Tài liệu Kết quả tuyển chọn giống và tác động một số biện pháp kỹ thuật trên lan kiếm hoàng vũ (cymbidium sinense) tại các tỉnh phía Bắc: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
563
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ TÁC ĐỘNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TRÊN LAN KIẾM HOÀNG VŨ (Cymbidium sinense)
TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ, Đặng Tiến Dũng
TÓM TẮT
Từ kết quả đánh giá tập đoàn địa lan Kiếm bản địa (Cymbidium sinense) Viện Nghiên cứu Rau
quả đã lựa chọn được giống lan Kiếm Hoàng Vũ có nhiều ưu điểm vượt trội như cây sinh trưởng phát
triển tốt, với đặc điểm lá vặn vỏ đỗ, màu sáng lục, đường kính hoa to đạt 4,15 cm, hoa màu vàng
sáng, số ngồng hoa trên chậu đạt 3,5 ngồng. Giai đoạn 2013-2015, Viện tiếp tục đưa giống địa lan
Kiếm Hoàng Vũ vào khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất ở một số địa phương như Gia Lâm -
Hà Nội, Mộc Châu - Sơn La, Uông Bí - Quảng Ninh, Văn Giang - Hưng Yên. Kết quả đều cho thấy
giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ có tính ổn định cao, rất có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất. Giá
thể trồng gồm 1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá sỏi giúp cây tăng ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tuyển chọn giống và tác động một số biện pháp kỹ thuật trên lan kiếm hoàng vũ (cymbidium sinense) tại các tỉnh phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
563
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ TÁC ĐỘNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TRÊN LAN KIẾM HOÀNG VŨ (Cymbidium sinense)
TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC
Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ, Đặng Tiến Dũng
TÓM TẮT
Từ kết quả đánh giá tập đoàn địa lan Kiếm bản địa (Cymbidium sinense) Viện Nghiên cứu Rau
quả đã lựa chọn được giống lan Kiếm Hoàng Vũ có nhiều ưu điểm vượt trội như cây sinh trưởng phát
triển tốt, với đặc điểm lá vặn vỏ đỗ, màu sáng lục, đường kính hoa to đạt 4,15 cm, hoa màu vàng
sáng, số ngồng hoa trên chậu đạt 3,5 ngồng. Giai đoạn 2013-2015, Viện tiếp tục đưa giống địa lan
Kiếm Hoàng Vũ vào khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất ở một số địa phương như Gia Lâm -
Hà Nội, Mộc Châu - Sơn La, Uông Bí - Quảng Ninh, Văn Giang - Hưng Yên. Kết quả đều cho thấy
giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ có tính ổn định cao, rất có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất. Giá
thể trồng gồm 1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá sỏi giúp cây tăng trưởng nhánh mạnh, tỷ lệ ra hoa
đạt 94,4%. Đặc biệt có thể đưa lan Kiếm Hoàng Vũ đi xử lý lạnh tại Mộc Châu - Sơn La vào thời điểm
15/7 âm lịch để điều khiển nở hoa vào dịp tết Nguyên đán và nâng cao được chất lượng hoa.
