Tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 - 2013: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
220
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THUẦN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
ThS. Nguyễn Trọng Khanh, ThS. Nguyễn Thị Miền,
ThS. Phạm Văn Tính, KS. Vũ Thị Nhường,
KS. Bùi Kim Vật, KS. Đoàn Văn Thành,
ThS. Đỗ Thế Hiếu, ThS. Nguyễn Anh Dũng
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
SUMMARY
Results of research on rice breeding and development of inbred rice
for the Red River Delta in period 2011-2013
During 2011 - 2013, Field Crops Research Institute (FCRI) has coordinated the implementation of
the major project: "Research on rice breeding of intensive and high-quality rice varieties for the Red
River Delta (RRD)". In order to make available prime materials for the project, more than 1000 rice
varieties/lines have been collected and evaluated; about 600 crosses have been made. Ten new rice
varieties, which are the inherited results of previous period, have been bred and selected successfully. Of ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
220
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA THUẦN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
ThS. Nguyễn Trọng Khanh, ThS. Nguyễn Thị Miền,
ThS. Phạm Văn Tính, KS. Vũ Thị Nhường,
KS. Bùi Kim Vật, KS. Đoàn Văn Thành,
ThS. Đỗ Thế Hiếu, ThS. Nguyễn Anh Dũng
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
SUMMARY
Results of research on rice breeding and development of inbred rice
for the Red River Delta in period 2011-2013
During 2011 - 2013, Field Crops Research Institute (FCRI) has coordinated the implementation of
the major project: "Research on rice breeding of intensive and high-quality rice varieties for the Red
River Delta (RRD)". In order to make available prime materials for the project, more than 1000 rice
varieties/lines have been collected and evaluated; about 600 crosses have been made. Ten new rice
varieties, which are the inherited results of previous period, have been bred and selected successfully. Of
them, 2 varieties with very short growth duration (Gia Loc 101 and Gia Loc 160); 7 varieties with short
growth duration, high yield, high quality (Gia Loc 105, Gia Loc 106, Gia Loc 107, Gia Loc 159, LTh24,
LTh31, Viet thơm 2) have been sent to National variety Testing, and 01 variety (Gia Loc 102) has been
released as Trial production variety by Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD). These new
rice varieties having good agricultural characteristics, suitable for rice production in Red River Delta.
Keywords: Inbred rice, Short growth duration, High quality, Red River Delta, Rice breeding.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê - Hà
Nội, 2009, từ năm 2000 đến 2008, diện tích đất
lúa cả năm của vùng ĐBSH đã giảm đi 107,8
ngàn ha (từ 1.261 ngàn ha xuống còn 1.153,2
ngàn ha). Mặc dù năng suất có tăng từ 53,6 tạ/ha
năm 2000 đến 58,8 tạ/ha năm 2008, nhưng tăng
rất chậm, tương đương với mức sản lượng
khoảng 13,4 ngàn tấn thóc/8 năm; trong khi đó
sức ép dân số lại tăng với tốc độ rất nhanh. Trung
bình mỗi năm vùng ĐBSH tăng khoảng 200 ngàn
người. Với đà tăng như vậy, đến 2020, dân số
vùng ĐBSH tăng lên khoảng hơn 22 triệu người,
trong khi diện tích canh tác lúa cả năm lại giảm
xuống chỉ còn khoảng 1.050 ngànha. Đến lúc đó,
năng suất lúa phấn đấu phải đạt trung bình gần
68 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt trên 7.100 ngàn
tấn thóc mới đủ đáp ứng cho nhu cầu lương thực.
Như vậy, để hướng đến mục tiêu đảm bảo an
ninh lương thực của toàn vùng, sử dụng đất lúa
một cách có hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời hạn
chế được việc tập trung quá đông dân cư ở các
thành phố lớn do việc di dân từ nông thôn lên
thành thị thì vai trò của cây lúa có năng suất cao
càng trở nên hết sức cấp thiết.
Trong những năm gần đây, nhu cầu về
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống canh tác
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn.
trên đất lúa tại ĐBSH có những bước chuyển
dịch lớn theo xu hướng sử dụng các giống lúa
ngắn ngày (95 - 115 ngày trong vụ Mùa), có khả
năng chịu thâm canh cao và các giống lúa chất
lượng tốt, năng suất khá (6 - 7,5 tấn/ha), chống
chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính để trồng 2
vụ lúa xuân muộn + mùa sớm/năm, mở rộng
được quỹ đất sản xuất cây màu vụ đông, nâng
cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Trong giai đoạn 2011 - 2013, các nghiên cứu
chọn tạo giống lúa mới của Viện Cây lương thực
và Cây thực phẩm đã thu được một số kết quả
đáng ghi nhận. Trong 3 năm với việc sử dụng
nhuần nhuyễn các phương pháp truyền thống (lai
hữu tính, xử lý đột biến hóa chất, chọn lọc phả
hệ,...) và kế thừa nghiên cứu chọn tạo giống ở
giai đoạn trước, Viện đã chọn tạo thành công
nhiều giống lúa mới cho vùng đồng bằng sông
Hồng. Các giống lúa này với năng suất cao, chất
lượng tốt đã góp phần tích cực vào mục tiêu đảm
bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập của
người nông dân trồng lúa. Mục tiêu của đề tài là
“Chọn tạo và phát triển bộ giống lúa thâm canh
(năng suất đạt 65 tạ/ha trở lên) và lúa chất lượng
cao (năng suất đạt 55 tạ/ha trở lên), chống chịu
được một số loại sâu bệnh hại chính, thích hợp
cho cho các vùng lúa thâm canh và vùng lúa chất
lượng của đồng bằng sông Hồng và các địa
phương có điều kiện tương tự ở phía Bắc”.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
221
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- Các mẫu giống lúa địa phương, giống lúa
mới được lai tạo có các đặc tính tốt từ các vùng
miền khác nhau, các viện, trung tâm nghiên cứu
lúa trong nước và nhập nội từ IRRI, Trung Quốc,
Thái Lan... làm vật liệu tạo giống.
- Các dòng thuần triển vọng là sản phẩm
trung gian được kế thừa từ các đề tài nghiên cứu
chọn tạo giống giai đoạn trước.
- Giống đối chứng là Q5 (thâm canh), Bắc
thơm số 7, HT1 (chất lượng) và một số giống lúa
khác đang được trồng phổ biến tại vùng ĐBSH.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
1 - Duy trì, đánh giá nguồn gen lúa được bố
trí tuần tự, 1 lần nhắc đối với giống thí nghiệm và
3 lần nhắc với giống đối chứng. Áp dụng chỉ số
chọn lọc để tìm ra các vật liệu ban đầu tốt tham
gia vào chương trình lai tạo.
2 - Tạo nguồn vật liệu khởi đầu bằng lai hữu
tính hoặc xử lý đột biến bằng phóng xạ gamma
(nguồn Co60). Đồng thời khai thác nguồn biến dị
sẵn có từ các tập đoàn dòng, giống từ F2 trở đi
được thường xuyên lai tạo, chọn lọc, xử lý đột
biến và kế thừa từ nghiên cứu, phân lập tập đoàn
các năm trước.
3 - Các thí nghiệm chọn lọc dòng, nhân quan
sát và so sánh được bố trí như sau:
+ Thí nghiệm chọn dòng: Bố trí theo phương
pháp tuần tự một lần nhắc, mỗi dòng 2 - 4 hàng,
mỗi hàng 30 khóm, khoảng cách 20 15cm,
1 cây/khóm.
+ Thí nghiệm nhân quan sát các dòng, giống
triển vọng: Bố trí cấy lần lượt từng dòng theo
từng ô (50 - 100m2/giống/ô), một lần nhắc lại,
1 cây/khóm.
+ Thí nghiệm so sánh: Bố trí theo khỗi ngẫu
nhiên hoàn chỉnh RCBD, với 3 lần nhắc lại, diện
tích mỗi ô là 5 - 10m2, 1 cây/khóm.
4 - Phương pháp chọn lọc dòng, giống lúa
mới được áp dụng chủ yếu là phương pháp chọn
lọc cá thể (pedegree) theo định hướng:
+ Có các yếu tố cấu thành năng suất cao.
+ Có chất lượng thương phẩm tốt (gạo trong
trắng, ít hoặc không bạc bụng, có thể có mùi gạo
thơm,...).
+ Có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh
hại chính (đạo ôn, bạc lá, rầy nâu).
+ Có thời gian sinh trưởng ngắn: 90 - 115
ngày trong vụ mùa.
5 - Đánh giá khả năng chống chịu với một số
sâu bệnh hại chính (rầy nâu, đạo ôn, bạc lá) bằng
phương pháp nhân tạo:
+ Lây nhiễm, theo dõi, đánh giá và cho
điểm đối với các dòng giống lúa thử phản ứng
với rầy nâu (theo phương pháp khay mạ thông
dụng của IRRI.)
+ Lây nhiễm, theo dõi, đánh giá và cho điểm
đối với các dòng giống lúa thử phản ứng bệnh
đạo ôn (theo phương pháp nương mạ của IRRI)
+ Lây nhiễm, theo dõi, đánh giá các dòng
giống lúa thử phản ứng bệnh bạc lá
6 - Sử dụng phương pháp phân tích sinh hoá
để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cho
các mẫu giống lúa.
7 - Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá khả năng
sinh trưởng phát triển, các đặc điểm nông sinh học
cho các mẫu giống lúa theo Qui phạm khảo
nghiệm giống lúa: 10 TCN 558-2002 và hệ thống
tiêu chuẩn SES (Standard evaluation system for
rice) của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI),
1996. Theo dõi, đo đếm các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của các giống lúa (số bông/m2,
số hạt/bông, tỷ lệ hạt lép/bông, M1000 hạt...).
