Tài liệu Kết quả thử nghiệm trên dòng tế bào thận của người HEK-293 của 20 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 68
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN DÒNG TẾ BÀO THẬN
CỦA NGƯỜI HEK-293 CỦA 20 BÀI THUỐC DÂN GIAN
THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Trịnh Thị Diệu Thường*, Ngô Thị Kim Oanh*, Khổng Lê Trường Giang**, Bùi Chí Bảo*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống Y học Cổ truyền (YHCT) đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển. Ngay cả ở các nước phát
triển, các sản phẩm thảo dược thô là những sản phẩm thay thế phổ biến cho thuốc tổng hợp, theo báo cáo từ
Global Industry Analysts thì doanh số bán thuốc thảo dược thiên nhiên thô toàn cầu hàng năm đạt 107 tỷ đô la
Mỹ vào năm 2017. Ở Việt Nam, truyền thống sử dụng thuốc thảo dược đã có lịch sử từ lâu đời, chủ trương trên
cơ sở khoa học thừa kế, nghiên cứu những kinh nghiệm tốt của YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại
(YHHĐ) nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thử nghiệm trên dòng tế bào thận của người HEK-293 của 20 bài thuốc dân gian thu thập tại tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 68
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TRÊN DÒNG TẾ BÀO THẬN
CỦA NGƯỜI HEK-293 CỦA 20 BÀI THUỐC DÂN GIAN
THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Trịnh Thị Diệu Thường*, Ngô Thị Kim Oanh*, Khổng Lê Trường Giang**, Bùi Chí Bảo*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống Y học Cổ truyền (YHCT) đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển. Ngay cả ở các nước phát
triển, các sản phẩm thảo dược thô là những sản phẩm thay thế phổ biến cho thuốc tổng hợp, theo báo cáo từ
Global Industry Analysts thì doanh số bán thuốc thảo dược thiên nhiên thô toàn cầu hàng năm đạt 107 tỷ đô la
Mỹ vào năm 2017. Ở Việt Nam, truyền thống sử dụng thuốc thảo dược đã có lịch sử từ lâu đời, chủ trương trên
cơ sở khoa học thừa kế, nghiên cứu những kinh nghiệm tốt của YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại
(YHHĐ) nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân đã được ghi trong Hiến pháp của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1980 và năm 1992. Nhân dân ta sử dụng các thảo dược, bài
thuốc YHCT phòng và trị bệnh trong cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng ngày càng phổ biến. Tuy
nhiên, chúng ta chủ yếu thực hiện khảo sát độc tính cấp trên động vật qua đánh giá độc tính LD50, thực tế có rất
ít các nghiên cứu thử nghiệm độc tính tế bào. Thử nghiệm độc tính tế bào giúp đánh giá tác dụng gây chết tế bào
của thuốc. Từ đó, chúng ta có sơ sở để thử nghiệm tác dụng của thuốc trên người. Tế bào phôi người được chứng
minh là có giá trị trong sàng lọc thuốc/ độc tính và các nghiên cứu cơ học bao gồm con đường phân tích bệnh tật,
phân tích độc tính. Đồng thời nghiên cứu trên tế bào người sẽ có nguồn cung cấp không giới hạn cho một loạt các
mô hình độc tính có thể bổ sung cho các mô hình động vật thông thường với các mô hình phù hợp với con người
hơn. Trong các dòng tế bào phôi người thì dòng tế bào HEK – 293 thường được sử dụng hơn. Dòng tế bào này có
nguồn gốc từ phôi thận của người, có ưu điểm là dễ dàng nuôi cấy, cấy chuyển, chứa kháng nguyên T lớn SV40
có khả năng sao chép cao. Với mục tiêu nghiên cứu là thử nghiệm độc tính của dược liệu trên dòng tế bào HEK –
293 của 20 bài thuốc chọn lọc trên tỉnh Sóc Trăng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chiết của 20 bài thuốc chọn lọc từ 270 bài thuốc ở tỉnh Sóc
Trăng. Phương pháp nghiên cứu theo MTS assay, dòng tế bào phôi thận của người HEK-293.
