Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng hồng hạc trì – Phú Thọ

Tài liệu Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng hồng hạc trì – Phú Thọ: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  629 KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG HỒNG HẠC TRÌ – PHÚ THỌ Hà Quang Thưởng, Hán Thị Hồng Ngân, Đỗ Thế Việt, Hán Thị Hồng Xuân I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồng là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới, quả ngon và bổ. Thành phần hóa học của quả thay đổi tùy theo giống, độ chín và tuổi cây. Quả hồng chứa 10 – 16% đường, trong đó chủ yếu là fructose, đường glucose rất ít nên có thể dành cho ăn kiêng. Ngoài ra trong quả chín còn chứa vitamin C, PP, B1, B2, caroten, hợp chất hữu cơ có sắt và tanin. Ở Việt Nam, hồng được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và vùng cao của miền Nam (Đà Lạt). Miền Bắc có nhiều giống hồng quý và mang tên khác nhau theo từng địa phương như: Hồng ngâm Lạng Sơn, hồng Ngâm Hạc Trì, hồng Ngâm Thạch Thất, hồng ngâm Nhân Hậu, hồng Quản Bạ, hồng Việt Cường, hồng Bắc Kạn, hồng Nhân hậu, hồng Lục Yên Cây hồng đã và đang có đóng góp không nhỏ trong thu nhập của người dân nhiều địa phươn...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng hồng hạc trì – Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  629 KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÂY ĐẦU DÒNG HỒNG HẠC TRÌ – PHÚ THỌ Hà Quang Thưởng, Hán Thị Hồng Ngân, Đỗ Thế Việt, Hán Thị Hồng Xuân I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồng là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới, quả ngon và bổ. Thành phần hóa học của quả thay đổi tùy theo giống, độ chín và tuổi cây. Quả hồng chứa 10 – 16% đường, trong đó chủ yếu là fructose, đường glucose rất ít nên có thể dành cho ăn kiêng. Ngoài ra trong quả chín còn chứa vitamin C, PP, B1, B2, caroten, hợp chất hữu cơ có sắt và tanin. Ở Việt Nam, hồng được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và vùng cao của miền Nam (Đà Lạt). Miền Bắc có nhiều giống hồng quý và mang tên khác nhau theo từng địa phương như: Hồng ngâm Lạng Sơn, hồng Ngâm Hạc Trì, hồng Ngâm Thạch Thất, hồng ngâm Nhân Hậu, hồng Quản Bạ, hồng Việt Cường, hồng Bắc Kạn, hồng Nhân hậu, hồng Lục Yên Cây hồng đã và đang có đóng góp không nhỏ trong thu nhập của người dân nhiều địa phương đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc phát triển bền vững cho cây hồng còn gặp khá nhiều khó khăn, như: sản phẩm quả không đồng đều về chất lượng, năng suất thiếu ổn định mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là chất lượng giống chưa được tốt và đồng đều. Để góp phần phát huy tiềm năng của một trong số những giống hồng quý của Vùng miền núi phía Bắc, chúng tôi thực hiện tuyển chọn các cá thể ưu tú hồng Hạc Trì tại Phú Thọ và đề xuất công nhận làm cây đầu dòng phục vụ nhân giống phát triển sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu nghiên cứu: Giống hồng Hạc Trì tại Phú Thọ. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2011 – 2014. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bình tuyển cây đầu dòng: Sử dụng phương pháp chọn cá thể: Dựa trên các đặc điểm về kiểu hình chọn ra các cá thể tốt rồi tiếp tục chọn các cây đầu dòng theo tiêu chuẩn định sẵn. + Sơ đồ tuyển chọn như sau: + Phương pháp đánh giá hình thái: Căn cứ vào báo cáo điều tra, đánh giá đặc điểm thực vật học hồng Hạc Trì, lựa chọn các cây mang các đặc điểm đặc trưng của giống. + Phương pháp đánh giá năng suất được mô phỏng theo sơ đồ sau: Đánh giá sinh trưởng, năng suất Đánh giá Chất lượng Đánh giá hình thái Điều tra hiện trạng Chọn lọc, đánh dấu, lập hồ sơ đề nghị công nhận cây đầu dòng  Phục vụ công