Kết quả nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến

Tài liệu Kết quả nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU CHO CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG CHÈ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN TS. Nguyễn Văn Toàn, TS. Nguyễn Thị Minh Phương, ThS. Phùng Lệ Quyên, KS. Chử Ngọc Oánh Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc SUMMARY The research results on creating starting materials for the tea breeding by mutation methods When treated with physics agents on germinated tea seeds, ungerminated seeds, and cutting stems, the higher dose of treatment was, the less servive rate, plants height, number of leaf, and stem diameter both in the nursery and the field were. Treated cutting stems were impacted larger than treated seeds. When increasing treated dosage the mutation frequency is increased. When applying chemical treatment on seeds and cutting stems, there was little effect on survival rate and growth of tea plants as well as the morphological changes. The effect of different levels of treatment does was not significa...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU CHO CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG CHÈ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN TS. Nguyễn Văn Toàn, TS. Nguyễn Thị Minh Phương, ThS. Phùng Lệ Quyên, KS. Chử Ngọc Oánh Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc SUMMARY The research results on creating starting materials for the tea breeding by mutation methods When treated with physics agents on germinated tea seeds, ungerminated seeds, and cutting stems, the higher dose of treatment was, the less servive rate, plants height, number of leaf, and stem diameter both in the nursery and the field were. Treated cutting stems were impacted larger than treated seeds. When increasing treated dosage the mutation frequency is increased. When applying chemical treatment on seeds and cutting stems, there was little effect on survival rate and growth of tea plants as well as the morphological changes. The effect of different levels of treatment does was not significant. From the source materials, 100 individuals were created under mutagens and sexual hybrids selected with mutations (including physics agent treated seeds:50 individuals were selected; 30 individuals of high quality tea varieties were selected by the hybrid isolated mutant clones each; 20 individuals were selected from the isolated mutant clones with free pollination. Since then 12 most outstanding individuals were chosen with precious characteristics such as good quality green tea individuals: ĐBK2, ĐBK1, ĐBTtd205, ĐBTtd208; good quality black tea individuals: ĐBP17, ĐBTL219, ĐBPL278, ĐBTtd405; and high yield individuals: ĐBK2, ĐBTL252, ĐBT5, ĐBK1. Keywords: Material, tea, mutation, breeding. I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Đến nay Việt Nam có diện tích trên 130 nghìn ha chè. Năng suất chè bình quân 7,3 tấn búp/ha tương đương năng suất bình quân chè thế giới. Giá bình quân khoảng 1.378 USD/tấn, chỉ bằng 50 - 70% so với giá bình quân trên thế giới. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta chưa đủ giống tốt, đặc biệt là giống có chất lượng cao để cung cấp cho sản xuất. Hiện nay, ở nước ta chưa có giống chọn tạo trong nước có thể chế biến được chè ôlong chất lượng cao. Chúng ta đã nhập nhiều giống từ Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan và Nhật Bản vào Việt Nam. Song những giống cho chất lượng chè xanh và ôlong cao, đa phần là sinh trưởng yếu và sâu bệnh nhiều, không thể phát triển được. Để công tác chọn tạo giống chè mới đạt hiệu quả cao cần thiết phải có nguồn vật liệu khởi đầu phong phú. Tuy nhiên, hiện nay chọn giống chè ở Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Thiệp. Việt Nam chủ yếu dựa vào 2 nguồn chính là từ hạt lai hữu tính và từ nguồn giống thu thập trong và ngoài nước, còn nguồn vật liệu khởi đầu từ phương pháp gây đột biến mới được quan tâm nhưng ở mức độ chưa nhiều. Trong những năm vừa qua chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến còn hạn hẹp cả về chiều rộng và chiều sâu, mặc dù phương pháp này có thể tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu với số lượng lớn cũng như nguồn biến dị rất phong phú. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống chè bằng phương pháp đột biến” để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Hạt và hom của 4 giống chè: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Shan Chất Tiền, Trung Du. - Các cá thể được tạo ra từ tác nhân gây đột biến và bằng phương pháp lai hữu tính. - Các dòng chè được chọn tạo ra bằng phương pháp gây đột biến từ giai đoạn trước 606 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất gồm các dòng: TRI777-0.8, TRI777-2.0, TRI777-4.0, TRI777-5.0, TRI777-3.5.2 TRI777- 3.5.1, PH1-1.0, PH1-2.0, PH1-5.0, PH1-5.1, PH1-5.2, PH1 (Đ/C), TRI777 (Đ/C). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu - Đối với mẫu hạt: Thu quả vào tháng 10 - 11, chọn hạt tốt theo phương pháp trọng lượng (thả vào nước, lấy hạt chìm, bỏ hạt nổi). Tạo hạt đang nảy mầm bằng cách ủ trong cát ẩm dày 20cm, độ ẩm cát 70 - 75%. - Đối với mẫu hom giống: Thu mẫu vào tháng 11, chọn cành bánh tẻ, lấy hom ở vị trí giữa cành. Hom dài 3 - 4cm, có 1 lá, một mầm dài < 1cm, trường hợp lá quá to có thể cắt bỏ bớt. 2.2.2. Phương pháp xử lý đột biến - Mẫu hạt, hom chè được xử lý ngắn hạn bằng bức xạgma (nguồn Co60) có năng lượng tia chiếu 133 MeV (Mega electron Von), với máy chiếu xạ có buồng chiếu tối đa là 114,16cm2. Với liều lượng từ 1 đến 5Kr đối với hạt chưa nảy mầm và hom, từ 0,5 - 3,5Kr đối với hạt đang nảy mầm. - Hóa chất Ethyl methanesulfonate nồng độ từ 5 - 500 phần vạn đối với hạt chưa nảy mầm và hom. Nồng độ từ 5 - 450 phần vạn đối với hạt đang nảy mầm. Phương pháp tiến hành xử lý hóa chất: pha hóa chất theo các nồng độ đã định sau đó ngâm mẫu hạt và hom vào hóa chất trong thời gian từ 3 - 5 phút, vớt ra om (ủ) trong thời gian 4 - 5giờ, rồi rửa bằng nước cất 3 lần, tiến hành gieo hạt hoặc giâm hom trong vườn nhân giống. 2.2.3. Phương pháp lai - Sử dụng phương pháp lai đơn (a × b), lai thuận nghịch (a × b) (b × a), khử đực và dùng bao cách ly từng hoa riêng biệt. - Phương pháp chọn lọc dựa trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng và phát triển của cây chè con. - Các thí nghiệm về so sánh và khảo nghiệm giống được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu - Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học thông dụng và phân tích phương sai trên phần mềm Excel và IRRISTAT 5.0. - Đánh giá sự đa dạng di truyền xử lý theo phần mềm NTSYSpc 2.1 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng tác nhân vật lý đến sinh trưởng của cây chè con khi xử lý trên hạt và hom chè 3.1.1. Trên hạt nảy mầm Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây chè con sau khi trồng 3 tuổi (bảng 1) cho thấy: Ở các CT1, CT2 và CT3I tác nhân vật lý có tác động kích thích sự sinh trưởng chiều rộng tán, từ CT4 đến CT5 khi liều lượng tăng thì có chiều rộng tán lại nhỏ đi. Bảng 1. Ảnh hưởng của tác nhân vật lý đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và tần số đột biến của các giống chè xử lý trên hạt nảy mầm (3 tuổi) Phúc Vân Tiên Kim Tuyên Trung Du Shan CT Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến% Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến% Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến (%) Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến (%) CT1 92,5 80,5 10 81,9 85,6 12 85,7 67,5 10 85,2 83,7 20 CT2 91,5 81,6 12 83,2 87,0 12 87,1 68,3 6 87,1 84,5 20 CT3 90,7 82,3 10 78,7 83,5 18 86,5 65,5 6 82,1 85,8 22 CT4 90,5 79,5 10 79,2 81,5 20 81,0 58,3 8 84,5 80,4 22 CT5 85,3 73,2 12 75,5 80,6 14 82,5 55,7 12 78,2 76,8 22 CT6 83,7 72,1 18 71,3 78,5 16 81,6 57,0 20 78,6 77,5 18 CT7 82,3 70,5 58 70,6 75,0 32 82,0 53,5 24 78,0 78,1 26 Đ/C 88,5 74,9 10 75,8 80,1 18 83,0 58,1 6 81,3 77,5 12 Trung bình 88,13 76,83 13,7 77,03 81,48 8,2 83,68 60,49 10,8 81,88 80,54 10,9 CV (%) 9,4 8,3 4,3 8,5 9,5 2,6 7,4 8,5 2,2 8,3 7,5 3,8 LSD.05 2,3 3,3 10 2,5 3,3 12 3,1 3,5 10 3,7 3,4 20 Ghi chú: CT1 - 0,5Kr; CT2 - 1,0Kr; CT3 - 1,5Kr; CT4 - 2,0Kr; CT5 - 2,5Kr; CT6 - 3,0Kr; CT7 - 3,5Kr, CT Đ/C- Không xử lý. 607 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Điều đó cũng khẳng định rằng khi chiếu xạ với liều lượng nhỏ 0,5 - 2,0Kr thì có tác động kích thích sự sinh trưởng chiều rộng tán, khi tăng liều lượng lên thì có tác động ngược lại. Như vậy muốn tạo cho cây chè sinh trưởng khoẻ chỉ nên xử lý tiagma ở liều lượng nhỏ hơn 2,0Kr sẽ tác động tích cực đến sự sinh trưởng của cây như: Chiều cao, chiều rộng cũng như các chỉ tiêu đường kính thân, số cành các cấp, nếu xử lý liều lượng cao trên 2,0Kr thì có tác động tiêu cực đối với sự sinh trưởng của cây. Về tần số đột biến khi xử lý vật lý nguồn Co60 lên hạt chè nảy mầm trên tất cả các giống, khi liều lượng xử lý tăng thì tần số đột biến tăng lên, đều đạt cao nhất ở CT7 (xử lý với liều lượng 3,5Kr) tuy nhiên chúng ta nhận thấy tỷ lệ sống của CT7 rất thấp và các cây còn sống mang nhiều biến dị. Vì vậy khi xử lý vật lý trên hạt nẩy mầm chỉ nên xử lý ở liều lượng từ 0,5 - 3,0Kr để tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu phong phú cho công tác chọn tạo giống. 