Tài liệu Kết quả xây dựng mô hình canh tác giống ngô lai mới tại tỉnh Hòa Bình: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
419
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI TỈNH HÒA BÌNH
ThS. Nguyễn Văn Nhượng
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Result of building cultivation models of new hybrid maize in Hoa Binh province.
From the results of the project “Research on farming techniques and post - harvest technology to
improve efficiency, commercial maize quality for ethnic minority Hoa Binh province” in 2009 - 2011, get
the cultivated technical methods which SB099 and LVN154 selected had high yield, good quality, high
efficiency in. In 2012, the results of broaden model were conducted at Kim Boi and Da Bac district in Hoa
Binh province. Through the model, when compared the check NK66, the economic efficiency of maize
hybrid LVN154 exceed 3.89 to 4.61 million/ha respectively from 19.3 to 20.19% and from 1.76 to 2.88
million/ha, respectively for maize hybrid SB099 7.5 to 14.3%. Model processing has organized 03
workshops (4...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả xây dựng mô hình canh tác giống ngô lai mới tại tỉnh Hòa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
419
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI TỈNH HÒA BÌNH
ThS. Nguyễn Văn Nhượng
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Result of building cultivation models of new hybrid maize in Hoa Binh province.
From the results of the project “Research on farming techniques and post - harvest technology to
improve efficiency, commercial maize quality for ethnic minority Hoa Binh province” in 2009 - 2011, get
the cultivated technical methods which SB099 and LVN154 selected had high yield, good quality, high
efficiency in. In 2012, the results of broaden model were conducted at Kim Boi and Da Bac district in Hoa
Binh province. Through the model, when compared the check NK66, the economic efficiency of maize
hybrid LVN154 exceed 3.89 to 4.61 million/ha respectively from 19.3 to 20.19% and from 1.76 to 2.88
million/ha, respectively for maize hybrid SB099 7.5 to 14.3%. Model processing has organized 03
workshops (40 persons/each one), held 03 trial production conferences (70 people/each one) that has
contributed to disseminate the local farmers for maize hybrids LVN154 and SB099 to the local farmers.
Keywords: Cultivation, maize, hybrid, technique.
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp triển khai mô hình
- Xây dựng mô hình: Đề tài hỗ trợ hướng
dẫn kỹ thuật, quy trình canh tác; vật tư (giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) do nông dân
trực tiếp thực hiện mô hình đầu tư. Mô hình được
triển khai trên cơ sở xác định địa điểm, quy mô,
thời vụ tại từng địa phương. Tập huấn kỹ thuật
cho bà con nông dân thực hiện mô hình, cán bộ
kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn từ khâu gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch theo đúng quy trình đã được
đề tài xác định. Mô hình được bố trí cùng với
giống hiện đang trồng tại địa phương.
- Đào tạo, tập huấn: Mở các lớp đào tạo tập
huấn kỹ thuật (cho người dân địa phương không
trực tiếp tham gia mô hình) thông qua giảng dạy
trên lớp và tham quan thực địa.
- Thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền rộng
rãi cho bà con nông dân địa phương về giống ngô
lai mới LVN154, SB099 và kỹ thuật canh tác
thông qua tổ chức các hội nghị đầu bờ và các tài
liệu như quy trình, poster, panô, áp phích.
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1. Kết quả xây dựng mô hình
- Phía Ban chủ nhiệm mô hình: Đầu tư toàn
bộ chi phí cho cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình từ
nguồn kinh phí mô hình.
- Phía các hộ trực tiếp thực hiện mô hình:
Đầu tư toàn bộ vật tư (giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật) và công lao động phổ thông thực
hiện các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch.
- Tổng đầu tư cho mô hình là 75.100.000 đồng.
- Sản phẩm của mô hình để lại cho các hộ
nông dân, theo Hợp đồng ký kết (có hợp đồng
kèm theo trong hồ sơ).
