Tài liệu Kết quả phẫu thuật cắt nối mội thì đại tràng trong cấp cứu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 46
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT NỐI MỘI THÌ ĐẠI TRÀNG
TRONG CẤP CỨU
Đồng Thanh Thiện*, Võ Văn Hùng**, Trần Thiện Trung**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt nối đại tràng trong cấp cứu là một thách thức đối với các phẫu thuật viên, đòi
hỏi bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm khâu nối ống tiêu hóa. Đặc điểm tổn thương của đại tràng trong cấp
cứu thường viêm dày thành đại tràng, hay thiếu máu nuôi do tắc ruột, đại tràng chứa đựng nhiều phân và vi
khuẩn, cho nên các phẫu thuật viên thường e ngại nguy cơ xì rò miệng nối đại tràng, tỉ lệ tử vong cao. Chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì trong
cấp cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì
trong cấp cứu. Xác định các yếu tố nguy cơ gây xì rò miệng nối đại tràng.
Đối tượng và P...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật cắt nối mội thì đại tràng trong cấp cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 46
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT NỐI MỘI THÌ ĐẠI TRÀNG
TRONG CẤP CỨU
Đồng Thanh Thiện*, Võ Văn Hùng**, Trần Thiện Trung**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt nối đại tràng trong cấp cứu là một thách thức đối với các phẫu thuật viên, đòi
hỏi bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm khâu nối ống tiêu hóa. Đặc điểm tổn thương của đại tràng trong cấp
cứu thường viêm dày thành đại tràng, hay thiếu máu nuôi do tắc ruột, đại tràng chứa đựng nhiều phân và vi
khuẩn, cho nên các phẫu thuật viên thường e ngại nguy cơ xì rò miệng nối đại tràng, tỉ lệ tử vong cao. Chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì trong
cấp cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì
trong cấp cứu. Xác định các yếu tố nguy cơ gây xì rò miệng nối đại tràng.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhân tuổi từ 16 tuổi trở
lên và được phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì trong cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 01 năm 2017
đến tháng 06 năm 2019.
Kết quả: Có 128 trường hợp cắt nối đại tràng một thì cấp cứu được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình
56 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ: 3/2. Nguyên nhân phẫu thuật: tắc ruột 68,8% (88/128), viêm phúc mạc 11,7% (15/128),
viêm ruột thừa 0,8% (1/128), áp-xe ổ bụng 18,4% (21/128), chảy máu tiêu hóa 1,6% (1/128), thoát vị thành
bụng 0,8% (1/128). Đa số không có bệnh nội khoa nặng kèm theo, ASA I-II: 68% (87/128), III-IV: 32% (41/128).
Tổn thương đại tràng: 61,8% (79/128) ung thư, 3,9% (5/128) u lao, 34,4% (44/128) nguyên nhân khác như: u
viêm, thủng túi thừa, hoại tử đại tràng, thủng đại tràng. Vị trí tổn thương: 72% (92/128) đại tràng phải, 28%
(36/128) đại tràng trái. Kiểu nối đại tràng: tận-tận 67,2% (88/128), tận-bên 3,1% (4/128), bên-bên 29,7%
(38/128), tróng đó nối máy 35,2% (45/128), nối tay 64,8% (83/128). Trong số 79 trường hợp ung thư có 55
trường hợp (69,6%) có di căn hạch, 11 trường hợp (14%) có di căn xa (gan, phổi), các trường hợp ung thư được
hóa trị sau mổ. Biến chứng chung 14% (18/128), bao gồm: nhiễm trùng vết mổ 12,5% (16/128); áp-xe tồn lưu ổ
bụng 2,3% (3/128), xì rò miệng nối 01 trường hợp (0,78%) không có trường hợp tử vong trong thời gian chu
phẫu, thời gian trung tiện trung bình 03 ngày, thời gian nằm viện trung bình 08 ngày.
