Tài liệu Kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn theo phác đồ siopel trong điều trị bướu nguyên bào gan trẻ em: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 367
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN TRÌ HOÃN THEO PHÁC ĐỒ SIOPEL
TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚU NGUYÊN BÀO GAN TRẺ EM
Nguyễn Trần Việt Tánh*, Trương Đình Khải**, Huỳnh Giới***
TÓM TẮT
Mở đầu: Bướu nguyên bào gan là bướu ác tính của gan thường gặp nhất ở trẻ. Phẫu thuật cắt trọn bướu là
nền tảng trong điều trị BNBG. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân không thể thực hiện được phẫu thuật cắt bướu ở thời
điểm phát hiện bệnh khá cao. Tân hóa trị trước mổ giúp tạo thuận lợi cho phẫu thuật cắt gan nhờ đó tăng khả
năng cắt trọn bướu.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn sau tân hóa trị trước mổ theo phác đồ SIOPEL trong
điều trị bướu nguyên bào gan ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bướu nguyên bào
gan đã điều trị tân hóa trị trước mổ theo SIOPEL và phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 t...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn theo phác đồ siopel trong điều trị bướu nguyên bào gan trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 367
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN TRÌ HOÃN THEO PHÁC ĐỒ SIOPEL
TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚU NGUYÊN BÀO GAN TRẺ EM
Nguyễn Trần Việt Tánh*, Trương Đình Khải**, Huỳnh Giới***
TÓM TẮT
Mở đầu: Bướu nguyên bào gan là bướu ác tính của gan thường gặp nhất ở trẻ. Phẫu thuật cắt trọn bướu là
nền tảng trong điều trị BNBG. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân không thể thực hiện được phẫu thuật cắt bướu ở thời
điểm phát hiện bệnh khá cao. Tân hóa trị trước mổ giúp tạo thuận lợi cho phẫu thuật cắt gan nhờ đó tăng khả
năng cắt trọn bướu.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn sau tân hóa trị trước mổ theo phác đồ SIOPEL trong
điều trị bướu nguyên bào gan ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bướu nguyên bào
gan đã điều trị tân hóa trị trước mổ theo SIOPEL và phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2012 đến
03/2017.
Kết quả: Tuổi trung bình của các BN là 19 tháng và nhóm tuổi ≤ 2 tuổi chiếm đa số (77,8%). Tỷ lệ nam: nữ
là 1,4: 1. Gan to là triệu chứng thường gặp nhất trên lâm sàng (40%). Tân hóa trị trước mổ làm giảm kích thước
bướu đáng kể và có ý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh đó khả năng cắt trọn bướu cũng được tăng lên đáng kể
(17%) và cũng có ý nghĩa về mặt thống kê.Có 63,9% trường hợp được cắt gan điển hình, 27,8% trường hợp được
cắt bướu gan và chỉ có 8,3% trường hợp không cắt được bướu gan mà chỉ được sinh thiết. Tất cả các trường hợp
cắt gan đều có bờ phẫu thuật sạch tế bào ung thư.Chảy máu là tai biến có thể gặp trong mổ (5,5%). Rò mật và tắc
mật sau mổ là biến chứng thường gặp (8,3%) và cần phải được can thiệp lại bằng phẫu thuật. Thời gian nằm hồi
sức ngắn (1,5 ngày), thời gian cho ăn bằng đường miệng ngắn (2,2 ngày), thời gian nằm viện có thể chấp nhận
được (25,4 ngày). Tỷ lệ tái phát sau mổ là 15,2%.
Kết luận: Tân hóa tri trước mổ giúp tăng khả năng cắt trọn bướu nguyên bào gan.
Từ khóa: bướu nguyên bào gan, tân hóa trị, cắt gan
ABSTRACT
OUTCOME OF DELAYED HEPATECTOMY BASED ON SIOPEL PROTOCOL IN MANAGEMENT OF
PEDIATRIC HEPATOBLASTOMA
Nguyen Tran Viet Tanh, Truong Dinh Khai, Huynh Gioi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 367 - 374
Background: Hepatoblstoma is the most common pediatric malignant hepatic tumor. Surgery is the
mainstay of treatment. However the rate of the resectability of the tumor is not high at the time of diagnosis.
Neoadjuvant chemotherapy facilitate the heaptectomy therefore increase the resectability of the tumor.
Objective: Evaluate the outcome of delayed hepatectomy following neoadjuvant chemotherapy in
mangement of pediatric hepatoblastoma at Children’s hospital 2.
Materials and methods: Study retrospectively the medical documents of all the patients diagnosed
hepatoblastoma were managed with neoadjuvant chemotherapy based on SIOPEL protocol and operated at
Children’s hospital 2 from 01/2012 to 03/ 2017.
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 ** Đại học Y Dược Tp.HCM *** Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trần Việt Tánh ĐT: 0902775829 Email: tanhnguyenmd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 368
Results: Mean age was 19 months and age group ≤ 2 years was 77.8%. Male: female ratio was 1.4: 1.
