Kết quả nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sớm phs - 2 tại Hưng Yên

Tài liệu Kết quả nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sớm phs - 2 tại Hưng Yên: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 600 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG NHÃN CHÍN SỚM PHS - 2 TẠI HƯNG YÊN Nguyễn Thị Bích Hồng1, Trịnh Khắc Quang2, Ngô Hồng Bình 1 Viện Nghiên cứu Rau quả 2Viện KHNN Việt Nam TÓM TẮT Trong thời gian 2007 - 2011, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên tiến hành điều tra tuyển chon, bình tuyển cây đầu dòng các giống nhãn chín sớm tại Hưng Yên. Kết quả đã chọn ra được 7 dòng nhãn có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian thu hoạch từ 15 - 30/7, trong đó giống PHS - 2 có nhiều đặc điểm nổi trội về chất lượng và thời gian thu hoạch. Kết quả khảo nghiệm giống nhãn PHS - 2 tại Khoái Châu cho thấy: Giống nhãn chín sớm PHS - 2 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, quả có dạng hình tròn, cân đối, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có mầu nâu sáng. Khối lượng quả trung bình đạt >12 gam/quả, tỷ lệ cùi đạt >66%, độ Brix đạt 21,1%, vị ngọt, thơm, cùi giòn, ráo n...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sớm phs - 2 tại Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 600 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG NHÃN CHÍN SỚM PHS - 2 TẠI HƯNG YÊN Nguyễn Thị Bích Hồng1, Trịnh Khắc Quang2, Ngô Hồng Bình 1 Viện Nghiên cứu Rau quả 2Viện KHNN Việt Nam TÓM TẮT Trong thời gian 2007 - 2011, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên tiến hành điều tra tuyển chon, bình tuyển cây đầu dòng các giống nhãn chín sớm tại Hưng Yên. Kết quả đã chọn ra được 7 dòng nhãn có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian thu hoạch từ 15 - 30/7, trong đó giống PHS - 2 có nhiều đặc điểm nổi trội về chất lượng và thời gian thu hoạch. Kết quả khảo nghiệm giống nhãn PHS - 2 tại Khoái Châu cho thấy: Giống nhãn chín sớm PHS - 2 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, quả có dạng hình tròn, cân đối, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có mầu nâu sáng. Khối lượng quả trung bình đạt >12 gam/quả, tỷ lệ cùi đạt >66%, độ Brix đạt 21,1%, vị ngọt, thơm, cùi giòn, ráo nước, rễ tách khỏi hạt. Năng suất trung bình đạt 30,0 kg/cây (sau ghép cải tạo 4 năm), thời gian thu hoạch từ 15 - 25/7. Hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với giống nhãn chín chính vụ đối chứng, lãi thuần đạt 266 - 299 triệu đồng/ha. Từ khóa: Nhãn chín sớm, giống PHS-2, ghép cải tạo, năng suất, tỉnh Hưng Yên. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) là cây ăn quả quen thuộc với người Việt Nam, do có khả năng thích ứng rộng, nên hiện nay cây nhãn đã được phát triển hầu hết ở các tỉnh trong cả nước. Mặc dù diện tích và sản lượng nhãn ở Việt Nam chiếm tỷ lệ đáng kể so với một số chủng loại cây ăn quả khác, nhưng để đưa cây nhãn trở thành cây hàng hóa có giá trị cao, cần phải có bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch và kỹ thuật thâm canh tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Các giống hiện nay đang được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu vẫn là các giống nhãn chín chính vụ (khoảng 92 - 93%), các giống nhãn chín muộn chiếm khoảng 7% và các giống chín sớm chiếm diện tích rất thấp (khoảng 0,05%). Từ năm 2003 tới nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên tiến hành điều tra, tuyển chọn, tổ chức các hội nghị bình tuyển giống và kết quả đã tuyển chọn được một số giống nhãn sớm có năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên, để