Tài liệu Kết quả nghiên cứu , khảo nghiệm và sản xuất giống lúa thuần ngắn ngày VT-NA6 ở Nghệ An: Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2016 [1]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhằm thích ứng với điều
kiện biến đổi khí hậu, gia tăng hiệu quả
sản xuất, việc nghiên cứu, lai tạo, chọn
tạo những giống lúa thuần có năng suất
cao, chất lượng cơm gạo ngon, thời
gian sinh trưởng (TGST) ngắn, khả
năng thích ứng rộng, chống chịu sâu
bệnh, thâm canh tốt, gieo cấy được 2 vụ
trong năm là rất cần thiết và ý nghĩa.
Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu cho
thấy VT-NA6 là một giống lúa thuần,
ngắn ngày (vụ xuân: 123-125 ngày, vụ
hè thu: 90-95 ngày), chất lượng cơm
gạo ngon, có khả năng cho năng suất
cao hơn rất nhiều các giống lúa thuần
hiện nay nên đã được đưa vào nghiên
cứu và sản xuất thử tại Nghệ An. Lựa
chọn giống lúa Thiên ưu 8 là một giống
lúa thuần tốt gieo cấy rất phổ biến ở
Nghệ An để làm đối chứng (đ/c),
nghiên cứu tập trung vào các nội dung:
Xác định rõ một số đặc tính nông sinh
học của giống NA6; Đánh giá khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống NA6 t...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu , khảo nghiệm và sản xuất giống lúa thuần ngắn ngày VT-NA6 ở Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2016 [1]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhằm thích ứng với điều
kiện biến đổi khí hậu, gia tăng hiệu quả
sản xuất, việc nghiên cứu, lai tạo, chọn
tạo những giống lúa thuần có năng suất
cao, chất lượng cơm gạo ngon, thời
gian sinh trưởng (TGST) ngắn, khả
năng thích ứng rộng, chống chịu sâu
bệnh, thâm canh tốt, gieo cấy được 2 vụ
trong năm là rất cần thiết và ý nghĩa.
Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu cho
thấy VT-NA6 là một giống lúa thuần,
ngắn ngày (vụ xuân: 123-125 ngày, vụ
hè thu: 90-95 ngày), chất lượng cơm
gạo ngon, có khả năng cho năng suất
cao hơn rất nhiều các giống lúa thuần
hiện nay nên đã được đưa vào nghiên
cứu và sản xuất thử tại Nghệ An. Lựa
chọn giống lúa Thiên ưu 8 là một giống
lúa thuần tốt gieo cấy rất phổ biến ở
Nghệ An để làm đối chứng (đ/c),
nghiên cứu tập trung vào các nội dung:
Xác định rõ một số đặc tính nông sinh
học của giống NA6; Đánh giá khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống NA6 tại Nghệ An trong các vụ
sản xuất; Xác định một số chỉ tiêu chất
lượng để có hướng mở rộng sản xuất
thành giống lúa hàng hóa.
n Doãn Trí Tuệ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KHẢO NGHIỆM VÀ SẢN XUẤT
GIỐNG LÚA THUẦN NGẮN NGÀY VT-NA6 Ở NGHỆ AN
Mô hình sản xuất giống lúa VT-NA6:
Tại huyện Nghi Lộc
Tại huyện Nam Đàn
G iống lúa VT-NA6 được chọn lọc từ tổ hợp lai BM 9962 x TBR18 do Viện Khoahọc kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ lai tạo với tên gọi banđầu là AN1. Giống lúa AN1 đã được chuyển giao bản quyền tác giả cho
Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An tiếp tục khảo nghiệm, nghiên cứu tại
Nghệ An và đã được đặt lại tên là VT-NA6 (viết tắt là NA6).
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2016 [2]
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, NA6 là
một giống lúa có nhiều đặc tính nông sinh học
rất tốt, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để tìm
ra giống lúa thuần có năng suất cao, thời gian
sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng, chất
lượng cơm gạo ngon để đem lại hiệu quả sản
xuất lớn cho người nông dân.