Hepatomegaly was the most common symptom (40%). Neoadjuvant chemotherapy helped to reduc the tumor
volume significantly. Besides, the resectability of the tumor also increased significantly (17%). Formal
hepatectomy was performed in 63,9%, wedge resection was performed in 27.8% and tumor biopsy was only
performed in 8.3%. All the surgical margins were clear. Intraoperative hemorrhage could happen (5.5%). Biliary
fistula and obstruction were common complications (8.3%) and had to be operated. The ICU time was short (1.5
days), the oral feeding time was short (2.2 days), the hospital stay was acceptable (25.4 days). The reccurent rate
was 15.2% postoperatively.
Conclusion: Neoadjuvant chemotherapy facilitate the resectability of hepatoblastoma.
Key words: hepatoblastoma, chemotherapy, hepatectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu nguyên bào gan (BNBG) là loại ung
thư hiếm gặp với tần suất vào khoảng 1,3 trên
1.000.000 trẻ và chiếm khoảng 1% trong các loại
ung thư trẻ em(3). Tuy vậy BNBG lại là bướu ác
tính của gan thường gặp nhất ở trẻ(3,16). Cho đến
thập niên 1970, phẫu thuật vẫn là phương thức
điều trị duy nhất và có một sự đồng thuận chung
rằng phẫu thuật cắt trọn bướu là nền tảng trong
điều trị BNBG bởi vì cắt bỏ hoàn toàn khối bướu
mới đem lại cơ hội chữa khỏi bệnh thực sự cho
bệnh nhân(16). Nhưng thật không may, gần 60%
bệnh nhân (BN) không thể thực hiện được phẫu
thuật cắt bướu ở thời điểm phát hiện bệnh(9,13,16,18).
Nhóm nghiên cứu chiến lược điều trị bướu
gan trẻ em quốc tế (SIOPEL) đã đi tiên phong
trong việc áp dụng phác đồ tân hóa trị trước
mổ để điều trị BNBG với phác đồ hóa trị được
nghiên cứu đầu tiên là Cisplatin kết hợp
Doxorubicin (phác đồ PLADO)(2,6,10,14). Sau hóa
trị, phẫu thuật cắt bướu trở nên dễ hơn nhờ
kích thước bướu và nguồn máu nuôi bướu
giảm và tỷ lệ phẫu thuật cắt sạch bướu cũng
tăng lên đáng kể(15,16). Để áp dụng tân hóa trị
trước mổ trong điều trị BNBG, BN cần được
tiếp cận đa chuyên khoa ngay từ lúc khởi đầu
điều trị để các bác sĩ lâm sàng phân loại nhóm
nguy cơ và xếp giai đoạn bệnh thống nhất và
chính xác. Hệ thống phân loại mức độ lan
rộng của bướu trước hóa trị (PRETEXT) đã
được thiết lập chuyên biệt cho các bệnh nhân
bị bướu gan. Hiện nay, hệ thống xếp giai đoạn
PRETEXT được sử dụng trong cả bốn nhóm
nghiên cứu bướu gan trẻ em: Nhóm nghiên
cứu chiến lược điều trị bướu gan trẻ em quốc
tế (SIOPEL), Nhóm ung bướu trẻ em (COG),
Hội ung bướu và huyết học trẻ em Đức
(GPOH) và Nhóm nghiên cứu bướu gan trẻ
em Nhật Bản (JPLT). Các nhóm nghiên cứu
BNBG trên thế giới hiện đang phối hợp thành
những nghiên cứu đa trung tâm có số liệu lớn
và tập trung như Tổ chức hợp tác quốc tế
bướu gan trẻ em (CHICS) đã khẳng định vai
trò quan trọng của phẫu thuật và hóa trị đảm
bảo thành công của điều trị. Hóa trị với phác
đồ có Cisplatinum có kết quả tốt vì BNBG đáp
ứng tốt với thuốc(2,9,12).
Kết quả của nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng đầu tiên về tân hóa trị trước mổ SIOPEL-1
cho thấy 28% (32/115) bệnh nhân giảm được giai
đoạn PRETEXT sau tân hóa trị, giảm kích thước
bướu đạt trên 90%, nhờ đó phẫu thuật cắt gan ít
xâm lấn hơn so với đánh giá ban đầu, trong đó
có 8 BN được đánh giá ban đầu là không thể cắt
bướu được(14). Do đó, biến chứng của phẫu thuật
cũng sẽ giảm đi nhờ vào tân hóa trị(16). Nhóm
nghiên cứu BNBG của Hiệp hội bướu gan trẻ em
Đức ban đầu khuyến cáo phác đồ cắt bướu gan
ngay tức thì khi phát hiện bệnh nếu khối bướu
khu trú trong một thùy gan nhưng gần đây đã
chuyển hướng tiếp cận điều trị BNBG bằng cách
áp dụng tân hóa trị trước mổ cho tất cả BNBG
bởi vì tỷ lệ cao của cắt sót bướu ở những bệnh
nhân được phẫu thuật ngay từ lúc đầu (50%).
Theo kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu Đức, tỷ
lệ sót bướu về mặt đại thể hoặc vi thể là 30% ở
nhóm BN cắt bướu không hóa trị so với 19% của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 369
nhóm có hóa trị trước mổ(9).