Kết quả: Xác định nồng độ ức chế 50% IC50 trên các bài thuốc: 30, 70, 76, 81, 109, 180, 124 và 265:
không xác định được xác định nồng độ ức chế 50% IC50 trên các bài thuốc: 19, 40, 80, 121, 141, 162, 229,
232, 248, 267, 270.
Kết luận: Kết quả độc tính tế bào của 20 bài thuốc nghiên cứu được nhóm chia ra ba nhóm dựa vào số lượng
tế bào sống sót ở nồng độ thuốc cao nhất: Nhóm không gây độc (8 bài thuốc): 30, 70, 76, 81, 109, 124, 180, 265.
Nhóm gây độc ít (8 bài thuốc): 80, 141, 229, 232, 268, 270. Nhóm gây độc nhiều (4 bài thuốc): 19, 40, 121, 162,
248, 267. Khảo sát độc tính dựa trên đánh giá tế bào chết 50% thường kiểm tra những nhóm thuốc có tiềm năng
tiêu diệt ung thư. Trong các nhóm thuốc khảo sát, thì chỉ có 2 bài có tính năng này là bài 267 và 268. Đó là hai
bài sẽ được kiểm tra mở rộng trên mô hình ung thư vú và u nguyên bào thần kinh.
Từ khóa: tế bào phôi thận của người HEK-293, độc tính tế bào, nồng độ gây chết 50% tế bào
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Ngô Thị Kim Oanh ĐT: 0964783153 Email: ntkoanh@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 69
ABSTRACT
EVALUATING THE TOXICITY OF 20 REMEDIES COLLECTED IN SOC TRANG PROVINCE
IN HEK-293 CELLS
Trinh Thi Dieu Thuong, Ngo Thi Kim Oanh, Khong Le Truong Giang, Bui Chi Bao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 68 – 74
Objectives: According to the statistics of the World Health Organization (WHO), the Traditional
Medicine system provides the needs for primary health care for about 80% of the population in developing
countries. Even in developed countries, raw herbal products are popularly used to substitute for synthetic
medicine. According to a report from Global Industry Analysts, the annual global sales of natural herbal
medicines reached 107 billion USD in 2017. In Vietnam, the tradition of using herbal medicines has a long
history, we have based on the basis of science inheriting and studying good experiences of traditional
medicine, have combined traditional medicine with western medicine to strengthen the ability to prevent
and treat diseases for the people, which was recorded in the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam
in 1980 and 1992. Using herbs, traditional remedies to prevent and treat diseases of Vietnamese people in the
whole country in general as well as particularly in Soc Trang province is more and more popular. However,
the investigation of the acute toxicity of animals was mainly done through the assessment of LD50 toxicity.
Only few studies concerning cytoxicity of medicine have been performed. Cytotoxicity test helps to assess the
cell death effect of the medicine. Since then, we have a facility to test the effects of medicines on human.
Human embryonic cells have been shown to be valuable in drug / toxicity screening and mechanical studies
including pathways for disease analysis and toxicity analysis. At the same time, research on human cells will
provide an unlimited application for a lot of toxic models that can supply more suitably for human. HEK-293
cells are often used, this is a cell line originating from human embryos, with some advantages, such as:
cultivate and transfer easily, and contain large T-antigen SV40 with high reproducibility. The aim of the
research is to study the toxicity of herbal 20 remedies collected in Soc Trang province on HEK-293 cells.
Materials and Methods: Aqueous extracts of 20 from 270 remedies in Soc Trang province. MTS assay,
HEK-293 cell line.
Results: IC50 values of the following remedies: 30, 70, 76, 81, 109, 180, 124, 265 were successfully
determined while the IC50 values of the others: 19, 40, 80, 121, 141, 162, 229, 232, 248, 267, 270 could not be identified.
