Tài liệu Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (2011 - 2013): Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
69
KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CỦA VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM (2011 - 2013)
PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn1,
ThS. Phạm Đình Phục2
1Viện trưởng
2Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế
SUMMARY
Results of Scientific Research and Transferring Research Results
of Field Crops Research Institute during 2011 - 2013
During 2011 - 2013, Field Crops Research Institute (FCRI) had been the executive institute
conducted 13 projects governed by the State and 46 projects governed by the Ministry of Agricultural
and Rural Development (MARD); 90 projects cooperated to conduct with other ministries, institutions and
provinces; and 12 international cooperation projects. Most FCRI’s research results have supported
significantly to agricultural development strategies in Red River Delta (RRD) and other regions in
Vietnam. There were 38 new food crop varieties certified as the national...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của viện cây lương thực và cây thực phẩm (2011 - 2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
69
KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CỦA VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY THỰC PHẨM (2011 - 2013)
PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn1,
ThS. Phạm Đình Phục2
1Viện trưởng
2Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế
SUMMARY
Results of Scientific Research and Transferring Research Results
of Field Crops Research Institute during 2011 - 2013
During 2011 - 2013, Field Crops Research Institute (FCRI) had been the executive institute
conducted 13 projects governed by the State and 46 projects governed by the Ministry of Agricultural
and Rural Development (MARD); 90 projects cooperated to conduct with other ministries, institutions and
provinces; and 12 international cooperation projects. Most FCRI’s research results have supported
significantly to agricultural development strategies in Red River Delta (RRD) and other regions in
Vietnam. There were 38 new food crop varieties certified as the national varieties and released to
production (10 rice varieties, 05 root-tuber varieties, 02 legume varieties and 02 fruit-vegetable
varieties). In addition, the Institute also focused applied research to developing new technology such as
research on reduce water input in rice production by using alternative wet and dry irrigation (AWD);
Research on the possible negative impacts of the climate change on rice in Winter-Spring season in the
North of Vietnam and find appropriate solutions to mitigate the impacts to secure the rice production in
the RRD; Establishing cucumber production by using hi-tech systems..... With the priority of increase the
production economic, the FCRI’s advanced technologies and new developed food crop varieties got high
consideration from farmers and public awareness and gradually expanded in large scales. Besides that,
the Institute produced and transferred to domestic production about 1.200tons of rice seed, 220 tons of
groundnuts seed, 110tons of soybean seed, 750 tons of potato seed, 170 tons of sweet potato materials,
520kg of vegetable seed and thousand of fruit varieties...
I. CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC 2011 - 2013
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm được
xác định là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học về các lĩnh vực: Công nghệ sinh
học, sinh lý, sinh hoá, di truyền chọn giống, nhân
giống và biện pháp kỹ thuật canh tác cây lương
thực và cây thực phẩm, chủ yếu là cây lúa, đậu đỗ
và cây có củ, nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp,
cơ cấu cây trồng... Trong giai đoạn 2011 - 2013,
Viện đã triển khai thực hiện 186 nhiệm vụ nghiên
cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào
sản xuất, tăng cường trang thiết bị để nâng cao
năng lực nghiên cứu, trong đó có:
- 13 ĐT/DA cấp Nhà nước;
- 46 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ;
- 18 đề tài cấp cơ sở;
- 90 nhiệm vụ hợp tác với đơn vị nghiên cứu
khác và các địa phương;
- 19 nhiệm vụ hợp tác Quốc tế.
1.1. Công tác nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản là hướng đi quan trọng
được Viện đặc biệt quan tâm, nhất là việc ứng
dụng công nghệ sinh học, ứng dụng các kết quả
nghiên cứu về bảo vệ thực vật, sinh lý, sinh hoá
trong việc đánh giá vật liệu khởi đầu và tập đoàn
công tác... đã góp phần tích cực trong việc rút
ngắn thời gian chọn tạo giống và nhân nhanh các
giống CLT - CTP phục vụ sản xuất.
Hàng năm Viện đã tiến hành duy trì, bảo tồn
được hàng ngàn mẫu giống cây trồng các loại:
Trên 1.000 mẫu giống lúa thuần, 750 mẫu giống
lúa lai, 500 mẫu giống lạc, 650 mẫu giống đậu
tương, 150 mẫu giống đậu xanh, 150 mẫu khoai
tây, 270 mẫu giống khoai lang, 50 mẫu dong
riềng, 100 mẫu sắn, 100 mẫu giống khoai sọ, củ
từ và 200 mẫu giống cải các loại...
Đã xác định được 08 chỉ thị phân tử có liên
kết chặt với gen tương hợp rộng (WC), gen
kháng bệnh bạc lá, rầy nâu, gen bất dục TGMS
và gen phục hồi phục vụ công tác chọn tạo giống
lúa lai siêu cao sản.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
70
Xác định được 29 dòng bố mẹ mang gen
tương hợp rộng (WC) bằng chỉ thị phân tử.
Viện tập trung nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ sinh học (chỉ thị phân tử, phân tích DNA...)
