Tài liệu Kết quả tuyển chọn giống mía khonkaen 3 tại vùng Tây Nam Bộ: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
759
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA KHONKAEN 3
TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ
Nguyễn Đức Quang, Lê Thị Thường, Nguyễn Thị Bạch Mai
Nguyễn Cương Quyết, Võ Mạnh Hùng và CTV
TÓM TẮT
Nghiên cứu tuyển chọn giống mía cho vùng Tây Nam bộ được thực hiện tại tỉnh Long An và
Sóc Trăng. Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013 với
chu kỳ 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I). Khảo nghiệm được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3
lần lặp lại, giống đối chứng K84-200 (tại Long An) và VĐ86-368 (tại Sóc Trăng). Các giống triển vọng
được đánh giá ở khảo nghiệm sản xuất tại Long An từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015
(vụ tơ). Kết quả cho thấy giống mía Khonkaen 3 là giống triển vọng nhất và thích hợp với điều kiện
phèn, phèn mặn tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Năng suất mía đạt trên 160 tấn/ha, chữ đường từ
11,47 đến 12,74 CCS, năng suất quy 10 CCS vượt giống đối chứng trên 45%.
Từ khóa: Tuyển ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tuyển chọn giống mía khonkaen 3 tại vùng Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
759
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA KHONKAEN 3
TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ
Nguyễn Đức Quang, Lê Thị Thường, Nguyễn Thị Bạch Mai
Nguyễn Cương Quyết, Võ Mạnh Hùng và CTV
TÓM TẮT
Nghiên cứu tuyển chọn giống mía cho vùng Tây Nam bộ được thực hiện tại tỉnh Long An và
Sóc Trăng. Khảo nghiệm cơ bản được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013 với
chu kỳ 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I). Khảo nghiệm được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3
lần lặp lại, giống đối chứng K84-200 (tại Long An) và VĐ86-368 (tại Sóc Trăng). Các giống triển vọng
được đánh giá ở khảo nghiệm sản xuất tại Long An từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015
(vụ tơ). Kết quả cho thấy giống mía Khonkaen 3 là giống triển vọng nhất và thích hợp với điều kiện
phèn, phèn mặn tại tỉnh Long An và Sóc Trăng. Năng suất mía đạt trên 160 tấn/ha, chữ đường từ
11,47 đến 12,74 CCS, năng suất quy 10 CCS vượt giống đối chứng trên 45%.
Từ khóa: Tuyển chọn giống, hàm lượng đường (CCS), năng suất mía, khảo nghiệm cơ bản,
khảo nghiệm sản xuất.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Nam bộ là một trong những vùng mía
trọng điểm của cả nước. Vụ mía 2014/2015 diện
tích mía trong vùng khoảng 56.200 ha, chủ yếu
tập trung tại 3 tỉnh Long An, Sóc Trăng và Hậu
Giang (38.200 ha), là vùng mía có năng suất cao
nhất nước (năng suất trung bình đạt 85,70
tấn/ha, trong khi cả nước chỉ đạt 65,3 tấn/ha).
Tuy nhiên, ngưỡng năng suất này vẫn còn thấp
hơn nhiều so với tiềm năng của toàn vùng (103
tấn/ha - Bộ NN & PTNT, 2015; Cơ quan Phát
triển Pháp, 1999). Các nhà máy đường trong
vùng nhìn chung chưa quy hoạch được vùng mía
nguyên liệu cho mình, việc tiêu thụ mía nguyên
liệu vẫn còn cạnh tranh nhau nhất là giai đoạn
đầu vụ ép, dẫn đến giá cả bấp bênh, chất lượng
mía nguyên liệu thấp, không ổn định, đặc biệt
vẫn tồn tại phương thức mua mía xô qua thương
lái nên không khuyến khích được nông dân
trồng các giống mía chất lượng cao cũng như áp
dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất
lượng mía, dẫn đến hiệu quả sản xuất cũng như
chế biến không cao. Thêm vào đó, cơ cấu giống
trong sản xuất còn nghèo nàn, mất cân đối,
người dân trồng giống tự phát là chủ yếu nên rất
thiếu giống có chất lượng cao ở đầu vụ chế biến.
