Tài liệu Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa qua 300 trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 78
KẾT QUẢ TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA QUA 300 TRƯỜNG HỢP
Lê Đình Vũ*, Trương Thanh Tùng*, Nguyễn Anh Lương*, Đậu Trường Toàn*, Lê Đình Hưng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và đưa ra một số nhận xét về tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ dưới
hướng dẫn bằng siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, thời gian từ tháng 7/2016 đến
tháng 9/2018 với 300 trường hợp sỏi thận được tán qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu
âm. Tán sỏi thận bằng máy Laser Homium 30W và 100w của hãng Lisa.
Kết quả: 300 bệnh nhân gồm 190 nam (63,3%) và 110 nữ (36,7%). Tuổi trung bình (TB) là 42,13 ±
33,4 tuổi. Sỏi tái phát: 45 bệnh nhân (15%). Sỏi bể thận và 1 đài 51,7%. Thận ứ niệu trước mổ: độ 1 gặp
140 bệnh nhân (46,7%). Kích thước sỏi: Chiều dài TB: 3,11 ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa qua 300 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 78
KẾT QUẢ TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA QUA 300 TRƯỜNG HỢP
Lê Đình Vũ*, Trương Thanh Tùng*, Nguyễn Anh Lương*, Đậu Trường Toàn*, Lê Đình Hưng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và đưa ra một số nhận xét về tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ dưới
hướng dẫn bằng siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, thời gian từ tháng 7/2016 đến
tháng 9/2018 với 300 trường hợp sỏi thận được tán qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu
âm. Tán sỏi thận bằng máy Laser Homium 30W và 100w của hãng Lisa.
Kết quả: 300 bệnh nhân gồm 190 nam (63,3%) và 110 nữ (36,7%). Tuổi trung bình (TB) là 42,13 ±
33,4 tuổi. Sỏi tái phát: 45 bệnh nhân (15%). Sỏi bể thận và 1 đài 51,7%. Thận ứ niệu trước mổ: độ 1 gặp
140 bệnh nhân (46,7%). Kích thước sỏi: Chiều dài TB: 3,11 ± 0,63cm, diện tích sỏi TB: 5,16 ± 2,41cm2. Vị
trí đường hầm vào đài giữa 68,3%. Thời gian mổ trung bình: 58,42 ± 27,8 phút. Chảy máu trong mổ 15
bệnh nhân. Đái máu sau mổ 2 bệnh nhân. Sốt sau mổ 46 bệnh nhân. Thời gian nằm viện trung bình 4,6 ±
2,3 ngày. Tỷ lệ sạch sỏi sớm sau mổ: 82,4%.
Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm với nguồn năng lượng Holmium Laser
30 - 100w là phương pháp điều trị sỏi thận an toàn và đạt hiệu quả sạch sỏi sớm cao 82,4%, tỷ lệ biến chứng
sau mổ thấp 16,7%. Phương pháp này đã thay thế cho phẫu thuật mổ mở trong điều trị sỏi thận.
Từ khóa: sỏi thận; tán sỏi thận qua da
ABSTRACT
RESULTS OF MINI-PERCUTANEOUS LITHOTRIPSY AT THE THANH HOA GENERAL
HOSPITAL THROUGH 300 CASES
Le Dinh Vu, Truong Thanh Tung, Nguyen Anh lUong, Dau Trường Toan, Le Dinh Hung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 78 - 84
Objectives: To evaluate the results and make some remarks on mini - percutaneous lithotripsy under
the ultrasonic guidance for treatment of kidney stones at Thanh Hoa General Hospital.
Subjects and methods: The study is described by method, the period from July 2016 to September 2018
with 300 cases of kidney stones performed mini-PCNL under the ultrasonic guidance. Nephrolithotripsy by
Homium Laser 30W and 100w of Lisa company.
Results: 300 patients included 190 men (63.3%) and 110 women (36.7%). The average age is 42.13 ±
33.4 years. Recurrent stones: 45 patients (15%). Stones in renal pelvis and single calyx were among 51.7%.
Hydronephrosis before surgery: level 1 is 140 patients (46.7%). Stones size: average length 3.11 ± 0.63cm;
average area: 5.16 ± 2.41cm2. Tunnel position in middle calyx 68.3%. Average surgery time: 58.42 ± 27.8
minutes. Bleeding in surgery in 15 patients. Hematuria after surgery 2 patients. Fever after surgery 46
patients. The average hospitalization is 4.6 ± 2.3 days. Early stones clearance rate: 78.3%.