Từ khóa: Lan Kiếm, Hoàng Vũ, tuyển chọn giống, biện pháp kỹ thuật, giá thể, điều khiển nở hoa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lan Kiếm (Cymbidium sinense) là
giống lan bản địa, có từ lâu đời, với nhiều ưu
điểm như: cây bụi, lá nhỏ, xanh đậm, dáng lá
thanh thoát, hình chiếc kiếm. Hoa có vẻ đẹp
kiêu sa, kiểu hoa thanh nhã mà quý phái, có
mùi thơm dịu, lan toả (Trần Duy Quý, 2005),
vì vậy, chúng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa có
giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, ở Việt Nam
đã xác định được khoảng 20 loài lan kiếm
với nhiều dạng biến chủng tạo nên sự đa
dạng về giống với nhiều đặc tính quý (Leonid
V. A & Anna L. A, 2003). Tuy nhiên trong
những năm qua giống hoa này chưa được
quan tâm nghiên cứu, người dân chủ yếu
trồng theo kinh nghiệm truyền thống, bộ
giống chưa được đánh giá, kỹ thuật còn lạc
hậu, nên mặc dù lan có nhiều đặc tính quý,
hiếm nhưng chưa được phổ biến. Để phát
triển được các loài lan quý này, thì công tác
tuyển chọn giống là hết sức cần thiết nhằm
phát triển bền vững các loài lan này ở những
vùng sinh thái thích hợp, bên cạnh đó cũng cần
tác động một số biện pháp kỹ thuật để tăng khả
năng sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng
suất chất lượng hoa và điều khiển nở hoa cho
lan kiếm vào dịp mong muốn.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên
cứu
- Vật liệu:
+ Thí nghiệm tuyển chọn giống gồm 5
giống lan Kiếm: Trần Mộng; Hoàng Vũ; Thanh
Ngọc; Cẩm Tố và Mặc Biên, được thu thập từ
một số nhà vườn ở Hà Nội, Nam Định, Quảng
Ninh, Hưng Yên
+ Thí nghiệm khảo nghiệm và biện pháp
kỹ thuật: tiến hành trên giống lan Kiếm Hoàng
Vũ, cây in vitro, 3 năm tuổi với tiêu chuẩn cây
cao 40-45 cm, có 5 nhánh, không bị sâu bệnh hại.
- Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội, Hưng
Yên, Quảng Ninh và Mộc Châu.
- Thời gian nghiên cứu: Năm 3/2012-
3/2016.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tuyển chọn giống lan Kiếm Hoàng Vũ
(Cymbidium sinense).
- Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến lan Kiếm Hoàng Vũ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Tuyển chọn giống lan kiếm
- Các bước tiến hành: năm 2012 đánh giá
giống để chọn giống triển vọng, năm 2013
khảo nghiệm cơ bản, năm 2014 khảo nghiệm
sản xuất. Các bước tiến hành dựa theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm CVU.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm tuyển
chọn giống: theo phương pháp tuần tự, không
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
564
nhắc lại. Thí nghiệm đánh giá giống, mỗi giống
30 chậu, 5 nhánh/chậu. Khảo nghiệm cơ bản,
quy mô mỗi giống 10 m2 tương ứng với 60 chậu.
Khảo nghiệm sản xuất, mỗi giống 300 chậu.
2.3.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến lan Kiếm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định loại
giá thể thích hợp cho lan Kiếm Hoàng Vũ : thí
nghiệm gồm 5 CT: CT1: 1 /3 vỏ thông + 1/3 vỏ
lạc + 1/3 đá sỏi; CT2: 2/3 tổ quạ + 1/3 đá sỏi;
CT3: 1 /3 vỏ lạc + 1/3 vỏ thông + 1/3 rong
biển; CT4: 1/2 sơ dừa+1/2 trấu hun; CT5: 2/3
đất bùn ao+1/3 đá sỏi.Thí nghiệm được bố trí
theo khối ngẫu nhiên 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí
nghiệm 30 chậu, mật độ trồng 6 chậu/1 m2.
Cây được trồng trong chậu nhựa đen kích cỡ
20cm x 21cm.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu xác định thời
điểm đưa đi xử lý đến thời gian ra hoa và chất
lượng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ: Thí
nghiệm gốm 5 CT: CT1: Đưa đi xử lý 1/7 âm
lịch; CT2: 15/7 âm lịch; CT3: 1/8 âm lịch;
CT4: 15/8 âm lịch, CT5: Đ/c - Không đưa đi
xử lý. Địa điểm xử lý tại Mộc Châu - Sơn La.
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần
tự không nhắc lại, mỗi CT 50 chậu.
Các kỹ thuật khác áp dụng theo quy trình
tạm thời của Viện Nghiên cứu Rau quả.
