Kết quả phục hồi vận động của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu và thuốc bổ dương hoàn ngũ thang trên bệnh nhân tai biến mạch máu não đến trễ sau 3 tháng

Tài liệu Kết quả phục hồi vận động của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu và thuốc bổ dương hoàn ngũ thang trên bệnh nhân tai biến mạch máu não đến trễ sau 3 tháng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 221 KẾT QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU CẢI TIẾN PHỐI HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ THUỐC BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG TRÊN BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐẾN TRỄ SAU 3 THÁNG Nguyễn Văn Tùng*, Phan Quan Chí Hiếu** TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất chức năng kéo dài ở người trưởng thành trên thế giới. Y học cổ truyền đã được chứng minh có thể mang lại những đóng góp tích cực trong phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ. Từ 2003 đến nay, phương pháp Châm cứu cải tiến (CCCT) đã được nghiên cứu và áp dụng trong phục hồi vận động sau đột quỵ. Tuy nhiên các nghiên cứu phần lớn thực hiện trên những bệnh nhân đến sớm. Trong khi nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rằng: bệnh nhân có thời gian bị tai biến trước điều trị càng lâu thì khả năng phục hồi di chứng vận động càng kém, quá trình phục hồi chủ yếu chỉ xảy ra trong v...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phục hồi vận động của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu và thuốc bổ dương hoàn ngũ thang trên bệnh nhân tai biến mạch máu não đến trễ sau 3 tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 221 KẾT QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU CẢI TIẾN PHỐI HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ THUỐC BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG TRÊN BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐẾN TRỄ SAU 3 THÁNG Nguyễn Văn Tùng*, Phan Quan Chí Hiếu** TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất chức năng kéo dài ở người trưởng thành trên thế giới. Y học cổ truyền đã được chứng minh có thể mang lại những đóng góp tích cực trong phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ. Từ 2003 đến nay, phương pháp Châm cứu cải tiến (CCCT) đã được nghiên cứu và áp dụng trong phục hồi vận động sau đột quỵ. Tuy nhiên các nghiên cứu phần lớn thực hiện trên những bệnh nhân đến sớm. Trong khi nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rằng: bệnh nhân có thời gian bị tai biến trước điều trị càng lâu thì khả năng phục hồi di chứng vận động càng kém, quá trình phục hồi chủ yếu chỉ xảy ra trong vòng 3 tháng đầu, sau thời gian này khả năng phục hồi không đáng kể. Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát hiệu quả phục hồi vận động ở bệnh nhân yếu liệt sau đột quỵ đến trễ sau 3 tháng của phác đồ phối hợp phương pháp Châm cứu cải tiến với bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang và tập vật lý trị liệu. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt trường hợp, đa trung tâm, từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2019. Có 152 bệnh nhân liệt ½ người sau đột quỵ trên 3 tháng, được điều trị và theo dõi liên tục trong 4 liệu trình (10 ngày/liệu trình) với Châm cứu cải tiến kết hợp bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang và tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân được đánh giá mức độ phục hồi vận động dựa vào thang điểm Barthel, test khéo tay, thời gian đi bộ 10m trước và sau điều trị ở các thời điểm trước, sau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày và 40 ngày Kết quả nghiên cứu: Sau điều trị, số bệnh nhân đạt kết quả khá và tốt theo thang điểm Barthel là 80 