Tài liệu Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị áp xe ruột thừa: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 232
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ ÁP XE RUỘT THỪA
Phan Thanh Nguyên*, Nguyễn Ngọc Thao*, Nguyễn Tuấn*, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị áp xe ruột thừa.
Phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân (BN) được điều trị áp xe ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi tại
bệnh viện Hoàn Mỹ Sài gòn từ 1/2009 đến 12/2013. Chẩn đoán áp xe ruột thừa dựa vào lâm sàng, siêu âm hay
CT scan bụng, thương tổn trong mổ và kết quả giải phẫu bệnh. Kết cục của nghiên cứu tập trung vào tỉ lệ thành
công của phẫu thuật nội soi, tai biến trong mổ, thời gian mổ, biến chứng và ngày nằm viện trung bình sau mổ.
Kết quả: Có 62 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi trung bình là 44,6 tuổi (12 – 75 tuổi). Xuất độ áp xe
ruột thừa sau hồi tràng, sau manh tràng, tiểu khung, dưới gan lần lượt là 45,2%, 38,7%, 12,9% và 3,2%. Tỉ lệ
thành công của ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị áp xe ruột thừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 232
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ ÁP XE RUỘT THỪA
Phan Thanh Nguyên*, Nguyễn Ngọc Thao*, Nguyễn Tuấn*, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị áp xe ruột thừa.
Phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân (BN) được điều trị áp xe ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi tại
bệnh viện Hoàn Mỹ Sài gòn từ 1/2009 đến 12/2013. Chẩn đoán áp xe ruột thừa dựa vào lâm sàng, siêu âm hay
CT scan bụng, thương tổn trong mổ và kết quả giải phẫu bệnh. Kết cục của nghiên cứu tập trung vào tỉ lệ thành
công của phẫu thuật nội soi, tai biến trong mổ, thời gian mổ, biến chứng và ngày nằm viện trung bình sau mổ.
Kết quả: Có 62 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi trung bình là 44,6 tuổi (12 – 75 tuổi). Xuất độ áp xe
ruột thừa sau hồi tràng, sau manh tràng, tiểu khung, dưới gan lần lượt là 45,2%, 38,7%, 12,9% và 3,2%. Tỉ lệ
thành công của phẫu thuật nội soi (PTNS) là 100%, trong đó 98,3% kiểm soát được gốc ruột thừa. Chỉ có 2 BN
(3,2%) bị trầy sát thành hồi tràng nhiều trong mổ. Không có trường họp nào chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung
bình là 90 phút (45-160 phút). Biến chứng sau mổ gặp ở 17% BN, gồm: tụ dịch sau mổ (4,8%), bán tắc ruột non
sớm (3,2%), nhiễm trùng vết mổ (9,7%). Không có tử vong. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 6 ngày (3-
8 ngày).
Kết luận: Phẫu thuật nội soi có tỉ lệ thành công cao và biến chứng thấp ngay cả trong áp xe ruột thừa.
Từ khóa: viêm ruột thừa cấp, áp xe ruột thừa, cắt ruột thừa nội soi
ABSTRACT
THE RESULTS OF LAPAROSCOPIC SURGERY IN TREATMENT OF APPENDICEAL ABSCESS
Phan Thanh Nguyen, Nguyen Ngoc Thao, Nguyen Tuan, Nguyen Van Hai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 232 - 237
Background: To identify safety and efficacy of laparoscopic surgery in treatment of appendiceal abscesses.
Methods: This is retropective study including all patients (pts) who were treated for appendiceal abscess by
laparoscopic surgery at Hoan My Sai Gon’s hospital from 1/2009 to 12/2013. The diagnosis of appendiceal
abscess was based on clinical, imaging, operative findings and then was confirmed by anapathology. The outcomes
of study were focused on success rate of laparoscopic surgery, intra- and post operative complications, average
operative time and hospital stay.
Results: There were 62 patients with the mean age of 44.6 years (range 12 – 75 years). Incidence of post-
ileal, retrocecal, pelvic and subhepatic appendiceal abscesses were respectively 45.2%, 38.7%, 12.9% and 3.2%.
Success rate of laparoscopic surgery was 100%, with the rate of controlled appendiceal base was 98.3%. Two
patients (3.2%) had intraoperative significant laceration of ileal wall. There was no conversion to open surgery.
