Tài liệu Kết quả phẫu thuật tạo hình bể thận bằng nội soi robot điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 228
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BỂ THẬN
BẰNG NỘI SOI ROBOT ĐIỀU TRỊ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN
Lê Anh Dũng*, Nguyễn Duy Việt*, Vũ Xuân Hoàn*, Nguyễn Thanh Quang*, Vũ Duy Anh*,
Đỗ Mạnh Hùng*, Nguyễn Thanh Liêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kết quả phẫu thuật tạo hình bể thận bằng nội soi robot điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu
quản bẩm sinh ở trẻ em
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu bệnh án 30 bệnh nhân được phẫu thuật nội
soi robot điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản, tất cả bệnh nhân được siêu âm và chụp xạ hình thận chẩn đoán,
đánh giá chức năng thận trước mổ. Các tham số nghiên cứu: tuổi, giới, thời gian mổ, thời gian nằm viện, thời
gian theo dõi sau mổ, đường kính bể thận trước và sau mổ, với p< 0,005 có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu: 30 bệnh nhân được tạo hình bể thận-niệu quản bằng phẫu thuật nội soi robot điều trị
hẹp ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật tạo hình bể thận bằng nội soi robot điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 228
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BỂ THẬN
BẰNG NỘI SOI ROBOT ĐIỀU TRỊ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN
Lê Anh Dũng*, Nguyễn Duy Việt*, Vũ Xuân Hoàn*, Nguyễn Thanh Quang*, Vũ Duy Anh*,
Đỗ Mạnh Hùng*, Nguyễn Thanh Liêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kết quả phẫu thuật tạo hình bể thận bằng nội soi robot điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu
quản bẩm sinh ở trẻ em
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu bệnh án 30 bệnh nhân được phẫu thuật nội
soi robot điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản, tất cả bệnh nhân được siêu âm và chụp xạ hình thận chẩn đoán,
đánh giá chức năng thận trước mổ. Các tham số nghiên cứu: tuổi, giới, thời gian mổ, thời gian nằm viện, thời
gian theo dõi sau mổ, đường kính bể thận trước và sau mổ, với p< 0,005 có ý nghĩa thống kê.
Kết quả nghiên cứu: 30 bệnh nhân được tạo hình bể thận-niệu quản bằng phẫu thuật nội soi robot điều trị
hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, có 20 trẻ trai (66,67%) và 10 trẻ nữ (33,33%). Có 24 (80,0%) bệnh nhân phẫu
thuật bên trái và 6 (20,0%) bệnh nhân được phẫu thuật thận bên phải. Tuổi phẫu thuật trung bình là 96,4 ± 29,3
(từ 60 -183 tháng tuổi) tháng tuổi. Thời gian mổ trung bình là 168 ± 42 phút (80- 295 phút). Thời gian nằm viện
trung bình 5,31 ± 2,71 ngày, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 17 ngày (bệnh nhân có biến chứng sau mổ, được
phẫu thuật lại sau 7 ngày). Có 28/30 (93,33%) bệnh nhân có thời gian nằm viện trên 4 ngày. Có 30/30 (100,0%)
bệnh nhân phẫu thuật thành công.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi robot hỗ trợ điều trị bệnh lý hẹp khúc nối bể thận - niệu quản chỉ định cho
những trường hợp ứ nước thận ở trẻ trên 5 tuổi là phương pháp an toàn, kết quả tốt.