3.1.2. Trên hạt chưa nẩy mầm Bảng 2. Ảnh hưởng của tác nhân vật lý đến khả năng sinh trưởng của giống chè (3 tuổi) Phúc Vân Tiên Kim Tuyên Trung Du Shan CT Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến% Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến% Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến (%) Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Tần số đột biến (%) CT1 90,5 a 73,5 ab 14 79,9 a 72,6 ab 12 84,5 ab 62,5 ab 14 84,6 ab 82,7 ab 10 CT2 89,1 ab 75,6 a 12 80,2 a 76,0 a 10 86,1 a 65,3 a 14 86,2 a 84,5 a 12 CT3 83,7 bc 72,3 ab 14 75,7 b 73,5 ab 12 82,5 ab 59,5 b 12 82,1 b 83,8 a 8 CT4 85,5 b 72,9 ab 14 77,2 ab 70,5b 14 83,4 ab 61,3 ab 14 83,5 ab 79,4 b 10 CT5 84,6 bc 70,1 b 16 71,5 c 68,6 bc 28 81,5 b 57,7 bc 10 77,2 c 80,8 ab 10 CT6 80,7 c 67,2 bc 22 73,3 bc 69,5 bc 20 82,6 ab 59,0 b 14 78,6 c 76,5 bc 10 CT7 81,3 bc 68,7 bc 36 68,6cd 65,0 c 30 79,6 bc 52,5 c 30 78,1c 77,1 bc 14 CT8 79,2 c 65,5c 32 66,8d 66,1c 24 80,5 b 54,1 c 46 76,1c 73,5 c 42 CT9 78,5 c 63,4 c 46 67,0 d 62,5 c 28 76,1 c 50,0 c 32 76,5 c 74,5 c 28 Đ/C 81,2 bc 67,5 bc 12 70,5 c 70,5 b 10 81,0 b 54,5 c 14 77,5 76,0 bc 8 CV (%) 6,4 7,5 10,3 7,2 8,9 7,1 9,5 8,6 8,5 9,7 8.6 8,9 LSD.05 4,5 3,8 4,,0 3,4 4,3 2,3 4,3 4,5 2,8 3,3 4,2 4,1 Ghi chú: CT1 - 1,0Kr; CT2 - 1,5Kr; CT3 - 2,0Kr; CT4 - 2,5Kr; CT5 - 3,0Kr; CT6 - 3,5Kr; CT7 - 4,0Kr; CT8 - 4,5Kr; CT9 - 5,0Kr, CT Đ/C- Không xử lý. Khi liều lượng xử lý thấp từ 1,0 đến 3,0Kr không ảnh hưởng có hại đến sức sống của cây, khi liều lượng tăng lên trên 3,0Kr có tác hại đến sức sống của cây. Khi liều lượng xử lý thấp dưới 3,5Kr tần số đột biến chỉ tương đương đối chứng. Khi tăng liều lượng xử lý lên 4,0 - 5,0Kr tần số đột biến đã tăng nhảy vọt gấp 1,5 hoặc 2 lần so với đối chứng. Như vậy ở các liều lượng 4,0 - 5,0Kr sẽ tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu phong phú cho công tác chọn tạo giống. Dưới tác động của tác nhân vật lý đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của các cá thể khi trồng ra đồi. Chiều cao cây trên tất cả các giống khi liều lượng xử lý càng cao chiều cao cây càng giảm. Theo dõi sự biến đổi hình thái khi xử lý tác nhân vật lý trên hạt chúng tôi có một số nhận xét, Trên tất cả các giống đều có những biến đổi sau: - Biến đổi về hình thái lá: Lá trứng, hình elip, thuôn dài, hình không xác định, chóp lá chia đôi, răng cưa sắc, lá mọc đối, biến dạng mép lá ăn sâu vào gân chính, chóp lá hình trái tim nhưng sự biến đổi chủ yếu xảy ra ở các lá gần gốc. - Màu sắc: Khảm lá màu xanh vàng ở mép lá, búp tím, tím hồng, có cây bạch tạng cả cây, có cây tím cả cây. - Có hiện tượng đa phôi ở hầu hết các công thức thí nghiệm. - Khi trồng ra đồi chúng tôi quan sát thấy có hiện tượng màu sắc hoa biến đổi; từ màu trắng sữa sang màu phớt hồng khi xử lý vật lý trên hạt giống Phúc Vân Tiên chưa nẩy mầm ở liều xạ 1,5Kr. 3.1.3. Trên hom chè Trong giai đoạn vườn ươm xử lý tác nhân vật lý trên hom chè ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của các giống. Khi xử lý ở liều lượng càng cao thì chiều cao cây, số lá, đường kính thân càng giảm. Trên tất cả các giống khi xử lý với liều lượng trên 3Kr ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của các giống. 608 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Bảng 3. Ảnh hưởng của tác nhân vật lý khi xử lý trên hom đến khả năng sinh trưởng của các giống chè (Sau trồng 12 tháng) Phúc Vân Tiên Kim Tuyên Trung Du Shan CT Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống CT1 70,2 0,71 83,3 46,8 0,63 90,2 40,8 0,63 80,6 48,4 0,65 70,8 CT2 63,4 0,72 73,3 42,8 0,63 61,1 38,6 0,53 72,1 42,0 0,49 60,0 CT3 67,0 0,66 66,7 43,0 0,60 60,0 32,3 0,62 63,2 39,0 0,66 45,8 CT4 60,4 0,57 46,7 35,2 0,51 45,7 28,7 0,40 45,7 38,0 0,54 44,4 CT5 59,5 0,52 33,3 25,6 0,42 28,7 23,8 0,35 20,3 33,7 0,45 37,6 Đ/C 65,1 0,61 90,5 50,5 0,60 85,6 65,7 0,71 85,7 50,5 0,65 78,2 CV (%) 8,3 10,7 8,6 11,1 11,5 10,6 11,6 LSD.05 3,2 4,1 3,6 5,9 3,1 5,1 4,5 Ghi chú: CT1 - 1,0Kr; CT2 - 1,5Kr; CT3 - 2,0Kr; CT4 - 2,5Kr; CT5 - 3,0Kr; CT6 - 3,5Kr; CT7 - 4,0Kr; CT8 - 4,5Kr; Ct9 - 5,0Kr, CT Đ/C: Không xử lý. Đánh giá sinh trưởng của các cá thể sau trồng 12 tháng cho thấy: Trong các giống xử lý thì giống Phúc Vân Tiên các cá thể sinh trưởng khoẻ nhất, chiều cao cây trên cả 5 công thức đều sinh trưởng khoẻ đạt cao nhất ở CT1, các CT còn lại tương đương đối chứng, dao động từ 59,5 - 70,2cm. Các giống Trung Du, Kim Tuyên và Shan sinh trưởng tương đương nhau dao động từ 25,6 - 48,4cm nhưng các công thức xử lý đều sinh trưởng kém hơn so với đối chứng, trong đó các công thức từ CT1 - CT3 sinh trưởng khoẻ hơn so với CT4, 5 và CT5 có chiều cao cây thấp nhất trên tất cả các giống. 3.2. Ảnh hưởng tác nhân hóa học (Ethyl methanesulfonate) đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây chè con khi xử lý trên hạt và hom chè 3.2.1. Trên hạt nẩy mầm Bảng 4. Ảnh hưởng của tác nhân hóa học đến khả năng sinh trưởng của các giống chè sau trồng 12 tháng khi xử lý trên hạt nảy mầm Phúc Vân Tiên Kim Tuyên Trung Du Shan CT Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống CT1 63,2 0,86 76,08 72,0 0,96 62,50 57,4 0,85 100,0 48,6 0,68 27,91 CT2 56,4 0,77 79,76 64,6 0,88 49,02 53,0 0,75 100,0 55,2 0,63 27,21 CT3 72,2 0,82 73,33 62,0 0,73 61,62 83,0 0,92 89,47 46,0 0,58 10,32 CT4 65,8 0,86 54,90 58,4 0,71 55,56 80,6 0,91 82,46 50,0 0,85 54,55 CT5 60,2 0,79 63,44 63,6 0,79 54,70 76,0 0,88 78,43 48,2 0,58 74,64 CT6 67,2 0,90 78,57 59,4 0,85 53,70 49,8 0,84 54,39 51,0 0,73 70,63 CT7 69,6 0,86 75,86 62,8 0,82 55,26 68,0 0,88 65,15 52,0 0,77 47,29 CT8 61,6 0,85 67,78 69,6 0,76 57,50 61,0 0,58 54,55 66,4 0,88 78,52 CT9 - - - 