Bảng 1. Tổng đầu tư cho mô hình
Yêu cầu của mô hình (5ha)
TT Nội dung ĐVT
Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ)
1 Giống Kg 100 75.000 7.500.000
2 Phân bón 57.500.000
Vi sinh Kg 12.500 1.400 17.500.000
đạm urê Kg 1.800 9.500 17.100.000
Lân supe Kg 3.500 3.000 10.500.000
Kali clorua Kg 1.000 12.000 12.000.000
3 Thuốc BVTV 10.500.000
Vibam 10H Kg 150 25.000 3.750.000
Polytryl Lít 15 450.000 6.750.000
Tổng cộng 75.100.000
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
420
- Trước khi gieo trồng, Ban chủ nhiệm mô
hình đã tổ chức lớp tập huấn và cung cấp quy
trình kỹ thuật canh tác giống ngô lai LVN154
và SB099 cho các hộ tham gia thực hiện mô
hình, cụ thể tại các địa điểm xây dựng mô hình
như sau:
+ Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc ngày 06/6/2012;
+ Tại xã Hào Lý - Đà Bắc ngày 07/6/2012;
+ Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi ngày 08/6/2012.
Nhận xét chung:
Mô hình canh tác 2 giống ngô mới LVN154
và SB099 tại các xã Cao Sơn, Hào Lý và Tú Sơn
đạt được yêu cầu, có tính thuyết phục cao. Cả 2
giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt,
đặc biệt giống LVN154 có chất lượng tốt hơn so
với các giống khác trên địa bàn, nên giá bán cao
hơn giống ngô khác 100 đồng/kg, đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất, được bà con nông dân ưa
chuộng, quy trình canh tác cụ thể, dễ hiểu, bà con
nông dân dễ áp dụng, có triển vọng mở rộng diện
tích tại địa phương và các vùng lân cận.
Bảng 2. Một số đặc điểm nông sinh học và năng suất của LVN54, SB099 tại các mô hình
TT Địa điểm xây dựng mô hình
TGST
(ngày)
Chiều cao cây
(cm)
Chiều cao
đóng bắp (cm)
Năng suất
(tấn/ha)
Hiệu quả kinh
tế vượt Đ/C
(%)
1 Xã Cao Sơn - Đà Bắc
LVN154 110 - 115 230 - 240 92 - 97 7.300 19,73
SB099 100 - 105 190 - 200 95 - 100 6.900 7,50
NK66 (Đ/C) 105 - 110 210 - 220 98 - 112 6.700
2 Xã Hào Lý - Đà Bắc
LVN154 110 - 115 230 - 240 92 - 97 7.200 20,19
SB099 100 - 105 190 - 200 95 - 100 6.900 10,27
NK66 (Đ/C) 105 - 110 210 - 220 98 - 112 6.600
3 Xã Tú Sơn - Kim Bôi
LVN154 110 - 115 230 - 240 92 - 97 6.700 19,3
SB099 100 - 105 190 - 200 95 - 100 6.400 14,3
NK66 (Đ/C) 105 - 110 210 - 220 98 - 112 6.300
Ghi chú: TGST - Thời gian sinh trưởng; NS - Năng suất.
Bảng 3. Kết quả xây dựng mô hình
TT
Nội dung
(Theo thuyết minh được
duyệt và hợp đồng đã ký)
Địa điểm
(thôn/xã)
Quy mô
(ha)
Số hộ nông dân
tham gia mô hình
(hộ)
Chất lượng mô hình
(tốt/khá/trung
bình/kém)
1 Xây dựng mô hình canh tác
giống ngô LVN154, SB099 Xã Cao Sơn, Đà Bắc 5 20 Tốt
2 Xây dựng mô hình canh tác
giống ngô LVN154, SB099 Xã Hào Lý, Đà Bắc 5 20 Tốt
3 Xây dựng mô hình canh tác
giống ngô LVN154, SB099 Xã Tú Sơn Kim Bôi 5 20 Tốt
Cộng 15 60
2.2. Kết quả đào tạo, tập huấn
Trong thời gian thực hiện mô hình nhân rộng
kết quả đề tài, Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến hành
tổ chức 03 lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật, thời
gian địa điểm cụ thể như sau:
- Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc: Từ ngày 20 -
22/8/2012.
- Tại xã Hào Lý - Đà Bắc: Từ ngày 23 -
25/8/2012.
- Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi: Từ ngày 15 -
17/8/2012.
