Kết quả nghiên cứu giống và xây dựng mô hình tưới nước trên một số giống cà phê vối chất lượng cao tại Tây Nguyên

Tài liệu Kết quả nghiên cứu giống và xây dựng mô hình tưới nước trên một số giống cà phê vối chất lượng cao tại Tây Nguyên: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 693 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TÂY NGUYÊN Nguyễn Thị Thanh Mai, Đinh Thị Tiếu Oanh, Chế Thị Đa, Nguyễn Đình Thoảng, Vũ Thị Danh, Nông Khánh Nương, Lại Thị Phúc, Lê Văn Bốn, Lê Văn Phi, Hạ Thục Huyền, Nguyễn Phương Thu Hương Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên TÓM TẮT Kết quả đánh giá các dòng cà phê vối chín muộn cho thấy các dòng này sinh trưởng phát triển tốt, giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao và ổn định, trung bình từ 4,97 - 5,48 tấn nhân/ha, cao hơn có ý nghĩa so với dòng đối chứng TR6; khối lượng 100 nhân (18,6 - 23,0g), tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt (92,6 - 97,4%), kháng cao với bệnh gỉ sắt. Việc tưới muộn 25 ngày và chu kỳ tưới 35 ngày cho các dòng cà phê vối chín muộn không những không ảnh hưởng đến năng suất mà còn tiết kiệm được một đợt tưới trong mùa khô, từ đó sẽ giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tiết...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu giống và xây dựng mô hình tưới nước trên một số giống cà phê vối chất lượng cao tại Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 693 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TÂY NGUYÊN Nguyễn Thị Thanh Mai, Đinh Thị Tiếu Oanh, Chế Thị Đa, Nguyễn Đình Thoảng, Vũ Thị Danh, Nông Khánh Nương, Lại Thị Phúc, Lê Văn Bốn, Lê Văn Phi, Hạ Thục Huyền, Nguyễn Phương Thu Hương Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên TÓM TẮT Kết quả đánh giá các dòng cà phê vối chín muộn cho thấy các dòng này sinh trưởng phát triển tốt, giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao và ổn định, trung bình từ 4,97 - 5,48 tấn nhân/ha, cao hơn có ý nghĩa so với dòng đối chứng TR6; khối lượng 100 nhân (18,6 - 23,0g), tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt (92,6 - 97,4%), kháng cao với bệnh gỉ sắt. Việc tưới muộn 25 ngày và chu kỳ tưới 35 ngày cho các dòng cà phê vối chín muộn không những không ảnh hưởng đến năng suất mà còn tiết kiệm được một đợt tưới trong mùa khô, từ đó sẽ giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ môi trường. Các mô hình sử dụng các giống cà phê vối chín muộn đều sinh trưởng phát triển tốt, sau 30 tháng trồng cho năng suất cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng, đặc biệt đối với mô hình ở Đắk Lắk (năng suất >4 tấn nhân/ha). Từ khóa: Dòng vô tính, chín muộn, cà phê vối, Tây Nguyên. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới nhưng giá trị xuất khẩu lại không đi cùng với thứ hạng của nó do chất lượng cà phê của Việt Nam còn thấp. Trong bối cảnh hiện nay, để tăng tính cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam thì cần phải tập trung nghiên cứu các vật liệu giống cà phê vối chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nước tưới do suy giảm nguồn nước ngầm, khô hạn kéo dài,... có xu hướng gia tăng. Giống và các biện pháp canh tác thích hợp để canh tác cà phê bền vững là yêu cầu cấp bách để giảm bớt mức độ khai thác nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt như hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế trong sản xuất chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. So sánh và khảo nghiệm các dòng cà phê vối chín muộn + Thí