Kết quả phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng theo abol-enein tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Kết quả phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng theo abol-enein tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 63 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BÀNG QUANG BẰNG HỒI TRÀNG THEO ABOL-ENEIN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Thái Kinh Luân*,**, Phạm Đức Minh*, Quách Đô La**, Thái Minh Sâm*,**, Ngô Xuân Thái*,** TÓM TẮT Mục tiêu: Tác giả Abol-Enein đã phát triển kỹ thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng vừa tạo ra bàng quang tân tạo có áp lực thấp vừa có cơ chế chống ngược dòng khi cắm lại niệu quản để bảo vệ đường tiết niệu trên. Chúng tôi báo cáo kết quả phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng theo Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp. Tất cả bệnh nhân ung thư bàng quang (UTBQ) được chỉ định cắt bàng quang tận gốc, tạo hình bàng quang bằng hồi tràng và cắm lại niệu quản theo phương pháp Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2012 đến 31/12/2017. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, BMI, giai đoạn UTBQ, chỉ s...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng theo abol-enein tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 63 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BÀNG QUANG BẰNG HỒI TRÀNG THEO ABOL-ENEIN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Thái Kinh Luân*,**, Phạm Đức Minh*, Quách Đô La**, Thái Minh Sâm*,**, Ngô Xuân Thái*,** TÓM TẮT Mục tiêu: Tác giả Abol-Enein đã phát triển kỹ thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng vừa tạo ra bàng quang tân tạo có áp lực thấp vừa có cơ chế chống ngược dòng khi cắm lại niệu quản để bảo vệ đường tiết niệu trên. Chúng tôi báo cáo kết quả phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng theo Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp. Tất cả bệnh nhân ung thư bàng quang (UTBQ) được chỉ định cắt bàng quang tận gốc, tạo hình bàng quang bằng hồi tràng và cắm lại niệu quản theo phương pháp Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2012 đến 31/12/2017. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, BMI, giai đoạn UTBQ, chỉ số creatinin huyết thanh. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, các biến chứng sớm phẫu thuật, chức năng thận, khả năng kiểm soát nước tiểu, tỷ lệ ngược dòng bàng quang – niệu quản, hẹp niệu quản, tỷ lệ tái phát và tử vong. Kết quả: 33 trường hợp (TH) được phẫu thuật tạo hình bàng quang tân tạo theo phương pháp Abol-Enein. Độ tuổi trung bình 57,4 9,6 (39-81) tuổi. Tỷ lệ nam nữ 28/5TH. Chỉ số khối cơ thể trung bình 21,1 2,2 (16,6- 24,9). Thời gian phẫu thuật trung bình 407,7 108,2 phút, lượng máu mất trung bình 562,1 351,5 ml. Tỷ lệ biến chứng trong thời gian nằm viện là 39,3%, không có TH nào suy thận cấp sau mổ. Theo dõi 22/33 TH, thời gian theo dõi trung bình là 31,4 22,1 tháng. Chức năng thận thay đổi không đáng kể trước và sau mổ. Một TH suy thận trong quá trình theo dõi, 1TH tái phát sau 10 tháng. Hai TH tử vong sau mổ 3 tháng và 4 tháng, 1 TH tử vong do ung thư, 1 TH tử vong không do ung thư. Kiểm soát nước tiểu ban ngày 90%, ban đêm 55%. Tỷ lệ ngược dòng bàng quang – niệu quản 5,1% và tỷ lệ hẹp niệu quản 2,6% số đơn vị thận – niệu quản. