Tài liệu Kết quả sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
738
KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM HAI GIỐNG TẰM LAI
TỨ NGUYÊN GQ9312, GQ1235
Nguyễn Thị Len và CS
TÓM TẮT
Trong thời gian 03 năm từ 2013 – 2015, Dự án: Sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ
nguyên GQ9312, GQ1235, mã số KC.06.DA18/11-15 đã sản xuất được 10.256 ổ trứng cấp 1 của 03
cặp lai nhị nguyên GQ93, GQ12 và GQ35 đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng đủ số lượng trứng giống nhị
nguyên cho sản xuất trứng tứ nguyên. Sản xuất thử nghiệm được 50.000 vòng trứng cấp 2 giống tằm
lai tứ nguyên GQ9312 và GQ1235, trong đó giống GQ9312 là 25.484 vòng và giống GQ1235 là
24.516 vòng. Chất lượng trứng giống tứ nguyên đảm bảo tiêu chuẩn, tỷ lệ trứng nở đạt 93,26 -
96,20%, tỷ lệ trứng không thụ tinh thấp chỉ từ 1,77 - 2,21%, trứng sạch bệnh, tỷ lệ bệnh gai là 0%. Hai
giống tằm lai tứ nguyên thích hợp cho nuôi ở vụ xuân, vụ thu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, quanh
năm ở miền núi phía Bắc, ngoài ra giống GQ1235 còn nuôi được ở vụ đầu hè và cuối hè v...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
738
KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM HAI GIỐNG TẰM LAI
TỨ NGUYÊN GQ9312, GQ1235
Nguyễn Thị Len và CS
TÓM TẮT
Trong thời gian 03 năm từ 2013 – 2015, Dự án: Sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ
nguyên GQ9312, GQ1235, mã số KC.06.DA18/11-15 đã sản xuất được 10.256 ổ trứng cấp 1 của 03
cặp lai nhị nguyên GQ93, GQ12 và GQ35 đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng đủ số lượng trứng giống nhị
nguyên cho sản xuất trứng tứ nguyên. Sản xuất thử nghiệm được 50.000 vòng trứng cấp 2 giống tằm
lai tứ nguyên GQ9312 và GQ1235, trong đó giống GQ9312 là 25.484 vòng và giống GQ1235 là
24.516 vòng. Chất lượng trứng giống tứ nguyên đảm bảo tiêu chuẩn, tỷ lệ trứng nở đạt 93,26 -
96,20%, tỷ lệ trứng không thụ tinh thấp chỉ từ 1,77 - 2,21%, trứng sạch bệnh, tỷ lệ bệnh gai là 0%. Hai
giống tằm lai tứ nguyên thích hợp cho nuôi ở vụ xuân, vụ thu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, quanh
năm ở miền núi phía Bắc, ngoài ra giống GQ1235 còn nuôi được ở vụ đầu hè và cuối hè vùng đồng
bằng sông Hồng. Nuôi giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 cho năng suất kén trung bình đạt
13,2 kg/vòng trứng, cao hơn so với giống nhập nội của Trung Quốc là LQ2 14,78%. Một hécta
dâu/năm cần 120 vòng trứng giống, nuôi giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 cho năng suất
kén 1536-1.632 kg, thu nhập từ 168,96 -179,52 triệu đồng/ha, cao hơn 204 kg kén và thu nhập tăng
thêm 22,44 triệu đồng/ha so với nuôi giống LQ2. Số lượng trứng giống tằm lai tứ nguyên GQ9312,
GQ1235 dự án đã sản xuất ra đáp ứng số lượng trứng giống tằm cần thiết cho 416 ha dâu, số diện
tích dâu này nuôi giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 sẽ cho lợi nhuận tăng thêm so với nuôi giống
LQ2 là 9.335 triệu đồng.
