Tài liệu Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa ĐTM126: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
419
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA ĐTM126
Trần Thị Hồng Thắm
Trung tâm NC & PTNN Đồng Tháp Mười, Viện KHKTNN miền Nam
TÓM TẮT
Lúa là một trong những cây trồng có cơ cấu giống phong phú nhất, nhưng để một giống lúa thích
nghi tốt và ổn định theo cơ cấu mùa vụ trên vùng đất phèn, vùng đất gặp nhiều khó khăn, thì rất ít.
Giống lúa ĐTM126 đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười lai tạo
và chọn lọc. Đây là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, để phát triển giống
lúa này được bền vững trong sản xuất, cần xây dựng một quy trình thâm canh riêng cho giống. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: mật độ sạ đạt năng suất và hiệu quả cao nhất là 120 kg/ha. Thời gian thu hoạch
đạt năng suất cao và tỷ lệ gạo nguyên đạt hơn 50,0% là 95% độ chín. Trên cùng liều lượng phân nền 80
P2O5 và 60 K2O, lượng đạm bón 80-90 kgN/ha cho năng suất và lợi nhuận cao hơn lượng 60, 70 ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa ĐTM126, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
419
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA ĐTM126
Trần Thị Hồng Thắm
Trung tâm NC & PTNN Đồng Tháp Mười, Viện KHKTNN miền Nam
TÓM TẮT
Lúa là một trong những cây trồng có cơ cấu giống phong phú nhất, nhưng để một giống lúa thích
nghi tốt và ổn định theo cơ cấu mùa vụ trên vùng đất phèn, vùng đất gặp nhiều khó khăn, thì rất ít.
Giống lúa ĐTM126 đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười lai tạo
và chọn lọc. Đây là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, để phát triển giống
lúa này được bền vững trong sản xuất, cần xây dựng một quy trình thâm canh riêng cho giống. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: mật độ sạ đạt năng suất và hiệu quả cao nhất là 120 kg/ha. Thời gian thu hoạch
đạt năng suất cao và tỷ lệ gạo nguyên đạt hơn 50,0% là 95% độ chín. Trên cùng liều lượng phân nền 80
P2O5 và 60 K2O, lượng đạm bón 80-90 kgN/ha cho năng suất và lợi nhuận cao hơn lượng 60, 70 và 100
kgN/ha. Thời kỳ bón phân 4 đợt (8-10; 18-20; 38-40 và 53-55 ngày sau sạ) đạt năng suất và lợi nhuận
cao hơn. Mô hình canh tác giống lúa ĐTM126 đạt năng suất trung bình 8,70 T/ha và lợi nhuận đạt
23.422.000 đ/ha, tăng cao hơn so với đối chứng (giống IR50404) từ 5,45%-38,2%.
Từ khóa: Giống lúa, lợi nhuận, năng suất, phân bón, Đông Xuân, Hè Thu.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống lúa IR50404 được nông dân ở
Đồng bằng sông Cửu Long trồng nhiều do có
năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn (<90
ngày) để canh tác lúa 3 vụ hoặc ở vùng có thời
gian bị lũ ngập sớm và rút muộn. Tuy nhiên
đây là giống chất lượng hạt gạo thấp, bạc bụng
nhiều, thị trường tiêu thụ rất hạn chế và bị
nhiễm rầy nâu rất nặng.
Để khắc phục tình trạng này cần có
những giống lúa tương tự về thời gian sinh
trưởng, năng suất nhưng chất lượng cao, chống
chịu được sâu bệnh. Từ thực tế yêu cầu của sản
xuất, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Nông nghiệp Đồng Tháp Mười đã lai tạo, chọn
lọc được giống lúa ĐTM126 có nhiều đặc tính
ưu việt, khắc phục được một số nhược điểm
của giống lúa IR50404 đang phổ biến trong sản
xuất đại trà ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và Đồng Tháp Mười nói riêng.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Các nghiên cứu được thực hiện trên vùng
đất phèn của 4 huyện: Thạnh Hóa, Tân Hưng
(Long An), Tân Phước (Tiền Giang) và Tháp
Mười (Đồng Tháp).