Conclusion: Mini – PCNL under ultrasound guidance with Holmium Laser energy source 30 - 100w
is a method of treating kidney stones safely and achieving early stone clearance efficiency of 82.4%, low rate
of postoperative complications 16.7%. This method has replaced the open surgery for the treatment of kidney stones.
*Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Tác giả liên lạc: BS. Trương Thanh Tùng ĐT: 0915333838 Email: tungtnqy@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 79
Keywords: renal stone; PCNL
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tán sỏi thận qua da (PCNL) là
phương pháp điều trị sỏi thận ít xâm lấn được
lựa chọn hàng đầu và dần dần thay thế cho mổ
mở truyền thống bên cạnh các phương pháp
khác như nội soi tán sỏi trong thận ngược
dòng (RIRS) và tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).
Từ năm 2008, tán sỏi thận qua da đường hầm
nhỏ (mini-PCNL) được thực hiện trên thế giới
với đường hầm vào thận 12 - 20Fr đã đạt hiệu
quả sạch sỏi cao, đồng thời giảm thiểu được
các biến chứng của PCNL tiêu chuẩn với
đường hầm lớn 24 - 30Fr(1,5,7).
Tại Việt Nam, PCNL tiêu chuẩn được thực
hiện từ năm 2004 và cho tới nay đã được triển
khai tại nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, PCNL
tiêu chuẩn đường hầm lớn với định vị sỏi, tạo
đường hầm qua da dưới hướng dẫn Xquang
có nhiều hạn chế và tác dụng không mong
muốn. Mặt khác, Mini-PCNL mới được thực
hiện tại một số ít bệnh viện trong nước từ năm
2012. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng thực
hiện và hiệu quả của Mini-PCNL điều trị sỏi
thận với kỹ thuật chọc dò đài bể thận tạo
đường hầm qua da hoàn toàn dưới hướng dẫn
siêu âm và sử dụng năng lượng tán sỏi bằng
Holmium Laser 30w- 100w.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
300 bệnh nhân chẩn đoán sỏi thận được
điều trị mini-PCNL từ 1/7/2016 đến 01/8/2017
tại khoa Ngoại Tiết Niệu – Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thanh Hóa. Chỉ định tán sỏi qua da gồm:
Sỏi bể thận (BT) đơn thuần (Sl-2), sỏi san
hô (SSH) một phần hoặc toàn bộ (S3-4-5) theo
phân loại của Moores WK và Boyce PJ (1976).
Sỏi trong các đài thận và nhóm đài thận.
Sỏi BT - NQ hoặc NQ đoạn trên đã tán sỏi nội
soi (TSNS) ngược dòng thất bại. Sỏi thận đã
tán sỏi ngoài cơ thể không thành công, sỏi thận tái
phát sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả theo dõi dọc.
Hồi cứu từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017
và tiến cứu từ tháng 12/2107 đến tháng 9/2018.
Phương pháp
Chuẩn bị bệnh nhân
Bệnh nhân được làm xét nghiệm và chẩn
đoán hình ảnh đánh giá hình thái, chức năng
thận 2 bên, tương quan giải phẫu của đài bể
thận với hình thái, vị trí sỏi đài bể thận, xác
định các bệnh lý thận đi kèm. Bệnh nhân được
điều trị tích cực hết nhiễm khuẩn tiết niệu
trước mổ.
Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ
Dàn máy nội soi tiết niệu, máy siêu âm
Hitachi- Ezu với đầu dò Convex 3-5 MHz. Máy
tán sỏi Holmium Laser Sphin X 30W- 100W
với đầu tán 550 um. Máy bơm nước Karl Storz
tốc độ 100 - 800 ml/phút, ống soi NQ cứng 62
cỡ 6,5Fr. Bộ dụng cụ nong nhựa bán cứng và
Amplatz 6 - 18Fr Seplou.
Các bước tiến hành
Gây mê toàn thân nội khí quản. Bệnh nhân
nằm ngửa, soi bàng quang (BQ) đánh giá tình
trạng NQ và đặt catheter lên đài bể thận. Nếu
NQ chít hẹp, gấp khúc không đặt được guide
wire thì không thực hiện tiếp mini-PCNL.
+ Chuyển bệnh nhân sang tư thế nằm
nghiêng sang bên đối diện có kê độn hố thắt
lưng đối bên. Siêu âm kiểm tra vị trí, hình thái
đài bể thận có sỏi, xác định đài thận chọc dò
thuận lợi nhất, có khoảng cách đến da ngắn
nhất, tiếp cận được các đài thận khác.