2. Kết quả khảo nghiệm kết hợp sản xuất thử
2.1. Trong vụ xuân
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT
1. Kết quả theo dõi một số đặc tính nông sinh học
Bảng 1: Một số đặc tính nông sinh học giống lúa NA6 (*)
Bảng 2: Thời gian sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu
của giống lúa NA6 trong vụ xuân(*)
TT Đặc điểm ĐVT Giống lúa NA6 Giống lúa Thiên ưu 8
1 Thời gian sinh trưởng Ngày
Vụ xuân - 123-125 127-130
Vụ hè thu - 92-95 100-105
2 Chiều cao cây cm 96-98 96-98
3 Màu sắc lá đòng màu Xanh Xanh
4 Chiều dài lá ôm đòng cm
Vụ xuân - 25,4 23,7
Vụ hè thu - 23,2 22,5
5 Chiều dài cổ bông lúa cm
Vụ xuân - 4,3 4,2
Vụ hè thu - 4,1 4,0
6 Chiều dài bông lúa cm
Vụ xuân - 25,9 22,1
Vụ hè thu - 25,1 20,0
7 Khả năng đẻ nhánh Khá Khá
8 Số hạt chắc/bông Hạt
Vụ xuân 228-230 152-157
Vụ hè thu 202-205 137-140
9 Trọng lượng 1000 hạt Gam 23,0-23,5 23,0
10 Năng suất trung bình Tạ/ha
Vụ xuân 75-78 64-68
Vụ hè thu 63-65 57-58
11 Độ tàn lá Điểm 1-3 1-3
12 Khả năng chống đổ Điểm 1-3 1-3
13 Khả năng chịu rét Điểm 0-1 0-1
Vụ sản
xuất Giống lúa
Diện tích
(ha)
TGST
(ngày)
Mức độ nhiễm sâu bệnh (điểm) Khả năng chống
đổ (điểm)Đạo ôn Khô vằn Rầy nâu
Vụ xuân
2014
NA6 3,0 123 1-3 0-1 0-1 0-1
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 128 1-3 1-3 1-3 0-1
Vụ xuân
2015
NA6 3,0 122 0-1 0-1 0 0
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 127 0-1 1-3 0-1 0-1
Vụ xuân
2016
NA6 3,0 122 0-1 0-1 0 0
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 128 1-3 1-3 0-1 0
Ghi chú: Đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh theo thang điểm quy phạm KN10 TCN 558-002
Bộ NN&PTNT quy định.
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2016 [3]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Kết quả bảng 2 cho thấy, thời gian sinh trưởng
giống lúa NA6 ngắn hơn giống lúa Thiên ưu 8 (đ/c) từ
5-6 ngày. Đây là một ưu điểm rất cần thiết để đưa vào
cơ cấu trong vụ xuân ngắn ngày (xuân muộn) ở Nghệ
An và phù hợp cho những vùng nguồn nước tưới ở hồ
đập có hạn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
So với giống Thiên ưu 8 (đ/c), giống lúa
NA6 có khả năng chống chịu khá tốt các loại
sâu bệnh gây hại chủ yếu trong vụ xuân như
đạo ôn, khô vằn, rầy nâu và nhất là khả
năng chống đổ rất tốt trong điều kiện thâm
canh cao.
Kết quả khảo nghiệm trên quy mô lớn trong
3 vụ xuân liên tiếp (2014, 2015 và 2016), giống
lúa NA6 luôn cho năng suất cao, khá ổn định từ
76-80 tạ/ha/vụ, vượt trội hơn hẳn giống lúa
Thiên ưu 8 từ 11-16 tạ/ha (bằng 16-17%). Đây
là một ưu điểm của giống, ít có sự biến động về
năng suất.
2.2. Trong vụ hè thu
Kết quả khảo nghiệm trong 2 vụ hè thu (2014,
2015) cho thấy, giống lúa NA6 có khả năng
chống chịu các loại sâu bệnh hại khá tốt và khả
năng chống đổ khá; TGST rất ngắn (dao động
trong phạm vi trên dưới 95 ngày), phù hợp với
sản xuất trong vụ hè thu ở Nghệ An nhằm tránh
né lụt bão trong mùa mưa, bão từ trung tuần
tháng 9 trở đi.