người (chiếm 52,6%) (p<0,001). Điểm Barthel tăng từ 41,05 ± 13,04 lên 62,40 ± 18,16 (p<0,001); số người bỏ được vòng trong test khéo tay tăng 37 người (tăng 24,3%), với số vòng bỏ được trung bình tăng từ 0,84 ± 1,77 vòng lên 5,94 ± 7,34 vòng (p<0,001); số bệnh nhân đi được 10m tăng 30 người (tăng 19,7%), với thời gian trung bình bệnh nhân đi được 10m giảm từ 77,51 ± 24,15 giây còn 38,28 ± 18,66 giây (p<0,001). Kết luận: Phối hợp Châm cứu cải tiến với bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang và vật lý trị liệu có hiệu quả cải thiện chức năng vận động trên bệnh nhân tai biến mạch máu não trên 3 tháng. Từ khóa: bổ dương hoàn ngũ thang, châm cứu cải tiến, liệt ½ người sau đột quỵ trên 3 tháng, test khéo tay, thang điểm Barthel, thời gian đi bộ 10m, vật lý trị liệu ABSTRACT INVESTIGATION THE MOTOR REHABILITATION BY MODIFIED ACUPUNCTURE ASSOCIATED WITH BU YANG HUANG WU TANG, AND PHYSIOTHERAPY ON 3 MONTH-POST-STROKE HEMIPLEGIC PATIENTS Nguyen Van Tung, Phan Quan Chi Hieu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 220 - 227 Objectives: Stroke is the leading cause of long-term adult disability in adults worldwide. Traditional medicine has been shown to make a positive contribution to motor rehabilitation after stroke. Since 2003, “Cham *Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hoà **Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Văn Tùng ĐT: 0905131916 Email: bacsytung@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 222 Cuu Cai Tien” (Modified acupuncture) has been studied and applied in motor rehabilitation after stroke. However, the majority of studies have been carried out in patients who arrive early after stroke. While many studies showed that the longer delay time before treatment, the lesser recovery of motor deficit after stroke. The recovery process mainly occurs within the first 3 months. This study was conducted to investigate the effectiveness of motor recovery of “Cham Cuu Cai Tien” (Modified Acupuncture) associated with bu yang huang wu tang and physiotherapy on 3 month-post-stroke hemiplegic patients. Method: A multi-centered case series report, from January 2013 to September 2019. 152 hemiplegic patients 3 month-post stroke treated by “Cham Cuu Cai Tien” (Modified Acupuncture) associated with bu yang huang wu tang and physiotherapy for 40 days. The Barthel score, 10-hole test, 10m walk test were evaluated at before and after 10 days, 20 days, 30 days, 40 days after treatment. Results: After treatment, the number of patients achieving Good and Excellent results by Barthel score was 80 (52.6%) (p<0.001), with the average score increased from 41.05 ± 13.04 to 62.40 ± 18.16 (p <0.001); the number of patients who could carry out the 10 hole test increased by 37 (24,3%), with the average number of rounds increased from 0.84 ± 1.77 to 5.94 ± 7.34 (p <0.001); the number of patients who could perform the 10m walk test increased by 30 (19.7% increase), with the average time decreased from 77.51 ± 24.15 seconds to 38.28 ± 18.66 seconds (p <0.001). Conclusion: The combination of “Cham Cuu Cai Tien” (Modified Acupuncture) with bu yang huang wu tang and physiotherapy effectively improve motor function in 3 month-post stroke hemiplegic patients Keywords: 10-hole test, 10m walk test, bu yang huang wu tang, liu wei di huang wan, modified acupuncture, physiotherapy, Barthel score, 3 month-post stroke hemiplegic patients ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất chức năng kéo dài ở người trưởng thành trên thế giới. Kể cả khi được điều trị phục hồi chức năng với vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu gần một nửa số bệnh nhân sống sót vẫn bị ảnh hưởng nhiều đến chức năng sống(4). Y học cổ truyền (YHCT) đã có những đóng góp tích cực trong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân đột quỵ. Nhiều công bố cho thấy châm cứu kết hợp tập vật lý trị liệu có kết quả đáng khích lệ, trong đó phương pháp Châm cứu cải tiến từng bước được nghiên cứu, áp dụng và cho kết quả rất tích cực(8). Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc Y học cổ truyền cũng được chứng minh hiệu quả, cụ thể bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang đã và đang được sử dụng trong điều trị phục hồi sau đột quỵ với khả năng bảo vệ tế bào nơron qua nhiều cơ chế cũng như tác động lên nhiều loại tế bào khác của hệ thần kinh trung ương(1,2,10,11). Vì vậy việc kết hợp cả 3 phương pháp hiệu quả trên đây: Châm cứu cải tiến, thuốc bổ dương hoàn ngũ thang và vật lý trị liệu trong điều trị phục hồi thiếu sót vận động trên bệnh nhân sau đột quỵ có thể sẽ mang lại hiệu quả cao và rất đáng quan tâm. Đồng thời, trong điều trị phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có thời gian bị tai biến trước điều trị càng lâu thì khả năng phục hồi di chứng vận động càng kém và quá trình phục hồi chủ yếu nhiều nhất trong vòng 3 tháng đầu(5,6,7,8,9). Vì vậy câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là nếu phối hợp điều trị Châm cứu cải tiến với bài thuốc bổ dương hoàn ngũ thang và tập vật lý trị liệu trên bệnh nhân liệt sau tai biến trên 3 tháng có hiệu quả trong phục hồi vận động hay không? ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn Tất cả bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ sau 3 tháng, có các tiêu chuẩn sau: tỉnh táo, hợp tác với thầy thuốc điều trị, chỉ số Barthel 60 (nhóm trung bình, yếu và kém), không thể đi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 223 được 10 mét mà không cần dụng cụ hoặc người hỗ trợ. Tiêu chuẩn loại trừ Liệt nửa người do chấn thương; liệt nửa người nhưng quá suy kiệt hoặc bị lở loét, viêm nhiễm nhiều, đang dùng các thuốc trong phác đồ điều trị (thuốc Y học hiện đại (YHHĐ) trong phác đồ điều trị được xem là các thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn não, thuốc Y học cổ truyền trong phác đồ điều trị là bài thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang hoặc các bài thuốc có tác dụng tương tự), hoặc bệnh nhân đã dùng nhưng thời gian ngưng thuốc chưa tới 15 ngày. Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu Phát hiện tiêu chuẩn loại trừ, BN từ chối không tiếp tục điều trị, diễn tiến xấu nặng hơn. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu loạt trường hợp, được tiến hành tại Phòng chẩn trị YHCT Thiên Nam - 29A Trần Nhật Duật, Nha Trang, Khánh Hòa. Phòng chẩn trị YHCT Ngô Hành - 10 Võ Thị Sáu, Nha Trang, Khánh Hòa. Phòng khám Đa khoa Nhân Đạo Kinh 7 - 87 Ấp kinh 7B, Xã Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang. Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2013 – 9/2019. Phương pháp điều trị Chọn 152 bệnh nhân (BN) liệt nửa người do Đột quỵ sau 3 tháng có đủ tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ, đến khám và điều trị ngoại trú hoặc nội trú tại Cơ sở Chẩn Trị YHCT Thiên Nam, Cơ sở Chẩn Trị YHCT Ngô Hành, Phòng khám đa khoa Nhân Đạo Kinh 7. Các bệnh nhân được khám và theo dõi theo 1 mẫu bệnh án thống nhất, được phối hợp điều trị bằng châm cứu cải tiến, thuốc bổ dương hoàn ngũ thang và tập vật lý trị liệu. Mỗi liệu trình điều trị là 10 ngày, thời gian theo dõi và điều trị liên tục trong 40 ngày (4 liệu trình). Bài thuốc bổ dương hoàn ngũ thang Sử dụng thuốc chế phẩm có Huỳnh kỳ 12g, Đương quy 11g, Xuyên khung 9g, Xích thược 9g, Hồng hoa 7g, Đào nhân 7g, Địa long 3,5g; liều dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 15 viên. Châm cứu cải tiến Chọn huyệt dựa trên: loại cơ hiện đang yếu