Trong vùng, các giống mía cũ còn chiếm tỷ lệ
khá cao như K84-200, R570, QĐ11, VĐ86-368,
ROC16, ROC22, ROC10, My5514, DLM 24,
hiện nay, các giống mía này đã qua thời gian
khai thác rất dài nên cũng đã bị nhiễm sâu bệnh
hại khá nhiều, năng suất chất lượng bị giảm,
không phát huy được tiềm năng vốn có của
giống cũng như của vùng.
Xuất phát từ những khó khăn trên và
trước đòi hỏi cấp thiết của sản xuất, để cây mía
có thể tồn tại và phát triển, cũng như có thể cạnh
tranh được với các loại cây trồng khác trong thời
kỳ kinh tế hội nhập, cần thiết phải tuyển chọn
các giống mía tốt có năng suất, chất lượng cao,
thích hợp với điều kiện sinh thái đặc thù của
vùng Tây Nam bộ để bổ sung vào cơ cấu giống
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chế
biến. Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn giống
Khonkaen 3 đã đáp ứng được những yêu cầu
nêu trên.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu gồm 7 giống mía được nhập nội từ
Thái Lan và Ấn Độ, có năng suất, chất lượng cao
và kháng sâu bệnh hại khá tốt: K93-236, K99-72,
Khonkaen 3, KPS01-25, K2000-89, K95-84 và
Co414 và đối chứng K84-200 (tại Long An),
VĐ86-368 (tại Sóc Trăng).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Các bước tuyển chọn giống: Khảo
nghiệm cơ bản ? Khảo nghiệm sản xuất
- Địa điểm và thời gian:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
760
Bảng 1. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu
STT Nội dung Địa điểm Thời gian
1 Khảo nghiệm cơ bản
Xã Đại Ân, huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng
17/11/2011 - 16/11/2012 -
20/12/2013 (vụ tơ và vụ gốc I)
Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức,
tỉnh Long An
18/01/2012 - 26/01/2013 - 20/12/2013
(vụ tơ và vụ gốc I)
2 Khảo nghiệm sản xuất
Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức,
tỉnh Long An 14/12/2014 - 12/12/2015 (vụ tơ)
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
- Đối với khảo nghiệm cơ bản bố trí theo
kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp
lại, diện tích khảo nghiệm 0,25 ha. Đối với
khảo nghiệm sản xuất bố trí theo kiểu thực
nghiệm không lặp lại, tổng diện tích 0,5 ha,
diện tích mỗi công thức 0,167 ha, diện tích ô
theo dõi 48 m2 (4 hàng x 10 m dài x khoảng
cách hàng 1,2 m). Theo dõi 5 điểm trên 2
đường chéo.
- Nền thí nghiệm:
+ Đất bố trí thí nghiệm:
• Tại Long An: Trên nền đất thịt, nhiễm
phèn (nồng độ độc tố cao: Al3+, Cl-, SO2-,),
chuyên canh cây mía, canh tác nhờ nước trời.
• Tại Sóc Trăng: Trên nền đất phù sa ven
biển, nhiễm phèn mặn, độc canh cây mía, canh
tác nhờ nước trời.
+ Tóm lược kỹ thuật canh tác: Khoảng
cách hàng trồng 1,2 m, mật độ trồng 5 hom/m
dài, lượng phân bón/ha: Gồm vôi 1 tấn, hữu cơ
vi sinh 2 tấn (tại Sóc Trăng 1,5 tấn Hudavil),
230 kg N, 132 kg P2O5, 240 K2O (tại Sóc Trăng
150 K2O), 20 kg thuốc trừ sâu Basudin 10 H, 3
kg thuốc trừ cỏ Ametrex 80 WP.
- Phương pháp theo dõi và đánh giá:
+ Dựa theo Quy phạm Khảo nghiệm
giống mía 10 TCN–298–97 Ban hành ngày 17
tháng 01 năm 1997 và QCVN 01-
131:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng
của giống mía Ban hành ngày 21 tháng 6 năm
2013).