Kết luận: Phẫu thuật cắt nối đại tràng trong cấp cứu có thể thực hiện an toàn và hiệu quả, biến chứng xì rò
miệng nối tương đối thấp trên cả đại tràng trái và đại tràng phải, xả phân giải áp ruột trong mổ được thực hiện
thường quy trong phẫu thuật khâu nối đại tràng cấp cứu. Đối với đại tràng trái, cắt nối một thì kết hợp xả phân
trong mổ tương đối an toàn, tỷ lệ biến chứng không khác biệt so với phẫu thuật nhiều thì. Tuy nhiên, phẫu thuật
cắt nối một thì cần được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, có kinh nghiệm khâu nối đường tiêu hóa thực hiện, và ở
những bệnh nhân có tổng trạng khá ASA I-III, tuổi ≤ 65. Tránh thực hiện miệng nối trên thành ruột viêm nề,
thiếu máu nuôi, tình trạng huyết động học không ổn định.
Từ khóa: cắt nối đại tràng một thì, tắc ruột
*Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Ngoại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đồng Thanh Thiện ĐT: 0918977322 Email: Dongthien78@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 47
ABSTRACT
RESULT OF PRIMARY COLON RESECTION AND ANASTOMOSIS IN EMERGENCY SURGERY
Đong Thanh Thien, Vo Van Hung, Tran Thien Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 46 - 51
Background: Primary anastomosis following emergency colon resection is a challenge for surgeons,
requiring the surgeons’s experience in gastrointestinal surgery, due to the lesion of colon is thicker by
imflammation, infected and low blood supply, colon contain full of feces at the time of an operation. Make colon
anastomosis in this condition usually have a higher incidence of postoperative septic complication and
anastomosis leakage anh increase mortality. The aim of study to estimate the safety and the effect of primary
resection and anastomosis colon in emergency operation.
Objective: To determine the out come of primary anastomosis following emergency colon resection.
Methods: Retrospective review of medical record of 128 patients who underwent one-stage resection
anastomosis in emergency surgery during January 2017 to June 2019 in Binh Dan Hospital. Two-tailed Fisher′s
Exact or ᵡ² test were used for statistical analysis.
Results: One hundred twenty-eight patients were operated on one-stage resection anastomosis with
intraoperation manual decompression. There were 73 males and 55 females, male/ female rate: 3/2, Ages ranged
from 22 to 97 years (mean 56 years); colon obstruction was the main cause of operation in 88 patients (68.8%);
intra abdominal abcess 18.4%(21/128); peritonitis 11.7% (15/128), lower intestinal hemorrhage 1.6%(2/128),
appendicitis as abdomianal hernia 0.8%(1/128), ASA I-II 68%(87/128), ASA III- IV 32%(41/128). Colon cancer
61.8%(79/128), intestinal tuberculosis 3.9%(5/128), 34.4% other causes included inflammation tumor,
complication diverticulitis, perforation colon, colon necrosis. Post-operative complication is 14%(18/128): wound
infection 12,5%(16/128); intra abdominal abscess 2.3%(3/128); one case with anastomosis leakage (0.78%(1/128)
underwent emergency laparotomy and colostomy. Ninety-two patients were operated on lesions of right colon.
There were 1 case intra abdominal abscess (1.1%) and 9 cases wound infection (9.8%), without anastomosis
leakage, postoperative rtality 0%. Thirty-six patients were operated on lesions of left colon. There were 2 cases
intra abdominal abscess (5.6%) and 7 cases wound infection (19.4%), 1 case anastomosis leakage (2.8%) that heal
after parenteral nutrition and appropriate antibiotic therapy, postoperative mortality 0%.
Conclustion: Primary anastomosis after emgency colon resection with intraoperation decompress is safe and
effective. Intraoperative manual decompression should be considered in left and also right colonic obstruction
prior to the anastomosis following colonic resection.
Keywords: colonic obstruction; primary reseection and anastomosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt nối đại tràng trong cấp cứu là
một thách thức đối với các phẫu thuật viên, đòi
hỏi bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm khâu
nối ống tiêu hóa. Đặc điểm tổn thương của đại
tràng trong cấp cứu thường viêm dày thành đại
tràng, hay thiếu máu nuôi do tắc ruột, đại tràng
chứa đựng nhiều phân và vi khuẩn, cho nên các
phẫu thuật viên thường e ngại nguy cơ xì miệng
nối đại tràng, tỉ lệ tử vong cao.
Nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của
phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì trong cấp
cứu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục
tiêu sau:
Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm của
phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì trong cấp cứu.
Xác định các yếu tố nguy cơ gây xì rò miệng
nối đại tràng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 48
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân tuổi từ 16 tuổi trở lên và
được phẫu thuật cắt nối đại tràng một thì trong
cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 01 năm
2017 đến tháng 06 năm 2019.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu
cắt nối đại tràng một thì, không phân biệt nam
nữ, tuổi lớn hơn 16 được chọn vào nhóm
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Nhập dữ liệu, xử lý và phân tích thống kê
Các dữ liệu thu thập sẽ được nhập và xử lý
bằng phần mềm SPSS 22.0. Các số trung bìnhh ±
độ lệch chuẩn sẽ được tính cho số liệu định
lượng. Tỷ lệ sẽ tính cho các số liệu định tính.
Dùng phép kiểm T, chi bình phương, Anova, các
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Lý do phẫu thuật n (%) Thương tổn n (%)
Tắc ruột 88 (68,8%) Ung thư 79 (61,8%)
Viêm phúc mạc 15 (11,7%) U lao 5 (3,9% ),
Áp-xe ổ bụng 21 (18,4%) U viêm 21 (16,4%)
Chảy máu tiêu hóa 2 (1,5%)
Viêm túi thừa
đại tràng
15 (11,7%)
Viêm ruột thừa 1 (0,8%)
Hoại tử đại
tràng
3 (2,3%)
Thoát vị thành bụng 1 (0,8%) Thủng đại tràng 5 (3,9%)
Vị trí đại tràng Phân độ ASA
Đại tràng phải 92 (72%) I-II 87 (68%)
Đại tràng trái 36 (28%) III-IV 41 (32%)
Biến chứng
Nhiễm trùng vết
mổ
16 (12,5%)
Áp-xe tồn lưu 03 (2,3%)
Xì-rò miệng nối 01 (0,8%)
Có 128 trường hợp cắt nối đại tràng một thì
cấp cứu được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung
bình 56 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ: 3/2, chỉ định phẫu
thuật vì tắc ruột 68,8% (88/128), viêm phúc mạc
11,7% (15/128), viêm ruột thừa 0,8%( 1/128), áp-
xe ổ bụng 18,4% (21/128), chảy máu tiêu hóa
1,5% (2/128), thoát vị thành bụng. Đa số không
có bệnh nội khoa nặng kèm theo, ASA I-II: 68%
(87/128), III-IV: 32% (41/128). Thời gian chờ từ
lúc nhập viện đến khi mổ trung bình 8 giờ, thời
gian phẫu thuật trung bình 130 phút (Bảng 1).
Tổn thương đại tràng: ung thư 61,8%
(79/128), u lao 3,9% (5/128), 34,4% (44/128)
nguyên nhân khác như: u viêm, thủng túi thừa,
hoại tử đại tràng, thủng đại tràng. Vị trí đại
tràng: manh tràng 34,4% (44/128), đại tràng lên
33,6% (43/128), đại tràng ngang 9,4% (12/128),
đại tràng xuống 14,1% (18/128), đại tràng chậu
hông 8,6% (11/128). Kiểu nối đại tràng: tận-tận
67,2% (88/128), tận bên 3,1% (4/128), bên-bên
29,7% (38/128), trong đó nối máy 35,2%(45/128),
nối tay 64,8% (83/128). Trong số 79 trường hợp
ung thư có 55 trường hợp (69,6%) có di căn hạch,
11 trường hợp (14%) có di căn xa (gan, phổi), các
trường hợp ung thư được hóa trị sau mổ.