có thể đưa được những giống nhãn này vào sản xuất cần phải có các nghiên cứu khảo nghiệm để đánh giá giống, từ đó công nhận được giống sản xuất thử và giống chính thức để phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sớm tại Hưng Yên” là rất cần thiết, nhằm kịp thời phục vụ cho sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Nguồn vật liệu nghiên cứu, tuyển chọn và khảo nghiệm bao gồm 7 giống nhãn điều tra, thu thập ở Hưng Yên: PHS-1, PHS-2, PHS-3, PHS- 4, PHS-5, PHS-6, PHS-7 và giống nhãn Hương Chi được sử dụng là giống đối chứng. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Điều tra, tuyển chọn giống: được thực hiện ở các vùng nhãn tập trung thuộc các huyện/thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. - Khảo nghiệm cơ bản được bố trí tại: xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Cây trồng từ năm 2002 và được ghép cải tạo năm 2007, theo dõi đánh giá từ 2008 - 2012. - Khảo nghiệm sản xuất được bố trí tại xã Đông Kết và xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Cây ghép trồng từ năm 2007, theo dõi đánh giá từ 2008 - 2015. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, tuyển chọn, thu thập các giống nhãn chín sớm tại Hưng Yên - Khảo nghiệm cơ bản giống nhãn chín sớm PHS - 2 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 601 - Khảo nghiệm sản xuất giống nhãn chín sớm PHS - 2 2.4. Phương pháp nghiên cứu a. Tiêu chí chọn giống - Thời gian thu hoạch: Trước ngày 30/7 (sớm hơn so với nhãn chính vụ ≥ 20 ngày) - Chỉ tiêu về phẩm chất quả: Khối lượng quả >12,0 gam/quả, tỷ lệ phần ăn được: >65%, độ Brix: > 20,0%, cùi ráo, dễ tách. b. Bố trí thí nghiệm * Tuyển chọn giống: Thực hiện theo phương pháp chọn lọc cá thể. * Khảo nghiệm cơ bản: Được thực hiện trên quy mô 0,2 ha tại xã Mai Động, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Thí nghiệm đánh giá so sánh giống nhãn chín sớm PHS - 2 với giống nhãn Hương Chi được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi công thức (một giống) 3 cây và được nhắc lại 6 lần. * Khảo nghiệm sản xuất: Được thực hiện trên quy mô 1,5 ha tại các xã Đông Kết (0,5 ha) và xã Bình Minh, huyện Khoái Châu (1 ha). Giống nhãn khảo nghiệm được trồng từ năm 2007, theo dõi đánh giá từ 2008 - 2015; giống đối chứng là giống nhãn Hương Chi. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tuyển chọn, thu thập giống nhãn chín sớm a. Nguồn gốc, lý lịch các dòng nhãn tuyển chọn Bảng 1: Nguồn gốc, lý lịch các dòng nhãn tuyển chọn TT Tên chủ vườn Địa chỉ Mã số cây Hình thức nhân giống Năm trồng 1 Đỗ Bá Nghĩa Khoái Châu -Hưng Yên PHS - 1 Gieo hạt 1994 2 Chu Văn Vang Khoái Châu-Hưng Yên PHS - 2 Cây ghép 1988 3 Đào Khắc Ỏn Tiên Lữ - Hưng Yên PHS - 3 Gieo hạt 1962 4 Ng. Công Hoan Kim Động - Hưng Yên PHS - 4 Cây ghép 2001 5 Vũ Kim Bảng Tiên Lữ - Hưng Yên PHS - 5 Gieo hạt 1993 6 Bùi Hồng Hy Tiên Lữ - Hưng Yên PHS - 6 Gieo hạt 1960 7 Nguyễn Văn Toàn Tiên Lữ - Hưng Yên PHS - 7 Cây chiết 1992 Năm 2007 và năm 2009, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, tổ chức hội nghị bình tuyển trà nhãn chín sớm của tỉnh Hưng Yên. Kết quả năm 2007 đã chọn được 4 cá thể, năm 2009 bình tuyển được 10 cá thể. Sau khi bình tuyển, các cây nhãn đầu dòng được theo dõi đánh giá ở các năm tiếp theo và các cây nhãn có biểu hiện về năng suất, chất lượng và thời gian thu hoạch không ổn định đã được loại dần. Sau 2 năm tiếp tục theo dõi, 10 cây đã bị loại và 4 cây nhãn có năng suất, chất lượng tốt và thời gian thu hoạch ổn định đã được thu thập và tiếp tục theo dõi, đánh giá. Từ năm 2010 - 2011, Viện Nghiên cứu Rau quả tiếp tục tiến hành điều tra, tuyển chọn tại Hưng