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mọc mầm,
sức tái sinh, mức độ mất khoảng, sức đẻ nhánh,
mật độ cây hữu hiệu, chiều cao cây, tỷ lệ cây trổ
cờ, thời điểm trổ cờ, khả năng chống chịu (sâu
bệnh hại, đổ ngã, phèn mặn), các yếu tố cấu
thành năng suất, năng suất và chất lượng mía.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Bến
Lức – Long An (Bảng 2)
Bảng 2. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh và mức độ mất khoảng của khảo nghiệm cơ
bản tại Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 11 tháng tuổi)
Công thức
Vụ tơ Vụ gốc I
Tỷ lệ mọc mầm
(%)
Sức đẻ nhánh
(nhánh/cây mẹ)
Sức tái sinh
(mầm/gốc)
Sức đẻ nhánh
(nhánh/cây mẹ)
Tỷ lệ diện tích
mất khoảng (%)
Co414 56,33 b 1,03 a 1,16 b 0,68 bc 0,00
K99-72 66,89 a 0,68 b 1,53 a 0,97 a 0,00
K2000-89 62,33 ab 0,74 b 1,10 b 0,97 a 6,67
KPS01-25 64,89 ab 0,63 b 1,04 b 0,57 c 0,00
Khonkaen 3 65,56 a 1,09 a 1,36 a 0,99 a 0,00
K84-200 (đ/c) 64,67 ab 0,64 b 1,11 b 0,75 b 0,00
LSD.05 8,96 0,12 0,17 0,12
CV (%) 7,76 8,10 7,82 8,09
Ghi chú:* Tỷ lệ diện tích mất khoảng xác định khi độ dài mất khoảng trên 0,6 m.
* Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5%
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
761
Các giống có tỷ lệ mọc mầm cao, dao
động từ 56,33 – 66,89% và tương đương đối
chứng (64,67%). Sức tái sinh các giống khá cao,
đều lớn hơn 1 mầm/gốc, dao động từ 1,04 – 1,53
mầm/gốc. Giống K99-72 (1,53 mầm/gốc) và
Khonkaen 3 (1,36 mầm/gốc) có sức tái sinh cao
hơn đối chứng (1,11 mầm/gốc), các giống còn
lại có sức tái sinh tương đương đối chứng. Sức
đẻ nhánh của các giống ở mức trung bình,
Khonkean 3 có sức đẻ nhánh cao hơn đối chứng
ở cả 2 vụ (0,99 đến 1,09 nhánh/cây mẹ).
Khonkaen 3 không bị mất khoảng.
Nhìn chung các giống mọc mầm tốt.
Khonkaen 3 tái sinh mạnh, đẻ nhánh khá.
Các giống khảo nghiệm có khả năng
chịu sâu đục thân khá tốt, trước thu hoạch tỷ lệ
cây chết do sâu đục thân dưới 9%, Khonkaen 3
bị nhiễm sâu hại thấp nhất (dưới 5%) và thấp
hơn đối chứng. Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh trắng
lá rất thấp, dưới 1%, Khonkaen 3 có tỷ lệ cây
bị trắng lá 0,12%, thấp hơn so với đối chứng
0,44%. Bệnh đốm lá xuất hiện trên tất cả các
giống ở những lá già với mức độ nhẹ. Tất cả các
giống chưa thấy xuất hiện bệnh than và các loại
bệnh khác,đều trổ cờ và đổ ngã. Trừ giống
KPS01-25 có tỷ lệ trổ cờ trung bình (18-22%),
các giống còn lại đều ở mức thấp, trong đó
Khonkaen 3 trổ cờ ít nhất (dưới 4%), tương
đương hoặc thấp hơn đối chứng (2,57-8,46%) và
có thời gian bắt đầu trổ cờ muộn hơn đối chứng.
Khonkaen 3 có tỷ lệ cây đổ ngã và cấp đổ ngã
tương đương đối chứng (10,97-11,13%), các
giống còn lại cao hơn, K2000-89, KSP01-25 và
Co414 có tỷ lệ cây đổ ngã cao, trên 30% và cấp
đổ ngã khá nặng (cấp 2 đến cấp 3) (Bảng 3).
Khả năng chống chịu phèn của các giống
khá tốt, trong đó Khonkaen 3 chống chịu ở
mức tốt tương đương giống đối chứng.