8 - Khảo nghiệm sản xuất bởi cơ quan tác giả
được thực hiện tại vùng ĐBSH và các tỉnh phía
Bắc, bố trí trên ruộng của người nông dân, do
nông dân quản lý và chọn lọc có sự tham gia của
người nông dân.
9 - Các số liệu được thu thập và xử lý theo
phương pháp thống kê sinh học, chương trình
IRRISTAT 5.0 và Excel trên máy vi tính.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thu thập, đánh giá và khai thác
nguồn gen lúa
Việc thu thập, đánh giá và phân loại các mẫu
giống lúa dùng làm nguồn vật liệu khởi đầu phục
vụ cho lai tạo theo những mục tiêu khác nhau có
ý nghĩa lớn đối với công tác chọn tạo giống, nó
không những đánh giá được sự đa dạng di truyền
của nguồn vật liệu nghiên cứu mà còn xác định
được những nguồn vật liệu có đặc tính quý về
năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu phục
vụ cho công tác lai và chọn tạo giống lúa mới.
Trong những năm qua, chúng tôi đã tiến
hành thu thập, đánh giá và khai thác hơn 1000
mẫu giống nguồn gen lúa, trong đó có 200 mẫu
nguồn gen mới thu thập, nhập nội... và được phân
loại theo các nhóm khác nhau (bảng 1).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
222
Bảng 1. Kết quả thu thập, duy trì và đánh giá nguồn gen lúa
Nhóm giống lúa, hướng nghiên cứu
Hoạt động Tổng số Ngắn
ngày
Năng suất
cao
Chất
lượng cao
Kháng
rầy
Kháng
bạc lá
Kháng
đạo ôn
* Thu thập, duy trì, đánh giá 1040 289 306 345 34 31 35
- Giống duy trì, đánh giá hàng năm (mẫu) 840 216 237 300 31 27 29
- Giống mới thu thập (mẫu) 200 73 69 45 3 4 6
Tiến hành khai thác nguồn gen lúa, chúng
tôi đã tiến hành lai tạo được hơn 600 tổ hợp lai
(trong đó có khoảng 500 tổ hợp lai đơn, 60 tổ
hợp lai kép và 55 tổ hợp lai lại); kết hợp với
nuôi cấy bao, hạt phấn và xử lý đột biến (300
mẫu), các cặp lai đều theo được định hướng lai
giữa các giống ngắn ngày, năng suất cao với
các giống có khả năng kháng rầy, đạo ôn và
bạc lá; giữa các giống chất lượng cao với các
giống cực ngắn ngày; giữa các giống lúa năng
suất cao với các giống chất lượng cao; giữa các
giống lúa chất lượng cao với các giống kháng
bạc lá, đạo ôn, rầy nâu; các giống ngắn ngày,
chất lượng cao với các giống có năng suất cao;
các giống cực ngắn ngày, ngắn ngày với các
giống lúa kháng bạc lá, đạo ôn, rầy nâu nhằm
tạo ra các giống lúa mới có năng suất cao, chất
lượng tốt, chống chịu tốt với một số loại sâu
bệnh hại chính.
3.2. Kết quả nghiên cứu, đánh giá và chọn lọc
dòng thuần
Chọn lọc dòng giống lúa mới được áp dụng
theo 2 định hướng:
- Có thời gian sinh trưởng ngắn (< 115 ngày
trong vụ Mùa); khả năng đẻ nhánh khá, tỷ lệ lép
thấp, trọng lượng 1000 hạt cao, dạng cây gọn,
chiều cao cây trung bình, mức độ nhiễm một số
sâu bệnh hại chính thấp, năng suất đạt từ 65 tạ/ha
trở lên thích hợp cho cho các vùng lúa thâm canh
của đồng bằng sông Hồng.
- Có chất lượng cao, năng suất đạt 55 tạ/ha
trở lên, mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại
chính thấp, thích hợp cho cho các vùng lúa chất
lượng của đồng bằng sông Hồng và các địa
phương có điều kiện tương tự ở phía Bắc.