nghiệm so sánh các dòng cà phê vối chín muộn: Gồm 5 dòng cà phê vối chín muộn TR14, TR15, TR16, IV33-2, IV24-16 và đối chứng TR6), được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 4 lần nhắc, mỗi ô cơ sở 10 cây, mật độ trồng 1.111 cây/ha (3m x 3m), tại Đắk Lắk. Quy mô 0,5 ha, trồng năm 2001. + Khảo nghiệm các dòng cà phê vối chín muộn: Gồm 4 dòng cà phê vối chín muộn (TR14, TR15, TR16) và đối chứng (TR6), được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên, 4 lần nhắc, mỗi ô cơ sở 40 cây, trồng với mật độ 1.111 cây/ha (3m x 3m), tại 3 địa điểm: Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, Iagrai - Gia Lai, Bảo Lộc - Lâm Đồng. Quy mô: 0,5 ha/địa điểm; trồng năm: 2006. 2.2. Xây dựng mô hình áp dụng các giống mới Gồm 3 dòng cà phê vối chín muộn: TR14, TR15 và dòng đối chứng TR6. Mô hình được trồng theo hàng với 3 lần lặp lại, mỗi ô cơ sở 80 cây, mỗi dòng 240 cây, khoảng cách trồng 3m x 3m, tại Krông Pắk - Đắk Lắk, Iagrai - Gia Lai, Lâm Hà - Lâm Đồng. Quy mô: 01 ha/địa điểm, trồng năm: 2012 - 2013. 2.3. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác cho các dòng cà phê vối chín muộn + Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định thời điểm tưới cho các dòng cà phê vối chín muộn (TR14, TR15, TR6) thời kỳ kinh doanh Thí nghiệm được bố trí theo băng gồm 2 công thức với 4 lần lặp. Mỗi ô cơ sở 60 cây, 694 mỗi công thức 240 cây, tại Đắk Lắk. Diện tích: 0,5 ha, năm trồng: 2006. TĐ1: Tưới theo sản xuất đại trà TĐ2: Tưới muộn hơn CT1 25 ngày + Thí nghiệm 2: Nghiên cứu xác định chu kỳ tưới cho các dòng cà phê vối chín muộn (TR14, TR15, TR6) thời kỳ kinh doanh Thí nghiệm được bố trí theo băng gồm 2 công thức với 4 lần lặp. Mỗi ô cơ sở 60 cây, mỗi công thức 240 cây, tại Đắk Lắk và Gia Lai. Diện tích: 0,5 ha/địa điểm; trồng năm: 2006. CK1: tưới như quy trình (Chu kỳ 25 ngày) CK2: kéo dài hơn so với quy trình 10 ngày (Chu kỳ 35 ngày) Thời điểm tưới lần đầu của thí nghiệm này cùng lúc với sản xuất đại trà. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. So sánh và khảo nghiệm các dòng cà phê vối chín muộn 3.1.1. So sánh các dòng cà phê vối chín muộn * Thời điểm chín của các dòng cà phê vối chín muộn Thời điểm chín là yếu tố quan trọng trong việc bố trí cơ cấu giống hợp lý. Đối với các dòng cà phê vối chín muộn ở thời kỳ đầu kinh doanh thời điểm chín chủ yếu tập trung vào giữa tháng 12 đến cuối tháng 1 năm sau. Những dòng này khi vào kinh doanh ổn định có thời điểm chín kéo dài hơn và tập trung chủ yếu vào cuối tháng 1 đến cuối tháng 2. Bên cạnh khả năng chín muộn thì các dòng này cho năng suất khá cao. Trong 5 dòng cà phê vối chín muộn có 4 dòng TR14; TR15; TR16; IV24-16 cho năng suất trung bình 4 vụ đầu trên 3 tấn nhân/ha và ổn định qua các năm. Các dòng này có khối lượng 100 nhân cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê. Dòng IV33-2, IV24-16 và TR15 có khối lượng 100 nhân >23g, tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt >90,0% cao hơn so với đối chứng TR6 (75,2%). Tỷ lệ tươi/nhân trung bình từ 4,0 - 5,1; trong đó dòng IV33-2 có tỷ lệ tươi/nhân cao nhất. Dòng TR15 đã bị nhiễm bệnh gỉ sắt nhưng chỉ ở cấp độ nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất. Dòng IV24-16 bị nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức trung bình, do đó cần phải loại bỏ do không đáp ứng được tiêu chí chọn lọc. Bảng 1: Đặc điểm của các dòng cà phê vối chín muộn (trung bình 4 vụ) DVT Năng suất (tấn nhân/ha) P 100 nhân (g) Tỷ lệ hạt > sàng 16 (%) Tỷ lệ tươi /nhân CSB gỉ sắt (%) TR14 3,58 21,9 93,0 4,4 0 TR15 3,78 23,9 95,3 4,0 0,1 TR16 3,53 19,9 96,5 4,0 0 IV33-2 2,51 23,1 96,6 5,1 0 IV24-16 3,26 23,7 94,4 4,0 2,3 TR6 (đ/c) 3,01 17,5 75,2 4,6 0 Như vậy, kết quả so sánh các dòng cà phê vối chín muộn cho thấy: có 3 dòng TR14, TR15 và TR16 đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn là cho năng suất cao (trung bình 4 vụ đầu >3,5 tấn nhân/ha), ổn định, chất lượng tốt, kháng cao với bệnh gỉ sắt và chín khá muộn. Các dòng này tiếp tục được khảo nghiệm ở một số vùng trồng cà phê trọng điểm để đánh giá khả năng thích nghi của giống. 3.1.2. Khảo nghiệm các dòng cà phê vối chín muộn Để đánh giá khả năng thích ứng của giống, cần xét ảnh hưởng của các địa điểm khảo nghiệm đến năng suất trung bình 4 vụ của các dòng cà phê vối chín muộn. Kết quả bảng 2 cho thấy năng suất trung bình của các dòng tại Đắk Lắk đạt cao nhất (5,25 tấn nhân/ha), ở Lâm Đồng đạt thấp nhất (4,84 tấn nhân/ha). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 695 Bảng 2: Năng suất các dòng cà phê vối chín muộn (trung bình 4 vụ) Giống Năng suất (tấn nhân/ha) Trung bình giống Đắk Lắk Gia Lai Lâm Đồng TR14 5,63a 5,15cd 4,93d 5,24a TR15 5,30bc 5,19bc 4,90d 5,13a TR16 5,42ab 5,15cd 5,06cd 5,21a TR6 (đ/c) 4,67e 4,46e 4,46e 4,58b TB 5,25a 5,02b 4,84c CV(%) = 3,24 Ở 3 địa điểm khảo nghiệm, các dòng cà phê vối chín muộn có năng suất trung bình 4 vụ cao hơn hẳn so với đối chứng TR6, các dòng này có năng suất đạt từ 5,13 - 5,24 tấn nhân/ha, trong khi đó dòng TR6 chỉ đạt 4,58 tấn nhân/ha. Do có sự tương tác giữa các địa điểm và các dòng cà phê vối chín muộn nên năng suất trung bình 4 vụ của các dòng này có sự biến động khá lớn từ 4,46 dến 5,63 tấn nhân/ha, chênh lệch về năng suất lên đến trên 1 tấn nhân/ha. Trong đó, tại Đắk Lắk dòng TR14 cho năng suất trung bình 4 vụ cao nhất (5,63 tấn nhân/ha), cao hơn có ý nghĩa so với dòng này ở Gia Lai và Lâm Đồng. Tại các vùng khảo nghiệm các dòng TR14, TR16 và đối chứng TR6 không bị nhiễm bệnh gỉ sắt, riêng dòng TR15 ở Đắk Lắk bị nhiễm bệnh gỉ sắt nhưng ở mức độ nhẹ (0,1%), ở Gia Lai và Lâm Đồng dòng này chưa biểu hiện bị nhiễm bệnh. Chất lượng hạt cà phê của các dòng cà phê vối chín muộn khá tốt, khối lượng 100 nhân ở cả 3 vùng đạt từ 19,1 - 24,9 g; cao hơn hẳn so với dòng đối chứng TR6 chỉ đạt từ 18,4 - 19,4 g. Ở các địa điểm khảo nghiệm khối lượng 100 nhân được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau: Lâm Đồng > Đắk Lắk > Gia Lai. Tuy nhiên, dòng TR15 có khối lượng 100 nhân ở Đắk Lắk lại cao hơn so với ở Lâm Đồng. Điều này có thể dòng TR15 có khả năng tích lũy chất khô tốt trong điều kiện khắc nghiệt hơn so với các dòng khác trong cùng một điều kiện. Bảng 3: Chất lượng hạt và khả năng kháng bệnh gỉ sắt của các dòng cà phê vối chín muộn tại các địa điểm khảo nghiệm Địa điểm DVT Khối lượng 100 nhân (g) Tỷ lệ hạt >sàng số 16 (%) Tỷ lệ tươi/nhân CSB gỉ sắt (%) Đắk Lắk TR14 20,9 97,8 4,3 0 TR15 24,9 98,1 4,2 0,1 TR16 20,0 94,3 4,3 0 TR6 (đ/c) 19,4 92,7 4,3 0 Gia Lai TR14 20,5 95,4 4,2 0 TR15 22,0 97,9 4,2 0 TR16 19,1 93,2 4,3 0 TR6 (đ/c) 18,4 91,5 4,4 0 Lâm Đồng TR14 22,4 95,7 4,3 0 TR15 23,5 96,3 4,3 0 TR16 20,2 91,2 4,3 0 TR6 (đ/c) 19,2 90,0 4,5 0 Ở cả 3 vùng khảo nghiệm hầu hết các dòng cà phê vối chín muộn có tỷ lệ hạt trên sàng 16 cao đạt >90% và tỷ lệ tươi/nhân thấp biến thiên trong khoảng 4,2 - 4,5. Ngoài việc đánh giá chất lượng cà nhê nhân sống thì chất lượng cà phê còn được đánh giá thông qua thử nếm chất lượng nước uống. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 704 Bảng 4: Kết quả thử nếm chất lượng nước uống của các dòng cà phê vối chín muộn tại Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk DVT Mùi hương (Aroma) Mùi vị (Flavour) Axít (Acidity) Thể chất (Body) Xếp loại TR14 Đặc trưng Khá Trung bình Tốt Tốt TR15 Đặc trưng Khá Trung bình Tốt Tốt TR16 Đặc trưng Khá Trung bình Tốt Tốt TR6 (đ/c) Đặc trưng Khá Trung bình Tốt Tốt (Đơn vị giám định: Công ty Giám định Cà phê và Hàng hóa Xuất Nhập khẩu - CAFECONTROL, chi nhánh Tây Nguyên) Kết quả thử nếm cà phê tách cho thấy: mùi vị và thể chất của các mẫu đánh giá đều tốt, hương vị nước uống đặc trưng, độ chua đạt trung bình và được đánh giá tổng thể là rất tốt. Điều này thể hiện tính nổi trội của các dòng cà phê vối chín muộn về chất lượng hạt và chất lượng cà phê tách đang rất được chú trọng hiện nay. Kết quả đánh giá trên cũng cho thấy đặc tính của giống chín muộn là thời gian tích lũy chất khô dài, quá trình làm đầy hạt chậm có ảnh hưởng rõ đến chất lượng cà phê tách. Từ kết quả khảo nghiệm đánh giá khả năng thích nghi của các dòng cà phê vối chín muộn tại 3 tỉnh trồng cà phê chủ yếu ở Tây Nguyên là Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng cho thấy: các dòng này đều cho năng suất khá cao ở cả 3 vùng > 4,5 tấn nhân/ha và thích nghi tốt hơn trong điều kiện Đắk Lắk, cho năng suất trung bình 4 vụ đạt cao nhất 5,25 tấn nhân/ha. Trong đó dòng TR14 tỏ ra thích nghi ở điều kiện Đắk Lắk hơn so với các dòng khác đạt 5,63 tấn nhân/ha. Các dòng này kháng cao đối với bệnh gỉ sắt, cho năng suất trung bình 4 vụ khoảng 5 tấn nhân/ha, cao hơn so với dòng đối chứng (TR6); chất lượng cà phê nhân khá tốt, kích thước hạt lớn và đặc biệt là có thời gian chín muộn hơn so với đối chứng từ 15 - 25 ngày. Riêng dòng TR16 có thời gian chín trung bình, thời điểm chín tập trung vào cuối tháng 12, vì vậy không được xếp vào bộ giống chín muộn. 3.2. Xây dựng mô hình ứng dụng các giống mới Bảng 5: Sinh trưởng của các dòng cà phê vối chín muộn sau 18 tháng trồng DVT Đường kính (mm) Dài lóng thân (cm) Cặp cành Dài lóng cành (cm) Số đốt/cành TR14 35,0 - 42,0 6,1 - 6,6 15,7 - 18,0 5,1 - 6,4 13,5 - 17,7 TR15 33,0 - 43,0 5,5 - 6,3 16,7 - 18,9 3,8 - 5,7 13,1 - 18,2 TR6 (đ/c) 30,0 - 40,0 5,8 - 7,4 14,5 - 14,9 5,8 - 7,5 12,0 - 15,7 TB 32,7 - 41,7 5,8 - 6,8 15,6 - 17,3 4,9 - 6,5 12,9 - 17,2 Nhìn chung sau 18 tháng trồng các dòng cà phê vối chín muộn ở cả 3 vùng sinh trưởng và phát triển khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng đều vượt trội hơn so với dòng đối chứng TR6. Bảng 6: Năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn sau 30 tháng trồng DVT Krông Pắk - Đắk Lắk Iagrai - Gia Lai Lâm Hà - Lâm Đồng TR14 4,88a 1,30 b 2,80 b TR15 4,21 b 1,59a 3,27a TR6 (đ/c) 3,64 c 1,02 c 1,81 c CV (%) 8,34 4,21 7,48 LSD.05 0,695 0,105 0,434 696 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 697 Bên cạnh khả năng sinh trưởng vượt trội của các dòng cà phê vối chín muộn thì tại các địa điểm xây dựng mô hình sau 30 tháng trồng các dòng này cũng thể hiện rất rõ sự vượt trội về năng suất so với đối chứng. Tại Đắk Lắk sau 30 tháng trồng các dòng cà phê vối chín muộn đã cho năng suất vụ bói rất cao (từ 3,64 - 4,88 tấn nhân/ha), giữa các dòng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó dòng TR14 cho năng suất cao nhất đạt (4,88 tấn nhân/ha), cao hơn hẳn so với các dòng còn lại. Khác với ở Đắk Lắk, trong điều kiện Gia Lai, dòng TR15 cho năng suất cao nhất đạt 1,59 tấn nhân/ha, kế đến là dòng TR14 năng suất đạt 1,30 tấn nhân/ha. Tại Lâm