Từ khóa: thận ứ nước do hẹp khúc nối bể thận niệu quản, phẫu thuật Robot
ABSTRACT
OUTCOMES OF ROBOT LAPAROSCOPIC PYELOPLASTY IN TREATMENT
OF URETEROPELVIC JUNCTION OBSTRUCTION IN CHILDREN
Le Anh Dung, Nguyen Duy Viet, Vu Xuan Hoan, Nguyen Thanh Quang, Vu Duy Anh,
Do Manh Hung, Nguyen Thanh Liem
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 228 - 232
Objectives: Evaluated Outcomes of robot laparoscopic pyeloplasty in treatment of Ureteropelvic junction
obstruction in children
Methods: Assessed retrospectively, 30 patients were performed robot laparoscopic pyeloplasty in treatment
of Ureteropelvic junction obstruction (UPJ) stenosis. All of them underwent ultrasound of kidney and diuretic
isotopic renography to evaluate the degree of obstruction and impaired renal function. Factors such as: age, sex,
operative time, hospital stay, postoperative follow-up, dimeter of renal-pelvic, p<0.005.
Results: 30 patients were performed robot laparoscopic pyeloplasty in treatment of Ureteropelvic junction
obstruction, 20 males (66.67%) and 10 females (33.33%). 24 (80.0%) UPJ stenosis on the left and 6 (20.0%) on
the right. Mean of operative age was 96.4 ± 29.3 (60 -183 months of age) months of age. Mean of operative time
was 168 ± 42 minutes (80 - 295 minutes), mean of hospital stay was 5.31 ± 2.71 days, min was 3 days, max was
*Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Anh Dũng ĐT: 0913342264 Email: leanhdung1308@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 229
17 days (01 patient was complicated after surgery and reoperation after 7 days surgery). 28/30 (93.33%) patients
were hospital stay over 4 days 30/30 (100.0%) were robot laparoscopic pyeloplasty successfully.
Conclusions: Indicated robot laparoscopic pyeloplasty in treatment of Ureteropelvic junction obstruction in
children who is over 5 years of age. There will be good results, no serious complications.
Key words: hydronephrosis due to Ureteropelvic junction obstruction, diuretic isotopic renography, robot
laparoscopic pyeloplasty
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản (BT – NQ)
là bệnh lý thường gặp nhất trong các dị tật bẩm
sinh gây ứ nước thận ở trẻ em với tỷ lệ gặp là
1/1500 trẻ sơ sinh. Phẫu thuật Anderson - Hynes
được báo cáo lần đầu tiên trên y văn vào năm
1949 đã được chứng minh là một phẫu thuật cho
kết quả điều trị tốt nhất bệnh lý hẹp khúc nối BT
- NQ ở trẻ em với tỷ lệ thành công tới trên 95%.
Năm 1993, Schuessler W và cộng sự đã áp
dụng thành công phẫu thuật nội soi điều trị
hẹp khúc nối bể thận - niệu quản ở người
lớn(12). Tan HL và cộng sự (1996) là người đầu
tiên thông báo đã áp dụng thành công phẫu
thuật nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận -
niệu quản ở trẻ em(16).
Phẫu thuật nội soi (PTNS) cho kết quả điều
trị tương đương như phẫu thuật mổ mở kinh
điển. Với ưu thế là một phẫu thuật ít xâm hại, có
tính thẩm mỹ cao, các nghiên cứu đều khẳng
định phẫu thuật nội soi là sự lựa chọn hàng đầu
trong điều trị bệnh lý hẹp khúc nối BT - NQ, đặc
biệt ở trẻ em(7,11,12,13,16).