Các chỉ tiêu theo dõi: Chiều dài lá, chiều
rộng lá, số nhánh, chiều cao cây, chiều dài
ngồng hoa, đường kính ngồng, số hoa/ngồng,
đường kính hoa, độ bền hoa. Theo dõi thành
phần bệnh hại chính và đánh giá theo thang
điểm phân cấp (1-9): Cấp 1:< 1% diện tích lá
bị hại; Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại; Cấp
5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại; Cấp 7: > 25
đến 50% diện tích lá bị hại; Cấp 9: > 50% diện
tích lá bị hại. Phương pháp điều tra bệnh hại
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương
pháp điều tra phát hiện dịch hai cây trồng
(QCVN 01-38: 2010/ BNNPTNT).
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý
theo chương trình EXCEL và IRRISTAT 5.0
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả tuyển chọn giống
3.1.1. Đánh giá giống
Năm 2012, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
thu thập được 5 giống địa lan kiếm bản địa.
Trong đó giống Mặc Biên là giống đối chứng đã
được nuôi trồng từ lâu đời và rất phổ biến. Các
giống này đều là cây trưởng thành, có sức sinh
trưởng tốt, được đưa vào đánh giá tại Viện
Nghiên cứu Rau quả. Kết quả đánh giá về đặc
điểm hình thái lá, hoa và thời gian ra hoa của
các giống được thể hiện qua các bảng sau.
Bảng 1. Đặc điểm về lá, hoa của các giống địa lan Kiếm
Địa điểm: Gia Lâm Hà Nội, 2012
Chỉ tiêu
Giống
CD lá
(cm)
CR lá
(cm)
Số
cành hoa/
chậu
CD ngồng
hoa (cm)
ĐK ngồng
hoa (cm)
Số hoa/
cành
(hoa)
ĐK hoa
(cm)
Màu sắc
hoa
Trần Mộng 65,2 3,2 3,2 54,2± 4,82 0,48± 0,020 12,7± 1,10 4,36± 0,13 Hồng cánh gián
Hoàng Vũ 57,6 3,1 3,5 68,8± 4,12 0,48± 0,019 13,4± 0,94 4,75± 0,13 Vàng
Thanh Ngọc 62,8 1,9 2,8 51,2± 4,60 0,40± 0,015 10,8± 0,96 3,98± 0,14 Xanh ngọc
Cẩm Tố 55,7 3,0 2,9 65,2± 5,22 0,44± 0,016 11,5± 1,01 4,10± 0,12 Xanh
Mặc Biên-Đ/c 51,4 2,9 2,5 50,5± 4,10 0,45± 0,018 11,2± 1,01 4,02± 0,12 Nâu sẫm
Qua bảng 1 cho thấy giống Trần Mộng
có kích thước lá lớn nhất đạt 65,2 × 3,2 cm,
đặc điểm lá thì mỏng dễ gẫy, đường kính hoa
lớn nhất đạt 4,36 cm, số hoa/cành cao nhất là
13,7 cm, hoa màu hồng cánh gián. Với giống
Hoàng Vũ có 57,6 × 3,1 cm, lá rất dày và có
màu xanh đậm, đạt số ngồng hoa/chậu cao nhất
là 3,5 ngồng với đường kính hoa cũng lớn nhất
đạt 4,15 cm, hoa màu vàng. Giống lan kiếm
Mặc Biên có kích thước lá nhỏ hơn Hoàng Vũ,
lá dày, đứng, đường kính hoa đạt 4,02 cm, hoa
màu nâu. Giống Thanh Ngọc có chiều rộng lá
khá hẹp chỉ đạt 1,9 cm, đường kính hoa nhỏ
nhất đạt 3,98 cm, hoa có màu xanh ngọc, còn
giống lan Kiếm Cẩm Tố có kích thước lá đạt
55,7 × 3,0 cm, đường kính hoa đạt 4,10 cm,
hoa màu xanh thiên lý, cánh đàì thẳng.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
565
Bảng 2. Thời gian ra hoa và độ bền hoa của các giống địa lan Kiếm thu thập
Chỉ tiêu
Giống
Thời gian xuất
hiện ngồng hoa
Thời gian từ xuất
hiện chồi hoa - nở
hoa (ngày)
So với tết Nguyên Đán
(ngày)
Độ bền tự
nhiên
(ngày)
Thị hiều
người tiêu
dùng
Trước Sau
Trần Mộng 10/08/2012 81 104 17 73
Hoàng Vũ 5/11/2012 117 20 27 92
Thanh Ngọc 17/11/2012 110 25 23 81
Cẩm Tố 15/11/2012 114 27 23 76
Mặc Biên-Đ/c 10/11/2012 115 23 25 75
Thời gian xuất hiện ngồng hoa của 4
giống Mặc Biên, Cẩm Tố, Hoàng Vũ và Thanh
Ngọc vào khoảng từ 5/11/2012 đến 17/11/2012
và thời gian từ xuất hiện chồi đến nở hoa đều nở
hoa sau 110-117 ngày, thời điểm này sau tết
Nguyên đán từ 20-27 ngày và độ bền hoa cũng
tương đối cao từ 23-27 ngày. Chỉ riêng giống
Trần Mộng ra ngồng hoa sớm nhất vào
10/8/2012 và thời gian từ xuất hiện chồi đến nở
hoa ngắn nhất là 81 ngày, độ bền hoa 17 ngày.