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol-Enein là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Kết quả cho thấy đây là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân được cắt bàng quang do UTBQ. Từ khóa: tạo hình bàng quang bằng hồi tràng, Abol-Enein ABSTRACT RESULTS OF ORTHOTOPIC ILEAL NEOBLADDER WITH ABOL-ENEIN PROCEDURE AT CHO RAY HOSPITAL Thai Kinh Luan, Pham Duc Minh, Quach Do La, Thai Minh Sam, Ngô Xuân Thái * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 63-69 Objective: Abol-Enein has introduced the serous-lined extramural technique for ureteral reimplantation in orthotopic ileal bladder substitution, creating not only low pressure neobladder but also antireflux mechanism in ileoureteral conjunction. We report the results of Abol-Enein ileal neobladder at Cho Ray hospital. Materials and Methods: All cases were performed Abol-Enein orthotopic ileal bladder substitution following radical cystectomy from 1/2012 to 12/2017 at Cho Ray hospital. We analyze the demographic data, BMI, preoperative and postoperative serum creatinin, operative time, estimated blood loss, complications, continence rate, vesicoureteral reflux and ureteral stricture rate. *Bộ môn Tiết Niệu Học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phạm Đức Minh ĐT: (+84) 937 392 789 Email: phamducminh159@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 64 Results: Mean age 57.4 9.6, ratio of male/female 28/5, mean BMI 21.1 2.2 kg/m2. Mean operative time was 407.7 108.2 minutes, estimated blood loss was about 562.1 351.5 ml. Early complications was 39.3%, no acute renal failure. Twenty two patients ware followed up, mean follow up was 31.4 22.1 months. Preoperative and postoperative serum creatinin did not change stastically. One case had renal failure. Recurrence was observed in 1 case after 10 months. Two cases died after 3 months and 4 months, including 1 case due to cancer and 1 case due to another cause. Daytime continence was 90%, nighttime continence was 55%. Ureteral reflux was observed in 2 renal units (5.1%), ileoureteral stricture in 1 renal unit (2.6%). Consclusions: Orthotopic ileal neobladder with Abol-Enein procedure is safe and brings many benefits. This is a considerable choice for patient with radical cystectomy due to bladder cancer. Keywords: ileal orthotopic neobladder, Abol-Enein ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư bàng quang (UTBQ) đứng thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến trên thế giới, trong đó giai đoạn xâm lấn cơ chiếm từ 20% đến 35%(20,29) với phương pháp điều trị chủ yếu là cắt bàng quang tận gốc. Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột dần thay thế những hình thức chuyển lưu khác và trở thành điều trị tiêu chuẩn ở nhiều trung tâm lớn trên thế giới(22), vừa có thể thay thế chức năng bàng quang vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống. Phương pháp tạo hình bàng quang phải đảm bảo các yêu cầu: tiểu có kiểm soát, dung tích bàng quang đủ lớn với áp lực thấp và cơ chế chống ngược dòng để bảo vệ đường tiết niệu trên(1,3,22). Tác giả Abol-Enein đã phát triển kỹ thuật tạo hình bàng quang bằng hồi tràng với nhiều ưu điểm: thứ nhất là xếp ruột hình chữ W để tạo thành hình cầu áp lực thấp, thứ hai là tạo đường hầm ngoài thanh mạc khi cắm lại niệu quản để tạo ra cơ chế chống ngược dòng. Hiệu quả của phương pháp đã được báo cáo thông qua một số nghiên cứu, tuy nhiên những nghiên cứu tại Việt Nam còn hạn chế. Chúng tôi báo cáo những kết quả đã đạt được của phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol-Enein. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Báo cáo mô tả hàng loạt trường hợp. Tất cả bệnh nhân UTBQ được chỉ định cắt bàng quang tận gốc và được tạo hình bàng quang bằng hồi tràng và cắm lại niệu quản theo phương pháp Abol-Enein tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2012 đến 31/12/2017. Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, giới tính, BMI, giai đoạn UTBQ, chỉ số creatinin huyết thanh. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, các biến chứng sớm phẫu thuật, chức năng thận, khả năng kiểm soát nước tiểu, tỷ lệ ngược dòng bàng quang – niệu quản, hẹp niệu quản, tỷ lệ tái phát và tử vong. Quy trình phẫu thuật: Sau khi cắt bàng quang, nạo hạch chậu, chọn đoạn cuối hồi tràng cách gốc hồi manh tràng 20cm, biệt lập một đoạn 40 – 45 cm, tạo hình chữ W theo Hautmann. Tạo đường hầm kiểu thành ngoài thanh mạc bằng cách khâu thanh mạc ruột của 2 cánh bên chữ W bằng Vicryl 3.0, chiều dài đường hầm gấp 5 lần đường kính niệu quản. Nối miệng niệu quản vào đỉnh đường hầm khi niệu quản đủ dài. Trường hợp niệu quản không đủ dài, khâu 2 vạt ruột phía dưới trước, sau đó mới cắm niệu quản vào ruột. Mở rộng miệng niệu quản hình vát để tránh hẹp miệng nối niệu quản – ruột, khâu niệu quản – ruột bằng Vicryl 4.0. Đặt thông niệu quản 2 bên. Khâu 2 ngành bên của chữ W bằng Vicryl 3.0. Nối niệu đạo – bàng quang tân tạo tại đỉnh chữ W trên ống thông Benique 20 – 24 French. Khâu mặt trước bàng quang tân tạo bằng Vicryl 3.0, mở bàng quang ra da bằng Pezzer 24Fr, khâu 2 nòng niệu quản vào thông Pezzer. Các biến số được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0, khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 65 KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu từ 1/2012 đến 12/2017, tại bệnh viện Chợ Rẫy, có 33 trường hợp được phẫu thuật tạo hình bàng quang tân tạo theo phương pháp Abol-Enein. Độ tuổi trung bình 57,4 9,6 (39-81) tuổi. Nam giới chiếm ưu thế với 28/33 TH (84,8%), nữ giới chiếm 5/33 TH (15,2%). Chỉ số khối cơ thể trung bình 21,11 2,22 (16,65-24,97). Giai đoạn ung thư trước phẫu thuật, không có TH nào ở giai đoạn T1, có 26 TH (78,8%) ở giai đoạn T2 và 7 TH (21,3%) giai đoạn T3. Kết quả giải phẫu sau mổ bệnh có 1 TH giai đoạn Ta, 10 TH (30,3%) giai đoạn T1, 18 (54,5%) giai đoạn T2, 1 TH (3%) giai đoạn T3 và 3 TH giai đoạn T4a. Tỷ lệ đánh giá đúng giai đoạn T trước và sau mổ là 14/33 TH (42,4%). Trước mổ có 2 TH (6,1%) di căn hạch giai đoạn N1, sau mổ chúng tôi phát hiện thêm 2 trường hợp di căn hạch chậu bịt. Giải phẫu bệnh UTBQ trong nghiên cứu chủ yếu là carcinoma niệu mạc tại bàng quang, chiếm 90,9%, trong đó 25 TH (75,8%) là độ ác cao và 5 TH (15,1%) là độ ác thấp. Có 3 TH (9,1%) có giải phẫu bệnh là carcinoma tế bào gai. Nghiên cứu có 24 trường hợp (72,7%) được mổ mở, 7 trường hợp (21,2%) được phẫu thuật nội soi cắt bàng quang và tạo hình ngoài cơ thể, 1 trường hợp (3%) được phẫu thuật nội soi cắt bàng quang và tạo hình bàng quang hoàn toàn trong ổ bụng, 1 trường hợp (3%) được phẫu thuật nội soi cắt bàng quang có hỗ trợ robot và tạo hình bàng quang ngoài cơ thể. Thời gian phẫu thuật trung bình của tất cả các phương pháp khoảng 407,73 108,25 phút, trong đó nhóm bệnh nhân được phẫu thuật mổ mở có thời gian phẫu thuật trung bình là 376,04 63,94 phút, nhóm bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt bàng quang và tạo hình ngoài cơ thể là 454,29 148,78 phút, bệnh nhân được phẫu thuật nội (PTNS) soi hoàn toàn là 710 phút và bệnh nhân được phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot cắt bàng quang và tạo hình ngoài cơ thể là 540 phút. Thời gian mổ giữa mổ mở và PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể không khác nhau có ý nghĩa thống kê, p=0,219>0,05. Lượng máu mất ước tính chung là 562,12 351,57 ml, trong đó lượng máu mất trung bình của nhóm mổ mở là 552,08 330,84 ml, nhóm PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể là 585,71 429,84 ml, bệnh nhân được PTNS hoàn toàn trong ổ bụng có lượng máu mất là 200 ml và trường hợp mổ nội soi có hỗ trợ robot là 1000 mL. Mổ mở và PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể có lượng máu mất khác nhau không có ý nghĩa thống kê, p=0,826>0,05. Thời gian nằm hậu phẫu trung bình là 16,6 6,3 ngày, trong đó nhóm bệnh nhân mổ mở là 15,5 4,0 ngày, PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể là 17,14 5,7 ngày, PTNS có hỗ trợ Robot có thời gian nằm viện hậu phẫu là 13 ngày và PTNS hoàn toàn trong ổ bụng có thời gian nằm viện dài nhất là 42 ngày. Thời gian nằm viện hậu phẫu ngắn nhất là 8 ngày. Sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa phương pháp PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể và mổ mở không có ý nghĩa thống kê (p=0,397>0,005). Thời gian có nhu động ruột sau mổ trung bình 4,2 1,2 ngày, trong nhóm mổ mở là 4,1 1,2 ngày, nhóm PTNS cắt BQ, tạo hình ngoài cơ thể 4,4 1,1 ngày, PTNS hoàn toàn là 5 ngày và PTNS có hỗ trợ Robot là 2 ngày. Sự khác biệt giữa mổ mở và PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể không có ý nghĩa thống kê (p=0,554>0,05). Thời gian rút dẫn lưu sau mổ trung bình 9,4 4,8 ngày, không có sự khác biệt giữa nhóm mổ mở và PTNS cắt bàng quang tạo hình ngoài cơ thể, rút dẫn lưu sau khoảng 8 – 9 ngày (p=0,961>0,05). Tỷ lệ biến chứng trong thời gian nằm viện trong mẫu nghiên cứu là 39,3%. Chúng tôi theo dõi 22/33 TH, thời gian theo dõi trung bình là 31,49 22,19 tháng, ngắn nhất là 3 tháng, dài nhất là 74 tháng. Chỉ số Creatinin huyết thanh trước mổ là 1,10 0,18 mg/dL và sau mổ là 1,10 0,24 mg/dL. Chỉ số Creatinin máu trung bình sau mổ 3 tháng là 1,01 0,24 mg/dL và sau mổ hơn 6 tháng là 1,11 0,25 mg/dL Chỉ số Creatinin huyết thanh sau mổ 3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 66 tháng và 6 tháng so với trước mổ khác nhau không có ý nghĩa, p=0,816 > 0,05. Một trường hợp bị suy thận với Creatinin máu là 1.57 mg/dL sau thời gian theo dõi là 29 tháng. Một TH tái phát ung thư tại niệu quản trái đoạn chậu sau thời gian theo dõi 10 tháng. Hai TH tử vong sau mổ 3 tháng và 4 tháng, 1 TH tử vong do ung thư, 1 TH tử vong do bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ kiểm soát nước tiểu ban ngày: 18/20 TH (90%), tỷ lệ kiểm soát nước tiểu ban đêm: 11/20 TH (55%). Thể tích nước tiểu tồn lưu trung bình: 52,1 81,9 mL. Tỷ lệ ngược dòng bàng quang – niệu quản 5,1%, tỷ lệ hẹp niệu quản 2,6% trên số đơn vị thận – niệu quản. Bảng 1. Các biến chứng sớm phẫu thuật trong nghiên cứu Biến chứng Số TH Tỷ lệ (%) Nội khoa Nhiễm khuẩn vết mổ 4 12,1 Choáng nhiễm khuẩn 1 3,0 Thuyên tắc phổi 1 3,0 Suy thận cấp 0 0 Ngoại khoa Tụ dịch bạch huyết 6 18,2 Rò nước tiểu niệu đạo – bàng quang 1 3,0 Hẹp niệu quản 0 0 Rò niệu quản 0 0 Tổng 13 39,3 BÀN LUẬN Thời gian mổ trung bình nhóm bệnh nhân mổ mở là 376,04 63,94 phút, thấp hơn kết quả của tác giả Trần Chí Thanh là 404,5 51,2 phút(27). Trong các nghiên cứu của tác giả Abol- Enein, ghi nhận thời gian phẫu thuật dao động khoảng 5-6 giờ(17). Nhóm bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể có thời gian phẫu thuật trung bình là 454,29 148,78 phút. Thời gian mổ cao hơn so với nghiên cứu khác, tác giả Springer là 330 phút(23), tác giả Cathelineau là 280 phút(5). Lượng máu mất trung bình 562,12 351,57 ml, nhóm mổ mở là 552,08 330,84 ml, cao hơn so với kết quả của tác giả Trần Chí Thanh là 343,6 103,3 ml(27). Nhóm bệnh nhân được PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể có lượng máu mất 585,71 429,84 ml, cao hơn tác giả Springer và Cathelineau với lượng máu mất khoảng 410 - 550ml(5). Máu mất chủ yếu vào giai đoạn cắt bàng quang, tại thời điểm cắt 2 cánh bên bàng quang và cắt dây chằng mu tuyến tiền liệt cũng như tĩnh mạch lưng dương vật. Phẫu thuật nội soi cung cấp hình ảnh phẫu trường tốt giúp cho phẫu thuật viên kiểm soát được những mạch máu tốt hơn vì thế lượng máu mất trong PTNS thấp hơn mổ mở. Điều này cũng đã được nhiều tác giả trên thế giới ghi nhận(23,26,30). Trong nghiên cứu của chúng tôi, PTNS cắt bàng quang, tạo hình ngoài cơ thể có lượng máu mất cao hơn một chút so với mổ mở nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Trường hợp được phẫu thuật nội soi cắt bàng quang và tạo hình bàng quang hoàn toàn trong ổ bụng, thời gian mổ là 710 phút, trong đó thời gian cắt bàng quang và nạo hạch là 130 phút, thời gian tạo hình bàng quang là 580 phút với lượng máu mất khoảng 200ml. Tác giả Haber và cộng sự thực hiện phẫu thuật nội soi cắt bàng quang và tạo hình hoàn toàn trong ổ bụng trên 17 bệnh nhân tại bệnh viện Cleverland ghi nhận thời gian mổ trung bình là 564 phút với lượng máu mất khoảng 788 ml, 23% trường hợp phải truyền máu(9). Trường hợp được mổ nội soi cắt bàng quang có hỗ trợ Robot và tạo hình ngoài cơ thể, thời gian mổ là 540 phút trong đó thời gian cắt bàng quang và nạo hạch là 300 phút với lượng máu mất khoảng 1000ml. Hệ thống Robot trang bị hình ảnh 3D, dụng cụ phẫu thuật uyển chuyển và linh hoạt nhưng đây là trường hợp đầu tiên nên phẫu thuật viên còn gặp khó khăn trong việc điều khiển camera cũng như các cánh tay robot làm kéo dài thời gian phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân phục hồi sớm trong giai đoạn hậu phẫu, trung tiện vào ngày hậu phẫu thứ 2 và rút dẫn lưu cạnh bàng quang sau mổ 5 ngày. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 67 Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ Robot có nhiều ưu điểm của phẫu thuật ít xâm hại như bệnh nhân ít đau hơn, lượng máu mất ít hơn, thời gian mổ ngắn, khoảng 340 – 510 phút đồng thời tỷ lệ biến chứng và kết cục về mặt ung thư vẫn có thể so sánh được so với mổ mở(4,9,15,19). Trong nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận trường hợp nào có tai biến nghiêm trọng trong mổ, không có tổn thương mạch máu hay ống tiêu hóa. Không có tử vong trong mổ. Nhiễm khuẩn vết mổ trong nghiên cứu này gặp trong 12,1% TH, các trường hợp này đều được điều trị nội khoa, không có TH nào bung vết mổ cần phải mổ lại. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Trần Chí Thanh là 2,38%(27) và các tác giả khác trên thế giới là khoảng 2 – 10%(1,5,10,18). Một trường hợp sau mổ bị choáng nhiễm khuẩn, chiếm tỷ lệ 3%. Theo nghiên cứu của tác giả Gandaglia và cộng sự theo dõi 1094 bệnh nhân, ghi nhận tỷ lệ biến chứng là 31,1%, trong đó tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết là 14,2%(8). Tương tự trong nghiên cứu của Lavellee trên 1115 bệnh nhân cắt bàng quang thì tỷ lệ biến chứng là 55,3% với 9,7% trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết(13). Một số nghiên cứu khác trên bệnh nhân được cắt bàng quang và tạo hình bàng quang bằng ruột ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết thấp hơn, từ 1,5% đến 13,4%(10,14,25). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận 1 TH rò nước tiểu tại miệng nối niệu đạo – bàng quang tân tạo. Bệnh nhân được thay thông niệu đạo bàng quang và bơm rửa bàng quang, dịch dẫn lưu ra ít dần và rút vào ngày hậu phẫu 28. Ngày hậu phẫu 31 bệnh nhân thở nhanh nông, phù chân phải, được siêu âm doppler mạch máu chi dưới và chụp CT-scan ngực, chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chân phải và thuyên tắc nhánh động mạch phổi 2 bên bệnh nhân được điều trị kháng đông và xuất viện sau 1 tuần. Các tác giả trên thế giới cũng đã báo cáo tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu vào khoảng 1 – 3% và thuyên tắc phổi khoảng 1 – 2% sau phẫu thuật cắt bàng quang tạo hình bằng ruột(1,2,5). Trường hợp trong nghiên cứu của chúng tôi huyết khối tĩnh mạch sâu dẫn đến thuyên tắc phổi có thể do có nhiều yếu tố nguy cơ như bệnh nhân lớn tuổi, thời gian phẫu thuật kéo dài, thời gian nằm viện lâu do biến chứng rò niệu đạo – bàng quang tân tạo. Vấn đề điều trị phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã được bàn luận nhiều. Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mạnh mẽ rằng nên điều trị phòng ngừa huyết khối trước phẫu thuật cho bệnh nhân cắt bàng quang(6), đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ như béo phì, hút thuốc lá, lớn tuổi hay có những bệnh lý tăng đông, trải qua cuộc phẫu thuật lớn(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận TH nào suy thận cấp sau mổ, không có biến chứng rò nước tiểu qua miệng nối niệu quản – ruột hay hẹp niệu quản trong thời gian nằm viện. Kết quả này tương đồng với tác giả Trần Chí Thanh và các tác giả khác(18,21,27,28), thấp hơn tác giả Ali-El-Dein và Papadopoulos với tỷ lệ hẹp niệu quản lần lượt là 0,5% và 4%(2,18). Theo chúng tôi, những biến chứng như hoại tử niệu quản hay rò niệu quản là do niệu quản thiếu máu nuôi. Ưu điểm của phương pháp Abol- Enien là niệu quản nằm trong đường hầm và được khâu vào 2 vạt ruột nên được cung cấp máu nuôi dồi dào. Ngoài ra, khi cắm vào bàng quang ruột, miệng niệu quản được xẻ rộng thêm làm giảm nguy cơ hẹp niệu quản sau mổ. Trong quá trình theo dõi sau 3 tháng và hơn 6 tháng chỉ số Creatinin huyết thanh không khác biệt có ý nghĩa so với trước và sau mổ. Một TH có Creatinin huyết thanh trước và sau mổ là 1,42 – 1,48 mg/dL, theo dõi đến tháng thứ 16 chỉ số Creatinin huyết thanh tăng lên 1,57 mg/dL, siêu âm đánh giá cấu trúc 2 thận bình thường, không ứ nước. Sự thay đổi Creatinin này không nhiều lại trong thời gian dài nên nghĩ nguyên nhân do bệnh thận mạn, một phần bệnh nhân lớn tuổi, hiện tại đã bước sang tuổi 73, đồng thời mắc các bệnh lý nội khoa mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 hơn 10 năm. Nghiên cứu của Stein trên theo dõi chức năng thận trên 181 BN tạo hình bàng quang bằng ruột, thời gian Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 68 theo dõi trung bình 33 tháng, có 7 TH (4%) bị suy giảm chức năng thận, trong đó 2 TH hẹp miệng nối niệu quản ruột, 5 TH còn lại có hình ảnh hệ tiết niệu hoàn toàn bình thường(24). Nhiều nghiên cứu đã xác định được có những yếu tố nguy cơ không liên quan đến việc tạo hình bàng quang có thể làm suy giảm chức năng thận theo thời gian như tăng huyết áp, đái tháo đường hay có những đợt viêm thận bể thận cấp(11,12,16). Vì vậy, ngoài việc theo dõi những biến chứng muộn của phẫu thuật tạo hình cần phải điều trị những bệnh đồng mắc làm tăng nguy cơ bệnh thận mạn. KẾT LUẬN Phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol-Enein là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Kết quả cho thấy đây là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân được cắt bàng quang do UTBQ quang. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abol-Enein H and Ghoneim MA (2001), "Functional results of orthotopic ileal neobladder with serous-lined extramural ureteral reimplantation: experience with 450 patients", J Urol, Vol. 165(5), pp. 1427-32. 2. Ali-el-Dein B, Shaaban AA, Abu-Eideh RH et al (2008), "Surgical complications following radical cystectomy and orthotopic neobladders in women", J Urol, Vol. 180(1), pp. 206-10; discussion 210. 3. Benson MC, Seaman EK and Olsson CA (1996), "The ileal ureter neobladder is associated with a high success and a low complication rate", J Urol, Vol. 155(5), pp. 1585 -1588. 4. Bochner BH, Dalbagni G, Sjoberg DD et al (2015), "Comparing Open Radical Cystectomy and Robot-assisted Laparoscopic Radical Cystectomy: A Randomized Clinical Trial", European Urology, Vol. 67(6), pp. 1042-1050. 5. Cathelineau X, Arroyo C, Rozet F et al(2005), "Laparoscopic assisted radical cystectomy: the montsouris experience after 84 cases", Eur Urol, Vol. 47(6), pp. 780-4. 6. Chang SS, Bochner BH, Chou R et al(2017), Treatment of Non- Metastatic Muscle-Invasive Bladder Cancer: AUA/ASCO/ASTRO/SUO Guideline.American Urological Association Education and Research. 7. Forrest JB, Clemens JQ, Finamore P et al (2009), "AUA Best Practice Statement for the prevention of deep vein thrombosis in patients undergoing urologic surgery", J Urol, Vol. 181(3), pp. 1170-7. 8. Gandaglia G, Varda B, Sood A et al(2014), "Short-term perioperative outcomes of patients treated with radical cystectomy for bladder cancer included in the National Surgical Quality Improvement Program (NSQIP) database", Canadian Urological Association Journal, 8(9-10):pp.E681-E687. 9. Haber GP, Crouzet S, and Gill IS (2008), "Laparoscopic and robotic assisted radical cystectomy for bladder cancer: a critical analysis", Eur Urol, Vol. 54(1), pp. 54-62. 10. Jensen JB, Lundbeck F, and Jensen KM (2006), "Complications and neobladder function of the Hautmann orthotopic ileal neobladder", BJU Int, Vol. 98(6), pp. 1289-94. 11. Jin XD, Roethlisberger S, Burkhard FC, Birkhaeuser F, Thoeny HC, and Studer UE (2012), "Long-term renal function after urinary diversion by ileal conduit or orthotopic ileal bladder substitution", Eur Urol, Vol. 61(3), pp. 491-7. 12. Ku JH and Lerner SP (2012), "Variables Affecting Long-term Maintenance of Renal Function Following Ileal Based Urinary Diversion", European Urology, Vol. 61(3), pp. 498-500. 13. Lavallee LT, Schramm D, Witiuk K, Mallick R, Fergusson D, Morash C, Cagiannos I, and Breau RH (2014), "Peri-operative morbidity associated with radical cystectomy in a multicenter database of community and academic hospitals", PLoS One, Vol. 9(10), pp. e111281. 14. Malavaud B, Vaessen C, Mouzin M, Rischmann P, Sarramon J, and Schulman C (2001), "Complications for radical cystectomy. Impact of the American Society of Anesthesiologists score", Eur Urol, Vol. 39(1), pp. 79-84. 15. Menon M, Hemal AK, Tewari A, Shrivastava A, Shoma AM, El-Tabey NA, Shaaban A, Abol-Enein H, and Ghoneim MA (2003), "Nerve-sparing robot-assisted radical cystoprostatectomy and urinary diversion", BJU Int, Vol. 92(3), pp. 232-6. 