Kết quả test lẩy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà ở trẻ mắc bệnh hen

Tài liệu Kết quả test lẩy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà ở trẻ mắc bệnh hen: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 125 KẾT QUẢ TEST LẨY DA VỚI CÁC DỊ NGUYÊN HÔ HẤP TRONG NHÀ Ở TRẺ MẮC BỆNH HEN Võ Lê Vi Vi*, Nguyễn Thị Ngọc*, Nguyễn Thị Ngọc Sương*, Phan Thuý Mai*, Trần Anh Tuấn*, Phan Hữu Nguyệt Diễm* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ test lẩy da dương tính với các dị nguyên hô hấp trong nhà ở trẻ bệnh hen tại bệnh viện Nhi đồng 1. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả ở 180 trẻ hen từ 2-15 tuổi đến khám tại phòng khám dị ứng BV Nhi đồng 1 từ tháng 12/2015 đến tháng 9/2017. Test lẩy da được thực hiện với các dị nguyên hô hấp như mạt nhà Dermatophagoides farinae (Df), Dermatophagoides pteronyssinus (Dp), Blomia Tropicalis (Bt), dị nguyên chó, dị nguyên mèo, dị nguyên gián. Kết quả: Tỷ lệ test lẩy da dương tính với dị nguyên hô hấp 61,6%. Trong đó mạt nhà chiếm tỉ lệ cao nhất Df 78,1%, Dp 76,6%. Bt 68,4%, mèo 10%, chó 4,5% và gián 6,3%. Số ca phản ứng từ 3 dị nguyên trở lên chiếm 8,1%...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả test lẩy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà ở trẻ mắc bệnh hen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 125 KẾT QUẢ TEST LẨY DA VỚI CÁC DỊ NGUYÊN HÔ HẤP TRONG NHÀ Ở TRẺ MẮC BỆNH HEN Võ Lê Vi Vi*, Nguyễn Thị Ngọc*, Nguyễn Thị Ngọc Sương*, Phan Thuý Mai*, Trần Anh Tuấn*, Phan Hữu Nguyệt Diễm* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ test lẩy da dương tính với các dị nguyên hô hấp trong nhà ở trẻ bệnh hen tại bệnh viện Nhi đồng 1. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả ở 180 trẻ hen từ 2-15 tuổi đến khám tại phòng khám dị ứng BV Nhi đồng 1 từ tháng 12/2015 đến tháng 9/2017. Test lẩy da được thực hiện với các dị nguyên hô hấp như mạt nhà Dermatophagoides farinae (Df), Dermatophagoides pteronyssinus (Dp), Blomia Tropicalis (Bt), dị nguyên chó, dị nguyên mèo, dị nguyên gián. Kết quả: Tỷ lệ test lẩy da dương tính với dị nguyên hô hấp 61,6%. Trong đó mạt nhà chiếm tỉ lệ cao nhất Df 78,1%, Dp 76,6%. Bt 68,4%, mèo 10%, chó 4,5% và gián 6,3%. Số ca phản ứng từ 3 dị nguyên trở lên chiếm 8,1%. Test lẩy da dương tính ở bệnh nhân có bệnh dị ứng đi kèm lần lượt là dị ứng thức ăn 6,1%, chàm 12,8% và viêm mũi dị ứng 20,6%. Trẻ bị hen ở nhóm > 5 tuổi có tỷ lệ test lẩy da dương tính với dị nguyên hô hấp trong nhà cao hơn ở nhóm 5 tuổi. Có mối liên quan giữa kết quả test lẩy da dương tính với nhóm bệnh nhân hen có kèm viêm mũi dị ứng (P=0,001). Kết luận: Kết quả test lẩy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà chiếm tỉ lệ khá cao ở trẻ mắc bệnh hen, đặc biệt ở nhóm tuổi > 5 tuổi và có kèm viêm mũi dị ứng. Dị nguyên chính là mạt nhà Df, Dp, Bt. Từ khoá: test lẩy da, dị nguyên hô hấp trong nhà, hen. ABSTRACT RESULTS OF SKIN PRICK TEST WITH INDOOR AEROALLERGENS IN ASTHMATIC CHILDREN Vo Le Vi Vi, NguyenThi Ngoc, Nguyen Thi Ngoc Suong, Phan Thuy Mai, Tran Anh Tuan, Phan Huu Nguyet Diem * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 125 – 129 Objectives: To determine frequency of positive skin prick test (SPT) to indoor aeroallergens in asthmatic children in Children’s Hospital 1. Methods: Cross-sectional descriptive study. 