Khi khảo sát thị hiếu người tiêu dùng, với
thang điểm 100, chúng tôi nhận thấy, giống
Hoàng Vũ được đánh giá cao nhất, tiếp sau mới
là Thanh Ngọc, Cẩm Tố, Mặc Biên, Trần Mộng
Như vậy: Từ kết quả trên có thể thấy
giống lan kiếm Hoàng Vũ có nhiều đặc điểm
nổi bật như đặc điểm lá dày, vặn vỏ đỗ, số
lượng cành hoa/chậu nhiều, kích thước hoa lớn
và màu sắc hoa vàng rất đẹp được thị trường
đánh giá cao.
3.1.2. Khảo nghiệm cơ bản
Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng về
thân, lá, chất lượng hoa và thời gian ra hoa là
các yếu tố vô cùng quan trọng. Kết quả được
tổng hợp ở bảng sau.
Bảng 3. Đánh giá sinh trưởng của các giống địa lan kiếm tại Gia Lâm - Hà Nội
Thời gian theo dõi: 2013-2014
Chỉ tiêu
Giống
Số
nhánh
mới
/chậu
(nhánh)
CD lá
(cm)
TG từ
xuất
hiện chồi
đến nở
hoa (ngày)
TG nở
hoa
(ngày)
Tỷ lệ chậu
ra hoa (%)
Số ngồng
hoa/ chậu
CD ngồng
hoa (cm)
Số hoa/
ngồng
(hoa)
ĐK
hoa
(cm)
Độ bền
hoa
(ngày)
Hoàng Vũ
3,6
±0,34
67,5±5,4
115
17/02/
2014
81,67 3,8 ± 0,19 63,4 ± 5,07
10,2 ±
0,68
4,56 ±
0,19 28
Mặc Biên-
Đ/c
3,2
±0,30
54,7±4,3
112
21/02/
2014
76,67 3,6 ± 0,18 55,3 ± 4,42
11,4 ±
0,72
4,25 ±
0,17 25
Kết quả bảng 3 cho thấy: lan kiếm
Hoàng Vũ tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với giống
đối chứng thể hiện qua các chỉ tiêu như số
nhánh mới đạt 3,6 nhánh mới/chậu, tỷ lệ chậu
ra hoa 81,67%, đạt 1,8 ngồng hoa/chậu, đường
kính hoa 4,56 cm. Thời gian ra hoa sau tết
Nguyên đán 18 ngày và độ bền hoa 28 ngày.