Từ khóa: Tằm lai tứ nguyên, năng suất kén, trứng tằm, hiệu quả kinh tế.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng ưu thế lai trong sản xuất
nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng cây trồng, vật nuôi do con lai có
nhiều ưu điểm nổi trội hơn so bố mẹ chúng
(Trần Đình Long, 1997). Đối với sản xuất Dâu
tằm tơ, nếu chỉ dừng ở chọn tạo giống nguyên
thì công tác chọn tạo giống chưa thực sự có ý
nghĩa mà sản xuất chủ yếu chỉ sử dụng giống
lai. Hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312,
GQ1235 là giống lưỡng hệ kén trắng được tạo
ra nhờ sử dụng ưu thế lai F1 nên khả năng
chống chịu của 2 giống tằm này với điều kiện
sinh thái bất lợi (nóng ẩm và môi trường có
nguồn bệnh) khoẻ hơn, lượng lá dâu giảm 4,39-
5,89%, chiều dài tơ đơn tăng 11%, khối lượng
kén tăng 10,40% và năng suất kén vượt từ 12-
30 % so với giống bố mẹ. Hai giống tằm tứ
nguyên GQ9312, GQ1235 thích hợp nuôi vụ
xuân, vụ thu ở vùng Đồng bằng sông Hồng và
quanh năm ở miền núi phía Bắc, ngoài ra giống
GQ1235 còn nuôi được ở vụ đầu hè và cuối hè
vùng đồng bằng sông Hồng, năng suất kén bình
quân từ 12,00-14,77 kg/vòng trứng (Nguyễn
Thị Đảm, 2011).
Phát triển hai giống tằm tứ nguyên
GQ9312, GQ1235 ra sản xuất nhằm thay thế
dần giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, chủ
động nguồn trứng giống chất lượng, hạn chế
dần việc nhập trứng từ Trung Quốc (nhập
giống qua đường tiểu ngạch, không qua kiểm
dịch) và sự lây lan dịch bệnh, góp phần nâng
cao hiệu quả ngành sản xuất Dâu tằm tơ của
Việt Nam thì việc sản xuất thử nghiệm giống
tằm tứ nguyên GQ9312, GQ1235 là việc làm
cần thiết và có nghĩa nghĩa thực tế cao. Kết quả
sản suất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ
nguyên GQ9312, GQ1235 là một nội dung của
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước: Sản
xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên
GQ9312, GQ1235, mã số KC.06.DA18/11-15
đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt,
thời gian thực hiện từ 10/2012-9/2015.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC
HIỆN
2.1. Vật liệu thí nghiệm
Gồm 06 giống bố mẹ: A1 (kén eo), 810
(kén eo), A2 (kén bầu); B46 (kén bầu), 932
(kén bầu), Tương (kén bầu). Trong đó giống
A1, A2, 931 và Tương là giống tằm lưỡng hệ
kén trắng được nhập nội từ Trung Quốc. Giống
810 được nhập nội từ Nhật Bản. Giống B46 là
giống lưỡng hệ Việt Nam.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
739
2.2. Phương pháp thực hiện
Hai giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235
được công nhận giống TBKT theo Quyết định
số 262/QĐ-CN-GSN ngày 26/10/2011. Giống
tứ nguyên GQ9312 được tạo thành từ 4 giống
nguyên [(932 x Tương) X (A1 x 810)]; Giống
tứ nguyên GQ1235 được tạo thành từ 4 giống
nguyên [(A1 x 810) X (A2 x B46)];
Để sản suất ra hai giống tằm lai tứ
nguyên quy trình trải qua các bước như sau:
* Bước 1: Bồi dục 4 giống nguyên tham
gia làm nguyên liệu lai
* Bước 2: Tiến hành lai giữa hai giống
nguyên có đặc điểm hình thái tương tự nhau và
không xa nhau về nguồn gốc:
- Cặp lai F1 thứ nhất: Gồm 2 giống có dạng
kén bầu, sức sống cao, chất lượng tơ kén khá.
- Cặp lai F1 thứ hai: Gồm 2 giống có dạng
kén eo, sức sống yếu, chất lượng tơ kén tốt.
