Tài liệu Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa thuần siêu cao sản gia lộc 201, gia lộc 202 cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
876
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG LÚA THUẦN
SIÊU CAO SẢN GIA LỘC 201, GIA LỘC 202 CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC
VIỆT NAM
Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Trong Khanh, và CTV
TÓM TẮT
Giống lúa Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202 đã được chọn tạo từ đề tài "Nghiên cứu chọn tạo giống
lúa năng suất cao", có nhiều đặc điểm tốt như: chất lượng gạo tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh hại,
thích ứng nhiều vùng sinh thái và có thời gian sinh trưởng ngắn. Hai giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc
202 đã được khảo nghiệm quốc gia tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả cho thấy năng suất lúa cao chất
lượng gạo thương trường tốt, thíc hợp nội tiêu và xuất khẩu. Hai giống lúa trên được sản xuất tại
vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ với quy mô 5 ha/ giống/điểm. Giống lúa Gia Lộc 201,
Gia Lộc 202 cho năng suất 9,0-10,2 tấn/ha tùy thuộc vào mùa và vùng sinh thái.
Từ khóa: Giống lúa siêu năng suất, mô hình giống lúa năng suất, miền Bắc Việt Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nh...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống lúa thuần siêu cao sản gia lộc 201, gia lộc 202 cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
876
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG LÚA THUẦN
SIÊU CAO SẢN GIA LỘC 201, GIA LỘC 202 CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC
VIỆT NAM
Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Trong Khanh, và CTV
TÓM TẮT
Giống lúa Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202 đã được chọn tạo từ đề tài "Nghiên cứu chọn tạo giống
lúa năng suất cao", có nhiều đặc điểm tốt như: chất lượng gạo tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh hại,
thích ứng nhiều vùng sinh thái và có thời gian sinh trưởng ngắn. Hai giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc
202 đã được khảo nghiệm quốc gia tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả cho thấy năng suất lúa cao chất
lượng gạo thương trường tốt, thíc hợp nội tiêu và xuất khẩu. Hai giống lúa trên được sản xuất tại
vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ với quy mô 5 ha/ giống/điểm. Giống lúa Gia Lộc 201,
Gia Lộc 202 cho năng suất 9,0-10,2 tấn/ha tùy thuộc vào mùa và vùng sinh thái.
Từ khóa: Giống lúa siêu năng suất, mô hình giống lúa năng suất, miền Bắc Việt Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, việc đô thị hóa diễn
ra rất nhanh và mạnh mẽ dẫn đến diện tích đất
canh tác càng ngày càng bị thu hẹp lại ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản suất lúa
gạo ở nước ta. Vì vậy Đảng và Chính phủ đã ra
các nghị quyết phải giữ được diện tích canh tác
lúa đến năm 2020 là 3,6 triệu ha. Tuy nhiên
nếu dân số hiện nay ở nước ta là 93 triệu người
và đến năm 2030 sẽ là 100 triệu người thì nhu
cầu tiêu dùng lúa gạo lại tăng lên đáng kể. Mặt
khác do tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra
rất phức tạp: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, dịch hại
sâu bệnh, đất nhiễm phèn mặn, ngày càng tăng
đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói
riêng thì vấn đề an ninh lương thực phải được
đặt lên hàng đầu. Đề tài cấp Nhà nước
KC.06/11-15 nhằm mục tiêu chọn tạo bộ giống
lúa có năng suất cao từ 10 tấn/ha trở lên, chất
lượng khá, chống chịu tốt với sâu bệnh chính
và điều kiện bất thuận thích hợp cho các tỉnh
miền Bắc.
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
- Vật liệu: Hai giống lúa thuần siêu cao
sản Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 là kết quả
nghiên cứu lai tạo, kế thừa các dòng, giống
trong tập đoàn các dòng, giống lúa của Viện
Cây lương thực và cây thực phẩm. Các con lai
được đánh giá về một số chỉ tiêu, đặc điểm
nông sinh học chính, trên cơ sở khảo sát đánh
giá qua nhiều vụ, khảo nghiệm so sánh thông
qua mạng lưới khảo kiểm nghiệm quốc gia, đã
xác định được 2 giống trên.
