Tài liệu Kết quả thử nghiệm quy trình kỹ thuật mới trên giống mía suphanburi 7 tại Hậu Giang: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
769
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH KỸ THUẬT MỚI TRÊN GIỐNG MÍA
SUPHANBURI 7 TẠI HẬU GIANG
Nguyễn Đức Quang, Lê Thị Hiền, Dương Công Thống,
Đỗ Văn Tường và Nguyễn Thị Tân1
1 Viện Nghiên cứu Mía đường: Phú An, Bến Cát, Bình Dương. ĐT 06503.580.885
TÓM TẮT
Giống mía Suphanburi 7 (bố 85-2-352 x mẹ K84-200) có nguồn gốc từ Thái Lan, nhập nội vào
Việt Nam năm 2005. Khi trồng giống Suphanburi 7, bón 140 P2O5 kg/ha phân lân nung chảy Ninh Bình,
áp dụng phòng trừ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học (Phun nấm Beauveria bassiana 3,0
kg/ha/lần, phun vào thời kỳ mía đẻ nhánh và bắt đầu làm lóng vươn cao) kết quả cho thấy mía sinh
trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 126,8 tấn/ha (tăng so với quy trình cũ 15,8%) và chữ đường
đạt 11,56 CCS (tăng so với quy trình cũ 6,94%).
Từ khóa: Suphanburi 7, chữ đường, giống mía Thái Lan.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía của
vùng Tây Nam bộ hiện nay dựa vào qu...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thử nghiệm quy trình kỹ thuật mới trên giống mía suphanburi 7 tại Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
769
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH KỸ THUẬT MỚI TRÊN GIỐNG MÍA
SUPHANBURI 7 TẠI HẬU GIANG
Nguyễn Đức Quang, Lê Thị Hiền, Dương Công Thống,
Đỗ Văn Tường và Nguyễn Thị Tân1
1 Viện Nghiên cứu Mía đường: Phú An, Bến Cát, Bình Dương. ĐT 06503.580.885
TÓM TẮT
Giống mía Suphanburi 7 (bố 85-2-352 x mẹ K84-200) có nguồn gốc từ Thái Lan, nhập nội vào
Việt Nam năm 2005. Khi trồng giống Suphanburi 7, bón 140 P2O5 kg/ha phân lân nung chảy Ninh Bình,
áp dụng phòng trừ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học (Phun nấm Beauveria bassiana 3,0
kg/ha/lần, phun vào thời kỳ mía đẻ nhánh và bắt đầu làm lóng vươn cao) kết quả cho thấy mía sinh
trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 126,8 tấn/ha (tăng so với quy trình cũ 15,8%) và chữ đường
đạt 11,56 CCS (tăng so với quy trình cũ 6,94%).
Từ khóa: Suphanburi 7, chữ đường, giống mía Thái Lan.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía của
vùng Tây Nam bộ hiện nay dựa vào quy trình
kỹ thuật canh tác được ban hành theo Quyết
định số 574/QĐ-TT-CCN, ngày 07/10/2011
của Cục trưởng Cục trồng trọt: trồng 1 ha
mía bón 0,5 – 1 tấn vôi; 10 – 30 tấn phân hữu
cơ hoặc 1 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh; 450 –
500 kg Urea; 600 – 700 kg Super lân; 350 –
400 kg KCl; 3 kg thuốc trừ cỏ Ansaron 80WP,
rải 20 kg thuốc trừ sâu Basudin hoặc Diaphos
10 H khi trồng để phòng trừ sâu đục thân
phá hại hom giống và mầm mía, cắt hủy cây
nhiễm sâu bệnh, rải thuốc hạt cục bộ 10g/m dài
trên những bụi mía bị sâu đục thân tấn công.
Tuy nhiên, Tây Nam bộ là vùng đất thấp,
đa phần đất bị chua phèn (pHKCl 3,2 – 4,3) và
chứa hàm lượng lân dễ tiêu thấp (0,40 – 5,70
mg/100g đất) do lân dễ bị cố định. Bón phân
super lân có chứa lưu huỳnh tạo nên gốc axit
cao nên khả năng làm tăng độ chua của đất là
rất lớn. Vì vậy để giảm độ chua của đất nên
thay thế phân Super lân bằng phân lân nung
chảy Ninh Bình nhằm tạo điều kiện cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Phòng trừ nhóm sâu đục thân bằng
thuốc hóa học gặp phải khó khăn do quần
thể ruộng mía rậm rạp khó thực hiện khi mía
đã lớn hoặc do điều kiện thời tiết không
thuận lợi. Mặt khác sử dụng thuốc hóa học
làm tiêu diệt các loài sinh vật có ích tồn tại
tự nhiên trên ruộng mía. Phòng trừ sâu hại
bằng biện pháp sinh học tuy hiệu quả chậm
nhưng kéo dài do nấm tiếp tục được nhân lên
và duy trì trên ruộng mía, đồng thời bảo vệ
được các loài sinh vật có ích để kìm hãm
không cho các loài sâu đục thân phát triển
thành dịch,không gây ô nhiễm môi trường,
không phá vỡ cân bằng sinh thái và bảo vệ
được các loài thiên địch có ích, tạo ra sản phẩm
sạch cho con người.