* Bước 3: Lai giữa hai cặp lai F1 có
khác nhau về đặc điểm hình thái và xa nhau về
nguồn gốc địa lý tạo thành cặp lai tứ nguyên.
* Bước 4: Bảo quản, hãm lạnh và xử lí
axít HCl trứng tằm.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trứng nở (%), tỷ
lệ trứng không thụ tinh (%), tỷ lệ bệnh gai hại
tằm (kiểm tra chiếu kính bệnh gai thực hiện
theo TCVN 10735:2015)
Địa điểm thực hiện: Tại Trung tâm
Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, Ngọc
Thụy, Long Biên, Hà Nội. Trạm Nghiên cứu
Dâu tằm tơ Việt Hùng, Vũ Thư, Thái Bình và
Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu, Sơn La.
Thời gian thực hiện: từ năm 2013-2015.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Kết quả sản xuất thử nghiệm giống tằm
lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235
Để đảm bảo sản xuất đủ số lượng trứng
giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 theo mục
tiêu đề ra là 50.000 vòng Dự án đã tiến hành
thực hiện như sau:
* Hợp đồng thực hiện:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, khả
năng về chuyên môn, cơ sở vật chất, đội ngũ
cán bộ của các đơn vị phối hợp. Cơ quan chủ
trì cùng với chủ nhiệm Dự án ký hợp đồng sản
xuất trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235
với Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu và
các Bộ môn nghiên cứu trực thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương với số
lượng trứng giống được giao cho từng đơn vị
trong thời gian 03 năm như sau:
- Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc
Châu: 14.500 vòng trứng
- Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt
Hùng, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ
Trung ương: 12.000 vòng trứng
- Bộ môn Chọn tạo giống tằm, Trung tâm
Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương: 11.500
vòng trứng
- Bộ môn kỹ thuật nuôi và nhân giống
tằm, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung
ương: 12.000 vòng trứng
* Cung cấp các giống cấp 1 nhị nguyên:
Bộ môn chọn tạo giống tằm - Trung tâm
Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương có trách
nhiệm lưu giữ, bồi dục 06 giống bố mẹ 932,
810, B46, A1, A2, Tương và sản xuất giống
cấp 1 nhị nguyên GQ93, GQ12 và GQ35 để
cung cấp cho các đơn vị tham gia.
Bảng 1. Số lượng trứng giống cấp 1 đã sản xuất và cung cấp từ 2013-2015
Năm
Số lượng trứng cặp lai nhị nguyên (ổ) Tỷ lệ trứng nở (%)
GQ93 GQ12 GQ35 Tổng số GQ93 GQ12 GQ35
2013 2150 1080 1015 4245 93,24 93,15 92,78
2014 1525 724 745 2994 92,15 93,78 94,25
2015 1554 730 735 3019 94,26 94,26 95,44
Tổng số 5229 2534 2495 10258 93,22 93,73 94,16
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
740
Căn cứ vào số lượng trứng giống cấp 2
tứ nguyên GQ9312, GQ1235 cần sản xuất của
từng năm, Bộ môn chọn tạo giống tằm đã sản
suất trứng cấp 1 của 03 cặp lai nhị nguyên với
số lượng năm 2013 là 4.245 ổ trứng, năm 2014
là 2.994 ổ và 2015 là 3.019 ổ. Tỷ lệ trứng nở
của 3 cặp lai nhị nguyên đều cao, dao động từ
93,22-94,16%. Do đó số lượng trứng giống cấp
1 nhị nguyên sản xuất ra đã đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu cho nhân giống cấp 2 tứ nguyên.