Conclusion: The results of cytotoxicity of 20 formulas were divided into three groups, based on the number
of cells surviving at the highest drug concentration: Non-toxic group (8 remedies): 30, 70, 76, 81, 109, 124, 180,
265. Low- toxic group (8 remedies): 80, 141, 229, 232, 268, 270. High-toxic group (4 remedies): 19, 40, 121, 162,
248, 267. Evaluating the toxicology based on 50% cell death assessment is often used for checking the groups of
drugs with potential to kill cancer. In the remedies, only 2 remedies with this feature are 267 and 268. These
remedies will be examined extensively on breast cancer model, and neuroblastoma.
Key words: HEK-293 cell line, the cytotoxicity, IC50
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), hệ thống Y học Cổ truyền (YHCT) đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
khoảng 80% dân số ở các nước đang phát
triển(10). Ngay cả ở các nước phát triển, các sản
phẩm thảo dược thô là những sản phẩm thay thế
phổ biến cho thuốc tổng hợp, theo báo cáo từ
Global Industry Analysts thì doanh số bán thuốc
thảo dược thiên nhiên thô toàn cầu hàng năm
đạt 107 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017(3). Ở Việt Nam,
truyền thống sử dụng thuốc thảo dược đã có lịch
sử từ thời cổ đại, phong kiến đến hiện đại, người
Việt đã rất tự hào về truyền thống này qua câu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 70
nói của thiền sư Tuệ Tĩnh “Nam dược trị Nam
nhân”(5,6,9). Dù có nhiều thăng trầm theo chiều
dài lịch sử, nhưng nguồn tri thức các bài thuốc
Nam luôn được giữ gìn, truyền khẩu và liên tục
bổ sung, đổi mới trong YHCT, mỗi địa phương
vùng miền đều có những cây thuốc quý, nhiều
bài thuốc hay và nhiều kinh nghiệm chữa bệnh
dân gian đặc sắc(4).
Việc sử dụng các thảo dược, bài thuốc YHCT
phòng và trị bệnh trong cả nước nói chung và
tỉnh Sóc Trăng nói riêng ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu thực hiện khảo sát
độc tính cấp trên động vật qua đánh giá độc tính
LD50 và có rất ít các nghiên cứu thử nghiệm độc
tính trên tế bào. Tế bào phôi người được chứng
minh là có giá trị trong sàng lọc thuốc/ độc tính
và các nghiên cứu cơ học bao gồm con đường
phân tích bệnh tật và độc tính phát triển. Đồng
thời nghiên cứu trên tế bào người sẽ có nguồn
cung cấp không giới hạn cho một loạt các mô
hình độc tính có thể bổ sung cho các mô hình
động vật thông thường và phù hợp với con
người hơn. Trong đó thường sử dụng tế bào
HEK-293, đây là dòng tế bào có nguồn gốc từ
phôi thận của người (thận là nơi đào thải chính
của người), có ưu điểm dễ nuôi cấy, cấy chuyển,
và chứa kháng nguyên T lớn SV40 có khả năng
sao chép cao.
Mục tiêu nghiên cứu
Thử nghiệm độc tính của dược liệu trên
dòng tế bào thận của người HEK-293 của 20 bài
thuốc tại tỉnh Sóc Trăng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cao chiết của 20 bài thuốc lọc từ 270 bài
thuốc ở tỉnh Sóc Trăng gồm các bước:
Giai đoạn 1
Chiết từng dược liệu bằng nước cất theo
nguyên tắc như sau:
Cân mỗi loại dược liệu khô theo tỷ lệ của
từng bài thuốc, tổng khối lượng mỗi bài thuốc
là 2 kg.
Xay thô dược liệu.
Cho nước ngập mặt dược liệu.
Sắc (chiết nóng) nước bằng nồi inox.
Thời gian nấu:
+ Loại thân rễ cứng: nấu 6 – 8 giờ (2 lần).
+ Lá, hoa, cành nhỏ: nấu 4 – 6 giờ (2 lần).
+ Hoa: nấu 2 – 3 giờ (2 lần).
Giai đoạn 2
Cô Cao Thuốc (Bảng 2):
Lọc dịch chiết bằng bông gòn qua phễu.
Cô cách thủy riêng từng dịch chiết.