3.1.3. Khảo nghiệm sản xuất
Từ kết quả nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản
tiếp tục đưa giống lan Kiếm Hoàng Vũ vào khảo
nghiệm sản xuất ở một số địa phương.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
566
Bảng 4. Đánh giá sinh trưởng của giống lan Kiếm Hoàng Vũ tại một số địa phương
Thời gian theo dõi: 2014-2015
Địa điểm
Chỉ tiêu
Giống
Số nhánh
mới/
chậu
(nhánh)
TG xuất
hiện
chồi hoa
TG từ ra
chồi - nở
hoa
(ngày)
Tỷ lệ
chậu
ra hoa
(%)
Số
ngồng
hoa/
chậu
CD
ngồng
hoa
(cm)
Số
hoa/
ngồng
(hoa)
ĐK
hoa
(cm)
Độ
bền
hoa
(ngày)
Hà Nội
Hoàng Vũ 3,9 ± 0,31
11/11/
2014
116 96,3 4,1±
0,21
65,7±
4,62
10,5±
0,68
4,56±
0,14
29
Mặc Biên-
Đ/c
3,5 ±
0,28
25/11/
2014
113 95,6 3,7±
0,19
55,4±
3,91
11,7±
0,81
4,24±
0,13
26
Hưng
Yên
Hoàng Vũ 3,8 ± 0,30
13/11/
2014
115 95,3 3,9±
0,20
60,4±
4,21
9,8±
0,65
4,56±
0,14
28
Mặc Biên-
Đ/c
3,6 ±
0,29
23/11/
2014
111 94,6 3,6±
0,18
50,9±
3,52
10,9±
0,72
4,23±
0,13
25
Quảng
Ninh
Hoàng Vũ 3,6 ± 0,28
13/11/
2014
117 90,5 3,9±
0,19
62,6±
4,23
10,1±
0,69
4,54±
0,14
29
Mặc Biên-
Đ/c
3,4 ±
0,27
23/11/
2014
114 91,2 3,7±
0,18
51,4±
3,60
11,9±
0,81
4,22±
0,11
25
Sơn La
Hoàng Vũ 3,6 ± 0,29
3/9/
2014
128 96,2 4,2±
0,21
65,2±
4,31
11,0±
0,73
4,57±
0,13
31
Mặc Biên-
Đ/c
3,3 ±
0,26
6/9/
2014
122 93,1 3,7±
0,19
56,7±
3,92
12,2±
0,84
4,25±
0,12
26
Kết quả bảng trên cho thấy giống lan
kiếm Hoàng Vũ sinh trưởng tốt hơn hẳn so với
giống đối chứng (Mặc Biên) thể hiện qua các
chỉ tiêu như số nhánh mới đạt 3,6-3,9 nhánh
mới/chậu, tỷ lệ chậu ra hoa 90,1-96,3%, đạt 3,7
- 4,2 ngồng hoa/chậu, đường kính hoa 4,54-
4,57 cm. Thời gian ra hoa sau tết Nguyên đán
17-20 ngày, riêng tại Sơn La thì hoa nở trước
15 ngày, độ bền hoa dao động 28 - 31 ngày,
các chỉ tiêu này ở các địa phương không có sự
chênh lệch nhiều, điều đó cũng chứng tỏ cây
sinh trưởng ổn định, giữa các vùng sinh thái
khác nhau.
Bảng 5. Mức độ gây hại của một số bệnh chính trên các giống lan Kiếm trồng ở một số địa phương
Thời gian theo dõi: 2014
Địa điểm Giống Bệnh đốm nâu Bệnh đốm vàng Bệnh thối rễ
Hà Nội Hoàng Vũ Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Mặc Biên-Đ/c Cấp 5 Cấp 3 Cấp 3
Hưng Yên Hoàng Vũ Cấp 3 Cấp 1 Cấp 1 Mặc Biên-Đ/c Cấp 1 Cấp 3 Cấp 1
Quảng Ninh Hoàng Vũ Cấp 1 Cấp 1 Cấp 1 Mặc Biên-Đ/c Cấp 5 Cấp 1 Cấp 3
Sơn La Hoàng Vũ Cấp 1 Cấp 3 Cấp 1 Mặc Biên-Đ/c Cấp 5 Cấp 1 Cấp 3
Mức độ gây hại của một số bệnh hại
chính trên 2 giống lan kiếm trồng ở một số địa
phương từ mức độ nhẹ đến trung bình. Giống lan
Kiếm Hoàng Vũ ở các điểm trồng đều bị nhiễm
một số sâu bệnh hại chính ở mức độ nhẹ ở cấp 1
đến cấp 3. Giống lan Kiếm Mặc Biên bị nhiễm
một số bệnh ở mức nhẹ, riêng bệnh đốm nâu bị ở
cấp 5 tại 3 địa điểm là Hà Nội, Quảng Ninh và