- Nội dung: Xây dựng mô hình trình diễn
cho các giống lúa mới
- Phương pháp: Mô hình sản xuất thử
nghiệm các giống lúa triển vọng tại các vùng,
tiểu vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh phía
Bắc và các địa phương có điều kiện tương tự;
người sản xuất trực tiếp tham gia đánh giá và
lựa chọn về khả năng chống chịu, tiềm năng
năng suất và chất lượng để tiến tới công nhận
giống lúa mới.
Đánh giá về sinh trưởng phát triển, năng
suất và chất lượng theo thang điểm SES
(Standared Evaluation System for Rice) 2002
của IRRI. Đánh giá khả năng chống chịu sâu
bệnh rầy nâu, bạc lá theo thang điểm của IRRI,
2002. Phân tích chỉ tiêu gạo lật, gạo xát, gạo
nguyên, kích thước hạt gạo theo TCVN 1643-
1992. Phân tích nhiệt độ hóa hồ theo TCVN
5715-1993. Phân tích tỷ lệ trắng trong, độ bạc
bụng theo TCVN 8372: 2010. Đánh giá chất
lượng cơm theo: 10TCN 590-2004. Phân tích
hàm lượng Amylose theo TCVN 5716-2: 2008.
Giống đối chứng là giống được gieo trồng phổ
biến tại địa phương (Q5).
- Xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thí
nghiệm đồng ruộng và trong phòng theo
phương pháp chuẩn của Gomez và Gomez
(IRRI, 1983) để bố trí các thí nghiệm đồng
ruộng và quản lý cây trồng đối với các dòng,
giống lúa mới tạo ra.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
877
- Phương pháp phân tích xử lý số liệu:
Các kết quả thí nghiệm được phân tích xử lý số
liệu theo chương trình SELINDEX ver 1.0,
IRRISTAT ver 5.0 và chương trình Excel trên
máy vi tính.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Mô hình trình diễn giống lúa Gia Lộc
201, Gia Lộc 202 tại Hải Dương
* Đặc điểm của giống Gia Lộc 201 và Gia
Lộc 202 ở mô hình:
Giống Gia Lộc 201 có chiều cao cây trung
bình khoảng 111,4 cm trong vụ Xuân và 107,6cm
trong vụ Mùa; dạng hình cây gọn, lá to và dài
hơn Q5, có màu xanh đậm, dạng hạt dài, màu sắc
hạt vàng sáng. Giống Gia Lộc 202 có chiều cao
cây 113,7 cm trong vụ Xuân và 105,7cm trong
vụ Mùa tương đương đối chứng Q5 hạt tròn, to
vàng.
Bảng 1. Một số đặc điểm nông học chính của giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 trong mô hình năm
2014, tại Tứ Kỳ - Hải Dương
Giống Chiều cao cây (cm) Dạng hình
Dạng lá
Màu sắc lá
Dạng
hạt
Màu sắc
hạt Xuân Mùa
Gia Lộc 201 111,4 107,6 Gọn To, đứng Xanh đậm Dài Vàng sáng
Gia Lộc 202 113,7 105,7 Gọn To, đứng Xanh đậm Tròn Vàng
Q5 (đ/c) 105,5 107,5 Gọn To, đứng Xanh đậm Tròn Vàng sáng
Kết quả đánh giá dài bông của Gia Lộc
201 đạt trên 27 cm, và Gia Lộc 202 trên 26cm dài
hơn đối chứng Q5 đạt 25cm. Giống Gia Lộc 201
được đánh giá độ thuần cao, điểm 1 ngang Q5;
Gia Lộc 202 còn phân li cổ bông được đánh giá
thuần điểm 3. Gia Lộc 202 là giống ngắn ngày
tương đương đối chứng Q5 (110 ngày trong vụ
mùa và 138 ngày trong vụ Xuân). Gia Lộc 202
thời gian kéo dài hơn 5 – 7 ngày. Gia Lộc 201 và
Gia Lộc 202 là giống cứng cây, chống đổ tốt,
chịu thâm canh cao. Kết quả đánh giá được đưa
ra trong bảng 2.
