Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống mít na tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Tài liệu Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống mít na tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 780 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG MÍT NA TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Khả Tường, Nguyễn Hữu Hải, Vũ Văn Tùng, Nguyễn Khắc Quỳnh Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Giống mít Na Ba Vì là một giống đặc sản nổi tiếng của Hà Nội không chỉ ở độ Brix cao mà còn bởi sự ra hoa, quả rải rác, có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường ở mọi thời điểm trong năm. Đây là một lợi thế cần được nghiên cứu, khai thác phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hiện nay ở Hà Nội cũng như các vùng phụ cận. Tuy nhiên giống mít Na Ba Vì hiện tại không phát triển do thiếu quy trình canh tác, nhiễm sâu bệnh và hiệu quả canh tác thấp. Trên cơ sở đó, Hội Giống cây trồng Việt Nam thông qua dự án QSEAP đã phối hợp với các nhà nông học thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật tiến hành nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống mít Na tại huyện Ba Vì, Hà Nội trong giai đoạn 2013-2015. Kết quả nghiên cứu đã xác định liều lượng phân bón thích...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống mít na tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 780 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG MÍT NA TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Lê Khả Tường, Nguyễn Hữu Hải, Vũ Văn Tùng, Nguyễn Khắc Quỳnh Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Giống mít Na Ba Vì là một giống đặc sản nổi tiếng của Hà Nội không chỉ ở độ Brix cao mà còn bởi sự ra hoa, quả rải rác, có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường ở mọi thời điểm trong năm. Đây là một lợi thế cần được nghiên cứu, khai thác phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hiện nay ở Hà Nội cũng như các vùng phụ cận. Tuy nhiên giống mít Na Ba Vì hiện tại không phát triển do thiếu quy trình canh tác, nhiễm sâu bệnh và hiệu quả canh tác thấp. Trên cơ sở đó, Hội Giống cây trồng Việt Nam thông qua dự án QSEAP đã phối hợp với các nhà nông học thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật tiến hành nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống mít Na tại huyện Ba Vì, Hà Nội trong giai đoạn 2013-2015. Kết quả nghiên cứu đã xác định liều lượng phân bón thích hợp cho giống mít na gồm 60 kg phân chuồng + 1,3 kg urê + 1,3 kg supe lân + 1,9 kg KCl/gốc để đạt năng suất cao nhất với 271,99 kg/cây, tăng 36,5% so với đối chứng; liều lượng phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả mít. Phun phân bón lá Komix làm tăng năng suất một cách có ý nghĩa nhưng không làm thay đổi chất lượng quả mít na. Phun chất điều tiết sinh trưởng Flower 94 có hiệu lực cao nhất với năng suất 44,98 tấn/ha, tăng trên 10% so với không phun. Áp dụng chất điều tiết sinh trưởng Flower 95 và Gibberellin đã làm tăng tỷ lệ sử dụng trên giống mít na so với không áp dụng. Từ khóa: Ba Vì, canh tác, chất lượng, giống mít na, năng suất I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây mít (Artocarpus heterophyllus) thuộc họ dâu tằm (Moraceae), có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á là một trong những cây ăn quả phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á. Thành phần dinh dưỡng của mít có sự khác biệt đáng kể giữa các giống và các vùng. Ở Việt Nam, 100 g thịt múi mít cho năng lượng trung bình 48kcal, nước 