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thí nghiệm mật độ sạ;
- Thử nghiệm thời điểm thu hoạch.
- Thí nghiệm liều lượng bón đạm;
- Thí nghiệm thời kỳ bón phân.
- Xây dựng mô hình và phát triển giống
ngoài sản xuất.
2.3. Phương pháp
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối
đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần
lặp lại. Diện tích ô: 100m2.
- Thử nghiệm được bố trí theo kiểu lô
rộng không lặp lại. Diện tích ô: 500m2.
- Mô hình: Quy mô diện tích: 5 ha/mô
hình/huyện × 4 huyện.
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu được tính toán theo chương
trình EXCEL và chương trình MSTAT-C.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng sạ đến năng
suất lúa
- Bông/m2 và số hạt chắc/bông: Ở công
thức sạ 160-170 kg/ha, số bông/m2 (566-579
bông) có xu hướng nhiều hơn công thức sạ từ
100-120 kg/ha (513-551 bông). Tuy nhiên số
hạt chắc/bông ở công thức sạ 100-120 kg/ha có
số hạt chắc cao hơn, trung bình từ 72,7-73,9
hạt/bông, tăng hơn công thức sạ 170 kg/ha từ
13,4-15,3%.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
420
- Khối lượng 1000 hạt: Cùng với số
bông/m2, hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt
cũng là một yếu tố quyết định đến năng suất của
giống. Khối lượng hạt phụ thuộc nhiều vào đặc
tính của giống. Nhưng cùng một giống, sạ với
lượng vừa phải (100-120 kg/ha) thì khối lượng
1.000 hạt trung bình từ 27,3-27,5g nặng hơn ở
công thức sạ dày (160-170 kg/ha).
- Năng suất: Ở liều lượng sạ từ 100-120
kg/ha năng suất trung bình khá cao từ 8,31-
8,63 T/ha (Đông Xuân) và 5,26-5,38 T/ha (Hè
Thu), tăng hơn ở liều lượng sạ 170 kg/ha tương
ứng là 3,36-7,34% và 4,16-6,53%.
- Hiệu quả kinh tế: Ở liều lượng sạ từ
100-120 kg/ha, lợi nhuận đạt trung bình từ
23.572.000-24.932.000 đ/ha (Đông Xuân); từ
8.322.000-8.682.000 đ/ha (Hè Thu), tăng hơn
liều lượng sạ 170 kg/ha tương ứng là 10,24-
16,60% và 29,38-34,98%.
Tuy nhiên, để mật độ sạ thưa đạt hiệu
quả cần mặt bằng đồng ruộng tốt, chủ động
nước tưới tiêu, diệt ốc bươu vàng, xử lý cỏ tốt
và bón phân đầy đủ cân đối.
Bảng 1. Năng suất và hiệu quả kinh tế ở các liều lượng sạ, vụ ĐX 2013-2014
Công thức Năng suất
(T/ha)
Tổng thu
(đ/ha)
Tổng chi
(đ/ha)
Lợi nhuận
(đ/ha)
Lợi nhuận so với đ/c
(%)
100 kg/ha 8,31 41.550.000 17.978.000 23.572.000 10,24
110 kg/ha 8,38 41.900.000 18.098.000 23.802.000 11,32
120 kg/ha 8,63 43.150.000 18.218.000 24.932.000 16,60
130 kg/ha 8,03 40.150.000 18.338.000 21.812.000 2,01
140 kg/ha 8,06 40.300.000 18.458.000 21.842.000 2,15
150 kg/ha 8,21 41.050.000 18.578.000 22.472.000 5,10
160 kg/ha 7,98 39.900.000 18.698.000 21.202.000 -0,84
170 kg/ha (đ/c) 8,04 40.200.000 18.818.000 21.382.000 -
Ghi chú: Số liệu trung bình của Thạnh Hóa, Tân Hưng, Tân Phước và Tháp Mười. Giá bán: 5.000
đ/kg.