Từ kết quả theo dõi tập đoàn các dòng, giống
từ năm 2011 - 2013 (kế thừa sản phẩm của các năm
trước) chúng tôi đã đánh giá và chọn lọc được một
số dòng thuần có triển vọng nhất phù hợp với mục
tiêu chọn tạo, kết quả được thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2. Kết quả chọn lọc một số dòng thuần triển vọng giai đoạn 2011-2013
TT
Tên
dòng,
giống
Nguồn gốc
TGST
trong
vụ
Mùa
Chiều
cao
cây
(cm)
Tỷ lệ
hạt
chắc
(%)
P1000
hạt
(g)
Năng
suất
(tạ/ha)
Đánh giá chất lượng,
chống chịu
1 Gia Lộc 159 HT1/OM2395//KD18
110-
115
110-
120 83-89 24-25 60-70
Gạo trong, cơm dẻo, đậm,
giòn, rất ngon, có mùi thơm
nhẹ
2 Gia Lộc 159-1 HT1/OM2395//KD18
100-
105
105-
110 85-90 24-25 58-65
Gạo trong, cơm dẻo, đậm,
giòn, rất ngon và có mùi
thơm nhẹ
3 Gia Lộc 160 Số 3 Thái Lan/IR71705//KD18/CR203 90-95
95-
100 88-95 23-24 55-65
Gạo trong, cơm rất ngon,
dẻo, hơi bóng, thơm
4 Gia Lộc 160-2 Số 3 Thái Lan/IR71705//KD18/CR203
105-
110
100-
105 80-90 23-24 60-65
Gạo trong, cơm khá, dẻo,
hơi bóng, thơm
5 Gia Lộc 101 CNI9028 80-85 85-90 85-90 18-19 50-55 Chất lượng khá, cứng cây
6 Gia Lộc 102 CNI9026 90-95
100-
105 85-90 24-25 55-65
Gạo trong, cơm dẻo, bóng,
rất ngon, có mùi thơm nhẹ.
7 Gia Lộc 103 BT7/Xi12//IRBB7
100-
105
95-
100 80-85 19-20 50-60
Gạo trong, cơm đậm, giòn,
thơm nhẹ
8 Gia Lộc 104 VĐ7/Khẩu Sửu//Tequing
100-
105
100-
105 80-90 23-24 55-65
Gạo trong, cơm khá, cứng
cây, chịu rét rất tốt
9 Gia Lộc 106 VĐ7/Khẩu Sửu//OM3536
100-
105
100-
105 82-90 22-23 60-70
Gạo trong, cơm ngon, ít
nhiễm bệnh hại
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
223
TT
Tên
dòng,
giống
Nguồn gốc
TGST
trong
vụ
Mùa
Chiều
cao
cây
(cm)
Tỷ lệ
hạt
chắc
(%)
P1000
hạt
(g)
Năng
suất
(tạ/ha)
Đánh giá chất lượng,
chống chịu
10 Gia Lộc 150 VĐ7/ĐS20//Tequing
110-
115
95-
100 90-95 25-26 65-75
Gạo trong, cơm khá, ngon
hơn KD. Cứng cây
11 Gia Lộc 151 Xi12/ĐB6//IRBB21
110-
115
100-
105 88-93 24-25 60-70
Gạo trong, ngon hơn KD,
rất sạch bệnh
12 Gia Lộc 152 Xuân Mai QT/94-11 hạt dài//IRBB14
105-
110
100-
110 85-90 23-24 60-70
Gạo trong, cứng cây, kháng
rầy TB, chịu rét tốt
13 Gia Lộc 153 OM5240/Xuân Mai QT//AC5
105-
110
100-
110 82-88 23-24 60-68
Gạo trong, cứng cây, chịu
rét rất tốt
14 Gia Lộc 154 OM5240/AC10//BT7
100-
105
100-
110 85-90 22-23 62-70 Gạo trong, cứng cây
15 Gia Lộc 155 IR63397/Basmati370//KD18/IRBB4
100-
105
100-
110 80-89 24-25 64-72
Gạo trong, cứng cây kháng
bạc lá
16 Gia Lộc 105 P6/Xi23//IRBB7/Q5
105-
110
100-
110 92-96 24-25 61-75
Gạo trong, cơm dẻo, đậm,
giòn, ngon; cứng cây, chịu
rét rất tốt
17 Gia Lộc 107 P4/Tẻ xay xạt//IRBB7
100-
105
95-
100 80-87 23-24 60-70
Gạo trong, cơm khá, cứng
cây, chịu rét tốt.
18 Dòng 110 P4/Xi23//BT7 105-110
100-
105 82-90 24-25 65-70
Gạo trong, cứng cây, kháng
rầy TB, chịu rét tốt
19 Dòng 113
AC5/LCĐP
//JJ92
110-
115
110-
115 83-89 24-25 60-70 Gạo trong, sạch bệnh
20 Dòng 114
AC5/LCĐP
//JJ92
100-
105
100-
105 80-85 23-24 55-65
Gạo trong, cơm đậm, ngon,
thơm nhẹ, sạch bệnh
21 Dòng 119 P6/DC1//HHZ 110-115
110-
115 80-85 24-25 55-60
Gạo trong, cơm dẻo, ngon,
ít nhiễm bệnh hại
22 Dòng 219 LT2/VĐ7//KD18/Tequing 105-110
105-
110 80-90 24-25 65-72
Gạo khá, cứng cây, rất
sạch bệnh
23 Dòng 308 IR50/Quá dạ hương//IRBB21/Tequing 105-110
100-
105 82-89 23-24 60-68
Gạo khá, kháng bạc lá,
cứng cây, chịu rét rất tốt
24 Dòng 309 IR50/Quá dạ hương//IRBB21/Tequing 110-115
100-
105 85-90 24-25 63-70
Gạo trong, cơm dẻo, bóng,
giòn, rất ngon, kháng bạc
lá, cứng cây, chịu rét rất tốt
25 Dòng 169 PĐ211/AC10//PC10 105-110
95-
100 85-90 25-26 65-75 Gạo TB, kháng rầy khá
26 Dòng 170 PĐ211/AC10//PC10 100-105
95-
100 80-86 23-24 55-65
Gạo trong, cơm mềm, đậm,
ngon, kháng rầy khá
3.3. Kết quả so sánh một số dòng thuần có
triển vọng
Các dòng thuần được đánh giá có triển vọng
nhất và độ thuần cao nhất tiếp tục được đưa vào
trong các thí nghiệm so sánh để chọn lọc. Vụ
Mùa năm 2011, chúng tôi tiến hành thí nghiệm so
sánh 8 giống lúa mới được chọn tạo, kết quả thu
được như sau.