Tại Việt Nam, chuyên ngành Ung Bướu Nhi
còn khá mới mẻ, điều trị BNBG vẫn còn là một
thách thức rất lớn để nâng cao tỷ lệ sống thêm
của BN. Các nghiên cứu về BNBG ở trẻ em tại
Việt Nam hiện chưa nhiều, đặc biệt là những
nghiên cứu khảo sát sâu về kết quả điều trị và
phẫu thuật cắt gan ở trẻ em. Nổi bật nhất trong
các nghiên cứu BNBG tại việt nam là nghiên cứu
của tác giả Trương Đình Khải (2015) và cộng sự
thực hiện đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp
với hóa trị sau mổ giúp cải thiện tỷ lệ sống thêm
đáng kể(20). Do đó chúng tôi mong muốn thực
hiện đề tài này với mục tiêu chính là để đánh giá
những lợi ích của tân hóa trị trước mổ đối với kết
quả phẫu thuật cắt gan ở trẻ bị BNBG.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi hồi cứu hồ sơ tất cả bệnh nhân
được chẩn đoán bướu nguyên bào gan đã điều
trị tân hóa trị trước mổ theo SIOPEL và phẫu
thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01 năm
2012 đến tháng 03 năm 2017. Tiêu chuẩn chọn
bệnh trong nghiên cứu là: trẻ từ 2 tháng đến ≤ 15
tuổi, có chẩn đoán xác định về mô học BNBG
(theo kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật
hoặc sinh thiết bướu), có hồ sơ điều trị đầy đủ tại
bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh
theo phác đồ SIOPEL.
Các bước tiến hành
Bảng thu thập số liệu được xây dựng dựa
trên các mục tiêu nghiên cứu chuyên biệt. Các số
liệu thu thập bao gồm:lý do nhập viện, triệu
chứng cơ năng và thực thể. Các yếu tố khác có
liên quan đến việc điều trị BNBG: tuổi, giới, cân
nặng, chiều cao và các hội chứng di truyền kèm
theo. Đặc điểm cận lâm sàng: Các xét nghiệm
máu có liên quan mật thiết đến BNBG như nồng
độ AFP, số lượng tiểu cầu.Hình ảnh học bao
gồm siêu âm bụng và chụp cắt lớp điện toán
bụng ngực có cản quang. Kết quả mô học: xác
định chẩn đoán BNBG, loại mô học thuận lợi hay
không thuận lợi. Ghi nhận phác đồ hóa trị và
thời gian trước mổ. Các phương pháp cắt gan
được khảo sát: cắt trọn bướu, sót bướu đại thể,
sót bướu vi thể và các biến chứng trong mổ và
sau mổ được ghi nhận.Tỷ lệ tái phát trong
những trường hợp mổ cắt gan và tỷ lệ mổ lại cắt
gan trong các trường hợp chỉ sinh thiết bướu
cũng đượcc ghi nhận.
Định nghĩa biến số
Chuẩn hóa các biến số được thu thập. Nồng
độ AFP trong máu cớ đơn vị là ng/mL. Đối với
trẻ ≥1 tuổi, nồng độ AFP dưới 20ng/mL là bình
thường và trên 20ng/mL là bất thường (5).Số liệu
về AFP được ghi nhận ở thời điểm lúc chẩn
đoán, sau chu kỳ hóa trị đầu tiên và tại thời điểm
phẫu thuật. Tiểu cầu có đơn vị là k/ul
(1000/microlit), được ghi nhận trong hồ sơ ở
ngày bệnh nhi nhập viện và ở thời điểm phẫu
thuật. Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình
ảnh ban đầu có vai trò giúp tầm soát bướu gan ở
trẻ em, qua hồ sơ bệnh án chúng tôi ghi nhận tỷ
lệ phát hiện bướu gan qua siêu âm và tỷ lệ phát
hiện tổn thương mạch máu và các cơ quan khác
trong ổ bụng qua siêu âm.Các đặc điểm nhóm
nghiên cứu ghi nhận qua phim CLĐT bao gồm:
kích thước bướu, xếp giai đoạn theo hệ thống
PRETEXT và POSTTEXT của nhóm nghiên cứu
SIOPEL,khả năng cắt được bướu. Cắt được bướu
được quy ước là BNBG thuộc PRETEXT I, II và
III không có xâm lấn mạch máu lớn (tĩnh mạch
chủ, tĩnh mạch cửa, các nhánh tĩnh mạch gan).