Biến chứng chung 14% (18/128): nhiễm trùng
vết mổ 12,5% (16/128), nhóm phẫu thuật đại
tràng phải có 9,8%, nhóm đại tràng trái 19,4%,
tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê; áp-xe ổ bụng 2,3% (3/128), điều trị nội
khoa với kháng sinh, dịch đục ra ống lưu dẫn
lưu giảm dần và rút dẫn lưu ngày thứ 7 - 8; 01
trường hợp xì rò miệng nối đại tràng trái, kiểu
nối tận- tận, nối tay 02 lớp, bệnh nhân 69 tuổi,
hemoglobin 14 g/l, protein 79g/l, albumin 3,5 g/l,
có bệnh Hen phế quản kèm theo, được mổ vì
thoát vị bẹn trái nghẹt, thám sát phát hiện ung
thư đại tràng chậu hông hình nhẫn d# 4cm chưa
tắc ruột, được cắt nối một thì đại tràng xuống-
chậu hông. Hậu phẫu ngày 3 ống dẫn lưu
Douglas ra dịch tiêu hóa, bệnh nhân đau bụng,
sốt, bạch cầu tăng 22K/dl, bụng đề kháng, được
mổ lại làm hậu môn nhân tạo, kháng sinh điều
trị 13 ngày, bệnh nhân xuất viện ngày thứ 13;
không có trường hợp tử vong trong thời gian
chu phẫu, thời gian trung tiện trung bình 03
ngày, thời gian nằm viện trung bình 08 ngày
(Bảng 2).
Biến chứng chung ở nhóm phẫu thuật đại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 49
tràng trái cao hơn đại tràng phải (P <0,05). Các
biến chứng: nhiễm trùng vết mổ; áp xe ổ bụng;
xì miệng nối không có sự khác biệt giữa hai
nhóm phẫu thuật đại tràng phải và đại tràng trái
(Bảng 3).
Bảng 2. Đặc điểm và biến chứng của phẫu thuật cắt
nối một thì trong cấp cứu
Đại tràng
phải
Đại tràng
trái
Giá trị P
( χ
2
)
(n= 92) (n= 36)
Biến chứng chung 09 (9,8%) 09 (25%) 0,027
Nhiễm trùng vết mổ 09 (9,8%) 07 (19,4%) > 0,05
Áp xe ổ bụng 01 (1,1%) 02 (5,6%) > 0,05
Xì rò miệng nối
00 01
(2,8%)
> 0,05
Bảng 3. Các yếu tố nguy cơ biến chứng miệng nối đại
tràng
Biến chứng tại miệng nối Giá trị p
Không Có
Tuổi 55± 17 69 > 0,005
ASA I-II 86 (68%) 01 (100%)
> 0,05 ASA III-IV 41 (32%) 00
Vị trí miệng nối
-Đại tràng phải 92
(72,4%)
0 > 0,05
-Đại tràng trái 35
(27,6%)
1
(100%)
Kiểu nối
-Tận – tận 85 (67%) 31(100%) > 0,05
-Tận - bên 4 (3%) 00
-Bên - bên 38 (30%) 00
Phương tiện khâu nối
-Nối tay 82 (65%) 1 (100%) > 0,05
-Nối máy 45 (35%) 00
Albumin máu (g/dl)
0,05
≥35mg/dl 108 (85%) 1 (66.7%)
Các yếu tố: tuổi; ASA; vị trí miệng nối; kiểu
nối; phương tiện khâu nối; albumin máu trong
nghiên cứu không phải là yếu tố làm tăng nguy
cơ biến chứng xì miệng nối.
BÀN LUẬN
Phẫu thuật cắt nối đại tràng trong cấp cứu là
một thách thức đối với các phẫu thuật viên, đòi
hỏi bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm khâu
nối ống tiêu hóa, do đặc điểm tổn thương của
đại tràng trong cấp cứu thường viêm dày do
viêm nhiễm hay do tắc ruột thiếu máu nuôi, đại
tràng chứa đựng nhiều phân và vi khuẩn cho
nên các phẫu thuật viên thường e ngại nguy cơ
xì miệng nối đại tràng tỷ lệ tử vong cao. Đối với
sang thương đại tràng phải thì thường chọn
phẫu thuật một thì, nhưng với tổn thương đại
tràng trái thì có sự cân nhắc lựa chọn phẫu thuật
một thì hay nhiều thì. Một trong những vấn đề
lo ngại trong phẫu thuật cấp cứu tắc ruột do ung
thư đại tràng trái là xì rò miệng nối đại tràng.