Bảng 3. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2011
TT Tên giống TGST (ngày) Kiểu lá và màu sắc lá Dạng hạt Cao cây (cm) Dài bông (cm)
1 Gia Lộc 102 90-95 Lá đứng, xanh đậm Dài 102,5 25,4
2 Gia Lộc 152 105-110 Lá to đứng, xanh đậm Dài 107,3 27,1
3 Gia Lộc 153 105-110 Lá to, xanh Dài 106,4 26,6
4 Gia Lộc 107 100-105 Lá nhỏ, xanh đậm Dài 97,2 24,0
5 Gia Lộc 159 110-115 Lá to đứng, xanh đậm Dài 112,3 32,8
6 Gia Lộc 105 105-110 Lá to dài, xanh Bầu 103,5 28,5
7 Gia Lộc 106 100-105 Lá nhỏ đứng, xanh đậm Dài 100,6 25,1
8 Gia Lộc 160 90-95 Lá to đứng, xanh Dài 98,8 26,6
9 Q5 (Đ/C 1) 110-115 Lá đứng, xanh đậm Bầu 105,5 25,4
10 BT7 (Đ/C 2) 100-105 Lá đứng, xanh Thon nhỏ 109,8 24,9
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
224
Bảng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2011
(theo thang điểm của IRRI)
TT Tên giống Rầy nâu (điểm)
Sâu cuốn lá
(điểm)
Sâu đục thân
(điểm)
Bệnh bạc lá
(điểm)
Đạo ôn
(điểm)
Khô vằn
(điểm)
1 Gia Lộc 102 3 1 1 1 1 1-3
2 Gia Lộc 152 3 1 1-3 1 3 3
3 Gia Lộc 153 3 3 3 1 3 3
4 Gia Lộc 107 1 1 1 1 1 1-3
5 Gia Lộc 159 1 1 3 1 1 1-3
6 Gia Lộc 105 3 1-3 1 1 1 1-3
7 Gia Lộc 106 3 1-3 3 1 3 3
8 Gia lộc 160 3 1 1 1 1 1-3
9 Q5 (Đ/C 1) 3 1 3 1 3 3
10 BT7 (Đ/C 2) 3 3 3 1 3 3
Bảng 4 cho thấy, các giống đều có mức độ
nhiễm sâu bệnh hại chính ở mức thấp (điểm 1-3).
Một số giống bị nhiễm đạo ôn cổ bông tương
đương đối chứng Q5 và BT7 (điểm 3) là Gia Lộc
152, 153 và 106. Các giống còn lại đều không bị
đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông (điểm 1).
Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ Mùa 2011
TT Tên dòng giống Số bông/m2 Số hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) P1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha)
1 Gia Lộc 102 252 145 12,5 23,5 60,10
2 Gia Lộc 152 240 158 12,1 23,4 62,40
3 Gia Lộc 153 245 147 9,7 23,1 61,09
4 Gia Lộc 107 258 152 13,1 22,7 61,89
5 Gia Lộc 159 275 150 14,4 23,7 67,02
6 Gia Lộc 105 270 152 13,6 24,6 69,78
7 Gia Lộc 106 257 158 12,3 22,3 63,53
8 Gia lộc 160 245 162 13,7 23 63,02
9 Q5 (Đ/C 1) 236 150 12,5 24,5 60,71
10 BT7 (Đ/C 2) 245 161 14,6 18,6 50,12
CV (%) 7,5
LSD.05 6,84
Bảng 5 cho thấy: Tất cả các giống tham gia
thí nghiệm đều có năng suất thực thu cao hơn đối
chứng BT7 có ý nghĩa ở mức 0,05. Có 2 giống lúa
đạt năng suất cao nhất và cao hơn đối chứng Q5
có ý nghĩa là giống Gia Lộc 105 (đạt 69,78 tạ/ha)
và giống Gia Lộc 159 (đạt 67,02 tạ/ha). Các giống
còn lại đạt năng suất thực thu tương đương nhau
và tương đương với giống đối chứng Q5.