để xác định kiểu gen hỗ trợ trong nghiên cứu vật
liệu, chọn tạo giống lúa mới. Đã xác định được
một số mồi chỉ thị phân tử DNA: EAP; ESP;
IFAP và INSP liên kết chặt với gen fgr tổng hợp
chất 2AP qui định mùi thơm trong cây lúa; trên
cơ sở đó nhằm xây dựng qui trình chọn tạo giống
lúa thơm bằng phương pháp truyền thống kết hợp
với chỉ thị phân tử DNA.
Xây dựng được cơ sở dữ liệu kiểu hình và
kiểu gen của tập đoàn vật liệu lúa kháng bệnh bạc
lá vi khuẩn phục vụ cho công tác chọn tạo giống
lúa kháng bệnh bạc lá.
Nghiên cứu cơ sở khoa học chọn giống lúa
có hàm lượng protein cao, chất lượng thương
phẩm tốt, kết quả cho thấy: Tồn tại đồng thời
hiệu quả trội không hoàn toàn và hiệu quả cộng
tính. Về hệ số tương quan giữa hàm lượng
protein và hàm lượng amylose là tương quan
nghịch và tồn tại đáng tin cậy. Xác định được
một số giống bố mẹ có khả năng kết hợp cao về
hàm lượng protein, là cơ sở để bố trí các tổ hợp
lai trong quá trình tạo các giống lúa có hàm
lượng protein cao.
Các công trình nghiên cứu đã tiến hành xây
dựng cơ sở dữ liệu ADN về tính chịu hạn, lựa
chọn được 52 chỉ thị cho đa hình cao giữa các
giống lúa bố mẹ phục vụ cho công tác lập bản đồ
QTL cho tính chịu hạn.
Đã xác định được 05 chỉ thị SSR (RM5657,
RM1896, RM1201, RM8148, RM3123) có liên
kết chặt với một số QTL/gen quy định tính trạng
liên quan đến khả năng chịu hạn ở lúa.
Đã xác định được nguyên nhân xâm nhiễm
của nấm Aspergillus flavus lên hạt lạc và bước
đầu xây dựng được qui trình tạm thời phòng
chống sự xâm nhiễm của nấm Aspergillus flavus
nhằm giảm độc tố aflatoxin trên hạt lạc.
Đã xác định được loài nấm gây bệnh phấn
trắng trên đậu tương ở Việt Nam là Oidium sp.
Xác định được 04 chỉ thị SSR có liên kết chặt với
gen kháng bệnh phấn trắng hại đậu tương.
Kết quả đã xác định được 20 dòng khoai
tây có tính kháng bệnh mốc sương bằng chỉ thị
phân tử.
Kết quả bước đầu về nghiên cứu chọn tạo
giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao
bằng chỉ thị phân tử, đã xác định được 02 chỉ thị
phân tử liên kết với QTL/gen quy định tính
trạng liên quan đến hàm lượng tinh bột cao
trong khoai lang.
Nghiên cứu tạo giống mía năng suất cao và
kháng bệnh than bằng kỹ thuật sinh học phân tử
và công nghệ tế bào cho thấy: Kết quả đã nuôi
cấy, phân lập, duy trì được nấm Ustilago
scitaminea gây bệnh than trong điều kiện invitro
và xác định được quá trình sinh trưởng từ bào tử,
nẩy mầm, tạo sợi và bào tử nấm mới, nhận biết
được 1 cặp mồi (M22) có băng 245bp liên quan
đến khả năng kháng bệnh than và 1 cặp mồi
(M12 ) có băng 165bp liên quan đến đặc tính
hàm lượng đường cao.
1.2. Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu ứng dụng nắm vai trò chủ đạo
trong mọi hoạt động nghiên cứu của Viện. Từ
năm 2011 - 2013, Viện đã có hàng chục giống
cây trồng các loại được công nhận phục vụ cho
sản xuất, được thể hiện trên các lĩnh vực như sau:
1.2.1. Nghiên cứu chọn tạo giống lúa
1.2.1.1. Kết quả chọn tạo và phát triển giống
lúa thuần
Lúa thuần là một trong những đối tượng
nghiên cứu chính của Viện trong nhiều năm qua,
kế thừa kết quả nghiên cứu của những năm trước,
từ năm 2011 đến 2013 đã có 10 giống lúa được
công nhận (PC6, CH208, P376, P6ĐB, PĐ211,
P9, HDT8, HT18, Trân Châu Hương - SH8 và
Gia Lộc 102), trong đó có 03 giống công nhận
chính thức (PC6, P6ĐB và P376) và 07 giống
công nhận cho sản xuất thử. Ngoài ra Viện còn
nhiều dòng, giống triển vọng khác đang đề nghị
công nhận cho sản xuất thử vào năm 2014 như:
LTh134, LTh131, HD5, CH16, Gia Lộc160...