The average operative time was 90 minutes (range 45 – 160 minutes). Postoperative complications occurred in
17.7% of cases, including fluid collection (4.8%), early postoperative incomplete SBO (3.2%), wound infection
(9.7%). There was no death. The average hospital stay was 6 days (range 4-8 days).
Conclusion: Laparoscopic surgery has high success rate and low postoperative complications even in
appendiceal abscesses.
Keyword: acute appendicitis, appendiceal abscess/mass, laparoscopic appendectomy
Khoa Ngoại, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, BM Ngoại, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Văn Hải, ĐT: 0903602989. Email: bsvanhai@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 233
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa (VRT) cấp là một cấp cứu
ngoại khoa về bụng thường gặp nhất trên toàn
thế giới. Khoảng 10% VRT diễn tiến đến các
biến chứng như thủng gây viêm phúc mạc, áp
xe ruột thừa (AXRT) hay đám quánh ruột
thừa. Nhiều nghiên cứu ghi nhận đám quánh
và AXRT chiếm từ 2 – 7 % trong số bệnh nhân
nhập viện vì VRT cấp(8).
Điều trị AXRT hiện nay còn nhiều bàn cãi,
trong đó có cả phương pháp phẫu thuật và
không phẫu thuật. Gần đây, trên Y văn thế giới,
điều trị phẫu thuật AXRT ít được nghiên cứu
riêng mà thường là một phần trong các nghiên
cứu về lựa chọn cách xử trí đối với một khối
viêm vùng ruột thừa (appendiceal mass,
appendicular mass) bao gồm cả đám quánh
(phlegmon) và AXRT.
Tại Việt nam, hiện nay có nhiều bệnh viện
thực hiện phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ngay
để điều trị AXRT như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh
viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh
viện Bình Dân, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định nhưng báo cáo
chính thức chưa nhiều. Đối với những AXRT đã
được thành hóa, tức là dính áp vào thành bụng
trước bên ở hố chậu phải, cách điều trị kinh điển
là rạch tháo mủ tại chỗ hay gần đây là chọc hút
kết hợp với kháng sinh đã được chấp nhận rộng
rãi. Tuy nhiên, đối với những AXRT không được
thành hóa như vậy, tạm gọi là AXRT trong ổ
bụng, thì hiện nay phẫu thuật nội soi có khả thi,
an toàn không? và có nên được chấp nhận như
một cách tiếp cận điều trị? Để góp phần giải đáp
câu hỏi đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện
nghiên cứu này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đây là báo cáo loạt ca, hồi cứu tại Khoa
Ngoại, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài gòn từ 01/2009
đến 12/2013.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán
AXRT và được phẫu thuật nội soi để điều trị.
Chẩn đoán AXRT dựa vào:
Đau hố chậu phải hay bụng phải đã vài
ngày, có thể kèm sốt. Khám bụng ấn đau và có
thể sờ được khối viêm vùng này.
Siêu âm và/hoặc CT bụng xác định có ổ mủ
kèm dấu hiệu gợi ý VRT cấp.
Trong mổ xác định ổ mủ có liên quan đến
VRT cấp.
Trường hợp (TH) mổ cắt được ruột thừa, kết
quả GPB sau mổ phù hợp VRT.
Tiêu chuẩn loại trừ
AXRT được điều trị nội hoàn toàn hay mổ
mở ngay từ đầu.
AXRT ở hố chậu phải đã thành hóa, được
điều trị điều trị nội kết hợp chọc hút hay dẫn lưu
tại chỗ.
Áp xe vùng hố chậu phải hay lân cận, được
mổ nội soi, kết quả giải phẫu bệnh (GPB) sau
mổ không phù hợp VRT.
Các bước thực hiện PTNS trong điều trị AXRT
Dụng cụ phẫu thuật
Dàn máy mổ nội soi
Màn hình, nguồn sáng, máy bơm CO2, máy
cắt đốt (có chức năng đốt lưỡng cực và đơn
cực)
Các dụng cụ nội soi
Ống kính soi nhìn nghiêng 30o, trocar 10
mm, trocar 5 mm, kẹp ruột, kéo, móc, kềm phẫu
tích nội soi, dụng cụ hút rửa, túi đựng bệnh
phẩm, kẹp mang kim, chỉ khâu Vicryl 1-0, 2-0
Vô cảm và tư thế
Tất cả BN được gây mê toàn thể, nằm ngửa,
đầu hơi thấp, nghiêng trái 10-15o.