Bảng 2. Kết quả sản xuất trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 năm 2013
TT Tên đơn vị/Bộ môn Giống GQ9312 (vòng trứng)
Giống GQ1235
(vòng trứng)
Tổng số (vòng
trứng)
1 Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu 3.350 3.650 7.000
2 Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng 2.435 2.065 4.500
3 Bộ môn Chọn tạo giống tằm 2.090 1.910 4.000
4 Bộ môn Kỹ thuật nuôi và nhân giống tằm 2.320 2.180 4.500
Tổng số 10.195 9.805 20.000
Kết quả bảng 2 cho biết số lượng trứng
giống cấp 2 tứ nguyên của các đơn vị đã sản
xuất được trong năm 2013 là 20.000 vòng
trứng, trong đó số lượng trứng giống tứ nguyên
GQ9312 là 10.195 vòng và GQ1235 là 9.805
vòng. Cụ thể Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc
Châu là 7.000 vòng trứng, Trạm Nghiên cứu
Dâu tằm tơ Việt Hùng và Bộ môn Kỹ thuật
nuôi mỗi đơn vị 4.500 vòng trứng và Bộ môn
chọn tạo giống tằm 4.000 vòng trứng.
Bảng 3. Chất lượng trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 năm 2013
TT Tên đơn vị
Giống GQ9312 Giống GQ1235 Tỷ lệ
bệnh gai
(%)
Tỷ lệ trứng
nở (%)
Tỷ lệ trứng không
thụ tinh (%)
Tỷ lệ trứng
nở (%)
Tỷ lệ trứng không
thụ tinh (%)
1 Công ty CP Dâu tằm tơ Mộc Châu 92,89 1,99 93,14 2,56 0
2 Trạm Nghiên cứu DTT Việt Hùng 93,15 2,43 95,22 1,89 0
3 Bộ môn Chọn tạo giống tằm 92,67 2,65 95,45 1,98 0
4 BM KT nuôi và nhân giống tằm 94,34 1,76 92,57 2,12 0
Tổng số 93,26 2,21 94,10 2,14 0
Ghi chú: Đánh giá chất lượng trứng giống thực hiện tại Bộ môn Bệnh tằm và Bộ môn chọn tạo giống tằm, Trung
tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.
Kết quả đánh giá chất lượng trứng giống
ở bảng 3 cho thấy trứng giống của các đơn vị
sản xuất có tỷ lệ trứng nở từ 93,26-94,10%, tỷ
lệ trứng không thụ tinh từ 2,14-2,21% và trứng
hoàn toàn sạch bệnh, tỷ lệ bệnh gai là 0%.
Bảng 4. Kết quả sản xuất trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 năm 2014
TT Tên đơn vị/Bộ môn Giống GQ9312 (vòng trứng)
Giống GQ1235
(vòng trứng)
Tổng số (vòng
trứng)
1 Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu 1735 2015 3.750
2 Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng 1904 1846 3.750
3 Bộ môn Chọn tạo giống tằm 1800 1950 3.750
4 Bộ môn Kỹ thuật nuôi và nhân giống tằm 1880 1870 3.750
Tổng số 7.319 7.681 15.000
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
741
Bảng 5. Chất lượng trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 năm 2014
TT Tên đơn vị
Giống GQ9312 Giống GQ1235 Tỷ lệ
bệnh gai
(%)
Tỷ lệ trứng
nở (%)
Tỷ lệ trứng không
thụ tinh (%)
Tỷ lệ trứng
nở (%)
Tỷ lệ trứng không
thụ tinh (%)
1
Công ty CP Dâu tằm
tơ Mộc Châu 95,13 2,21 94,15 2,32 0
2
Trạm Nghiên cứu
DTT Việt Hùng 93,34 1,78 94,54 1,79 0
3
Bộ môn Chọn tạo
giống tằm 94,12 2,21 95,89 2,02 0
4
BM KT nuôi và
nhân giống tằm 94,25 1,67 95,56 2,34 0
Tổng số 94,21 1,97 95,04 2,12 0
Số lượng trứng giống được sản xuất năm
2014 đã đảm bảo theo kế hoạch là 15.000 vòng
trứng, tỷ lệ trứng nở cao đạt từ 94,21-95,04%,
tỷ lệ trứng không thụ tinh từ 1,97-2,12%, tỷ lệ
bệnh gai là 0%.