Bảng 1. Hiệu suất, độ ẩm và nồng độ thử nghiệm của
20 bài thuốc
Bài
thuốc
Hiệu suất
chiết (%)
Độ ẩm (%)
Nồng độ thử
nghiệm (µg/ml)
*
19 6 8 1 - 100
30 8 8 1000 - 12000
40 8 12 1 - 100
70 6 8 1000 - 10000
76 5 12 1000 - 10000
80 5 12 1 - 100
81 5 11 1000 - 10000
109 6 12 1000 - 10000
121 6 8 1 - 100
124 5 7 1000 - 10000
141 6 10 1 - 150
162 5 13 1 - 100
180 8 12 1000 - 12000
229 5 11 10 - 250
232 6 10 10 - 200
248 7 14 1 - 100
265 5 10 1000 - 10000
267 5 15 1 - 100
268 5 7 1 - 100
270 5 10 1 - 100
Phương pháp tính IC50
Tương ứng với các dãy số nồng độ thử
nghiệm ở bảng trên theo từng bài thuốc, nhóm
nghiên cứu pha loãng ở 6 nồng độ khác nhau để
thử nghiệm tìm IC50 cho từng bài thuốc.
Giai đoạn 3
Bảo quản cao đặc ở nhiệt độ 40C.
Bài thuốc 19: (Lá dâu: Cỏ nhọ nồi) = 1:1.
Bài thuốc 30: (Cỏ nhọ nồi: Bồ công anh: Củ rẻ
quạt: Kim ngân hoa: Cam thảo dây) = 10:10:6:8:3.
Bài thuốc 40: (quả Sầu riêng: quả Măng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 71
cụt)=1:2.
Bài thuốc 70: (Rau đắng: Khổ qua: Rau má:
Mật gấu: Chó đẻ: Thù lù: Mướp gai: Cam thảo
nam: Gừng) = 6:6:6:5:13:6:5:6:3.
Bài thuốc 76: (Diệp hạ châu: đường) = 1:1
Bài thuốc 80: (Ô rô: Quao) = 1:1.
Bài thuốc 81: Trâm bầu.
Bài thuốc 109: (Cỏ xước: Lá lốt: Trinh nữ: Rễ
nhàu: Tầm gửi: Cây dâu tằm) = 1:1:1:1:1:1.
Bài thuốc 121: (Râu mèo: Chó đẻ răng cưa:
Thài lài) = 1:1:1.
Bài thuốc 124: (Bồ công anh: Dành dành: Mã
đề: Thài lài tía: Rau má: Râu bắp: Cam thảo dây)
= 5:3:4:3:3:3:3.
Bài thuốc 141: (Trùng đất: Đậu đen: Bồ ngót)
= 1:2:4.
Bài thuốc 162: (Hoa kinh giới: Cỏ nhọ nồi:
Gương sen: Rau má: Ngải cứu) = 4:3:5:5:3.
Bài thuốc 180: Mù u.
Bài thuốc 229: Bạch hoa xà thiệt thảo.
Bài thuốc 232: Dừa cạn.
Bài thuốc 248: (lá Sen, lá Vông nem: Cây
nhãn lồng: Củ bình vôi) = 2:2:2:3.
Bài thuốc 265: Lá mật gấu.
Bài thuốc 267: (lá Đu đủ: Bạch hoa xà thiệt
thảo) = 2:3.
Bài thuốc 268: (Cây lược vàng: Bạch hoa xà
thiệt thảo) = 2:3.
Bài thuốc 270: (lá Đu đủ: Trinh nữ hoàng
cung) = 5:4.
Các dược liệu được thu hái và bảo quản tại
Sóc Trăng vào tháng 10/2015, người thu hái ông
Võ Văn Thành Niệm.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thí nghiệm từ tháng 1/2016
đến tháng 10/2016.
Phương tiện nghiên cứu
Tế bào thận của người HEK-293 (tế bào
phôi thận ở người), số liệu được nhập vào MS.
Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS 16.0, sử dụng phép kiểm phi tham số
Wilcoxon signed rank sum test để so sánh các
biến số giữa thời điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p <0,05.