Phẫu thuật
Các bước phẫu thuật tương tự như trong
phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi điều trị viêm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 234
ruột thừa cấp chưa có biến chứng nhưng có
một số chú ý:
Trước khi bóc tách vào ổ áp xe phải dùng
gạc nội soi che chắn kỹ lưỡng, cô lập ổ áp xe
để hạn chế tối đa việc dây nhiễm lan rộng
trong ổ bụng.
Phải có máy hút tốt, sử dụng ống hút để vừa
tách vừa chủ động hút mủ (suction-dissection),
không để trào mủ ra xung quanh.
Hình 1: Tách và hút bằng ống hút (mũi tên)
Kết hợp gỡ với cắt (blunt and sharp
dissection) khi tách mạc nối lớn và các quai ruột
khỏi ổ mủ, sử dụng kẹp không sang chấn khi
cầm nắm để tránh làm tổn thương ruột và các
mạch máu mạc treo, mạc nối. Sử dụng đốt lưỡng
cực và kéo để cắt mạc treo ruột.
Hình 2: Tách và tìm ruột thừa hoại tử trong ổ áp xe
Cố gắng tìm và kiểm soát gốc ruột thừa. Nếu
gốc ruột thừa còn tốt thì cột gốc ruột thừa bằng
chỉ Vicryl 1-0 trước khi cắt. Nếu hoại tử ngay gốc
ruột thừa thì khâu gốc ruột thừa bằng mũi khâu
vòng (purse-string) hay mũi chữ X với chỉ Vicryl
2-0. Cho bệnh phẩm vào bao nhựa (Hình 3).
Hút rửa tại chỗ kỹ. Kiểm tra cầm máu và
kiểm tra ruột có tổn thương không. Lấy gạc ra
đủ. Đặt 1 ống dẫn lưu tại chỗ hay nếu cần có thể
đặt thêm dẫn lưu Douglas hay dưới gan.
Lấy bệnh phẩm trong bao nhựa ra ngoài qua
lỗ trocar rốn 10mm.
Hình 3: Khâu cột gốc ruột thừa qua nội soi
Phẫu thuật nội soi điều trị AXRT được gọi là
thành công khi toàn bộ quá trình phẫu thuật
được thực hiện hoàn toàn qua nội soi, giải quyết
được ổ áp xe, cắt được hay kiểm soát được gốc
ruột thừa; hay nếu không cắt được ruột thừa (do
ruột thừa đã vỡ nát, không còn gốc) thì cũng
không phải mổ lại.
Phẫu thuật nội soi điều trị AXRT được coi
là thất bại khi không thể giải quyết được ổ áp
xe hay có tai biến, biến chứng trong mổ, phải
chuyển mổ mở.
Thu thập số liệu dựa vào hồ sơ bệnh án theo
mẫu xây dựng sẵn, xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1 năm 2009 đến
tháng 12 năm 2013, tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài
Gòn, chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật nội soi
điều trị cho 62 bệnh nhân AXRT.
Nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ (59,7% so với
40,3%), tỉ số nam/nữ = 1,48. Tuổi trung bình: 44,6
± 16 (nhỏ nhất: 12 tuổi; lớn nhất: 75 tuổi).
Tất cả 62 trường hợp (100%) vào viện với lý
do đau bụng vùng hố chậu phải hay bụng phải.
Thời gian từ lúc khởi đau đến nhập viện ngắn
nhất là 2 ngày, dài nhất là 14 ngày, trung bình:
5,1 ± 2,8 ngày. Hồ sơ ghi nhận có 18 trường hợp
(29%) đã được dùng kháng sinh từ lúc khởi đau,
đến khi không đỡ mới vào viện, nhưng chúng
tôi không có đầy đủ thông tin chi tiết về loại,
đường dùng và số ngày dùng kháng sinh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 235
Trong số các triệu chứng cơ năng và toàn
thân, đau bụng luôn luôn có, sốt gặp ở 74,2%
trường hợp, các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn,
nôn, tiêu chảy ít gặp. Trong số các triệu chứng
thực thể, 67,7% trường hợp có ấn đau ở bụng
dưới phải, khối u ở bụng dưới phải chỉ sờ rõ
được ở 50% trường hợp.