Bảng 6. Kết quả sản xuất trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 năm 2015
TT Tên đơn vị/Bộ môn Giống GQ9312 (vòng trứng)
Giống GQ1235
(vòng trứng)
Tổng số (vòng
trứng)
1 Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu 2.035 1.715 3.750
2 Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng 2.080 1.670 3.750
3 Bộ môn Chọn tạo giống tằm 1.900 1.850 3.750
4 Bộ môn Kỹ thuật nuôi và nhân giống tằm 1.955 1.795 3.750
Tổng số 7.970 7.030 15.000
Bảng 7. Chất lượng trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 năm 2015
TT Tên đơn vị
Giống GQ9312 Giống GQ1235 Tỷ lệ
bệnh
gai (%)
Tỷ lệ trứng
nở (%)
Tỷ lệ trứng không
thụ tinh (%)
Tỷ lệ trứng
nở (%)
Tỷ lệ trứng không
thụ tinh (%)
1
Công ty CP Dâu tằm tơ
Mộc Châu 96,13 1,57 97,67 1,79 0
2
Trạm Nghiên cứu DTT
Việt Hùng 95,35 2,11 96,34 1,87 0
3
Bộ môn Chọn tạo giống
tằm 95,13 1,66 97,45 1,32 0
4
BM KT nuôi và nhân
giống tằm 94,27 1,98 93,34 2,11 0
Tổng số 95,22 1,83 96,20 1,77 0
Số lượng và chất lượng trứng giống sản
xuất năm 2015 đảm bảo theo kế hoạch là
15.000 vòng, giống GQ9312 là 7.970 vòng và
GQ1235 là 7.030 vòng. Tỷ lệ trứng nở từ
95,22-96,20%, tỷ lệ bệnh gai là 0%.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
742
Bảng 8. Tổng hợp kết quả sản xuất trứng giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 của Dự án từ năm
2013-2015
Tên đơn vị
Số lượng trứng giống qua các năm
(vòng trứng)
Số lượng trứng giống
từng loại (vòng trứng)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số Giống GQ9312
Giống
GQ1235
Công ty CP Dâu tằm
tơ Mộc Châu 7.000 3.750 3.750 14.500 7.120 7.380
Trạm Nghiên cứu
DTT Việt Hùng 4.500 3.750 3.750 12.000 6.419 5.581
Bộ môn Chọn tạo
giống tằm 4.000 3.750 3.750 11.500 5.790 5.710
BM KT nuôi và nhân
giống tằm 4.500 3.750 3.750 12.000 6.155 5.845
Tổng số 20.000 15.000 15.000 50.000 25.484 24.516
Trong 03 năm từ 2013 - 2015 Dự án đã
sản xuất thử nghiệm được số lượng vòng trứng
cấp 2 giống tứ nguyên GQ9312 và GQ1235 là
50.000 vòng trứng đạt mục tiêu đề ra. Trong đó
giống GQ9312 là 25.484 vòng và giống
GQ1235 là 24.516 vòng. Tuy nhiên số lượng
trứng giống đã sản suất thực tế đạt cao hơn
nhưng căn cứ theo hợp đồng thì sản phẩm
trứng giống được các đơn vị nhập kho đúng với
số lượng đăng ký. Chất lượng trứng giống sản
xuất đảm bảo tiêu chuẩn tỷ lệ trứng nở đạt từ
93,26 - 96,20%, tỷ lệ bệnh gai là 0%, trứng
không thụ tinh ít, tỷ lệ trứng không thụ tinh chỉ
từ 1,77 - 2,21%.