liệt, trong đó các huyệt được chọn nằm trên các đường kinh ở vùng bị bệnh và ở hai đầu nguyên ủy và bám tận của cơ. Sử dụng máy điện châm Thera-Pulse PB3, tần số từ 4-50Hz, cường độ từ 2-10mA; độ nông sâu từ 0,5 – 1,5 thốn, ngoại trừ Kiên Ngung (2-3 thốn) và Trật biên (3-5 thốn) tuỳ theo vị trí của huyệt; châm thay đổi các huyệt ở trên (không quá 20 cây/một lần châm); thời gian lưu kim là 20 phút, trong đó 10 phút đầu với tần số thấp, cường độ cao (kích thích co cơ), 10 phút sau với tần số cao, cường độ nhẹ (xoa bóp cơ). Mỗi ngày châm một lần, mỗi liệu trình điều trị là 10 ngày, thời gian theo dõi và điều trị liên tục 40 ngày (4 liệu trình). Vật lý trị liệu Tùy vào tình trạng bệnh nhân. Các phương pháp thực hiện bao gồm: tập ở tư thế nằm, tập vận động ở tư thế ngồi, vận động ở tư thế đứng để tập dồn trọng lượng lên chân, vận động ở tư thế đứng để tập dồn trọng lượng lên 2 chân, vận động ở tư thế đứng để tập dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân, tập đi với dụng cụ hỗ trợ. Mỗi lần tập 45 phút, mỗi động tác khoảng 3-5 lần, mỗi ngày tập 1 lần, ngoại trừ ngày chủ nhật). Các chỉ số theo dõi Đánh giá sự phục hồi chức năng vận động dựa theo thang điểm 10 chức năng Barthel; đánh giá phục hồi chức năng vận động của tay liệt dựa theo bảng theo dõi test khéo tay; đánh giá phục hồi chức năng vận động của chân liệt dựa theo bảng theo dõi thời gian bệnh nhân đi được 10m có hoặc không có dụng cụ hỗ trợ. Định nghĩa các biến số và cách đo lường Thang điểm 10 chức năng Barthel Sự nuôi dưỡng 10 điểm: Độc lập, có khả năng dùng bất kỳ phương thức cần thiết nào, ăn trong thời gian hợp lý. 5 điểm: Cần giúp đỡ (thí dụ: cắt). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 224 Chuyển dịch ở giường hoặc xe lăn 15 điểm: Độc lập, bao gồm đặt khóa của xe lăn và nâng chỗ để chân. 10 điểm: Trợ giúp tối thiểu hoặc trông nom. 5 điểm: Có khả năng ngồi nhưng cần trợ giúp tối đa để dịch chuyển. Vệ sinh cá nhân 5 điểm: Rửa mặt, chải tóc, đánh răng, cạo râu (cộng kết quả nếu dùng dao điện). Đi vệ sinh 10 điểm: Độc lập ra nhà vệ sinh hoặc với bô dẹt, thay quần áo, lau chùi, làm phẳng, hoặc làm sạch xoong nồi. 5 điểm: Cần trợ giúp để giữ thăng bằng, cởi quần áo hoặc giấy vệ sinh. Tắm 5 điểm: Khả năng dùng bồn tắm, hoặc đài sen. Đi bộ 15 điểm: Độc lập cho 50yd có thể dùng dụng cụ trợ giúp, loại trừ vai trò đi bộ. 10 điểm: Đi bộ với sự trợ giúp cho 50yd. 5 điểm: Không phụ thuộc vào xe lăn cho 50yd, chỉ dùng nếu không có khả năng đi bộ. Lên và xuống cầu thang 10 điểm: Độc lập, có thể cần sự trợ giúp bởi dụng cụ. 5 điểm: Cần sự giúp đỡ hoặc giám sát. Mặc quần áo và hiểu biết 10 điểm: Độc lập, calavát, hoặc giày có thể tự làm, tự buộc. 5 điểm: Cần sự giúp đỡ, nhưng làm được ít nhất là một nửa công việc trong thời gian thích hợp. Chi phối ruột 10 điểm: Không có tai biến, có khả năng chú ý để tập hợp các dụng cụ nếu được dùng. 5 điểm: Đôi khi tai biến hoặc cần sự giúp đỡ với dung dịch thụt hoặc thuốc đạn. Chi phối bàng quang 10 điểm: Không có tai biến, có khả năng chú ý để tập hợp các dụng cụ nếu được dùng. 5 điểm: Đôi khi có tai biến hoặc cần sự giúp đỡ Test khéo tay Khả năng bệnh nhân sử dụng tay bị yếu liệt bỏ vòng vào cột, không có bất kỳ sự trợ giúp nào. Đánh giá bằng cách đếm số vòng bệnh nhân bỏ được vào các cột trong 1 phút. Bệnh nhân làm được Test khéo tay là bỏ được ít nhất từ 1 vòng trở lên. Thời gian bệnh nhân đi 10m (có hoặc không có dụng cụ hỗ trợ) Là thời gian bệnh nhân tự mình đi được 10m, không có bất kỳ sự hỗ trợ nào hoặc có sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy, khung tập đi. Xử lý số liệu Dùng phần mềm STATA để phân tích kết quả. Trong phần nghiên cứu kết quả trước và sau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày điều trị, phương