Kết quả phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi

Tài liệu Kết quả phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi 95 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH Ở TRẺ EM TỪ 18 THÁNG ĐẾN 6 TUỔI Lê Phước Tân*, Ngô Hồng Phúc*, Bùi Hồng Thiên Khanh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị trật khớp háng bẩm sinh bằng phẫu thuật Salter kèm cắt xương đùi trong nhóm bệnh nhi từ 8 tháng đến 6 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả dọc tất cả bệnh nhân trật khớp háng bẩm sinh và phẫu thuật từ 01/2015 đến 01/2017 tại khoa Bỏng-Chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 Kết quả: Có 38 trường hợp trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh thỏa tiêu chuẩn lựa chọn. Nhóm tuổi nhỏ hơn 36 tháng chiếm tỷ lệ cao hơn 76,3%. Tỷ lệ nam: nữ là 1: 2,8. Đa số bệnh nhân bị trật khớp háng bên trái với tỷ lệ 68,4%. Đa số bệnh nhân đến khám bệnh là do dáng đi khập khiễng chiếm tỷ lệ 68,4%. Trật khớp háng độ 3 theo phân loại của Tonnis chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,4%. Tất cả bệnh nhận trật khớp háng trong nhóm nghiên cứu đều cầ...

pdf11 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em từ 18 tháng đến 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi 95 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH Ở TRẺ EM TỪ 18 THÁNG ĐẾN 6 TUỔI Lê Phước Tân*, Ngơ Hồng Phúc*, Bùi Hồng Thiên Khanh* TĨM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị trật khớp háng bẩm sinh bằng phẫu thuật Salter kèm cắt xương đùi trong nhĩm bệnh nhi từ 8 tháng đến 6 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mơ tả dọc tất cả bệnh nhân trật khớp háng bẩm sinh và phẫu thuật từ 01/2015 đến 01/2017 tại khoa Bỏng-Chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 Kết quả: Cĩ 38 trường hợp trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh thỏa tiêu chuẩn lựa chọn. Nhĩm tuổi nhỏ hơn 36 tháng chiếm tỷ lệ cao hơn 76,3%. Tỷ lệ nam: nữ là 1: 2,8. Đa số bệnh nhân bị trật khớp háng bên trái với tỷ lệ 68,4%. Đa số bệnh nhân đến khám bệnh là do dáng đi khập khiễng chiếm tỷ lệ 68,4%. Trật khớp háng độ 3 theo phân loại của Tonnis chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,4%. Tất cả bệnh nhận trật khớp háng trong nhĩm nghiên cứu đều cần cắt ngắn xương. Chiều đài đoạn xương đúi cắt ngắn chỉ từ 1 đến 2 cm, trung bình là 1,2 ± 0,3 cm. Chỉnh xoay xương đùi ra trước quá mức chỉ thực hiện ở 55,3% trường hợp. Chỉ số ổ cối giảm rõ rệt sau mổ với độ giảm là 13,1º, sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thơng kê và sau mổ 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Biến chứng sau mổ ít gặp trong đĩ tỷ lệ tái trật khớp là 7,9%, cĩ 26,3% trường hợp bị đau khớp từ vừa đến ít khi vận động, dấu Trendelenburg gặp ở 15,6% trường hợp sau mổ. Đánh giá kết quả sau mổ ghi nhận, kết quả rất tốt và tốt đạt được ở 84,2%, kết quả kém chiếm 7,9% các trường hợp sau mổ. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật là Salter + cắt ngắn xương đùi từ 1 đến 2 cm ở 100% trường hợp giúp đạt kết quả rất tốt và tốt ở 84,2% trường hợp. Do đĩ cĩ nên chăng thực hiện kết hợp cắt ngắn xương đùi kèm theo phẫu thuật cắt xương chậu Salter để giúp việc nắn khớp dễ hơn vào giảm biến chứng hoại tử chỏm xương đùi sau mổ. Từ khĩa: Trật hớp háng, phẫu thuật Salter. ABSTRACT OUTCOME OF SURGICAL MANAGEMENT OF CONGENITAL HIP DYSPLASIA IN CHILDREN FROM 18 MONTH-OLD AND 6 YEARS-OLD Le Phuoc Tan, Ngo Hong Phuc, Bui Hong Thien Khanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 95 - 105 Objectives: Evaluate the outcome of Salter operationin mangement of congenital hip dysplasia at Children’s Hospital 2. Methods: Study prospectively all the patient diagnosed one-sided congenital hip dysplasia was managed with Salter operation from01/2015 to 01/2017. Results: 38 cases of congenital hip replacement were selected. Age group less than 36 months accounted for 76.3%. Male: female is 1: 2.8. Most patients asr left-sided hip at 68.4%. The majority of patients come to the clinic for limp gait, accounting for 68.4%. Congenital hip dysplasia of grade 3 by Tonnis accounted for the highest rate of 68.4%. All hip arthroplasty patients in the study group needed to cut the femur. The length of the cut bone is only 1 to 2 cm, the average is 1.2 ± 0.3 cm. Anterior excessive rotation repair was performed in only 55.3% cases. * Bệnh viện Nhi Đồng 2. ** Đại Học Y Dươc TP. HCM. Tác giả liên lạc: BS. Lê Phước Tân, ĐT: 0908227942, Email: letannd2@gmail.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Nhi 96 Acetabular index was significantly reduced postoperatively with the degree of 13.1º. This difference was statistically significant, and after 3 months, 6 months, and 12 months. Postoperative recurrent rate was 7.9%, and 26.3% of cases of hadmild to moderate joint pain. Trendelenburg was found in 15.6% of cases after surgery. Evaluation of postoperative results, very good and good results achieved at 84.2%, bad results in less than 7.9% of postoperative cases. Conclusions: Salter operation with femur shortening from 1 cm to 2 cm in 100% of cases achieve very good and good results in 84.2% of cases. Therefore, should femur shortening be performed routinely to help the Salter operation easier and to reduce postoperative avascular necrosis. Key words: Congenital hip dysplasia, Salter operation. ĐẶT VẤN ĐỀ Trật khớp háng bẩm sinh là sự di chuyển của chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối, cĩ kèm theo hoặc khơng loạn sản ổ cối, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ(19,27). Dị tật này chiếm tỉ lệ khoảng 1/1000 trẻ sinh ra sống(4,8), với 80% các trường hợp trật khớp háng bẩm sinh gặp ở trẻ gái(26) và thường hay xuất hiện bên trái(9), yếu tố gia đình cũng được ghi nhận(6). Trật khớp háng bẩm sinh nhất là ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi vẫn là một đề tài thời sự thu hút các nhà chỉnh hình nhi và đặc biệt lưu ý đến việc tầm sốt bằng nhiều phương pháp (khám thường quy tất cả trẻ mới sinh: siêu âm; X- Quang kiểm tra) với mục đích phát hiện sớm và điều trị sớm để cĩ kết quả tốt(14). Một yếu tố quan trọng trong việc điều trị trật khớp háng bẩm sinh là thiết lập một tình trạng ổn định của chỏm xương đùi sau khi đã nắn chỉnh khớp(18). Phương pháp điều trị trật khớp háng bẩm sinh hiện nay thay đổi tùy theo lứa tuổi. Đối với trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi, nẹp Pavnik được sử dụng để nắn lại khớp háng. Trẻ từ 6 đến 18 tháng sẽ được nắn kín bĩ bột hoặc mổ nắn trật theo đường mổ bên trong. Đối với trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi, việc điều trị trật khớp háng bẩm sinh bằng phương pháp bảo tồn nắn trật hoặc phẫu thuật Ludloff khơng cịn hiệu quả. Khi đĩ, phẫu thuật mở cắt xương chậu, cĩ thể kèm với cắt xương đùi là lựa chon tốt nhất cho bệnh nhi(11). Phẫu thuật cắt xương chậu được Salter giới thiệu vào năm 1961 (hay cịn gọi là phẫu thuật Salter) giúp chỉnh lại vị trí thành phần ổ cối của xương chậu(19). Đây là phẫu thuật mở cắt xương giúp xoay ra sau và mở rộng ổ cối quanh một trục cố định nhờ đĩ mái ổ cối cĩ thể bao phủ chỏm xương đùi cả phía trên và phía trước(19,20). Phẫu thuật này được thực hiện với mục đích làm cho vùng bao phủ của chỏm xương đùi nhiều về phía trước hơn và nhờ đĩ ít về phía sau hơn. Sự thành cơng của phẫu thuật tùy thuộc vào mức độ di động của khớp mu(2). Ngồi ra, phẫu thuật cắt xương đùi được thực hiện kèm theo với mục đích điều chỉnh biến dạng nghiêng trước quá mức hay biến dạng vẹo ngồi của cổ xương đùi và cắt ngắn chiều dài xương đùi để làm giảm áp lực của chỏm xương đùi sau khi nắm trật vào ổ cối(5). Trong báo cáo đầu tiên của Salter vào năm 1961, tác giả chỉ khuyến cáo sử dụng phẫu thuật Salter cho trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi nhưng sau đĩ tác giả này tiếp tục mở rộng cho những trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên(21). Bên cạnh phẫu thuật cắt xương chậu Salter, cịn cĩ một số tác giả sử dụng phẫu thuật cắt xương khác như phẫu thuật cắt xương quanh bao khớp Pemberton(24) hoặc như của các tác giả Steel (1973)(22), Sutherland and Greenfield (1977)(23). Tuy nhiên sự thành cơng của mỗi loại phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của mỗi tác giả(21,22,23,24). Tại bệnh viên Nhi Đồng 2, chúng tơi thực hiện việc điều trị bảo tồn trật khớp háng bẩm sinh với nẹp Pavnik hoặc phẫu thuật Ludloff tùy lứa tuổi khi trẻ nhỏ hơn 18 tháng tuổi. Trong những trường hợp điều trị bảo tồn thất bại, phẫu thuật Ludloff thất bại hoặc bệnh nhi được phát hiện bệnh trễ hơn 18 tháng tuổi, chúng tơi sử dụng phẫu thuật cắt xương chậu Salter kèm cắt ngắn xương đùi để điều trị bệnh. Qua kết quả bước đầu đạt được, chúng tơi nhận Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi 97 thấy phương pháp phẫu thuật này cĩ kết quả khả quan, đặc biệt giúp giảm tỷ lệ hoại tử chỏm xương đùi sau mổ. Hiện nay tại Việt Nam, vẫn chưa cĩ nhiều nghiên cứu về điều trị trật khớp háng ở trẻ em. Hơn nữa các nghiên cứu đa phần này là hồi cứu số liệu và chủ yếu tập trung vào kỹ thuật cắt xương chậu Salter. Cũng vì lý do đĩ, chúng tơi nhận thấy cần tiến hành một nghiên cứu khác với thiết kế nghiên cứu tiến cứu mơ tả dọc tốt hơn và do một nhĩm nghiên cứu đồng thuận phương pháp phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh thực hiện qua đĩ đánh giá kết quả điều trị trật khớp háng tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kết quả điều trị trật khớp háng bẩm sinh bằng phẫu thuật Salter kèm cắt xương đùi trong nhĩm bệnh nhi từ 8 tháng đến 6 tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tơi thực hiện nghiên cứu tiến cứu mơ tả dọc tất cả bệnh nhân được chẩn đốn trật khớp háng bẩm sinh và phẫu thuật từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017 tại khoa Bỏng- Chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2. Tiêu chuẩn chọn bệnh trong nghiên cứu là: trẻ em từ 18 tháng đến ≤ 6 tuổi được chẩn đốn trật khớp háng bẩm sinh, được người giám hộ đồng ý tham gia vào nghiên cứu bằng văn bản, được phẫu thuật Salter kèm cắt ngắn xương đùi để điều trị trật khớp háng 1 bên, cĩ tái khám và theo dõi sau mổ. Lý do chúng tơi chọn lứa tuổi từ 18 tháng đến ≤ 6 tuổi là vì đối với trẻ <18 tháng tuổi, kết quả tốt cĩ thể đạt được bằng các biện pháp khác và bệnh nhân cịn quá nhỏ gây khĩ khăn về mặt kỹ thuật mổ. Đối với trẻ em> 6 tuổi, những điều kiện tiên quyết của việc nắn trật và sự hài hịa của mặt khớp thường khơng đáp ứng, do đĩ chống chỉ định phẫu thuật Salter” (18,19). Chúng tơi tiến hành nghiên cứu qua các bước. Bước 1, chúng tơi chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chọn bệnh. Bước 2, chúng tơi giải thích cho thân nhân về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, các biến chứng cĩ thể xảy ra