Tài liệu Kết quả nghiên cứu giống mía vđ00-236 năng suất cao chất lượng tốt tại Nghệ An: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
765
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG MÍA VĐ00-236 NĂNG SUẤT CAO
CHẤT LƯỢNG TỐT TẠI NGHỆ AN
Phạm Văn Chương, Phan Thị Thanh, Bùi Văn Hùng
Viện KHKTNN Bắc Trung bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ An có khoảng 27,8 ngàn ha mía
năng suất chỉ đạt 55-57 tấn/ha (Niên giám
thống kê Nghệ An 2014), trong khi năng suất
bình quân mía của thế giới là 70,5 tấn/ha, trên
diện tích 27 triệu ha và năng suất mía ở Việt
Nam cũng đạt 60,5 tấn/ha trên diện tích 271
ngàn ha (Niên giám thống kê 2013). Do vậy
sản lượng mía của Nghệ An hàng năm chỉ đạt
từ 1,53 – 1,6 triệu tấn, chỉ đủ cung cấp khoảng
65-70% nhu cầu nguyên liệu chế biến cho các
nhà máy đường ở Nghệ An như nhà máy
đường Sông Lam, nhà máy đường Sông Con
Một trong những nguyên nhân cơ bản
của vấn đề vừa nêu là do cây mía chưa được
quan tâm đúng mức, phần lớn diện tích trồng
mía tập trung ở chân đất gò đồi nghèo dinh
dưỡng. Đặc biệt ở Nghệ An đất trồng mía chủ
yếu ở vùng đ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu giống mía vđ00-236 năng suất cao chất lượng tốt tại Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
765
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG MÍA VĐ00-236 NĂNG SUẤT CAO
CHẤT LƯỢNG TỐT TẠI NGHỆ AN
Phạm Văn Chương, Phan Thị Thanh, Bùi Văn Hùng
Viện KHKTNN Bắc Trung bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ An có khoảng 27,8 ngàn ha mía
năng suất chỉ đạt 55-57 tấn/ha (Niên giám
thống kê Nghệ An 2014), trong khi năng suất
bình quân mía của thế giới là 70,5 tấn/ha, trên
diện tích 27 triệu ha và năng suất mía ở Việt
Nam cũng đạt 60,5 tấn/ha trên diện tích 271
ngàn ha (Niên giám thống kê 2013). Do vậy
sản lượng mía của Nghệ An hàng năm chỉ đạt
từ 1,53 – 1,6 triệu tấn, chỉ đủ cung cấp khoảng
65-70% nhu cầu nguyên liệu chế biến cho các
nhà máy đường ở Nghệ An như nhà máy
đường Sông Lam, nhà máy đường Sông Con
Một trong những nguyên nhân cơ bản
của vấn đề vừa nêu là do cây mía chưa được
quan tâm đúng mức, phần lớn diện tích trồng
mía tập trung ở chân đất gò đồi nghèo dinh
dưỡng. Đặc biệt ở Nghệ An đất trồng mía chủ
yếu ở vùng đồi phía tây đang có xu hướng
thoái hóa (sa mạc hóa) sau nhiều năm trồng
mía nhưng chưa được chú ý cải tạo nâng cao
độ phì dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả mía
kém. Ngoài ra cơ cấu giống mía chủ yếu là các
giống mía cũ đã thoái hóa, chống chịu sâu bệnh
và điều kiện ngoại cảnh thấp như My 55-14,
Roc10, Roc16
Góp phần giải quyết những tồn tại đó,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc
Trung bộ đã nghiên cứu chọn lọc xác định
được giống mía có năng suất và chất lượng cao
VĐ00-236 phù hợp với vùng sinh thái của
Nghệ An.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Các giống mía VĐ00-236, Roc10, QĐ93-
159, VL6, QĐ94-119 có nguồn gốc từ Trung
Quốc và Đài Loan được chọn làm vật liệu
nghiên cứu trong đó Roc10 là giống đối chứng.
Các loại phân khoáng sử dụng thí
nghiệm gồm: Đạm Ure, Supe Lân, Kali. vôi
bột, phân chuồng và một số thuốc hóa học để
phòng trừ sâu bệnh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các thí nghiệm được bố trí và đánh giá
theo tiêu chuẩn QCVN 01-131: 2010/ BNNPTNT
(quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh
tác và giá trị sử dụng giống mía).
- Khảo nghiệm cơ bản: Thí nghiệm được
bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD) với 3 lần lặp lại, diện tích ô thí
nghiệm 60 m2 tiến hành trên 1 vụ mía tơ và 1
vụ mía gốc.