Bảng 9. Bảng tổng hợp kết quả phát triển giống GQ9312, GQ1235 ra ngoài sản xuất từ 2013-
2015 (vòng trứng)
STT Địa điểm Giống tứ nguyên GQ9312
Giống tứ
nguyên GQ1235 Tổng số
I Số trứng đã cấp cho sản xuất 24.208,5 23.544,5 47.753,0
1 Mộc Châu, Sơn La 8.720 8.980 17.700
2 Vũ Thư, Thái Bình 2.916,5 2.558,5 5.475
3 Trấn Yên, Yên Bái 6.986 6.620 13.606
4 Nam Sách, Hải Dương 1.915 1.910 3.825
5 Thiệu Đô-Thiệu Hóa-Thanh Hóa 1.935 1.902 3.837
6 Ngọc Lũ - Hà Nam 1.290 1.150 2.440
7 Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội 446 424 870
II Số trứng tồn kho 1.275,5 971,5 2.247,0
Cộng tổng 25.484,0 24.516,0 50.000,0
Từ năm 2013-2015 trứng giống tứ
nguyên GQ9312, GQ1235 được phát triển sản
xuất ở 7 tỉnh có nghề sản xuất dâu tằm ở miền
Bắc với tổng số 47.753 vòng trứng, trong đó
tỉnh có số lượng trứng nuôi nhiều nhất là tỉnh
Sơn La với 17.700 vòng, tiếp đến là tỉnh Yên
Bái với 13.606 vòng trứng, ít nhất là Hà Nội
chỉ có 870 vòng. Các tỉnh còn lại là Hải
Dương, Thanh Hóa và Hà Nam đã nuôi với số
lượng trứng giống từ 2.440 -5.475 vòng. Kết
quả về năng suất kén thu trung bình/vòng trứng
ở các địa điểm được trình bày ở bảng 10.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
743
Bảng 10. Năng suất kén trung bình của hai giống tằm tứ nguyên GQ9312, GQ1235 nuôi ở
sản xuất từ năm 2013-2015 (kg/vòng trứng)
STT Địa điểm nuôi tằm
Năng suất kén (Kg/vòng)
Giống GQ9312 Giống GQ1235 Trung bình của 2 giống
1 Mộc Châu, Sơn La 15,2 13,8 14,5
2 Vũ Thư, Thái Bình 13,2 12,9 13,1
3 Trấn Yên, Yên Bái 14,2 13,3 13,8
4 Nam Sách, Hải Dương 13,5 12,3 12,9
5 Thiệu Đô-Thiệu Hóa-Thanh Hóa 12,9 12,6 12,8
6 Ngọc Lũ - Hà Nam 13,2 12,4 12,8
7 Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội 12,8 12,2 12,5
Trung Bình 13,6 12,8 13,2
Giống LQ2 (Trung Quốc) 11,5
So với LQ2 (%) 114,78
Kết quả khảo sát năng suất kén của hai
giống tứ nguyên GQ9312, GQ1235 trình bày ở
bảng 10 cho thấy hai tỉnh nuôi tằm cho năng
suất kén cao hơn cả đó là Sơn La và Yên Bái,
năng suất kén trung bình đạt 13,8-14,5 kg/vòng
trứng, đạt năng suất kén cao có thể là do hai
tỉnh này có điều kiện thời tiết khí hậu mát mẻ
hơn các tỉnh khác. Thấp nhất là ở Hà Nội năng
suất kén trung bình chỉ đạt 12,5 kg. Các tỉnh
còn lại có năng suất kén trung bình dao động từ
12,8-13,1 kg. Nếu so với nuôi giống tằm kén
trắng LQ2 (Trung Quốc) năng suất kén trung
bình chỉ đạt 11,5 kg thì nuôi hai giống tằm tứ
nguyên GQ9312, GQ1235 cho năng suất kén
cao hơn 14,78%, tương đương với cao hơn 1,7
kg kén/vòng trứng.