Do đó, cần xác định chủng loại (lân
super hay lân nung chảy) để tăng cường hiệu
quả sử dụng phân bón và liều lượng lân thích
hợp để cây mía cho năng suất, chất lượng cao,
không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Việc áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học (sử
dụng nấm Beauveria bassiana) có hiệu quả và
thân thiện với môi trường cần được nghiên cứu
nhằm bổ sung, hoàn thiện cho quy trình canh
tác giống mía mới.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thử nghiệm chủng loại và liều lượng
phân lân
Thử nghiệm gồm 6 công thức:
+ Công thức 1 (đ/c): Bón lót khi trồng
120 kg P2O5/ha (750 kg super lân)
+ Công thức 2: Bón lót khi trồng 100 kg
P2O5 /ha (600 kg super lân)
+ Công thức 3: Bón lót khi trồng 140 kg
P2O5/ha (850 kg super lân)
+ Công thức 4: Bón lót khi trồng 100 kg
P2O5/ha (600 kg lân nung chảy)
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
770
+ Công thức 5: Bón lót khi trồng 120 kg
P2O5/ha (700 kg lân nung chảy)
+ Công thức 6: Bón lót khi trồng 140 kg
P2O5/ha (800 kg lân nung chảy)
Thử nghiệm bố trí theo dạng thực nghiệm
không lặp lại, trồng ngày 22/01/2012, thu hoạch
ngày 20/01/2013 tại xã Tân Tiến, TP Vị Thanh,
Hậu Giang.
2.2. Thử nghiệm phòng trừ sâu hại bằng
biện pháp sinh học
Thử nhiệm gồm 3 công thức.
+ CT1 (đ/c): Phòng trừ hóa học: Phòng trừ
sâu bằng cách rải thuốc hạt cục bộ 2 lần vào giai
đoạn mía đẻ nhánh và giai đoạn đầu làm lóng
vươn cao, mỗi lần 10g/m dài.
+ CT2: Phòng trừ sinh học: Phun nấm
Beauveria bassiana 3,0 kg/ha/lần (150g x 109
bào tử /bình 25l x 20 bình/ha/lần phun), phun 2
lần giai đoạn mía đẻ nhánh và giai đoạn đầu
làm lóng vươn cao.
+ CT3: Phòng trừ IPM: Rải thuốc hạt cục
bộ giai đoạn mía đẻ nhánh (10 g/m dài), sử
dụng nấm Beauveria bassiana 3,0 kg chế
phẩm/ha/lần (150g x 109 bào tử/bình 25l x 20
bình/ha/lần) phun khi mía 3 – 4 tháng tuổi; sau
đó cắt bỏ các cây mía bị sâu hại đem chôn hoặc
ngâm nước.
Thử nghiệm bố trí theo dạng thực nghiệm
không lặp lại, trồng ngày 19/02/2012, thu hoạch
ngày 23/02/2013 tại xã Tân Tiến, TP Vị Thanh,
Hậu Giang.
2.3. Mô hình trình diễn quy trình kỹ thuật
mới
Mô hình trồng 10 ha năm 2012 và trồng
10 ha năm 2013.
Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu: Tỷ lệ
mọc mầm, sức đẻ nhánh, mật độ cây, chiều cao
cây, tốc độ vươn cao, các chỉ tiêu về sâu bệnh
hại, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất
và chất lượng mía nguyên liệu. Tính hiệu quả
kinh tế.