- Khảo nghiệm sản suất: Diện tích mỗi
giống bố trí 1.000 m2 1 vụ mía tơ và 1 vụ mía
gốc.
- Mô hình trình diễn: Bố trí dưới dạng
khảo nghiệm sản xuất. Diện tích mô hình trình
diễn 2,0 ha/mô hình.
- Các chỉ tiêu theo dõi theo tiêu chuẩn
ngành 10 TCN298-97 ngày 17/1/1997 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT. Tỷ lệ mộc mầm, sức tái
sinh, khả năng chống chịu sâu bệnh, mật độ hữu
hiệu, khối lượng cây năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất, chữ lượng đường (CCS).
- Kỹ thuật canh tác: Thời vụ trồng
10/2/2013. Mật độ trồng: 5.000 hom/ha (hàng
cách hàng 1m và khoảng 5 hom/m dài); Lượng
phân bón cho 1ha: 180 kg N + 90 kg P205 + 180
kg K20 + 1 tấn vôi + 1 tấn phân chuồng.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
- Khảo nghiệm cơ bản: Tại Xã Tây Hiếu
– Nghĩa Đàn- Nghệ An. Thời gian: 2011-2013
(vụ mía tơ và vụ mía gốc 1).
- Khảo nghiệm sản xuất: Tại Xã Tây
Hiếu – Nghĩa Đàn- Nghệ An. Thời gian: 2013-
2014 (vụ mía tơ và vụ mía gốc 1).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
766
Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm, sức để nhánh qua các giai đoạn sinh trưởng (Khảo nghiệm cơ bản năm
2011-2013 tại xã Tây Hiếu- Nghĩa Đàn- Nghệ An)
TT Giống Tỷ lệ mọc mầm (%)
Sức đẻ nhánh
(nhánh/cây mẹ)
Mật độ cây (ngàn cây/ ha) Thời gian
sinh trưởng
(tháng) Kết thúc nảy mầm kết thúc đẻ nhánh
1 VĐ00-236 51,30 1,45 54,57 129,9 11
2 Roc10 (đ/c) 50,80 1,48 53,19 137,4 12
3 QĐ93-159 47,10 1,47 50,64 131,6 11
4 VL6 48,80 1,55 51,69 142,9 12
5 QĐ94-119 63,80 1,20 62,85 134,4 12
CV (%) 7,52 13,58
LSD.05 2,35 6,80
Tỷ lệ mọc mầm của các giống mía thí
nghiệm đạt khá cao (từ 47,1-63,8%). Giống
QĐ93-159 và VĐ00-236 có tỷ lệ nảy mầm cao
nhất và cao hơn đối chứng; Sức đẻ nhánh của
các giống dao động từ: 1,20 – 1,55 nhánh/cây
mẹ, giống VL6 có sức đẻ nhánh cao nhất và
cao hơn giống đối chứng Roc10 , sức đẻ nhánh
thấp nhất là giống QĐ94-119 đạt 1,20
nhánh/cây mẹ (Bảng 1).
Kết quả thu được ở bảng 1 cũng cho
thấy: Mật độ cây ở giai đoạn kết thúc mọc
mầm dao động từ: 50,64-62,85 ngàn cây/ ha.
Các giống có mật độ cây/ha lớn nhất và cao
hơn đối chứng là QĐ94-119 và VĐ00-236, lần
lượt đạt 62,85 và 54,57 ngàn cây/ ha, khác biệt
có ý nghĩa so với giống khác. Giai đoạn kết
thúc đẻ nhánh mật độ cây/ha của các giống dao
động từ 129,9 ngàn cây/ ha (VĐ00-236) đến
142,9 ngàn cây/ ha (VL6). Kết quả này cũng
cho thấy số cây sau đẻ nhánh là yếu tố quan
trọng, tuy nhiên cần phải có những giải pháp
kỹ thuật chăm sóc tiếp phù hợp để có số cây
hữu hiệu cao nhất đảm bảo năng suất thực thu
cao.