Bảng 11. Hiệu quả kinh tế /ha khi nuôi hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235
Tên giống
Tổng số vòng
trứng nuôi/ha
(vòng)
Năng suất
kén trung
bình/vòng
trứng (kg)
Tổng số
kén thu
(kg)
Giá một
kilogam
kén (1.000
đồng)
Thành tiền
(1.000 đồng)
Hiệu quả
kinh tế
tăng so với
đ/c (%)
I. Giống tứ nguyên
GQ9312 120 13,6 1.632 110 179.520
GQ1235 120 12,8 1.536 110 168.960
Trung bình 120 1.584 174.240 114,78
II. Giống LQ2 (đ/c) 120 11,5 1.380 110 151.800 100,00
Chênh lệch (I-II) 204 22.440
Nuôi tằm tứ nguyên GQ9312, GQ1235
do tằm khỏe nên cho năng suất kén cao hơn
giống LQ2 do đó 01 ha dâu nuôi 120 vòng
trứng nếu nuôi giống tứ nguyên GQ9312 sẽ
cho sản lượng kén thu là 1.632 kg/ha, nuôi
giống tứ nguyên GQ1235 sẽ cho sản lượng kén
thu là 1.536 kg/ha, bình quân năng suất kén
thu/ha khi nuôi 2 giống tứ nguyên GQ9312,
GQ1235 đạt 1.584 kg, cao hơn so với nuôi
giống LQ2 là 204 kg, cho thu nhập từ 168,96 -
179,52 triệu đồng/ha, tăng thêm so với nuôi
giống LQ2 là 22,44 triệu đồng/ha/năm. Với
quy mô của Dự án đã sản xuất được 50.000
vòng trứng, số trứng tứ nguyên sản xuất ra đáp
ứng số lượng trứng giống tằm cần thiết cho 416
ha dâu, nuôi giống tứ nguyên GQ9312,
GQ1235 sẽ cho lợi nhuận tăng thêm so với
nuôi giống LQ2 là 9.335 triệu đồng.
743
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
744
3.2. Hiệu quả kinh tế- xã hội
Đối với các đơn vị sản xuất trứng giống:
Công nghệ sản xuất giống tứ nguyên không
những giúp cho việc nuôi giống cấp 1 dễ dàng
hơn mà hệ số nhân giống cao (tăng >15%) góp
phần hạ giá thành sản phẩm.
Nuôi giống tằm tứ nguyên GQ9312,
GQ1235 năng suất kén/ha dâu/năm đạt 1536-
1632 kg, hiệu quả kinh tế tăng 14,78%. Thu
thập từ kén/ha dâu/năm đạt trung bình 174,24
triệu đồng, dao động từ 168-179 triệu đồng,
cho thu nhập tăng thêm 22,44 triệu
đồng/ha/năm so với nuôi giống LQ2 của Trung
Quốc tại Việt Nam.
Hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312 và
GQ1235 đều có năng suất kén cao trên 13
kg/vòng trứng, chất lượng kén tương đương với
giống tằm nhập nội của Trung Quốc đang sử
dụng trong sản xuất. Sản xuất và đưa vào sử
dụng rộng rãi các giống tằm mới này không chỉ
giải quyết cơ cấu giống thích hợp cho các vùng
sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng
quy mô vùng sản xuất mà còn hạn chế dần việc
nhập nội tiểu ngạch các giống tằm của nước
ngoài, chủ động được kế hoạch sản xuất, nâng
cao được chất lượng trứng giống. Đặc biệt đưa
vào sử dụng giống tăm lưỡng hệ kén trắng
GQ1235 thay thế giống tằm lai F1 kén vàng ở vụ
hè sẽ góp phần nâng cao chất lượng kén tơ ở vụ
hè là vụ có sản lượng kén cao nhất trong năm.
Trứng giống đảm bảo chất lượng giúp cho
người nông dân nuôi tằm đạt năng suất kén cao
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành
sản xuất dâu tằm từ đó sẽ có tác dụng ổn định và
mở rộng ngành sản xuất này góp phần giải quyết
được công ăn việc làm cho người nông dân, nâng
cao đời sống cho người lao động.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Trong thời gian 03 năm từ 2013 – 2015
Dự án đã sản xuất thử nghiệm được 50.000
vòng trứng giống tằm tứ nguyên GQ9312 và
GQ1235 đạt chất lượng tốt. Tỷ lệ nở của trứng
đạt 93,26 - 96,20%, tỷ lệ trứng không thụ tinh
thấp chỉ có 1,77 - 2,21%, trứng sạch bệnh.