Bảng 2: Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 năm 2014
tại Tứ Kỳ - Hải Dương
Giống Chiều dài bông (cm) Độ thuần (điểm) TGST (ngày) Chống đổ Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa
Gia Lộc 201 27,2 27,0 1 1 145 115 1 1
Gia Lộc 202 26,0 26,5 3 3 138 110 1 1
Q5 (đ/c) 25,5 25,0 1 1 138 110 1 1
Kết quả đánh giá khả năng chống chịu
sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận tại bảng 3
cho thấy: giống lúa GL201, và GL202 nhiễm
nhẹ bệnh khô vằn và bệnh bạc lá và đạo ôn
trong cả vụ Xuân và vụ Mùa tương đương đối
chứng Q5 (điểm 1- 3). Sâu cuốn lá, sâu đục
thân và rầy nâu cũng thấy xuất hiện nhưng ở
mức độ không đáng kể.
Bảng 3. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của giống lúa Gia Lộc 201, Gia
Lộc 202 trong mô hình năm 2014 Tứ Kỳ - Hải Dương
Giống
Bệnh khô vằn
(điểm)
Bệnh Đạo ôn
(điểm)
Bệnh bạc lá
(điểm)
Sâu đục thân
(điểm)
Sâu cuốn lá
(điểm)
Rầy nâu
(điểm)
Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa
Gia Lộc 201 1-3 3 1-3 0 0 3 3 3 3 3 1 1-3
Gia Lộc 202 1-3 1-3 1 0 0 1-3 1 1-3 1-3 1-3 1 1-3
Q5 (đ/c) 1-3 1-3 3 0 0 1-3 1 1-3 1-3 3 1 1-3
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần)
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
878
* Năng suất của mô hình:
Trong điều kiện thời tiết năm 2014 tại Hà
Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương. Vụ Xuân có điều kiện
rất thuận lợi cho giống Gia Lộc 201 và Gia Lộc
202 sinh trưởng và phát triển. Năng suất của các
giống thu được khá. Trong điều kiện vụ mùa giai
đoạn chín sáp gặp bão tuy nhiên khả năng chống
đổ của giống Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202 rất tốt
nên năng suất của giống Gia Lộc 201 và Gia Lộc
202 không bị ảnh hưởng.
Năng suất gặt thí điểm:
Trong Vụ Xuân đã tiến hành gặt 5/25 hộ
tham gia mô hình diện tích gặt thí điểm là 2m2 .
Kết quả thu được năng suất bình quân của
giống Gia Lộc 201 là 100 tạ/ha, Gia Lộc 202 là
101 tạ/ha, của giống Q5 là 65 tạ/ha.
Trong Vụ Mùa đã tiến hành gặt 5/25 hộ
tham gia mô hình diện tích gặt thí điểm là 2m2.
Kết quả thu được năng suất bình quân của
giống Gia Lộc 201 là 88,5tạ/ha, của giống Gia
Lộc 202 là 88 tạ/ha. Đối chứng Q5 là 60 tạ/ha.
Kết quả đo đếm các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất cân đo được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202
trong mô hình năm 2014 tại Tứ Kỳ - Hải Dương
Giống Số bông/Khóm Số hạt/bông Tỷ lệ lép (%) KL 1.000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa
Gia Lộc 201 6,0 5,5 240 220 15 18 26,5 26,4 100 88,5
Gia Lộc 202 6,0 6,0 245 232 14 20 27,5 27,5 101 88,0
Q5 (đ/c) 5,0 5,0 160 158 10 8 26,0 26,0 65,0 60,0
Năng suất điều tra của các hộ tham gia mô hình:
Trong số 25 hộ tham gia mô hình có 10
hộ cấy giống Gia Lộc 201 năng suất đạt từ 92 –
98,0 tạ/ha trong đó có 6 hộ đạt 72 - 95 tạ/ha; 4
hộ có năng suất từ 95-98 tạ/ha.