Bảng 3: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
giống lúa NA9 trong vụ xuân(*)
Vụ sản
xuất
Giống lúa Diện tích
(ha)
Số bông/
m2
Số hạt/
bông
Tỷ lệ
lép (%)
Số hạt chắc/
bông
Khối lượng
1000 hạt (gam)
Năng suất thực
thu (tạ/ha)
Vụ xuân
2014
NA6 3,0 270 230 23,00 177,10 23,50 76,77
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 274 157 18,00 138,16 23,00 65,25
Vụ xuân
2015
NA6 3,0 272 228 21,00 180,00 23,50 80,00
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 268 161 18,80 130,70 23,00 64,44
Vụ xuân
2016
NA6 3,0 274 228 22,70 176,24 23,50 79,38
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 271 158 18,30 129,00 23,00 68,34
Bảng 4: Thời gian sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh, khả năng chống chịu
của giống lúa NA6 trong vụ hè thu(*)
Vụ sản
xuất Giống lúa
Diện tích
(ha)
TGST
(ngày)
Mức độ nhiễm sâu bệnh (điểm) Khả năng chống
đổ (điểm)Đạo ôn Bạc lá Khô vằn Rầy nâu
Vụ hè thu
2014
NA6 3,0 93 0 0-1 0-1 0 0-1
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 101 0 1-3 0-1 0-1 0-1
Vụ hè thu
2015
NA6 3,0 92 0 0-1 0-1 0 0-1
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 102 0 1-3 1-3 0-1 0-1
Ghi chú: Đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh theo thang điểm quy phạm KN10 TCN 558-002
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Bảng 5: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa NA6 trong vụ hè thu(*)
Vụ sản
xuất Giống lúa
Diện tích
(ha)
Số bông/
m2
Số hạt/
bông
Tỷ lệ lép
(%)
Số hạt
chắc/
bông
Khối lượng
1000 hạt
(gam)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
Vụ xuân
2014
NA6 3,0 242 208 19,80 166,80 23,00 64,68
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 245 145 17,70 120,00 22,50 49,60
Vụ xuân
2015
NA6 3,0 244 198 18,70 160,97 23,00 63,14
Thiên ưu 8 (đ/c) 2,0 244 141 17,80 116,00 22,50 48,75
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2016 [4]
Kết quả bảng 5 cho thấy, trong vụ hè thu,
giống lúa NA6 vẫn cho năng suất cao và cao hơn
hẳn giống Thiên ưu 8 từ 14-15 tạ/ha (bằng 29-
30%). Điều này chứng tỏ NA6 là một giống lúa
có tiềm năng về năng suất cao và rất thích hợp
trong cả vụ sản xuất hè thu ở Nghệ An. Nếu
chúng ta nghiên cứu thêm biện pháp hạn chế tỷ
lệ lép của giống lúa NA6 thì khả năng còn cho
năng suất cao hơn nữa.
3. Kết quả sản xuất giống lúa NA6 ở một số
địa phương trong và ngoài tỉnh
3.1. Tại Nghệ An
Kết quả bảng 6 cho thấy, năng suất giống lúa
NA6 cao và ổn định, ít có sự chênh lệch giữa các
cơ sở sản xuất trong cùng một vụ. Điều này cho
thấy, NA6 là một giống lúa thuần vừa có năng
suất cao, vừa có tính ổn định khá. Đây là ưu điểm
rất tốt của một giống lúa trong điều kiện sản xuất
hiện nay.
3.2. Tại một số tỉnh khác
Bảng 6: Năng suất giống lúa NA6 trong vụ xuân và vụ hè thu 2016
TT Đơn vị sảnxuất Vụ sản xuất Số bông/m
2
Số hạt
chắc/
bông
Tỷ lệ lép
(%)
Khối lượng
1000 hạt (gam)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
1 Diễn Liên(Diễn Châu)
Xuân 2015 247 171 21,10 23,50 74,40
Hè thu 2015 225 160 19,00 23,00 62,10
Vụ xuân 2016 243 180 22,00 23,50 76,50
2 Long Thành(Yên Thành)
Xuân 2015 238 177 21,50 23,50 74,24
Hè thu 2015 228 161 18,80 23,00 63,31
Xuân 2016 248 170 20,20 23,50 74,30
3 Nam Cát(Nam Đàn)
Xuân 2015 242 178 22,00 23,50 75,90
Hè thu 2015 232 163 17,90 23,00 65,22