trong quá trình điều trị. Thân nhân ký cam kết đồng ý phẫu thuật. Bước 3, chúng tơi thu thập số liệu lâm sàng và cận lâm sàng dựa vào các biến số nghiên cứu. Bước 4, chúng tơichuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Bước 5, chúng tơi tiến hành phẫu thuật. Bước 6, chúng tơi tiếp tục theo dõi và chăm sĩc sau mổ. Bước 7, chúng tơithực hiện tái khám và đánh giá kết quả sau phẫu thuật. Chúng tơi thu thập các dữ liệu lâm sàng gồm: tuổi, giới; các yếu tố nguy cơ: tiền căn gia đình, ngơi mơng, thiểu ối, con so, sinh đơi; lý do nhập viện; triệu chứng lâm sàng; cận lâm sàng: X- quang khung chậu thẳng, từ đĩ phân loại trật khớp háng bẩm sinh theo Tonnis. Chúng tơi thực hiện phẫu thuật Salter tĩm tắt như sau: Bệnh nhân nằm ngửa với phần háng được kê cao. Gối kê cao háng nên đặt dưới mào chậu nhưng khơng đặt dưới mơng để tránh đẩy cơ mơng lên khớp háng làm cản trở bộc lộ khuyết ngồi lớn. Vị trí rạch da ở 1cm dưới mào chậu và dây chằng bẹn kéo dài từ phía sau đến gai chậu trước trên. Sau đĩ bộc lộ lần lượt 3 thành phần: đầu tiên là mào chậu, thứ hai là khoang giữa cơ may và cơ căng mạc đùi và thứ ba là phần giữa và bên của thần kinh bì đùi trong, khâu chặt bao khớp là một yếu tố quan trọng của phẫu thuật. Thực hiện cắt xương chậu và chỉnh sửa xương chậu sau cắt, ghép xương, cố định mảnh ghép. Phẫu thuật cắt xương đùi để nắn chỉnh khớp và làm giảm áp lực ở chỏm xương đùi, độ dài xương đùi cắt ngắn khoảng 1 – 2 cm, xoay xương đùi nếu cần và cố định xương lại bằng vít. Vết mổ được khâu lại cẩn thận từng lớp sau khi đã cầm máu và kiểm tra kỹ các vị trí cố định xương. Sau khi khâu và băng vết mổ cẩn thận, bột được sử dụng để cố định hai chân ở tư thế dạng và hơi gập. Tập vật lý trị liệu sau mổ: theo phác đồ của bệnh viện Nhi Đồng 2 để ngăn ngừa teo cứng khớp sau tháo bột. Chúng tơi đánh giá kết quả sau mổ dựa theo tiêu chuẩn của Barrett được cải biên theo tiêu chuẩn của McKay 1974(12). Rất tốt: vững khớp, khơng đau khớp hơng ít, khơng tập tễnh, dấu hiệu Trendelenburg, khơng hạn chế vận động khớp. Tốt: vững khớp, đau Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Nhi 98 khớp hơng ít, cĩ tập tễnh ít, dấu hiệu Trendelenburg (±), hạn chế vận động khớp ít. Khá: Vững khớp, đau khớp hơng, tập tễnh, dấu hiệu Trendelenburg (+), hạn chế vận động khớp hoặc kết hợp các dấu hiệu trên. Kém: Khơng vững khớp hoặc đau khớp hơng, hoặc cả hai, dấu hiệu Trendelenburg (+). Bệnh nhân được theo dõi sau mổ theo phác đồ của bệnh viện Nhi Đồng 2 là sau mổ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. Sau mổ 3 tháng, bột được tháo bỏ. Bệnh nhân được tập vật lý trị liệu theo phác đồ của bệnh viện Nhi Đồng 2 cho tới khi thấy rõ liền vị trí cắt xương và xương ghép trên phim X quang. Đánh giá khi bệnh nhân tái khám dựa trên: lâm sàng, dấu hiệu trật khớp háng, dấu hiệu Trendelenburg, đau khớp háng khi vận động; X quang khung chậu: chỉ số ổ cối và các biến chứng như hoại tử chỏm xương đùi, to cổ xương đùi. Số liệu thơ trên bảng thu thập số liệu sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1 sau đĩ được xuất vào phần mềm Stata 13.0. Sử dụng phần mềm Stata 13.0 để phân tích các số liệu. Biến định lượng biểu hiện bằng số trung bình ± độ lệch chuẩn, số trung vị (giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất). Biến định tính được biểu hiện bằng tần suất và tỷ lệ phần trăm. Phép kiểm t – test để so sánh 2 trung bình nếu số liệu tuân theo phân phối bình thường. Phép kiểm phi tham số Mann – Whitney U dùng để so sánh 2 trung vị của 2 nhĩm độc lập nếu số liệu khơng tuân theo phân phối bình thường. Phép kiểm Kruskal-Wallis dùng để so sánh 3 số trung vị của 3 nhĩm độc lập nếu số liệu khơng tuân theo phân phối bình thường. Phép kiểm Chi bình phương (Chi-squard test) dùng để so sánh tỷ lệ giữa các nhĩm trong nghiên cứu hoặc phép kiểm chính xác Fisher (Fisher’s exact test) khi cĩ > 20% tần số mong đợi trong bảng < 5. Phép kiểm Chi bình phương McNemar để so sánh biến nhị phân trước và sau can thiệp điều trị. Sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017, chúng tơi ghi nhận được 38 trường hợp trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh thỏa tiêu chuẩn lựa chọn gồm ở lứa tuổi từ 18 tháng đến 6 tuổi và được điều trị bằng phẫu thuật Salter. Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học (n=38) Dịch tễ học N % Nam 10/38 26,3 Nữ 28/38 73,7 < 36 tháng 29/38 76,3 Trật khớp háng bên trái 26/38 68,4 Trật khớp háng bên phải 12/38 31,6 Tuổi trung bình: 29,7 tháng Tuổi trung bình của nhĩm nghiên cứu là 29,7 tháng, nhĩm tuổi nhỏ hơn 36 tháng chiếm tỷ lệ cao hơn 76,3%. Bệnh nhi nữ chiếm đa số với tỷ lệ là 73,7%, tỷ lệ nam: nữ là 1: 2,8. Đa số bệnh nhân bị trật khớp háng bên trái với tỷ lệ 68,4% và khơng ghi nhận trường hợp nào bị tổn thương 2 bên khớp háng. Bảng 2. Đặc điểm bệnh lý (n=38) Đặc điểm bệnh lý N % Dáng đi khập khiễng 26/38 68,4 Dấu Galeazzi và nếp mơng-đùi-kheo cao 38/38 100 Cĩ tiền căn bị trật khớp háng 9/38 23,7 Giới hạn dạng của khớp háng 12/38 31,6 Dấu Trendelenburg trước mổ 0/38 0 Đa số bệnh nhân đến khám bệnh là do dáng đi khập khiễng chiếm tỷ lệ 68,4%, những bệnh nhân này đều chưa từng đi khám và tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân cĩ tiền căn bị trật khớp háng là tình huống hay gặp thứ 2 chiếm tỷ lệ 23,7%. Về biểu hiện lâm sàng, dấu Galeazzi và nếp mơng-đùi-kheo cao gặp ở tất cả bệnh nhân (100%), giới hạn dạng của khớp háng khơng phải là dấu hiệu thường gặp (31,6%), khơng ghi nhận dấu Trendelenburg trước mổ. Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng (n=38) Đặc điểm cận lâm sàng N % Trật khớp háng độ 3 theo phân loại của Tonnis 26/38 68,4 Trật khớp háng độ 4 theo phân loại của Tonnis 7/38 18,4 Hoại tử chỏm xương đùi trên phim X quang 1/38 2,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi 99 Chỉ số ổ cối trung bình trước phẫu thuật là 40,6º, trung vị là 41º, thay đổi từ chỉ số ổ cối nhỏ nhất là 28º đến chỉ số ổ cối lớn nhất là 52º. Chỉ số ổ cối trung bình của nhĩm bệnh nhi nữ cao hơn nhĩm bệnh nhi nam, tương tự, chỉ số ổ cối trung bình nhĩm tuổi trên 36 tháng cao hơn nhĩm tuổi dưới 36 tháng. Trật khớp háng độ 3 theo phân loại của Tonnis chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,4%, độ 4 chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 18,4%. Chúng tơi ghi nhận 1 trường hợp hoại tử chỏm xương đùi trên phim X quang chiếm tỷ lệ 2,6% thuộc độ 1 theo phân loại hoại tử chỏm xương đùi của Bucholz và Ogden. Và trường hợp này là trật khớp háng độ 4 theo phân loại trật khớp háng của Tonnis. Bảng 4. Đặc điểm điều trị (n=38) Đặc điểm cận lâm sàng N % Chỉ định phẫu thuật Salter do trật khớp háng bẩm sinh trễ 28/38 73,7 Truyền máu 0/38 0 Cần cắt ngắn xương 38/38 100 Chỉnh xoay xương đùi ra trước quá mức 21/38 55,3 Thời gian mổ trung bình = 132,4 phút Về chỉ định phẫu thuật Salter, hầu hết bệnh nhận được phẫu thuật Salter là do phát hiện trật khớp háng bẩm sinh trễ chiếm tỷ lệ 73,7%. Thời gian mổ trung bình là 132,4 phút, máu mất trung bình là 151,3 ml và khơng cĩ bệnh nhân nào phải truyền máu. Tất cả bệnh nhận trật khớp háng trong nhĩm nghiên cứu đều cần cắt ngắn xương. Chiều đài đoạn xương đúi cắt ngắn chỉ từ 1 đến 2 cm, trung bình là 1,2 ± 0,3 cm. Chỉnh xoay xương đùi ra trước quá mức chỉ thực hiện ở 55,3% trường hợp. Bảng 5. Biến chứng và đánh giá kết quả sau mổ (n=38) N % Biến chứng Tái trật khớp 3/38 7,9 Bị đau khớp từ vừa đến ít khi vận động 10/38 26,3 Dấu Trendelenburg sau mổ 6/38 15,6 Đánh giá kết quả sau mổ Rất tốt và tốt 32/38 84,2 Kém 3/38 7,9 Biến chứng sau mổ ít gặp trong đĩ tỷ lệ tái trật khớp là 7,9%, cĩ 26,3% trường hợp bị đau khớp từ vừa đến ít khi vận động, dấu Trendelenburg gặp ở 15,6% trường hợp sau mổ. Đánh giá kết quả sau mổ ghi nhận, kết quả rất tốt và tốt đạt được ở 84,2%, kết quả kém chiếm 7,9% các trường hợp sau mổ. Bảng 6. Chỉ số ổ cối trước và sau mổ Chỉ số ổ cối Giá trị (º) P* Trước mổ (n=38) 40,6 ± 5,8 <0,0001 Ngay sau mổ (n=38) 27,5 ± 3,3 Sau mổ 3 tháng (n=38) 24,1 ± 2,6 Sau mổ 6 tháng (n=38) 22,2 ± 2,0 Sau mổ 12 tháng (n=15) 21,1 ± 0,9 *: phép kiểm t bắt cặp. Chỉ số ổ cối giảm rõ rệt sau mổ với độ giảm là 13,1º, sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thơng kê và sau mổ 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng chỉ số ổ cối tiếp tục giảm với độ giảm khơng nhiều như ngay sau mổ và sự khác biệt đều cĩ ý nghĩa thơng kê. 100% bệnh nhi lành xương đùi tốt sau mổ và khơng bị tình trạng khớp giả hoặc biến chứng khác. Sự chênh lệch hai chi dưới sau mổ là 1 đến 2 cm, trung bình là 1,2 cm (± 0,3 cm). Sau 6 tháng theo dõi thì sự chênh lệch này chỉ cịn từ 0,3 đến 1 cm, trung bình là 0,5 cm (± 0,2 cm). Đối với 15 trường hợp được theo dõi đến 12 tháng thì sự chênh lệch được ghi nhận là 0,3 đến 0,5 cm, trung bình là 0,4 cm (± 0,1 cm). Bảng 7. Kết quả lâm sàng theo tiêu chuẩn McKay Kết quả N (%) Rất tốt 23 (60,5%) Tốt 9 (23,7%) Khá 3 (7,9%) Kém 3 (7,9%) BÀN LUẬN Chúng tơi ghi nhận tuổi trung bình lúc phẫu thuật trong nhĩm nghiên cứu là 29,7 ± 11,3 tháng, với tuổi trung vị là 26 tháng, tuổi lớn nhất là 71 tháng và tuổi nhỏ nhất là 18 tháng. Nhĩm tuổi từ 18 tháng đến 36 tháng chiếm đa số với tỷ lệ là 76,3%. Tác giả Hồng Hải Đức nghiên cứu trên 292 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh được phẫu thuật Salter tại Viện nhi trung ương ghi nhận kết quả tuổi tại thời điểm phẫu thuật là bệnh nhi tuổi từ 12 tháng đến 36 tháng cĩ 48 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Nhi 100 trường hợp chiếm tỷ lệ 16,4%, tuổi từ 3 đến 8 tuổi cĩ 212 trường hợp chiếm tỷ lệ 72,6%, bệnh nhi trên 8 tuổi cĩ 32 trường hợp chiếm tỷ lệ 11%(13). Báo cáo của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đối với 73 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh được phẫu thuật Salter cĩ sử dụng mảnh ghép xương mác tại Viện nhi Trung Ương cĩ kết quả tuổi như sau, 3 bệnh nhân (17,8%) cĩ tuổi 12 - 18 tháng, 60 bệnh nhân (82,2%) cĩ tuổi trên 18 đến 36 tháng tại thời điểm phẫu thuật và tuổi trung bình được phẫu thuật là 22,4 tháng(17). Như vậy tuổi trong nhĩm nghiên cứu của chúng tơi cũng tương tự ghi nhận của các tác giả khác ở Việt Nam là khoảng từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi và nhĩm tuổi dưới 36 tháng chiếm tỷ lệ đa số và một số tác giả trên thế giới(7,25). Chúng tơi ghi nhận trong nhĩm nghiên cứu tỷ lệ nữ là 73,7% cao hơn so với tỷ lệ nam là 26,3%. Tỷ lệ nam: nữ được ghi nhận là 1:2,8. So với tác giả Hồng Hải Đức trong một nghiên cứu ở 292 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh được phẫu thuật Salter từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 12 năm 2003 ghi nhận 75,3% trường hợp là trẻ nữ, tỷ lệ nam: nữ là 1:3(13). Đối với 38 trường hợp khớp háng được phẫu thuật trong nghiên cứu, chúng tơi ghi nhận chỉ số ổ cối trước mổ trung bình là 40,6º ± 5,8, trung vị là 41º, thay