58,7 0,75 58,73 - - - 45,2 0,61 33,33 CT10 60,3 0,82 58,25 61,3 0,77 55,44 - - - 47,0 1,04 100 Đ/C 73,8 1,07 86,11 60,6 0,81 66,67 51,4 0,69 85,18 58,6 0,75 57,58 CV (%) 8,5 10,6 10,5 7,6 8,5 9,1 9,3 8,6 9,7 9,6 8,5 10,1 LSD.05 3,0 0,13 4,0 2,6 0,10 5,1 2,2 0,12 3,8 2,6 0,15 3,9 Ghi chú: CT1 - 5 phần vạn; CT2 - 50 phần vạn; CT3 - 100 phần vạn; CT4 - 150 phần vạn; CT5 - 200 phần vạn; CT6 - 250 phần vạn; CT7 - 300 phần vạn; CT8 - 350 phần vạn; CT9 - 400 phần vạn; CT10 - 450 phần vạn; CT Đ/C - Không xử lý. 609 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Sau khi gieo được 9 tháng trong vườn nhân giống cho thấy: Chiều cao cây, số lá, đường kính thân của các cá thể không tuân theo quy luật nhất định. Điều đó cho thấy dưới tác động của tác nhân hóa học không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các cá thể trong giai đoạn vườn ươm. Khi xử lý tác nhân hóa học lên hạt chè nảy mầm ở tất cả các giống sự biến đổi hình dạng lá, thân với các nồng độ xử lý khác nhau mức độ ảnh hưởng không tuân theo quy luật. Qua bảng 4 cho thấy các cá thể đều sinh trưởng phát triển tốt. Từ các kết quả trên có thể nhận xét: Dưới tác động của tác nhân hóa học không có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các cá thể. Với các nồng độ khác nhau sự tác động không tuân theo một quy luật nhất định. 3.2.2. Trên hạt chưa nẩy mầm Bảng 5. Ảnh hưởng của tác nhân hóa học đến khả năng sinh trưởng của các giống khi xử lý trên hạt chưa nảy mầm (Sau trồng 12 tháng) Phúc Vân Tiên Kim Tuyên Trung Du Shan Công thức Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống CT1 67,0 0,90 64,71 81,6 0,82 55,88 76,2 0,94 77,08 69,2 0,96 92,38 CT2 75,6 0,67 73,96 70,4 0,85 64,52 69,0 0,90 70,83 73,4 0,94 81,58 CT3 58,4 0,67 70,37 71,2 0,97 82,29 80,4 0,89 82,22 64,2 0,74 72,97 CT4 70,8 0,60 62,96 73,2 0,87 68,63 64,2 0,85 83,33 77,8 0,81 87,18 CT5 71,8 0,60 66,67 74,6 1,02 67,71 77,6 1,00 94,44 57,2 0,85 25,85 CT6 63,2 0,67 78,16 71,6 0,75 77,78 79,8 0,95 94,44 55,2 0,77 67,46 CT7 53,8 0,70 61,90 62,5 0,78 75,26 76,2 0,97 66,67 69,6 0,75 73,33 CT8 - - - 59,0 0,77 73,33 65,2 1,00 100,0 88,2 0,94 86,67 CT9 54,4 0,65 76,19 58,6 0,90 66,67 59,0 0,88 88,89 81,6 0,97 91,67 CT10 46,6 0,52 91,67 58,0 0,76 91,67 64,4 0,88 91,67 63,4 0,86 88,89 CT11 59,0 0,72 79,17 55,4 0,98 100 66,8 0,82 93,33 86,4 1,09 83,33 Đ/C 72,4 0,95 80,56 64,8 0,76 66,67 59,2 0,69 87,88 70,0 0,73 63,64 CV (%) 9,5 11,5 9,5 8,6 10,5 12,1 11,3 10,6 6,7 6,6 7,9 10,1 LSD.05 3,0 0,13 4,2 2,8 0,14 5,3 3,2 0,11 3,1 2,3 0,13 3,9 Ghi chú: I - 5 phần vạn; II - 50 phần vạn; III - 100 phần vạn; IV - 150 phần vạn; V - 200 phần vạn; VI - 250 phần vạn, VII - 300 phần vạn, VIII - 350 phần vạn, IX - 400 phần vạn, X - 450 phần vạn, XI - 500 phần vạn, CTĐ/C không xử lý. Khi xử lý tác nhân hóa học trên hạt chưa nẩy mầm gieo trồng trong vườn ươm trên cả 4 giống sự sai khác về chiều cao cây, số lá, đường kính gốc dưới tác động của các nồng độ xử lý khác nhau không tuân theo quy luật, ít có sự sai khác so với đối chứng. Tần số đột biến khi xử lý hóa học trên hạt chưa nẩy mầm của tất cả các giống đều không có sự khác biệt lớn giữa các nồng độ xử lý. Khả năng sinh trưởng của các cá thể trên các giống đều sinh trưởng tốt, trong đó giống Trung Du có các chỉ tiêu sinh trưởng lớn nhất, thấp nhất là giống Phúc Vân Tiên. Trong từng giống các chỉ tiêu sinh trưởng không tuân theo quy luật nhất định. Theo dõi sự biến đổi hình thái trên tất cả các giống khi xử lý hóa học đều có một số nhận xét: - Biến đổi về hình thái lá: Dưới tác nhân hóa học các cá thể sau khi trồng đều có biến đổi hình thái lá thành hình dạng không xác định, có một số cá thể không có răng cưa, lá mọc đối, biến dạng mép lá ăn sâu vào gân chính, có hiện tượng cây phân cành sớm, cây chung gốc, nhưng sự biến đổi chủ yếu xảy ra ở các lá gần gốc. - Màu sắc: Có hiện tượng khảm lá, mép lá có màu xanh vàng xen kẽ, hoặc khảm cả lá, có hiện bạch tạng lá gần gân chính, búp tím, phớt tím. - Trên tất cả các giống đều có hiện tượng đa phôi ở hầu hết các công thức xử lý trên hạt nảy mầm, còn trên hạt chưa nảy mầm hiện tượng này chỉ có ở CT1 - CT3. Từ các kết quả trên đi đến nhận xét: Khi xử lý tác nhân hóa học lên hạt chè chưa nảy mầm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sự sinh trưởng của các cá thể, nhưng có ảnh hưởng đến hình dạng lá, hình dạng cây và màu sắc lá, búp. 610 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 3.2.3. Trên hom Bảng 6. Ảnh hưởng của tác nhân hóa học đến khả năng sinh trưởng của các giống khi xử lý trên hom chè giống (giai đoạn sau trồng 12 tháng) Phúc Vân Tiên Kim Tuyên Trung Du Shan Công thức Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống Cao cây (cm) ĐK gốc (cm) Tỷ lệ sống I 82,0 0,76 89,06 53,8 0,60 77,78 33,0 0,52 41,18 44,0 0,70 43,48 II 77,6 0,76 88,89 47,8 0,56 64,81 34,4 0,58 41,67 47,8 0,60 45,00 III 76,0 0,81 81,48 47,4 0,59 71,93 36,8 0,57 30,30 51,8 0,62 25,00 IV 74,0 0,84 86,67 45,8 0,57 87,50 33,6 0,43 36,11 47,0 0,61 39,58 V 77,4 