pháp thống kê áp dụng cho những phần này là phép kiểm định Fisher, kiểm định t bắt cặp so sánh trung bình và độ lệch chuẩn, kiểm định z so sánh tỉ lệ trước và sau điều trị. Y đức Nghiên cứu đã được chấp thuận bởi hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, theo quyết định số 412/ĐHYD-HĐĐĐ. KẾT QUẢ Số bệnh nhân tham gia nghiên cứu: 152 bệnh nhân, có tuổi trung bình là 58,15 ± 10,29; nam chiếm 59,21% và nữ chiếm 40,70%. Hầu hết bệnh nhân có bệnh kèm theo (82,2%), trong đó bệnh lý chiếm nhiều nhất là tăng huyết áp (92%), tiếp theo sau đó lần lượt là xơ vữa động mạch (33,6%), đái tháo đường (22,4%) và thấp nhất là thiếu máu cơ tim (6,4%). Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm tai biến mạch máu não (n=152) Đặc điểm tai biến mạch máu não Mẫu nghiên cứu Hôn mê N % Không 107 70,4 Có 45 29,6 Thời gian hôn mê N % <24 giờ 27 60,0 24-72 giờ 12 26,7 >72 giờ 6 13,3 Thời gian tai biến N % 3-<6 tháng 96 63,2 6-12 tháng 30 19,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 225 Đặc điểm tai biến mạch máu não Mẫu nghiên cứu >12 tháng 26 17,1 Số lần tai biến N % Lần 1 128 84,2 Lần 2 23 15,1 Lần 3 1 0,7 Dân số nghiên cứu có tuổi trung bình của là 58,15 ± 10,29, nhỏ nhất là 31 và lớn nhất là 83 tuổi, trong đó có 62 nữ (40,79%) và 90 nam (59,21%). Về đặc điểm của đột quỵ, dựa theo kết quả trong Bảng 1, tỷ lệ bệnh nhân không có hôn mê chiếm tỷ lệ cao hơn (70,4%) so với có hôn mê (29,6%); thời gian hôm mê <24 giờ chiếm chủ yếu (60%), tiếp theo là 24-72 giờ (26,7%) và thấp nhất là >72 giờ (13,3%); thời gian tai biến chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm từ 3-<6 tháng (63,2%), tiếp theo là nhóm 6-12 tháng (19,7%) và thấp nhất là >12 tháng (17,1%); hầu hết bệnh nhân thuộc nhóm tai biến lần 1 (84,2%), tiếp theo là lần 2 (15,1%) và thấp nhất là lần 3 (0,7%). Bảng 2. Đặc điểm bệnh kèm theo (n=152) Bệnh kèm theo Mẫu nghiên cứu N % Không bệnh kèm theo 27 17,8 Có bệnh kèm theo 125 82,2 Tăng huyết áp 115 92,0 Đái tháo đường 28 22,4 Xơ vữa động mạch 42 33,6 Thiếu máu cơ tim 8 6,4 Hầu hết bệnh nhân có bệnh kèm theo (82,2%), trong đó bệnh lý chiếm nhiều nhất là tăng huyết áp (92%), tiếp theo sau đó lần lượt là xơ vữa động mạch (33,6%), đái tháo đường (22,4%) và thấp nhất là thiếu máu cơ tim (6,4%) (Bảng 2). Đánh giá hiệu quả điều trị theo bảng xếp loại Barthel Bảng 3. Hiệu quả điều trị dựa vào tỉ lệ khá + tốt theo bảng xếp loại Barthel (n=152) Kết quả sau đợt điều trị Mẫu nghiên cứu N % Đạt (Tốt, Khá) 80 52,6 Không đạt (Trung bình, Yếu, Kém) 72 47,4 Giá trị p <0,001 Kiểm định Fisher Bảng 4. Hiệu quả điều trị dựa vào chỉ số Barthel (n=152) Chỉ số Barthel Mẫu nghiên cứu TB ĐLC Trước điều trị 41,05 13,04 Liệu trình 1 46,84 14,67 Liệu trình 2 53,85 16,10 Liệu trình 3 59,74 17,73 Liệu trình 4 62,40 18,16 Gía trị p <0,001 TB: Trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn Kiểm định t bắt cặp so sánh chỉ số Barthel trước và sau điều trị Kết quả phục hồi chức năng vận động được ghi nhận trong Bảng 3, theo đó nhóm kết quả Tốt và Khá chiếm tỷ lệ cao hơn (52,6%) so với nhóm Trung bình, Yếu và Kém (47,4%) tăng có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p<0,001, kiểm định Fisher). Lần lượt qua các liệu trình (Bảng 4), chỉ số Barthel tăng dần và khi kết thúc điều trị chỉ số Barthel là 62,40 ± 18,16 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị là 41,05 ± 13,04 (p<0,001, kiểm định t bắt cặp). Đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chi trên dựa trên test khéo tay Bảng 5. Hiệu quả điều trị dựa vào test khéo tay Tỷ lệ bệnh nhân làm được Test khéo tay Mẫu nghiên cứu (n=152) N % Trước điều trị 41 27 Liệu trình 1 54 35,5 Liệu trình 2 68 44,7 Liệu trình 3 75 49,3 Liệu trình 4 78 51,3 Giá trị p <0,001 Kiểm định z so