Không cắt được bướu được quy ước là BNBG
thuộc PRETEXT IV hoặc có xâm lấn mạch máu
lớn.Sự lan tràn bướu được đánh giá qua dấu
hiệu bướu xâm lấn hạch, các cơ quan lân cận và
huyết khối tĩnh mạch.Kết quả giải phẫu bệnh mô
học không thuận lợi là nhóm tế bào nhỏ kém biệt
hóa, mô học thuận lợi là các nhóm còn lại. Sinh
thiết hạch ghi nhân có hoặc không có tế bào
bướu. Bờ phẫu thuậtghi nhận có hoặc không có
tế bào bướu. Tất cả các bệnh nhi bị BNBG trong
nghiên cứu này đều theo phác đồ của nghiên
cứu SIOPEL với hai nhóm nguy cơ, nguy cơ
chuẩn: PRETEXT I,II,III và không có V,P,E,M,
không có vỡ u, AFP ≥ 100 ng/ml và nguy cơ cao:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 370
các trường hợp còn lại không thuộc nguy cơ
chuẩn. Phương pháp phẫu thuật được thu thập
dựa trên mô tả trong trường trình phẫu thuật
lưu trong hồ sơ bệnh án, nhóm nghiên cứu ghi
nhận các đặc điểm: thời gian phẫu thuật, lượng
máu truyền, phương pháp cắt gan, đánh giá sót
bướu về đại thể của bác sĩ phẫu thuật chính, biến
chứng ghi nhận trong mổ. Đặc điểm hậu phẫu
bao gồm ghi nhận thời gian nằm hồi sức, thời
gian rút ống nội khí quản, thời gian lưu ống dẫn
lưu, lượng dịch ra ống dẫn lưu trong 3 ngày đầu
sau mổ, tổng thời gian nằm viện, các biến chứng
sau mổ và phương pháp điều trị, ghi nhận tỷ lệ
tái phát bướu và tỷ lệ phẫu thuật lại các trường
hợp sinh thiết bướu sau mổ
Phương pháp thống kê
Số liệu thô trên bảng thu thập số liệu sẽ được
nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1
sau đó được xuất vào phần mềm Stata 13.0. Sử
dụng phần mềm Stata 13.0 để phân tích các số
liệu. Biến định lượng biểu hiện bằng số trung
bình ± độ lệch chuẩn, số trung vị (giá trị nhỏ
nhất – giá trị lớn nhất). Biến định tính được biểu
hiện bằng tần suất và tỷ lệ phần trăm. Phép kiểm
t – test để so sánh 2 trung bình nếu số liệu tuân
theo phân phối bình thường. Phép kiểm phi
tham số Mann – Whitney U dùng để so sánh 2
trung vị của 2 nhóm độc lập nếu số liệu không
tuân theo phân phối bình thường. Phép kiểm
Kruskal-Wallis dùng để so sánh 3 số trung vị của
3 nhóm độc lập nếu số liệu không tuân theo
phân phối bình thường. Phép kiểm Chi bình
phương (Chi-squard test) dùng để so sánh tỷ lệ
giữa các nhóm trong nghiên cứu hoặc phép kiểm
chính xác Fisher (Fisher’s exact test) khi có > 20%
tần số mong đợi trong bảng < 5. Phép kiểm Chi
bình phương McNemar để so sánh biến nhị
phân trước và sau can thiệp điều trị(7). Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 01 năm 2012 đến
tháng 03 năm 2017, chúng tôi tìm được 50 hồ sơ
bệnh nhi bị BNBG được điều trị tại bệnh viện
Nhi Đồng 2. Trong đó có 14 hồ sơ BN không
thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh bao gồm: 3 trường
hợp mổ ngay không điều trị tân hóa trị trước mổ,
1 trường hợp phải mổ cấp cứu vì xuất huyết
trong ổ bụng do BNBG vỡ, 3 trường hợp điều trị
giảm nhẹ không có kết quả sinh thiết bướu và 7
trường hợp hồ sơ không đầy đủ. Do đó chúng
tôi chỉ thu thập số liệu của 36 hồ sơ thỏa tiêu
chuẩn chọn bệnh.
Tỷ lệ nam: nữ trong nghiên cứu là 1,4: 1 và
Tuổi trung bình của các BN là 19 tháng, tuổi
trung vị là 16 tháng. Nhóm tuổi chủ yếu là ≤ 2
tuổi, không có BN nào trên 5 tuổi. Hầu hết BN
phát hiện bệnh do bụng to, còn lại là tình cờ phát
hiện bệnh qua siêu âm bụng. Số BN không có
triệu chứng trên lâm sàng chiếm tỷ lệ 54,3%, gan
to là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất
(38,9%). Chúng tôi không ghi nhận BN nào có
hội chứng di truyền kèm theo.Số lượng AFP
tăng cao trung bình là 416109,6 (ng/ml). Không
có trường hợp nào AFP<100ng/ml. AFP ở nữ và
nhóm tuổi ≤ 2 tuổi tăng cao hơn so với nhóm còn
lại nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Số lượng tiểu cầu tăng cao trung bình là 700,7
k/ul. Có 27 trường hợp (75%) tiểu cầu tăng trên
500 k/ul và 4 trường hợp (11,1%) tiểu cầu tăng
trên 1000 k/ul. Siêu âm giúp phát hiện khối bướu
gan khá cao (91,7%). Phim cắt lớp điện toán
(CLĐT) cho chẩn đoán chính xác bướu gan và
đánh giá di căn tốt trong 100% trường hợp.
Ngoài ra CLĐT còn giúp phát hiện được tổn
thương mạch máu là 3 trường hợp nhiều hơn so
với siêu âm 2 trường hợp, bao gồm: 1 trường
hợp xâm lấn tĩnh mạch cửa, 2 trường hợp xâm
lấn tĩnh mạch gan. Tổn thương mạch máu ở 3
trường hợp này đều biến mất sau hóa trị. Vị trí
bưới ghi nhận trên CLĐT đa số nằm ở thùy phải,
chiếm tỷ lệ 63,9%. Vị trí thứ 2 hay gặp là thùy
trái, chiếm tỷ lệ 22%. Có 4 trường hợp (11,1%)
bướu lan tỏa 2 thùy gan.