0,68 76,47 51,4 0,79 82,05 41,2 0,50 38,89 35,6 0,50 47,92 VI 76,6 0,61 70,08 46,6 0,70 66,67 40,8 0,52 36,11 36,0 0,53 72,55 VII 74,2 0,67 79,63 49,8 0,67 82,35 37,4 0,63 36,36 48,4 0,57 71,21 VIII 77,8 0,71 88,89 45,8 0,65 64,58 38,4 0,59 72,50 49,0 0,59 68,42 IX 74,6 0,76 77,78 45,2 0,62 72,92 37,0 0,60 55,26 50,0 0,57 79,17 X 74,4 0,62 78,33 41,4 0,67 86,67 36,4 0,60 44,44 42,8 0,60 69,33 XI 71,4 0,59 68,25 45,6 0,56 86,67 45,8 0,65 58,33 50,2 0,55 58,89 Đ/C 73,5 0,65 95,00 45,6 0,61 93,5 50,7 0,55 92,3 46,5 0,61 82,51 CV (%) 9,5 11,5 9,5 8,6 10,5 12,1 11,3 10,6 6,7 6,6 7,9 10,1 LSD.05 3,0 0,13 4,2 2,8 0,14 5,3 3,2 0,11 3,1 2,3 0,13 3,9 Ghi chú: I - 5 phần vạn; II - 50 phần vạn; III - 100 phần vạn; IV - 150 phần vạn; V - 200 phần vạn; VI - 250 phần vạn, VII - 300 phần vạn, VIII - 350 phần vạn, IX - 400 phần vạn, X - 450 phần vạn, XI - 500 phần vạn, CTĐ/C không xử lý. Khi xử lý tác nhân hóa học trên hom chè cho thấy các cá thể sau khi xử lý đều sinh trưởng khoẻ trong giai đoạn vườn ươm: Đối với giống chè Shan ở các công thức xử lý liều lượng thấp từ CT1 - CT5 có chiều cao cây và số lá tương đương so với đối chứng dao động từ 15,4 - 21,1cm và 7,6 - 10,1 lá, từ CT6 - CT11 có chiều cao cây và số lá thấp hơn so với đối chứng dao động từ 11,7 - 14,5cm và 6,6 - 8,3 lá trong khi đó đối chứng đạt 18,7cm. Đối với các giống Trung Du, Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên, chiều cao cây và số lá ở tất cả các công thức đều tương đương và không có sự khác biệt lớn so với đối chứng. Sau trồng một năm các giống chè khi xử lý tác nhân hóa học trên hom đều có khả năng sinh trưởng tốt, trong đó giống Phúc Vân Tiên sinh trưởng khoẻ nhất và kém nhất là giống Trung Du. Các chỉ tiêu sinh trưởng không tuân theo quy luật, về tỷ lệ sống nhìn chung liều lượng xử lý càng cao tỷ lệ sống càng giảm. Như vậy khi xử lý tác nhân hóa học lên hom chè giống không ảnh hưởng đến sinh trưởng của các cá thể trong cả giai đoạn vườn ươm và giai đoạn sau trồng. 3.3. Tuyển chọn các cá thể đột biến ở thế hệ M1 dưới tác nhân vật lý và hóa học Từ các kết quả đánh giá nguồn vật liệu được tạo ra dưới các tác nhân vật lý, hóa học trên hạt chè và trên hom chè, trong giai đoạn vườn ươm và sau trồng ra đồi. Dựa trên các đánh giá về hình thái, sinh trưởng, năng suất, chất lượng chúng tôi đã chọn ra được 50 cá thể có nhiều đặc điểm quí trong đó gồm 19 cá thể được chọn lọc xử lý trên giống Phúc Vân Tiên, 10 cá thể chọn lọc xử lý trên giống Trung Du, 13 cá thể chọn lọc xử lý trên giống Kim Tuyên và 8 cá thể trên giống chè Shan. Đánh giá sơ bộ sản lượng của các cá thể chọn lọc cho thấy: - Về số lượng búp trên cây có dòng ĐBT5, ĐBP18 có số búp trên cây lớn nhất (đạt trên 400 búp/cây), sau đó đến các dòng ĐBK2, ĐBP12, ĐBP8, ĐBS4 đạt trên 300 búp/cây. 611 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - Về sản lượng cho thấy, dòng ĐBK2, ĐBP12 có sản lượng búp cao nhất đạt trên 200 g/cây, sau đó đến các dòng ĐBP5, ĐBP17, ĐBP18, ĐBT5, ĐBK1, ĐBT2 có sản lượng trên 150 g/cây. Đánh giá chất lượng chè xanh thông qua thử nếm cảm quan cho thấy: Điểm thử nếm cảm quan đều đạt loại khá trên 16,3 điểm tương đương hoặc cao hơn đối chứng, trong đó điển hình là các cá thể ĐBK2, ĐBK1, ĐBT5, ĐBP17, ĐBS2 có số điểm cao nhất đạt trên 17 điểm. Căn cứ các chỉ tiêu sinh trưởng, sản lượng và chất lượng chọn được 4 cá thể có triển vọng đã tiến hành thả cành nuôi hom để nhân giống phục vụ cho khảo nghiệm so sánh giống, đó là các cá thể: ĐBK2, ĐBT5, ĐBK1, ĐBP17 có năng suất cao hơn đối chứng 86,5 - 132,6%. Điểm thử nếm trên 16,8 điểm. 3.4. Tuyển chọn các dạng đột biến ở thế hệ M2 bằng phương pháp lai hữu tính 3.4.1. Tuyển chọn các dạng đột biến từ các dòng chè đột biến đã được phân lập giao phấn tự do Trong thời gian 3 năm 2009 - 2011 chúng tôi đã thu được tổng số 8.594 hạt giao phấn tự do. Qua theo dõi sinh trưởng của các cá thể đã chọn được 20 cá thể sinh trưởng khoẻ, có một số đặc điểm hình thái quý về năng suất và chất lượng (bảng 7). Bảng 7. Năng suất của các cá thể chọn lọc ở các dòng chè đột biến giao phấn tự do Năng suất (g/cây) Chất lượng TT Tên cá thể Số búp/cây Năng suất (g/cây) % so với Đ/C TRI777 % so với Đ/C PH1 Chè xanh (tổng điểm) Chè đen (tổng điểm) 1 ĐBTtd205 172 189,1 171,1 - 17,5 16,16 2 ĐBTtd208 147 176,3 159,5 - 17,3 16,58 3 ĐBTtd401 167 192,5 174,2 - 17,2 16,24 4 ĐBTtd405 165 206,4 186,8 - 16,9 15,52 5 ĐBTtd409 166 215,2 194,8 - 17,2 17,85 6 ĐBT402 175 224,6 203,3 - 17,0 15,48 7 ĐBTtd506 178 239,7 216,9 - 16,9 16,18 8 ĐBTtd509 175 237,9 215,3 - 16,7 15,56 9 ĐBTtd501 170 245,1 221,8 - 16,7 15,94 10 ĐBTtd3513 171 178,7 161,7 - 16,6 15,38 11 ĐBTtd3516 155 185,5 167,9 - 16,6 15,42 12 ĐBTtd3519 148 170,5 154,3 - 16,4 16,06 13 ĐBPtd503 112 145,7 - 111,6 16,4 15,88 14 ĐBPtd204 137 178,3 - 136,6 16,4 15,56 15 ĐBPtd106 141 154,9 - 118,7 16,3 16,0 16 ĐBPtd157 132 146,5 112,3 16,6 16,12 17 ĐBPtd213 127 148,7 113,9 16,5 15,4 18 ĐBPtd307 115 150,6 115,4 16,7 15,92 19 ĐBPtd3502 126 145,2 111,3 16,4 16,37 20 ĐBPtd208 