3.4. Kết quả khảo nghiệm một số giống lúa
thuần mới giai đoạn 2011 - 2013
Lúa thuần là một trong những đối tượng cây
trồng nghiên cứu chủ lực của Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm trong nhiều năm qua. Kế
thừa thành quả nghiên cứu của những năm trước,
giai đoạn 2011 - 2013, đã có 10 giống lúa mới
được chọn tạo thành công và đang được khảo
nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia
là: Gia Lộc 101, Gia Lộc 102, Gia Lộc 105, Gia
Lộc 106, Gia Lộc 107, Gia Lộc 159, Gia lộc 160,
LTh24, LTh31, Việt thơm 2,... Trong đó các
giống Gia Lộc 101, Gia Lộc 102, Gia Lộc 159,
Gia Lộc 105, LTh31 được đánh giá là các giống
qua 2 - 3 vụ khảo nghiệm có triển vọng, được đề
nghị khảo nghiệm sản xuất và sản xuất thử theo
quy định. Trong đó có 1 giống lúa đã được công
nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc và
duyên hải Nam Trung Bộ là giống Gia Lộc 102.
Các giống lúa trên đã được các vùng trồng lúa ở
Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hà
Nội, Thanh Hóa, Lai Châu, Điện Biên, Quảng
Bình, Hà Tĩnh,... mở rộng trên 10.000 ha/vụ và
hiện đang mở rộng nhanh bổ sung vào cơ cấu
giống lúa của các tỉnh phía Bắc. Để có được
những thành quả trên, chúng tôi đã tập trung
nghiên cứu theo các hướng như sau:
- Nghiên cứu và phát triển các giống lúa có
thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày, chất lượng
cao (< 100 ngày trong vụ mùa): Đã nghiên cứu
chọn tạo thành công giống lúa Gia Lộc 102, Gia
Lộc 160 có TGST 85-95 ngày (vụ mùa) và 120-
130 ngày (vụ xuân muộn), năng suất đạt 55-60
tạ/ha, rất thích hợp cho các tỉnh phía Bắc, đặc
biệt là các vùng phát triển cây vụ đông cực sớm
vùng ĐBSH (Hải Dương, Thái Bình, Hưng
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
225
Yên,...). Thu hoạch sớm tránh lũ tiểu mãn trước
05/9 hàng năm tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ
(Quảng Bình, Hà Tĩnh,...). Diện tích giống Gia
Lộc 102 và Gia Lộc 160 trong các năm qua đã
đạt từ 4.000 - 6.000ha.
- Nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng
ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao: Gia Lộc
105, Gia Lộc 106, Gia Lộc 159, LTh24, LTh31,
Việt thơm 2,... Các giống lúa này đang có xu thế
phát triển mạnh ở nhiều tỉnh phía Bắc, cho hiệu
quả kinh tế cao hơn Q5 và KD18 từ 10 - 15%
(tùy theo từng giống, mùa vụ và tiểu vùng sinh
thái), thích hợp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng 3 vụ ở vùng ĐBSH góp phần nâng cao thu
nhập cho người nông dân trồng lúa.
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm sản xuất một số
giống lúa triển vọng
Để đánh giá khả năng thích ứng và năng suất
của các giống lúa ở các vùng sinh thái và các
điều kiện canh tác khác nhau, chúng tôi tiến hành
khảo nghiệm sinh thái một số giống lúa mới tại
nhiều tỉnh khác nhau và thu được kết quả thể hiện
tại bảng 6.
Bảng 6. Năng suất thực thu của các dòng giống triển vọng tham gia thí nghiệm khảo nghiệm tại một
số địa phương (tạ/ha)
Hải Dương Hưng Yên Hà Nam Hà Tĩnh Bình quân TT Tên dòng/giống
X12 M12 X12 M12 X12 M12 X12 M12 X12 M12
1 Gia Lộc 102 60,50 54,60 63,20 56,10 - - 61,50 55,20 61,73 55,30
2 Gia Lộc 159 67,20 59,80 69,50 62,30 67,00 60,10 65,70 59,80 67,35 60,50
3 Gia Lộc 105 72,80 64,30 69,40 61,50 68,30 62,10 70,30 63,00 70,20 62,72
4 Gia Lộc 106 62,00 55,30 66,30 58,80 - - 63,00 56,10 63,77 56,73
5 Gia Lộc 107 60,70 54,50 - - - - - - 60,70 54,50
6 Gia lộc 160 63,50 58,40 - - - - 60,80 53,30 62,15 55,85
7 LTh24 61,90 53,60 62,70 52,30 61,40 51,40 56,20 49,70 60,55 51,75
8 LTh31 58,70 51,20 60,20 52,10 59,80 50,50 59,30 53,90 59,50 51,92
9 Việt thơm 2 59,60 50,60 56,80 50,30 54,70 48,70 60,20 52,30 57,82 50,48
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, 2012.
