Kết quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống hoa cho miền Trung

Tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống hoa cho miền Trung: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG HOA CHO MIỀN TRUNG Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan Viện Nghiên cứu Rau Quả SUMMARY Seclecting and breeding some types of flowers for Central Region Project “Seclecting and breeding some types of flowers for Central Region” was researched on genus Lilium, Gerbera and Chrysanthemum from 2011 to 2013. Through the project, we collected, introduced, carried out in-situ conservation and evaluated group of 15 lily varieties, 20 gerbera flowers varieties, 8 Easter lily varieties, 25 chrysanthemum flowers varieties for our breeding program. The testing result showed that two lily OT-hybrids as Belladonna and Robina, two gerbera flowers varieties as DTH 125 and DTH 199, 1 L.xformongi “Tu Quy” variety, two chrysanthemum flowers variteties as “Mai vang” and “Fam vang) have far superior characters, adaptated to climate conditions in Central region. These varieties were sugge...

pdf15 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống hoa cho miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG HOA CHO MIỀN TRUNG Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan Viện Nghiên cứu Rau Quả SUMMARY Seclecting and breeding some types of flowers for Central Region Project “Seclecting and breeding some types of flowers for Central Region” was researched on genus Lilium, Gerbera and Chrysanthemum from 2011 to 2013. Through the project, we collected, introduced, carried out in-situ conservation and evaluated group of 15 lily varieties, 20 gerbera flowers varieties, 8 Easter lily varieties, 25 chrysanthemum flowers varieties for our breeding program. The testing result showed that two lily OT-hybrids as Belladonna and Robina, two gerbera flowers varieties as DTH 125 and DTH 199, 1 L.xformongi “Tu Quy” variety, two chrysanthemum flowers variteties as “Mai vang” and “Fam vang) have far superior characters, adaptated to climate conditions in Central region. These varieties were suggested for production testing. We made crossing of 12 lily combinations, 5 gerbera flower combinations, 4 Longiflorum combinations and 6 chrysanthemum combinations. Through evaluation, we initially selected two Longiflorum lines as LK4 and LK5, two gerbera flowers lines as DTL-01 and two chrysanthemum flower line as CL-01 and CL-02 which have a good growth and development, adaptation ability to hot weather in Central region. They need to be tested in next crop. Besides, some processes of propagation, growing and care, flower controlling for new varieties were also built. Keywords: Lilium, Gerbera, Chrysanthemum, varieties, Central part, propagation, growing. I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Với mục tiêu chọn tạo và phát triển được một số giống hoa (cúc, loa kèn, đồng tiền, lily), chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện các tỉnh miền Trung, cụ thể là: II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Chọn tạo được 1 - 2 giống hoa cho mỗi chủng loại, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện vùng miền Trung (công nhận cho sản xuất thử/chính thức). - Xây dựng được 1 - 2 quy trình thâm canh cho mỗi loại hoa, đảm bảo chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái miền Trung. - Xây dựng được 1 - 2 mô hình cho mỗi loại hoa mới chọn tạo. Nhóm tác giả Viện Nghiên cứu Rau Quả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống hoa cho miền Trung”. Người phản biện: GS.TS. Hoàng Minh Tấn. 2.1. Vật liệu - Giống hoa lily: Bao gồm 10 giống nhập nội, 5 giống thu thập trong nước. - Giống hoa đồng tiền: Bao gồm 10 giống nhập nội, 10 giống thu thập trong nước. - Giống hoa loa kèn: Bao gồm 5 giống nhập nội, 3 giống thu thập trong nước. - Giống hoa cúc: Bao gồm 5 giống nhập nội, 20 giống thu thập trong nước. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập, đánh giá nguồn vật liệu: Thu thập giống ở các địa phương, vùng núi cao, mỗi giống 300 cây/củ/giống. Nhập nội một số giống hoa có chất lượng cao ở nước trồng hoa phổ biến. Đánh giá giống theo phương pháp tập đoàn. * Thí nghiệm xây dựng qui trình nhân giống: - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1m2. 525 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng nhất như nhau trên các công thức thí nghiệm. Kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và một số biện pháp khác áp dụng quy trình kỹ thuật nhân giống Lily, đồng tiền, loa kèn, cúc của Viện Nghiên cứu Rau Quả. - Các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ mọc mầm, tỷ lệ ra rễ: Tính toán toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm - Các chỉ tiêu sâu, bệnh hại: Điều tra 10 cây/ô thí nghiệm theo phương pháp 5 điểm chéo góc, điều tra 10 ngày 1 lần cho điểm theo cấp. * Thí nghiệm xây dựng qui trình trồng, chăm sóc: - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2. - Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng nhất như nhau trên các công thức thí nghiệm. Kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và một số biện pháp khác áp dụng quy trình kỹ thuật trồng lily, đồng tiền, loa kèn, cúc của Viện Nghiên cứu Rau Quả. - Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển (chiều cao, số lá), chất lượng hoa (số hoa, chiều cao nụ, đường kính nụ...): Tiến hành theo dõi 10 cây/ô thí nghiệm theo phương pháp đường chéo 5 điểm. - Các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ mọc mầm, tỷ lệ ra hoa: Tính toán toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm. - Các chỉ tiêu sâu, bệnh hại: Điều tra 10 cây/ô thí nghiệm theo phương pháp 5 điểm chéo góc, điều tra 10 ngày 1 lần và cho điểm theo cấp dựa theo tiêu chuẩn ngành của IRRI về phương pháp lấy mẫu và đánh giá cấp sâu, bệnh. * Các thí nghiệm khảo nghiệm giống cơ bản: Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), mỗi giống tương ứng với 1 ô thí nghiệm, với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2 theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. * Các thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất: Bố trí các giống theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, diện tích mỗi giống là 100 m2, theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. * Phương pháp nghiên cứu lai tạo giống mới: Lựa chọn bố, mẹ có những đặc tính tốt, theo dõi thời gian ra hoa để tiến hành lai. Các phép lai được thực hiện như sau: Lai các giống hoa bản địa với giống nhập nội, lai các giống nhập nội với nhau. Mỗi phép lai tiến hành 10 - 15 cặp, mỗi cặp lai 5 hoa. Hạt được gieo trên môi trường nhân tạo. Đánh giá con lai theo phương pháp cá thể. * Các chỉ tiêu theo dõi chính: - Khả năng sinh trưởng, phát triển: Thời gian sinh trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ hồi xanh, chiều cao cây, số lá,... - Năng suất cây, củ: Tổng số cây, củ, năng suất, hệ số nhân... - Sâu, bệnh hại chính trên cây: Bệnh cháy lá, đốm lá, rệp - Năng suất hoa: Tỷ lệ ra hoa, đường kính cành, đường kính hoa, chiều dài nụ, đường kính nụ, đường kính hoa... * Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 4.0. * Quy trình áp dụng: Áp dụng quy trình nhân giống, qui trình trồng hoa lily, đồng tiền, loa kèn, cúc của Viện Nghiên cứu Rau Quả. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thu thập tạo vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống Do được kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án giai đoạn trước, năm 2011 - 2012 đề tài đã tiến hành thu thập, nhập nội và lưu giữ được: Hoa lily: 15 giống, hoa đồng tiền: 20 giống, hoa loa kèn 8 giống, hoa cúc 25 giống. Toàn bộ tập đoàn những giống hoa thu thập trên đã được Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ và Viện KHKTNN duyên hải Nam Trung Bộ lưu giữ bằng Invitro và invivo để làm vật liệu nghiên cứu chọn tạo giống trong giai đoạn tiếp theo. 526 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 3.2. Nghiên cứu tuyển chọn các giống từ tập đoàn các giống thu thập được 3.2.1. Đánh giá tập đoàn các giống hoa thu thập được 3.2.1.1. Đánh giá tập đoàn các giống hoa lily Bảng 1. Chất