Phương pháp tiến hành
Phương pháp nuôi cấy tế bào
Rã đông tế bào: Tế bào đã được chuyển gen
HBx được đông lạnh để có thể bảo quản lâu hơn.
Khi nào muốn nuôi cấy chỉ cần rã đông tế bào và
nuôi cấy. Giữ ống tế bào ở 370C và lắc thật nhanh
và nó sẽ tan ra trong vòng 1 phút (có thể ít hơn).
Lau ống chứa tế bào bằng cồn 70% và đặt vào tủ
cấy để thao tác. Mở ống đựng tế bào, thêm 0,5
ml môi trường Mc Coy’s 5A. Chuyển toàn bộ
những gì trong ống vào ống ly tâm và thêm 4,5
môi trường ấm vào ngay. Ly tâm 1,2 rpm trong 5
phút. Đổ bỏ dịch nổi, huyền phù cặn tế bào
trong 10 ml môi trường mới. Chuyển hết dịch tế
bào cho vào đĩa nuôi cấy mới (10 cm). Nuôi ở
370C, 5% CO2.
Cấy tế bào vào đĩa nhiều giếng: Hút hết môi
trường cũ trong đĩa nuôi cấy, tránh làm bong
tróc những tế bào bám. Rửa tế bào với PBS.
Thêm 1ml trypsin 1X để tách tế bào. Ủ tế bào 30
giây ở 370C, khi toàn bộ lớp đơn tách khỏi đĩa
nuôi cấy, thêm môi trường nuôi cấy vào để bất
hoạt trypsin. Hút hết dịch tế bào vào ống ly tâm
sạch, ly tâm 1,2 vòng/phút trong 5 phút, bỏ dịch
nổi. Thêm 10 ml môi trường mới vào, huyền phù
mạnh để phá vỡ những cụm tế bào, kiểm tra để
chắc chắn rằng có huyền phù tế bào đơn; hút
10µl dịch huyền phù tế bào cho lên buồng đếm
hồng cầu. Đếm tế bào, xác định mật độ tế bào,
tính toán độ pha loãng cần thiết để đảm bảo số
lượng tế bào trong từng giếng là như nhau. Ủ tế
bào trong tủ nuôi 370C, 5% CO2.
Quy trình rã đông tế bào: Hút hết môi
trường cũ trong đĩa nuôi cấy, tránh làm bong
tróc những tế bào bám. Rửa tế bào với PBS. Ủ tế
bào với các nồng độ thuốc cần thiết cho thí
nghiệm. Ủ tế bào trong tủ nuôi 370C, 5% CO2 từ
24 đến 72 giờ, quá trình này có thể kéo dài đến 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 72
tháng tùy vào thiết kế thí nghiệm.
Phương pháp đo màu, định lượng số tế bào sống và
chết (MTS assay)
Thử nghiệm MTS là phương pháp đo màu,
định lượng số tế bào sống và chết. MTS là muối
hữu cơ màu vàng, 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-5-
(3-carboxymethoxyphenyl)-2-(4-sulfophenyl)-
2H-tetrazolium khi có mặt PMS (phenazine
methosulfate) sẽ được tế bào chuyển hóa, tạo ra
một sản phẩm formazan tan trong môi trường
nuôi cấy tế bào. Lượng formazan tạo ra sẽ được
định lượng bằng lượng ánh sáng ở bước sóng
490 nm bị hấp thụ và tỷ lệ thuận với lượng tế
bào sống trong môi trường nuôi cấy đó.
Đánh giá khả năng sống sót tế bào trên đĩa
96 giếng. Chất MTS cùng với dung dịch sinh lý
tạo môi trường sống cho tế bào nuôi cấy, với
nồng độ cuối cùng MTS là 0,2 - 0,5 mg/ml, ủ
trong 1 - 4 giờ. Số lượng formazan tỷ lệ thuận
với số lượng tế bào sống, đo bằng quang phổ
hấp thụ ở bước sóng 490 nm bằng trắc quang.