Yên và đã tiếp tục tuyển chọn được 3 cây nhãn chín sớm có năng suất cao, chất lượng tốt. b. Đặc điểm về lá và quả của các dòng nhãn tuyển chọn Bảng 2. Các đặc điểm về lá và quả của các dòng nhãn tuyển chọn Mã số cây Đặc điểm lá Đặc điểm quả K. lượng quả (gam) Tỷ lệ cùi (%) PHS-1 Lá màu xanh nhạt, mỏng, hơi bóng, khá phẳng, phần gần cuống lá chét bị lẹm 1 phía Quả tròn, vỏ mỏng, nhẵn, mầu vàng sáng, cùi giòn, hơi ướt 12,2 b 66,8 PHS-2 Lá màu xanh đậm, bóng, phiến lá dày và hơi lượn sóng Quả tròn, vỏ mỏng, nhẵn, có mầu nâu sáng, cùi giòn, ráo 12,2 b 66,7 PHS-3 Lá màu xanh nhạt, dày, không bóng, phiến lá phẳng Quả tròn, vỏ mỏng, nhẵn, có mầu nâu sáng, cùi giòn, ráo 12,0 a 66,0 PHS-4 Lá màu xanh đậm, dày, bề mặt Quả tròn, vỏ mỏng, nhẵn, có mầu 12,1 ab 66,4 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 602 Mã số cây Đặc điểm lá Đặc điểm quả K. lượng quả (gam) Tỷ lệ cùi (%) phiến lá to, lượn sóng. nâu tối, cùi giòn, ráo PHS-5 Lá màu xanh đậm, dày, ít bóng, phiến lá hơi lượn sóng Quả dẹt vỏ dày, nhẵn, có mầu nâu sáng, cùi giòn, hơi ướt 12,0 a 64,6 PHS-6 Lá màu xanh vàng, mỏng, ít bóng, phiến lá hơi lượn sóng Quả tròn, vẹo trôn, vỏ mỏng, nhẵn, cùi hơi dai, ráo 12,2 b 65,3 PHS-7 Lá màu xanh đậm, mỏng, ít bóng, phiến lá hơi lượn sóng Quả tròn, vỏ mỏng, sần, có mầu nâu sáng, cùi giòn, ráo 12,1 ab 64,7 CV(%) 1,35 Các cây nhãn tuyển chọn có các đặc điểm về lá và quả khác nhau không nhiều, riêng cây PHS-1 có đặc điểm về lá rất khác biệt so với các cây nhãn khác, phần gần cuống của lá chét bị lẹm về phía dưới, đây là đặc điểm rất dễ nhận biết của giống này với các giống nhãn khác. Khối lượng quả của các cây nhãn chín sớm không đồng đều, cây PHS-2 có khối lượng quả đạt 12,2 gam/quả và tỷ lệ cùi đạt 66,7%, thuộc nhóm cao nhất trong nhóm nhãn chín sớm. c. Năng suất và thời gian thu hoạch của các dòng nhãn tuyển chọn Bảng 3. Năng suất và thời gian thu hoạch của các dòng nhãn tuyển chọn Mã số cây Năng suất (kg) Thời gian thu hoạch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình 3 năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 PHS - 1 80 145 125 116,7 25/7 22/7 28/7 PHS - 2 120 100 150 123,3 18/7 17/7 21/7 PHS - 3 200 300 250 250,0 20/7 20/7 25/7 PHS - 4 50 80 70 66,7 25/7 22/7 30/7 PHS - 5 95 120 100 105,0 18/7 16/7 23/7 PHS - 6 155 100 160 138,0 20/7 18/7 25/7 PHS - 7 70 100 130 100,0 20/7 20/7 26/7 Hương Chi 10/8 10/8 5/8 Kết quả theo dõi thu được ở bảng 3 cho thấy, năng suất của các dòng nhãn đều khá ổn định qua các năm theo dõi, cây nhãn PHS-2 có năng suất trung bình 3 năm thu được rất cao, đạt 123 kg/cây. Thời gian thu hoạch của các dòng nhãn chín sớm khá ổn định qua 3 năm theo dõi. Cây PHS - 2 luôn có thời gian chín sớm nhất và cây PHS - 1 có thời gian chín muộn nhất trong số những cây tuyển chọn và chín sớm hơn giống nhãn Hương Chi từ 15 - 20 ngày. Như vậy, qua theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm lá, hoa, quả, năng suất và thời gian thu hoạch, chúng tôi thấy, dòng nhãn chín sớm PHS-2 có nhiều ưu điểm nổi trội. Với những ưu điểm như trên, đề tài đã chọn dòng nhãn chín sớm PHS - 2 để khảo nghiệm và công nhận giống. 