Qua kết quả khảo nghiệm sản xuất các giống lúa
tại một số địa phương chúng tôi cũng đã xác định
được một số giống lúa ngắn ngày có nhiều triển
vọng, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều
kiện canh tác của nhiều địa phương như: Gia Lộc
105, Gia Lộc159, GL102, Gia Lộc 106 và GL160.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia các giống lúa mới
Bảng 7. Năng suất thực thu của các giống tham gia khảo nghiệm quốc gia vụ Xuân 2012
Đơn vị tính: Tạ/ha
Điểm khảo nghiệm
Tên giống
Hưng Yên Hải Dương Hải Phòng Thái Bình Thanh Hóa Nghệ An Bắc Giang Hà Tĩnh
Bình
quân
GL107 62,10 - 49,97 54,97 54,20 58,73 - 58,67 56,44
GL105 57,80 58,83 70,60 60,83 70,03 63,03 - 57,33 62,64
GL106 64,10 45,00 - 55,10 70,00 67,10 - 55,33 59,44
GL102 55,20 46,87 - 39,40 55,80 64,20 - 52,33 52,30
GL101 40,93 44,57 - 48,67 49,73 - - - 45,98
GL159 50,93 55,47 51,33 37,03 57,63 - 69,33 60,00 54,53
VIệT thơm 2 56,80 47,73 59,11 46,00 62,73 65,67 - 40,33 54,05
LTh31 58,57 51,70 - 59,78 56,03 73,33 62,67 59,33 60,20
SH8 60,87 56,63 - 65,31 52,87 66,67 54,00 45,00 57,34
LTh24 62,70 61,97 59,50 61,47 45,60 64,33 67,33 52,33 59,40
KD18 (Đ/C) 64,10 55,93 64,97 57,00 56,77 62,23 57,00 60,00 61,00
HT1 (Đ/C) 59,17 40,90 58,43 51,43 55,80 66,67 63,33 50,67 55,80
BT7 (Đ/C) 56,60 39,30 55,53 45,90 49,87 54,67 58,00 47,67 50,94
Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, 2012.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
226
Bảng 8. Năng suất thực thu của các giống tham gia khảo nghiệm Quốc gia vụ Mùa 2012
Đơn vị tính: Tạ/ha
Điểm khảo nghiệm
Tên giống Hưng
Yên
Hải
Dương
Hải
Phòng
Thái
Bình
Thanh
Hóa
Nghệ
An
Bắc
Giang
Hà
Tĩnh
Vĩnh
Phúc
Hòa
Bình
Điện
Biên
Bình
Quân
Gia Lộc 107 65,1 67,3 - 47,5 62,0 - 68,0 - 42,0 52,0 61,7 58,2
Gia Lộc 105 68,3 67,4 62,4 50,8 51,8 - 60,3 - 53,7 - - 59,2
Gia Lộc 106 60,2 53,9 - 45,6 54,7 - 66,3 - 43,0 52,3 74,3 56,3
Gia Lộc 102 45,1 61,1 - 43,2 42,5 - 55,3 - 39,7 44,0 77,3 51,0
Gia Lộc 160 63,0 67,7 - 51,0 46,4 - 66,0 - 34,0 53,7 70,0 56,5
Gia Lộc 159 59,0 52,4 - 48,7 54,5 - 64,3 - 37,1 55,3 71,3 55,3
LTh31 56,4 60,0 - 57,8 53,3 - 66,7 - 47,0 45,3 62,3 56,1
LTh134 53,7 56,4 - 49,4 48,1 - 61,0 - 48,3 44,3 58,7 52,5
KD18 (Đ/C) 65,5 68,6 68,8 47,9 58,4 51,7 66,3 55,7 - 61,6 - -
HT1 (Đ/C) 62,7 57,8 - 44,1 53,3 - 50,7 - 45,0 53,3 64,7 54,0
BT7 (Đ/C) 54,8 56,4 - 42,4 45,7 - 57,7 - 37,0 51,7 56,3 50,3
Nguồn: Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, 2012.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Đã thu thập, đánh giá, phân loại được hơn
1000 mẫu giống nguồn gen lúa theo các chỉ tiêu
khác nhau; đã khai thác nguồn gen tạo được
nguồn vật liệu khởi đầu mới gồm hơn 600 tổ hợp
lai, mẫu xử lý đột biến theo các hướng nghiên
cứu ngắn ngày, năng suất cao, kháng bệnh bạc lá,
bệnh đạo ôn và rầy nâu, chất lượng cao. Chất
lượng của các tổ hợp lai, mẫu giống đảm bảo
phục vụ tốt cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo.
- Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các năm
trước, trong giai đoạn 2011 - 2013, đã có:
+ 10 giống đã được chọn tạo thành công và
đang được khảo nghiệm quốc gia là: Gia Lộc
101, Gia Lộc 102, Gia Lộc 105, Gia Lộc 106, Gia
Lộc 107, Gia Lộc 159, Gia lộc 160, LTh24,
LTh31, Việt thơm 2,... Trong đó các giống Gia
Lộc 101, Gia Lộc 102, Gia Lộc 159, LTh31 được
đánh giá là các giống qua 2 - 3 vụ khảo nghiệm
có triển vọng, được đề nghị khảo nghiệm sản
xuất và sản xuất thử theo quy định.
+ 1 giống lúa mới đã được công nhận cho
sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc và duyên hải
Nam Trung Bộ là giống Gia Lộc 102. Đây là sản
phẩm mới, cực ngắn ngày với thời gian sinh
trưởng 120 - 125 ngày trong vụ lúa xuân, 85 -
90 ngày trong vụ mùa tại ĐBSH, 83 - 87 ngày
trong vụ hè thu tại các tỉnh Trung Bộ. Giống lúa
Gia Lộc 102 là một trong số rất ít các giống lúa
đang được canh tác tại miền Bắc, miền Trung có
thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại có tiềm
năng năng suất khá (55 - 65 tạ/ha trong vụ xuân,
50 - 60 tạ/ha trong vụ mùa hoặc hè thu), chất
lượng gạo cao (hạt gạo dài trong, cơm mềm,
dẻo, đậm, thơm).
Các giống lúa mới do Viện Cây lương thực
và Cây thực phẩm tạo ra đều có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù
hợp với cơ cấu luân canh lúa màu tại các tỉnh
ĐBSH và với hè thu tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và
có chất lượng gạo cao. Việc phát triển và mở
rộng diện tích canh tác các giống lúa này đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông
dân trồng lúa.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục thu thập nguồn gen lúa từ nhiều
nước, nhiều vùng nhằm tăng cường sự phong phú
của nguồn gen lúa.
Tiếp tục nghiên cứu chọn bộ tạo giống lúa
phù hợp với điều kiện canh tác vùng ĐBSH và
các vùng có điều kiện tương tự (miền núi phía
Bắc, Bắc Trung Bộ..) để đảm bảo an ninh lương
thực toàn vùng (trong điều kiện dân số tăng
nhanh, diện tích canh tác lúa bị thu hẹp), nâng
cao chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
227
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thế Dân (2002). ‘‘Kết quả nghiên cứu và thử
nghiệm về giống cây trồng trong giai đoạn 1996 -
2000’’, Tạp chí Khoa học nông nghiệp số tháng
1/2002.
2. Nguyễn Đình Giao (2001). Giáo trình cây lương
thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Hiển (2000). Giáo trình chọn giống
cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nôi.
4. Vũ Tuyên Hoàng, Trương Văn Kính, Vũ Thị Then
(1998). ”Kết quả xây dựng quỹ gen và chọn tạo
giống lúa mới’’, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp, số 11.
5. Nguyễn Trọng Khanh (2002). Khảo sát, chọn lọc
một số giống lúa nhập nội chất lượng cao tại Gia
Lộc, Hải Dương, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
6. Đinh Văn Lữ (1978). Giáo trình cây lúa, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Duy Quý (2006). ‘‘Những kết quả nổi bật
trong hoạt động nghiên cứu khoa học giai đoạn
2001 - 2005 của Viện Di truyền Nông nghiệp’’, Tạp
chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam,
số 1 tháng 9/2006, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005). Báo cáo thường
niên ngành nông nghiệp và PTNT Việt Nam năm
2004, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Báo
cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam năm
2005, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Đình Giao (1997). Giáo trình
cây lương thực, tập 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Niên giám thống kê (2008). NXB. Thống kê, Hà
Nội, 2009.
12. Nguyễn Công Thuật, Hoàng Phú Thịnh, Nguyễn Thị
Chắc, Lê Thị Nhữ (1995). Kết quả nghiên cứu tuyển
chọn giống lúa kháng rầy nâu cho vùng thâm canh
phía Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài KN01-02, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Văn Hoan (1995). Chọn
tạo giống lúa cao sản, năng suất cao, phẩm chất tốt,
chống chịu sâu bệnh cho vùng thâm canh ở miền
Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài KN 01-01, Hà Nội.
14. Đào Thế Tuấn, Đào Thị Lương (1975). ‘‘Kiểu cây
lúa năng suất cao”, Tạp chí khoa học và kỹ thuật
nông nghiệp, số 7, Hà Nội.
15. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2010). Kết
quả nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2008,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội
16. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (2007). Kết
quả nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm
(2001 - 2005). NXB Nông nghiệp, Hà Nôi.
17. Trần Văn Đạt (2005). Sản xuất lúa gạo thế giới: hiện
trạng và khuynh hướn phát triển trong thế kỷ XXI,
NXB Nông nghiêp, TP. Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_67_8125_2130154.pdf