tác nhân giống VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  630 Phần lựa chọn trên sơ đồ chỉ các cá thể có giá trị đo đếm lớn hơn hoặc bằng giá trị trung bình của giống. + Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu định lượng quả: Căn cứ vào tiêu chuẩn tuyển chọn, lựa chọn cá thể có các chỉ tiêu nằm trong khoảng giới hạn tuyển chọn. + Phương pháp đánh giá chất lượng: Quan sát mẫu mã quả và phân tích các chỉ tiêu sinh hoá trong phòng thí nghiệm. Các bước tiến hành: - Bước 1: + Tổ chức điều tra, đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống, xác định các thể mang đặc tưng điển hình của giống. + Phỏng vấn hộ nông dân về năng suất các vụ quả trước kết hợp đánh giá trực tiếp các đặc điểm hình thái, sinh trưởng trên đồng ruộng, chọn các cá thể sinh trưởng khỏe, không hoặc ít nhiếm sâu bệnh nguy hiểm, năng suất ổn định (cao hơn bình quân quần thể 10% trở lên). - Bước 2: Tiếp tục đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng từ các cá thể đã chọn ở bước 1, chọn ra các cá thể ưu tú. - Bước 3: Phân tích thành phần sinh hoá nhóm cá thể B2, chọn ra các cá thể s cá tưu tú nhất. Lập hồ sơ đề nghị công nhận cây đầu dòng. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng hồng Hạc Trì tại Phú Thọ 3.1.1. Tiêu chuẩn cây đầu dòng hồng Hạc Trì Căn cứ vào phương pháp bình tuyển cây ưu tú, dựa vào kết quả điều tra, đánh giá đặc điểm nông sinh học cây hồng Hạc Trì tại Phú Thọ cụ thể hóa các tiêu chí cây đầu dòng giống hồng Hạc Trì thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Tiêu chí tuyển chọn cây đầu dòng hồng Hạc Trì Chỉ tiêu Yêu cầu cần đạt Năng suất (kg/cây) (Cao hơn 15% so với năng suất trung bình của giống) > 50 Khối lượng trung bình quả (g/quả) 85 – 95 Độ đồng đều về hình dạng, kích thước quả (%) > 80 Tỷ lệ phần ăn được (%) 80 – 90 Số hạt/quả 0 Hình dạng và màu sắc vỏ quả Quả hình trụ hơi thuôn về phía đáy, có bốn rãnh chia quả thành 4 múi rõ ràng, khi chín có màu vàng đỏ Hương vị Không chát, ngọt đậm Độ Brix (%) 20-22 C hỉ ti êu đ ịn h lư ợn g Loại bỏ Giá trị tiêu chuẩn Lựa chọn Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  631 3.1.2. Tóm tắt quá trình bình tuyển cây đầu dòng Căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và đặc điểm nông sinh học cây hồng Hạc Trì tại Phú Thọ, kết hợp với phỏng vấn hộ nông dân về năng suất các vụ quả trước, trực tiếp theo dõi và đánh giá trên vườn trồng các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, xác định nhóm cá thể ưu tú mang đặc trưng của giống, sinh trưởng khỏe, năng suất cao và ổn định, không nhiễm các loại sâu bệnh hại nguy hiểm. Kết quả thu được ở bảng sau: Bảng 2. Danh sách nhóm cá thể hồng Hạc Trì ưu tú B1 STT Mã số cây Tuổi cây Tên chủ hộ Địa chỉ 1 B1.01 85 Lưu Trọng Hiền Khu 8, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 2 B1.02 35 Nguyễn Văn Tới Khu 7, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 3 B1.03 33 Triệu Tiến Tục Khu 6, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 4 B1.04 20 Hán Văn Lâu Khu 6, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 5 B1.05 20 Trần Thị Hương Khu 1, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 6 B1.06 20 Trần Thị Hương Khu 1, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 7 B1.07 20 Nguyễn Trọng Yên Khu 1, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 8 B1.08 28 Hán Liên Hoàn Khu 1, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 9 B1.09 15 Hán Khắc Lữ Khu 3, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 10 B1.10 35 Phạm Đức Lợi Khu 19, Phú Hộ, TX.Phú Thọ, Phú Thọ 11 B1.11 35 Phạm Đức Lợi Khu 19, Phú Hộ, TX.Phú Thọ, Phú Thọ 12 B1.12 100 Trần Ngưỡng Khu 10, Dữu Lâu, Việt Trì, Phú Thọ 13 B1.13 100 Trương Đình Sự