Sơn La.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
567
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của giống lan Kiếm Hoàng Vũ trồng ở một số địa phương
(Tính trên diện tích 300 m2, cây 3 năm tuổi, sau trồng 2 năm)
Địa điểm
Chỉ tiêu
Giống
Số chậu đạt tiêu
chuẩn xuất vườn
(chậu)
Giá bán
(Tr.đ)
Tổng thu
(Tr.đ)
Lãi thuần
(Tr.đ)
Hiệu quả
đồng vốn
(lần)
Hà Nội Hoàng Vũ 1.806 0,35 632 365 2,36 Mặc Biên-Đ/c 1.554 0,25 388 121 1,45
Hưng Yên Hoàng Vũ 1.722 0,35 603 336 2,25 Mặc Biên-Đ/c 1.575 0,25 394 127 1,47
Quảng
Ninh
Hoàng Vũ 1.569 0,35 549 282 2,05
Mặc Biên-Đ/c 1.533 0,25 383 116 1,43
Sơn La Hoàng Vũ 1.680 0,35 588 321 2,20 Mặc Biên-Đ/c 1.554 0,25 388 121 1,45
Ghi chú: Chi phí sản xuất mỗi giống ở các địa phương là như nhau (đã tính khấu hao nhà lưới) diện
tích 300 m2 (sản xuất 1.800 chậu) là 267.180.000đ.
Hiệu quả đồng vốn của lan Kiếm Hoàng
Vũ cao hơn hẳn so với giống lan kiếm Mặc
Biên gấp 2,05-2,36 lần. Trong khi đó, giống
đối chứng (Mặc Biên) chỉ đạt từ 1,43-1,47 lần
ở các địa điểm trồng khác nhau.
Như vậy, giống lan Kiếm Hoàng Vũ có
khả năng sinh trưởng, phát triển rất tốt ở các
địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao và
cao hơn so với giống đối chứng. Vì vậy, giống
lan Kiếm Hoàng Vũ rất có triển vọng để có thể
phát triển rộng rãi trong sản xuất.
3.2 Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến lan Kiếm (Cymbidium sinense)
3.2.1. Nghiên cứu xác định loại giá thể thích
hợp cho lan Kiếm Hoàng Vũ
Bảng 7. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và chất lượng hoa của giống lan Kiếm Hoàng Vũ
tại Gia Lâm-Hà Nội
Thời gian theo dõi: 2015-2016
CT Số nhánh mới/ chậu
CC nhánh
mới (cm)
Tỷ lệ ra
hoa (%)
Số
ngồng/
chậu
CD ngồng
hoa (cm)
Số hoa/
ngồng
(hoa)
ĐK hoa
(cm)
Độ bền
hoa
(ngày)
CT1 5,1 51,5 94,4 5,7 69,4 15,5 4,65 30
CT2 4,2 44,2 64,4 3,8 59,7 12,8 4,58 28
CT3 4,7 48,6 91,1 5,4 64,2 14,4 4,62 29
CT4 4,1 40,0 43,3 2,6 50,7 11,2 4,51 26
CT5-Đ/c 4,5 46,0 86,7 4,0 60,8 13,5 4,60 29
CV (%) 6,2 6,7 7,2 6,2 8,4 7,8
LSD.05 0,25 2,72 0,29 3,83 0,86 0,34
Ghi chú: CT1: 1 vỏ thông + 1 vỏ lạc + 1 đá sỏi; CT2: 2/3 tổ quạ +1/3 đá sỏi; CT3: 1 vỏ lạc +1 vỏ
thông + 1 rong biển; CT4: 1 sơ dừa + 1 trấu hun; CT5: 2/3 đất bùn ao + 1/3 đá sỏi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các loại
giá thể trồng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt
đến các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây lan
Kiếm Hoàng Vũ. Sau 6 tháng trồng thì có sự
sai khác có ý nghĩa ở độ tin cây 95% về chỉ
tiêu số nhánh mới/chậu. Tốt nhất là ở CT1 đạt
5,1 nhánh mới/chậu, tiếp đến là CT3 và kém
nhất là CT2 và CT4. Chiều cao nhánh mới
cũng cho kết quả tương tự.