Xuân 2016 248 177 19,90 23,50 77,36
4 Nghi Vạn(Nghi Lộc)
Xuân 2015 246 178 20,80 23,50 77,17
Hè thu 2015 231 160 18,00 23,00 63,75
Xuân 2016 241 179 21,00 23,50 70,70
5 Môn Sơn(Con Cuông)
Xuân 2015 246 172 20,20 23,50 74,57
Hè thu 2015 228 162 18,00 23,00 59,46
Xuân 2016 244 174 19,00 23,50 74,82
6 Mường Noọc(Quế Phong)
Xuân 2015 246 177 19,00 23,50 70,70
Hè thu 2016 229 161 18,10 23,00 59,35
Xuân 2015 247 175 20,00 23,50 70,80
Bảng 7: Năng suất giống lúa NA6 tại một số tỉnh trong vụ xuân 2016
TT Địa phương sản xuất Số bông/m
2 Số hạt
chắc/bông
Tỷ lệ lép
(%)
Khối lượng 1000
hạt (gam)
Năng suất thực
thu (tạ/ha)
1 Bình Định 325 138 17,70 23,5 78,40
2 Hà Tĩnh 253 172 18,10 23,5 76,65
3 Hà Nam 246 191 17,90 23,5 77,28
4 Hà Nội 239 187 18,80 23,5 78,75
5 Thái Bình 228 202 19,00 23,5 81,76
Nguồn: Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông các tỉnh nói trên
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2016 [5]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Kết quả bảng 7 cho thấy, giống lúa NA6
không những có năng suất cao ở Nghệ An, mà
còn có năng suất cao ở các tỉnh từ Bình Định
ra Hà Nội, Thái Bình. Riêng Thái Bình đã đạt
đến năng suất bình quân trên 81 tạ/ha, thấp
nhất là Hà Tĩnh 76,65 tạ/ha. Kết quả trên
chứng tỏ tiềm năng cho năng suất cao của
giống lúa NA6 là rất lớn, phù hợp để mở rộng
sản xuất trên quy mô lớn trong những vụ sản
xuất sắp tới.
4. Kết quả phân tích chất lượng gạo giống
lúa NA6
Kết quả phân tích trên cho thấy, giống lúa NA6
về mặt dinh dưỡng rất tốt, hàm lượng Protein (đạm)
cao, hàm lượng Amilose đạt yêu cầu về độ mềm,
dẻo của hạt gạo khi nấu thành cơm để ăn không quá
ướt và cũng không khô cơm, phù hợp thị hiếu người
tiêu dùng hiện nay vốn thích ăn những loại cơm gạo
hạt dài, trắng trong và mềm.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm đến sản
xuất thử quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn trong,
ngoài tỉnh cho thấy, NA6 là một giống lúa thuần lý
tưởng, triển vọng trong sản xuất sắp tới với nhiều
ưu điểm: năng suất cao, tính thích ứng rộng, ngắn
ngày, gieo cấy được trên nhiều loại đất ở nhiều
vùng miền khác nhau, trong cả vụ xuân, hè thu hoặc
vụ mùa, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh
tốt, cơm ăn ngon, dẻo...
2. Kiến nghị
Để góp phần tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả
sản xuất cho người nông dân, đề nghị UBND tỉnh
và Sở NN&PTNT sớm có chủ trương đưa giống lúa
này vào cơ cấu giống lúa từ vụ xuân 2017. Đặc biệt
là các vùng trọng điểm lúa của tỉnh như Diễn Châu
- Yên Thành - Quỳnh Lưu và Nam Đàn - Hưng
Nguyên - Nghi Lộc cần đưa giống lúa này thành
giống chủ lực để góp phần làm tăng năng suất lúa
trong các vụ sản xuất tới./.
Chú thích:
(*)Nguồn: Trại Khảo nghiệm giống cây trồng Kim Liên
Bảng 8: Kết quả phân tích chất lượng gạo giống lúa NA6
Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia
Giống lúa
Chiều dài
hạt gạo
(mm)
Tỷ lệ
dài/rộng
hạt gạo
Độ bạc
bụng
Hàm lượng
Protein (%)
Tỷ lệ gạo
nguyên/ gạo
xát (%)
Hàm lượng
Amylose
(%)
Nhiệt độ
hóa hồ
NA6 5,15 1,66 Rất ít 7,26 70,79 15,42 Trung bình
Thiên ưu 8 (đ/c) 5,10 1,57 Rất ít 6,78 67,60 14,40 Trung bình
Mô hình khảo nghiệm giống lúa VT-NA6 tại Trại Khảo nghiệm giống cây trồng Kim Liên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_hdkh_01_1_8059_2224605.pdf