đổi từ 28º đến 52º. Tác giả Hồng Hải Đức ghi nhận chỉ số ổ cối trước mổ trung bình là 44,26º, thay đổi từ 31,7º đến 52,8º(13). Chỉ số ổ cối trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đối với 79 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh trung bình trước mổ là 42,463º ± 4,528, thay đổi từ 35,07º đến 52,09º và cĩ 6 khớp háng cĩ chỉ số ổ cối trên 50º chiếm tỷ lệ 7,6%. Nghiên cứu 36 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh được phẫu thuật Salter của Ünsala (2015) ghi nhận chỉ số ổ cối trung bình trước mổ là 39,9º, thay đổi từ 35º đến 47º(1). El-Sayed (2009) ghi nhận trong nghiên cứu với 55 bệnh nhi trật khớp háng bẩm sinh được phẫu thuật Salter chỉ số ổ cối trung bình trước mổ là 41,861º, thay đổi từ 29º đến 54º(10). Bảng 8. Chỉ số ổ cối trước mổ so với các nghiên cứu Trung bình ± độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất El-Sayed (10) 41,861º 29º 54º Ünsala (1) 39,9º 35º 47º Nguyễn Ngọc Hưng (17) 42,463º ± 4,528 35,07º 52,09º Hồng Hải Đức (13) 44,26º 31,7º 52,8º Chúng tơi 40,6º ± 5,8 28º 52º Chúng tơi ghi nhận phân bố của các độ trật khớp háng của 38 trường hợp trong nghiên cứu lần lượt là độ 2 ghi nhận 5 trường hợp chiếm tỷ lệ 13,1%, độ 3 ghi nhận 26 trường hợp chiếm tỷ lệ 68,4% và độ 4 ghi nhận 5 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,4%, khơng ghi nhận trường hợp nào thuộc độ 1. Trong 34 trường hợp hồi cứu khớp háng bị trật bẩm sinh được điều trị phẫu thuật Salter tại Khoa Bỏng chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2014, tác giả Ngơ Hồng Phúc ghi nhận phân bố bệnh nhi theo phân loại của Tonnis như sau, 5 trường hợp thuộc độ 2 chiếm tỷ lệ 14,7%, 24 trường hợp thuộc độ 3 chiếm tỷ lệ 70,6% và 5 trường hợp thuộc độ 4 chiếm tỷ lệ 14,7%(16). Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng báo cáo kết quả phân loại Tonnis trong nghiên cứu của 79 khớp háng được phẫu thuật Salter trên 73 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh ghi nhận 26 khớp thuộc độ 3 chiếm tỷ lệ 32,9% và 53 khớp thuộc độ 4 chiếm tỷ lệ 67,1%(17). Bhuyan (2012) báo cáo phân bố của các loại trật khớp háng theo Tonnis hay độ nặng của trật khớp háng trước mổ bao gồm 4 trường hợp khớp háng thuộc độ 1 chiếm tỷ lệ 13,3%, 14 trường hợp khớp háng thuộc độ 2 chiếm tỷ lệ 46,6% và 12 trường hợp khớp háng thuộc độ 3 chiếm tỷ lệ 40%(3). El-Sayed (2009) ghi nhận trong nghiên cứu với 55 bệnh nhi trật khớp háng bẩm sinh trong đĩ cĩ 71 trường hợp khớp háng được phẫu thuật Salter ghi nhận kết quả theo phân loại Tonnis là 28 trường hợp khớp háng thuộc độ 3 chiếm tỷ lệ 39,4% và 43 trường hợp khớp háng thuộc độ 4 chiếm tỷ lệ 60,6%(10). Chúng tơi sử dụng phương pháp cắt xương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi 101 chậu của Salter và cĩ cắt ngắn xương đùi kèm theo trong 100% trường hợp của nhĩm nghiên cứu. Cắt ngắn xương đùi được thực hiện để việc nắn chỉnh chỏm xương đùi vào ổ cối dễ dàng hơn và bớt áp lực lên chỏm xương đùi gây biến chứng hoại tử chỏm sau mổ. Do đĩ chúng tơi chủ động cắt xương đùi tất cả các trường hợp phẫu thuật Salter để điều trị trật khớp háng bẩm sinh. Đặc biệt với những trường hợp trật nặng thuộc độ 4 theo Tonnis, chỏm xương đùi ở rất cao so với ổ cối. Chúng tơi phải chủ động thực hiện cắt ngắn xương đùi trước, sau đĩ mới thực hiện phẫu thuật cắt xương chậu Salter và nắn khớp dễ dàng hơn. Chúng tơi cắt ngắn xương đùi từ 1 đến 2 cm, trung bình là 1,2 cm (± 0,3 cm). Khi nào chúng tơi ghi nhận trình trạng xoay ra trước quá mức của đầu trên xương đùi, chúng tơi mới thực hiện chỉnh xoay xương đùi kèm theo. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ chỉnh xoay là 55,3%, tức là cĩ 21 trường hợp khớp háng phải thực hiện thủ thuật này. Thời gian phẫu thuật trung bình là 132,4 ± 22,2 phút lượng máu mất trung bình là 151,3 ± 48,6 ml và khơng cĩ trường hợp nào phải truyền máu. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong nghiên cứu của Tác giả Hồng Hải Đức (2012) với 348 trường hợp khớp háng được phẫu thuật trên 292 bệnh nhi bi trật khớp háng bẩm sinh được ghi nhận như sau. Phương pháp cắt xương chậu và tạo hình bao khớp được thực hiện ở 165 trường hợp khớp háng, trong đĩ cĩ 49 trường hợp ở độ tuổi từ 12 tháng đến 36 tháng và 116 trường hợp ở độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi. Phương pháp cắt xương chậu, tạo hình bao khớp kèm cắt xương đùi được thực hiện ở 183 trường hợp khớp háng, trong đĩ cĩ 5 trường hợp ở lứa tuổi từ 12 tháng đến 36 tháng, 144 trường hợp ở độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi và 34 trường hợp trên 8 tuổi(13). Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng với 79 trường hợp khớp háng được phẫu thuật Salter cĩ sử dụng mảnh ghép xương mác đồng loại, cĩ 8 trường hợp khớp hơng phải thực hiện cắt ngắn xương đùi kèm theo chiếm tỷ lệ 10,1% và tất cả số bệnh nhân này đều trên 24 tháng tuổi. Trong nghiên cứu này, tác giả khơng sử dụng đinh Kirschner để cố định mảnh ghép với xương chậu trong tất cả các trường hợp. Về kỹ thuật mổ, khi bao khớp được mở, cĩ một số thành phần trong khớp được cắt rời với kết quả ghi nhận như sau: cắt dây chằng trịn được thực hiện ở 79 trương hợp chiếm tỷ lệ 100%, cắt dây chằng ngang được thực hiện ở 64 trường hợp chiếm tỷ lệ 81, cắt sụn sợi rìa ổ cối được thực hiện ở 77 trường hợp chiếm tỷ lệ 97,5% và lấy bỏ tổ chức mỡ được thực hiện ở 79 trường hợp chiếm tỷ lệ 100%(17). Bhuyan (2012) nghiên cứu trên 25 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh với 30 trường hợp khớp háng được phẫu thuật, tất cả các trường hợp khớp háng được phẫu thuật trong nghiên cứu này đều được sử dụng kỹ thuật cắt xương chậu cĩ kèm cắt ngắn và xoay xương đùi. Máu mất trung bình trong nghiên cứu này là 220 ml (từ 200 đến 250 ml) và thời gian phẫu thuật trung bình là 2,5 giờ (từ 2,25 đến 2,75 giờ)(3). El-Sayed (2009) trong nghiên cứu với 71 trường hợp khớp háng được phẫu thuật trên 55 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh báo cáo kỹ thuật mổ gồm 100% trường hợp thực hiện cắt xương chậu theo Salter và cĩ 53 bệnh nhân được thực hiện cắt ngắn xương đùi kèm theo chiếm tỷ lệ 96,3%. Cĩ 2 trường hợp phải sử dụng dây Kirschner để cố định mảnh ghép ở xương chậu. Cắt chỉnh xoay ra trước quá mức của đầu trên xương đùi được thực hiện ở 55 khớp háng chiếm tỷ lệ 77,4%. Cịn cắt chỉnh biến dạng vẹo trong của xương đùi chỉ thực hiện ở 5 trường hợp khớp háng chiếm tỷ lệ 7%. Thời gian mổ trung bình là 115 phút (từ 90 đến 150 phút). Lượng máu mất trung bình là 180 ml (từ 125 đến 290 ml)(10). Như vậy nghiên cứu chúng tơi cĩ điểm hơi khác so với các tác giả là chúng tơi chủ động cắt ngắn xương đùi trong tất cả các trường hợp phẫu thuật cắt xương chậu Salter. Mục đích của việc cắt xương đùi là giúp tạo thuận cho lợi cho Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Nhi 102 việc đưa chỏm xương đùi vào ổ cối và giúp giảm áp lực lên chỏm xương đùi. Phương pháp cắt ngắn xường đùi này cũng được tác giả Bhuyan (2012) thực hiện ở 30 trường hợp khớp háng bị trật với chiều đài cắt ngắn là 1 đến 2 cm(3). Tương tự chúng tơi, cắt ngắn với chiều dài từ 1 đến 2 cm, trung bình là 1,2 cm. Sau mổ chúng tơi cĩ ghi nhận sự chênh lệch về chiều dài của 2 chi dưới nhưng sự chênh lệch này khơng nhiều và khơng ảnh hưởng nhiều đến vận động và dáng đi của hai chân. Sau 6 tháng theo dõi sau mổ, chúng tơi ghi nhận sự chênh lệch này khơng cịn đáng kể nữa (trung bình 0,5 cm). Chúng tơi tiếp tục theo dõi được 15 trường hợp sau mổ đến 12 tháng ghi nhận được sự chênh lệnh 2 chi dưới chỉ cịn trung bình là 0,4 cm (± 0,1 cm), thay đổi từ 0,3 đến 0,5 cm. Như vậy cĩ thể thấy chiều dài của chi dưới bên phẫu thuật từ từ được cải thiện dần và cĩ một yếu tố chúng tơi ghi nhận thêm là sự chênh lệch của 2 chi dưới này khơng ảnh hưởng đến sự đi lại của bệnh nhi và khơng gây phiền hà cho bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi. Tỷ lệ cắt ngắn xương của Hồng Hải Đức (2012) là 52,5%(13), cịn nghiên cứu của El-Sayed (2009) thì tỷ lệ cắt ngắn xương là 96,3% cũng rất cao(10). Bảng 9. Phương pháp phẫu thuật so với các nghiên cứu Phương pháp phẫu thuật Salter + cắt ngắn xương đùi Salter + xoay xương đùi El-Sayed (10) 96,3% 84,4% Bhuyan (3) 100% 100% Hồng Hải Đức (13) 52,5% 0 Chúng tơi 100% 55,3% Kết quả của chúng tơi tương tự tác giả Nguyễn Ngọc Hưng trong nghiên cứu gồm 79 trường hợp khớp háng được phẫu thuật Salter cĩ sử dụng mảnh ghép xương mác đồng loại ghi nhận chỉ số ổ cối trung bình ngay sau mổ, sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng lần lượt là 25,759º, 22,795º, 21,621º, 20,385º và 19,278º và tác giả này cũng khơng đánh giá chỉ số CE. Theo kết quả của nghiên cứu này, sự thay đổi các chỉ số ổ cối trên đều khác nhau cĩ ý nghĩa thơng kê(17). Ngồi ra tác giả này cịn ghi nhận sau 24 tháng độ giảm của chỉ số ổ cối khơng cịn khác nhau cĩ ý nghĩa về mặt thống kê nữa(17). Tác giả Hồng Hải Đức qua 348 trường hợp khớp háng được phẫu thuật Salter ghi nhận kết quả chỉ số ổ cối ngay sau mổ, sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng lần lượt là 26,67º, 23,53º, 22,16º, 20,92º(13). Tác giả này cũng khơng đánh giá chỉ số CE. Trong 45 trường hợp khớp háng được phẫu thuật của 36 bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh, Ünsala (2015) ghi nhận chỉ số ổ cối trên phim X Quang trước mổ là 39,9° và giảm xuống cịn 18,52º của lần tái khám cuối cùng với thời gian theo dõi trung bình là 41,8 tháng, thay đổi từ 10º đến 30º. Sự khác nhau trung bình giữa chỉ số ổ cối trước mổ và lần tái khám gần nhất là 21,404º ± 0,832. Tác giả cịn ghi nhận sự liên quan giữa giai đoạn theo dõi và tỷ lệ phần trăm chỉ số ổ cối được hồi phục (r=0,34, p<0,05). Như vậy cĩ nghĩa là tỷ lệ phần trăm chỉ số ổ cối được hồi phục sẽ tăng cùng với thời gian theo dõi tăng(1). Bảng 10. Chỉ số ổ cối sau mổ so với các nghiên cứu Chỉ số ổ cối Ngay sau mổ Sau mổ 3 tháng Sau mổ 6 tháng Sau mổ 12 tháng El-Sayed (10) 20,48° - - - Bhuyan (3) 21° - - - Nguyễn Ngọc Hưng (17) 25,759º 22,795º 21,621º 20,385º Chúng tơi 27,5º 24,1º 22,2º 21,1º Chúng tơi ghi nhận chỉ số ổ cối ngay sau mổ và sau mổ 3 tháng, 6 tháng. Do thời gian nghiên cứu ngắn chỉ 2 năm, chúng tơi khơng thể ghi nhận thêm chỉ số ổ cối sau mổ 12 tháng và 24 tháng. Chúng tơi vẫn đang tiếp tục thực hiện điều này và hy vọng sẽ sớm cĩ một báo cáo cập nhật về theo dõi lâu dàn đối với nhĩm nghiên cứu này. Chỉ số ổ cối trung bình ngay sau mổ, sau mổ 3 tháng và sau mổ 6 tháng được ghi nhận lần lượt là 27,5º, 24,1º và 22,2º. Độ giảm của chỉ số ổ cối ngay sau mổ so với trước mổ là 13,1º, sau 3 tháng so với ngay sau mổ là 3,4º, sau 6 tháng so với sau 3 tháng là 1,9º. Và chỉ số ổ cối của 15 trường hợp được theo dõi đến 12 tháng so với sau 6 tháng là 21,1º so với 22,3º. Tất cả độ giảm này đều cĩ ý nghĩa về mặt thơng kê (p<0,0001) theo kiểm định t bắt cặp cho thấy sự cải