Trong nhóm nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
ghi nhận được 2 trường hợp có sinh thiết bướu
trước hóa trị. Tất cả mẫu bệnh phẩm sau khi mổ
tại bệnh viện Nhi Đồng 2 đều được các bác sĩ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 371
phẫu thuật chính thống nhất gửi đọc kết quả mô
học tại bệnh viện Ung Bướu Hồ Chí Minh. Trong
nhóm nghiên cứu này, có 4 trường hợp không
được sinh thiết hạch vì bác sĩ phẫu thuật mô tả
không tìm thấy hạch nghi ngờ.Tất cả BN đều có
mô học BNBG thuận lợi và bờ phẫu thuật không
có tế bào bướu. Hầu hết (96,9%) trường hợp
không có di căn hạch.
Trong nghiên cứu này, BN thuộc nhóm nguy
cơ chuẩn chiếm đa số (77,8%). Thời gian hóa trị
của nhóm nguy cơ cao trung bình là 21,8 tuần,
dài nhất là 72 tuần. Thời gian hóa trị của nhóm
nguy cơ chuẩn ngắn hơn nhiều trung bình 6,8
tuần. Số đợt hóa trị của nhóm nguy cơ chuẩn là
4,5 đợt ít hơn nhóm nguy cơ cao là 8,3 đợt. AFP
giảm đáng kể sau hóa trị nhất là sau chu kỳ đầu
tiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số lượng
tiểu cầu tăng khá cao ở thời điểm phát hiện bệnh
và trở về bình thường sau hóa trị, sự thay đổi
này có ý nghĩa thống kê. Thể tích khối bướu
giảm từ 262,2 cm3 trước hóa trị xuống còn 83,9
cm3 sau hóa trị và sự giảm này có ý nghĩa thống
kê. Chúng tôi ghi nhận đa số BNBG thuộc
PRETEXT II (63,9%) và POSTTEXT II (66,7%). Tỷ
lệ BN giảm PRETEXT sau hóa trị là 27,8%, không
có trường hợp nào tăng PRETEXT sau hóa trị. Tỷ
lệ cắt được bướu đánh giá trên phim CLĐT tăng
17% (6 trường hợp) sau tân hóa trị và sự thay đổi
này có ý nghĩa thống kê.
Thời gian mổ trung bình là 157,5 phút.
Lượng máu truyền trung bình là 11,9 ml/kg cân
nặng. Số lượng BN phải truyền máu là 27 trường
hợp chiếm tỷ lệ 75%.Cắt gan phải chiếm đa số
44,4% (16 trường hợp), kế đó là cắt bướu gan
27,8% (10 trường hợp).Biến chứng trong mổ chỉ
ghi nhận 2 trường hợp chảy máu nhiều trong lúc
mổ, chiếm tỷ lệ 5,6%.Thời gian rút NKQ và nằm
hồi sức khá ngắn chỉ 1 ngày theo nghiên cứu và
lượng dịch ra 3 ngày đầu sau mổ không nhiều
chỉ khoảng 100ml. Biến chứng sau mổ xảy ra ở 3
trường hợp (8,3%) và cả 3 trường hợp đều phải
mổ lại ở ngày hậu phẫu trung bình là 25,7 ± 3,8.
Trong đó có 1 trường hợp phải mổ lại lần 2 do
tắc quai lên của nhánh Roux-en-Y.Thời gian nằm
viện trung bình từ 3 đến 4 tuần. Trong nhóm
nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có 5 trường
hợp tái phát bướu sau mổ chiếm tỷ lệ 15,2%.
Trong 5 trường hợp tái phát chỉ có 1 trường hợp
mổ lại 2 lần và BN khỏi bệnh sau đó, chiếm tỷ lệ
20%. Các trường hợp còn lại chỉ điều trị giảm
nhẹ. Trong 3 trường hợp sinh thiết bướu chỉ có 1
trường hợp mổ lại sau 2 tuần ở Đài Loan và BN
khỏi bệnh sau đó, chiếm tỷ lệ 33,3%. Các trường
hợp còn lại chỉ điều trị giảm nhẹ.
BÀN LUẬN
Trong 36 trường hợp nghiên cứu, chúng tôi
ghi nhận 16 trường hợp (41,7%) không có triệu
chứng và phát hiện bệnh qua tình cơ siêu âm
bụng, trong đó có 1 BN nhập viện vì chấn
thương đầu nhưng sau đó siêu âm phát hiện
bướu gan. Triệu chứng thường gặp nhất khiến
BN đến khám là khối bướu bụng làm cho bụng
BN to bất thường chiếm tỷ lệ 47,2%. Trong một
nghiên cứu của Ang (2007) từ 1984 đến 2004 tại
bệnh viện Trẻ Em Hoàng Gia ở thành phố
Melbourne nước Úc trên 30 bệnh nhi bị BNBG,
biểu hiện lâm sàng được ghi nhận như sau: khối
bướu bụng (73%), tình cờ (20%), chán ăn (13%),
sụt cân (10%), ói (10%), vàng da (7%), khác
(17%)(1). Bruce (2008) cũng ghi nhận khối bướu
bụng là biểu hiện thường gặp nhất với tỷ lệ 73%
(4). Như vậy có thể thấy, triệu chứng của BN bị
BNBG rất nghèo nàn và biểu hiện thường gặp
nhất là khối bướu bụng.