180 asthmatic children aged from 2 to 15 years old were submitted to skin prick test with Dermatophagoides farinae (Df), Dermatophagoides pteronyssinus (Dp), Blomia Tropicalis (Bt), cat, dog and cockroach. Results: The overall rate of positive SPT was 61.6% at least one of 6 common aeroallergens. Dust mites were highest included Df 78,1%, Dp 76.6%, Bt 68.4%, followed by cat 10%, dog 4.5% and cockroach 6.3%. 8.1% SPT positive patients were allergic to above 3 aeroallergens. Other combined allergic diseases had positive SPT as food allergy 6.1%, eczema 12.8% and allergic rhinitis 20.6%. The majority of the SPT positive patients were more than 5 years old. There was a highly significant correlation between SPT results and asthmatic patients who were associated with allergic rhinitis. Conclusions: Results of SPT with indoor aeroallergens in asthmatic children was quite high, especially at group more than 5 years old or allergic rhinitis was co-exist. Dust mite are mainly allergens included Df, Dp, Bt. * Bệnh viện Nhi đồng 1. Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Anh Tuấn, ĐT: 0903996869, Email: drtat@hotmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 126 Key words: skin prick test (SPT), indoor aeroallergens, asthma. ĐẶT VẤN ĐỀ Hen là một bệnh lý mãn tính đường hô hấp thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ HPQ tăng dần lên cho dù cơ chế bệnh sinh đã được hiểu rõ hơn và biện pháp điều trị cũng hoàn thiện hơn. Trong 25 năm qua, vai trò của tiếp xúc dị nguyên trong hình thành, phát triển các bệnh dị ứng và hen đã dần được hiểu rõ hơn, cho thấy rằng mối quan hệ giữa tiếp xúc dị nguyên, mẫn cảm và hen phức tạp hơn nhiều(7). Các nhà nghiên cứu dịch tễ nhấn mạnh rằng việc tiếp xúc sớm các dị nguyên nội sinh làm tăng nguy cơ mẫn cảm phế quản(8). Trong đó dị nguyên hô hấp như phấn hoa, dịch tiết hoặc da của vật nuôi trong nhà, mạt nhà, nấm mốc là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ở cả trẻ em và người lớn, làm tăng độ nặng của hen, khởi phát cơn hen và tiên lượng hen kéo dài về sau(7,8). Do đó xác định tác nhân dị ứng là một phần rất cần thiết trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hen ở trẻ em, cũng đã được đề cập trong hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2016(2). Tính mẫn cảm với dị nguyên có thể được xác định bằng test lẩy da và định lượng IgE đặc hiệu. Trong đó test lẩy da là phương pháp đơn giản, an toàn và độ nhạy cao đến 80% được ứng dụng cao trong chẩn đoán tác nhân dị ứng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về các dị nguyên hô hấp ở bệnh nhân hen đặc biệt ở trẻ em còn khá hạn chế. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ dị ứng các dị nguyên hô hấp trong nhà bằng test lẩy da tại bệnh viện Nhi đồng 1. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Tất cả bệnh nhân từ 2 đến 15 tuổi được chẩn đoán xác định hen theo tiêu chuẩn GINA 2014 và hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2016, đang theo dõi tại phòng khám ngoại trú của Đơn vị dị ứng bệnh viện Nhi đồng 1 thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 9/2017. Tiêu chuẩn loại trừ Đang trong đợt hen cấp hay các bệnh cấp tính. Có bệnh nền suy giảm miễn dịch, suy tim, suy gan, suy thận. Đã dùng các thuốc antihistamin, corticoid trong vòng 7 ngày. Da vẽ nổi. Bố mẹ không đồng ý làm test. Phương pháp Mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện Thu thập thông tin Các bệnh nhi đến khám được làm hồ sơ bệnh án theo mẫu soạn sẵn của đơn vị dị ứng gồm: hành chính, bệnh sử, tiền căn gia đình và bản thân, chẩn đoán xác định hen, phân bậc, điều trị dự phòng, mức độ kiểm soát hen, kết quả test lẩy da. Điều dưỡng của đơn vị dị ứng (đã được đào tạo chuyên môn) sẽ thực hiện test lẩy da với các dị nguyên của hãng Stallergenes gồm: mạt nhà Dermatophagoides pteronyssinus (Dp), Dermatophagoides farinae (Df), Blomia tropicallis (Bt), dị nguyên chó, mèo, gián, chứng dương Histamin 10mg/ml và chứng âm 50% Glycerol-salin. Đọc kết quả sau 20 phút. Phân tích kết quả test lẩy da dựa vào: sẩn phù, hồng ban và ngứa. Test được gọi là dương khi sẩn phù 3mm so với chứng âm và 50% so với chứng dương(4). Xử lý và phân tích số liệu Bằng phần mềm spss 20.0, xác định tỷ lệ, tính số trung bình và độ lệch chuẩn, kiểm định 2. Đánh giá mối liên quan giữa 2 biến số bằng phân tích đơn biến, khoảng tin cậy 95%, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 127 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân hen Đặc điểm của đối tượng (N=180) Tuổi trung bình (tuổi) 6,25 2,8 tuổi Giới (nam/ nữ) 1,8/1 Địa chỉ (nông thôn/ thành thị) 1,2/1 Tỉ lệ các bệnh dị ứng đã và đang mắc: Viêm mũi dị ứng Chàm Dị ứng thức ăn Viêm kết mạc dị ứng Dị ứng thuốc 34,4% 20,6% 12,8% 6,1% 6,6% 0% Tiền căn ba mẹ, anh chị em ruột có dị ứng và hen 48,3% Được điều trị dự phòng hen Mức độ kiểm soát tốt Mức độ kiểm soát một phần Mức độ không kiểm soát 65% 12,8% 45,6% 41,7% Tỉ lệ test lẩy da dương tính với các dị nguyên trong nhà 110/180 bệnh nhân hen có test lẩy da dương tính với ít nhất 1 dị nguyên chiếm tỉ lệ 61,1%. Tỉ lệ dương tính từ 3 dị nguyên trở lên 8,1%. Bảng 2. Tỉ lệ test lẩy da dương tính với các dị nguyên ở bện nhân hen Dị nguyên Số ca dương tính N=110 Tỉ lệ % Dermatophagoides Pteronyssinus 84 76,6% Dermatophagoides Farinae 86 78,1% Blomia Tropicallis 76 69,1% Chó 5 4,5% Mèo 11 10% Gián 7 6,3% Mối liên quan giữa test lẩy da với các yếu tố Bảng 3. Mối liên quan giữa test lẩy da với nơi sống Test lẩy da Nơi sống Dương tính Âm tính P OR 95%CI N % N % Nông thôn (N=79) 52 47,2% 27 38,5% 0,252 0,7 0,381 - 1,289 Thành thị (N=101) 58 52,8% 43 61,5% Tổng 110 61,1% 70 38,9% Bảng 4. Mối liên quan giữa test lẩy da với nhóm tuổi Test lẩy da Tuổi Dương tính Âm tính P OR 95%CI N % N % 5 tuổi (N=80) 39 35,5% 41 58,5% 0,003 2,574 1,391 - 4,763 >5 tuổi (N=100) 71 64,5% 29 41,5% Tổng 110 61,1% 70 38,9% Bảng 5. Mối liên quan giữa test lẩy da với tiền sử dị ứng bản thân Test lẩy da Tiền căn dị ứng Dương tính Âm tính P OR 95%CI N % N % Có (N=62) 43 69,3% 19 30,7% 0,102 1,723 0,898 - 3,304 Không (N=118) 67 56,8% 51 43,2% Tổng 110 61,1% 70 38,9% Bảng 6. Mối liên quan giữa test lẩy da với viêm mũi dị ứng Test lẩy da Viêm mũi dị ứng Dương tính Âm tính P OR 95%CI N % N % Có (N=37) 32 86,4% 5 13,6% 0,001 5,333 1,965 - 14,473 Không (N=118) 78 66,1% 65 33,9% Tổng 110 61,1% 70 38,9% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 128 Bảng 7. Mối liên quan giữa test lẩy da với mức độ kiểm soát hen Test lẩy da Mức độ kiểm soát hen Dương tính Âm tính P OR 95%CI N % N % Tốt (N=23) 15 65,2% 8 34,7% 0,292 1,067 0,399 - 2,851 Một phần(N=82) 45 54,8% 37 45,2% Không kiểm soát (N=75) 50 66,6% 25 