137 147,7 113,2 16,3 15,18 PH1 (Đ/C) 110 130,5 100 15,5 16,64 TRI777 (Đ/C) 85 110,5 100 16,1 16,38 Qua bảng 7 cho thấy: Cá thể ĐBTtd506 có số búp trên cây đạt cao nhất (178 búp), sau đó đến các cá thể ĐBTtd402, ĐBT509, ĐBTtd205 đạt trên 170 búp/cây và thấp nhất là TRI777 Đ/C chỉ đạt 85 búp/cây. Năng suất ở cá thể ĐBTtd501 cao nhất đạt 245,1 g/cây tiếp đến là các cá thể ĐBTtd506, ĐBTtd509, ĐBTtd402 dao động từ 224,6 - 239,7 g/cây. Tất cả các cá thể chọn lọc đều có năng suất cao hơn đối chứng: Các cá thể thu được trên các dòng đột biến từ TRI777 tăng từ 54,3 - 121,8% so với TRI777 đối chứng, các cá thể thu đựơc trên các dòng đột biến từ PH1 tăng 11,3 - 36,6% so với PH1 đối chứng. Đánh giá chất lượng sản phẩm chè xanh và chè đen bằng phương pháp cảm quan, kết quả cho thấy: Các cá thể chọn lọc đều có điểm thử nếm cảm quan chè xanh cao hơn so với đối 612 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất chứng trên cả 2 giống. Điểm thử nếm chè xanh cao nhất đạt 17,5 điểm ở cá thể ĐBTtd205, tiếp đến các cá thể ĐBTtd208, ĐBTtd401, ĐBTtd405, ĐBTtd409 đều đạt trên 17 điểm, các cá thể còn lại điểm thử nếm đều đạt trên 16,3 điểm, thấp nhất PH1Đ/C 15,5 điểm. Đánh giá chất lượng chè đen các cá thể đều có chất lượng khá, điểm thử nếm dao động từ 15,2 - 17,9 điểm, trong đó nổi trội là cá thể ĐBTtd405 đạt 17,9 điểm có chất lượng chè đen đặc trưng đó là màu nước đỏ nâu sáng, viền vàng, hương thơm đượm, vị đậm dịu có hậu, sau đó là các cá thể ĐBTtd208; ĐBTtd401; ĐBPtd3502 có điểm thử nếm dao động từ 16,2 - 16,6 điểm. Từ kết quả trên đã lựa chọn được 4 cá thể để phát triển thành dòng gồm các cá thể ĐBTtd205, ĐBTtd208, ĐBTtd401, ĐBTtd405 có năng suất cao hơn đối chứng PH1 từ 35,1 - 58,2%, cao hơn đối chứng TRI777 từ 59,5 - 86,8%. 3.4.2. Tuyển chọn các dạng đột biến từ lai hữu tính Từ quần thể các cá thể thu được từ phương pháp lai hữu tính đã chọn ra được 30 cá thể ưu tú trong đó: Từ các cặp lai giữa các dòng chè phân lâp với các giống chè chất lượng cao đã chọn được 11 cá thể và từ lai hữu tính giữa các dòng chè phân lập với nhau đã chọn được 19 cá thể. Bảng 8. Khả năng sinh trưởng, năng suất của các cá thể thu được từ các tổ hợp lai giữa các dòng đột biến phân lập với nhau và với các dòng chè chất lượng cao (tuổi 2 năm 2012) Năng suất cá thể TT Tên cá thể Cao cây (cm) Rộng tán (cm) ĐKG (cm) Tổng số búp/cây Trung bình (g/cây) So với PH1 Đ/C (%) So với TRI777 Đ/C (%) Các cá thể được tạo ra từ các dòng chè phân lập lai với giống chè chất lượng cao 1 ĐBTL209 72,1 47,8 2,09 180 219,6 - 198,19 2 ĐBTL211 70,7 60,3 2,25 170 201,4 - 181,77 3 ĐBTL216 68,5 45,7 2,00 171 210,2 - 189,71 4 ĐBTL218 75,5 55,2 2,34 177 184,1 - 166,16 5 ĐBTL219 72,5 56,7 2,03 172 187,5 - 169,22 6 ĐBTL222 70,6 51,1 2,15 152 171,3 - 154,60 7 ĐBTL224 65,7 45,7 1,98 183 234,7 - 211,82 8 ĐBTL242 69,2 47,3 2,00 167 215,4 194,40 9 ĐBTL252 67,5 57,3 1,93 175 240,1 - 216,70 10 ĐBPL263 74,5 50,3 2,07 153 185,5 142,14 - 11 ĐBPL262 71,5 53,2 2,28 160 180,5 138,31 - Các cá thể thu được từ hạt giữa các dòng chè phân lập với nhau 12 ĐBTL206 64,2 46,5 1,90 137 156,2 - 141,00 13 ĐBTL207 68,3 51,0 2,00 127 135,6 - 122,38 14 ĐBTL340 68,2 49,5 2,20 128 132,5 - 119,58 15 ĐBTL353 65,4 46,0 2,15 132 127,5 - 115,07 16 ĐBTL406 68,8 47,3 1,95 128 134,6 - 121,48 17 ĐBTL503 69,2 55,1 1,97 141 170,6 - 154,00 18 ĐBTL505 71,7 48,1 1,95 137 152,8 - 137,90 19 ĐBTL243 70,6 50,3 2,15 176 173,7 - 156,77 20 ĐBTL265 71,3 49,5 1,82 117 140,7 - 126,99 21 ĐBTL272 65,7 45,8 1,93 142 173,3 - 156,41 22 ĐBTL278 63,1 47,5 1,90 146 179,9 137,85 - 23 ĐBPL100 66,7 49,0 2,15 121 153,5 117,62 - 24 ĐBPL200 63,9 49,7 2,05 127 145,6 111,57 - 25 ĐBPL215 65,7 55,7 2,14 145 153,1 117,31 - 26 ĐBPL225 69,2 48,2 2,15 137 134,5 103,07 - 27 ĐBPL245 71,3 47,6 1,90 142 156,8 120,15 - 28 ĐBPL320 70,0 45,9 1,90 143 162,7 124,67 - 29 ĐBPL345 69,2 47,8 2,20 135 142,9 109,50 - 30 ĐBPL422 70,3 48,6 2,20 130 129,5 99,23 - 31 PH1 (Đ/C) 62,5 48,3 2,00 155 130,5 - 32 TRI777 (Đ/C) 68,7 50,3 1,93 95 110,8 - 613 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hiện nay các cá thể mới được 2 tuổi, bước đầu theo dõi năng suất cá thể cho thấy: Cá thể ĐBTL252 năng suất cá thể cao nhất đạt 240,1 g/cây cao hơn 116,7% so TRI777 Đ/C. Sau đó đến cá thể ĐBTL224 đạt 234,7 g/cây tăng 111,82% so với TRI777Đ/C. Các cá thể chọn lọc trên các cặp lai giữa các dòng phân lập được chọn trên TRI777 lai với các giống chè chất lượng cao cơ bản có năng suất cá thể cao hơn các cá thể được chọn lọc trên các dòng đột biến được phân lập từ PH1. Trong các cá thể được tạo ra từ các dòng đột biến trên PH1 lai với các giống chất lượng cao và các dòng chè phân lập có cá thể ĐBPL263 có năng suất cao nhất đạt 185,5 g/cây tăng 42,14% so với PH1 đối chứng, sau đó đến cá thể ĐBPL262 và ĐBPL278 đạt 180,5 - 179,9 g/cây tăng 37,85 - 38,31% so với đối chứng. Như vậy cho thấy tất cả các cá thể chọn lọc đều sinh trưởng khoẻ và khả năng cho năng suất cao hơn so với đối chứng. Qua đánh giá chất lượng chè xanh, chè đen bằng thử nếm