Bảng 2. Năng suất và hiệu quả kinh tế ở các liều lượng sạ, vụ Hè Thu 2014
Công thức Năng suất
(T/ha)
Tổng thu
(đ/ha)
Tổng chi
(đ/ha)
Lợi nhuận
(đ/ha)
Lợi nhuận so với đ/c
(%)
100 kg/ha 5,26 26.300.000 17.978.000 8.322.000 29,38
110 kg/ha 5,32 26.600.000 18.098.000 8.502.000 32,18
120 kg/ha 5,38 26.900.000 18.218.000 8.682.000 34,98
130 kg/ha 5,29 26.450.000 18.338.000 8.112.000 26,12
140 kg/ha 5,24 26.200.000 18.458.000 7.742.000 20,37
150 kg/ha 5,16 25.800.000 18.578.000 7.222.000 12,28
160 kg/ha 5,14 25.700.000 18.698.000 7.002.000 8,86
170 kg/ha (đ/c) 5,05 25.250.000 18.818.000 6.432.000 -
Ghi chú: Số liệu trung bình của Thạnh Hóa, Tân Hưng, Tân Phước và Tháp Mười. Giá bán: 5.000
đ/kg.
3.2. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến
năng suất lúa
- Năng suất giống lúa thu hoạch đúng thời
điểm (đúng độ chín sinh lý) góp phần gia tăng
năng suất, chất lượng và giảm tỉ lệ hạt nứt gãy và
tăng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Nếu thu hoạch sớm
hơn chín sinh lý, độ ẩm của hạt cao do lúa còn
nhiều hạt xanh, chất lượng lúa kém ảnh hưởng
tới quá trình xay xát, tỷ lệ gạo nguyên giảm. Nếu
thu hoạch muộn ngoài việc lúa quá chín dễ rụng,
độ ẩm của hạt thấp sẽ làm tăng tỷ lệ gãy của hạt
do va đập cơ học khi tuốt lúa.
Đối với giống ĐTM126 thu hoạch
khoảng 95% độ chín, năng suất trung bình đạt
từ 5,20-8,78 T/ha, tăng hơn ở giai đoạn thu
100% độ chín theo thứ tự là 4,03% và 2,56%.
- Hiệu quả kinh tế: Ở công thức thu
hoạch 95% độ chín, lợi nhuận đạt cao nhất,
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
421
trung bình 25.682.000 đ/ha (Đông Xuân) và
7.782.000 đ/ha (Hè Thu). Lợi nhuận đạt thấp
nhất ở công thức thu hoạch 85% độ chín
18.832.000 đ/ha (Đông Xuân) và 6.032.000
đ/ha (Hè Thu).
Bảng 3. Năng suất và HQKT ở các thời điểm thu hoạch, Đông Xuân 2013- 2014
Công thức Năng suất
(T/ha)
Tổng thu
(đ/ha)
Tổng chi
(đ/ha)
Lợi nhuận
(đ/ha)
Lợi nhuận so với đ/c
(%)
85% 7,41 37.050.000 18.218.000 18.832.000 -21,47
90% 8,27 41.350.000 18.218.000 23.132.000 -3,54
95% 8,78 43.900.000 18.218.000 25.682.000 7,09
100% 8,44 42.200.000 18.218.000 23.982.000 -
Ghi chú: Số liệu trung bình của Thạnh Hóa, Tân Hưng, Tân Phước và Tháp Mười. Giá bán: 5.000
đ/kg.
Bảng 4. Năng suất và HQKT ở các thời điểm thu hoạch, vụ Hè Thu 2014
Công thức Năng suất
(T/ha)
Tổng thu
(đ/ha)
Tổng chi
(đ/ha)
Lợi nhuận
(đ/ha)
Lợi nhuận so với đ/c
(%)
85% 4,85 24.250.000 18.218.000 6.032.000 -15,42
90% 5,02 25.100.000 18.218.000 6.882.000 -3,51
95% 5,20 26.000.000 18.218.000 7.782.000 9,11
100% 5,07 25.350.000 18.218.000 7.132.000 -
Ghi chú: Số liệu trung bình của Thạnh Hóa, Tân Hưng, Tân Phước và Tháp Mười. Giá bán: 5.000
đ/kg.