33,7% Tổng 110 61,1% 70 38,9% BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ test lẩy da dương tính với ít nhất 1 dị nguyên là 61,1,%. Kết quả này tương tự với các tác giả Trịnh Hồng Nhiên 64,8%(10), Đào Thị Hồng Diên 60,7%(5), Bener A và cộng sự 74,6%(1), Dibek và cộng sự 60,3%(3) đều thực hiện trên các bệnh nhi hen. Test lẩy da là một phương pháp đơn giản, an toàn, độ nhạy cao trong chẩn đoán dị ứng được sử dụng khá rộng rãi, thực hiện với một hay nhiều dị nguyên cùng lúc. Chúng tôi lựa chọn 6 dị nguyên thường gặp nhất ở khí hậu nóng ẩm đặc trưng 2 mùa tại miền nam và liên quan đến lối sống như mạt Dermatophagoides pteronyssinus, Dermatophagoides farinae, Blomia tropicallis, dị nguyên chó, mèo, gián. Trong đó kết quả cho thấy tỉ lệ dương tính cao nhất là mạt nhà Df 78,1%, Dp 76,6%. So sánh với các tác giả chúng tôi ghi nhận kết quả tương tự như Trịnh Hồng Nhiên test lẩy da dương tính với mạt nhà 50,48%, Đào Thị Hồng Diên 67%(5,10). Tác giả Dibek cũng ghi nhận 63,3% số ca dương tính với mạt nhà(3). Điều này cũng phù hợp theo y văn, mạt nhà là dị nguyên trong nhà quan trọng trong các yếu tô nguy cơ của hen và các bệnh dị ứng khác ở cả trẻ em và người lớn. Trên thế giới có 4 loài mạt nhà phổ biến nhất gồm Dp, Df, Bt và Euroglyphus maynei (Em). Hơn 3 thập kỷ qua, nhiều dị nguyên quan trọng từ các loài này đã được phát hiện và phân tích ở mức độ phân tử. Các chức năng sinh học của một số dị nguyên mạt nhà đã được sáng tỏ. Tuy nhiên dị nguyên của mạt Bt hiện tại vẫn ít nghiên cứu nhất. Mạt Bt là loài mạt kho rất phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới(6). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đến 69,1% số ca dương tính với Bt, một tỉ lệ khá cao. Đây cũng là điểm khác biệt của chúng tôi so với các nghiên cứu trước đây. Điều này cho thấy nếu việc phát hiện dị ứng với dị nguyên này ngoài Dp, Df giúp chúng ta tránh thiếu sót trong giáo dục và phổ biến cho bố mẹ lưu ý phòng ngừa và làm sạch môi trường sống không chỉ ở thảm, ga, gối, nệm, giường mà còn trong nhà kho hoặc những nơi rơi vãi thức ăn thừa. Ngoài ra chúng tôi ghi nhận tỉ lệ dương tính với dị nguyên mèo, gián và chó thấp hơn với lần lượt là 10%, 6,3% và 4,5%, phù hợp với các tác giả trên. Nghiên cứu về mối liên quan giữa test lẩy da với nơi sống của bệnh nhi, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nông thôn và thành thị, tương tự như tác giả Trịnh Hồng Nhiên, Susan A(9,10). Về độ tuổi, chúng tôi chia thành hai nhóm 5 tuổi và > 5 tuổi. Tuổi thấp nhất là 2 và cao nhất là 13, nhóm tuổi > 5 chiếm tỉ lệ cao hơn với 55,5% và test lẩy da dương tính ở nhóm này cao hơn với 64,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tác giả Đào Thị Hồng Diên cũng đưa kết quả test lẩy da ở nhóm > 5 tuổi tỉ lệ dương tính cao hơn 69,4% so với nhóm còn lại 49,2%(5). Điều này phù hợp với phân loại kiểu hình hen ở trẻ em được chia thành 3 nhóm chính: khò khè khởi phát do siêu vi, khò khè khởi phát do vận động và khò khè khởi phát do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố dị nguyên. Khò khè liên quan với IgE, cơ địa dị ứng khởi phát từ sớm và kéo dài sau 5 tuổi. Ngoài ra dị ứng với dị nguyên hô hấp là một yếu tố tiên lượng quan trọng hen dai dẳng ở trẻ em và đưa ra quyết định điều trị với corticoid đường hít dự phòng cho bệnh nhân(2,7,8). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 129 Mặc dù hen và cơ địa dị ứng cho thấy có mối liên quan với nhau nhưng khi tìm hiểu về kết quả test lẩy da và tiền sử bệnh dị ứng bản thân đã và đang mắc, chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, khi xét riêng về viêm mũi dị ứng, có 86,4% bệnh nhân hen kèm viêm mũi dị ứng có test lẩy da dương tính. Các bệnh dị ứng khác: chàm, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn không có sự khác biệt. Tác giả Trịnh Hồng Nhiên cũng ghi nhận những bệnh nhânh hen có kèm viêm mũi dị ứng có sự khác biệt về số dị nguyên dị ứng so với nhóm hen đơn thuần(10). Viêm mũi dị ứng cũng là yếu tố quan trọng góp phần chẩn đoán và hướng điều trị dự phòng. Về kiểm soát hen, có 65% bệnh nhân được điều trị dùng thuốc với Montekukast và hoặc corticoid đường hít. Mức độ kiểm soát hen tốt 12,8%, kiểm soát một phần 45,6% và không kiểm soát 41,7%. Không có mối liên quan giữa kết quả test lẩy da và mức độ kiểm soát hen, tương tự với các tác giả khác. Kiểm soát hen là một mục tiêu rất quan trọng trong điều trị duy trì hen, bao gồm rất nhiều bước. Vì vậy làm thế nào để kiểm soát hen tốt ngoài việc đánh giá và lựa chọn thuốc, dụng cụ hít, tái khám còn cần đến vai trò của giáo dục và các biện pháp phòng ngừa là điều thật sự cần thiết(3). KẾT LUẬN Tỷ lệ test lẩy da dương tính với ít nhất 1 dị nguyên hô hấp trong nhà là 61,1%. Tỉ lệ dương tính cao nhất là mạt nhà Df 78,1%, Dp 76,6%, Bt cũng chiếm tỷ lệ khá cao 69,1%. Các dị nguyên mèo, gián, chó tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 10%, 6,3% và 4,5%. Trẻ bị hen ở nhóm > 5 tuổi có tỷ lệ test lẩy da dương tính với dị nguyên hô hấp trong nhà cao hơn ở nhóm 5 tuổi. Có mối liên quan giữa kết quả test lẩy da dương tính với nhóm bệnh nhân hen có kèm viêm mũi dị ứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bener A (2002), An analysis of skin prick test reactions in asthmatics in a hot climate and desert environment, Allerg Immunol (Paris), 34(8):281-6 2. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi 3. Dibek M E, Reha C (2007), Skin prick test results of child patients diagnosed with bronchial asthma, Asian Pac J Allergy Immunol, 17(3):179-88. 4. Dolen WK (2001), MD. Immunology and Allergy Clinics of North America, 21(2). 5. Đào Thị Hồng Diên (2013), Nghiên cứu kết quả test lẩy da với các dị nguyên hô hấp trong nhà của bệnh nhi hen phế quản, Tạp chí Y học thực hành, 860(3):52-55 6. Evelyn Milián (2004), Allergy to House Dust Mites and Asthma, PRHSJ 23(1):47-57 7. N. Adkinson Jr (2008), Middleton’s Allergy: Principles and Practice 7th Edition, Elsevier, 1406-1416 8. Sporik R, Holgate ST, Platts-Mills TA, Cogswell JJ (1990) Exposure to house-dust mite allergen (Der p 1) and the development of asthma in child- hood: a prospective study, N Engl J Med, 323:502-7. 9. Suzan A AlKhater(2017), Sensitization to common aeroallergens in asthmatic children in the Eastern region of Saudi Arabia, Saudi Journal of Medicin and Medical Sciences, 5(2):136-141 10. Trịnh Hồng Nhiên (2006), Phản ứng với một số dị nguyên qua test lẩy da trên trẻ bị hen phế quản tại bệnh viện Nhi đồng 1, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.HCM. Ngày nhận bài báo: 14/06/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_test_lay_da_voi_cac_di_nguyen_ho_hap_trong_nha_o_tre.pdf
Tài liệu liên quan