thiện rất tốt của khớp háng sau phẫu thuật. Bhuyan (2012) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi 103 với 30 trường hợp khớp háng được phẫu thuật, ghi nhận chỉ số ổ cối trung bình giảm từ 42°±5° trước mổ xuống 21°±2° sau mổ. Chỉ số CE trung bình sau mổ là 23,5°, thay đổi từ 21° đến 26°(3). El- Sayed (2009) trong nghiên cứu với 71 trường hợp khớp háng được phẫu thuật với thời gian theo dõi trung bình là 5 năm 4 tháng ghi nhận chỉ số ổ cối giảm từ 41,86° trước mổ xuống 20,48° ngay sau mổ và 16,78° ở lần tái khám gần nhất và sự khác nhau đều cĩ ý nghĩa thống kê(10). Như vậy chỉ số ổ cối sau mổ giảm tốt sau mỗi lần tái khám và cĩ ý nghĩa thống kê, điều này cũng được ghi nhận qua tất cả nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nghiên cứu của chúng tơi cịn cĩ phần hạn chế hơn các tác giả khác vì chỉ theo dõi được các bệnh nhi sau mổ 6 tháng thơi ngắn hơn thời gian theo dõi của các tác giả khác. Chúng tơi ghi nhận kết quả của biến chứng khi theo dõi sau mổ của nhĩm nghiên cứu gồm cĩ: 3 trường hợp bán trật (7,9%), 3 trường hợp trật khớp tái phát (7,9%), 10 trường hợp đau khớp khi vận động (26,3%), 2 trường hợp hoại tử chỏm xương đùi (5,3%), 1 trường hợp to cổ xương đùi (2,6%) và 6 trường hợp cĩ dấu hiệu Trendelenburg (15,6%). Kết quả lâm sàng sau mổ đước đánh giá theo tiêu chuẩn của McKay (1974) gồm 4 mức độ(12). Kết quả được xem là rất tốt khi cĩ tình trạng vững khớp, khơng đau khớp hơng ít, khơng tập tễnh, dấu hiệu Trendelenburg, khơng hạn chế vận động khớp. Kết quả được xem là tốt khi cĩ tình trạng vững khớp, đau khớp hơng ít, cĩ tập tễnh ít, dấu hiệu Trendelenburg (±), hạn chế vận động khớp ít. Kết quả được xem là khá khi cĩ tình trạng vững khớp, đau khớp hơng, tập tễnh, dấu hiệu Trendelenburg (+), hạn chế vận động khớp hoặc kết hợp các dấu hiệu trên. Cuối cùng kết quả được đánh giá là kém khi cĩ tình trạng khơng vững khớp hoặc đau khớp hơng, hoặc cả hai, dấu hiệu Trendelenburg (+)(12). Qua 38 trường hợp trật khớp háng được phẫu thuật, chúng tơi ghi nhận kết quả rất tốt ở 23 trường hợp (60,5%), kết quả tốt ở 9 trường hợp (23,7%), kết quả khá ở 3 trường hợp (7,9%) và kết quả kém ở 3 trường hợp (7,9%). Đối với 3 trường hợp cĩ kết quả kém, chúng tơi đang lên phương án can thiệp phẫu thuật lại cho bệnh nhi. Các trường hợp cịn lại vẫn đang tiếp tục theo dõi thêm. Tác giả Hồng Hải Đức qua 348 trường hợp khớp háng được phẫu thuật Salter, kết quả lâm sàng đánh giá trên 287 trường hợp khớp háng theo dõi được sau mổ. Kết quả lâm sàng ghi nhận dấu hiệu Trendelenburg cĩ 49 trường hợp chiếm tỷ lệ 17,1%, dáng đi lạch bạch ghi nhận 27 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,4%, trật khớp tái phát ghi nhận ở 19 trường hợp chiếm tỷ lệ 6,6%, bán trật khớp ghi nhận ở 12 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,2% và đau khớp háng khi vận động ghi nhận ở 9 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,1%. Ngồi ra các biến chứng khác như hoại tử chỏm xương đùi ghi nhận ở 13 trường hợp khớp háng (4,5%) và to cổ xương đùi ghi nhận ở 8 trường hợp khớp háng (2,8%). Kết quả chung dựa theo tiêu chí của tác giả được ghi nhận như sau, kết quả tốt ở 62 trường hợp chiếm tỷ lệ 21,6%, kết quả khá ở 194 trường hợp chiếm tỷ lệ 67,6% và kết quả kém ở 31 trường hợp chiếm tỷ lệ 10,8% (13). Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng trong nghiên cứu gồm 79 trường hợp khớp háng được phẫu thuật Salter cĩ sử dụng mảnh ghép xương mác đồng loại ghi nhận kết quả lâm sàng sau mổ như sau. Hoại tử chỏm xương đùi ghi nhận ở 5 trường hợp chiếm tỷ lệ 6,3%, trong đĩ cĩ 3 trường hợp thuộc độ 3 và 2 trường hợp thuộc độ 4 theo phân loại Tonnis. Cĩ 2 trường hợp khớp hơng (2,5%) rộng đầu và cổ xương đùi (coxa magna) tại thời điểm kiểm tra sau cùng, trong đĩ cĩ 1 trường hợp thuộc độ 3 và 1 trường hợp thuộc độ 4 theo phân loại Tonnis. Kết quả sau cùng ghi nhận theo tiêu chuẩn của Mckay là rất tốt cĩ 53 trường hợp (67,1%), tốt cĩ 20 trường hợp (25,3%), khá cĩ 3 trường hợp (3,8%) và kém cĩ 3 trường hợp (3,8%). Thời gian theo dõi sau mổ trung bình của tác giả là 38 tháng (25 đến 51 tháng)(17). Nghiên cứu của chúng tơi cĩ ưu điểm là sử dụng thiết kế nghiên cứu tiến cứu mơ tả dọc và tất cả phẫu thuật trên bênh nhi trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Nhi 104 nghiên cứu đều do một bác sĩ phẫu thuật thực hiện. Do đĩ, kết quả nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận cĩ tính khách quan và tốt hơn so với các thiên kế nghiên cứu hồi cứu của các tác giả khác. Ngồi ra, phương pháp phẫu thuật chúng tơi sử dụng là cắt ngắn xương đùi thực hiện kèm theo ở tất cả các trường hợp phẫu thuật cắt xương chậu Salter cho thấy giúp giảm tỷ lệ biến chứng hoại tử chỏm xương đùi sau mổ so với các tác giả khác.Tuy nhiên nghiên cứu này cũng cịn cĩ nhiều hạn chế.Số lượng bệnh nhi trong nghiên cứu chỉ cĩ 38 trường hợp, cịn tương đối nhỏ. Do đĩ kết quả nghiên cứu chưa thể đại diện cho dân số mẫu là các bệnh nhi bị trật khớp háng bẩm sinh. Thời gian theo dõi sau mổ của nghiên cứu khá ngắn chỉ 6 tháng sau mổ và chỉ 15 trường hợp theo dõi đến 12 tháng cho nên kết quả nghiên cứu vẫn chưa thể đánh giá hết được ưu và khuyết điểm của phương pháp phẫu thuật này. KẾT LUẬN Qua 38 trường hợp nghiên cứu, chúng tơi ghi nhận phương pháp phẫu thuật là Salter + cắt ngắn xương đùi từ 1 đến 2 cm ở 100% trường hợp giúp chỉ số ổ cối giảm từ 40,6º xuống cịn 27,5º ngay sau mổ và tiếp tục giảm sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, cĩ ý nghĩa thống kê. Kết quả rất tốt và tốt đạt được ở 84,2% trường hợp. Do đĩ cĩ nên chăng thực hiện kết hợp cắt ngắn xương đùi kèm theo phẫu thuật cắt xương chậu Salter để giúp việc nắn khớp dễ hơn vào giảm biến chứng hoại tử chỏm xương đùi sau mổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banskota AK, Paudel B, Pradhan I (2005) "Results of simultaneous open reduction and Salter innominate osteotomy for developmental dysplasia of the hip" (2), pp.126. 