Đồng, các dòng cà phê vối chín muộn cho năng suất từ 2,80 - 3,27 tấn nhân/ha và dòng TR6 (đ/c) chỉ đạt 1,81 tấn nhân/ha. Bảng 7: Chất lượng hạt của các dòng cà phê vối chín muộn sau 30 tháng trồng DVT Khối lượng 100 nhân (g) Tỷ lệ hạt trên sàng 16 (%) Tỷ lệ tươi/nhân Chỉ số bệnh gỉ sắt TR14 20,6 94,6 4,5 0 TR15 23,4 99,0 4,2 0 TR6 (đc) 17,9 87,0 4,8 0 Về chất lượng hạt, ở vụ bói các dòng cà phê vối chín muộn có khối lượng 100 nhân cao hơn so với đối chứng TR6, khối lượng 100 nhân của các dòng này đạt từ 20,6 - 23,4 g, trong khi đó dòng đối chứng TR6 chỉ đạt 17,9 g. Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các dòng đạt từ 94,6 - 99,0% và dòng đối chứng chỉ đạt 87,0%. Tỷ lệ tươi/nhân của các dòng này ở vụ bói biến thiên từ 4,2 - 4,5 và dòng đối chứng là 4,8. Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản các dòng này chưa bị nhiễm bệnh rỉ sắt. 3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho các dòng cà phê vối chín muộn 3.3.1. Xác định thời điểm tưới cho các dòng cà phê vối chín muộn Bảng 8: Năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn qua 4 vụ thu hoạch tại các thời điểm tưới (tấn nhân/ha) TĐT Vụ 2011 Vụ 2012 Vụ 2013 Vụ 2014 TB 4 vụ TĐ1 ( đ/c) 3,37 a 2,95 b 3,99 5,20 3,68 TĐ2 2,37 b 3,68 a 3,67 5,00 3,88 CV (%) 5,06 4,01 5,05 8,91 2,93 P 0,02 0,004 ns ns ns Năng suất trung bình 4 vụ của các dòng cà phê vối chín muộn tại các thời điểm tưới đạt từ 3,68 - 3,88 tấn nhân/ha, giữa các thời điểm tưới năng suất không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ thời điểm tưới khác nhau (kéo dài 25 ngày) không ảnh hưởng đến năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn. Tuy nhiên thời điểm tưới nước đã ảnh hưởng đến đặc tính sinh lý của các dòng cà phê vối chín muộn, tưới muộn hơn 25 ngày so với đại trà đã tạo điều kiện cho các dòng cà phê vối chín muộn có đủ thời gian để phân hóa mầm hoa, giúp cho hoa nở đồng loạt và trái chín tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch có hiệu quả. 3.3.2. Xác định chu kỳ tưới cho các dòng cà phê vối chín muộn Năng suất của các năm 2011, 2013, 2014 và trung bình 4 vụ tại các chu kỳ tưới không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Năng suất trung bình tại các chu kỳ tưới đạt gần tương đương nhau từ 4,61 - 4,56 tấn/ha. Tuy nhiên năm 2012 năng suất ở chu kỳ tưới 25 ngày cao hơn so với chu kỳ tưới 35 ngày, điều này là do năm 2012 thời tiết khí hậu vào những tháng 698 mùa khô khá khắc nghiệt, kéo dài chu kỳ tưới 35 ngày sẽ làm cho cây bị khô hạn và ảnh hưởng đến năng suất. Bảng 9: Năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn qua 4 vụ thu hoạch ở Đắk Lắk tại các chu kỳ tưới (tấn nhân/ha) CKT Vụ 2011 Vụ 2012 Vụ 2013 Vụ 2014 TB 4 vụ CK1 ( đ/c) 3,92 4,15 a 3,96 5,09 4,61 CK2 3,93 3,41b 4,22 5,34 4,56 CV (%) 16,2 7,48 5,94 3,02 3,40 P ns 0,04 ns ns ns Cũng như Đắk Lắk, tại Gia Lai qua 4 vụ thu hoạch năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn giữa các chu kỳ tưới không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Năng suất trung bình 4 vụ biến động trong khoảng 3,53 - 3,74 tấn nhân/ha. Nhìn chung, kéo dài chu kỳ tưới 35 ngày đối với các dòng cà phê vối chín muộn không ảnh hưởng đến năng suất so với chu kỳ tưới 25 ngày. Bảng 10: Năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn qua 4 vụ thu hoạch ở Gia Lai tại các chu kỳ tưới (tấn nhân/ha) CKT Vụ 2011 Vụ 2012 Vụ 2013 Vụ 2014 TB 4 vụ CK1 ( đ/c) 2,98 3,47 3,58 4,97 3,74 CK2 3,03 3,47 3,37 4,24 3,53 CV (%) 8,16 10,70 7,37 10,79 5,66 P ns ns ns ns