+ Rạch da, cân thành bụng vùng sườn thắt
lưng 0,7cm ở vị trí chọc dò được xác định
tương ứng với lớp cắt trên siêu âm. Chọc dò
đài thận bằng kim 18 gauge dưới hướng dẫn
siêu âm. Khi vào đài thận sẽ có dấu hiệu đầu
kim chạm sỏi hoặc thấy ra nước tiểu.
+ Đặt dây dẫn đường đầu cong vào đài bể
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 80
thận. Nong đường hầm bằng bộ nong nhựa 6 -
18Fr. Đặt ống tạo đường hầm qua da Amplatz
18Fr vào đài bể thận. Dùng ống soi NQ xác
định vị trí, số lượng, kích thước sỏi liên quan
với cấu trúc, hình thái đài bể thận.
+ Tán sỏi thận bằng năng lượng Holmium
Laser 30W và 100W thành mảnh nhỏ kết hợp
bơm nước bằng máy với áp lực 200 – 400
ml/phút. Bơm rửa lấy mảnh sỏi hoặc dùng kìm
gắp sỏi. Kiểm tra sạch sỏi. Rút catheter NQ và
đặt ống thông JJ xuôi dòng hoặc ngược dòng.
Đặt dẫn lưu thận bằng sonde Mono J 14-16 Fr
ra da qua đường hầm.
Theo dõi sau mố
Tình trạng bụng, tình trạng toàn thân, số
lượng màu sắc nước tiểu qua dẫn lưu thận và
ống thông niệu đạo. Phát hiện sớm biến chứng
chảy máu và nhiễm khuẩn tiết niệu.
+ Chụp X quang và siêu âm kiểm tra sau
mổ 3 ngày xác định tỷ lệ sạch sỏi khi không
còn mảnh sỏi > 4mm. Dẫn lưu thận và ống
thông niệu đạo được rút sau 2 - 6 ngày và cho
bệnh nhân ra viện, hẹn khám lại sau 15-30
ngày, chụp Xquang, siêu âm kiểm tra xác định
tỷ lệ sạch sỏi và rút JJ.
KẾT QUẢ
300 bệnh nhân gồm 190 nam chiếm 63,3%
và 110 nữ (36,7%). Tuổi TB: 42,13 ± 33,4 tuổi
(22 - 84). Độ tuổi nhiều nhất 41 - 60 tuổi. Có 15
bệnh nhân đã tán sỏi (TS) ngoài cơ thể không
hiệu quả, còn sỏi nằm ở đài thận. 24 bệnh nhân
đã mổ mở sỏi thận, NQ (13,3%): 5 bệnh nhân
(1,67%) đã mổ nội soi (NS) sau phúc mạc lấy
sỏi NQ cùng bên.
65/300 bệnh nhân (21,7%) có tiền sử bệnh
lý nội khoa gồm: 15 bệnh nhân tim mạch, cao
huyết áp; 10 bệnh nhân tâm phế mạn; 10 bệnh
nhân tiểu đường; 5 bệnh nhân suy thận độ I; 5
bệnh nhân gù vẹo cột sống (1,5%). Có 20 bệnh
nhân nhiễm khuẩn tiết niệu được điều trị
trước mổ.
Sỏi bên trái gặp 175 bệnh nhân chiếm
58,3%, sỏi bên phải 41,7%. Kích thước chiều
dài sỏi TB: 3,1 ± 0,6 cm (1 - 4,9cm), chiều rộng
TB: 2,2 ± 0,3cm (1 - 4,2cm) và diện tích sỏi TB là
5,16 ± 2,4cm2 (l-16,72cm2).
Bảng 1. Đặc điểm vị trí hình thái sỏi thận
Vị trí hình thái sỏi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
S2 (Bể thận) 65 21,7
S3 (Bể thận + 1 đài) 155 51,7
S4 (Bể thận + 2 đài) 45 15
S5 (Bể thận + 3 đài) 10 3,3
Sỏi đài thận dưới 10 8,3
Tổng số 300 100
Sỏi bể thận 21,7%, sỏi đài bể thận: 66,7%,
Sỏi san hô (S 4,5) là 18,3%.
Ứ nước độ I gặp nhiều nhất với 140 bệnh
nhân (46,7%). Độ II 75 bệnh nhân chiếm 25%.
Ứ nước độ III gặp ở 20 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
6,6% và đài bể thận không giãn ở 65 bệnh nhân
chiếm 21,7%.
Lựa chọn chọc dò đài thận, tạo đường
hầm: Qua đài giữa thực hiện nhiều nhất 68,3%,
chọc đài trên thấp nhất 6,7% và vào đài dưới là
25%. Tất cả chọc dò dưới hướng dẫn siêu âm
và nong đường hầm vào thận thành công. Tỷ
lệ chọc dò, tạo 1 đường hầm chiếm phần lớn
290 bệnh nhân (98,3%) và chọc dò tạo 2 đường
hầm ở 5 bệnh nhân chiếm 1,7% đều do sỏi S5
phức tạp có nhánh trong đài riêng biệt (Bảng 1).