Bảng 5. Năng suất mô hình sản xuất giống Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202 tại HTX Hà Kỳ -
Tứ Kỳ - Hải Dương vụ Xuân 2014
Giống Mức năng suất Số hộ tham gia Tỷ lệ (%)
Gia Lộc 201 92-95 tạ/ha 6 60% 95-98 tạ/ha 5 40%
Gia Lộc 202 98-100 tạ/ha 10 66,7% 90-92 tạ/ha 6 33,3%
Tổng 25
Trong số 15 hộ tham gia cấy giống Gia
Lộc 202 trong mô hình năng suất đạt được từ
98 – 100 tạ/ha. Có 10 hộ đạt năng suất 98 –
100 tạ/ha; 05 hộ năng suất đạt 90 – 92 tạ/ha.
So với giống Q5 (65 tạ/ha) năng suất của các
hộ tham gia mô hình đều cao hơn.
* Đánh giá chất lượng cơm của giống lúa Gia
Lộc 2021, Gia Lộc 202 ở mô hình:
Bảng 6. Đánh giá chất lượng cơm của giống lúa Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202
Tên giống Mùi thơm Độ mềm Độ dính Độ trắng Độ bóng Độ ngon
Gia Lộc 201 1 4 3 5 3 2
Gia Lộc 202 1 2 2 3 2 1
Q5 (đ/c) 1 1 1 4 2 1
((Nguồn: Bộ môn Sinh lý sinh hóa và Chất lượng nông sản)
Ghi chú:- Mùi thơm: điểm 1: không thơm; 2: hơi thơm; 3: thơm vừa; 4: thơm; 5: rất thơm
- Độ mềm: điểm 1: rất cứng; 2: cứng; 3: hơi mềm; 4:mềm; 5: rất mềm.
- Độ dính: điểm 1: rất rời; 2: rời; 3: hơi dính; 4: dính; 5: rất dính
- Độ trắng: điểm 1: nâu; 2: trắng ngả nâu; 3: trắng hơi xám; 4: trắng ngà; 5: trắng
- Độ bóng: điểm 1: rất mờ, xỉn; 2: hơi mờ; 3: hơi bóng; 4: bóng; 5: rất bóng
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
879
- Độ ngon: điểm 1: không ngon; 2: hơi ngon; 3 ngon vừa; 4: ngon; 5: rất ngon
Chất lượng cơm là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định sự phát triển nhanh và
trực tiếp của các giống lúa mới vào sản xuất.
Do đó, ngoài các chỉ tiêu về năng suất, chúng
tôi cũng tập trung đánh giá chất lượng cơm của
giống lúa Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202. Kết quả
được trình bày ở bảng 6.
Kết quả đánh giá bằng cảm quan là cơm
Gia Lộc 201 ở mức khá; Giống Gia Lộc 202
đánh giá tương đương Q5.
*Hiệu quả của mô hình
Hiệu quả mô hình sản xuất mô hình
giống lúa Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202 so với
giống lúa Q5 đang sản xuất tại địa phương
trong năm tại Hà Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương
được đưa ra trong bảng 7.
Bảng 7. Hiệu quả mô hình sản xuất Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 tại Hà Kỳ - Tứ Kỳ - Hải Dương
TT Nội dung Gia Lộc 201 Gia Lộc 202 Giống Q5
1 Phần thu (đ/ha) 65.000.000 65.000.000 45.500.000
- Năng suất (tấn/ha) 10 10 7
- Đơn giá (đ/tấn thóc) 6.500.000 6.500.000 6.500.000
2 Phần chi (đ/ha) 34.700.000 34.700.000 33.500.000
- Chi phí mua giống (60kg/ha x 15.000đ/kg) 900.000 900.000 900.000
- Chi phí các loại phân bón 6.800.000 6.800.000 5.600.000
- Chi phí các loại thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV, bao bì (100.000đ/sào) 3.000.000 3.000.000 3.000.000
- Công lao động (200 công/ha x 120.000đ/công) 24.000.000 24.000.000 24.000.000
3 Lãi thuần (đ/ha) 30.300.000 30.300.000 12.000.000
Giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 cho
năng suất 10 tấn/ha, lãi thuần là 30.300.000
đồng/ha, trong khi đó giống lúa Q5 chỉ cho lãi
12.000.000 đồng. Lợi nhuận của hai giống lúa
siêu năng suất vượt trội so với giống lúa địa
phương.