Đội 9, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 14 B1.14 100 Trương Đình Sự Đội 9, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 15 B1.15 50 Nguyễn Hữu Yết Đội 13, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 16 B1.16 105 Nguyễn Hữu Yết Đội 13, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 17 B1.17 40 Nguyễn Hữu Mẫn Đội 13, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 18 B1.18 100 Nguyễn Ngọc Doãn Đội 3, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 19 B1.19 36 Nguyễn Văn Hãn Khu 6, Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ 20 B1.20 30 Nguyễn Văn Hãn Khu 6, Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ 21 B1.21 75 Vũ Văn Vụ Khu 4, Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ 22 B1.22 75 Vũ Văn Vụ Khu 4, Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  632 Các cá thể lựa chọn bước đầu tiếp tục được đánh giá về sinh trưởng, năng suất, chất lượng làm cơ sở cho việc chọn cây đầu dòng bước tiếp theo (Bảng 3). Số liệu bảng 3 cho thấy: các cây sơ tuyển có khả năng sinh trưởng khỏe, các thời kỳ vật hậu như thời điểm ra lộc, ra hoa, thu hoạch quả tuân theo quy luật chung của giống. Do đó, đề tài tập trung đánh giá năng suất, chất lượng quả nhằm lựa chọn được các cá thể ưu tú nhất lập hồ sơ công nhận cây đầu dòng. Kết quả đánh giá cụ thể như sau: Bảng 3. Một số chỉ tiêu quả của các cá thể ưu tú B1 STT Mã số cây Khối lượng Quả (g) Năng suất (kg/cây) Tỷ lệ phần ăn được (%) Ghi chúTB So với tiêu chuẩn TB So với tiêu chuẩn TB So với tiêu chuẩn 1 B1.01 89,1 Phù hợp 96,3 Phù hợp 82,2 Phù hợp B2.01 2 B1.02 92,2 Phù hợp 78,2 Phù hợp 82,7 Phù hợp B2.02 3 B1.03 79,5 Loại 49,1 Loại 82,4 Phù hợp Loại 4 B1.04 81,7 Loại 34,4 Loại 83,2 Phù hợp Loại 5 B1.05 86,8 Phù hợp 35,5 Loại 82,8 Phù hợp Loại 6 B1.06 81,8 Loại 51,1 Phù hợp 82,6 Phù hợp Loại 7 B1.07 89,1 Phù hợp 32,2 Loại 83,5 Phù hợp Loại 8 B1.08 82,7 Loại 41,3 Loại 81,7 Phù hợp Loại 9 B1.09 80,8 Loại 47,7 Loại 83,0 Phù hợp Loại 10 B1.10 90,1 Phù hợp 67,8 Phù hợp 83,1 Phù hợp B2.03 11 B1.11 93,5 Phù hợp 73,5 Phù hợp 82,6 Phù hợp B2.04 12 B1.12 82,3 Loại 50,7 Phù hợp 82,2 Phù hợp Loại 13 B1.13 79,8 Loại 29,6 Loại 81,6 Phù hợp Loại 14 B1.14 81,9 Loại 28,8 Loại 82,7 Phù hợp Loại 15 B1.15 91,1 Phù hợp 65,8 Phù hợp 82,8 Phù hợp B2.05 16 B1.16 87,9 Phù hợp 99,2 Phù hợp 82,9 Phù hợp B2.06 17 B1.17 83,9 Loại 43,5 Loại 83,6 Phù hợp Loại 18 B1.18 84,6 Loại 51,2 Phù hợp 82,3 Phù hợp Loại 19 B1.19 88,3 Phù hợp 80,2 Phù hợp 82,8 Phù hợp B2.07 20 B1.20 83,7 Loại 42,7 Loại 83,1 Phù hợp Loại 21 B1.21 85,5 Phù hợp 34,5 Loại 82,9 Phù hợp Loại 22 B1.22 81,0 Loại 42,7 Loại 80,4 Phù hợp Loại Các cá thể chọn lần 2 có độ đồng đều cao về khối lượng quả, vị ngọt đậm, không chát và hoàn toàn không hạt. Tiếp tục đánh giá chất lượng của các cá thể này thông qua phân tích thành phần sinh hoá, thu được kết quả ở bảng 4. 632 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  633 Bảng 4. Thành phần sinh hóa nhóm cá thể chọn lần 2 Chỉ tiêu Mã số cây Hàm lượng chất khô (%) Độ Brix Đường tổng số (%) Hàm lượng caroten (mg/100g) Hàm lượng tanin (%) B2:01 19,73 21,75 14,05 22,01 0,35 B2:02 20,18 21,97 14,21 21,79 0,34 B2:03 20,21 21,56 14,11 21,92 0,34 B2:04 20,17 20,04 14,01 21,73 0,35 B2:05 19,78 22,00 14,18 22,03 0,34 B2:06 20,12 20,02 14,00 21,87 0,36 B2:07 19,95 21,55 14,07 21,53 0,34 Kết quả phân tích thành phần sinh hoá cho thấy, các cây chọn lần 2 có chỉ tiêu về độ Brix phù hợp với tiêu chuẩn tuyển chọn, các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong khoảng giá trị giới hạn đặc trưng của giống và không có sự chênh lệch lớn giữa các cá thể. Do đó chúng tôi lập danh sách 07 cá thể hồng Hạc Trì, đề nghị công nhận cây đầu dòng (Bảng 5). Bảng 5. Danh sách cây hồng Hạc Trì ưu tú đề nghị công nhận cây đầu dòng TT Mã số cây đề nghị Tuổi cây (năm) Tên chủ hộ Địa chỉ 1 C.HONGHACTRI. 