Bảng 3. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu của khảo nghiệm cơ bản tại
Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 11 tháng tuổi)
Công thức
Tỷ lệ bị chết do sâu
đục thân
(%)
Tỷ lệ bệnh
trắng lá
(%)
Tỷ lệ cây trổ
cờ
(%)
Tỷ lệ cây đổ
ngã
(%)
Khả năng
chịu phèn
Co414 6,36-8,62 0,36 2,16 33,72–37,93 Khá
K99-72 5,09-5,22 0,30-0,81 4,87-7,51 14,52-16,29 Khá
K2000-89 5,66-7,41 0,00 10,82 41,11-43,02 Khá
KPS01-25 6,63-7,89 0,43-0,55 18,61-22,24 35,24-48,27 Khá
Khonkaen 3 4,63-4,83 0,12 3,63-3,85 9,05-13,11 Tốt
K84-200 (đ/c) 5,30-7,74 0,44 2,57-8,46 10,97-11,13 Tốt
Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía trung bình của khảo
nghiệm cơ bản tại Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 11 tháng tuổi)
Công thức Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha)
Khối lượng
cây (kg)
Năng suất
thực thu
(tấn/ha)
Chữ đường
(CCS)
Năng suất quy 10
CCS
Tấn/ha % vượt đ/c
Co414 67,12 b 1,62 c 101,17 e 13,18 133,38 2,38
K99-72 73,18 b 1,93 b 133,52 c 12,40 165,47 27,01
K2000-89 68,64 b 1,85 b 120,19 d 12,52 150,68 15,65
KPS01-25 72,50 b 2,13 a 147,46 b 12,41 183,31 40,69
Khonkaen 3 85,61 a 1,95 b 161,02a 12,74 205,16 57,47
K84-200 (đ/c) 70,15 b 1,59 c 104,47 e 12,46 130,29 -
CV (%) 4,89 4,48 5,04
LSD.05 6,48 0,15 12,01
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5%
Các giống có các yếu tố cấu thành năng
suất cao, Khonkaen 3 vượt trội so với đối
chứng (mật độ cây hữu hiệu đạt 85,61 ngàn
cây/ha và khối lượng cây 1,95 kg). Năng suất
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
762
thực thu của các giống khá cao (trên 100
tấn/ha) trong đó, Khonkaen 3 đạt cao nhất (trên
160 tấn/ha), cao hơn có ý nghĩa so với giống
đối chứng (104,47 tấn/ha). Các giống có chữ
đường cao, trên 12 CCS, Khonkaen 3 cao hơn
đối chứng không nhiều, đạt 12,74 CCS, vượt
đối chứng 0,28 CCS. Do có năng suất cao và
chữ đường tốt nên năng suất quy 10 CCS của
Khonkaen 3 đạt trên 200 tấn/ha và vượt đối
chứng trên 55% (Bảng 4).
3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Cù Lao
Dung – Sóc Trăng
Các giống có tỷ lệ mọc mầm cao, dao
động từ 49,81 – 69,44%, giống Khonkaen 3 tỷ
lệ mọc mầm là 60,56%, cao hơn đối chứng
(53,70%). Sức tái sinh các giống, dao động từ
1,14 – 1,65 mầm/gốc, Khonkaen 3 đạt tương
đương đối chứng (1,18 mầm/gốc). Sức đẻ
nhánh của các giống ở mức khá cao, Khonkaen
3 đạt cao nhất (2,17 nhánh/cây mẹ), cao hơn so
với đối chứng và không bị mất khoảng. Giai
đoạn đầu Khonkaen 3 tỏ ra có ưu thế hơn so
với các giống tham gia khảo nghiệm (Bảng 5).
Bảng 5. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh và mức độ mất khoảng của khảo nghiệm cơ
bản tại Cù Lao Dung – Sóc Trăng (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 13 tháng tuổi)
Công thức
Vụ tơ Vụ gốc I
Tỷ lệ mọc mầm
(%)
Sức đẻ nhánh
(nhánh/cây mẹ)
Sức tái sinh
(mầm/gốc)
Sức đẻ nhánh
(nhánh/cây mẹ)
Tỷ lệ diện tích
mất khoảng (%)
K93-236 49,81 c 1,49 b 1,14 b 0,71 d 5,70
K95-84 69,44 a 1,01 c 1,19 b 0,87 c 0,00
K99-72 66,57 ab 1,29 bc 1,22 b 0,98 bc 2,45
K2000-89 64,81 ab 1,57 b 1,65 a 1,00 b 7,52
Khonkaen 3 60,56 b 2,17 a 1,18 b 1,24 a 0,00
KPS01-25 63,98 ab 1,47 b 1,24 b 0,88 bc 0,00
VĐ86-368 (đ/c) 53,70 c 1,31 bc 1,27 b 0,94 bc 0,00
CV (%) 6,17 11,86 6,52 7,34
LSD.05 6,73 0,31 0,15 0,12
Ghi chú: * Tỷ lệ diện tích mất khoảng xác định khi độ dài mất khoảng trên 0,6 m.
* Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5%
Bảng 6. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu của khảo nghiệm cơ bản tại
Cù Lao Dung – Sóc Trăng (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 13 tháng tuổi)
Công thức
Tỷ lệ bị chết do sâu
đục thân
(%)
Tỷ lệ bệnh
trắng lá
(%)
Tỷ lệ cây trổ
cờ
(%)
Tỷ lệ cây đổ
ngã
(%)
Khả năng
chịu phèn
mặn
K93-236 5,38-11,40 0,00 3,70-24,53 0,00 Khá
K95-84 6,96-8,84 0,94 0,00-4,90 0,00 Tốt
K99-72 8,38-11,44 0,23 12,17-25,51 0,00-7,94 Khá
K2000-89 9,11-11,78 0,94-2,97 9,5-15,63 22,79-31,13 Khá
Khonkaen 3 6,25-9,76 1,08 5,11-11,63 0,00 Tốt
KPS01-25 9,78-9,85 0,27-1,11 14,45-30,22 19,55-36,28 Khá
VĐ86-368 (đ/c) 12,74-13,82 0,00 2,74-12,99 22,50-35,45 Tốt
Các giống khảo nghiệm có khả năng chống
chịu sâu đục thân khá, trước thu hoạch, tỷ lệ cây
chết do sâu đục thân dưới 12% trong đó
Khonkaen 3 thấp hơn đối chứng (dưới 10%). Tỷ
lệ cây bị nhiễm bệnh trắng rất thấp (dưới 3%)
trong đó Khonkaen 3 1,08%, giống đối chứng
không bị trắng lá. Bệnh đốm lá xuất hiện trên tất
cả các giống ở mức độ nhẹ. Chưa thấy xuất hiện
bệnh than và các loại bệnh khác.
Tất cả các giống đều trổ cờ và đổ ngã.
K95-84, Khonkaen 3 và K2000-89 trổ cờ ít
tương đương đối chứng. Trừ Khonkaen 3, K93-
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
763
236 và K95-84 không đổ ngã, K2000-89 đổ ngã
tương đương đối chứng (trên 30% và ở cấp 2).
Khả năng chống chịu phèn mặn của các
giống khá tốt, trong đó Khonkaen 3 chống chịu
ở mức tốt tương đương đối chứng.
Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía của khảo nghiệm cơ bản tại
Cù Lao Dung – Sóc Trăng (vụ tơ 12 tháng tuổi, vụ gốc I 13 tháng tuổi)
Công thức
Mật độ cây
hữu hiệu
(ngàn cây/ha)
Khối lượng
cây
(kg)
Năng suất
thực thu
(tấn/ha)
Chữ
đường
(CCS)
Năng suất quy 10 CCS
Tấn/ha % vượt đ/c
K93-236 59,34 de 2,06 cd 106,76 d 12,18 130,98 0,36
K95-84 73,80 b 2,31a 154,75 b 11,67 180,35 38,19
K99-72 66,92 bcd 1,74 e 105,76 d 12,11 128,41 -1,60
K2000-89 57,89 c 2,22ab 114,15 d 11,66 132,88 1,81
Khonkaen 3 85,80 a 2,03 cd 161,91a 12,47 200,78 53,84
KPS01-25 67,80 bc 2,12 bc 128,09 c 12,42 159,33 22,08
VĐ86-368 (đ/c) 62,44 cde 1,95 d 110,09 d 11,86 130,51 -
CV (%) 6,49 3,99 4,55
LSD.05 7,82 0,15 10,26
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất 5%
Do có các yếu tố cấu thành năng suất
cao, nên Khonkaen 3 có năng suất đạt cao nhất
(trên 160 tấn/ha) và cao hơn khác biệt so với
đối chứng (110,09 tấn/ha). Các giống có chữ
đường khá cao (trên 11 CCS) trong đó
Khonkaen 3 có chữ đường trên 12 CCS và cao
hơn đối chứng (11,86 CCS). Do có năng suất
cao và chữ đường khá nên năng suất quy 10
CCS của Khonkaen 3 đạt trên 200 tấn/ha và
vượt đối chứng 53,84%.