Bảng 2. Tỷ lệ cây chết do sâu bệnh hại của các giống mía trong khảo nghiệm cơ bản (2011-2013)
TT Tên giống
Vụ mía tơ Vụ mía gốc
Kết thúc
mọc mầm
Kết thúc
đẻ nhánh
Cuối vươn
lóng
Thu
hoạch
Kết thúc
mọc mầm
Kết thúc
đẻ nhánh
Cuối vươn
lóng
Thu
hoạch
1 VĐ00-236 0,67 2,4 4,5 3,5 2,3 4,0 3,3 5,0
2 Roc10 (đ/c) 1,35 4,0 13,7 7,0 3,7 10,5 11,5 12,5
3 QĐ93-159 0,64 3,5 10,2 6,6 4,0 8,7 8,3 11,5
4 VL6 0,80 4,8 11,3 6,3 4,5 12,4 10,2 9,5
5 QĐ94-119 0,7 6,6 10,7 7,4 5,3 9,5 12,0 9,4
Số liệu bảng 2 cho thấy trong vụ mía tơ,
tỷ lệ chết do sâu bệnh đều ở mức trung bình và
thấp. Tuy nhiên, đến vụ mía gốc 1, các giống
mía trong khảo nghiệm có tỷ lệ cây chết tăng
lên rõ so với vụ mía tơ, đặc biệt ở các giai đoạn
kết thúc mọc mầm, cuối vươn lóng và thu
hoạch. Trong cả 2 vụ thu hoạch, giống VĐ00-
236 có mức độ cây chết thấp nhất và 2 giống
có mức độ thiệt hại lớn nhất do sâu bệnh là
Roc10 và QĐ93- 159.
Bảng 3. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống mía (Khảo nghiệm cơ bản 2011-2013)
TT Giống mía Vụ tơ Vụ gốc 1 Bệnh than Bệnh trắng lá Bệnh than Bệnh trắng lá
1 VĐ00-236 - - - -
2 Roc10 (Đ/c) - Nhẹ Nhẹ Nhẹ
3 QĐ93-159 - - Nhẹ Trung bình
4 VL6 - - - -
5 QĐ94-119 - Trung bình Nhẹ -
766
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
767
Giống VĐ00- 236 và VL6 hầu như
không nhiễm bệnh than và bệnh trắng lá, hai
loại bệnh này rất nguy hiểm đối với mía. Các
giống còn lại nhiễm nhẹ và trung bình đối với
bệnh than và bệnh trắng lá trong cả hai vụ mía
tơ và mía gốc 1 (bảng 3).
Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng các giống mía thí nghiệm.
T
T Giống
Mật độ
cây hữu
hiệu
(ngàn
cây/ha)
Khối
lượng
cây
(kg/cây)
Năng
suất lý
thuyết
(tấn/ha)
Năng
suất
thực thu
vụ mía
tơ
(tấn/ha)
Tăng
so với
đối
chứng
(%)
Năng
suất
thực thu
vụ mía
gốc 1
(tấn/ha)
Tăng
so với
đối
chứng
(%)
Năng
suất
trung
bình 2
vụ
(tấn/ha
CCS
(%)
Năng
suất quy
đổi 10
CCS
Tăng
so với
đối
chứng
(%)
1 VĐ00-236 88,9 1,4 120,3 99,0 15,0 108,8 17,11 104,3 12,3 128,3 34,43
2 Roc10
(Đ/c) 85,6 1,2 102,4 84,9 - 92,9 - 88,8 10,7 95,0 -
3 QĐ93-159 84,3 1,2 101,2 83,5 -1.0 91,5 1,54 87,4 12,0 106,6 12,21
4 VL6 87,3 1,3 114,4 94,7 11,15 103,7 11,42 99,6 10,1 100,6 5,89
5 QĐ94-119 83,6 1,1 92,1 76,4 -11,98 83,4 10,39 79,9 10,9 87,1 -9,08
CV (%) 11,23 12,34 9,8
LSD 0.05 7,43 6,34 7,05
Số liệu bảng 4 cho thấy: giống VĐ00- 236
có mật độ cây hữu hiệu cao hơn so với các giống
khác và giống đối chứng. Khối lượng cây của
VĐ00- 236 cao nhất trong các giống thí nghiệm
và đạt 1,4kg/ cây. Do vậy năng xuất thực thu đạt
99,0 tấn/ ha tăng 15% so với đối chứng và cao
hơn tất cả các giống còn lại với sự khác biệt có ý
nghĩa. Ở vụ mía gốc cũng có xu hướng tương tự,
năng suất giống VĐ00- 236 đạt 108,8 tấn/ ha,
cao nhất trong số các giống trong khảo nghiệm
và cao hơn đối chứng Roc10 là 17%. Về chất
lượng giống VĐ00- 236 và QĐ93-119 có chữ
đường (CCS) cao nhất và tương ứng là 12,3 và
12,2%. Năng xuất quy chuẩn 10CCS của VĐ00-
236 đạt 128,3 tấn/ ha tăng 34,3% so với đối
chứng và tiếp đến là giống QĐ93-119 có năng
xuất quy chuẩn 10 CCS đạt 106,6 tấn/ ha tăng
12,21% so với đối chứng.