Bảng 2. Vị trí chọc dò đài thận
Nhóm
đài
Sỏi
S2
Sỏi
S3
Sỏi S4 Sỏi S5
Sỏi đài
dưới
Tổng số
Đài trên 5 15 0 0 0 20 (6,7%)
Đài giữa 30 120 40 10 5
205
(68,3%)
Đài dưới 30 20 5 0 20 75 (25%)
Tổng số 65 155 45 10 25
300
(100%)
Lựa chọn tư thế bệnh nhân: Tất cả bệnh
nhân được gây mê NKQ và đặt tư thế nằm nghiêng.
Lựa chọn chọc dò đài thận, tạo đường
hầm: Qua đài giữa thực hiện nhiều nhất 68,3%,
chọc đài trên thấp nhất 6,7% và vào đài dưới là
25%. Tất cả chọc dò dưới hướng dẫn siêu âm
và nong đường hầm vào thận thành công.
Chọc dò đài bể thận chiếm phần lớn 215 bệnh
nhân đạt 71,7%. Chọc dò trực tiếp vào sỏi ở 85
bệnh nhân (28,3%) (Bảng 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 81
Diễn biến trong mổ: Có 15 bệnh nhân (5%)
chảy máu trong mổ từ vị trí tạo đường hầm ở
sỏi S2 - S5 không gây giãn đài bể thận, nhu mô
thận dày, không rối loạn huyết động và không
truyền máu.
Thời gian mổ TB: 58,42 ± 27,8 (32 - 110
phút), dài nhất ở nhóm sỏi S5, nhóm S2 và đài
thận có thời gian ngắn nhất, ống thông JJ 6
hoặc 7Fr được đặt xuôi dòng thuận lợi ở
290/300 bệnh nhân chiếm 96,7%. 6 bệnh nhân
(2%) đặt JJ ngược dòng do đường hầm vào đài
dưới gấp góc với trục BT – NQ và 4 bệnh nhân
không đặt JJ (Bảng 3).
Bảng 3. Thời gian tán sỏi thận qua da TB (phút)
Thời gian TSTQD Sỏi S2 Sỏi S3 Sỏi S4 Sỏi S5 Sỏi đài dưới
TG tạo đường hầm 6,41 ± 5,91 7,45 ± 4,50 7,72 ± 1,35 8,31 ± 3,11 5,97 ± 1,21
TG tán sỏi thận 41,9 2± 6,31 52,46 ± 1,14 70,43 ± 7,49 91,52 ± 2,35 53,47 ± 6,41
TG đặt JJ 4,32 ±2,61 4,47 ± 2,13 3,82 ± 2,26 4.58 ± 4,61 4,66 ± 2,22
Dẫn lưu thận bằng ống thông Mono J 14 Fr
ở 48 bệnh nhân (80%), 16 F ở 12 bệnh nhân (20%).
Diễn biến sau mổ: Biến chứng sau mổ gặp
ở 49 bệnh nhân chiếm 16,3% gồm: 46 bệnh
nhân sốt đã điều trị ổn định. Có 2 bệnh nhân
đái máu phải nút mạch do giả phình (0,67% và
1 bệnh nhân sỏi S4 do đầu ống thông JJ chưa
xuống đến BQ sau rút Mono J có tụ ít dịch
quanh thận, không cần chọc hút dịch chỉ nội
soi đưa đầu ống thông JJ xuống BQ vào ngày
thứ 3.
Thời gian nằm viện TB: 5,6 ± 2,3 ngày (3 – 17
ngày). Dẫn lưu thận rút sau 2 - 5 ngày (trung
bình: 2,1 ± 1,2 ngày). Kiểm tra X quang và siêu
âm ngày 3 sau mổ có 247/300 bệnh nhân còn sỏi
> 4mm, tỷ lệ sạch sỏi sớm sau mổ 82,4%. Giảm
đau sau mổ được dùng trong 2 ngày.
Theo dõi xa sau mổ: 300 bệnh nhân được
khám lại sau 15 - 30 ngày. Không đau, sốt và
chụp X quang và siêu âm kiểm tra có 266/300
bệnh nhân sạch sỏi (không còn hoặc sỏi nhỏ
<4mm) đạt tỷ lệ 88,7 % được rút JJ. Có 34 bệnh
nhân còn sỏi >4mm (11,3%). Chỉ định tán sỏi
NCT cho 18 bệnh nhân, 11 bệnh nhân sau rút JJ
có sỏi xuống niệu quản và đã NS ngược dòng
tán sỏi bằng laser (Bảng 4).