Kết quả đào tạo tập huấn kỹ thuật được thể
hiện qua bảng 4.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
421
Bảng 4. Kết quả đào tạo tập huấn kỹ thuật
Tổng số lượt người
tham gia tập huấn
TT
Nội dung
đào tạo
(theo thuyết
minh được
duyệt và hợp
đồng đã ký)
Tổng số
lớp
Tổng số Cán bộ KT/KN Nữ DTTS
Khả năng tiếp thu
tiến bộ kỹ thuật
(tốt/khá/TB/kém)
Số người
đăng ký
áp dụng
TBKT
1 Tại xã Cao Sơn 01 40 2 16 34 Tốt 40
2 Tại xã Hào Lý 01 40 2 24 31 Tốt 40
3 Tại xã Tú Sơn 01 40 2 23 57,5 Tốt 40
Cộng 03 120 6 63 93 120
Ghi chú: DTTS - Dân tộc thiểu số; TBKT - Tiến bộ kỹ thuật.
Nhận xét chung:
Người tham gia tập huấn tiếp thu được
những kiến thức cơ bản về quy trình canh tác
(các biện pháp kỹ thuật canh tác) của 2 giống
ngô lai mới LVN154 và SB099 như: Thời vụ
gieo trồng, mật độ, phân bón, phương thức và
thời điểm thu hoạch đối với 2 giống ngô này
nói riêng và các giống ngô lai nói chung, trực
tiếp áp dụng ngay để đạt năng suất, chất
lượng cao. Phụ nữ là những người trực tiếp
chi tiền mua giống và vật tư trồng ngô, cũng
là những người trực tiếp sản xuất nên họ tham
gia nhiều hơn và tiếp thu kỹ hơn nam giới, thể
hiện qua số lượng người tham dự lớp, chú ý
lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối
với giảng viên.
2.3. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền
(Hội thảo đầu bờ)
Nhằm tuyên truyền đến đông đảo người sản
xuất tại địa phương cũng như các vùng lân cận
các giống ngô lai mới được chọn tạo trong nước,
cũng như các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất
ngô, đề tài được thực hiện với nội dung thông tin
tuyên truyền ngoài việc quảng bá thông qua quy
trình, poster, đã tổ chức 3 hội nghị đầu bờ giống
ngô lai LVN154 và SBB099 tại các xã xây dựng
mô hình: Cao Sơn, Hào Lý - Đà Bắc và Tú Sơn -
Kim Bôi, mỗi xã một hội nghị, thời gian, địa
điểm cụ thể như sau:
- Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc, tổ chức ngày
9/10/2012.
- Tại xã Hào Lý - Đà Bắc, tổ chức ngày
12/10/2012.
- Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi, tổ chức ngày
ngày 16/10/2012.
Bảng 5. Kết quả hội nghị đầu bờ
Số người tham gia hội thảo (người)
TT
Nội dung
(Theo thuyết minh được duyệt và
hợp đồng đã ký)
Số cuộc
hội thảo Tổng số Cán bộ xã/kỹ thuật/ KN Nữ DTTS
Ghi chú
1 Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc 01 70 8 33 62
2 Tại xã Hào Lý - Đà Bắc 01 70 8 27 56
3 Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi 01 70 7 38 52
Cộng 3 210 23 98 170
Nhận xét chung:
Mô hình canh tác giống ngô lai LVN154 và
SB099 tại các xã Cao Sơn, Hào Lý, huyện Đà
Bắc và Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hoà Bình đã
đạt được mục tiêu đề ra: Người trồng ngô đã
nắm vững quy trình canh tác 2 giống ngô mới và
áp dụng ngay trong vụ Hè Thu 2012, kết quả đã
minh chứng việc áp dụng đúng quy trình canh
tác sẽ đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế được
nâng cao.
Các hội nghị đầu bờ được tổ chức đã giới
thiệu, tuyên truyền tới đông đảo bà con nông
dân các giống ngô lai mới các giống ngô lai
mới được chọn tạo trong nước (của Viện
Nghiên cứu Ngô), có giá giống thấp hơn, năng
suất cao hơn các giống ngô nhập nội: Giống
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
422
ngô lai LVN154 ngoài năng suất cao còn có
chất lượng tốt nhất ở thời điểm hiện tại so với
các giống ngô khác trên địa bàn, nên giá ngô
thuơng phẩm được các thương lái mua cao hơn
khoảng 100 đ/kg so với ngô thương phẩm khác;
giống ngô lai SB099 - là giống chín sớm, ngoài
thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống khác
5 - 15 ngày, giống này còn có màu hạt đẹp,
chịu hạn, chịu rét tốt, năng suất khá, rất phù
hợp với điều kiện kinh tế của những người
trồng ngô ở các xã trên nói riêng và tỉnh Hoà
Bình nói chung.