3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất
Bảng 5. Khảo nghiệm sản xuất các giống mía VĐ00-236 và một số giống khác
TT Giống
Xã Tây Hiếu, Nghĩa Đàn, Nghệ An
Vụ mía tơ (2013) Vụ mía gốc 1 (2014)
Năng suất
(tấn/ha)
Tăng so với
đối chứng
Chữ đường
(CCS%)
Năng suất
(tấn/ha)
Tăng so với đối
chứng
Chữ đường
(CCS%)
1 VĐ00-236 91,9 38,03 12,4 101,1 39,06 12,0
2 QĐ94-119 67,6 2,26 11,2 74,4 2,33 10,8
3 Roc10 (Đ/c) 66,1 - 10,3 72,7 - 10,4
CV (%) 12,5 11,37
LSD.05 11,7 8,35
Kết quả bảng 5 cho thấy:
Qua 2 vụ khảo nghiệm sản xuất tại Nghệ
An cho thấy VĐ00- 236 luôn đứng đầu về năng
suất và chữ lượng đường. Năng suất 89,4
tấn/ha vụ mía tơ và 98,3 tấn/ ha vụ mía gốc 1
tăng so với đối chứng 27,53 % vụ mía tơ và
28,27% vụ mía gốc 1.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
- VĐ00- 236 là giống mía triển vọng có
khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm
sâu bệnh chính hại mía, năng suất trung bình
đạt 104 tấn/ha tăng 17 % so với đối chứng;
năng suất quy chuẩn về 10 CCS đạt 128 tấn/ha
tăng 34% so với đối chứng. VĐ00- 236 có chữ
lượng đường cao nhất trong các giống hiện tại
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
768
trong sản xuất và đạt bình quân 12,3% cao hơn
giống đối chứng 15-20%.
- VĐ00- 236 có khả năng thích ứng rộng
trong điều kiện sinh thái vùng gò đồi ở Nghệ
An, thời gian sinh trưởng ngắn có thể trồng rải
vụ góp phần làm tăng hiệu quả trong sản xuất
nguyên liệu và chế biến đường.
4.2. Kiến nghị
VĐ00- 236 là giống mía có năng suất
chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn,
khả năng thích ứng rộng. Vì vậy trong thời
gian tới cần có chính sách khuyến khích nông
dân mở rộng diện tích gieo trồng, đặc biệt là
vùng gò đồi thuộc một số huyện trọng điểm
mía ở Nghệ An nhằm góp phần tăng thu nhập,
tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng mía.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám Thống kê 2013, Nhà xuất bản
Thống kê Hà Nội- Hà Nội 2014
2. Niên giám thống kê Nghệ An 2014
3. Trần Văn Sởi 1995. Kỹ thuật trồng mía vùng
đồi núi. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội
1995
4. A. Gomez; Methodology for Agricultural
experiment, IRRI, 1984.
5. Yang, P.C; Ho, F.W; Chen, J.B; chen, Y.T;
Chang, K.Y. and Lin, Y.H. Studies on
growth, maturity and yield of short-term
sugarcane in Taiwan. Report of Agronomy.
Taiwan Sugar Research Institute (Taiwan).
1986. No 114.
Giống mía VĐ00-236
ABSTRACT
A study on the selection of sugarcane cultivar coded vd00-236 in Nghe An province
Pham Van Chuong, Phan Thi Thanh, Bui Van Hung
The obiective of the study is to screen variety of sugarcane to be properly cultivated in Nghe
An midland regions where low soil fertility was recorded. Sugarcane cultivar coded VD00-236 was
deeply evaluated and compared with 4 other cultivars consisting ROC10 cultivar considered as the
control in terms of basic and large scale testing during 2011 – 2014 period. Results conducted from
the study showed that the cultivar VD00-236 was reported as the most promising one presented by
high yield (104 tons/ha, 17% higher than the control) high sugar content (12.7% CCS, 15-20% higher
than the control). The highest yield and sugar content of VD00-236 cultivar were recorded in both
seasons, says, the first planting and the second one (the first ratoon).
Người phản biện: GS. TS. Vũ Mạnh Hải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_259_9301_2130577.pdf