3.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại Long
An
Bảng 8. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía của khảo nghiệm sản xuất
tại Bến Lức – Long An (vụ tơ 12 tháng tuổi)
Công thức
Mật độ cây
hữu hiệu
(ngàn cây/ha)
Khối lượng
cây
(kg)
Năng suất
thực thu
(tấn/ha)
Chữ
đường
(CCS)
Năng suất quy 10 CCS
Tấn/ha % vượt đ/c
Khonkaen 3 86,91 1,93 163,82 12,49 204,55 49,22
KPS01-25 81,23 1,97 155,27 11,91 184,99 34,95
K84-200 (đ/c) 73,00 1,64 114,45 11,98 137,08 -
Các giống khảo nghiệm có các yếu tố
cấu thành năng suất cao, mật độ cây hữu hiệu
trên 70 ngàn cây/ha, khối lượng cây trên 1,60
kg trong đó Khonkaen 3 đạt cao nhất và cao
hơn nhiều so với đối chứng, năng suất trên 163
tấn/ha, vượt so với đối chứng 40%. Chữ đường
của các giống đạt trên 11,50 CCS, Khonkaen 3
trên 12 CCS và cao hơn đối chứng (11,98
CCS). Năng suất quy 10 CCS đạt trên 135
tấn/ha, Khonkaen 3 đạt cao nhất, trên 200
tấn/ha và vượt đối chứng trên 45%.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả tuyển chọn cho thấy Khonkaen 3
là giống mía có nhiều triển vọng, sinh trưởng
khỏe, mật độ cây cao, khả năng lưu gốc tốt,
chống chịu cao với sâu hại và phèn mặn, không
hoặc bị đổ ngã nhẹ, trổ cờ ít, năng suất cao, trên
160 tấn/ha, chữ đường đạt trên 12 CCS, năng
suất quy 10 CCS trên 200 tấn/ha (vượt đối chứng
trên 45%, chất lượng tốt, chín trung bình sớm,
thích hợp với vùng đất phèn mặn Tây Nam bộ.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
764
Giống mía Khonkaen 3 tại Sóc Trăng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
2015. Báo cáo Tổng kết hội nghị Mía đường
niên vụ 2014/2015.
2. Cơ quan Phát triển Pháp, 1999. Báo cáo
Nghiên cứu ngành mía đường Việt Nam đến
năm 2010-2020, tập 1, 58p.
ABSTRACT
A study on the selection of sugarcane variety named Khonkaen 3 cultivated in South-Western
region
Nguyen Duc Quang, Le Thi Thuong, Nguyen Thi Bach Mai
Nguyen Cuong Quyet, Vo Manh Hung et al.
With the aim of screening proper varieties of sugarcane cultivated in south-western region, a
study on varietal evaluation and selection of some local and introduced sugarcane cultivars was
carried out in Long An and Soc Trang provinces in which basic testing designed by RCBD of three
replications was implemented during Nov. 2011-Dec.2012 period with two crop seasons viz. the first
(after planting) and the second considered as the first ratoon. The promising cultivars were than re-
evaluated in lager scale (testing experiments) in Long An from Dec.2014 to Dec. 2015. Results
conducted from the study showed that Khonkaen 3 cultivar was considered to be the best in terms of
high yield (more than 160 tons/ha, 45% higher compared to the control cultivar), sugar content (CCS
ranged from 11.47 to 12.74), suitable to the sulfate salty soil in Long An and Soc Trang provinces.
Keywords: Varietal selection, Commercial Cane Sugar (CCS), Cane yield, Basic testing,
production trail
Người phản biện: GS. TS. Vũ Mạnh Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_257_1412_2130575.pdf