Một số khó khăn khi tiến hành phẫu thuật
nội soi, đặc biệt khi tiến hành khâu nối nội soi
khiến nhiều phẫu thuật viên tiết niệu nhi phải
mất rất nhiều thời gian học, thực tập để có thể
thực hiện. Sự phát triển của phẫu thuật Robot
cho phép phẫu thuật viên khắc phục được
những khó khăn của phẫu thuật nội soi, kỹ thuật
mổ nội soi có sự hỗ trợ của robot tạo hình khúc
nối bể thận - niệu quản đã được thực hiện từ
năm 2002(1). Có nhiều báo cáo về ứng dụng
PTNS Robot điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu
quản trong những năm gần đây, phần lớn các
báo cáo này đều nói lên sự ưu việt của PTNS
robot. Ở Việt Nam, bệnh viện Nhi Trung ương là
đơn vị đầu tiên được trang bị hệ thống PTNS
robot, vì vậy thực hiện đề tài nghiên cứu ứng
dụng PTNS robot điều trị hẹp khúc nối bể thận -
niệu quản mang tính thời sự, và có giá trị thực
tiễn cao. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình bể thận niệu
quản bằng Robot điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu
quản ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương giai
đoạn từ 12/2015 – 12/2017”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu bệnh án 30 bênh nhân được phẫu
thuật nội soi Robot điều trị hẹp khúc nối bể thận
niệu quản, tất cả bệnh nhân được siêu âm và
chụp xạ hình thận chẩn đoán, đánh giá chức
năng thận trước mổ. Các tham số nghiên cứu:
tuổi, giới, thời gian mổ, thời gian nằm viện, thời
gian theo dõi sau mổ, đường kính bể thận trước
và sau mổ, với p< 0,005 có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Có 30 bệnh nhân được tạo hình bể thận-niệu
quản bằng phẫu thuật nội soi robot điều trị hẹp
khúc nối bể thận-niệu quản, có 20 trẻ trai
(66,67%) và 10 trẻ nữ (33,33%). Có 24 (80,0%)
bệnh nhân phẫu thuật bên trái và 6 (20,0%) bệnh
nhân được phẫu thuật thận bên phải. Tuổi phẫu
thuật trung bình là 96,4 ± 29,3 (từ 60 - 183 tháng
tuổi) tháng tuổi. Thời gian mổ trung bình là
168±42 phút (80 - 295 phút). Thời gian nằm viện
trung bình 5,31 ± 2,71 ngày, ngắn nhất là 3 ngày,
dài nhất là 17 ngày (bệnh nhân có biến chứng
sau mổ, được phẫu thuật lại sau 7 ngày). Có
28/30 (93,33%) bệnh nhân có thời gian nằm viện
trên 4 ngày. Có 30/30 (100,0%) bệnh nhân phẫu
thuật thành công (Biểu đồ 1, 2).
Có 29/30 (96,67%) bệnh nhân trong nghiên
cứu được làm xạ hình thận trước mổ (Bảng 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 230
Biểu đồ 1. Tỷ lệ giới (n=30)
Biểu đồ 2. Thận phẫu thuật (n=30)
Bảng 1. Chức năng thận trên xạ hình thận trước mổ
(n=29)
Chức năng thận trước mổ N %
<40% 5 17,24
40 - 50% 22 75,86
>50% 2 6,90
Tổng 29 100
Bảng 2. Thời gian nằm viện (n = 30)
Thời gian nằm viện N %
< 4 ngày 2 6,67
4-6 ngày 23 76,67
> 6 ngày 5 16,66
Tổng 30 100
Biểu đồ 3. Diễn biến trong thời gian nằm viện
(n=30)
Có 25/30 (83,33%) diễn biến bệnh nhân ổn
định, 4 bệnh nhân có sốt, nhiễm khuẩn sau mổ,
1/30 (3,33%) bệnh nhân rò miệng nối, mổ mở tại
hình lại (Biểu đồ 3).
Đường kính siêu âm sau 1 tháng là
21,54±10,44 mm, khi so sánh 2 trung bình kết quả
siêu âm thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05 (Bảng 3).
Bảng 3. So sánh đường kính bể thận trước mổ và sau
mổ 1 tháng
Các giá trị
đánh giá kết
quả sau mổ
Trước mổ
Sau mổ 1
tháng
P
Kích thước bể
thận (n = 30)
29,17±11,29
mm
21,54±10,44
mm
P >0,05
(Wilcoxon
signed-rank
test)
Có 30/30 (100%) bệnh nhân có theo dõi được
sau mổ trên 6 tháng. Thời gian theo dõi trung
bình là 13,6 ± 5,7 tháng, ngắn nhất là 6 tháng, lâu
nhất là 24 tháng. Kích thước bể thận sau mổ 6
tháng trung bình là 16 ± 9,38 mm, nhỏ nhất là 1
mm, lớn nhất là 40 mm. Khi so sánh với kích
thước bể thận trước mổ thấy có sự khác biệt rõ
rệt với p <0,05 (Bảng 4).