3.2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản dòng nhãn chín sớm PHS - 2 Bảng 4. Khối lượng quả, năng suất, thời gian thu hoạch của dòng nhãn khảo nghiệm Tên giống Khối lượng quả (gam) Năng suất (kg) Thời gian thu hoạch (ngày/tháng) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 PHS-2 12,1 12,0 25,8 30,7 35,8 30,7 17 - 22/7 20 - 25/7 15 - 20/7 Hương Chi 12,2 12,1 25,4 32,0 37,2 31,5 10 - 15/8 15 - 20/8 5 - 10/8 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 611 Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 4 cho thấy, khối lượng quả của dòng nhãn khảo nghiệm đạt tương đương như giống nhãn đối chứng Hương Chi và đều đạt khá cao (12,0 - 12,2 g/quả). Dòng nhãn khảo PHS - 2 có năng suất khá ổn định trong 3 năm theo dõi và đạt tương đương như giống nhãn Hương Chi, năng suất trung bình 3 năm đạt 30,7 kg/cây. Thời gian thu hoạch của dòng nhãn khảo nghiệm PHS - 2 sớm hơn giống nhãn Hương Chi từ 20 - 25 ngày, thời gian thu hoạch sớm nhất là ngày 15/7 và muộn nhất là ngày 25/7. 3.3. Khảo nghiệm sản xuất dòng nhãn chín sớm PHS - 2 Bảng 5. Khả năng sinh trưởng của dòng nhãn khảo nghiệm Địa điểm Tên giống Cây 2 năm tuổi Cây 4 năm tuổi Cao cây (m) ĐK tán (m) ĐK gốc (cm) Cao cây (m) ĐK tán (m) ĐK gốc (cm) Xã Bình Minh PHS - 2 1,48 1,34 6,5 2,25 2,30 12,9 Hương Chi 1,45 1,37 6,4 2,27 2,31 13,2 Xã Đông Kết PHS - 2 1,52 1,41 7,0 2,19 2,29 13,0 Hương Chi 1,47 1,38 6,5 2,20 2,34 13,1 Khả năng sinh trưởng của dòng PHS - 2 được thể hiện qua các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính tán và chu vi gốc, các chỉ tiêu này đạt tương đương như giống nhãn đối chứng Hương Chi sau 2 năm và 4 năm trồng. Điều đó cho thấy, dòng nhãn PHS - 2 có khả năng sinh trưởng tốt ở cả hai địa điểm khảo nghiệm. Bảng 6. Các chỉ tiêu về quả của dòng nhãn trồng khảo nghiệm Năm Địa điểm Tên giống/dòng Khối lượng quả (gam) Tỷ lệ cùi (%) Độ Brix (%) Năng suất (kg/cây) Thời gian thu hoạch 2013 Xã Bình Minh PHS - 2 12,1 66,5 21,0 41,0 17 - 20/7 Hương Chi 12,1 67,7 21,5 40,4 15 - 20/8 Xã Đông Kết PHS - 2 12,0 66,4 21,1 40,0 15 - 20/7 Hương Chi 12,1 67,8 21,7 40,5 15 - 20/8 2014 Xã Bình Minh PHS - 2 12,0 66,6 21,1 37,7 20 - 25/7 Hương Chi 12,1 67,4 21,6 38,0 15 - 20/8 Xã Đông Kết PHS - 2 12,0 66,3 20,6 35,5 20 - 25/7 Hương Chi 12,0 67,4 21,4 36,0 15 - 20/8 2015 Xã Bình Minh PHS - 2 12,0 66,4 20,1 40,2 15 - 20/7 Hương Chi 12,1 67,6 21,0 37,2 5 - 10/8 Xã Đông Kết PHS - 2 12,0 66,7 20,2 41,6 15 - 20/7 Hương Chi 12,1 67,4 21,0 38,3 5 - 10/8 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về quả 3 năm (2013 - 2015) cho thấy, tất cả các chỉ tiêu về quả, năng suất của dòng nhãn khảo nghiệm đều khá ổn định ở các điểm khảo nghiệm và đạt tương đương như giống nhãn Hương Chi, nhưng thời gian thu hoạch có sự chênh lệch rõ rệt. Dòng nhãn khảo nghiệm PHS-2 có thời gian thu hoạch sớm hơn giống nhãn Hương Chi từ 20 - 25 ngày và dao động từ khoảng từ 15/7 đến 25/7. Sau khi trừ chi phí, lãi thuần của dòng nhãn trồng khảo nghiệm cả 3 năm đều đạt cao hơn so với giống nhãn Hương Chi; do giống nhãn khảo nghiệm chín sớm hơn nên giá bán cao hơn từ 1,8 - 2 lần. Lãi thuần của dòng nhãn khảo nghiệm trung bình đạt từ 266 - 299 triệu đồng/ha, cao gấp 2 - 3 lần giống nhãn đối chứng (đạt từ 90 - 120 triệu đồng/ha). Dòng nhãn chín sớm PHS-2 đã được báo cáo đề nghị công nhận giống cho sản xuất thử tại Hội đồng Khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015 và được đặt tên là giống nhãn chín sớm PHS-2. 603 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 604 Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của dòng nhãn trồng khảo nghiệm Năm Tên giống/dòng Năng suất (tấn/ha) Đơn giá (đ/kg) Tổng thu (1.000đ) Tổng chi phí (1.000đ) Lãi thuần (1.000đ/ha) 2013 PHS - 2 12,3 30.000 369.000 70.000 299.000 Hương Chi 12,1 15.000 181.500 70.000 111.500 2014 PHS - 2 11,3 30.000 339.000 73.000 266.000 Hương Chi 11,4 17.000 193.800 73.000 120.800 2015 PHS - 2 12,0 30.000 360.000 75.000 285.000 Hương Chi 11,1 15.000 166.500 75.000 91.500 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Đề tài đã điều tra đánh giá và thu thập được 7 dòng/giống nhãn chín sớm tại Hưng Yên, các cây đều có khối lượng quả lớn, mã quả đẹp và độ Brix đạt cao, thời gian thu hoạch từ 15 - 30/7. Trong 7 dòng/giống nhãn chín sớm được tuyển chọn, giống nhãn PHS - 2 có nhiều đặc điểm nổi trội về: Tỷ lệ cùi, chất lượng cùi, năng suất và thời gian thu hoạch. 