sánh tỷ lệ bệnh nhân bỏ được vòng trong một phút trước điều trị và sau liệu trình 4 Số vòng bỏ được trong một phút Mẫu nghiên cứu (n=152) TB ĐLC Trước điều trị 0,84 1,77 Liệu trình 1 1,65 3,04 Liệu trình 2 2,93 4,5 Liệu trình 3 4,45 6,20 Liệu trình 4 5,94 7,34 Giá trị p <0,001 TB: Trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn Kiểm định t bắt cặp so sánh số vòng trung bình bệnh nhân bỏ được trước và sau điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 226 Dựa vào Bảng 5, lần lượt qua các liệu trình điều trị số lượng bệnh nhân bỏ được vòng trong một phút tăng dần. Kết thúc nghiên cứu hơn một nửa số bệnh nhân (51,3%) có thể thực hiện được test khéo tay, tăng có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p <0,001, kiểm định z). Tương tự, số vòng bỏ được trong một phút tăng dần qua bốn liệu trình, sau liệu trình cuối cùng, số vòng bỏ được trong một phút là 5,94 ± 7,34 tăng có ý nghĩa thống kê so với trước nghiên cứu là 0,84 ± 1,77 (p <0,001, kiểm định t bắt cặp). Hiệu quả điều trị phục hồi chi dưới dựa theo tỉ lệ và thời gian bệnh nhân đi được 10m Bảng 6. Hiệu quả điều trị dựa vào tỉ lệ và thời gian bệnh nhân đi được 10m (n=152) Tỷ lệ bệnh nhân đi được 10m Mẫu nghiên cứu N % Trước điều trị 77 50,7 Liệu trình 1 89 58,6 Liệu trình 2 98 64,5 Liệu trình 3 104 68,4 Liệu trình 4 107 70,4 Gía trị p <0,001 Kiểm định z so sánh tỷ lệ bệnh nhân đi được 10m trước và sau liệu trình 4 Thời gian trung bình bệnh nhân đi được 10m (giây) Mẫu nghiên cứu TB ĐLC Trước điều trị 77,51 24,15 Liệu trình 1 66,87 24,28 Liệu trình 2 54,69 20,00 Liệu trình 3 45,14 19,80 Liệu trình 4 38,28 18,66 Giá trị p <0,001 TB: Trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn Kiểm định t bắt cặp so sánh thời gian trung bình bệnh nhân đi được 10m trước và sau điều trị Theo kết quả Bảng 6 về hiệu quả phục hồi vận động chi dưới, tỷ lệ bệnh nhân đi được 10m tăng dần theo liệu trình điều trị, so sánh khi kết thúc và khi bắt đầu số lượng bệnh nhân đi được 10m tăng so với trước điều trị là 30 người (tăng 19,7%) (p <0,001, kiểm định z). Bên cạnh đó, thời gian trung bình bệnh nhân đi trong 10 giây giảm dần, và so sánh thời điểm kết thúc nghiên cứu là 38,28 ± 18,66 giây so với trước nghiên cứu là 77,51 ± 24,15 giây thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p <0,001, kiểm định t bắt cặp). BÀN LUẬN Về đặc điểm của mẫu nghiên cứu So sánh những đặc điểm của mẫu nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu trước đây có sử dụng phương thức trị liệu tương đối giống nhau gồm châm cứu cải tiến kết hợp tập vật lý trị liệu và thuốc hỗ trợ YHCT như bổ dương hoàn ngũ thang, chúng tôi ghi nhận được những số liệu như sau: Nhóm Hà Thị Hồng Linh và các cộng sự (2005), nghiên cứu trên 192 trường hợp có tuổi trung bình 63,4 ± 7,4; trong đó nam chiếm tỉ lệ 72,4%, nữ 27,6%, có hôn mê 24,3%, thời gian từ đột quỵ đến lúc điều trị trên 3 tháng chiếm 48,4%; tỉ lệ tai biến lần 1 chiếm 75,7%. Trong khi ở nhóm chúng tôi nghiên cứu trên 152 trường hợp có tuổi trung bình 58,15± 10,29; trong đó nam chiếm tỉ lệ 59,21% và nữ 40,79%, có hôn mê 29,6%; thời gian từ đột quỵ đến lúc điều trị trên 3 tháng chiếm 100%; tỉ lệ tai biến lần 1 chiếm 84,2%. Những số liệu này cho thấy đặc điểm của mẫu nghiên cứu của chúng tôi gần tương tự như những nghiên cứu trước và chỉ có 1 điểm khác biệt nổi trội. Đó là trong nghiên cứu này, thời gian bệnh nhân đến điều trị sau khi đột quỵ trễ hơn đáng kể. Với những đặc điểm dân số liệt ½ người sau đột quỵ ở 2 nhóm gần tương đồng nhau chỉ khác nhau đáng kể ở thời gian đến điều trị phục hồi vận động sớm hay trễ nên chúng tôi sẽ sử dụng kết quả của 2 nghiên cứu khoa học này để bàn luận bên dưới về hiệu quả phục hồi vận động. Về hiệu quả phục hồi vận động của phác