Bảng 4. Kích thước bể thận sau mổ (n = 30)
Kích thước bể thận sau mổ N %
< 20mm 23 76,67
> 20mm 7 23,33
Tổng 30 100
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Nhi
Trung Ương gồm có 30 bệnh nhân trên 5 tuổi bị
ứ nước thận bẩm sinh do hẹp khúc nối BT - NQ
được PTNS robot hỗ trợ, có 20 trẻ trai và 10 trẻ
gái. Tuổi điều trị phẫu thuật nhỏ nhất trong
nghiên cứu của chúng tôi là 60 tháng, lớn nhất là
183 tháng. Tuổi trung bình là 98,51 ± 28,1 tháng
tuổi. Tác giả Yee và cộng sự cũng báo cáo kết
quả tương tự trong nghiên cứu bệnh chứng với
16 bệnh nhân độ tuổi trung bình là 9,8 tuổi (từ 6
tới 15,6 tuổi) được mổ PTNS robot(1).
Theo các nghiên cứu trên thế giới thì tỷ lệ trẻ
trai/gái 3 - 4/1(2,3,4). Theo Vũ Lê Chuyên tỷ lệ nam
là 77,34%, nữ là 22,66%(17). Theo tác giả Nguyễn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 231
Việt Hoa nghiên cứu trên 140 bệnh nhân bị ứ
nước thận được mổ tại Bệnh viện Nhi Trung
ương và khoa nhi Bệnh viện Việt Đức thì tỷ lệ trẻ
trai là 84,28%, tỷ lệ trẻ gái là 16,72%, tỷ lệ trai/gái
là 5,35/1(10). Như vậy, các nghiên cứu trong nước
cũng cho thấy tỷ lệ bệnh có ưu thế ở trẻ trai rất
rõ ràng nhưng nguyên nhân tại sao thì vẫn chưa
giải thích được(10,17).
Trong các bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi
gặp thận bên trái bị bệnh là 24 bệnh nhân chiếm
tỷ lệ 80%; thận bên phải bị bệnh là 6 bệnh nhân,
chiếm tỷ lệ 20%. So sánh với trên thế giới thấy tỷ
lệ gặp bên trái và phải là tương đương, với tỷ lệ
thận trái/ thận phải là 2/1.
100% bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi được làm xạ hình thận. Tất cả các bệnh
nhân đều được sử dụng DTPA. Đây cũng là
điểm khác biệt của nghiên cứu với các báo cáo
trước đây. Chức năng thận trung bình là 44,91 ±
6,19%, thấp nhất là 23,8%, cao nhất là 50,8%. Chỉ
có 4/29 bệnh nhân có chức năng thận trước mổ
dưới 40%, chiếm tỷ lệ 13,79%. Tỷ lệ gặp chức
năng thận trên 50% trong nghiên cứu của chúng
tôi là 2/29 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 6,9%, trong đó
chức năng thận cao nhất là 50,1%, có hiện tượng
này có thể do mặc dù thận bệnh lý có giãn
nhưng chức năng thận chưa ảnh hưởng.
Thời gian mổ trung bình là 168 ± 42 phút.