25.233.08260.14.01 85 Lưu Trọng Hiền Khu 8, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 2 C.HONGHACTRI. 25.233.08260.14.02 35 Nguyễn Văn Tới Khu 7, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 3 C.HONGHACTRI. 25.228.07954.14.03 35 Phạm Đức Lợi Khu 19, Phú Hộ, TX.Phú Thọ, Phú Thọ 4 C.HONGHACTRI. 25.228.07954.14.04 35 Phạm Đức Lợi Khu 19, Phú Hộ, TX.Phú Thọ, Phú Thọ 5 C.HONGHACTRI. 25.227.07930.14.05 50 Nguyễn Hữu Yết Đội 13, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 6 C.HONGHACTRI. 25.227.07930.14.06 105 Nguyễn Hữu Yết Đội 13, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 7 C.HONGHACTRI. 25.233.08275.14.07 36 Nguyễn Văn Hãn Khu 6, Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ 3.2. Kết quả công nhận cây đầu dòng hồng Hạc Trì tại Phú Thọ Bảng 6. Danh sách công nhận cây hồng Hạc Trì đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng TT Mã số cây đề nghị Tuổi cây (năm) Tổng số mắt nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm Tên chủ hộ Địa chỉ 1 C.HONGHACTRI.25.233.08260.14.01 85 400 Lưu Trọng Hiền Khu 8, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 2 C.HONGHACTRI.25.233.08260.14.02 35 500 Nguyễn Văn Tới Khu 7, Gia Thanh, Phù Ninh, Phú Thọ 3 C.HONGHACTRI.25.228.07954.14.03 35 500 Phạm Đức Lợi Khu 19, Phú Hộ, TX.Phú Thọ, Phú Thọ 4 C.HONGHACTRI.25.228.07954.14.04 35 500 Phạm Đức Lợi Khu 19, Phú Hộ, TX.Phú Thọ, Phú Thọ 5 C.HONGHACTRI.25.227.07930.14.05 50 400 Nguyễn Hữu Yết Đội 13, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ 6 C.HONGHACTRI.25.233.08275.14.07 36 500 Nguyễn Văn Hãn Khu 6, Tử Đà, Phù Ninh, Phú Thọ Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  634 Từ các kết quả nghiên cứu ở Mục 3.1, chúng tôi đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ công nhận cây đầu dòng (Theo Thông tư Số: 18/2012/TT- BNNPTNT, ngày 26 tháng 4 năm 2012). Kết quả như sau: Tổng số cây đề nghị công nhận: 7 cây (Bảng 5). Tổng số cây được công nhận là cây đầu dòng hồng Hạc Trì tại Phú Thọ: 6 cây (Bảng 6) (Quyết định Số: 718/QĐ-SNN, ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ, về việc công nhận các cây đầu dòng hồng Hạc Trì). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - Điều tra, đánh giá các đặc điểm hình thái, sự ổn định về năng suất và các đánh giá trực quan khác đã xác định được 22 cây hồng ưu tú. - Phân tích thành phần sinh hóa, của 22 cây ưu tú, lựa chọn được 7 cây có hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt yêu cầu đặt ra cho cây đầu dòng. - Đề nghị (7 cây) và được công nhận 6 cây đầu dòng hồng Hạc Trì tại Phú Thọ, dùng để khai thác mắt ghép phục vụ nhân giống phát triển sản xuất. ABSTRACT Selection of elite trees of hac tri persimmon cultivar Ha Quang Thuong, Han Thi Hong Ngan, Do The Viet, Han Thi Hong Xuan With the aim of screening elite individual trees of Hac Tri persimmon cultivar considered as a traditional delicious one, a study on the exploration and evaluation of its growth, development, yield and quality was carried out, from which elite trees had been selected. From the above mentioned direction 6 elite individuals of healthy growth, high and stable yield and good quality of Hac Tri persimmon cultivars were chosen and recognized by Phu Tho provincial department of Agriculture and Development and used as good planting materials for preservation and multiplication in the future . Keywords: elite tree, delicious cultivar, planting materials Người phản biện: GS. TS. Vũ Mạnh Hải 634 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_187_0405_2130505.pdf
Tài liệu liên quan