cảm quan cho thấy các cá thể đều có điểm thử nếm chè xanh cao hơn đối chứng trên cả 2 giống và đều đạt loại khá. Cao nhất ở các cá thể ĐBPL278, ĐBTL219, ĐBPL263 đạt 17,2 điểm, các cá thể còn lại có điểm thử nếm trên 16 điểm, duy nhất có giống PH1 đối chứng có số điểm thấp nhất là 15,5 điểm. Chất lượng chè đen cao nhất ở cá thể ĐBL278, ĐBTL219 đạt 17,3 - 17,7 điểm; sau đó đến các cá thể ĐBTL505, ĐBPL215 đạt 16,4 điểm, các cá thể còn lại đều có chất lượng chè đen khá đạt 15,5 - 16,2 điểm. Từ kết quả đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng chúng tôi đã chọn 4 cá thể ưu tú nhất đã tiến hành thả cành nuôi hom để nhân giống đánh giá khảo nghiệm so sánh giống gồm các cá thể ĐBTL219, ĐBTL252, ĐBPL263, ĐBPL278. Như vậy từ các kết quả nghiên cứu trên đã chọn được 100 vật liệu khởi đầu có các đột biến (từ hạt xử lý tác nhân vật lý chọn được 50 cá thể, từ lai các dòng đột biến phân lập lai với nhau và với các giống chè chất lượng cao chọn được 30 cá thể, từ các dòng đột biến phân lập giao phấn tự do chọn được 20 cá thể). Từ đó đã chọn được 12 cá thể ưu tú nhất đã tiến hành nuôi hom để nhân giống khảo nghiệm so sánh giống. Các cá thể chọn lọc có các đặc điểm quý được thể hiện tại các bảng sau: Bảng 9. Một số đặc điểm quý của các cá thể chè chọn lọc từ các quần thể đột biến (tuổi 2) Năng suất Chất lượng TT Tên dòng Năng suất ( g/cây) So PH1Đ/C (%) So TRI777 Đ/C (%) HL. tanin% HL. axit amin% HL.chất thơm Điểm thử nếm chè xanh Điểm thử nếm chè đen 1 ĐBK2 210,50 232,61 - 28,32 2,56 52,53 17,5 16,3 2 ĐBT5 174,83 - 210,6 25,75 2,50 55,27 17,2 16,7 3 ĐBK1 168,80 186,5 - 26,93 2,52 53,16 17,3 16,0 4 ĐBP17 174,55 139,6 - 30,56 2,50 47,35 17,0 17,2 5 ĐBTL219 187,50 - 169,22 27,43 2,56 48,41 17,2 17,3 6 ĐBTL252 240,10 - 216,70 28,27 2,67 47,25 16,8 15,7 7 ĐBPL263 185,50 142,14 - 25,34 2,68 50,32 17,2 15,8 8 ĐBPL278 179,90 137,85 - 30,62 2,74 52,68 17,2 17,7 9 ĐBTtd205 189,10 - 144,9 29,46 2,50 54,15 17,5 16,2 10 ĐBTtd208 176,30 - 135,1 25,74 2,50 52,63 17,3 16,6 11 ĐBTtd401 192,50 - 147,5 28,27 2,51 51,53 17,2 16,2 12 ĐBTtd405 206,40 - 158,2 30,65 2,50 51,47 17,2 17,9 13 PH1 (Đ/C) 125,00 100 - 33,86 2,25 45,07 15,5 16,0 14 TRI777 (Đ/C) 83,40 - 100 33,84 2,35 48,32 16,1 16,5 614 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Các cá thể chọn lọc đang ở tuổi 2, hiện các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng chưa ổn định, tuy nhiên bước đầu đánh giá cho thấy: Tất cả các cá thể chọn lọc đều có năng suất cao hơn đối chứng từ 35,1 - 132,61%. Về hàm lượng tanin các cá thể đều có hàm lượng tanin thấp dao động từ 25,34 - 30,65% phù hợp với chế biến sản phẩm chè xanh, các cá thể chọn lọc đều có hàm lượng tanin nhỏ hơn PH1 và TRI777Đ/C trên 10%. Hàm lượng axit amin là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, tất cả các cá thể dòng chọn lọc trên đều có hàm lượng axit amin cao trên 2,5%. Hàm lượng tanin nhỏ và hàm lượng axit amin cao, hàm lượng chất thơm lớn thể hiện các cá thể chọn lọc đều có thành phần nội chất rất tốt, phù hợp với chế biến sản phẩm chè xanh và chè ôlong, vì vậy trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và tuyển chọn để mở rộng các cá thể có triển vọng vào sản xuất. Đánh giá chất lượng chè xanh cho thấy: Các cá thể chế biến chè xanh đều có chất lượng khá, có điểm thử nếm dao động từ 16,1 - 17,5 điểm, tất cả các cá thể đều có điểm thử nếm cao hơn so với đối chứng PH1 và TRI777. Đánh giá chất lượng chè đen cho thấy: Các cá thể đều có chất lượng chè đen đạt loại khá, trong đó điển hình là các cá thể ĐBP17, ĐBTL219, ĐBPL278, ĐBTtd405 có chất lượng chè đen rất khá, có hương thơm mát, ngọt đặc trưng chè đen, vị chát dịu có hậu, màu nước đỏ nâu viền vàng. Qua đánh giá năng suất, chất lượng của các cá thể chọn lọc cho thấy: Các cá thể có chất lượng chè xanh tốt đó là: ĐBK2, ĐBK1, ĐBTtd205; ĐBTtd208; các cá thể có chất lượng chè đen tốt: ĐBP17, ĐBTL219, ĐBPL278, ĐBTtd405; các cá thể có năng suất cao điển hình là ĐBK2, ĐBTL252, ĐBT5, ĐBK1. Tuy nhiên hiện nay các cá thể đang ở tuổi 2, các chỉ tiêu đánh giá còn trên phạm vi hẹp (cá thể), nên các tiêu chí chọn giống theo hướng chống chịu chưa phản ánh chính xác. Vì vậy cần tiếp tục theo dõi đánh giá các cá thể chọn lọc trên phạm vi rộng (các dòng) nhằm chọn được các dòng có khả năng chống chịu hạn hán, sâu bệnh tốt đáp ứng được những biến đổi khí hậu khó lường trong điều kiện hiện nay. IV. KẾT LUẬN - Trên tất cả các giống khi xử lý tác nhân vật lý lên hạt chè nảy mầm, chưa nảy mầm và hom liều lượng xử lý càng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng cao cây, số lá, đường kính gốc càng giảm cả trong giai đoạn vườn ươm và trồng ngoài đồi. Chỉ nên xử lý với liều lượng nhỏ hơn 3,0Kr, khi xử lý liều lượng trên 3,0Kr ảnh hưởng lớn đến sức sống của cây. Xử lý trên hom mức độ ảnh hưởng lớn hơn so với xử lý trên hạt. - Khi tăng liều lượng xử lý thì tần số đột biến đều tăng. Trên hạt chưa nảy mầm khi tăng liều lượng xử lý lên 4,0 - 5,0Kr thì tần số đột biến đã tăng nhảy vọt gấp 