Thời gian mổ ngắn nhất là 80 phút, lâu nhất là
295 phút. Tác giả Sukumar S và cộng sự sử dụng
phẫu thuật nội soi đường qua phúc mạc để phẫu
tích khúc nối rồi đưa khúc nối ra ngoài bằng một
đường rạch ở vùng hố thắt lưng. Thời gian mổ
trung bình là 104,2 phút (80 - 150 phút). Tác giả
so sánh với nhóm bệnh nhân được mổ bằng
phẫu thuật nội soi sau phúc mạc thì thời gian mổ
trung bình là 157,7 phút(15). Năm 2006, tác giả Lee
và cộng sự đã so sánh một loạt các trường hợp
gồm 33 trẻ được PTNS robot hỗ trợ tạo hình bể
thận niệu quản với 33 trẻ được mổ mở theo
phương pháp kinh điển(6). Kết quả cho thấy thời
gian mổ bằng robot lâu hơn so với mổ mở (181
phút so với 219 phút). Tuy nhiên thời gian mổ
robot càng ngày càng được rút ngắn lại và sau 15
trường hợp thì thời gian mổ robot đã tương
đương với mổ mở.Năm 2006, tác giả Yee D và
cộng sự cũng có nghiên cứu so sánh 17 trường
hợp PTNS robot hỗ trợ tạo hình bể thận – niệu
quản so với 8 trẻ mổ mở cho thấy thời giân phẫu
thuật robot lâu hơn so với mổ mở (363 phút so
với 248 phút)(18). Tuy nhiên gần đây với nghiên
cứu của tác giả Kutikov với 7 trường hợp PTNS
robot hỗ trợ thời gian phẫu thuật đã giảm đáng
kể (123 phút)(5).
Thời gian nằm viện trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi là 5,31 ± 2,71 ngày, ngắn nhất
là 3 ngày, nhiều nhất là 17 ngày. Trong đó có
2/30 bệnh nhân nằm viện dưới 4 ngày chiếm
7,4%. Có 27 bệnh nhân (93,10%) có thời gian nằm
viện trên 4 ngày. Chúng tôi có 1 bệnh nhân có
thời gian nằm viện dài nhất là 17 ngày. Đây là
trường hợp có rò miệng nối sau mổ do gập tắc
sonde JJ. Chúng tôi đã phẫu thuật lại sau 7 ngày
và tình trạng bệnh nhân ổn định sau mổ. Thời
gian nằm viện trung bình của tác giả Ngô Đại
Hải là 5,5 ngày (3 - 11 ngày)(8). Nguyễn Duy Việt
là 3,5 ngày(9). Ở một nghiên cứu khác của
Sorensen, PTNS robot và mổ mở có thời gian
nằm viện, tỉ lệ thành công và tương đương(14).
Các biến chứng sau mổ liên quan đến phẫu
thuật gặp trong nghiên cứu là đái máu với nhiều
mức độ khác nhau, sốt, nhiễm khuẩn tiết niệu
với kết quả cấy nước tiểu dương tính. Có 25/29
bệnh nhân có diễn biến sau mổ bình thường.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào bị nhiễm
trùng vết mổ, có 1 trường hợp rò miệng nối sau
mổ, đã được phẫu thuật mở tạo hình lại miệng
nối sau 7 ngày, bệnh nhân ra viện sau 17 ngày và
tình trạng ổn định. Hầu hết các bệnh nhân của
chúng tôi đều được cho ăn vào ngày thứ 2 sau
mổ, có thể do quá trình phẫu thuật nội soi robot
qua phúc mạc, chúng tôi hầu như không can
thiệp vào đường tiêu hóa, nên có thể cho bệnh
nhăn ăn sớm sau mổ. Chúng tôi chỉ sử dụng
thuốc giảm đau dòng paraceramol đường trực
tràng trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau mổ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 232
Trong nghiên cứu chúng tôi tất cả các bệnh
nhân đều được theo dõi sau mổ với thời gian
dõi trung bình là 14,6 ± 4,53 tháng, ngắn nhất
là 6 tháng, lâu nhất là 24 tháng. Giá trị trung
bình của kích thước bể thận sau mổ là 19,3±5,1
mm. Bệnh nhân có kích thước bể thận sau mổ
thấp nhất trong nghiên cứu là 5mm, lớn nhất
là 31mm. Khi so sánh kết quả trước mổ với sau
mổ chúng tôi thấy sự khác biệt rất có ý nghĩa
p<0,001.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi robot hỗ trợ điều trị bệnh
lý hẹp khúc nối bể thận - niệu quản chỉ định cho
những trường hợp ứ nước thận ở trẻ trên 5 tuổi
là phương pháp an toàn, kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atug F, Woods M, Burgess SV, et al (2005). " Robotic assisted
laparoscopic pyeloplasty in children". J Urol, 174(4):1440-2.