- Phẩm chất gạo: do nhiều yếu tố quyết
định như: giống, môi trường, kỹ thuật canh tác,
công nghệ sau thu hoạch... trong đó giống là
yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng gạo.
Qua kết quả thực hiện nhận thấy: Giống
ĐTM126 có tỷ lệ gạo nguyên đạt cao nhất khi
thu hoạch ở giai đoạn 95% độ chín là 53,5%
(Hè Thu) và 60,5% (Đông Xuân); tỷ lệ gạo
nguyên đạt thấp hơn khi thu hoạch ở giai đoạn
85% độ chín và 100% độ chín.
3.3. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến
năng suất lúa
- Năng suất: Ở công thức bón 80-90N
(nền 80P2O5-60K2O) năng suất trung bình đạt
cao nhất 8,62-8,78 T/ha (Đông Xuân) và 5,43-
5,60 T/ha (Hè Thu). Ở công thức bón 60N
năng suất 7,43 T/ha và công thức bón 100N
năng suất có xu hướng giảm 8,39T/ha. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Lẫm, 1994. Cây lúa nếu thiếu đạm, lá vàng,
nhỏ, đẻ ít, bông nhỏ, nhưng nếu quá nhiều đạm
lúa sẽ lốp đổ, sâu bệnh nhiều, hạt lép.
- Hiệu quả kinh tế: Ở công thức bón đạm
từ 80-90 N, lợi nhuận/ha trung bình đạt cao
nhất, từ 24.693.000-25.682.000 đ/ha (Đông
Xuân) và 8.932.000-9.593.000 đ/ha (Hè Thu)
tăng hơn công thức bón 100N là 5,70-9,93%
(Đông Xuân ) và 16,58-25,20% (Hè Thu).
Bảng 5. Năng suất và hiệu quả kinh tế ở các liều lượng đạm, vụ ĐX 2013-2014
Công thức Năng suất
(T/ha)
Tổng thu
(đ/ha)
Tổng chi
(đ/ha)
Lợi nhuận
(đ/ha)
Lợi nhuận so với đ/c
(%)
60 N 7,43 37.150.000 17.831.000 19.319.000 -17,31
70 N 7,52 37.600.000 18.029.000 19.571.000 -16,23
80 N 8,78 43.900.000 18.218.000 25.682.000 9,93
90 N 8,62 43.100.000 18.407.000 24.693.000 5,70
100 N (đ/c) 8,39 41.950.000 18.588.000 23.362.000 -
Ghi chú: Số liệu trung bình của Thạnh Hóa, Tân Hưng, Tân Phước và Tháp Mười. Giá bán: 5.000
đ/kg.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
422
Bảng 6. Năng suất và hiệu quả kinh tế ở các liều lượng đạm, vụ Hè Thu 2014
Công thức Năng suất
(T/ha)
Tổng thu
(đ/ha)
Tổng chi
(đ/ha)
Lợi nhuận
(đ/ha)
Lợi nhuận so với đ/c
(%)
60 N 4,70 23.500.000 17.831.000 5.669.000 -26,01
70 N 5,08 25.400.000 18.029.000 7.371.000 -3,80
80 N 5,43 27.150.000 18.218.000 8.932.000 16,58
90 N 5,60 28.000.000 18.407.000 9.593.000 25,20
100 N (đ/c) 5,25 26.250.000 18.588.000 7.662.000 -
Ghi chú: Số liệu trung bình của Thạnh Hóa, Tân Hưng, Tân Phước và Tháp Mười. Giá bán: 5.000
đ/kg.