Bảng 4. Tý lệ sạch sỏi sau tán sỏi thận qua da
Tỷ lệ sạch sỏi Sỏi S2 Sỏi S3 Sỏi S4 Sỏi S5
Sỏi đài
dưới
Sạch sỏi sớm sau mổ 86,2% 81,7% 71,2% 68,7% 100%
Sạch sỏi sau 1 tháng 94,1% 88,4% 77,8% 76,7% 100%
BÀN LUẬN
Trong vấn đề điều trị sỏi thận cho tới nay,
đã có nhiều bước phát triển vượt bậc với việc
ứng dụng các kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn thay
thế cho PT mở. Đặc biệt với kỹ thuật mini-
PCNL 18Fr đã giảm được biến chứng chảy máu
và tốn thương nhu mô thận. Kỹ thuật này có
thể dùng ống kính nội soi NQ 7,5Fr thay thế
cho ống kính nội soi thận chuyên dụng để thao
tác linh hoạt vào các đài thận, đặc biệt chiếm ưu
thế khi cổ đài thận hẹp. Sử dụng năng lượng
Holmium Laser 100W tán sỏi nhanh, an toàn,
nâng cao hiệu suất sạch sỏi, giảm tổn thương
thận, giảm nguy cơ chảy máu.
Phương pháp định vị sỏi
Định vị chọc dò tạo đường hầm bằng siêu
âm do Pederson đề xuất năm 1976. Gần đây
thành công của PCNL dưới hướng dẫn siêu âm
được báo cáo thường xuyên hơn. Gamal báo
cáo 34 PCNL định vị siêu âm trong toàn bộ
phẫu thuật (PT) với tỷ lệ sạch sỏi là 94%(4).
Chúng tôi định vị sỏi và chọc dò hoàn toàn
dưới hướng dẫn siêu âm. Cho tới nay, NC
trong nước về định vị bằng siêu âm còn ít.
Định vị siêu âm đã cho thấy nhiều ưu điểm
thuận tiện, chính xác, hiển thị rõ sỏi không hoặc
ít cản quang không thấy được trên X quang.
Chọc dò dưới hướng dẫn siêu âm là thực hiện
tiếp cận theo hướng của lớp cắt siêu âm cho
hình ảnh thấy rõ nhất và chọc dò thuận lợi nhất
nên có thể xác định mốc là vào đài bể thận giãn
hoặc trực tiếp vào sỏi. Vì vậy, vị trí chọc dò sẽ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 82
không cố định. Siêu âm đánh giá được liên
quan thận với sỏi và các cơ quan nội tạng khác,
thấy được bề dày và kết cấu các mô mềm thành
bụng mà kim chọc dò đi qua để tránh tổn
thương tạng. Siêu âm có thể thấy được hình
ảnh có hơi khí của đại tràng đôi khi nằm lấn ra
sau thận, nhất là ở bệnh nhân đã mổ cũ. Tuy
nhiên, định vị bằng siêu âm cần thấy rõ đường
đi và đầu kim chọc dò dừng lại trong đài bể
thận hoặc khi chạm sỏi để tránh nguy cơ kim
xuyên vào cổ đài hoặc nhu mô thận đối bên gây
chảy máu.
Tư thế bệnh nhân thực hiện PCNL
Đầu tiên Fernstrom và Johansson thực hiện
năm 1976 với tư thế bệnh nhân nằm sấp. Tư
thế này được đánh giá là có ảnh hưởng đến
gây mê hồi sức, nhất là ở bệnh nhân có bệnh lý
tim mạch và hô hấp. Các nghiên cứu (NC) gần
đây thực hiện PCNL ở tư thế nằm nghiêng cho
bệnh nhân giảm được nguy cơ hô hấp và tuần
hoàn. Chúng tôi ở đây đã chọn tư thế nghiêng,
độ nghiêng dựa trên nhiều các yếu tố khác
nhau. Tư thế nghiêng sẽ giảm được nguy cơ
ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và theo dõi
tốt được bệnh nhân khi mổ nên có thể phát
hiện sớm các biến chứng tổn thương tạng hoặc
thoát dịch vào trong ổ bụng và sau phúc
mạc(8). Ở tư thế này, thận di động hơn, đài bể
thận không bị ép xẹp như khi nằm sấp nên
chọc dò thuận lợi hơn. Vị trí chọc dò tạo
đường hầm thường vào bờ tự do hoặc chếch
về mặt sau nên nhu mô thận dày hơn nhưng
giảm thiểu nguy cơ chảy máu.