Xử lý số liệu trên phần mềm Excel và MSTATC.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thử nghiệm chủng loại và liều
lượng phân lân tại Hậu Giang
Bảng 1. Các yếu tố cấu thành năng suất (vụ tơ, mía 12 tháng tuổi)
Công thức Chiều cao cây nguyên liệu (cm)
Đường kính thân
(cm)
Khối lượng cây
(kg)
Mật độ cây hữu hiệu
(ngàn cây/ha)
CT 1
(đ/c) 312,5 2,64 1,77 bc 78,1
CT 2 310,2 2,62 1,69 c 76,3
CT 3 311,9 2,65 1,80 ab 81,9
CT 4 310,7 2,63 1,76 bc 79,3
CT 5 315,6 2,66 1,82 ab 83,5
CT 6 318,8 2,67 1,88 a 84,2
CV (%) 4,17 4,62 3,41 4,98
LSD.05 ns ns 0,11 ns
Tỷ lệ mọc mầm ở các công thức không
khác biệt so với đối chứng. Sức đẻ nhánh ở
công thức bón 140 kg P2O5/ha cao nhất (1,04
nhánh/cây mẹ) và bón 100 kg P2O5/ha thấp
nhất (0,79 nhánh/cây mẹ), các công thức còn
lại tương đương đối chứng. Mật độ giai đoạn
mía kết thúc đẻ nhánh dao động từ 132,2 –
145,3 ngàn cây/ha. Bón 140 kg P2O5/ha lân nung
chảy có mật độ khác biệt so với công thức đối
chứng. Giai đoạn mía thu hoạch (12 tháng tuổi)
công thức bón lân nung chảy có mật độ cây cao
hơn bón super lân trên cùng lượng bón.
Giai đoạn mía 12 tháng tuổi chiều cao
cây dao động từ 339,0 - 347,6 cm so với đối
chứng 341,9 cm. Tốc độ vươn cao khi mía 9
đến 12 tháng tuổi đạt từ 13,6 - 16,9 cm/tháng,
trung bình từ 25,3 - 26,2 cm/tháng.
Tỷ lệ cây chết do sâu hại trên các công
thức giai đoạn mía kết thúc mọc mầm, đẻ
nhánh ở mức <4,0% và giai đoạn mía 6 và 12
tháng tuổi đều ở mức <6,5% và sự chênh lệch
trên các công thức là không đáng kể.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
771
Bảng 2. Năng suất và chất lượng (vụ tơ, mía 12 tháng tuổi)
Công thức Năng suất thực thu (tấn/ha)
Chữ đường
(CCS)
Năng suất quy 10 CCS
Tấn/ha Vượt đối chứng (%)
CT 1 (đ/c) 129,4 bc 11,47 148,4 0,00
CT 2 125,6 c 11,42 143,4 -3,46
CT 3 131,5 ab 11,45 150,6 1,44
CT 4 132,0 ab 11,69 154,3 3,83
CT 5 134,6 a 11,71 157,6 5,85
CT 6 135,9 a 11,75 159,7 7,07
CV (%) 3,66 - - -
LSD 0,05 6,21 - - -
Ghi chú: các giá trị trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo
Dulcan;
Tỷ lệ trổ cờ giữa các công thức chênh
lệch từ 19,7 - 26,3% và thời điểm trổ cờ vào
đầu tháng 12. Mía được vô chân 2 lần, giai
đoạn thu hoạch (12 tháng tuổi) có tỷ lệ cây bị
đổ ngã trên các công thức từ 20,8 - 27,2% và ở
mức nhẹ (cấp 1).
Bón 140 kg P2O5 /ha lân nung chảy cho
năng suất thực thu cao nhất (135,9 tấn/ha), kế
đến bón bón 120 kg P2O5/ ha lân nung chảy
(134,6 tấn/ha), khác biệt so với đối chứng
(129,4 tấn/ha). Chữ đường trên các công thức
chênh lệch nhau không đáng kể, biến động từ
11,42 – 11,75 CCS. Năng suất quy 10 CCS trên
công thức bón 140 kg P2O5/ha lân nung chảy đạt
cao nhất (159,7 tấn/ha) vượt đối chứng 7,07%,
kế đến là công thức bón 120 kg P2O5/ha lân nung
chảy (157,6 tấn/ha) vượt đối chứng 5,85%.
3.2. Kết quả thử nghiệm phòng trừ sâu bằng
biện pháp sinh học
Bảng 3. Thành phần và mức độ bắt gặp của các loài sâu đục thân
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ bắt gặp
1 Sâu mình tím Phramataecia castanea Hubner +
2 Sâu mình hồng lớn Sesamia sp. +++
3 Sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus Bojer ++
4 Sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Snellen +
5 Sâu đục ngọn Scirpophaganivella Fabricius -
6 Sâu mình vàng Eucosma schistaceana Snellen -
Ghi chú: (+++) bắt gặp nhiều >50% số lần. (++) bắt gặp trung bình 26 - 50% số lần. (+) bắt gặp ít
6 - 25% số lần. (-) bắt gặp rất ít 1 - 5% số lần.