Tế bào sống trong trao đổi chất có sử dụng
enzyme succinat dehydrogenase (SDH) chuyển
đổi MTS, màu vàng thành formazan, màu tím
với bước sóng cao nhất 490 - 500 nm. Khi các tế
bào chết, tế bào mất khả năng chuyển đổi MTS
thành formazan, do đó màu không hình thành
và mức độ màu tím đậm nhạt như là một dấu
hiệu hữu ích và tiện lợi chỉ ra có tế bào sống sót
hay không. Cơ chế tế bào chuyển MTS thành
formazan, liên quan đến phản ứng NADH thành
NAD+, quá trình phân tử chuyển electron khi có
MTS. Nhiều nghiên cứu cho thấy enzyme ti thể
đóng vai trò cơ chất tham gia phản ứng chuyển
đổi MTS thành formazan, đo lường hoạt động
của ty thể.
KẾT QUẢ
Một số bài thuốc không có thể xác định IC50
như các bài thuốc: 30, 70, 76, 81, 109, 180, 124 và
265 (Bảng 2).
Kết quả độc tính tế bào của 20 bài thuốc
nghiên cứu được nhóm chia ra ba nhóm dựa vào
số lượng tế bào chết 50% chia làm 3 nhóm:
Nhóm không gây độc, nhóm gây độc ít và nhóm
gây độc nhiều.
Bảng 2. Bảng kết quả IC50 của các bài thuốc trên tế bào
STT Tên bài thuốc IC50 (µg/ml)
1 Bài thuốc 19 28
2 Bài thuốc 30
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
3 Bài thuốc 40 54
4 Bài thuốc 70
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
5 Bài thuốc 76
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
6 Bài thuốc 80 80
7 Bài thuốc 81
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
8 Bài thuốc 109
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
9 Bài thuốc 121 54
10 Bài thuốc 124
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
11 Bài thuốc 141 140
12 Bài thuốc 162 31
13 Bài thuốc 180
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
14 Bài thuốc 229 210
15 Bài thuốc 232 150
16 Bài thuốc 248 60
17 Bài thuốc 265
Không tìm được IC50 trong khoảng
nồng độ khảo sát
18 Bài thuốc 267 1,7
19 Bài thuốc 268 79
20 Bài thuốc 270 88
BÀN LUẬN
Các xét nghiệm độc tế bào đánh giá khả
năng tồn tại của tế bào có thể được phân loại
theo các cơ chế khác nhau như đánh giá sự mất
tính toàn vẹn của màng, hoạt động trao đổi chất
màng, mất cấu trúc lớp đơn và bắt giữ tế bào
trong các giai đoạn khác nhau của chu trình tế
bào. Những thử nghiệm này giúp xác định tiềm
năng gây độc tế bào của các loại thuốc bằng cách
sử dụng các bộ hóa chất thử thương mại.
Nồng độ của bài thuốc được xác định từ pha
loãng vì ở nồng độ nhất định, enzyme có tác
dụng tĩnh mặc dù nồng độ tăng lên. Nồng độ
được xác định như đã đề cập trong các phương
pháp và các hợp chất thử nghiệm trước. Bài 267
và 268 vẫn cho thấy hoạt tính ức chế cao ở mức
quy đổi là 1,7 µg/mL và 79 µg/mL. Bài 229, 232,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 73
270 thấy hoạt tính ức chế ở mức vừa phải. Kết
quả phù hợp với nghiên cứu của Wen Deng
trong nghiên cứu in-vitro có tên là khả năng
chống ung thư của Bạch hoa xà thiệt thảo. Đồng
thời nghiên cứu còn tiến hành trên các tế bào
ung thư biểu bì (KB-3-1), tế bào ung thử phổi (H-
460, A-549), tế bào ung thư tụy người (MiaPacA-
2) và cho thấy rằng khả năng gây chết tế bào ung
thư rất cao. Đồng thời phù hợp với nghiên cứu
của Nguyen TT(7) cho thấy chiết xuất từ lá Đu đủ