3.4. Ảnh hưởng của thời kỳ bón phân đến
năng suất lúa
- Năng suất: Xác định thời điểm bón
phân cho lúa cũng rất quan trọng. Khi cây còn
nhỏ cần chất dinh dưỡng để sinh trưởng và
phát triển tốt. Bón phân đón đòng kịp thời và
đầy đủ giúp đòng to, bông to là tiền đề đạt
năng suất cao.
Bón phân 4 đợt (8-10, 18-20, 38-40 và
53-55 NSS), năng suất trung bình đạt cao nhất
8,62 T/ha, cao hơn công thức bón phân 3 đợt, 5
đợt và 6 đợt.
- Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận trung bình
ở công thức bón phân 4 đợt đạt cao nhất
24.732.000-24.762.000 đ/ha, tăng hơn công
thức bón 3 đợt (8-10, 18-20, 38-40 NSS) là
0,12%.
3.5. Xây dựng mô hình
So sánh mô hình canh tác giống lúa
ĐTM126 với giống lúa trong sản xuất đại trà
IR50404, nhận thấy: Năng suất ĐTM126 đạt từ
8,0-9,6 T/ha (Đông Xuân) và 4,8-5,5 T/ha (Hè
Thu), lúa ít sâu bệnh hơn giống lúa IR50404 đã
nhiễm rầy nâu, đạo ôn. Ngoài ra, chất lượng
gạo tốt hơn, vì vậy giá bán cao hơn giống
IR50404 từ 400-500 đ/kg, vì vậy lợi nhuận
cũng cao hơn giống IR50404.
3.6. Kết quả phát triển giống ĐTM126 ngoài
sản xuất
3.6.1. Xây dựng mô hình “Liên kết sản xuất
và bao tiêu giống lúa ĐTM126”
Mô hình này có sự tham gia của 4 nhà:
nhà Khoa học, Nhà nước, nhà Doanh nghiệp
(Công ty TNHH Lương thực-Thực phẩm Long
An) và nhà nông.
a. Xã Thạnh An (Thạnh Hóa, Long An):
-Vụ Đông Xuân 2013-2014: Xây dựng
mô hình với diện tích là 170 ha, năng suất lúa
tươi đạt trung bình 0,94 T/ha, lợi nhuận trong
mô hình đạt 27.959.000 đồng/ha cao hơn so
với ruộng trồng giống đối chứng (IR50404) là
6.867.000 đồng/ha.
- Vụ Hè Thu 2014: diện tích là 250 ha,
năng suất mô hình đạt từ 4,5-5,5 T/ha, cao hơn
200 kg so với các hộ canh tác giống lúa IR
50404, lợi nhuận đạt từ 5.204.000-9.854.000
đ/ha, tăng hơn hộ canh tác giống IR50404 là
930.000-1.500.000 đ/ha.
- Vụ Thu Đông 2014: diện tích là 300 ha,
năng suất mô hình đạt từ 5,0-6,3 tấn/ha cao hơn
150-200 kg so với các hộ canh tác giống lúa IR
50404, lợi nhuận đạt 8.890.000-
15.455.000đ/ha, tăng hơn hộ canh tác giống
IR50404 là 3.345.000-3.595.000 đ/ha.
-Vụ Đông Xuân 2014-2015 và Hè Thu
2015: Nông dân xã Thạnh An tiếp tục canh tác
giống ĐTM126 với diện tích mỗi vụ khoảng
300 ha.
b. Xã Hưng Thạnh (Tháp Mười, Đồng
Tháp): vụ Hè Thu 2015 với diện tích trên 60 ha.
3.6.2. Phát triển giống lúa ĐTM126 ngoài sản
xuất (không bao tiêu)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
423
Bảng 7. Kết quả phát triển giống ĐTM 126 ngoài sản xuất (không bao tiêu)
TT Nội dung Vụ Địa điểm Diện tích
(ha)
1 Kết hợp với UBND xã Hè Thu 2015 và
Thu Đông 2015
xã Thạnh Hòa, Tân Phước,
Tiền Giang
50
2 Kết hợp với Công ty Công nghệ
Nông thôn RT
Hè Thu 2015 huyện Vĩnh Lợi và Giá
Rai (Bạc Liêu)
40
3 Kết hợp với Công ty TNHH Phát
triển Nông nghiệp Phương Nam
Thu Đông 2015 tỉnh Đắk Nông 70
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Lượng giống sạ để đạt năng suất và lợi
nhuận cao là 120 kg/ha.