2. Drake RL, Vogl W, Mitchell AWM (2005). Gray's Anatomy.
Elsevier Churchill Livingstone, pp.61-91.
3. Frank DJ, Gearhart JP, Snyder HM (2002). Operative Pediatric
Urology, 2nd ed, pp.1-11. Churchill Livingstone.
4. Grosfeld JL, O'Neil JA, Fonkalsrud EW, Coran AG (2006).
Pediatric Surgery, pp.1723-1770. Elsevier Mosby
5. Kutikov A, Nguyen M, Guzzo T, Canter D and Casale P (2006)
Robot assisted pyeloplasty in the infant – lessons learned. J Urol;
176:2237.
6. Lee RS, Retik AB, Borer JG, Peters CA (2006). “Pediatric robot
assisted laparoscopic dismembered pyeloplasty: comparison
with a cohort of open surgery”. J Urol, 175(2):683-7.
7. Moon DA, El-Shazly MA, Chang CM (2006). "Laparoscopic
pyeloplasty: evolution of a new gold standard". Urology,
67(5):32-6.
8. Ngô Đại Hải, Châu Minh Duy (2010). "Phẫu thuật tạo hình khúc
nối bể thận niệu quản qua nội soi saphúc mạc: kinh nghiệm qua
100 trường hợp". Ngoại khoa 4-5-6, pp. 227-230.
9. Nguyễn Duy Việt, Nguyễn Thanh Liêm, Lê Anh Dũng (2011).
"Kết quả nội soi tạo hình bê thận niệu quản bằng đường qua
phúc mạc so với đường sau phúc mạc ở bệnh nhân hẹp khúc
nối bể thận niệu quản". Y học TP. Hồ Chí Minh, 3(15):135-137.
10. Nguyễn Việt Hoa (2010). Đánh giá kết quả theo dõi xa tạo hình
bể thận niệu quản theo phương pháp Anderson- Hynes. Luận
văn tiến sỹ y học, Đại học Y khoa Hà Nội.
11. Reddy M, Nerli RB, Bashetty R, et al (2005). "Laparoscopic
dismembered pyeloplasty in children". J Urol, 174(2):700-2.
12. Schuessler W, Grune MT, Tecuanhuey LV, et al (1993).
"Laparoscopic dismembered pyeloplasty". J Urol, 150(6):1795-9.
13. Smaldone MC, Polsky E, Ricchiuti DJ, et al (2007). "Advances in
pediatric urologic laparoscopy". ScientificWorldJournal, 7:727-41.
14. Sorensen MD, Johnson MH, Grady RW, Lendvay TS (2011),
"Comparison of the learning curve and outcomes of robotic
assisted pediatricpyeloplasty”. J Urol, 185(6):2517-22.
15. Sukamar S, Nair B, Sanjeevan KV, et al (2008). "Laparoscopic
assisted dismembered pyeloplasty in children: intermediate
results". Pediatr Surg Int, 24(4):403-6.
16. Tan HL, Roberts JP (1996). "Laparoscopic dismembered
pyeloplasty in children: preliminary results". Br J Urol, 77(6):909-13.
17. Vũ Lê Chuyên (1993). Chẩn đoán và điều trị hội chứng khúc nối
bể thận - niệu quản, theo dõi hậu phẫu. Luận án PTS Khoa học,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
18. Yee D, Shanberg AM, Duel BP, Rodriguez E, et al (2006). Initial
comparison of robotic – assisted laparoscopic versus open
pyleoplasty in children. Urology, 67:pp.599.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_phau_thuat_tao_hinh_be_than_bang_noi_soi_robot_dieu.pdf