3.2. Mô hình trình diễn giống lúa tại Hà
Tĩnh
Tiến hành xây dựng mô hình ở cả hai vụ
để so sánh điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến
năng suất của các giống lúa
Qua theo dõi, nhận thấy các dòng, giống
lúa triển vọng tham gia các mô hình sản xuất
vụ xuân 2014 đều có dạng cây trung bình, bông
to dài, hạt dài, dạng cây gọn, thời gian sinh
trưởng ngắn đến trung ngày 135-140 ngày.
Giống Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202 có số hạt/
bông rất cao, xếp xít nên đạt năng suất cao
(≥90 tạ/ha). Kết quả được trình bày tại bảng 8
và bảng 9
Bảng 8: Một số đặc điểm nông học và năng suất của các giống lúa triển vọng vụ xuân năm 2014
T
T Tên giống
TGST
(ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều dài
bông
(cm)
Số bông/
khóm
Tổng số
hạt/ bông
Tỷ lệ lép
(%)
P 1.000
hạt (g)
Năng
suất
(tạ/ha)
1 Gia Lộc 201 135 117,5 23,5 6,5 265,6 16,2 25 92.0
2 Gia Lộc 202 135 118,6 25,4 6,6 250,1 18,9 24,0 95
3 P6 (đ/c) 150 109,0 25,2 5,2 189,5 13,3 22,6 65,0
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
880
Bảng 9. Một số đặc điểm nông học và năng suất của các giống lúa triển vọng vụ mùa năm 2014
T
T Tên giống
TGST
(ngày)
Chiều cao
cây (cm)
Chiều dài
bông (cm)
Số bông/
khóm
Tổng số
hạt/ bông
Tỷ lệ lép
(%)
P 1.000
hạt (g)
Năng suất
(tạ/ha)
1 Gia Lộc 201 110 118,3 24,5 6,5 255,6 17,0 23,0 85,5
2 Gia Lộc 202 110 120,6 24,4 6,6 245,1 20 22,5 84,0
3 P6 (đ/c) 120 109,0 25,2 5,0 179 13,3 21 60,0
Nhận xét: Kết quả đánh giá 2 vụ cho thấy
năng suất của giống Gia Lộc 201 và Gia Lộc
202 đều cao hơn hẳn so với đối chứng.
Song song đánh giá về đặc điểm nông
sinh học chúng tôi đánh giá khả năng chống
chịu một số loại sâu bệnh hại chính. Kết quả
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 10. Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và một số loại sâu bệnh hại chính của các
giống lúa triển vọng vụ xuân năm 2014
TT Tên giống Rầy nâu (điểm)
Khô vằn
(điểm)
Bạc lá
(điểm)
Đạo ôn
(điểm)
KN chịu rét
(điểm)
KN chống đổ
(điểm)
1 Gia Lộc 201 3 1-3 3-5 3 1-3 3
2 Gia Lộc 202 1-3 1 3-5 1-3 1-3 3
3 P6 (đ/c) 3 3 3-5 1-3 1 3
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần)
Bảng 11. Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và một số loại sâu bệnh hại chính của các
giống lúa triển vọng vụ mùa 2014
TT Tên giống Rầy nâu (điểm)
Khô vằn
(điểm)
Bạc lá
(điểm)
KN chống đổ
(điểm)
1 Gia Lộc 201 3 1-3 5 3
2 Gia Lộc 202 1-3 1 5-7 3
3 P6 (đ/c) 3 3 7 3
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần)
Kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh
hại và chống chịu điều kiện bất thuận được thể
hiện tại bảng 3 và 4 cho thấy các giống có khả
năng chịu rét tốt, chống đổ khá, kháng đến
nhiễm vừa với bệnh đạo ôn và bạc lá ở vụ
xuân. Vụ mùa do điều kiện thời tiết phù hợp
cho bệnh bạc lá phát triển nên các giống bị
nhiễm bạc lá nặng hơn vụ xuân. Đặc biệt các
giống tham gia thí nghiệm đều có khả năng
kháng rầy tốt hơn so với đối chứng P6. Tuy
vậy trong sản xuất vẫn cần phải thận trọng
trong việc phòng trừ và chăm sóc nhất là
những vụ gặp thời tiết bất thuận. Dưới đây là
bảng tổng hợp xây dựng mô hình sản xuất thử
giống lúa Gia Lộc 201 và Gia Lộc 202
Bảng 12. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất thử các giống lúa mới
Giống Địa điểm chuyển giao Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ha) Nhận xét
Gia
Lộc
201
- Hà Tĩnh: Cẩm Xuyên - Vụ
xuân
Vụ mùa
10
12
10
86-95
Gia lộc 201 chống chịu rầy và bạc lá khá
chống đổ. Thâm canh cao.