- Thời gian thu hoạch tốt nhất ở giai đoạn
95% độ chín.
- Liều lượng bón đạm/ha để đạt năng
suất và lợi nhuận cao ở công thức 80-90 N+
80P2O5 + 60K2O
- Số đợt bón phân thích hợp nhất là bón 4
đợt.
4.2. Đề nghị
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT
tiếp tục tạo điều kiện để phát triển nhanh giống
ĐTM126 vào trong sản xuất.
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Vụ Khoa học, Công nghệ & Môi
trường - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp kinh
phí thực hiện Dự án “Sản xuất thử nghiệm 2
giống lúa ngắn ngày ĐTM 126 và ĐTM 192
cho vùng Đồng Tháp Mười”, năm 2013-2015.
- Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười,
Viện KHKTNN miền Nam, Viện KHNN Việt
Nam đã tạo điều kiện để thực hiện dự án này.
- Cám ơn các CBKH của Trung tâm
NCPTNN Đồng Tháp Mười và Trung tâm
Khuyến nông 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và
Đồng Tháp đã nhiệt tình phối hợp trong suốt
quá trình triển khai dự án.
- Cám ơn lãnh đạo các địa phương, Công
ty Công nghệ Nông thôn RT, Công ty TNHH
Phát triển Nông nghiệp Phương Nam và bà con
nông dân trong việc phát triển mạnh giống
ĐTM 126 ra sản xuất.
- Cám ơn Công ty TNHH Lương thực -
Thực phẩm Long An đã bao tiêu sản phẩm để
nông dân mạnh dạn canh tác giống ĐTM 126,
nhằm từng bước thay thế dần giống lúa
IR50404.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Viết Cường, 2010. Báo cáo kết quả
nghiên cứu, lai tạo, khảo nghiệm giống lúa
ĐTM126, ĐTM192. Báo cáo công nhận
giống sản xuất thử theo QĐ số 630/QĐ-TT-
CLT do Cục trưởng Cục trồng trọt quyết
định ngày 23/12/2010.
2. Nguyễn Thị Lẫm (1994). Nghiên cứu ảnh
hưởng của đạm đến sinh trưởng phát triển và
năng suất của một số giống lúa. Viện KHKT
NN Việt Nam, Hà Nội.
ABSTRACT
Findings and development of the DTM 126 rice variety
Rice is one of the crops that have the most abundant variety structure. However, rice varieties
which adapt well and stable under cropping system on acid sulphate soils, the soils with many
constraints, is very little. The DTM 126 rice variety has been selected and bred in the Center for
Research and Agricultural Development in Dong Thap Muoi. This is a short-time variety with high yield
and good quality. However, in order to develop a sustainable production, it would be needed to build
up a particularly intensive process for this variety. The findings showed that sowing density of 120
kg/ha gave the highest yield and efficiency; the harvesting time at 95% maturity obtained the highest
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
424
yield and more than 50% of full milled rice ratio. With the same doses (kg/ha) of 80 P2O5 and 60 K2O,
the application of 80-90 kgN/ha gave higher yields and profits than that of 60, 70 and 100 kgN/ha.
Higher yield and profit were also found in the treatment of four-time fertilizer application (8 - 10; 18 -
20; 38 - 40 and 53 - 55 days after sowing). Demonstrations also showed that the DTM 126 variety
gave an average yield of 8.70 tones/ha and a profit of 23.422.000 VND/ha, higher than the control
(IR50404 variety) from 5.45% and 38.2 %, respectively.
Keywords: rice varieties, profits, yield, fertilizer, Winter-Spring, Summer-Autumn.
Người phản biện: TS. Phạm Ngọc Thạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_212_8102_2130530.pdf