85,4g, protein 0,6g, gluxit 11,4g, canxi 21mg, photpho 28mg, sắt 0,40mg, betacaroten 180mg và vitamin C 5mg. Hạt mít cũng được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao với 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid và 1,4% chất khoáng; có thể được dùng làm lương thực thay ngũ cốc, chống đói trong những ngày giáp hạt. Ngoài ra, thân cây mít còn được dùng như một loại gỗ quý trong xây dựng cũng như trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành mỹ nghệ hiện nay. Giống mít na Ba Vì là đặc sản nổi tiếng của Hà Nội không chỉ ở độ Brix cao, múi dài, thịt múi dày, hạt bé, màu múi hấp dẫn mà còn bởi đặc tính ra hoa, quả rải rác trong năm, có thể cung cấp quả cho thị trường ở mọi thời điểm trong năm. Đặc điểm này chính là một lợi thế của giống mít na cần được nghiên cứu phát triển trong sản xuất. Theo định hướng này, Hội Giống cây trồng Việt Nam trên cơ sở của Dự án QSEAP - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng biện pháp canh tác góp phần nâng cao năng suất và chất lượng giống mít na tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2013-2015. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu chính gồm các cá thể trong vườn giống mít na đang được bảo tồn, lưu giữ tại xã Sơn Đà và Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội. Các vật liệu khác bao gồm: Đạm Urê (46% N), lân Lâm Thao (16% P2O5), Kali clorua (60% K2O), phân chuồng hoai mục, phân bón lá Grow, Yogen, Komix, Thiên Nông; Chất điều tiết sinh trưởng Nitrate kali nồng độ 1%, Flower 94, Flower 95, Gibberellin nồng độ 5-10 ppm. Thuốc BVTV Sherpa 25EC 15%, Regent 800 WG 15%, Booc đô 1%, Kocide 53,8DF. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Xác định công thức bón phân thích hợp Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần 3 cây được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Nội dung chi tiết các công thức được thiết kế như sau: (1) CT1: 40 kg PC + 1,1 kg urê + 1,1 kg supe lân + 1,6 kg KCl; (2) CT2: 50 kg PC + 1,1 kg urê + 1,2 kg supe lân + 1,6 kg KCl; (3) CT3: 60 kg PC + 1,3 kg urê + Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 781 1,3 kg supe lân + 1,9 kg KCl, (4) CT4-Đ/C: 30 kg PC + 0,9 kg urê + 0,9 kg supe lân + 1,3 kg KCl. Các cây trong thí nghiệm được chọn từ các vườn hộ trồng sẵn độ tuổi từ 12 -15 năm. Sau khi thu hoạch quả vụ trước bón 100% phân chuồng + ½ N + ½ lân + ¼ Kali + vôi; trước ra hoa vụ chính 15 - 20 ngày bón ½ P2O5 +¼ K2O; giai đoạn nuôi quả vụ chính bón ¼ N + ¼ K2O; giai đoạn nuôi quả vụ phụ bón ¼ N + ¼ K2O. Đào rãnh quanh tán gốc (rộng, sâu 25 – 30 cm), trộn và rải đều phân quanh rãnh, lấp đất kín. Phân vô cơ vãi quanh tán, dùng cào lấp phân, nếu khô hạn sau khi bón phân thì tưới nước hoặc hoà phân vào nước để tưới. 2.2.2. Nghiên cứu phân bón lá cải tiến năng suất Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh trên vườn trồng sẵn của nông dân có độ tuổi từ 12 - 15 năm. Nội dung chi tiết các công thức thí nghiệm phun phân bón lá được thiết kế như sau: (1-Đ/C) phun nước lã, (2) Phun Grow, (3) phun Yogen, (4) Phun Komix và (5) Phun Thiên Nông. Tất cả các công thức được phun 3 đợt như sau: (1) Trước khi xuất hiện hoa 10 ngày, (2) sau thời gian hoa nở rộ 10 ngày và (3) sau đợt hái 10 ngày. 2.2.3. Nghiên cứu chất điều tiết làm tăng khả năng ra hoa, quả Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc, mỗi lần 3 cây có độ tuổi 12-15 năm trên vườn trồng sẵn của nông dân, thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Nội dung chi tiết các công thức thí nghiệm gồm: (1) Không sử dụng chất điều tiết sinh trưởng; (2) Phun Nitrate kali, nồng độ 1% một lần trước khi ra hoa 10-15 ngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát, (3) Phun Flower 94 hai lần sau đậu trái 10 ngày vào lúc sáng sớm hay chiều mát, (4) Phun Flower 95 hai lần sau đậu trái cách nhau 10 ngày 1 lần và (5) Phun Gibberellin nồng độ 5-10 ppm hai lần sau đậu trái 10 ngày và cách nhau 20 ngày 1 lần. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định công thức bón phân thích hợp cho giống mít na 3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố năng suất Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón gốc đến năng suất đã cho thấy công thức 3 với liều lượng 60 kg PC + 1,3 kg urê + 1,3 kg supe lân + 1,9 kg KCl cho năng suất cao nhất với 271,99 kg/cây, tăng 36,5 % so với đố chứng không phun. Điều này được lý giải bởi tác động tổng hợp của các yếu tố phân bón. Trong đó Kali đã làm tăng vận tốc các dòng chảy của nước và các sản phẩm quang hợp trong cây, nhờ đó thúc đẩy sự tích lũy các sản phẩm quang hợp trong các cơ quan dự trữ (Vũ Hữu Yêm, 1995), đạm và lân là hai nguyên tố trực tiếp tham gia hình thành và nuôi dưỡng quả. Việc bón đủ lân kích thích các mô phân sinh vùng rễ phát triển và hoạt động tích cực hơn, từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây, nếu không có đạm sẽ không cấu tạo được diệp lục tố và không có quá trình quang hợp, đạm còn là thành phần chính của protein và các enzyme (Lê Văn Căn, 1978). Như vây, các mức phân bón khác nhau có tác dụng rõ rệt đến năng suất mít na, trong đó công thức III đã cho năng suất cao nhất tướng ứng với 271,99 kg/cây (Bảng 1). Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón gốc đến các yếu tố năng suất quả giống mít na Ba Vì tại Hà Nội, 2013-2015 CT Số quả/cây (quả) Khối lượng quả (kg) Năng suất (kg/cây) 1 53,43 3,83 204,64a 2 56,63 3,85 218,03a 3 66,34 4,10 271,99b 4 (Đ/C) 52,45 3,80 199,31a VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 782 3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng quả mít na Các yếu tố chất lượng quả mít bao gồm độ dày vỏ, chiều dài múi, chiều rộng múi, độ dày thịt múi, độ Brix và tỷ lệ sử dụng đã được nghiên cứu trong mối quan hệ với các liều lượng phân bón của thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu chất lượng quả của giống mít Na không có sự sai khác giữa các công thức phân bón. Như vậy các công thức phân bón khác nhau trong thí nghiêm không làm ảnh hưởng đến các yếu tố chất lượng của quả mít (Bảng 2). Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón gốc đến chất lượng quả mít na tại Ba Vì Hà Nội, 2014 CT Dầy vỏ (cm) Chiều dài múi (cm) Chiều rộng múi (cm) Dầy thịt múi (mm) Độ Brix (%) Tỷ lệ ăn được (%) 1 1,87 6,10 5,13 2,52 21,67 54,43 2 1,96 5,97 5,04 2,48 21,03 55,24 3 1,92 6,06 5,10 2,51 22,46 55,56 4 1,90 5,92 5,02 2,52 20,65 53,73 3.2. Nghiên cứu phân bón lá cải tiến năng suất, chất lượng 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất Năng suất quả mít và các yếu tố cấu thành của nó là kết quả của quá trình tổng hợp và chuyển hóa từ vật chất vô cơ thành vật chất hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên khả năng và quy mô của sự chuyển hóa ấy lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố kiểu gen, đất đai, mùa vụ và vùng sinh thái. Vì vậy để tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón lá và xác định chủng loại phân bón thích hợp cho giống mít Na, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 5 công thức phân bón lá khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống mít Na triển