Ngoài ra, giá thể trồng cũng ảnh hưởng
rất rõ rệt đến tỷ lệ ra hoa của cây lan Kiếm
Hoàng Vũ, tỷ lệ ra hoa cao nhất ở CT1: 1/3 vỏ
thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá sỏi đạt 94,4%, tiếp
đến là CT3: 1/3 vỏ lạc +1/3 vỏ thông + 1/3
rong biển đạt 91,1%, kém nhất là CT4: 1/2 sơ
dừa + 1/2 trấu hun chỉ đạt 43,3%. Về số
ngồng/chậu tốt nhất là giá thể trồng ở công
thức 1: 5,7 ngồng, chiều dài ngồng hoa tương
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
568
ứng là 69,4 cm, tiếp đến là giá thể ở công thức
3. Kém nhất là giá thể trồng công thức 4.
Đường kính hoa thì không có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa các giá thể trồng khác nhau.
3.2.2. Nghiên cứu xác định thời điểm đưa đi
xử lý đến thời gian ra hoa và chất lượng hoa
của lan Kiếm Hoàng Vũ
Bảng 8. Ảnh hưởng của thời điểm đưa đi xử lý đến thời gian xuất hiện ngồng hoa
Thời gian theo dõi: 2015-2016
CT TG từ xử lý - xuất hiện mầm hoa (ngày)
TG xuất hiện ngồng -
nở hoa (ngày)
TG nở hoa (ngày)
Trước tết Sau tết
CT1 27 130 23
CT2 21 137 7
CT3 17 141 8
CT4 8 143 16
CT5-Đ/c - 114 22
Ghi chú: CT1: Đưa đi xử lý 1/7 âm lịch; CT2: Bắt đầu xử lý 15/7 âm lịch; CT3: Bắt đầu xử lý 1/8 âm
lịch; CT4: Bắt đầu xử lý 15/8 âm lịch, CT5: Đ/c-Không đưa đi xử lý.
Thời gian từ khi xử lý đến xuất hiện
ngồng hoa dao động từ 8-27 ngày, có thể thấy
đưa đi xử lý càng sớm thì thời gian xuất hiện
ngồng hoa càng kéo dài. Chỉ tiêu thời gian từ
xuất hiện ngồng hoa đến nở hoa cũng cho kết
quả tương tự dao động từ 130-143 ngày ở các
CT đưa đi xử lý ra hoa tại Mộc Châu, CT5-Đ/c
đạt 114 ngày. Thời gian nở hoa ở CT1 và CT2
nở trước tết, 3 CT còn lại đều nở hoa sau tết.
Tuy nhiên có thể thấy ở CT2 có thời gian nở
hoa gần tết nhất và hoàn toàn có thể thương
mại vào dịp tết Nguyên đán.
Bảng 9. Ảnh hưởng của thời điểm đưa đi xử lý đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa
CT Tỷ lệ ra hoa (%)
Số ngồng/
chậu
CD ngồng
hoa (cm)
ĐK ngồng
hoa (cm)
Số hoa/ ngồng
(hoa)
ĐK hoa
(cm)
Độ bền hoa
(ngày)
CT1 98,9 6,3±0,35 74,7±4,86 0,61±0,03 15,9±0,87 4,69±0,18 32
CT2 100,0 6,5±0,36 75,5±4,91 0,62±0,03 16,2±0,90 4,70±0,19 35
CT3 100,0 6,5±0,36 76,2±4,90 0,63±0,03 16,5±0,91 4,72±0,19 35
CT4 100,0 6,6±0,37 76,8±4,99 0,63±0,03 16,8±0,92 4,73±0,19 36
CT5-Đ/c 97,8 6,1±0,34 70,6±4,59 0,56±0,03 14,8±0,83 4,69±0,18 31
Kết quả bảng trên có thể thấy ở các CT
đưa cây lan Kiếm Hoàng Vũ đi xử lý ra hoa tại
Mộc Châu thì đều có chất lượng hoa tương
đương nhau, riêng CT5 (Đ/c) thì kém hơn hẳn
thể hiện qua các chỉ tiêu như chiều dài ngồng
hoa, đường kính ngồng hoa, số hoa/ngồng, đều
ở mức thấp.