Lựa chọn vị trí đài thận chọc dò tạo đường
hầm vào thận
Là bước quan trọng nhất, quyết định đến
thành công và tỷ lệ biến chứng của can thiệp.
Lựa chọn đường vào đài bể thận hoặc trực tiếp
vào sỏi căn cứ trên chẩn đoán hình ảnh trước và
siêu âm trong mổ. Việc đánh giá thể loại sỏi
thận trên chụp cắt lớp vi tính (CLVT) dựng
hình và siêu âm là rất cần thiết để xác định
đường vào thích hợp nhất trước khi chọc dò.
Chọc dò vào bể thận - đài giữa chiếm phần
lớn 201 bệnh nhân đạt 68,3%, do trực tiếp vào
bể thận - đài giữa là khoang rộng nhất hơn đài
trên và dưới nên được chỉ định cho sỏi bể thận
đơn thuần hoặc kết hợp đài và sỏi san hô vì từ
vị trí đặt Amplatz bể thận - đài giữa có thể xoay
lên các đài trên - dưới, trước - giữa và sau đều
thuận lợi và dễ dàng hơn, khi nong qua các cổ
đài dễ hơn để tiếp cận sỏi trong các đài nhỏ.
Đồng thời cũng thuận lợi hơn cho việc soi
xuống BT - NQ kiếm tra xem mảnh sỏi tán vỡ
di chuyển xuống NQ và đặt ống thông JJ xuôi
dòng(6).
Vị trí chọc dò và tạo đường hầm vào đài
dưới ở 75 bệnh nhân chiếm 25% được thực
hiện khi cần đường vào tiếp cận trực tiếp sỏi
đài dưới.
Tỷ lệ chọc dò vào đài trên thấp nhất 20
bệnh nhân (6,7%) được lựa chọn cho sỏi bể
thận cộng với nhóm đài trên. Vị trí này chọc
khó khăn hơn, vướng xương sườn, liên quan
màng phổi, thao tác khó khi tán sỏi và quan sát
các đài khác.
Chọc dò tạo 2 đường hầm ở 5 bệnh nhân
chiếm 1,7% đều do sỏi S5 phức tạp có nhánh
trong đài riêng biệt.
Kỹ thuật tán sỏi thận qua da
Chọc dò ra nước tiểu là dấu hiệu chắc chắn
nhất là đã vào đài bể thận. Tuy nhiên, khi sỏi bít
tẳc bể thận, cổ đài hoặc lấp kín đài bể thận thì
dấu hiệu chọc dò chạm sỏi là quan trọng do sỏi
bám sát niêm mạc đài bể thận gây tắc nghẽn
mặc dù chọc dò đúng sỏi cũng không thấy ra
nước tiểu. Đối với bệnh nhân có đường mổ cũ
vùng sườn thắt lưng, chọc dò thuận lợi ở tư thế
nằm nghiêng vì thận tương đối cố định do dính
mổ cũ. NC của chúng tôi gặp 45 bệnh nhân lá
sỏi tái phát trong đó có 40 bệnh nhân có đường
mổ cũ sườn thắt lưng, 5 bệnh nhân nội soi sau
phúc mạc lấy sỏi. Đánh giá trong mổ cho thấy
tổ chức quanh thận và nhu mô thận viêm xơ
chắc hơn, chọc dò và nong đường hầm vào đài
bể thận khó khăn hơn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 83
Tỷ lệ sạch sỏi không chỉ liên quan đến kích
thước sỏi chính mà còn phụ thuộc nhiều vào số
lượng sỏi nhỏ đi kèm. Chúng tôi chỉ tính kích
thước của viên sỏi chính nên đối với SSH đi
kèm nhiều sỏi nhỏ riêng biệt ở các đài thì việc
lấy hết mảnh sỏi sau tán sẽ mất nhiều thời gian
và khó triệt để hơn. Ưu điểm của Amplatz
nhựa 18Fr là mỏng và mềm nên có thể đưa vào
sâu, nong lách qua các cổ đài thận, thậm chí đôi
khi gập góc Amplatz để có thể tiếp cận tán sỏi
trong các đài nhỏ và lấy ra bằng cách sử dụng
máy bơm nước hoặc kìm lấy sỏi trực tiếp. Tuy
nhiên, đối với cổ đài nhỏ, hẹp thì động tác đưa
Amplatz qua cổ đài cần chú ý sao cho không
tổn thương cổ đài gây chảy máu và đây cũng là
thì khó khăn để lấy sỏi ra.