Siêu âm bụng có dấu hiệu rõ của AXRT ở
58,1% trường hợp. Ở 41,9% trường hợp còn lại,
dù sau này khi mổ thấy có tụ mủ vùng quanh
ruột thừa viêm nhưng siêu âm bụng trước mổ
chỉ đọc được là đám quánh ruột thừa hay VRT cấp.
Trên CT scan bụng trước mổ, 85,5% trường
hợp thấy được AXRT và 82,3% trường hợp thấy
được hình ảnh ruột thừa viêm. Đo trên CT scan,
kích thước (chọn chiều có kích thước lớn nhất)
của ổ áp xe nhỏ nhất là 2cm, lớn nhất là 6cm,
trung bình 3,9 ± 1,2 cm.
Phần lớn bệnh nhân (80,6%) có số lượng
bạch cầu/máu ≥ 10.000/ mm3.
Liên quan đến PTNS
Ở 44 trường hợp (71%), chúng tôi chỉ sử
dụng 3 trocar gồm 1 trocar 10mm và 2 trocar
5mm. Có 18 trường hợp (29%) phải sử dụng
thêm trocar thứ 4.
Bảng 1: Số trocar sử dụng
Số trocar Số lượng BN Tỷ lệ %
3 trocar 44 71,0
4 trocar 18 29,0
Tổng số 62 100
Trong mổ ghi nhận AXRT sau hồi tràng gặp
nhiều nhất (45,2%), kế đến là AXRT sau manh
tràng (38,7%), AXRT tiểu khung (12,9%). Chỉ có 2
trường hợp (3,2%) AXRT dưới gan. 49 trường
hợp (79%) ruột thừa đều đã hoại tử ở thân hay
đầu. Có 12 trường hợp (19,4%) ruột thừa đã hoại
tử mủn nát nhưng còn tìm thấy và kiểm soát
được gốc ruột thừa. Chỉ có 1 trường hợp (1,6%)
không còn tìm thấy ruột thừa trong ổ áp xe.
Ở 51 trường hợp (82,2%) gốc ruột thừa
không bị hoại tử, chúng tôi xử trí bằng cách cột 1
nơ Roeder với chỉ Vicryl 1.0; 10 trường hợp
(16,1%), ruột thừa bị hoại tử ngay gốc, chúng tôi
khâu gốc ruột thừa bằng mũi khâu vòng (purse-
string) hay mũi khâu chữ X với chỉ Vicryl 2.0; 1
trường hợp không thể tìm thấy để kiểm soát gốc
ruột thừa, chúng tôi chỉ dẫn lưu tại chỗ.
Chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp (3,2%) bị
trầy xát nhiều ở thành hồi tràng, nhưng không
có trường hợp nào bị thủng ruột trong mổ.
Không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.
Thời gian mổ nhanh nhất là 45 phút, lâu nhất
là 160 phút, trung bình: 90,2 ± 22,6 phút.
Ở 34 trường hợp (54,8%) chúng tôi chỉ đặt 1 ống
dẫn lưu tại chỗ. Các trường hợp còn lại (45,2%)
chúng tôi phải đặt thêm ống dẫn lưu thứ 2 ở túi
cùng Douglas hay dưới gan để tránh tụ dịch sau
mổ. Thời gian lưu ống dẫn lưu ngắn nhất là 3
ngày, dài nhất là 8 ngày, trung bình 4,7 ± 1,2
ngày (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1. Thời gian lưu ống dẫn lưu
Trong 62 trường hợp, có 6 trường hợp (9,7%)
bị nhiễm trùng vết đặt trocar, được xử trí bằng
kháng sinh kết hợp cắt chỉ khâu da và chăm sóc
tại chỗ, diễn tiến tốt. Hai trường hợp (3,2%) có
dấu hiệu bán tắc ruột sớm sau mổ, đáp ứng tốt
với điều trị nội. Ngoài ra, có 3 trường hợp (4,8%)
bị tụ dịch ổ bụng sau mổ, phát hiện bằng siêu
âm bụng kiểm tra, được điều trị nội ổn định và
xuât viện. Không có trường hợp nào phải mổ lại.
Không có tử vong.
Bảng 2: Biến chứng sau mổ
Biến chứng sau mổ Số BN Tỷ lệ %
Tụ dịch ổ bụng 3 4,8
Bán tắc ruột sớm 2 3,2
Nhiễm trùng vết mổ 6 9,7
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 236
Thời gian có trung tiện lại sớm nhất là 1
ngày, chậm nhất là 3 ngày, trung bình 1,5 ± 0,6 ngày.