2.4. Bảng tổng hợp sản phẩm mô hình
Bảng 6. Tổng hợp sản phẩm mô hình nhân rộng
TT Tên sản phẩm Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành Ghi chú
1 Xây dựng mô hình 3 mô hình, 5 ha/mô hình 3 mô hình, 5 ha/mô hình 100 Xác nhận của địa phương
2 Đào tạo tập huấn 3 lớp, 40 người/lớp 3 lớp, 40 người/lớp 100
Danh sách đăng ký
có xác nhận của
địa phương
3 Thông tin tuyên truyền 3 hội thảo, 70 người/hội thảo 3 hội thảo, 70 người/hội thảo 100
Danh sách có
xác nhận của
địa phương
Nhận xét chung:
- Người trồng ngô tham gia triển khai mô
hình tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật do đề
tài đã hướng dẫn và cung cấp cho các hộ. Mô hình
đem lại thu nhập cao hơn cho người thực hiện,
tăng hiệu quả kinh tế, có tác dụng thúc đẩy mở
rộng sản xuất tại địa phương và các vùng lân cận.
- Đào tạo tập huấn cho 120 lượt người với
nội dung cơ bản về sản xuất ngô ở những vùng
nhờ nước trời.
- Tổ chức các hội thảo, tuyên truyền cho
nhân dân địa phương và các vùng lân cận về
những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất ngô.
III. HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
3.1. Hiệu quả về kinh tế
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của Mô hình canh tác
Tổng thu cho 1ha Lãi
TT Nội dung Số lượng
(kg)
Đơn giá
(đ/kg)
Thành tiền
(tr.đ)
Tổng chi
(tr.đ/ha) (tr.đ/ha) Vượt đối chứng
(1) (2) (4) (5) (6) (7) (8)= (6) - (7) Tr.đ %
1 Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc
LVN154 7.300 5.9000 43,07 15,10 27,97 4,61 19,73
SB099 6.900 5.800 40,02 14,90 25,12 1,76 7,50
NK66 (Đ/C) 6.700 5.800 38,86 15,50 23,36
2 Tại xã Hào Lý - Đà Bắc
LVN154 7.200 5.900 42,48 15,10 27,38 4,60 20,19
SB099 6.900 5.800 40,02 14,90 25,12 2,34 10,27
NK66 (Đ/C) 6.600 5.800 38,28 15,50 22,78
3 Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi
LVN154 6.700 5.900 39,53 15,50 24,03 3,89 19,3
SB099 6.400 5.800 37,12 14,10 23,02 2,88 14,3
NK66 (Đ/C) 6.300 5.800 36,54 16,40 20,14
Nhận xét về mô hình:
Do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão làm
đổ, gãy và hư hỏng nên năng suất ngô giảm.
Tuy nhiên, hiệu quả so với đối chứng vẫn vượt
đáng kể từ 3,89 - 4,61 triệu đồng/ha đối với
giống LVN154, tương ứng với 19,3% - 20,19%
và từ 1,76 - 2,88 triệu đồng/ha đối với giống
SB099 so với đối chứng, tương ứng với 7,5 -
14,3%. Người trồng ngô chấp nhận giống ngô
mới, áp dụng quy trình giống ngô lai đưa vào
sản xuất.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
423
Cùng có sự đầu tư vật tư và công lao động
tương tự nhưng với ưu thế giá giống đầu vào thấp
hơn các giống ngô ngoại (ngô nhập), năng suất
cao hơn nên tiền lãi thu được trên một đơn vị
diện tích của mô hình cao hơn, trung bình ở 3 mô
hình tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng
15,21%. Đây thật sự là một thách thức không nhỏ
đối với giống nhập nội.