vọng tại Ba Vì, Hà Nội. Kết quả cho thấy các loại phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến số quả/cây, khối lượng quả và và năng suất quả/cây. Theo đó số quả/cây đạt giá trị lớn nhất khi áp dụng công thức 4 với 60,32 quả/cây, tăng 19,6 % so với không phun. Các loại phân bón lá khác nhau ảnh hưởng không rõ đến khối lượng quả nhưng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất quả/cây. Trong đó năng suất cao nhất thuộc về công thức IV với 247,31 kg/cây, tăng so với Đ/C 26,6% (Bảng 3). Như vậy phun Komix 3 lần, lần 1 trước khi xuất hiện hoa 10 ngày, lần 2 sau thời gian hoa nở rộ 10 ngày và lần 3 sau đợt hai 10 ngày đã góp phần tăng năng suất một cách có ý nghĩa trên giống mít na tại huyện Ba Vì, Hà Nội (Bảng 3). Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố năng suất của giống mít na tại Ba Vì, Hà Nội, 2013-2015 CT Số quả/cây (quả) Khối lượng quả (kg) Năng suất (kg/cây) 1 (Đ/C) 50,45 3,87 195,24a 2 55,63 3,90 216,96a 3 51,43 4,03 207,26a 4 60,32 4,10 247,31b 5 49,45 3,95 195,33a 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng mít na Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu chất lượng quả mít na không có sự sai khác giữa các công thức phân bón lá. Như vậy các công thức phân bón lá khác nhau không làm ảnh hưởng đến các yếu tố chất lượng của quả mít na tại huyện Ba Vì, Hà Nội trong giai đoạn 2013-2015 (Bảng 4). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 783 Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng giống mít na tại Ba Vì, Hà Nội, 2013-2015 CT Dầy vỏ (cm) Chiều dài múi (cm) Chiều rộng múi (cm) Dầy thịt múi (mm) Độ Brix (%) Tỷ lệ ăn được (%) 1 (Đ/C) 1,83 6,13 5,12 2,4 19,83 53,34 2 1,96 6,04 5,14 2,5 20,06 53,43 3 1,92 6,07 5,08 2,6 20,43 52,67 4 1,85 5,92 4,94 2,5 20,52 53,12 5 1,93 6,16 5,03 2,5 20,27 52,54 3.3. Nghiên cứu chất điều tiết sinh trưởng tăng khả năng ra hoa, quả 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết đến thời gian nở hoa Các yếu tố môi trường như thời gian chiếu sáng, nhiệt độ và độ ẩm có vai trò quan trọng đối với quá trình ra hoa kết quả trên cây mít. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí “Nature Genetics” cho thấy có một cơ chế thứ cấp, trước đây chưa được biết đến, đó là chất điều tiết tham gia vào quá trình kiểm soát sự ra hoa. Nghiên cứu về vấn đề này, Lippman và các cộng sự cho thấy việc mất kiểm soát về thời gian ra hoa do sử dụng chất điều tiết sinh trưởng (ĐTST) như cơ chế ra hoa mở quá nhanh sẽ dẫn đến kết quả là chùm hoa chỉ tạo ra một hoa trên mỗi chùm thay vì 7 đến 10 hoa như bình thường. Ngược lại, việc làm chậm chương trình ra hoa cho phép tạo ra nhiều chùm hoa, có nghĩa là tạo ra nhiều trái hơn. Để đánh giá những ảnh hưởng của các chất ĐTST lên sự nở hoa của giống mít Na, đề tài đã tiến hành với 5 công thức, trong đó công thức đối chứng không áp dụng chất ĐTST. Những nghiên cứu ảnh hưởng của chất ĐTST lên quá trình nở hoa được thực hiện với những thời điểm chính là: Bắt đầu nở hoa, nở rộ và kết thúc hoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự có mặt của các chất ĐTST đã thức đẩy sự ra hoa sớm hơn 3 - 5 ngày so với không áp dụng chất ĐTST. Đồng thời thời gian hoa nở rộ có xu hướng kéo dài hơn từ 18/1 - 21/2 với công thức 2, đến 22/2 với công thức 3, đến 23/2 với công thức 4 và 22/2 với công thức 5, trong khi với công thức đối chứng là 19/2. Sự kéo dài thời gian hoa rộ là dấu hiệu của sự tăng trưởng số lượng hoa và số quả hữu hiệu do áp dụng chất ĐTST. Theo dõi về thời gian kết thúc hoa cũng cho thấy sự có mặt của các chất ĐTST đã