*Nhóm giống lúa có TGST cực ngắn ngày
(<100 ngày): Đã nghiên cứu chọn tạo thành công
giống lúa P6ĐB (P6 đột biến), có TGST 75 - 80
ngày (vụ Mùa) và 105 - 110 ngày (vụ Xuân
muộn), năng suất đạt 50 - 55 tạ/ha, giống đã được
phát triển mạnh ở một số tỉnh phía Bắc, góp phần
tích cực cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở
các tỉnh ĐBSH, né lũ tiểu mãn ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ và làm nguồn giống dự phòng. Diện
tích gieo trồng giống P6ĐB năm 2012 đạt khoảng
3.000ha. Giống lúa Gia Lộc 102 (GL102) có
TGST 80 - 85 ngày (vụ Mùa), năng suất đạt 50 -
58 tạ/ha, chất lượng tốt, giống hiện đang được
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
71
gieo trồng thử nghiệm hàng trăm hecta tại các
tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam. Giống lúa PC6 có
TGST 90 - 95 ngày (vụ Mùa) và 125 - 130 ngày
(vụ Xuân muộn), năng suất đạt 55 - 60 tạ/ha, rất
thích hợp cho các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các
vùng phát triển cây vụ Đông cực sớm vùng
ĐBSH (Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên,...).
Thu hoạch tránh lũ sớm trước 05/9 hàng năm tại
một số tỉnh Bắc Trung Bộ (Quảng Bình, Hà
Tĩnh,...). Diện tích giống lúa PC6 đạt từ 8.000 -
10.000 ha/năm.
*Nhóm giống lúa chất lượng cao, thời gian
sinh trưởng ngắn và trung ngày: HDT8, Trân
Châu Hương - SH8, HDT7, PĐ211, HT9, T10,...
Các giống lúa này đang có xu thế phát triển mạnh
ở nhiều tỉnh phía Bắc, cho hiệu quả kinh tế cao
hơn Q5 và KD18 từ 10 - 20% (tuỳ theo giống,
mùa vụ và tiểu vùng sinh thái), thích hợp cho
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 3 vụ ở ĐBSH.
Riêng giống lúa T10 diện tích gieo cấy hàng năm
tại Thái Bình từ 2.500 - 3.000ha, năng suất cao
hơn BT7 từ 10 - 14%, đặc biệt giống lúa HDT8
(giống được công nhận cho sản xuất thử năm
2012) cho năng suất cao hơn BT7 từ 15 - 17%,
chịu thâm canh, chống chịu với một số sâu - bệnh
hại chính khá hơn BT7, giống đang được mở
rộng diện tích ở các tỉnh ĐBSH và Bắc Trung
Bộ, vụ Mùa 2013 đạt khoảng 300ha.
*Nhóm giống lúa thâm canh có thời gian
sinh trưởng tương đương Q5 và KD18, chất
lượng khá hơn Q5 và KD18, chống chịu khá với
một số loại sâu bệnh hại chính, năng suất cao
(cao hơn KD18 từ 10 - 15%) như: SH14, XT27,
X26, Gia Lộc 105 (GL105), HD5... riêng giống
lúa SH14 diện tích gieo trồng năm 2012 ở các
tỉnh ĐBSH đạt khoảng 3.000ha tại các tỉnh Hải
Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh,...
Giống GL105 cứng cây, chống chịu sâu bệnh khá
hơn Q5, chịu thâm canh, năng suất 60 - 70 tạ/ha,
chất lượng khá, được nhiều địa phương đánh giá
cao, giống đang được mở rộng mô hình thử
nghiệm hàng trăm hecta tại các tỉnh ĐBSH.
*Nhóm giống lúa chống chịu với điều kiện
bất thuận (hạn, úng, phèn mặn): Đã chọn tạo
được một số giống lúa chịu hạn triển vọng, chủ
yếu cho những vùng bấp bênh nước: Giống lúa
chịu hạn CH207 và CH208 (công nhận cho sản
xuất thử), năng suất 40 - 50 tạ/ha, chất lượng gạo
khá, hiện đang được mở rộng mô hình tại một số
tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Bắc
Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lạng Sơn,... Một số
giống lúa chịu hạn triển vọng khác như CH16,
CH19, CH22 đang được nhiều địa phương đánh
giá cao. Giống lúa kháng rầy P376, TGST 113 -
118 ngày, chịu thâm canh, năng suất 60 - 65 tạ/ha
thích hợp cho các vùng thâm canh ở các tỉnh phía
Bắc, đặc biệt trên các chân đất 2 vụ lúa/năm hoặc
những vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng 3
vụ/năm (trồng cây vụ Đông chính vụ).
1.2.1.2. Kết quả chọn tạo và phát triển giống
lúa lai
Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa lai của Viện
trong thời gian qua mặc dù gặp không ít khó
khăn song đã đạt được một số kết quả nhất định:
Đã làm chủ công nghệ chọn tạo giống lúa lai
cũng như chọn thuần và nhân dòng bố mẹ lúa lai
2, 3 dòng, đặc biệt công nghệ lai tạo, gây đột
biến, lai xa... để tạo ra các dòng bố mẹ CMS và
TGMS mới.
Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai siêu cao
sản, đây là hướng nghiên cứu mới thuộc chương
trình trọng điểm Quốc gia. Viện đã thu thập và
đánh giá trên 300 dòng, giống lúa Indica và
Japonica năng suất cao từ các nước: Hàn Quốc,
Nhật Bản, Philippines... để phục vụ cho chọn tạo
giống lúa lai siêu cao sản. Chọn lọc và làm thuần
125 dòng bố Indica/Japonica, 22 dòng bất dục
kháng rầy nâu, chọn được 30 tổ hợp lai, năng
suất đạt 9 - 11 tấn/ha đưa vào thí nghiêm so sánh
sơ khởi. Kết quả bước đầu có 05 tổ hợp (D161s-
7Tr/RG33; 827s/M406; 827s/M386; D64s/R50
và D59s/R3) cho năng suất cao hơn đối chứng
D.You 527 của Trung Quốc.
Công tác chọn tạo các dòng bố, mẹ lúa lai:
Đã hoàn thiện quy trình chọn dòng TGMS bằng
phương pháp truyền thống kết hợp với CNSH,
chọn tạo được các dòng TGMS từ việc chuyển
gen TMS vào dòng duy trì bất dục đực TBC (như
AMS34S, AMS35S...); các dòng TGMS có gen
tương hợp rộng (WC) như D52S, D64S, D116S...
Các dòng mẹ này có nhiều đặc tính quý và khả
năng cho năng suất trên ruộng sản xuất hạt lai F1
từ 2,5 - 4,5 tấn/ha và đã chọn được 5 dòng phục
hồi (dòng R) có gen WC.
Lai tạo và chọn lọc thành công nhiều dòng mẹ
TGMS mới từ các nguồn của Việt Nam, Trung
Quốc và IRRI, các dòng này có tính bất dục ổn định
như: AMS33S, AMS29S, AMS35S... Một số dòng
bố mẹ có gen tương hợp rộng (WC) cho phép khai
thác ưu thế lai khác loài phụ và chọn tạo giống lúa
lai siêu cao sản. Đồng thời cũng đã lai tạo được các
dòng CMS mới, các dòng này là vật liệu quan trọng
trong chương trình chọn tạo giống lúa lai mới.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
72
Đã chọn tạo được một số tổ hợp lúa lai mới,
triển vọng: HYT106, HYT115, HYT124... có
năng suất tương đương hoặc cao hơn so với các
tổ hợp lúa lai Trung Quốc nhập nội, có khả năng
chống chịu một số bệnh hại chính và chất lượng
ăn nếm tốt hơn. Tổ hợp lúa lai được công nhận
cho sản xuất HYT108 năng suất trung bình đạt
65 - 70 tạ/ha, năng suất cao đạt từ 77 - 80 tạ/ha.
Các giống lúa này đang được mở rộng diện tích
sản xuất thử tại các tỉnh ĐBSH và Bắc Trung Bộ.
Đã làm chủ được Qui trình công nghệ sản
xuất hạt lai F1 của các tổ hợp lúa lai 2; 3 dòng
đang phổ biến ngoài sản xuất cũng như các tổ
hợp hệ HYT được chọn tạo trong nước đạt năng
suất hạt lai từ 2,0 - 2,5 tấn/ha, năng suất cao đạt
2,8 - 4,0 tấn/ha (tại Eakar - Đắk Lắk).
Nghiên cứu, xác định vùng "tối ưu" cho sản
xuất hạt giống lúa lai F1 tại Eakar - Đắk Lắk;
Quảng Nam; Mường Lò - Yên Bái, năng suất hạt
F1 tại các khu vực nêu trên có thể đạt từ 2,5 - 4,5
tấn/ha tùy từng tổ hợp. Xác định được thời vụ và
vùng thích hợp cho nhân dòng mẹ tại Mộc Châu -
Sơn La và đồng bằng sông Hồng.
1.2.2. Nghiên cứu chọn tạo và phát triển các
giống đậu đỗ
Hàng năm, công tác duy trì, đánh giá và lưu
giữ hàng trăm mẫu giống đậu đỗ các loại,thể hiện
sự đa dạng di truyền về nhiều đặc tính nông học
quí như thời gian sinh trưởng (cực ngắn, ngắn,
trung bình và dài), kích thước hạt đa dạng, kháng
bệnh hại lá, sâu... phục vụ tích cực cho công tác
lai tạo giống mới.
Kết quả từ 2011 - 2013 đã có 04 giống đậu
đỗ được công nhận, trong đó có 02 giống đậu
tương (Đ8 được công chính thức và giống ĐT51
công nhận cho sản xuất thử) và 02 giống lạc (L26
và L17) được công nhận cho sản xuất thử.
Về cây lạc: Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo
các giống lạc mới bằng phương pháp lai hữu tính,
theo hướng thâm canh; chống chịu với điều kiện
bất thuận (chịu hạn), chống chịu với một số loại
sâu, bệnh hại chính... Mở rộng diện tích trồng các
giống lạc mới, có tiềm năng năng suất cao: Giống
L23 có khả năng chịu hạn và cho năng suất khá,
ổn định, trung bình đạt 35 - 40 tạ/ha. Giống lạc
L26 chịu hạn khá, có tiềm năng năng suất khá
cao (40 - 50 tạ/ha), tỷ lệ nhân/quả đạt 73%, vỏ
lụa màu cánh sen..., đáp ứng thị hiếu người tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, giống lạc L17
kháng khá với bệnh mốc vàng, năng suất đạt 40 -
42 tạ/ha đang được thử nghiệm và nhân rộng mô
hình ở nhiều địa phương.