Trong nhóm nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
ghi nhận được 2 trường hợp có sinh thiết bướu
trước hóa trị. Mặc dù khuyến cáo của nhóm
SIOPEL là luôn sinh thiết bướu trước hóa trị
nhưng điều này tương đối khó thực hiện tại
bệnh viện Nhi Đồng 2. Do không có đủ dụng cụ
sinh thiết kim có lõi và khoa giải phẫu bệnh
không đủ điều kiện nên những trường hợp có
hình ảnh CLĐT điển hình của BNBG, lứa tuổi
phù hợp (<5 tuổi) và có tăng AFP là có chỉ định
tân hóa trị trước mổ theo sự đồng thuận của toàn
bộ ê kíp bướu đặc trẻ em tại bệnh viện. Sau khi
phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận kết quả mô học
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 372
100% thuận lợi, tức là không có dạng tế bào nhỏ
kém biệt hóa. Không có trường hợp nào ghi
nhận sót bướu vi thể (trong 33 trường hợp cắt
gan). Di căn hạch ghi nhận 1 trường hợp trên 32
trường hợp có sinh thiết hạch (3,1%). Trong
nghiên cứu của Schnater (2002) trên 115 trường
hợp BNBG có điều trị tân hóa trị trước mổ ghi
nhận 15 trường hợp sót bướu chiếm tỷ lệ 13%
trong đó có 11 trường hợp (8,6%) bị sót bướu vi
thể tại bờ phẫu thuật và 4 trường hợp sót bướu
đại thể ghi nhận trong lúc mổ(16). Theo Schnater,
tân hóa trị trước mổ giúp giảm tỷ lệ tử vong và
tái phát ở những trường hợp sót bướu vi thể sau
phẫu thuật. Trong 11 trường hợp của tác giả,
không có trường hợp nào phải mổ lại mà chỉ hóa
trị tiếp tục sau mổ, không có trường hợp nào tái
phát sau 5,5 năm theo dõi và có 2 trường hợp tử
vong vì nguyên nhân khác (13,3%)(16).Như vậy,
hóa trị trước mổ góp phần giúp kết quả phẫu
thuật tốt hơn, giảm tỷ lệ sót bướu vi thể và góp
phần làm giảm tỷ lệ tử vong và tái phát ở những
trường hợp sót bướu vi thể sau phẫu thuật(16).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, AFP
trung bình là 416.109,6 ng/ml và không có
trường hợp nào nhỏ hơn 100ng/ml. AFP giảm
nhiều sau hóa trị nhất là sau chu kỳ đầu tiên và
sự giảm này có ý nghĩa thống kê. Điều này cho
thấy, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều thuộc
nhóm đáp ứng tốt với hóa trị và không thuộc
nhóm tiên lượng xấu. Độ giảm AFP theo các chu
kỳ hóa trị có ý nghĩa tiên lượng rất tốt. Theo
nghiên cứu của Fukuzaw (2012) tại khoa Ngoại
Nhi của Bệnh viện Nhi Shizuoka Nhật Bản từ
năm 1991 đến 2011, có 14 bệnh nhi BNBG được
tân hóa trị theo phác đồ JPLT và phẫu thuật. Tác
giả chia số BN này thành 2 nhóm không tái phát
(10 BN) và tái phát (4 BN) để phân tích và kết
luận rằng, sự giảm nồng độ AFP nhiều và sớm
trong khi tân hóa trị là một dấu hiệu mạnh của
sống sót cao. BN mà nồng độ AFP không giảm
dễ dàng trong lúc tân hóa trị tăng nguy cơ cao bị
tái phát(11).
Chúng tôi đánh giá khả năng cắt được bướu
trước và sau hóa trị trong nhóm nghiên cứu qua
kết quả chụp CLĐT và dựa trên tiêu chuẩn của
hệ thống PRETEXT và POSTTEXT. Trong đó
đánh giá cắt được bướu được quy ước là BNBG
thuộc PRETEXT I, II và III không có xâm lấn
mạch máu lớn (tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cửa,
các nhánh tĩnh mạch gan) và không có di căn các
cơ quan khác. Đánh giá không cắt được bướu
được quy ước là BNBG thuộc PRETEXT IV hoặc
có xâm lấn mạch máu lớn hoặc có di căn các cơ
quan khác. Trong 36 trường hợp nghiên cứu,
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ cắt được bướu tăng 17%
sau tân hóa trị và có ý nghĩa về mặt thống kê
(phép kiểm Chi bình phương McNemar). Tương
tự như vậy, nghiên cứu của Schnater (2002) trên
128 trẻ BNBG có điều trị tân hóa trị ghi nhận có 9
BN ban đầu thuộc giai đoạn IV sau đó giảm giai
đoạn xuống có thể phẫu thuật được sau tân hóa
trị chiếm tỷ lệ 7,8%, thấp hơn kết quả của chúng
tôi(16). Nghiên cứu của Moon (2011) trên 20 BN bị
BNBG có áp dụng tân hóa trị, 7 trường hợp
không thể cắt được trở thành có thể cắt được sau
tân hóa trị chiếm tỷ lệ 35%(13), cao hơn kết quả
của chúng tôi. Towu (2004) thực hiện một nghiên
cứu trên 56 BN BNBG tại Bệnh viện Trẻ em
Great Ormond Street ở thủ đô London trong thời
gian từ 1978 đến 2002, tất cả BN đều được áp
dụng tân hóa trị (PLADO) và phẫu thuật trì
hoãn. Tác giả đã báo cáo tỷ lệ cắt bướu thành
công về mặt đại thể đạt được ở 91% BN. Theo tác
giả, sau hóa trị bướu trở nên chắc hơn, ít nguy cơ
chảy máu hơn và có ranh giới rõ hơn với nhu mô
gan bình thường xung quanh tạo thuận lợi cho
phẫu thuật(19). Như vậy tân hóa trị giúp tăng khả
năng cắt được bướu tức là tăng thêm cơ hội điều
trị khỏi bệnh cho BN bị BNBG. Tuy nhiên cần
thận trọng và chọn lựa thời điểm phẫn thuật tốt
nhất để tránh tình trạng kháng thuốc của bướu
làm thất bại điều trị(8).