Khó khăn gặp phải khi sỏi nằm ở đài bên
cạnh, song song với vị trí đường vào. Khi đó
hướng vào cổ đài có sỏi sẽ ngược chiều với
hướng đặt Amplatz do vậy rất khó tiếp cận sỏi
để tán và dễ sót sỏi trong các đài riêng biệt.
Thời gian chọc dò, tạo đường hầm và đặt
Amplatz vào đài bể thận phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: Kinh nghiệm phẫu thuật viên, kích
thước của sỏi là đích để chọc dò trực tiếp và
mức độ giãn của thận. Nếu sỏi nằm ở bể thận
thì việc chọc dò và tán sỏi hầu như không gặp
khó khăn. Nếu sỏi nằm ở đài thận thì tốt nhất
vẫn là chọc trực tiếp vào sỏi, khi đó Amplatz sẽ
tiếp xúc trực tiếp với sỏi nên khi tán nhỏ sỏi sẽ
được hút ra ngoài và tránh được việc đưa
Amplatz qua cổ đài tiếp cận sỏi sẽ có nguy cơ
rách cổ đài gây chảy máu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc thu
nhỏ kích thước đường hầm và ống soi thận là
tiêu chuẩn vàng để làm tăng hiệu quả tán sỏi và
giảm biến chứng của PCNL tiêu chuẩn. Mini-
PCNL và micro-PCNL đầu tiên được sử dụng
cho trẻ em và cũng đạt hiệu quả cao và an toàn
khi sử dụng ở người lớn chủ yếu với đường
hầm 18Fr. Để thu nhỏ hơn kích thước đường
hầm và làm giảm hơn nữa các biến chứng,
Desai (2011) đã mô tả kỹ thuật MicroPerc với
khái niệm "All seeing needle" là phương pháp
chọc 1 bước "Single step PCNL" sử dụng ống
soi nhỏ 0,9mm qua đường hầm 4,85 Fr, các
mảnh sỏi tán vỡ bằng Laser được lấy qua máy
hút và không dùng dụng cụ lấy sỏi. Đến năm
2013, Desai mô tả kỹ thuật Ultra mini PCNL
(UMP) sử dụng ống soi 6 Fr qua đường hầm 11
- 13Fr với tỷ lệ sạch sỏi cao 88,9% và ít biến
chứng. Tuy nhiên, cả hai phương pháp trên đều
chỉ định tán sỏi dưới 2cm ở đài dưới thận(3).
Diễn biến trong mổ
Biến chứng chảy máu trong mổ là nặng nề
nhất mà nguyên nhân chủ yếu do chọc dò và
nong đường hầm qua nhu mô vào đài bể thận.
Khi chọc dò và đặt Amplatz thuận lợi có thể
kiếm soát hoàn toàn cuộc mổ và tổn thương
nhu mô và mạch máu cổ đài do nong đường
hầm và đặt Amplatz gây ra là ít gặp. Chúng tôi
gặp 15 bệnh nhân (5%) có chảy máu trong mổ
từ nhu mô thận dày vị trí chọc đường hầm ở sỏi
S2 - S5 đài bể thận không giãn được cầm máu
bằng cách đưa Amplatz qua bề dày nhu mô
thận. Không bệnh nhân nào có rối loạn huyết
động và không cần truyền máu.
Sau khi kết thúc tán sỏi, đặt JJ 6 hoặc 7 Fr
sau mổ được khuyến cáo thực hiện để đảm bảo
an toàn cho mini-PCNL. Việc đặt JJ xuôi dòng
trong mổ thường thuận lợi và nhanh chóng
chiếm tỷ lệ 96,7%. Có 6 bệnh nhân (2%) đặt xuôi
dòng không thuận lợi phải chuyển lại tư thế đặt
JJ ngược dòng do hướng đường hầm vào đài
dưới gấp góc với trục BT - NQ. Có 4 bệnh nhân
không đặt JJ.
Đặt dẫn lưu thận ra da khi kết thúc PCNL là
quy trình chuẩn cho dù sẽ gây đau, khó chịu và
kéo dài ngày nằm viện. Bên cạnh tác dụng cầm
máu, ống dẫn lưu thận là để dự phòng thoát
nước tiểu khi thận ứ nước, lưu thông NQ
xuống BQ không thuận lợi, không đặt được JJ
xuống BQ hoặc để theo dõi ở bệnh nhân có
nhiễm trùng trong thận hoặc có nguy cơ chảy
máu trong, sau mổ. Với mini-PCNL, nhiều tác
giả đưa ra chủ trương thay thế dẫn lưu thận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 84
bằng đặt JJ hoặc hoàn toàn không đặt cả hai
nhằm giảm bớt diễn biến sau mổ. Trong giai
đoạn đầu mới thực hiện, tất cả bệnh nhân của
chúng tôi đều được đặt JJ xuôi dòng và dẫn lưu
thận ra da bằng Mono J để đảm bảo an toàn.