Trong ruộng thử nghiệm có 6 loài sâu
đục thân gây hại (Bảng 3),trong đó, loài sâu
mình hồng lớn (Sesamia sp.) bắt gặp nhiều
nhất (+++), mức độ bắt gặp trung bình (++) là
loài sâu 4 vạch (Chilo sacchariphagus Bojer),
loài sâu đục thân mình tím (Phragmataecia
castanea Hubner) và loài 5 vạch đục mầm
(Chilo infuscatellus Snellen) bắt gặp ở mức ít
(+),loài sâu đục thân mình trắng
(Scirpophaganivella Fabricius) và loài đục thân
mình vàng (Eucosma schistaceana Snellen) bắt
gặp ở mức rất ít (-).
Bảng 4. Tỷ lệ cây, lóng bị sâu hại của thử nghiệm
Công thức Tỷ lệ cây bị hại (%) Tỷ lệ lóng bị hại (%) Chỉ số hại (%)
Phòng trừ hóa học (đ/c) 18,69 a 6,03 a 1,13 a
Phòng trừ sinh học 17,38 a 5,64 a 0,98 a
Phòng trừ IPM 14,73 b 4,27 b 0,63 b
CV (%) 6,32 10,28 12,36
LSD 0,05 2,14 1,09 0,23
* Ghi chú: các giá trị trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái thì không khác nhau ở xác suất 99,95% theo
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
772
Dulcan;
Tỷ lệ cây bị hại giai đoạn thu hoạch (mía
12 tháng tuổi) ở công thức phòng trừ IPM thấp
nhất (14,73%), công thức phòng trừ sinh học
17,38% tương đương công thức đối chứng
(18,69%). Tỷ lệ lóng bị hại và chỉ số hại ở công
thức phòng trừ IPM thấp nhất (4,27 và 0,63%),
công thức phòng trừ sinh học 5,64% và 0,98%
tương đương đối chứng 6,03 và 1,13%.
Bảng 5. Năng suất và chất lượng mía (vụ tơ, mía 12 tháng tuổi)
Công thức Năng suất thực thu(tấn/ha)
Chữ đường
(CCS)
Năng suất quy 10 CCS
Tấn/ha Vượt đối chứng (%)
Phòng trừ hóa học (đ/c) 116,4 11,23 130,8 0,0
Phòng trừ sinh học 119,2 11,42 136,1 4,1
Phòng trừ IPM 123,2 11,35 139,8 6,9
CV (%) 11,86 - - -
LSD 0,05 Ns - - -
Năng suất thực thu mía 12 tháng tuổi
giữa các công thức không có sự khác biệt về
mặt thống kê, dao động từ 116,4 - 123,2 tấn/ha.
Chất lượng mía dao động từ 11,23 - 11,42 CCS
và năng suất quy 10 CCS phòng trừ IPM đạt
139,8 tấn/ha vượt đối chứng 6,9%; phòng trừ
sinh học đạt 136,1 tấn/ha vượt đối chứng 4,1%.
3.3. Kết quả xây dựng mô hình
Bảng 6. So sánh năng suất, chất lượng mía và hiệu quả kinh tế của mô hình với quy trình cũ (vụ
tơ, mía 12 tháng tuổi)
STT Chỉ tiêu Quy trình cũ (đối chứng)
Quy trình mới
Kết quả % vượt so đ/c
1 Năng suất thực thu (tấn/ha) 109,50 126,8 15,80
2 Chữ đường (CCS) 10,81 11,56 6,94
3 Năng suất quy 10 CCS (tấn/ha) 118,42 146,4 23,63
4 Chi phí sản xuất (triệu đồng/ha) 83,007 89,826 8,21
5 Tổng doanh thu (triệu đồng/ha) 102,895 128,032 24,43
6 Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 20,388 38,206 87,39
7 Tỷ suất lợi nhuận 0,250 0,426 70,40
8 Giá thành (triệu đồng/tấn 10 CCS) 0,702 0,615 -12,39
So với mô hình áp dụng quy trình canh
tác cũ thì mô hình mới cho năng suất thực thu
vượt 15,80%, chữ đường vượt 6,94%, lợi nhuận
vượt 87,39% và giá thành giảm được 12,39%.