2. Berkeley ME, Dickson JH, Cain TE. (1984) "Surgical therapy for congenital dislocation of the hip in patients who are twelve to thirty-six months old". JBJS, 66, (3), pp.412-420. 3. Bhuyan BK (2012) "Outcome of one-stage treatment of developmental dysplasia of hip in older children". Indian journal of orthopaedics, 46, (5), pp.548. 4. Bưhm P, Brzuske A (2002) "Salter innominate osteotomy for the treatment of developmental dysplasia of the hip in children: results of seventy-three consecutive osteotomies after twenty-six to thirty-five years of follow-up". JBJS, 84, (2), pp.178-186. 5. Canale ST, Beaty JH (2012) Campbell's Operative Orthopaedics E-Book, Elsevier Health Sciences, 47(2): pp.154–159. 6. Carter CO, Wilkinson JA (1964) "10 Genetic and Environmental F. actors in the Etiology of Congenital Dislocation of the Hip". Clinical orthopaedics and related research, 33, pp.119-128. 7. Chang CH, Kao HK, Yang WE. (2011) "Surgical results and complications of developmental dysplasia of the hip–one stage open reduction and Salter’s osteotomy for patients between 1 and 3 years old". Chang Gung Med J, 34, (1),pp. 84-92. 8. Đỗ Văn Dũng (2001) "Bổ sung một số phương pháp cho bảng dự trù". Căn bản thống kê y học. Bộ mơn Thống kê Y Học và Tin Học, Khoa Y tế cơng cộng,Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 72-80. 9. Dunn PM (1976) "Perinatal observations on the etiology of congenital dislocation of the hip". Clinical orthopaedics and related research, 119, pp.11-22. 10. El-Sayed M (2009) "Single-stage open reduction, Salter innominate osteotomy, and proximal femoral osteotomy for the management of developmental dysplasia of the hip in children between the ages of 2 and 4 years". Journal of Pediatric Orthopaedics B, 18, (4), pp.188-196. 11. Gulati V, Eseonu K, Sayani J (2013) "Developmental dysplasia of the hip in the newborn: A systematic review". World journal of orthopedics, 4, (2), pp.32. 12. Haidar RK, Jones RS, Vergroesen DA (1996) "Simultaneous open reduction and Salter innominate osteotomy for developmental dysplasia of the hip". Bone & Joint Journal, 78, (3), pp.471-476. 13. Hồng Hải Đức, Nguyễn Ngọc Hưng (2012) "Nhận xét phẫu thuật salter điều trị sai khớp hơng bẩm sinh ở trẻ em". Y Học thực hành (830) - Số 7, tr 80-83. 14. Kotlarsky P, Haber R, Bialik V (2015) "Developmental dysplasia of the hip: What has changed in the last 20 years?". World journal of orthopedics, 6, (11), pp.886. 15. Kotzias NA., Ferraz A, Foresti FB (2014) "Bilateral developmental dysplasia of the hip treated with open reduction and Salter osteotomy: analysis on the radiographic results". Revista brasileira de ortopedia, 49, (4), pp.350-358. 16. Ngơ Hồng Phúc, Lê Phước Tân, Trương Anh Mậu (2015) "Điều trị phẫu thuật trật khớp háng bẩm sinh". Y Học TP. Hồ Chí Minh Phụ Bản Tập 19, (Số 5), tr. 64-68. 17. Nguyễn Ngọc Hưng (2013) "Cắt xương chậu kết hợp ghép xương mác đồng loại điều trị loạn sản ổ cối trong trật khớp hơng bẩm sinh trẻ em". Nghiên Cứu Y Học, 85, (5), tr. 60-67. 18. Pekmezci M, Yazici M (2004) "Salter osteotomy: an overview". Acta Orthop Traumatol Turc, 41, pp.37-46. 19. Salter RB (1961) "Innominate osteotomy in the treatment of congenital dislocation and subluxation of the hip". Bone & Joint Journal, 43, (3), 518-539. 20. Salter RB, Dubos JP (1974) "The First Fifteen Years' Personal Experience with Innominate Osteotomy in the Treatment of Congenital Dislocation and Subluxation of the Hip". Clinical orthopaedics and related research, 98, pp.72-103. 21. Salter RB, Hansson G, Thompson GH (1983) "Innominate osteotomy in the management of residual congenital subluxation of the hip in young adults". Clinical orthopaedics and related research, (182), pp.53-68. 22. Steel HH (1973) "Triple osteotomy of the innominate bone". JBJS, 55, (2), pp.343-350. 23. Sutherland DH, Greenfield R (1977) "Double innominate osteotomy". JBJS, 59, (8), pp.1082-1091. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Nhi 105 24. Tavares JO (2004) "Modified Pemberton acetabuloplasty for the treatment of congenital hip dysplasia". Journal of Pediatric Orthopaedics, 24, (5), pp.501-507. 25. Ünsala SŞ, Ceylanb MF, Günera S (2015) "Results of open reduction and Salter innominate osteotomy for developmental dysplasia of the hip". Eastern Journal of Medicine, 20, pp.187-191. 26. Wilkinson JA. (1972) "A post-natal survey for congenital displacement of the hip". Bone & Joint Journal, 54, (1), pp.40-49. 27. Wong-Chung J, Ryan M, O'Brien Timothy M (1990) "Movement of the femoral head after Salter osteotomy for acetabular dysplasia". Bone & Joint Journal, 72, (4), pp.563-567. Ngày nhận bài báo: 20/05/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/08/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_phau_thuat_trat_khop_hang_bam_sinh_o_tre_em_tu_18_th.pdf
Tài liệu liên quan