in- vitro gây độc mạnh trên các tế bào ung thư
biểu mô tế bào vảy ở người (tế bào ung thư
SCC25) bằng phương pháp đo MTT. Với nghiên
cứu của Nguyen MN và cộng sự In-vitro cho
thấy rằng vị thuốc Địa long gây độc tế bào chọn
lọc ở tế bào MCF-7 (1 loại tế bào ung thư vú ở
người)(8). Nghiên cứu của Zhang J và cộng sự
cũng cho thấy một steroid chiết xuất từ cây Bồ
ngót gây độc trên 5 dòng tế bào người(11). Từ kết
quả này gợi ý rằng các dược liệu dùng trong các
bài thuốc Y học cổ truyền không chỉ có tác dụng
trong điều trị bệnh mà còn có thể gây độc cho
người khi sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là trong
nghiên cứu in-vitro của Wen Deng về Bạch hoa
xà thiệt thảo trên tế bào phôi thận HEK-293 cho
kết quả là ít gây độc trong khi kết quả nghiên
cứu thì cho kết quả độc tính cao cho dòng tế bào
HEK-293(2). Sự khác biệt ở đây có thể là về số
lượng dược liệu. Nghiên cứu của Wen Deng là
nghiên cứu về một dược liệu, còn nghiên cứu
này là sự kết hợp giữa lá Đu đủ và Bạch hoa xà
thiệt thảo hay cây Lược vàng với Bạch hoa xà
thiệt thảo. Từ đây giúp gợi ý sự kết hợp nhiều
dược liệu có độc tính thì làm tăng độc tính tế bào
hơn, hoặc sự tương tác giữa các hoạt chất trong
các dược liệu gây tăng độc tính tế bào hơn. Điều
nay nên được làm rõ trong các nghiên cứu sâu
hơn. Ở Việt Nam thường hay kết hợp nhiều
dược liệu với nhau để thành bài thuốc thang. Vì
vậy việc hiểu sâu hơn về sự tương tác hay kết
hợp các dược liệu là cần thiết để tránh những tác
dụng ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, một nghiên cứu in-vitro của Yee
Kwang Ang lại cho thấy vỏ và hột đu đủ lại có
tác dụng chống oxy hóa cao. Đồng thời nghiên
cứu của Saurabh Pandey nghiên cứu dung dịch
hột Đu đủ có tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào
với thử nghiệm trên dòng tế bào HEK-293(1). Từ
các kết quả này gợi ý rằng cùng một loại cây
trồng nhưng tùy thuộc vào bộ phận (lá, hoa, hột)
mà có khả năng gây độc hay có tác dụng tích cực
trên người. Chính vì thế trong quá trình sử dụng
thuốc thảo dược cũng cần làm các thử nghiệm
để tầm soát độc tính trên người.
Tuy nhiên đây chỉ là những nghiên cứu trên
tế bào người trên thực nghiệm phụ thuộc vào độ
nhạy và độ chính xác của kỹ thuật được sử dụng
phương pháp quang phổ. Vì thế, việc phát hiện
các hoạt động ức chế của các loại thảo dược và
các hợp chất có hoạt tính của chúng cũng còn
hạn chế nhất định cần tiến hành trên lâm sàng
để có thêm bằng chứng chính xác.
Một trong những nhược điểm của phương
pháp đo quang phổ xác định IC50 này là hoạt
động ức chế của các hợp chất đã thay đổi rất
nhanh khi đi từ nồng độ cao đến thấp. Mối quan
tâm chính là nồng độ enzym quá cao và thậm
chí sau khi ức chế, enzyme hoạt động còn lại đủ
để thủy phân chất nền. Thêm vào đó, IC50
thường kiểm tra những nhóm thuốc có tiềm
năng tiêu diệt ung thư.
Trong các nhóm thuốc khảo sát, thì chỉ có 2
bài có tính năng này là bài 267 và 268. Trong
một nghiên cứu tổng hợp của Nguyen TT cho
thấy chiết xuất các chất từ đu đủ có tác dụng
điều trị nhiều loại ung thư như: ung thư vú,
ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến(7).