3.2. Hiệu quả về xã hội
Bảng 8. Thống kê sơ bộ tác động về hiệu quả xã hội
Số người được tạo
việc làm (người)
Dự kiến số người được hưởng lợi
từ mô hình (người) TT Tên mô hình
Tổng Phụ nữ DTTS Tổng % Phụ nữ % DTTS
1 Mô hình canh tác giống ngô LVN154 và SB099 tại xã Cao Sơn - Đà Bắc 72 36 52 244 55 72
2 Mô hình canh tác giống ngô lai LVN154 và SB099 tại xã Hào Lý - Đà Bắc 72 34 54 250 47 75
3 Mô hình canh tác giống ngô LVN154 và SB099 tại xã Tú Sơn - Kim Bôi 72 30 53 238 41 73
* Ghi chú: - Số người được tạo việc làm được tính như sau: Số hộ nông dân tham gia mô hình 20 hộ 2
người/hộ = 40 người + Số cán bộ KT/KN tham gia mô hình 2 người/mô hình + Số người tham gia trong chuỗi
tiêu thụ sản phẩm đề tài, dự kiến 30 người.
- Số người hưởng lợi từ mô hình được tính như sau: Số hộ nông dân tham gia mô hình là 20 hộ Số người bình
quân/hộ + Số cán bộ tham gia thực hiện mô hình: 2 người/mô hình + Số người tham gia đào tạo, tập huấn 40
người + Số người tham gia Hội thảo đầu bờ 70 người + Dự kiến số người tham gia trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm
của mô hình 30.
- Số người bình quân/hộ tại Cao Sơn - Đà Bắc 5,1 người, tại Hào Lý - Đà Bắc 5,4 người, tại Tú Sơn - Kim Bôi
là 4,8 người (theo số liệu điều tra năm 2009).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Mô hình canh tác giống ngô lai mới của
Viện Nghiên cứu Ngô đã tạo điều kiện cho cơ
quan chủ trì mô hình giới thiệu kết quả nghiên
cứu, tạo cơ hội để các sản phẩm từ các cơ quan
nghiên cứu đi vào sản xuất, nhân rộng và trở
thành sản phẩm phục vụ sản xuất, tạo cơ hội cho
các công ty kinh doanh liên kết với các cơ sở
nghiên cứu đưa sản phẩm nghiên cứu vào thị
trường nhanh nhất, góp phần vào sự phát triển
của ngành nông nghiệp nước ta nói chung và
ngành trồng ngô nói riêng.
- Mô hình canh tác giống ngô lai mới ở hai
huyện miền núi tỉnh Hoà Bình (Đà Bắc và Kim
Bôi) được người trồng ngô thực hiện đã tăng hiệu
quả sản xuất ngô hàng hoá lên rõ rệt, chính vì thế
người trồng ngô ở địa phương đã nhận thức được
lợi ích của việc áp dụng các quy trình kỹ thuật
canh tác giống ngô lai và phổ biến cho người
trồng ngô các vùng lân cận.
- Các lớp tập huấn và hội nghị đầu bờ giúp
cho người dân địa phương và các vùng lân cận
nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật mới về các
biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai mới,
khuyến khích người trồng ngô áp dụng giống mới
với các biện pháp canh tác phù hợp. Cũng qua
các lớp tập huấn và hội nghị đầu bờ, đã nâng cao
vai trò người phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia,
tăng cường bình đẳng giới.
- Mô hình đã được thực hiện và hoàn thành
các nội dung theo đúng thuyết minh được duyệt,
đảm bảo đúng tiến độ, sử dụng kinh phí đúng
mục đích, đúng chế độ.
4.2. Đề nghị
Đề nghị nghiệm thu mô hình và BQL
DAKHNNTW, Vụ KHHTQT&MT tiếp tục
những chương trình hướng tới khách hàng có
hiệu quả như chương trình này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bộ (2005). “Bón phân cân đối và hợp
lý cho cây trồng”. NXB. Nông nghiệp.
2. Phan Xuân Hào, Lê Văn Hải (2008). “Kết quả
nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng và mật
độ trồng đến năng suất của 5 giống ngô lai”. Kết quả
nghiên cứu Khoa học Công nghệ 2008 (2008).
3. Hợp phần xử lý sau thu hoạch (2004). “Tài liệu tập
huấn kỹ thuật sau thu hoạch”.
4. Nguyễn Thị Quý Mùi (1995). “Bón phân cho bắp”.
NXB. Nông nghiệp
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
424
Mô hình trồng ngô lai LVN154 tại xã Hào Lý huyện Đà Bắc, Hoà Bình
Đoàn tham quan mô hình ngô SB099 tại Tú Sơn - Kim Bôi
Tổ chức hội thảo đầu bờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_236_6448_2130554.pdf