1,5 hoặc 2 lần so với đối chứng. - Khi xử lý hóa học trên hạt và hom ít ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây chè cũng như sự biến đổi hình thái. Các nồng độ xử lý khác nhau mức độ ảnh hưởng không biểu hiện rõ. - Dưới các tác nhân vật lý, hóa học trên hạt chè và trên hom chè qua đánh giá về hình thái, sinh trưởng, năng suất, chất lượng đã chọn ra được 50 cá thể có nhiều đặc điểm quí, từ đó đã chọn được 4 cá thể có triển vọng để nhân giống phục vụ cho khảo nghiệm so sánh giống, đó là các cá thể: ĐBK2, ĐBT5, ĐBK1, ĐBP17 có năng suất cao hơn đối chứng 86,5 - 132,6%. Điểm thử nếm trên 16,8 điểm. - Đã thu được 1.785 cá thể từ giao phấn tự do trên các dòng chè đột biến đã phân lập. Từ đó đã chọn được 20 cá thể có đặc điểm quý về năng suất tăng 11,3 - 121,8% so với đối chứng, điểm thử nếm đạt trên 16,3 điểm và đều cao hơn so với đối chứng. Từ đó đã chọn được 4 cá thể ĐBTtd205, ĐBTtd208, ĐBTtd401, ĐBTtd405 có năng suất cao hơn đối chứng 59,5 - 86,8% điểm thử nếm trên 17 điểm. - Khi lai giữa các dòng đột biến đã phân lập với các dòng chất lượng cao và giữa các dòng chè phân lập với nhau đã chọn được 30 cá thể lai có đặc điểm quý về năng suất và chất lượng. Đã chọn được 4 cá thể ưu tú nhất là ĐBTL219, ĐBTL252, ĐBPL263, ĐBPL278 có năng suất cao hơn đối chứng 37,85 - 116,7%, chất lượng tốt đều đạt trên 17,2 điểm, đã tiến hành nhân giống để khảo nghiệm so sánh giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị Muội (1997). Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng, NXB. Nông nghiệp Hà Nội, tr. 133 - 136. 2. Luyện Hữu Chỉ, Trần Như Nguyện (1982). Giáo trình chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, NXB. Nông nghiệp Hà Nội, tr. 146 - 156. 3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997). Đột biến cơ sở lý luận và ứng dụng, NXB. Nông nghiệp Hà Nội, tr. 127 - 132. 615 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 616 4. Lê Mệnh (1999). Nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạgma (Co60) lên hạt chè giống PH1, 777 và ứng dụng nó trong công tác chọn tạo giống chè, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp. 5. Lê Mệnh, Nguyễn Văn Tạo (2006). “Khả năng nhân giống vô tính bằng giâm hom các dòng chè được chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biếngma Co60 từ giống gốc TRI777”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 19/2006, tr 33 - 35, 46. 6. Lê Mệnh, Nguyễn Văn Tạo (2006). “Đánh giá năng suất, thành phần sinh hóa của một số dòng đột biến có triển vọng từ giống gốc TRI777”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 20/2006, tr 30 - 32. 7. Hoàng Quang Minh, Nguyễn Như Toản (2005). Hiệu ứng chiếu xạ tiagma (nguồn Co60) lên hạt lúa và những biến đổi di truyền trong thế hệ M1 và M2. ( ame=Pages1&go=page&pid=103) 8. Đinh Thị Phòng, Nguyễn Minh Hùng, Lê Mệnh (2005). “Phân tích mức độ thay đổi phân tử một số dòng chè đột biến”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB. Khoa học và Kỹ thuật tháng 11/2005, tr 1347 - 1350. 9. Trần Duy Quí (1997). Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây trồng. NXB. Nông nghiệp Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Toàn, Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm (1998). Phương pháp chọn giống chè, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988 - 1997, NXB. Nông nghiệp, tr. 309 - 325. 11. Lê Xuân Trình (2001). Nghiên cứu sự di truyền một số đột biến thực nghiệm ở ngô nếp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ sinh học, tr 35. 12. Nguyễn Văn Vinh (1999). Tạo nguồn vật liệu khởi đầu để cải tiến giống dâu tằm bằng kĩ thuật in vitro kết hợp xử lý tiagma, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, tr. 40 - 50. 13. Abe T., Kazama Y., Ichida H., Hayashi Y., Ryuto H., Fukunishi N. (2007). Plant breeding using the ion beam irradiation in riken, Cyclotrons and Their 14. Applications 2007, Eighteenth International Conference, RNC, RIKEN, Saitama, Japan. 15. Harada Kenshi, Murakami Michio, Umekage Osamu. Studies on the artificial induction of polyploid tea plant, The Scientific reports of the Saikyo University, Agriculture ( 16. Masuda T., Yoshioka T. (1995). Selection of Mutants Resistant to Black Spot Disease of Japanese Pear by Acute Irradiation ofgma - rays, Technical News No. 47, 07 - 03 - 1995, Institute of Radiation Breeding. 17. Takyu T., Takeda Y., Nagatomi S. (2003). Trichomeless Mutants in Tea, Technical News No. 67, 15 - 09 - 2003, Institute of Radiation Breeding. 18. КЕPKAД3E И.Г.1982. coздaниe нoВoгo гeнoфoндa cубТpoпичeckиx kyлЬТуp MeТoдoM paдиaциoннoгo MуТaгeнeзa. ТeзиcЬI дokлaдoВ II зakaВkackoгo coВeщaния пo иcпoлВзoВaнию paдиaции В ceлВckoMxoзяйcТВe Tбилиcи, CTp. 86 - 87. 19. КЕPKAД3E И.Г.1986; PAДИAЦИOHHЬIЙ MУTAГEHE3 CУБTPOПИЧECKИX KYЛbTУP. B C6. ИCПOЛb3OBAHИE ИOHИ3ИPУIOШEГO И3ЛУЧEHИЯ B CУБTPOПИЧECKOM PACTEHИEBOДCTBE, CTp. 33 Maxapaдэe - Aӊaceули 1986.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_175_8934_2130493.pdf
Tài liệu liên quan