16. Nishikawa M, Miyake H, Yamashita M, Inoue TA, and Fujisawa M (2014), "Long-term changes in renal function outcomes following radical cystectomy and urinary diversion", Int J Clin Oncol, Vol. 19(6), pp. 1105-11. 17. Osman Y, Abol-Enein H, Nabeeh A, Gaballah M, and Bazeed M (2004), "Long-term results of a prospective randomized study comparing two different antireflux techniques in orthotopic bladder substitution", Eur Urol, Vol. 45(1), pp. 82-6. 18. Papadopoulos I and Weichert-Jacobsen K (2001), "Experiences with the entero-ureteral anastomosis via the extramural serous-lined tunnel: procedure of Abol-Enein", Urology, Vol. 57(2), pp. 234-8. 19. Pruthi RS and Wallen EM (2007), "Robotic assisted laparoscopic radical cystoprostatectomy: operative and pathological outcomes", J Urol, Vol. 178(3 Pt 1), pp. 814-8. 20. Rozan R, Albuisson E, Donnarieix D, Giraud B, Mazeron JJ, Gerard JP, Pernot M, Gerbaulet A, Baillet F, Douchez J, and et al (1992), "Interstitial iridium-192 for bladder cancer (a multicentric survey: 205 patients)", Int J Radiat Oncol Biol Phys, Vol. 24(3), pp. 469-77. 21. Shaaban AA, Abdel-Latif M, Mosbah A, Gad H, Eraky I, Ali- El-Dein B, Osman Y, El-Mekresh M, Ibrahim EH and El- Kappany H (2006), "A randomized study comparing an antireflux system with a direct ureteric anastomosis in patients with orthotopic ileal neobladders", BJU international, Vol. 97(5), pp. 1057-1062. 22. Skinner EC and Daneshmand S (2015), "Orthotopic Urinary Diversion", in Campbell - Walsh Urology, A.J. WEIN, Editor, 11th ed., Elsevier, Philadelphia, pp. 2344 - 2368. 23. Springer C, Mohammed N, Alba S, Theil G, Altieri VM, Fornara P, and Greco F (2014), "Laparoscopic radical cystectomy with extracorporeal ileal neobladder for muscle- invasive urothelial carcinoma of the bladder: technique and short-term outcomes", World J Urol, Vol. 32(2), pp. 407-12. 24. Stein JP, Dunn MD, Quek ML, Miranda G, and Skinner DG Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 69 (2004), "The orthotopic T pouch ileal neobladder: experience with 209 patients", J Urol, Vol. 172(2), pp. 584-7. 25. Studer UE, Burkhard FC, Schumacher M, Kessler TM, Thoeny H, Fleischmann A and Thalmann GN (2006), "Twenty years experience with an ileal orthotopic low pressure bladder substitute--lessons to be learned", J Urol, Vol. 176(1), pp. 161-6. 26. Tang K, Li H, Xia D, Hu Z, Zhuang Q, Liu J, Xu H, and Ye Z (2014), "Laparoscopic versus Open Radical Cystectomy in Bladder Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis of Comparative Studies", PLOS ONE, Vol. 9(5), pp. e95667. 27. Trần Chí Thanh (2016), Nghiên Cứu Ứng Dụng và Kết Quả Tạo Hình Theo Phương Pháp Abol-Enein Trong Điều Trị UTBQ, Luận án Tiến Sĩ Y Học Ngoại - Tiết Niệu, ĐH Y Hà Nội. 28. Turkolmez K, Baltaci S, Gogus C, Beduk Y, and Gogus O (2004), "Results of the ureteral reimplantation with serous- lined extramural tunnel in orthotopic ileal W-neobladder", Int J Urol, Vol. 11(6), pp. 368-73. 29. Vũ Lê Chuyên (2012), "Đại Cương Về UTBQ", trong Phẫu Thuật Cắt Bàng Quang, Nhà Xuất Bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 13 - 61. 30. Yu CC, Ou YC, and Yang CK (2015), "Minimal incisions for laparoscopic radical cystectomy with extracorporeal-assisted urinary diversion", Urological Science, Vol. 26(2), pp. 91-94. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_phau_thuat_tao_hinh_bang_quang_bang_hoi_trang_theo_a.pdf
Tài liệu liên quan