Tổng 10
Gia
Lộc
202
- Hà Tĩnh: Cẩm Xuyên
Vụ xuân
Vụ mùa
12
9
8
90-95
- Giống Gia lộc 202 có TGST ngắn hơn
P6, chống chịu sâu bệnh tốt, hạt gạo
trắng, hạt to
Tổng 12
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
881
3.3. Mô hình trình diễn giống lúa tại Điện Biên
Bảng 13. Một số đặc điểm nông học và năng suất của các giống lúa triển vọng vụ xuân năm 2014
TT Tên giống TGST (ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều dài
bông (cm)
Số bông/
khóm
Tổng số
hạt/ bông
Tỷ lệ
lép
(%)
P 1.000
hạt (g)
Năng
suất
(tạ/ha)
1 Gia Lộc 201 140 120,2 26,5 6,5 289,6 12,2 26 105
2 Gia Lộc 202 140 122,1 27,4 6,4 270,1 15,9 27,0 107
3 Nhị ưu (đ/c) 135 109,0 25,2 5,2 200,5 16,3 24,6 85,0
Giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 phát triển mạnh, cao cây, bông dài, cho năng suất thực
thu trên 10 tấn/ha trong vụ xuân.
Bảng 14. Một số đặc điểm nông học và năng suất của các giống lúa triển vọng vụ xuân năm 2015
T
T Tên giống
TGST
(ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều dài
bông
(cm)
Số bông/
khóm
Tổng số
hạt/ bông
Tỷ lệ lép
(%)
P 1000
hạt (g)
Năng
suất
(tạ/ha)
1 Gia Lộc 201 140 120,2 28,5 7,2 300,8 13,5 26,5 104
2 Gia Lộc 202 140 122,1 30,2 7,4 295,4 15,3 28,5 105
3 Nhị ưu (đ/c) 135 109,0 26,5 5,5 215,5 16,3 24,6 86,0
Trong năm 2015 chúng tôi thực hiện mô
hình trình diễn tại Điện Biên với diện tích 10
ha/giống/mô hình, giống lúa Gia Lộc 201 cho
năng suất 10,4 tấn/ha trong vụ xuân, giống Gia
Lộc 202 cho năng suất 10,5 tấn/ha.
3.4. Mô hình trình diễn giống lúa Gia Lộc
201, Gia Lộc 202 tại Yên Bái
Giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 đều
cho năng suất trên 10 tấn/ha, cao hơn đối
chứng Nhị ưu (8,2 tấn/ha).
Bảng 15. Một số đặc điểm nông học và năng suất của giống lúa Gia Lộc 201, Gia Lộc 202 vụ
xuân năm 2014
T
T Tên giống
TGST
(ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều dài
bông
(cm)
Số bông/
khóm
Tổng số
hạt/ bông
Tỷ lệ lép
(%)
P 1.000
hạt (g)
Năng
suất
(tạ/ha)
1 Gia Lộc 201 140 115,2 24,2 6,3 278,3 14,5 26 101
2 Gia Lộc 202 140 116,4 26,1 6,6 280,5 15,6 27,0 102
3 Nhị ưu (đ/c) 135 107,1 23,0 5,4 188,6 19,0 24,5 82,1
Bảng 16: Mô hình trình diễn giống lúa Gia Lộc 202 tại các điểm khảo nghiệm
Địa điểm
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Thái Bình 3,5 102,2 1,5 95,6 3,8 105,8 2 96,2 8,5 108 5,2 95
Bắc Ninh 4,2 105,1 2 98,2 6,2 106,7 1 96,8 10,6 104,6 8,4 97,5
Hải Dương 5,6 100,5 1,8 92,1 8 101,3 5,3 91,8 15,5 100,6 10,5 92,1
Điện Biên 10,2 112,3 8,2 100,6 15,2 111,8 10,5 100,5 16,1 111 8,2 100
Yên Bái 15,6 111,4 7,6 108,5 16,6 108,5 9 101,3 18,5 108,3 10,8 102
Thanh Hóa 2 98,2 1 90 2 97,9 1 91,5 5 97,6 2 91
Hà Tĩnh 1 98 1,5 95 1 96,3 0,5 92,3 3 97,5 2,5 91,8
Quảng Bình 1,5 97,8 0,5 92,4 2 97,6 1 91,4 5 98,3 43,5 90,9
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
882
Địa điểm
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Nghệ an 1,8 96 1 90 2 96,5 1 90,7 4 97,9 2 90
DT/NSTB 45,4 102,3 25,1 95,8 56,8 102,4 31,3 94,7 86,2 102,6 93,1 94,4
Tổng diện tích 3 năm: 339,7 ha NSTB trong vụ xuân (tạ/ha) của 3 năm: 102.5; NSTB trong vụ mùa