Về cây đậu tương: Diện tích các giống đậu
tương mới, triển vọng như Đ2101, ĐT12, Đ8,
ĐT51... đang tiếp tục được mở rộng ở nhiều tỉnh
ĐBSH và Trung du miền núi phía Bắc, năng suất
đạt từ 21 - 25 tạ/ha, ở những nơi thâm canh tốt có
thể đạt 26 - 28 tạ/ha, cao hơn các giống phổ biến
tại địa phương từ 10 - 20%. Đặc biệt giống đậu
tương có thời gian sinh trưởng ngắn 80 - 85 ngày,
năng suất khá (giống Đ8), thích hợp cho vụ Hè
Thu và Thu Đông, đang được mở rộng mô hình
sản xuất ở nhiều địa phương, góp phần làm
phong phú thêm bộ giống đậu đỗ trong sản xuất.
Cây đậu đỗ khác: Kết quả nghiên cứu về cây
đậu xanh đã có 2 giống triển vọng: ĐX11 và
ĐX14, đang đề nghị công nhận giống cho sản
xuất thử. Riêng giống đậu xanh ĐX14 có khả
năng chịu hạn khá hơn các giống đậu xanh tại địa
phương NghệAn, năng suấtđạt 12 - 14 tạ/ha.
1.2.3. Chọn tạo và phát triển các giống cây có củ
Kết quả nghiên cứu và phát triển cây có củ
trong thời gian qua, đã có 02 giống sắn được
công nhận cho sản xuất thử, một số giống khoai
tây và khoai lang, dong riềng triển vọng đang
hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận giống vào cuối
năm 2013 và đầu 2014 (giống khoai tây số 19,
khoai lang KLC3, KLC5, giống dong riềng số 49).
Cây khoai tây: Đã tiến hành lai tạo được 11
tổ hợp hạt lai khoai tây tại Sa Pa. Gieo trồng 78
tổ hợp lai (tại Sa Pa và Đà Lạt) và 52 dòng, giống
khoai tây nhập nội từ CIP (năm 2011). Đánh giá
gần 2.000 dòng và chọn lọc được 250 dòng ưu tú
(năm 2012). Giống khoai tây Sinora và Eben cho
năng suất từ 20 - 30 tấn/ha đã được Viện chuyển
giao đến một số tỉnh ở vùng ĐBSH. Đây là
những giống có tiềm năng năng suất cao, thích
hợp cho ăn tươi và chế biến, đang được mở rộng
diện tích sản xuất tại các tỉnh phía Bắc.
Cây khoai lang: Nghiên cứu, chọn tạo các
giống khoai lang mới trong một số năm gần
đây chủ yếu tập trung vào các giống khoai lang
chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.
Kết quả đã chọn tạo được 03 giống khoai
lang triển vọng: KLC3, KLC5 và VC682, năng
suất ở các mô hình thử nghiệm tại Bắc Giang,
Vĩnh Phúc, Thanh hóa... đạt 19 - 20 tấn/ha, được
các địa phương đánh giá cao và đề nghị mở rộng
diện tích trong thời gian tới. Hiện nay khoảng 40
- 50% diện tích sản xuất khoai lang tại các tỉnh
miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh
đang được trồng bằng các giống KB1, K4(V15-
70), KL5, KLC266 do Viện lai tạo, chọn lọc.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
73
Trong 3 năm qua, Viện đã cung ứng cho sản
xuất 750 tấn giống khoai tây các loại và 170 tấn
dây khoai lang giống cho một số tỉnh Bắc Trung
Bộ, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc,
ngoài ra còn cung cấp hom giống sắn của 02
giống: SA06 và SA21-12 và giống dong riềng
(số 49), để mở rộng diện tích hàng trăm hecta tại
các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
1.2.4. Kết quả nghiên cứu và phát triển cây
rau - quả
Đã chọn tạo được 04 giống rau mới công nhận
cho sản xuất thử: Giống dưa Thanh Lê, đậu đũa
VC2, bí xanh Thiên Thanh 5 và cà tím lai số 1.
Công tác nghiên cứu tập trung vào 2 loại rau
chủ lực là cà chua và dưa chuột: Đã thu thập và
đánh giá nguồn vật liệu cà chua phục vụ chọn tạo
giống cà chua lai, bước đầu chọn lọc được 30
dòng cà chua thuần mang những tính trạng mong
muốn phục vụ cho công tác chọn tạo giống cà
chua lai ngoài đồng và 5 dòng phục vụ tạo giống
cà chua trồng trong nhà lưới, trong đó 5 giống có
khả năng kháng bệnh virus xoăn vàng lá. Xác
định được 3 tổ hợp lai mới trồng trong điều kiện
đồng ruộng cho năng suất đạt trên 60 tấn/ha và 1
tổ hợp lai cho năng suất đạt 85 tấn/ha trong điều
kiện nhà lưới.
Giống dưa chuột lai PC5, TGST 85 - 90
ngày, năng suất 45 - 50 tấn/ha (vụ Thu Đông) và
50 tấn/ha (vụ Xuân), chất lượng tốt, thích hợp
cho ăn tươi và muối mặn xuất khẩu.