IV. KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
1. Giống lan Kiếm Hoàng Vũ sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng
hoa cao. Thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ chậu ra
hoa chiếm 90,5-96,3%, chất lượng hoa tốt: đạt
3,7-4,2 ngồng hoa/chậu, đường kính hoa 4,56-
4,57 cm, độ bền hoa đạt từ 28-31 ngày, sinh
trưởng, phát triển đồng đều giữa các địa
phương nghiên cứu, hiệu quả đồng vốn đầu tư
tăng gấp 2,05-2,36 lần.
2. Sử dụng giá thể trồng là 1/3 vỏ thông
+ 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá sỏi cho lan Kiếm Hoàng
Vũ là tốt nhất, số nhánh mới sau trồng 6 tháng
đạt 5,1 nhánh, tỷ lệ ra hoa đạt 94,4%, số
ngồng/chậu 5,7 ngồng, chiều dài ngồng hoa
69,4 cm, đạt 15,5 hoa/ngồng và độ bền hoa 30
ngày. Đưa cây lan Kiếm Hoàng Vũ đi xử lý ra
hoa tại Mộc Châu ở thời điển 15/7 âm lịch là
thích hợp nhất: đạt 6,5 ngồng hoa/chậu, chiều
dài ngồng hoa 75,5 cm, đường kính ngồng hoa
0,62 cm, có 16,2 hoa/ngồng, độ bền hoa lên tới
35 ngày, đặc biệt là nở hoa đúng vào dịp tết
Nguyên Đán.
4.2. Đề nghị
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận giống lan Kiếm Hoàng
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
569
Vũ là giống sản xuất thử.
- Tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật cho cây lan Kiếm Hoàng Vũ để hoàn
thiện quy trình trồng phục vụ sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ (2009).
Điều tra sự phân bố của hoa lan Việt Nam và
kết quả lưu giữ, đánh giá một số giống lan
quý tại Gia Lâm - Hà Nội, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 3
(12)/2009.
2. Trần Hợp (2000). Phong lan Việt Nam, NXB
Văn hóa - Dân tộc. Tr. 75-80; tr. 237-238.
3. QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra
phát hiện dịch hại cây trồng.
4. Trần Duy Quý (2005). Sổ tay người Hà Nội
chơi lan, NXB Nông nghiệp, tr. 49-70.
5. Leonid V. Averyanov & Anna L. Averyanova
(2003). Trích yếu được cập nhật hóa về các
loài lan Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tr, 5, 24-25.
ABSTRACT
A study on varietal selection and cultivating technology of Hoang Vu cymbidium (Cymbidium
sinense) in northern provinces
Dang Van Dong, Chu Thi Ngoc My, Dang Tien Dung
In this study, a Cymbidium (Cymbidium sinense) cultivar named Hoang Vu characterized by
vigorous growth and development, bean-cover-liked leaf shape, light green leaves, large flower
diameter of up to 4.15 cm, yellow flowers, owning 3,5 flower buds per pot for 4-year-old plant was
selected from collection of indigenous Cymbidium done by FAVRI in 2012. The cultivar was then
deeply evaluated in types of fundamental and trial production tesings in some Northern provinces such
as Gia Lam - Hanoi, Moc Chau - Son La, Uong Bi - Quang Ninh, Van Giang - Hung Yen during the
period of 2013-2015. Results showed that Cymbidium sinense has great stability and good potential
for commercialization. A mixture consists of one third of pine husk, one third of peanut husk and one
third of cobble that makes plant heathy with flowering rate of 94.4% was also reported and suggested
to growers.. Especially, Cymbidium sinense could be transported to Moc Chau for cold treatment in
Lunar July, 15th aimed to bloom on Lunar New Year holidays with better flower quality.
Keywords: Cymbidium sinense, Hoang Vu, variety selection, agronomic techniques, potting
mixture, flowering regulation
Người phản biện: TS. Nguyễn Quốc Hùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_126_9467_2130444.pdf