Phương pháp phẫu thuật
Về phương pháp cắt gan trong nhóm
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận cắt gan phải có
16 trường hợp (44,4%), cắt gan phải mở rộng
có 1 trường hợp (2,8%), cắt gan trái có 2
trường hợp (5,6%), cắt phân trùy trái bên có 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 373
trường hợp (11,1%), cắt bướu gan có 10 trường
hợp (27,8%) và sinh thiết bướu có 3 trường
hợp (8,3%). Tất cả 33 trường hợp phẫu thuật
cắt gan đều sử dụng dao siêu âm CUSA
(Cavitron Ultrasonic Surgical Aspirator) để
phẫu tích nhu mô gan. So sánh với các tác giả
khác qua bảng 1. Mặc dù kết quả có đôi chút
khác nhau giữa các tác giả nhưng nhìn chung
phẫu thuật cắt gan phải luôn chiếm tỷ lệ cao
nhất, điều này cũng phù hợp vì BNBG đa số ở
thùy phải của gan. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ
sinh thiết bướu trong nhóm nghiên cứu này
cao hơn các tác giả khác và ngược lại tỷ lệ
ghép gan của các tác giả cao hơn chúng tôi.
Như vậy có thể thấy rằng, phẫu thuật ghép
gan giúp tăng tỷ lệ cắt trọn khối bướu qua đó
tăng tỷ lệ khỏi bệnh cho BN bị BNBG. Trong
điều kiện tại Việt Nam, phẫu thuật ghép gan
chưa được phổ biến nên tỷ lệ sinh thiết bướu
của chúng tôi mới cao như vậy.
Bảng 1. Phương pháp phẫu thuật so với các tác giả
PP phẫu thuật Schnater (2002)
(16)
Ang (2007)
(1)
Tannuri (2009)
(18)
Tannuri (2015)
(17)
T Đ Khải
(20)
Chúng tôi
Gan phải 22,6% 20,7% 41,5% 32,8% 45,2% 44,4%
Gan phải mở rộng 22,6% 34,4% 16,9% 20,7% 0 2,8%
Gan trái 9,4% 31% 15,1% 18,9% 12,9% 5,6%
Gan trái mở rộng 7,8% 0 9,4% 5,2% 0 0
Phân thùy trái bên 4,3% 10,3% 3,8% 3,4% 0 11,1%
Phân thùy giữa 0 0 1,9% 1,7% 0 0
Cắt bướu gan 13% 6,7% 0 0 41,9% 27,8%
Sinh thiết bướu 0 0 0 1,7% 0 8,3%
Ghép gan 5,2% 0 11,3% 12,1% 0 0
Biến chứng trong mổ
Bảng 2. Biến chứng trong mổ so với các tác giả
Biến chứng Schnater
(16)
Towu
(1)
T Đ Khải
(20)
Chúng tôi
Chảy máu nhiều 2,6% 5,4% 16,1% 3%
Vỡ bướu hoặc sót bướu đại thể 3,5% 1,8% 0 0
Tổn thương đường mật 0 1,8% 0 0
Thuyên tắc bướu 0 1,8% 0 0
Trong 33 trường hợp được phẫu thuật cắt
gan, chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp phải
truyền 450ml trên BN nặng 9kg (50ml/kg) vì
mất máu nhiều trong mổ chiếm tỷ lệ 3%. Tuy
nhiên chúng tôi không ghi nhận được lượng
máu mất trong mổ vì bác sĩ phẫu thuật không
mô tả trong tường trình phẫu thuật. Ngoài ra
chúng tôi không ghi nhận biến chứng nào
khác trong lúc phẫu thuật. So với các nghiên
cứu khác theo bảng 2 có thể thấy biến chứng
trong mổ tuy ít khi xảy ra nhưng cũng rất đa
dạng, thường gặp nhất là biến chứng chảy
máu. Biến chứng thuyên tắc bướu và thuyên
tắc khí tuy rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm
có thể khiến BN tử vong trên bàn mổ(1,19).