Trước đây vấn đề hồi sức bệnh nhân trước, trong
và sau mổ còn nhiều hạn chế cho nên nguyên tắc
đề ra trong phẫu thuật cấp cứu nghiêng về giải
quyết tình trạng tắc ruột và hồi sức bệnh nhân
giảm nguy cơ tai biến biến chứng và giải quyết
bệnh thì 2 sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định.
Trong khoảng 30 năm gần đây do sự tiến
bộ mạnh mẽ trong gây mê và hồi sức, chất
lượng gây mê và hồi sức tốt hơn nhiều cho nên
có sự thay đổi về thái độ điều trị tắc ruột do
ung thư đại tràng. Đối với trường hợp khối u
còn có thể cắt bỏ được, xu hướng hiện nay
nghiêng về phẫu thuật một thì (cắt bỏ u và nối
ngay) trong cấp cứu hay trì hoãn sau một thủ
thuật giải áp bằng stent. Theo guideline của
WSES (World Society of Emergency
Surgery)(1,3) thì chỉ làm HMNT đối với các
trường hợp có nguy cơ xì rò miệng nối cao,
không cắt được u. Cắt nối một thì trong cấp
cứu được chọn lựa đối với những bệnh nhân
có nguy cơ trung bình, giải áp hay rửa đại
tràng trong mổ có nguy cơ biến chứng tương
đương. Tuy nhiên giải áp đại tràng trong mổ
thì đơn giản và rút ngắn thời gian phẫu thuật
hơn so với rửa đại tràng trong mổ. Chỉ thực
hiện HMNT đối với các trường hợp không cắt
được khối u, có kế hoạch phẫu thuật nhiều thì.
Phẫu thuật cắt nối một thì có ưu điểm: giải
quyết biến chứng và nguyên nhân trong một lần
mổ; rút ngắn thời gian nằm viện, không mất thời
gian chờ đợi phẫu thuật thì 2, tránh được những
bất tiện hay biến chứng của HMNT, chất lượng
cuộc sống bệnh nhân tốt hơn, và có thể tránh
được nguy cơ biến chứng, xì rò miệng nối của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 50
phẫu thuật đóng HMNT.
Trong nghiên cứu 128 trường hợp của chúng
tôi được cắt nối đại tràng một thì trong cấp cứu,
92 trường hợp đại tràng phải, 36 trường hợp đại
tràng trái, chúng tôi thực hiện xả phân giải áp
trong mổ, không thực hiện rửa đại tràng trong
mổ, tuổi trung bình 56, ASA I-II chiếm đa số
68%. Biến chứng chung của nghiên cứu 14%, bao
gồm nhiễm trùng vết mổ và áp xe tồn lưu trong
ổ bụng và xì rò miệng nối, thống kê cho thấy
phẫu thuật đại tràng trái có nguy cơ biến chứng
(25%) cao hơn đại tràng phải (9,8%) (p=0,03).
Áp xe tồn lưu
Có 03 trường hợp (2,3%) áp-xe tồn lưu sau
mổ, dịch đục ra ống dẫn lưu, được điều trị nội
khoa, kháng sinh và lưu ống dẫn lưu 7-8 ngày,
tình trạng ra dịch giảm dần và rút ống dẫn lưu
ngày thứ 7-8. Trong 3 trường hợp áp xe tồn
lưu xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi (68, 69
và 91 tuổi), trung bình 76 tuổi (p <0,05), 01
trường hợp viêm phúc mạc do thủng u đại
tràng phải, một trường hợp viêm phúc mạc do
hoại tử đại tràng trái và 01 trường hợp tắc ruột
do u đại tràng trái trên bệnh nhân cao tuổi có
bệnh tim mạch kèm theo.