thúc đẩy quá trình kết thúc hoa sớm hơn 2 - 5 ngày so với không sử dụng chất ĐTST (Bảng 5). Bảng 5. Ảnh hưởng của chất điều tiết đến thời gian ra hoa của giống mít na tại Ba Vì, Hà Nội, 2014 CT Thời gian ra hoa Bắt đầu nở Nở rộ Kết thúc 1 7– 10/1 18/1 - 19/2 21- 24/8 2 6– 10/1 19/1 - 21/2 18-22/8 3 5 - 9/1 18/1 – 20/2 20-24/2 4 5 – 9/1 20/1-20/2 21-25/8 5 4– 9/10 20/1-19/2 20 – 24/8 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết đến các yếu tố năng suất Mục tiêu cuối cùng của việc áp dụng chất ĐTST lên giống mít na là làm tăng số lượng hoa quả hữu hiệu, từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị thương mại. Trên cơ sở đó đề tài đã tiến hành đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm số quả/cây, trọng lượng quả, khối lượng quả/cây và năng suất quả/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự có mặt của các chất ĐTST đã làm tăng số quả/cây từ 49,86-54,85 quả/cây, tăng trên 10% so với đối chứng. Việc áp dụng chất ĐTST hầu như không làm tăng khối lượng quả với sự biến động từ 3,92-4,10 kg/quả, trong khi đối chứng là 4,02 kg/quả. Việc áp dụng chất VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 784 ĐTST làm tăng số quả/cây đã góp phần làm tăng khối lượng quả/cây trong sự biến động từ 200,82-224,89 kg/cây, trong đối chứng là 199,55 kg/cây. Năng suất cá thể (khối lượng quả/cây) tăng lên dưới tác động của chất ĐTST đã làm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích trong sự biến động từ 40,16-44,98 tấn/ha trong khi đối chứng là 39,91 tấn/ha. Trong đó công thức III được đánh giá là có hiệu lực cao nhất với năng suất 44,98 tấn/ha (Hình 1). Hình 1. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến năng suất giống mít Na tại Ba Vì, Hà Nội, 2015 3.3.3. Ảnh hưởng của chất ĐTST đến chất lượng giống mít na Cơ chế tác động của chất ĐTST đối với cây mít được đánh giá là liên quan tới nhiều quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp. Trong nhiều trường hợp chất ĐTST đã tham gia xúc tác và thúc đấy nhanh quá trình vận chuyển dinh dưỡng, làm cân bằng quá trình phân phối chất dinh dưỡng tới các bộ phân của cây. Để tìm hiểu tác động của chất ĐTST đến chất lượng giống mít na, đã tiến hành nghiên cứu với 5 loại chất ĐTST, đồng thời ghi nhận những giá trị của các yếu tố chất lượng quả bao gồm: Độ dày vỏ, chiều dài múi, chiều rộng múi, độ dầy thịt múi, độ Brix và tỷ lệ ăn được. Kết quả cho thấy các chất ĐTST có khả năng làm mỏng vỏ quả khá rõ trong sự biến động từ 1,77-1,80 cm, trong khi đối chứng là 1,84 cm. Việc áp dụng các chất ĐTST có ảnh hưởng đến tỷ lệ ăn được, trong đó các chất ĐTST ở công thức 4 và 5 có tỷ lệ này cao nhất với > 53%, trong khi đối chứng là 51%. Các chất ĐTST ảnh hưởng không rõ đến chiều dài múi, rộng múi, độ dầy thịt múi và độ Brix (Bảng 6). Bảng 6. Ảnh hưởng của chất điều tiết đến chất lượng giống mít na tại Ba Vì, Hà Nội, 2013-2015 CT Dầy vỏ (cm) Chiều dài múi (cm) Chiều rộng múi (cm) Dầy thịt múi (mm) Độ Brix (%) Tỷ lệ ăn được (%) 1 1,84 6,03 507 2,5 20,63 51,74 2 1,92 6,06 5,09 2,5 20,12 52,13 3 1,97 5,96 4,95 2,5 20,83 51,83 4 1,88 6,02 5,02 2,6 20,54 53,13 5 1,94 5,94 4,96 2,5 20,67 53,24 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Bón phân cho cây mít na với liều lượng 60 kg PC + 1,3 kg urê + 1,3 kg supe lân + 1,9 kg KCl/gốc đạt năng suất cao nhất với 271,99 kg/cây, tăng 36,5 so với đối chứng, liều lượng phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả mít. - Phun phân bón lá Komix đã góp phần tăng năng suất một cách có ý nghĩa nhưng không làm thay đổi chất lượng quả mít