đồ phối hợp nhiều chuyên ngành khác nhau Trong những năm gần đây cùng với sự hiểu biết thêm về thần kinh sinh học, cùng với sự phát triển khoa học và công nghệ nói chung cũng như công nghệ thông tin nói riêng, đã có những hiểu biết và ứng dụng mới trong phục hồi vận động sau đột quỵ. Một trong 3 nguyên lý phục hồi vận động sau đột quỵ mà các nhà khoa học và điều trị thần kinh ngày nay đã Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 227 đồng thuận và áp dụng triệt để là: Phục hồi sau đột quỵ cần thiết phải có sự tham gia của nhiều đội chuyên khoa khác nhau (multidisciplinary teams) để có thể hỗ trợ bệnh nhân tham gia tích cực(3). Kết quả của đề tài này, cũng như những đề tài trước đây trong hệ thống sử dụng châm cứu cải tiến đã góp phần minh chứng cho nhận định trên với việc ứng dụng nhiều chuyên khoa khác nhau của YHHĐ và YHCT đã luôn mang lại những kết quả phục hồi tích cực. Về hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ đến trễ sau 3 tháng của phác đồ CCCT kết hợp vật lý trị liệu và thuốc bổ dương hoàn ngũ Đột quỵ (trước đây thường gọi dưới tên tai biến mạch máu não) là một trong các bệnh lý để lại di chứng nặng nề kéo dài đối với người bệnh. Tìm ra các phương pháp giúp phục hồi chức năng đặc biệt là chức năng vận động là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong điều trị phục hồi sau đột quỵ. Một trong nhiều thách thức của việc phục hồi vận động sau đột quỵ là thời gian từ lúc xảy ra đột quỵ đến khi người bệnh được điều trị phục hồi sớm hay trễ. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung khảo sát việc điều trị trong giai đoạn sớm thường là 3 tháng đầu vì khả năng hồi phục nhiều nhất(5) (Bảng 7). Kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu này của chúng tôi đã cho thấy trên các trường hợp liệt sau đột quỵ đến trễ sau 3 tháng, phác đồ phối hợp châm cứu cải tiến (CCCT) + Bổ dương hoàn ngũ + vật lý trị liệu (VLTL) vẫn phát huy tốt hiệu quả phục hồi. Bảng 7. Các nghiên cứu khảo sát việc điều trị trong giai đoạn sớm Tác giả Giới tính Tuổi Có Hôn mê Thời gian từ đột quỵ đến điều trị Có bệnh kèm theo Số lần đột quỵ Nam Nữ Hoàng Thanh Hiền (N=344) 58,7 41,3 59,4 ± 11,7 12,5 81,4% lúc 1 tháng 82,8 92,4% lần 1 Đoàn Thị Nguyền (N=359) 58,22 41,78 63,03 ± 12,69 9,19 66% dưới 1 tháng 94,71 88,02 % lần 1 Hà Thị Hồng Linh, Trịnh Thị Diệu Thường, Nguyễn Thị LiNa, Phan Quan Chí Hiếu (N=192) 72,4% 27,6% 63,4 ± 7,4 24,3% 48,4% từ ≥ 3 tháng Không có dữ liệu 75,7% lần 1 Nguyễn Văn Tùng, Phan Quan Chí Hiếu (N=152) 59,21 40,79 58,15 ± 10,29 29,6 100% từ ≥ 3 tháng 82,2 84,2 % lần 1 Các chỉ số theo dõi vận động toàn thân cũng như các chi (trên và dưới) đều được cải thiện lần lượt qua các liệu trình có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, khi kết thúc điều trị số BN đạt kết quả khá và tốt theo thang điểm Barthel là 80 người (chiếm 52,6%) tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001), với số điểm trung bình tăng từ 41,05±13,04 lên đến 62,40±18,16 (p <0,001); số người bỏ được vòng trong vòng 1 phút trong test khéo tay tăng 37 người (tăng 24,3%), với số vòng bỏ được trung bình tăng từ 0,84±1,77 vòng lên 5,94±7,34 vòng (p <0,001); số BN đi được 10m tăng 30 người (tăng 19,7%), với thời gian trung bình BN đi được 10m giảm từ 77,51±24,15 giây còn 38,28±18,66 giây (p <0,001). So sánh với thử nghiệm lâm sàng của nhóm tác giả Hà Thị Hồng Linh năm 2005, sau 30 ngày điều trị cho thấy: Ở nhóm chúng tôi điểm Barthel thay đổi từ 41,05 lên 59,74 (so với 33,15 lên 79,23). Mức độ tăng vận động bàn tay dựa vào số vòng bỏ được trong 1 phút ở nhóm chúng tôi tăng từ 0,84 ± 1,77 lên 4,45 ± 6,20 vòng (sơ với 2,04 ± 6,02 lên 12,6 ± 6,02 vòng). Mức độ tăng vận động chân dựa vào thời gian đi bộ 10 m ở nhóm chúng tôi giảm từ 77,51 ± 24,15 còn 45,14 ±19,8 giây (so với 93,8 ± 34,12 còn 55,67 ± 34,45 giây). Hiệu quả phục hồi vận động của những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi kém hơn (điểm Barthel chỉ tăng thêm 18,69 so với 46,08; số vòng chỉ tăng thêm 4 so với 10 và giảm thời gian đi 10 m được 33,37 giây so với 38,13 giây). Điều này cũng phù hợp với đặc điềm của bệnh lý yếu liệt sau đột quỵ. Đó là càng được phục hồi sớm, kết quả sẽ tốt hơn. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 228 Đồng thời bảng kết quả trên cũng cho thấy việc phục hồi vận động vẫn tiếp tục có kết quả đáng khích lệ dù người bệnh đã đến trễ sau 3 tháng. Các kết quả cải thiện vận động toàn thân cũng như ở chi (tay và chân) đều thay đổi có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Kết quả này cũng tiếp tục động viên chúng tôi tìm hiểu và khảo sát trên các bệnh nhân yếu liệt sau đột quỵ đến trễ sau 6 tháng, sau 1 năm trong thời gian sau này. KẾT LUẬN Sau 40 ngày điều trị kết hợp Châm cứu cải tiến với bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang và tập vật lý trị liệu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não đến trễ sau 3 tháng đã có sự cải thiện tốt trong phục hồi chức năng vận động. Cụ thể, tăng chỉ số Barthel; tăng số người thực hiện được test khéo tay và số vòng trung bình bỏ được trong 1 phút; tăng số người đi đươc 10m và giảm thời gian trung bình bệnh nhân đi được 10M (CÓ HOẶC KHÔNG CÓ DỤNG CỤ HỖ TRỢ). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alawieh A, Zhao J & Feng W. (2018). “Factors affecting post- stroke motor recovery: implications on neurotherapy after brain injury”. Behavioural brain research, 340:94-101. 2. Chang CC., Lee YC, Lin CC, Chang CH, Chiu CD, Chou LW & Yen HR (2016). “Characteristics of traditional Chinese medicine usage in patients with stroke in Taiwan: a nationwide population-based study”. Journal of ethnopharmacology, 186:311- 321. 3. Johansson BB (2011). “Current trends in stroke rehabilitation. A review with focus on brain plasticity”. Acta Neurologica Scandinavica, 123(3):147–159. 4. Liu L, Wang D, Wong KL & Wang Y (2011). “Stroke and stroke care in China: huge burden, significant workload, and a national priority”. Stroke, 42(12):3651-3654. 5. Lui SK & Nguyen MH (2018). “Elderly stroke rehabilitation: overcoming the complications and its associated challenges”. Current gerontology and geriatrics research, https://doi.org/10.1155/2018/9853837. 6. Nguyễn Thị Lina, Nguyễn Văn Tùng (2003). Đánh giá hiệu quả thể châm trong phục hồi di chứng vận động bệnh nhân đột quỵ. Luận văn CKI, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Phan Quan Chí Hiếu, Đoàn Xuân Dũng (2003). Đánh giá hiệu quả đầu châm trong phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân đột quỵ. Luận văn CKII, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Phan Quan Chí Hiếu, Hà Thị Hồng Linh (2005). “Hiệu quả của thể châm trong phục hồi di chứng vận động bệnh nhân ĐỘT QUỴ”. Luận văn Thạc sỹ, Tp. Hồ Chí Minh. 9. Phan Quan Chí Hiếu, Nguyễn Văn Tùng (2010). Hiệu quả phục hồi vận động của châm cứu cải tiến trên bệnh nhân bị đột quỵ trước và sau 3 tháng. Luận văn Thạc sỹ, Tp. Hồ Chí Minh. 10. Sun H & Wu C (2019). “Acupuncture combined with Buyang Huanwu decoction in treatment of patients with ischemic stroke”. Journal of International Medical Research, 47(3):1312-1318. 11. Wei RL, Teng HJ, Yin B, Xu Y, Du Y, He FP & Zheng GQ (2013). “A systematic review and meta-analysis of buyang huanwu decoction in animal model of focal cerebral ischemia”. Evidence- Based Complementary and Alternative Medicine, Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_phuc_hoi_van_dong_cua_phuong_phap_cham_cuu_cai_tien.pdf
Tài liệu liên quan