từ vật tư, dịch vụ đầu vào đến người trồng, người thu gom, cơ sở
chế biến xuất khẩu không có cơ chế ràng buộc cụ thể nên người trồng cao su vẫn bị thiệt,
đặc biệt do thị trường và giá cả đầu vào, đầu ra.
- Trong thời gian đến, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su xuất
khẩu của các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, chính quyền địa
phương và các sở ban ngành cần lưu ý giải quyết đồng bộ các giải pháp về vốn, quy
hoạch vùng trồng cao su, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thị trường và ổn định kinh tế
vĩ mô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp
Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA, Báo cáo dự án Hợp tác kỹ thuật
TCP/VIE/882, Hà Nội, 2000.
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam
trong hội nhập AFTA, Quỹ nghiên cứu IAE-MISPA, Hà Nội, 2005.
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Các cam kết của Việt Nam với WTO trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, 2007.
[4]. Nguyễn Đình Long, Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả
năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, Báo
cáo khoa học, Hà Nội, 2001.
[5]. Nguyễn Minh Đức, Tô Thị Kim Hồng, Xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay - Thách thức và cơ hội, Đại học Nông lâm TP
HCM, TP Hồ Chí Minh, 2010.
[6]. Nguyễn Thường Lạng, Đánh giá lợi thế so sánh mặt hàng cà phê Việt Nam và những
vấn đề đặt ra, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007.
[7]. Phạm Vân Đình cùng nhiều tác giả, Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc
trưng ở các vùng sinh thái Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 2006.
108
COMPETITIVE ABILITY OF AGRICULTURAL PRODUCTS IN CENTRAL
VIETNAM: A CASE STUDY OF RUBBER PRODUCTS
IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Quang Phuc, Tran Van Hoa, Pham Xuan Hung, Phan Thi Thanh Tam
College of Economics, Hue University
SUMMARY
This study has assessed the competitiveness of rubber products in the Province of Thua
Thien Hue in the context of international economic integration. The index analysis showed that
rubber exports have more comparative advantages. The export of rubber products has brought
tremendous sources of foreign exchange, contributing to socio-economic development and
improved the livelihood of farmers. However, the rubber products are sensitive to fluctuations in
export prices, exchange rates, prices of inputs and the climate changes. Hence, to enhance the
movement of desirable competitiveness, we need solutions in terms of markets, planning, and
macro economic stability in order to strengthen the position of Vietnam’s rubber in the world
market.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68_11_355_6043_2117934.pdf