Theo dõi sau mổ
Gặp tỷ lệ biến chứng là 16% gồm:
Có 45 bệnh nhân sốt sau mổ điều trị ổn
định. Tỷ lệ biến chứng cao hơn so với một số
nghiên cứu trong nước và ngoài nước khác(5).
Có một bệnh nhân tụ dịch quanh thận, bệnh
nhân có đường chọc dò vào cựu dưới và sonde
JJ chưa xuống bàng quang. Chúng tôi đã nội soi
rút JJ xuống bàng quang và không cần dẫn lưu
dịch sau phúc mạc.
Thời gian nằm viện TB 5,6 ± 2,3 ngày (3 - 17
ngày), kiểm tra sớm 1 - 3 ngày sau mổ có tỷ lệ
sạch sỏi sớm sau mổ đạt 82,4%, kết quả đạt tốt
phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của
sỏi. Khám lại sau 1 tháng, tỷ lệ sạch sỏi đạt
88,7% tương đương với NC khác như của
Cheng F là 85,2%(2) hay Desai MR là 88,9%(3).
Tỷ lệ sạch sỏi sau PCNL được báo cáo là từ
62% đến 94,3% chênh lệch khá lớn giữa các tác
giả là do không đồng nhất về chỉ tiêu lựa chọn
sỏi để thực hiện PCNL cũng như phương pháp
và nguồn năng lượng tán sỏi. Tỷ lệ sạch sỏi
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước
sỏi, số lượng sỏi, mức độ phức tạp về hình
thái, vị trí sỏi, đặc điểm bệnh lý của thận và
nhất là kỹ năng mổ và phương pháp thực hiện.
NC của chúng tôi có tỷ lệ còn sỏi là 11,3% liên
quan đến SSH S4 - S5 phức tạp có nhiều sỏi
trong các đài thận riêng biệt nên rất khó tiếp
cận được hết để tán.
KẾT LUẬN
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ 18Fr dưới
hướng dẫn siêu âm và nguồn năng lượng tán
sỏi Holmium Laser 30 - 100w là phương pháp
điều trị sỏi thận an toàn và đạt hiệu quả sạch
sỏi sớm cao 82,4% và tỷ lệ biến chứng sau mổ
thấp 16,7% phù hợp với đặc điểm bệnh sỏi ở
Việt Nam. Phương pháp này đã thay thế cho PT
mở trong điều trị sỏi thận lớn và phức tạp. Đây
là một lựa chọn mới trong điều trị sỏi thận và
hoàn toàn có thể thực hiện thường quy trong
nước với các điều kiện trang thiết bị hiện có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdelhafez MF, Bedke J, et al (2012). “Minimally invasive
percutaneous nephrolitholapaxy (PCNL) as an effective and
safe procedure for large renal stones”. BJU Int, 110:114-119.
2. Cheng F, Yu W, Zhang X, Yang S, Xia Y, Ruan Y (2010).
“Minimally invasive tract in percutaneous nephrolithotomy
for renal stones”. J Endourol, 24 (8):1579 – 1582.
3. Desai MR, Solanki R (2013). “Ultra-mini percutaneous
nephrolithotomy (UMP): one more armamentarium”. BJU
Int, 12(7):1046- 1049.
4. Gamal WM, et al (2011). “Solo ultrasonography- guided
percutaneous nephrolithotomy for single stone pelvis”. J
Endourol, 25(4):593 - 596.
5. Hoàng Long (2017). “Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới
hướng dẫn siêu âm, lựa chon tối ưu trong điều trị sỏi đài bể
thận”. Tạp chí y dược học, pp.304- 313.
6. Kim BS (2015). “Recent Advancement or less invasive
treatment of percutaneous nephrolithotomy”. Korean J Urol,
56:614 – 623.
7. Nagele U, Schilling D, Anastasiadis AG, Walcher U, Sievenrt
KD, Merseburger AS, Kuczyk M, Stenzl A (2008).
“Minimally invasive percutaneous nephrolitholapaxy
(MIP)”. Urologe A, 47(9):1066, 1068 - 1073.
8. Osman M, et al (2005). “Percutaneous nephrolithotomy with
ultrasonography-guided renal access: experience from over
300 cases”. BJU Int, 96(6):875 – 878.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_tan_soi_qua_da_duong_ham_nho_tai_benh_vien_da_khoa_t.pdf