Biến chứng miệng nối
Có 1 trường hợp xì rò miệng nối đại tràng
trái (0,78%), bệnh nhân 69 tuổi, Hemoglobin 14
g/l, protein 79g/l, Albumin 3,5 g/l, có bệnh hen
phế quản kèm theo, được mổ vì thoát vị bẹn trái
nghẹt, thám sát phát hiện ung thư đại tràng chậu
hông hình nhẫn d# 4 cm chưa tắc ruột, được cắt
nối một thì với kiểu nối đại tràng xuống- chậu
hông tận - tận và nối tay 02 lớp. Hậu phẫu ngày
3 ống dẫn lưu Douglas ra dịch tiêu hóa, bệnh
nhân đau bụng, sốt, bạch cầu tăng 22K/dl, bụng
đề kháng, được mổ lại làm hậu môn nhân tạo,
kháng sinh điều trị 13 ngày, bệnh nhân xuất viện
ngày thứ 13. Trong nghiên cứu của chúng tôi
không có biến chứng xì rò miệng nối đại tràng
phải, xì rò đại tràng trái 2,8%, kết quả này khá
tương đồng với nghiên cứu Tzu-Chi(2) (đại tràng
phải 2,5%, đại tràng trái 2,2%).
Nhiễm trùng vết mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhiễm
trùng vết mổ chiếm 12,5%: trong đó 9,8% ở đại
tràng phải so với 19,4% ở đại tràng trái. Kết quả
nhiễm trùng vết mổ của chúng tôi cao hơn so với
nghiên cứu Tzu-Chi(2), vì trong nghiên cứu
chúng tôi nguyên nhân mổ vì nhiễm trùng cao
(50% mổ vì tắc ruột, 37,5% mổ vì viêm phúc
mạc, 12,5% áp xe ổ bụng) Tuy nhiên chúng tôi
không thấy có sự liên quan giữa nhiễm trùng vết
mổ với vị trí phẫu thuật đại tràng (p >0,05).
Trong phẫu thuật đại tràng cấp cứu, tình trạng
ruột chứa đầy phân, viêm nhiễm, thao tác xả
phân giải áp ruột có thể làm vấy bẩn vết mổ tăng
nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Thời gian mổ ở
nhóm nhiễm trùng vết mổ (81phút), dài hơn
nhóm không có nhiễm trùng vết mổ (62 phút),
thời gian mổ kéo dài thì nguy cơ gây nhiễm
trùng vết mổ cao (p=0,047).
Hạn chế nghiên cứu, do nghiên cứu hồi cứu,
số lượng mẫu chưa đủ lớn, dân số hai nhóm đại
tràng trái và đại tràng phải không tương đồng,
phẫu thuật một thì đại tràng trái phẫu thuật viên
có xu hướng chọn lọc những bệnh nhân thể
trạng khá, cho nên chưa có sự so sánh biến
chứng phẫu thuật một thì giữa đại tràng trái và
đại tràng phải.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt nối đại tràng trong cấp cứu có
thể thực hiện an toàn và hiệu quả, biến chứng xì
rò miệng nối tương đối thấp ở cả đại tràng trái
và đại tràng phải. Xả phân giúp giải áp ruột
trong mổ được thực hiện thường quy trong
phẫu thuật khâu nối đại tràng cấp cứu.
Đối với đại tràng trái, cắt nối một thì kết hợp
xả phân trong mổ tương đối an toàn, tỷ lệ biến
chứng không khác biệt so với phẫu thuật nhiều
thì. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt nối đại tràng trong
cấp cứu cần được Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
thực hiện, có kinh nghiệm khâu nối đường tiêu
hóa, thực hiện ở những bệnh nhân có tổng trạng
khá ASA I-III, tuổi ≤65.
Tránh thực hiện miệng nối trên bệnh nhân có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 51
thành ruột viêm nề, thiếu máu nuôi, tình trạng
huyết động học không ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ansaloni L, Andersson RE, Bazzoli F, Catena F, et al (2010).
"Guidelenines in the management of obstructing cancer of the
left colon: consensus conference of the world society of
emergency surgery (WSES) and peritoneum and surgery (PnS)
society". World J Emerg Surg, 5:29.
2. Hsu TC (2005). "Comparison of one-stage resection and
anastomosis of acute complete obstruction of left and right
colon". Am J Surg, 189 (4):384-387.
3. Vogel JD, Eskicioglu C, Weiser M R, Feingold DL, et al (2017).
"The American Society of Colon and Rectal Surgeons Clinical
Practice Guidelines for the Treatment of Colon Cancer". Dis
Colon Rectum, 60(10):999-1017.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_phau_thuat_cat_noi_moi_thi_dai_trang_trong_cap_cuu.pdf