KẾT LUẬN
Qua kết quả phẫu thuật cắt gan trì hoãn của
36 trường hợp bướu nguyên bào gan theo phác
đồ SIOPEL, tân hóa trị giúp giảm kích thước
bướu và tăng khả năng phẫu thuật cắt trọn bướu
nhờ đó tăng tỷ lê điều trị khỏi bệnh các trường
hợp bướu nguyên bào gan. Do đó cần triển khai
áp dụng rộng rãi tân hóa trị trước mổ bướu
nguyên bào gan trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ang JP, Heath JA, Donath S, et al (2007). "Treatment outcomes
for hepatoblastoma: an institution’s experience over two
decades". Pediatric Surgery International, 23(2):pp.103-109.
2. Aronson DC, Czauderna P, Maibach R, et al (2014). "The
treatment of hepatoblastoma: Its evolution and the current status
as per the SIOPEL trials". Journal of Indian Association of Pediatric
Surgeons, 19(4):pp.201-207.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 374
3. Birch JM (2011). "Epidemiology of pediatric liver tumors". In:
Zimmermann A (ed), Pediatric Liver Tumors, pp. 15-26. Springer-
Verlag, Berlin, Heidelberg.
4. Bruce M, Jean VG (2008). "Primary Hepatic Tumors". In: Kelly D
(ed.), Diseases of the Liver and Biliary System in Children, 3rd ed,
pp.475-500. Blackwell Publishing, Singapore.
5. Brugières L (2011). "Clinical presentation and diagnosis". In:
Zimmermann A (ed), Pediatric Liver Tumors, pp. 59-64. Springer-
Verlag, Berlin, Heidelberg.
6. Czauderna P, Otte JB, Aronson DC, et al (2005). "Guidelines for
surgical treatment of hepatoblastoma in the modern era–
recommendations from the Childhood Liver Tumour Strategy
Group of the International Society of Paediatric Oncology
(SIOPEL)". European Journal of Cancer, 41(7):pp.1031-1036.
7. Đỗ Văn Dũng (2001). "Bổ sung một số phương pháp cho bảng
dự trù". In: Đỗ Văn Dũng, Căn bản thống kê y học, tr. 72-80. Bộ
môn Thống kê Y Học và Tin Học, Khoa Y tế công cộng, Trường
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
8. Eicher C, Dewerth A, Kirchner B, et al (2011). "Development of a
drug resistance model for hepatoblastoma". International Journal
of Oncology, 38(2):pp.447-454.
9. Fuchs J, Rydzynski J, Hecker H, et al. (2002). "The influence of
preoperative chemotherapy and surgical technique in the
treatment of hepatoblastoma--a report from the German
Cooperative Liver Tumour Studies HB 89 and HB 94". European
Journal of Pediatric Surgery, 12(4):pp.255-261.
10. Fuchs J, Rydzynski J, Von SD, et al (2002). "Pretreatment
prognostic factors and treatment results in children with
hepatoblastoma". Cancer, 95(1):pp.172-182.
11. Fukuzawa H, Urushihara N, Fukumoto K, et al (2012). "Can we
predict the prognosis of resectable hepatoblastoma from serum
alpha-fetoprotein response during preoperative chemotherapy?".
Pediatric Surgery International, 28(9):pp.887-891.
12. Hishiki T (2013). "Current therapeutic strategies for childhood
hepatic tumors: surgical and interventional treatments for
hepatoblastoma". International Journal of Clinical Oncology,
18(6):pp.962-968.
13. Moon SB, Shin HB, Seo JM, et al (2011). "Hepatoblastoma: 15-
year experience and role of surgical treatment". Journal of the
Korean Surgical Society, 81(2):pp.134-140.
14. Perilongo G, Shafford E, Plaschkes J (2000). "SIOPEL trials using
preoperative chemotherapy in hepatoblastoma". The Lancet
Oncology, 1(2):pp.94-100.
15. Pritchard J, Brown J, Shafford E, et al (2000). "Cisplatin,
doxorubicin, and delayed surgery for childhood
hepatoblastoma: a successful approach—results of the first
prospective study of the International Society of Pediatric
Oncology". Journal of Clinical Oncology, 18(22):pp.3819-3828.
16. Schnater JM, Aronson DC, Plaschkes J, et al (2002). "Surgical
view of the treatment of patients with hepatoblastoma". Cancer,
94(4):pp.1111-1120.
17. Tannuri ACA, Cristofani LM, Teixeira RAP, et al (2015). "New
concepts and outcomes for children with hepatoblastoma based
on the experience of a tertiary center over the last 21 years".
Clinics, 70(6):pp.387-392.
18. Tannuri ACA, Tannuri U, Gibelli NEM, et al (2009). "Surgical
treatment of hepatic tumors in children: lessons learned from
liver transplantation". Journal of Pediatric Surgery, 44(11):pp.2083-
2087.
19. Towu E, Kiely E, Pierro A, et al (2004). "Outcome and
complications after resection of hepatoblastoma". Journal of
Pediatric Surgery, 39(2):pp.199-202.
20. Trương Đình Khải (2015). Kết quả điều trị bướu nguyên bào gan
ở trẻ em bằng phẫu thuật kết hợp với hóa trị. Luận án tiến sĩ y
học. Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 17/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_phau_thuat_cat_gan_tri_hoan_theo_phac_do_siopel_tron.pdf