Đã chọn lọc và phục tráng được 11 giống rau
bản địa có độ thuần cao, chống chịu khá với một
số loại sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng tốt,
đáp ứng được nhu cầu thị trường như: Cải bẹ
xanh mào gà Vĩnh Tường, bí xanh Sặt...
Các giống bí xanh do Viện chọn tạo: Bí
xanh số 2 và Thiên Thanh 5 cho năng suất 40 -
50 tấn/ha, phục vụ tích cực cho chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế cao, đã mở rộng
diện tích hàng trăm hecta tại các tỉnh ĐBSH.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất một số loại rau (cà chua, dưa chuột, dưa
thơm...) trong điều kiện nhà lưới, nhà kính, bước
đầu đã đạt được một số kết quả nhất định: Đã xác
định được bộ giống cà chua (dạng quả to và quả
mini), 3 giống dưa thơm: Kim Cô Nương, Kim
Hoàng Hậu và dưa xanh Vân lưới để trồng trong
nhà lưới. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy
trình sản xuất cây giống cà chua, dưa chuột, dưa
thơm theo hướng sản xuất công nghệ cao. Xác
định được hỗn hợp giá thể sản xuất cây giống tốt
nhất: 80% hỗn hợp hữu cơ + 20% đất bột phù sa
hoặc 80% xơ dừa mục + 20 % đất bột phù sa.
Xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho
các đối tượng cây trồng trong nhà lưới ứng dụng
nông nghiệp công nghệ cao...
1.2.5. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác tổng hợp
đối với cây lương thực và cây thực phẩm
Nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu
thời tiết đến sản xuất lúa Đông Xuân và các giải
pháp đảm bảo sản xuất ổn định vụ lúa Đông
Xuân tại vùng ĐBSH: Kết quả nghiên cứu thống
kê từ năm 1961 đến nay cho thấy, sự thay đổi
thời tiết trong vụ Đông Xuân rất đa dạng: Trong
đó có 21,27% mùa đông ấm, 34,04% mùa đông
rét và 44,68% trung bình. Ngày kết thúc rét hại
với tần suất đảm bảo 80% vào trung tuần tháng 2,
từ đó đã đề xuất biện pháp phòng trừ rét cho mạ
nếu gieo vào đầu tháng 2, đã xác định được thời
gian trỗ an toàn cho lúa Đông Xuân vào nửa đầu
tháng 5. Từ kết quả nghiên cứu trên là cơ sở cho
Viện xuất chuyển vụ sản xuất lúa Xuân sớm dài
ngày sang lúa lai, lúa ngắn ngày trong vụ Xuân
muộn. Với vụ Xuân muộn, lúa ngắn ngày cho
năng suất cao ổn định ngay cả những năm qua
nóng hoặc quá rét. Hiện lúa Xuân muộn ở đồng
bằng sông Hồng cho năng suất cao ổn định chiếm
hơn 90% diện tích lúa vụ Xuân.
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật xây
dựng quy trình công nghệ canh tác dưa chuột
ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ nội tiêu
và xuất khẩu.
Kết quả bước đầu cho thấy, bón vôi cho lạc
(bón lót và bón thúc giai đoạn đâm tia hoặc bón
thúc giai đoạn đâm tia) đã làm hạn chế sự xâm
nhiễm của nấm Aspergillus flavus và hàm lượng
độc tố aflatoxin trên hạt lạc giai đoạn sau thu hoạch.
Xác định biện pháp tưới nước khô ướt xen
kẽ (AWD) cho năng suất lúa tương đương với
phương pháp canh tác lúa truyền thống song đã
tiết kiệm được 30 - 42% lượng nước tưới.
Công ty cổ phần Giống cây trồng Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm đã xây dựng thành
công mô hình cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất
khoai tây (vụ Xuân năm 2013), trên quy mô 10ha
tại Viện, đã góp phần tích cực trong việc hạ giá
thành sản phẩm và giải phóng sức lao động. Mô
hình chắc chắn sẽ được mở rộng tại các địa
phương trong thời gian tới.
1.2.6. Kết quả nghiên cứu kinh tế - xã hội
Nghiên cứu tổng hợp phát triển các chuỗi giá
trị nông sản gắn liền với vùng sản xuất hàng hóa
chuyên canh, quản lý chất lượng sản phẩm, an
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
74
toàn thực phẩm và bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây
dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Các
nghiên cứu đã kết hợp được cơ sở khoa học với
mô hình phát triển, phát huy được lợi thế so sánh
của tiểu vùng, nhằm tăng giá trị sản phẩm theo
chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho nông dân:
- Phát triển vùng sản xuất, chuỗi giá trị và
bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm: Vải
thiều Thanh Hà, chuối Ngự Đại Hoàng, bưởi
Phúc Trạch, hồng không hạt Bắc Kạn, mật ong
Bạc Hà Mèo Vạc, bưởi Luận Văn, gạo Tám xoan
Hải Hậu, chả mực Hạ Long và cam Cao Phong
- Phát triển vùng sản xuất, chuỗi giá trị và
bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm:
Cam Bù Hương sơn, chè Hoàng Su Phì, gà Tiên
Yên, tu hài Vân Đồn, miến dong Bình Liêu, chè
Hải Hà, ghẹ Trà Cổ, rau Quảng Yên,....