Đã nuôi 47.753 vòng trứng hai giống tằm
tứ nguyên ở vùng đồng bằng và vùng núi phía
Bắc. Năng suất kén bình quân đạt 13,2 kg/vòng
trứng cao hơn 14,78% so với giống tằm LQ2
nhập nội của Trung Quốc. Bình quân 1 ha dâu
thu nhập 168,96 – 179,52 triệu đồng tăng 22,44
triệu đồng so với nuôi giống LQ2. Kết quả nuôi
47.753 vòng trứng hai giống tằm mới đã làm
tăng lợi nhuận thêm so với giống LQ2 là 9.335
triệu đồng.
4.2. Đề nghị
Đề nghị cho áp dụng nuôi hai giống tằm
lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235 ở vụ xuân, vụ
thu vùng đồng bằng sông Hồng và nuôi quanh
năm ở miền núi phía Bắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Đảm và cộng sự, 2011. Nghiên
cứu một số giải pháp KHCN nhằm phát
triển sản xuất dâu tằm bền vững phục vụ nội
tiêu và xuất khẩu. Báo cáo tổng kết đề tài
cấp Nhà nước, giai đoạn 2008-2010, Mã số
KC.06.13/06-10.
2. Trần Đình Long, 1997. Chọn giống cây trồng.
Giáo trình cao học Nông nghiệp. Nhà xuất
bản nông nghiệp
3. Phạm Văn Vượng, Đặng Đình Đàn, Bùi Khắc
Vư, 1997. Sản xuất trứng giống tằm. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
4. Phạm Văn Vượng và cộng sự, 2004. Nghiên
cứu các giải pháp KHCN nhằm nâng cao
năng suất chất lượng tơ kén. Báo cáo tổng
kết đề tài khoa học kỹ thuật độc lập cấp Nhà
nước, giai đoạn 2001-2003, Trung tâm
Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, Hà
Nội.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
745
ABSTRACT
Results of trial testing production of two double crossed silkworm seeds GQ9312, GQ1235
Nguyen Thi Len et al.
In 2012 -2015 period, the project titled “Trial testing production of double crossed silkworm seeds
GQ9312, GQ1235, coded KC.06.DA18/11-15 produced 10.256 nest in reproductive seed of three pair of
single crossed seeds named GQ93, GQ12 and GQ35 that meet standards regulated and the quantity of
single crossed nest needed for double crossed nest production... From the project, 50,000 round
commercial nests of double crossed seeds named GQ9312 and GQ1235 was also produced in which 25
484 rounds produced from GQ9312 and 24 516 rounds produced from GQ1235. The good quality of
egg produced from double crossed seeds was reported presented by high rate of hatching (93.26 to
96.20%) and low percentage of non-fertilized eggs (1.77 - 2.21%), disease-free eggs (no patients hemp
disease observed). Two double crossed seeds GQ9312, GQ1235 were suitably bred in spring and
autumn seasons in the Red River delta and year round bred in the northern mountainous region. It is
also reported that GQ1235 can be bred in early summer and late summer in Red River Delta. GQ9312,
GQ1235 gave high cocoons yield (13.2 kg/round eggs in average), 14.78% higher than LQ2. One
hectare of mulberry a year needs 120 hybrid silkworm egg rounds of GQ9312, GQ1235 and from which
1536-1632 kg of cocoons should be produced, 204 kg higher than LQ2, resulting in earning 168.96 -
179.52 million VND, 22.4 million VND higher than LQ2. Number of double crossed eggs of GQ9312,
GQ1235 produced from the project met the demand for 416 hectares of mulberry production that will get
the benefit of 9,335 million VND higher than the benefit given by LQ2 production.
Keywords: Double cross silkworm, cocoons yield, silkworm eggs, economic efficiency.
Người phản biện: PGS. TS. Hà Văn Phúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_251_8258_2130569.pdf