Thời gian bắt đầu ăn lỏng lại sớm nhất là 1
ngày, chậm nhất là 3 ngày, trung bình 1,5 ± 0,6 ngày.
Thời gian nằm viện ngắn nhất là 3 ngày, dài
nhất là 8 ngày, trung bình 6,3 ± 1,1 ngày.
BÀN LUẬN
Điều trị AXRT hiện nay thiên về nội khoa
đơn thuần hay phối hợp chọc hút/dẫn lưu trừ
trường hợp áp xe lớn, áp xe nằm ở vị trí khó
chọc hút (ví dụ; sau hồi tràng, giữa các quai
ruột). Cách điều trị này có một tỉ lệ thất bại
khoảng < 15%, ngoài ra, BN phải mất thời gian
(và đương nhiên là chi phí) vào ra bệnh viện
nhiều lần để theo dõi sau điều trị, một số BN
phải được mổ nguội để cắt ruôt thừa (interval
appendectomy).
Liệu can thiệp PTNS ngay từ đầu cho AXRT
có khả thi không? nguy cơ tai biến, biến chứng
ra sao? Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ
thành công của PTNS trong điều trị AXRT theo
định nghĩa trong nghiên cứu là 100%, trong đó
98,3% kiểm soát được gốc ruột thừa. Các loạt
nghiên cứu của các tác giả khác, áp dụng phẫu
thuật nội soi điều trị đám quánh và AXRT cũng
cho tỉ lệ thành công đến 86,4 – 100% trường
hợp(1,2,5,6,7,8,9,10,11).
Các khó khăn khi phẫu thuật điều trị
AXRT (kể cả trong mổ mở) thường được nhắc
đến và lo ngại là: khó bóc tách tìm ruột thừa,
khó kiểm soát gốc ruột thừa nên có nguy cơ rò
phân sau mổ, chảy máu trong mổ, tổn thương
tạng (manh tràng, hồi tràng...), dây nhiễm ổ
bụng do phá vào ổ mủ đang khu trú. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 1 trường hợp
(1,6%) không còn thấy gốc ruột thừa và 2
trường hợp (3,2%) bị trầy xước thành hồi tràng
nhiều khi gỡ dính nhưng kiểm tra thì không
thấy thủng ruột. Về tai biến chảy máu trong
mổ, rất tiếc là do hạn chế của khảo sát hồi cứu,
chúng tôi không có đủ thông tin về mức độ
chảy máu trong tường trình phẫu thuật ở tất cả
BN nên không đánh giá được, chỉ biết là
không có bệnh nhân nào phải truyền máu
trong hay sau mổ.
Các nghiên cứu áp dụng mổ mở khẩn để
điều trị đám quánh và AXRT cho thấy biến
chứng sau mổ có thể đến 30% trường hợp. Ví dụ
nghiên cứu gần đây nhất của Choudahry
(2014)(3) ghi nhận nhiễm trùng vết mổ 10,8%, áp
xe tồn lưu 4,3%, rò phân 4,3%, tắc ruột do dính
4,3%, biến chứng phổi 6,5%; tổng cộng là 30,2%
trường hơp. Chúng tôi có 17,7% trường hơp có
biến chứng sớm sau mổ bao gồm: tụ dịch ổ bụng
4,8%, bán tắc ruột 3,2%, nhiễm trùng vết đặt
trocar 9,7%. Các biến chứng này đều thuyên
giảm với điều trị nội khoa, không cần phải mổ
lại. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi PTNS
điều trị AXRT, nếu chú ý tấn gạc cô lập kỹ vùng
bóc tách vào ổ áp xe và chủ động hút tốt, không
để mủ chảy tràn lan thì hoàn toàn có thể hạn chế
được dây nhiễm trong ổ bụng. Ngoài ra, tỉ lệ
nhiễm trùng vết mổ thấp cũng là một lợi điểm
khác của PTNS trong AXRT.
Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là 90
phút, trong khi của các tác giả khác là 60-103
phút(1,5,10,11). Yau và cộng sự (2007)(12) có 32 bệnh
nhân AXRT được mổ nội soi so với 32 bệnh
nhân AXRT được mổ mở. Các tác giả nhận thấy
nhóm mổ nội soi có thời gian mổ ngắn hơn
nhóm mổ mở 13 phút (60 phút so với 73 phút,
p=0,003).