Mô hình áp dụng quy trình mới bón 140
P2O5 kg/ha lân nung chảy và áp dụng biện pháp
phòng trừ sinh học có tỷ lệ mọc mầm khá đạt
57,2%. Sức đẻ nhánh đạt 0,96 nhánh/cây mẹ.
Mật độ cây giai đoạn mía 12 tháng tuổi đạt 84,1
ngàn cây/ha. Chiều cao cây giai đoạn thu hoạch
trung bình đạt 340,4 cm. Tốc độ vươn lóng
trung bình đạt 24,7 cm/tháng. Chiều cao cây
nguyên liệu trung bình đạt 312,3 cm. Mật độ
cây hữu hiệu 80,4 ngàn cây/ha. Đường kính
thân đạt 2,64 cm. Năng suất thực thu và chữ
đường bình quân đạt 126,8 tấn/ha và 11,56
CCS. Năng suất quy 10 CCS trung bình đạt
146,4 tấn/ha.
IV. KỀT LUẬN
4.1. Kết luận
Kết quả thử nghiệm bón 140 kg P2O5/ha
phân lân nung chảy Ninh Bình cho năng suất
thực thu và chữ đường cao nhất(135,9 tấn/ha và
11,75 CCS) Phòng trừ sâu hại bằng nấm
Beauveria bassiana 3,0 kg/ha/lần (150g x 109
bào tử /bình 25l x 20 bình/ha/lần phun), phun 2
lần giai đoạn mía đẻ nhánh và giai đoạn đầu
làm lóng vươn cao làm giảm tỷ lệ sâu hại, bảo
vệ thiên địch trên đồng. Áp dụng 2 biện pháp
trên trong mô hình cho thấy mía sinh trưởng và
phát triển tốt, năng suất và chất lượng tăng đạt
126,8 tấn/ha và 11,56 CCS.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
773
4.2. Đề nghị
Bổ sung quy trình kỹ thuật canh tác bón
140 kg P2O5/ha phân lân nung chảy, phòng trừ
sâu bằng nấm Beauveria bassiana 3,0
kg/ha/lần, phun 2 lần giai đoạn mía đẻ nhánh
và giai đoạn đầu làm lóng vươn vào quy trình
canh tác mía tại Hậu Giang.
Giống mía Suphanburi 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
“Báo cáo kết quả sản xuất mía đường niên
vụ 2011- 2012 và kế hoạch sản xuất vụ
2012-2013”, Hà Nội 10-08-2012.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng
7/2014. Báo cáo Tổng kết sản xuất mía
đường niên vụ 2013/2014 tại Thanh Hóa.
3. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía
Đường, tháng 2/2011. Báo cáo tổng kết Đề
tài “Nghiên cứu chọn tạo giống và biện
pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để
tăng năng suất, chất lượng mía” (2006 –
2010).
4. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía
Đường, báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên
cứu đề tài "Nghiên cứu tuyển chọn giống và
biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)
để tăng năng suất, chất lượng mía) 03/2011.
5. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía
Đường, Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu chọn, tạo giống mía
chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và
Tây Nguyên“ 09/2011.
6. Viện Nghiên cứu Mía đường, Hà Nội 11/2011.
Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà
nước: Nghiên cứu chọn, tạo giống mía chịu
hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây
Nguyên.
7. Viện Nghiên cứu Mía đường, tháng 05/2013.
Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu tuyển
chọn giống mía có năng suất, chất lượng
cao phù hợp với điều kiện đất thấp và phèn
mặn của tỉnh Cà Mau.
ABSTRACT
Results of newly advanced cultivating tecnology applied in production of the Suphanburi 7
sugarcane variety in Hau Giang
Nguyen Duc Quang, Le Thi Hien, Duong Cong Thong, Do Van Tuong và Nguyen Thi Tan1
In order to make the sugarcane cultivating technology suitable to the soil condition in south
western provinces, a study on the newly improved techniques in terms of phosphate fertilizer type
application and bio-pesticides utilization was implemented in Hau Giang province with Thailand
introduced cultivar named Sunphanburi. Results showed that utilization of 140 kg P2O5/ha of FMP Ninh
Binh and twice sprays of fungicide Beauveria bassiana 3.0 kg/ha at tillering and rising periods gave good
effect to sugarcane growth, development, yield (126.8 tons/ha; 15.8% higher than existing cultivating
technology application), and sugar content (11.56 CCS 6.94% higher compared to the control)
Keywords: Suphanburi 7, CCS, sugarcane varieties of Thailand
Người phản biện: GS. TS. Vũ Mạnh Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_261_5592_2130579.pdf