2. Trong các dòng nhãn chín sớm tuyển chọn, ở giai đoạn khảo nghiệm cơ bản, dòng nhãn chín sớm PHS - 2 có quả dạng hình tròn, cân đối, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có mầu nâu sáng. Khối lượng quả trung bình đạt >12 gam/quả, tỷ lệ cùi đạt > 66%, độ Brix đạt 21,1%, cùi màu trắng trong, có hương thơm, giòn, ráo nước và rễ tách khỏi hạt. Năng suất trung bình đạt 30,0 kg/cây (sau ghép cải tạo 4 năm), thời gian thu hoạch từ 15 - 25/7. 3. Ở giai đoạn khảo nghiệm sản xuất, năng suất dòng nhãn chín sớm PHS - 2 tại các điểm khảo nghiệm đạt trung bình 39,0 kg/cây (cây 8 tuổi), ổn định qua 3 năm theo dõi; chất lượng tốt, tỷ lệ cùi cao (66,3-66,6%); thời gian thu hoạch từ 15 - 25/7 (sớm hơn so với giống đối chứng 20-25 ngày). Dòng nhãn chín sớm PHS - 2 sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với giống đối chứng (nhãn Hương Chi), lãi thuần đạt 266 - 299 triệu đồng/ha. 4.2. Đề nghị Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống nhãn chín sớm PHS - 2 là giống cho sản xuất thử tại Hưng Yên và một số vùng Đồng bằng sông Hồng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Mạnh Hải (2005). Báo cáo kết quả nghiên cứu, tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín muộn HTM - 1, Viện Nghiên cứu Rau quả, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Bích Hồng và ctv (2013). Nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sớm tại Hưng Yên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 3 (42), Trang 63 - 72. 3. Trần Văn Khởi, Đào Xuân Thảng (2000), Kết quả bước đầu tuyển chọn giống nhãn, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, Số 4, Trang 164 - 165. 4. Trần Thế Tục, Nguyễn Thị Bích Hồng (2000). Một số kết quả điều tra cây nhãn ở hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Rau quả, Viện Nghiên cứu Rau quả, Số 4, Trang 19 - 22. 5. Quang zhou (2000). 1st international symposium on litchi and longan, China, June, pp 19 - 23. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 605 ABSTRACT Results of selecting and testing of early longan variety PHS - 2 in Hung Yen province Nguyen Thi Bich Hong, Ngo Hong Binh Fruit and Vegetable Research Institute A study on the investigation and selection of early longan elit individuals grown in Hung yen province was conducted by he Fruit and Vegetable Research Institute in collaboration with the Department of Agriculture and Rural Development of Hung Yen during 2007-2011. As a result, 7 elite lines of high yield, good quality, harvested from 15th to 30th, July were screened out, of which PHS-2 owned good characteristics in terms of quality and harvesting time. Results obtained from plot demonstration implemented in Khoai Chau district showed that PHS-2 had vigorous growth and development with round fruit, smoothly thin skin, light brown when ripen, mean fruit weight of 12g up, pulp rate of > 66%, brix of 21.1% , sweet taste, fragrance, crispy. Fruit yield of a 4 years top –worked tree reached 30.0 kg / tree with harvested from 15 – 25 July the benefit earned by growers was 2-3 times higher than the control variety, net return of VND 266-299 million/ha. Keywords: Early longan, PHS-2 variety, topworking, yield, Hung Yen province. Người phản biện: TS. Nguyễn Quốc Hùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_165_6047_2130483.pdf
Tài liệu liên quan