- Phát triển vùng sản xuất, chuỗi giá trị và
bảo hộ Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: Bò
H’mông Cao Bằng; nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn,
Hải Dương; trứng gà Cường Thịnh; nếp cái Hoa
Vàng Đông Triều; vải chín sớm Phương Nam; na
dai Đông Triều; mía tím Quảng Ninh; mía Tím
Hòa Bình.
- Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất
tập thể của hộ nông dân như tổ hợp tác, HTX
chuyên ngành, hội/hiệp hội nghề nghiệp nhằm
giúp nông dân hợp tác với doanh nghiệp (PPP) và
tham gia chuỗi giá trị: Hiệp hội bò H'mông Cao
Bằng, Hiệp hội Nếp cái Hoa Vàng Hải Dương,
Đông Triều, HTX chăn nuôi lợn Thống Nhất Hà
Tĩnh, HTX rau an toàn Tiền Lệ Hoài Đức,...
II. KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO CÁC TBKT VÀO
SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HOÁ SẢN PHẨM
2.1. Kết quả chuyển giao các TBKT vào sản xuất
Công tác nghiên cứu, chọn tạo giống cây
lương thực và cây thực phẩm của Viện trong thời
gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi
nhận, 19 giống cây trồng các loại được công
nhận, trong đó có:
- 10 giống lúa (09 giống lúa thuần, 01 giống
lúa lai).
- 02 giống đậu đỗ (01 giống lạc và 01 giống
đậu tương).
- 05 giống cây có củ (01 giống khoai tây, 02
giống khoai lang và 02 giống sắn).
- 02 giống rau (giống đậu đũa VC2 và giống
bí xanh Thiên Thanh 5).
Công tác chuyển giao các TBKT của Viện
phục vụ sản xuất, trong 3 năm qua đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Viện đã cung cấp
cho sản xuất hàng ngàn tấn giống lúa các loại,
250 tấn giống lạc, 110 tấn giống đậu tương, 750 tấn
khoai tây giống, 170 tấn dây khoai lang giống,
520kg hạt giống rau (dưa chuột, bí xanh, cà chua)
và hàng ngàn cây ăn quả các loại... thông qua các
dự án sản xuất thử nghiệm, mô hình trình diễn
các TBKT mới của các đề tài/dự án (thuộc
chương trình giống cây trồng, vật nuôi và dự án
SXTN), chương trình khuyến nông, công tác sản
xuất các giống cây lương thực và cây thực phẩm
tại Viện.
Nhiều mô hình giống cây trồng mới cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao như: Giống lúa P6ĐB,
đã phát triển hàng ngàn hecta tại các tỉnh ĐBSH
và Quảng Bình, góp phần tích cực cho việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSH, né lũ
sớm ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và làm nguồn giống
dự phòng. Giống lúa PC6 TGST ngắn 85 - 90
ngày, năng suất 55 - 60 tạ/ha, phát triển mạnh ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ và ĐBSH, giống lúa lai 2
dòng HYT108 cho năng suất 75 - 80 tạ/ha, năng
suất hạt lai cao, được nhiều địa phương đánh giá
cao. Giống lạc L18 cho năng suất 50 - 55 tạ/ha
trên quy mô hàng chục hecta tại Nam Định...
2.2. Thương mại hoá sản phẩm
Công tác thương mại hoá các sản phẩm
nghiên cứu (chuyển nhượng bản quyền tác giả) là
một trong những hướng đi cần thiết, nhằm nhanh
chóng mở rộng diện tích các giống cây trồng mới
phục vụ sản xuất, góp phần tích cực trong việc tự
chủ theo tinh thần Nghị định 115 của Chính phủ,
từ năm 2008 - 2013, Viện đã ký kết hợp đồng
chuyển nhượng bản quyền tác giả cho các công
ty giống cây trồng Trung ương và địa phương
tổng số 12 giống cây trồng các loại (11 giống lúa
và 01 giống lạc). Riêng từ 2011 - 2013 có 03
giống lúa thuần (N100, HDT8 và LTh134) và 01
giống lạc (L26) được chuyển nhượng. Đồng thời
với việc chuyển nhượng bản quyền tác giả, Viện
còn có hình thức hợp tác “uỷ quyền” cho một số
Công ty Giống cây trồng địa phương cùng với
Công ty cổ phần Giống cây trồng của Viện phối
hợp sản xuất và chuyển giao một số giống cây
trồng mới phục vụ sản xuất như: Công ty cổ phần
Giống cây trồng Quảng Nam phối hợp sản xuất
giống lúa HDT8, Công ty cổ phần Tổng công ty
Giống cây trồng và Con nuôi Ninh Bình cùng sản
xuất giống lúa HT9, HDT8 và Gia Lộc 105 để
phục vụ cho các tỉnh miền Trung.