ns IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Tại 3 vùng sinh thái khác nhau, các dòng cà phê vối chín muộn cho năng suất cao và ổn định, năng suất trung bình của các dòng từ (5,13 - 5,24 tấn nhân/ha), cao hơn có ý nghĩa so với dòng đối chứng TR6, khối lượng 100 nhân (19,1 - 24,9g), tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt (91,2 - 98,1%), kháng cao với bệnh gỉ sắt. - Các mô hình tại Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng sinh trưởng phát triển tốt, sau 30 tháng trồng các dòng cà phê vối chín muộn cho năng suất cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng TR6, đặc biệt mô hình ở Đắk Lắk cho năng suất vụ bói lên đến 4,88 tấn nhân/ha. - Thời điểm tưới muộn hơn so với đại trà 25 ngày không ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả và năng suất của các dòng cà phê vối chín muộn và tiết kiệm được một đợt tưới trong mùa khô. - Chu kỳ tưới 35 ngày không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả hạt của các dòng cà phê vối chín muộn so với chu kỳ tưới 25 ngày và tiết kiệm được một đợt tưới trong mùa khô. 4.2. Đề nghị - Công nhận giống sản xuất thử cho các dòng TR14, TR15 để tiến tới công nhận giống chính thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Ngọc Báu (2001). Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đắk Lắk, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội, 128 trang. 2. Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng, và Hoàng Thanh Tiệm (1999). Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 403 trang. 3. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2014. Hội thảo Tái canh và phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên. 4. Hoàng Thanh Tiệm, Lê Ngọc Báu (2000). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 699 Nghiên cứu nhu cầu nước, chế độ và phương pháp tưới cho cà phê vối kinh doanh ở Đăk Lăk, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Tài liệu tiếng Anh 6. Jean Nicolas Wintgens (2004). Coffee: Growing, processing, sustainable production, Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim 2004. Printed in the Federal republic of Germany. 975 pages. 7. Mes MG (1957), “Studies on the flowering of Coffea arabica L”, III. Various phenomena associated with the dormancy of coffee flower buds. Portug. Acta Biol. (Ser. A), (5) pp 25-44. ABSTRACT Research results on veriety and building irrigation model for high quality robusta coffee in the Central Highlands The late ripening clones grew and developed well, had high and stable yield at mature stage, the average yield (4.97 to 5.48 tons/ha) significantly higher than control variety TR6, the weight of 100 beans was from 18.6 - 23.0 g, proportion of bean size on  16 sieve form 92.6-97.4% and high resistance to coffee leaf rust. The result of investigation for irrigating showed that the later irrigation of 25 days and irrigation cycle of 35 days was not only affected yield, but also saved one irrigation time during the dry season, as a result it could be reduced investment cost for coffee production, saved water resource and protect environment. The models planting late ripen clones grew and developed well, yielded significantly higher than control variety TR6 after 30 months planting, especially model planted in Daklak province, coffee yield was significant high (>4 ton/ha). Keywords: Coffee clone, Late ripening, Robusta coffee, Tay Nguyen. Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_237_3333_2130555.pdf
Tài liệu liên quan