Kết quả hồi phục sau mổ được đánh giá
thông qua thời gian trung tiện lại sau mổ, thời
gian ăn lỏng trở lại trung bình khoảng 1,5 ngày,
và thời gian nằm viện trung bình 6,3 ngày, theo
đánh giá của chúng tôi thì sự hồi phục của BN
khá nhanh.
Tác giả Hồ Hữu Đức(5), ở 35 trường hợp
AXRT được mổ nội soi, ghi nhận thời gian có
trung tiện lại trung bình là 2,5 ngày, thời gian
mang ống dẫn lưu trung bình là 6,3 ngày và thời
gian nằm viện sau mổ trung bình là 9,8 ngày.
Trên 22 BN đám quánh và AXRT được mổ
nội soi, Goh(4) thấy BN thường ăn lại và vận
động vào ngày thứ 2, nằm viện trung bình 6
ngày sau mổ. Peter(10) nhận thấy BN thường ăn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 237
lại được vào khoảng 74 giờ sau mổ và nằm viện
trung bình 6,5 ngày. Shindolimath(11) và Yau(12)
ghi nhận BN nằm viện trung bình sau mổ
khoảng 6 ngày. So sánh với nhóm AXRT được
mổ mở, Yau nhận thấy nằm viện sau mổ nội soi
ngắn hơn 1 ngày (6 so với 7 ngày, p=0,028).
KẾT LUẬN
Can thiệp bằng phẫu thuật nội soi trong
AXRT có tỉ lệ thành công cao, hầu hết trường
hợp giải quyết được ổ mủ và cắt được ruột
thừa. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ
thấp. Thời gian mổ trung bình là 90 phút và
hồi phục sau mổ có nhiều thuận lợi. Vì vậy,
phẫu thuật nội soi trong điều trị AXRT là khả
thi, an toàn và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arshad MM, Aziz LA, Qasim M et al (2008). Early
appendicectomy in appendicular mass - A Liaquat Univesity
Hospital Experience. J Ayub Med Coll Abbottabad; 10(1): pp: 70-72.
2. Arshad MM, Noshad AS (2012). Recent Trends in the Treatment
of the Appendicular Mass. In Appendicitis - A Collection of
Essays from Around the World. In Tech publisher, pp: 87-94.
3. Choudhary SK (2014). Appendicular mass – early
appendicectomy vs interval appendicectomy. Int J Pharm Bio Sci,
5(1): pp.400-404.
4. Goh BKP, Chui CH, Yap TL et al (2005). Is early laparoscopic
appendectomy feasible in children with acute appendicitis
presenting with an appendiceal mass? A prospective study. J
Pediatr Surg, 40: pp. 1134-1137.
5. Hồ Hữu Đức (2011). Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột
thừa và áp xe ruột thừa. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 15 (Phụ bản
của Số 2), tr: 273-275.
6. Jordan JS, Kovalcik PJ, Schwab CW (1981). Appendicitis with a
pallable mass. Ann Surg, 193, pp: 227-229.
7. Kaya B, Sana B, Eris C et al (2012). Immediate appendectomy for
appendiceal mass. Turkish Journal of Trauma & Emergency
Surgery,18(1): pp. 71-74.
8. Kim JK, Ryoo S, Oh HK et al (2010). Management of
appendicitis presenting with abscess or mass. J Korean Soc
Coloproctol, 26: pp. 413-419.
9. Pandey C, Kesharwani R, Chauhan C et at (2013). Management
of appendicular lump: early exploration vs conservative
management. Inter J Med Sc Public Health, 2: pp. 1067-1070.
10. Peter SDS, Aguayo P, Fraser JD et al (2010). Initial laparoscopic
appendectomy versus initial nonoperative management and
interval appendectomy for perforated appendicitis with abscess:
a prospective randomized trial. J Pediatr Surg, 45: pp. 236-240.
11. Shindholimath VV, Thinakaran K, Rao TN et al (2011).
Laparoscopic management of appendicular mass. J Min Acc
Surg, 7: pp. 136-140.
12. Yau KK, Siu WT, Tang CN et al (2007). Laparoscopic Versus
Open Appendectomy for Complicated Appendecdicitis. J Am
Coll Surg, 205: pp. 60-65.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_phau_thuat_noi_soi_dieu_tri_ap_xe_ruot_thua.pdf