Lợi ích của việc chuyển nhượng bản quyền
tác giả và việc uỷ quyền sản xuất giống lúa cho
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
75
một số công ty đã huy động được nguồn lực của
xã hội vào việc chuyển giao nhanh các TBKT
phục vụ sản xuất, đặc biệt là việc mở rộng diện
tích gieo trồng các giống mới trong sản xuất và
đem lại nguồn thu nhập cho đơn vị và cá nhân.
III. CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ
Hợp tác Quốc tế là nhiệm vụ quan trọng, góp
phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực
KHCN, tăng cường trang thiết bị, trao đổi thông
tin và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu với các
chuyên gia nghiên cứu của các tổ chức Quốc tế.
Kết quả từ 2011 - 2013, Viện đã và đang phối
hợp thực hiện 19 nhiệm vụ HTQT với các đối tác
(01 đề tài HTQT theo nghị định thư và 18 nhiệm
vụ phối hợp), với tổng kinh phí khoảng 4.741
triệu đồng, 714.323AUD và 138.070USD.
Dự án HTQT theo nghị định thư: “Hợp tác
nghiên cứu kỹ thuật trồng tăng năng suất lạc ở
vùng nước trời” đã chọn được 3 giống lạc triển
vọng thích hợp cho vùng nước trời: Giống lạc
L22, ĐBĐ0401.8 và ĐBĐ0305.2, năng suất 26,3 -
33,5 tạ/ha. Xây dựng thành công 3 mô hình sản
xuất lạc cho vùng nước trời (Nghệ An, Hà Nội và
Bắc Giang), năng suất 28,2 - 31,4 tạ/ha và hiệu
quả tăng 16 - 28% so với giống địa phương. Kết
quả nghiên cứu đã được áp dụng cho các vùng
trồng lạc nước trời ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng
sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc.
Dự án “Cải thiện liên kết thị trường và người
sản xuất rau trái vụ vùng Tây Bắc Việt Nam”,
nhằm xác định nhu cầu của thị trường về rau trái
vụ (tập trung vào các loại rau chính: Cà chua, xà
lách xoăn, ớt ngọt, cải bắp) và cung cấp thông tin
thị trường, hỗ trợ các nhóm kỹ thuật phát triển
rau trái vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng...
Viện đã xây dựng thành công chương trình
hợp tác với với bang Manue thuộc Cộng hoà
Nigeria về chương trình đào tạo 25 học viên nông
nghiệp (tại Viện), hợp tác chuyên gia, thử nghiệm
và phát triển các giống lúa mới và một số loại cây
lương thực & cây thực phẩm khác tại Nigeria từ
2013 - 2016, chương trình sẽ thực thi vào cuối
năm 2013.
Hàng năm, Viện đã tổ chức, đón tiếp nhiều
đoàn khách Quốc tế, các đoàn chuyên gia đến
thăm, làm việc và hợp tác với Viện, như: Hàn
Quốc, Trung Quốc, Cuba, Môzambic, Indonesia,
Nigeria, Myanmar, Ấn Độ... Viện đã có sự hợp
tác chặt chẽ với IRRI trong việc trao đổi vật liệu
Inger, nghiên cứu về tưới nước tiết kiệm trong
sản xuất lúa.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao
các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của Viện trong
hơn hai năm qua (2011 - 2013) đã đạt được những
thành quả đáng ghi nhận, Viện đã hoàn thành xuất
sắc các nhiệm vụ được giao, số lượng nhiệm vụ
KHCN các cấp và nguồn kinh phí đầu tư phục vụ
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ngày càng
gia tăng, số lượng ĐT/DA và nguồn kinh phí
thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản ngày càng được
nâng cao, các kết quả nghiên cứu ứng dụng của
Viện đã đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất.
Kế thừa thành quả nghiên cứu của giai đoạn
2006 - 2010, từ 2011 đến nay, Viện đã chuyển
giao cho sản xuất 19 giống cây trồng mới các
loại, làm lợi cho sản xuất hàng trăm tỷ đồng, góp
phần tích cực cho việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, cơ cấu kinh tế cho vùng ĐBSH và nhiều
vùng, miền khác trong cả nước.
Công tác thương mại hoá sản phẩm nghiên
cứu cũng là hướng đi tích cực, chủ yếu tập trung
vào một số giống lúa mới và giống đậu đỗ, từ năm
2011 Viện đã tiếp tục chuyển giao bản quyền tác
giả 3 giống lúa (N100, HDT8 và LTh134) và 01
giống lạc (L26) cho các công ty giống cây trồng
Trung ương và địa phương, các giống cây trồng
nêu trên đang nhanh chóng được mở rộng diện
tích phục vụ sản xuất, tăng thêm nguồn thu cho
đơn vị và cá nhân... Các thành quả nêu trên là
động lực thúc đẩy, giúp cho việc chuyển đổi
nhanh chóng các hoạt động của Viện theo Nghị
định 115 của Chính phủ trong giai đoạn tới.
Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị được giao và
yêu cầu của sản xuất những năm tiếp theo, Viện
tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh hàm lượng nghiên
cứu cơ bản có định hướng, phục vụ cho công tác
chọn tạo giống và kỹ thuật thâm canh CLT - CTP
phù hợp với biến đổi khí hậu và đặc biệt là hướng
nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_47_4083_2130134.pdf