na. - Phun chất điều tiết sinh trưởng Flower 94 có hiệu lực cao nhất với năng suất 44,98 tấn/ha, tăng trên 10% so với không phun. Áp dụng chất điều tiết sinh trưởng Flower 95 và Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 785 Gibberellin sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ qủa ăn được trên giống mít na so với không áp dụng. 4.2. Đề nghị Áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác giống mít na tại huyện Ba Vì và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Căn, 1987. Giáo trình Nông hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 337 trang. 2. Nguyễn Thị Hạnh. Kết quả bình tuyển, chọn lọc cây mít ưu tú tại Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu KHCN 2006-2010, Viện KHNN Việt Nam. 3. Trần Văn Hậu, Trần Thị Doãn Xuân và Phạm Thanh Sang, 2015. Ảnh hưởng của liều lượng phân N-P-K đến năng suất và phẩm chất trái mít ba láng hạt lép (Artocarpus heterophyllus LAM.) tại huyện Cái Răng, TP. Cần Thơ. 4. Nguyễn An Đệ, Mai Văn Trị và Bùi Xuân Khôi, 2007. Ảnh hưởng các biện pháp tạo tán và tỉa cành đến sinh trưởng, ra hoa và năng suất mít cây mít nghệ ở miền Đông Nam bộ. Kết quả nghiên cứu KHCN Rau quả 2007 - Viện NCCAQ miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Vũ Công Hậu, 2000. Trồng mít (Artocarpus heterophyllus). NXB Nông nghiệp. 6. Bùi Xuân Khôi, Mai Văn Trị, Nguyễn Văn Hùng, Phan Văn Dũng, Nguyễn An Đệ, Châu Văn Toàn, Nguyễn Văn Thu và Chung Thị Hồng Thoa, 2002. Kết quả chọn lọc cây ưu tú mít ta ở miền Đông Nam bộ. Tạp chí NN&PTNT số 9/2002. Trang 769-770. 7. Dutta S., 1966. Cultivation of Jackfruit in Asia. Indian Journal of Horticulture 13: 189-197. 8. Jackfruit, Breadfruit & Relatives, 2012. Know & Enjoy Tropical Fruit 2012. Retrieved November 23 9. Jackfruit Artocarpus heterophyllus, 2006. Field Manual for Extension Workers and Farmers (PDF). Southampton, UK: Southampton Centre for Underutilised Crops. 2006. ISBN 0-85432-834-3. ABSTRACT A study on cultivating techniques for “na” jackfruit cultivar grown in Ba Vi, Ha Noi “Na” jackfruit grown in Ba Vi is well known cultivar in Ha Noi for sweetness presented by high Brix degree and year round flowering and fruiting resulting in providing its product to market at any time. Though advantage of “Na” cultivar was already recorded, the lack of cultivating technology to be applied by producers affected significantly to its yield and quality as well. Because of this, a study under QSEAP project aimed to improve the situation of production of “Na” jackfruit cultivar was implemented by Vietnam seed Association and Plant Resources Center in 2013-2015 period. Results conducted from the study showed that fertilizer application of 60 kg of manure fertilizer + 1.3 kg of urea + 1.3 kg of superphosphate + 1.9 kg of KCL per tree was considered most suitable to “Na” jackfruit cultivar indicated by high yield production (271.99 kg/a tree, 35.5% higher than the control – no fertilization) whereas its quality kept unchanged). And, what is more, spraying of Komix (foliar fertilizer) and Flower 94 (growth regulator) gave good effect to fruit yield of cultivar withought quality change involving fruit appearance (highest yield of 44.98 tons/ha, 10% higher than control when sprayed with Komix was rported) In addition, Flower 95 and Gibberilin made edible portion of fruit increased. Keywords: Ba Vi, cultivation technology, Na jackfruit variety, yield, quality Người phản biện: TS. Trần Danh Sửu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_265_5665_2130583.pdf
Tài liệu liên quan