Nghiên cứu của Wen Deng trong nghiên cứu
in-vitro có tên là khả năng chống ung thư của
Bạch hoa xà thiệt thảo trên các tế bào ung thư
biểu bì (KB-3-1), tế bào ung thử phổi (H-460,
A-549), tế bào ung thư tụy người (MiaPacA-2).
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể giúp mở
rộng thêm hướng nghiên cứu trên thực nghiệm
và lâm sàng của các bài thuốc 267, 268.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 74
KẾT LUẬN
Kết quả độc tính tế bào của 20 bài thuốc
nghiên cứu được nhóm chia ra ba nhóm dựa vào
nồng độ tế bào chết 50%:
- Nhóm không gây độc (8 bài thuốc): 30, 70,
76, 81, 109, 124, 180, 265.
- Nhóm gây độc ít (6 bài thuốc): 80, 141, 229,
232, 268, 270.
- Nhóm gây độc nhiều (6 bài thuốc): 19, 40,
121, 162, 248, 267.
Các mô hình độc tính tế bào chết 50%
thường kiểm tra những nhóm thuốc có tiềm
năng tiêu diệt ung thư. Trong các nhóm thuốc
khảo sát, thì chỉ có 2 bài có tính năng này là bài
267 và 268. Đó là hai bài sẽ được kiểm tra mở
rộng trên mô hình ung thư vú và u nguyên bào
thần kinh.
Lời cảm ơn: Bài báo này là một phần kết
quả của đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Sở
khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng, đã
được công nhận kết quả theo quyết định số
177/QĐ-SKHCN ngày 28/12/25018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ang YK, Sia WCM, Khoo HE, Yim HS (2012). “Antioxidant
Potential of Carica Papaya Peel and Seed”. Focusing on Modern
Food Industry, https://www.researchgate.net/publication/.
2. Deng W, Hu B, Dai CL, et al (2013). “Anticancer Activity of
Oldenlandia Diffusa & Viola Philippica Car”. Journal of cancer
Research updates, pp.87-94.
3. Global Industry Analysts (2013). Herbal Supplements and
Remedies. A Global Strategic Business Report.
4. Hoàng Thị Hường (2012). Sưu tầm cây thuốc và kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc, bài thuốc cho chăm sóc sức khỏe tại huyện Sa
Pa tỉnh Lào Cai. Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành YHCT, Học
viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
5. Monnais-Rousselot L; Thompson CM; Wahlberg A (2012).
Southern Medicine for Southern People: Vietnamese Medicine
in the Making. Cambridge Scholars Publishing, pp.1-80.
6. Nguyễn Bá Tĩnh (2007). Tuệ Tĩnh toàn tập. Nhà xuất bản Y học
Hà Nội, pp.367-380.
7. Nguyen T. Thao, Shaw PN, Parat MO, Hewavitharana AK
(2013). “Anticancer activity of Carica papaya: a review”.
Molecular Nutrition Food Research, 57(1):153-64.
8. Nguyễn Thị My Nương, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2016).
“Selective cytotoxicity of a Vietnamese traditional formula, Nam
Dia long, against MCF-7 cells by synergistic effects”. BMC
Complement Alternative Medicine, 16:220.
9. Trần Trọng Dương (2010). “Nghiên cứu về Tuệ Tĩnh”. Nghiên
cứu Lịch sử, https://khoavanhoc.edu.vn/index.php/.
10. World Health Organization (2013). New WHO Guidelines to
Promote Proper Use of Alternative Medicines. WHO traditional
medicine strategy 2014-2023,
https://www.who.int/medicines/publications/traditional.
11. Zhang J, Zhu WF, Zhu WY, Yang PP, Xu J, Manosroi J, Kikuchi
T, Abe M, Akihisa T, Feng F (2018). “Melanogenesis-Inhibitory
and Cytotoxic Activities of Chemical Constituents from the
Leaves of Sauropus androgynus L. Merr. (Euphorbiaceae)”.
Chemistry & Biodiversity, https://doi.org/10.1002/cbdv.201700486.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_thu_nghiem_tren_dong_te_bao_than_cua_nguoi_hek_293_c.pdf