(tạ/ha) của 3 năm: 95.0
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Đã tiến hành xây dựng mô hình trình
diễn sau khi khảo nghiệm sinh thái các dòng,
giống lúa có triển vọng tại nhiều điểm khảo
nghiệm và xác đinh được 2 giống lúa Gia Lộc
201, Gia Lộc 202 cho năng suất cao, chống
chịu sâu bệnh hại tốt, chất lượng gạo khá. Quy
trình canh tác cho 02 giống lúa mới Gia Lộc
201, Gia Lộc 202 đã được xây dựng và áp dụng
trong các mô hình qui mô 5ha/giống ở các
vùng sinh thái khác nhau ở vùng phía Bắc nước
ta, cho năng suất từ 9,0 đến 10,2 tấn/ha phụ
thuộc vào mùa vụ.
4.2 Đề nghị
Cho phép nghiên cứu hoàn thiện qui
trình thâm canh các giống lúa trên để triển khai
vào sản xuất.
LỜI CẢM ƠN:
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban
chủ nhiệm Chương trình các sản phẩm chủ lực
KC06/11-15 và Bộ KHCN đã cấp kinh phí;
Viện Cây lương thực và CTP, Viện nghiên cứu
hợp tác KHKT Châu Á- TBD, Viện DTNN,
các địa phương và các cán bộ đã tham gia thực
hiện đề tài này- KC06.03/11-15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuyên Hoàng, Trương Văn Kính, Vũ Thị
Then (1998), ”Kết quả xây dựng quỹ gen và
chọn tạo giống lúa mới’’, Tạp chí Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp, số 11.
2. Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ, Trần Thị
Nhàn (1998), Chọn giống cây lương thực,
NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Hoan (1995), Kỹ thuật thâm canh
lúa ở hộ nông dân, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
4. Trần Tiến Khải. (2010). Chính sách xuất khẩu
Việt Nam và những vấn đề cần điều chỉnh.
5. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp
và PTNT 2014, 2015- Bộ Nông nghiệp và
PTNT
6. IRRI (2002), Standard Evaluation System for
Rice.
ABSTRACT
Building field demonstrations of new super high-yielding of two rice genotypes as Gia Loc 201
and Gia Loc 202 in Northern provinces
The Gia Loc 201 and Gia Loc 202 rice genotypes have been breaded and selected from the
project with the title of “Screening new super high yielding rice varieties”. The critical criteria of the project
are good cooking quality, resistance to major pests and diseases, well adaptation to stress and short
growth duration. Gia Loc 201 and Gia Loc 202 have been tested under standard conditions in different
locations across the country. They showed very good yield and high grain quality properties, which met
the demand of domestic and international markets. The protocol for commercial rice production of these
two rice varieties was set up after the results from five-ha demonstration per each variety. They have
been prepared and applied in some key rice growing areas of Red River Delta and Central coastal of
Vietnam. The genotypes exhibited their very potential high yielding ranging from 9.0 to 10.2 tons per ha;
it depended on the season and location.
Keywords: field demonstration model, Northern Vietnam, super yielding rice variety.
Người phản biện: GS. TSKH. Trần Duy Quý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_51_3472_2130138.pdf