lượng hoa của các giống lily trồng thời vụ tháng 10/2011 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Tên giống Cao cây cuối cùng (cm) Số nụ/cây (hoa) Chiều dài nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa (cm) TT Độ bền hoa (ngày) 1 Lake Carey 83,61 4,6 12,48 3,78 23,65 9 2 Bernini 108,18 4,3 10,94 2,91 17,88 8 3 Cherbourg 96,05 3,5 11,36 3,63 19,08 9 4 Tiber 89,09 4,8 10,67 3,15 16,44 8 5 Belladonna 98,96 2,6 10,95 3,38 17,54 9 6 Robina 112,91 2,4 11,88 2,85 18,53 6 7 Yelloween 110,98 4,7 10,29 2,23 14,94 7 8 Donker roze 108,19 4,9 11,67 3,3 22,08 9 9 Conqueror - - - - - - 10 Sorbonne(Đ/C) 99,12 6,2 10,77 2,93 19,06 10 CV (%) 6,1 6,2 5,9 4,8 LSD.05 4,32 0,48 0,35 0,74 Bảng 2. Chất lượng hoa của các giống lily trồng thời vụ tháng 10/2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả TT Tên giống Cao cây cuối cùng (cm) Số nụ/cây (hoa) Chiều dài nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) 1 Pavane 97,3 4,03 10,7 2,86 16,8 9 2 Lake Carey 78,3 4,3 12,0 3,5 21,6 8 3 Red Sensation 63,0 6,47 7,4 2,08 8,8 6 4 Ball Room 64,5 4,00 9,6 2,94 12,5 8 5 Bernini 96,1 3,3 10, 4 3,1 17, 8 7 6 LA Pavia 71,0 7 9,07 2,39 16,88 8 7 Trium Phator 89,1 3,37 14,3 3,61 20,0 5 8 Belladonna 93,2 2,6 10, 5 3,1 16, 4 8 9 Robina 110,1 2,3 11,6 2,7 17, 3 6 10 Sorbonne (Đ/C) 93,45 6,6 10,5 2,7 18,7 9 CV (%) 1,5 1,7 0,6 1,8 LSD.05 2,1 0,12 0,11 0,87 Nhận xét: Qua nghiên cứu theo dõi nhận thấy 3 giống Lake carey, Belladonna, Robina có các chỉ tiêu về chất lượng hoa cao hơn các giống còn lại đó là những giống có triển vọng sẽ được theo dõi trong giai đoạn tiếp theo. 527 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.2.1.2. Đánh giá tập đoàn các giống hoa đồng tiền Bảng 3. Chất lượng hoa của các giống đồng tiền trồng thời vụ tháng 4/2011 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Giống Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Số hoa/cây (hoa) Đường kính hoa (cm) Chiều dài cành hoa (cm) Đường kính cành hoa (cm) Màu sắc hoa Độ bền hoa (ngày) ĐTH 125 97,8 6 11,6 61,9 1,02 Đỏ nhị đen 5 ĐTH 199 95,3 5 10,1 64,6 1,06 Vàng nhị nâu 6 F121 93,5 5 9,7 56,9 0,92 Đỏ nhị xanh 6 F159 92,4 4 9,3 52,2 0,78 Vàng chanh 5 F116 94,2 5 9,2 50,3 0,68 Tím nhị xanh 7 F142 93,2 4 9,5 50,7 0,71 Vàng viền 6 F154 91,5 5 9,3 56,9 1,02 Tím nhị vàng 6 F094 93,1 5 9,2 52,2 1,06 Đỏ nhị xanh 5 F172 92,5 4 9,5 60,3 0,92 Cà rốt 6 F160 89,7 5 9,2 50,7 0,92 Đỏ nhung 5 F162 92,4 4 9,5 56,9 0,78 Vàng nghệ 5 F153 94,2 5 9,3 52,2 0,68 Cam viền 5 F088 93,2 5 9,2 50,3 0,78 Cam mới 6 F152 88,9 4 9,5 60,7 0,68 Sen hồng 4 F123 87,6 5 9,1 56,9 0,71 Gạch non 5 F063 91,2 4 9,2 62,2 1,02 Phấn hồng nhạt 4 F101 92,4 5 9,2 50,3 1,06 Phấn hồng 4 F141 94,2 5 9,1 50,7 0,92 Phấn hồng nhị nâu 5 F176 93,2 4 9,3 55,6 0,82 Phấn hồng mới 6 F169 90,4 5 9,4 57,8 0,91 Sen mới 6 CV (%) 9,6 7,8 7,5 LSD.05 2,4 0,63 0,65 Bảng 4. Chất lượng hoa của các giống đồng tiền trồng thời vụ tháng 4/2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Giống Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Số hoa/cây (hoa) Đường kính hoa (cm) Chiều dài cành hoa (cm) Đường kính cành hoa (cm) Màu sắc hoa Độ bền hoa (ngày) ĐTH 125 97,8 6 11,6 61,9 1,02 Đỏ nhị đen 5 ĐTH 199 95,3 5 10,1 64,6 1,06 Vàng nhị nâu 6 F121 93,5 5 9,7 56,9 0,92 Đỏ nhị xanh 6 F159 92,4 4 9,3 52,2 0,78 Vàng chanh 5 F116 94,2 5 9,2 50,3 0,68 Tím nhị xanh 7 F142 93,2 4 9,5 50,7 0,71 Vàng viền 6 F154 91,5 5 9,3 56,9 1,02 Tím nhị vàng 6 F094 93,1 5 9,2 52,2 1,06 Đỏ nhị xanh 5 F172 92,5 4 9,5 60,3 0,92 Cà rốt 6 F160 89,7 5 9,2 50,7 0,92 Đỏ nhung 5 F162 92,4 4 9,5 56,9 0,78 Vàng nghệ 5 F153 94,2 5 9,3 52,2 0,68 Cam viền 5 F088 93,2 5 9,2 50,3 0,78 Cam mới 6 F152 88,9 4 9,5 60,7 0,68 Sen hồng 4 F123 87,6 5 9,1 56,9 0,71 Gạch non 5 F063 91,2 4 9,2 62,2 1,02 Phấn hồng nhạt 4 F101 92,4 5 9,2 50,3 1,06 Phấn hồng 4 F141 94,2 5 9,1 50,7 0,92 Phấn hồng nhị nâu 5 F150 93,2 4 9,3 55,6 0,82 Đỏ nhị nâu 6 ĐTH 198 90,4 5 9,4 57,8 0,91 Cam kép 6 CV (%) 9,6 7,8 7,5 LSD.05 2,4 0,63 0,65 528 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Nhận xét: Trong các giống đồng tiền trồng trong thí nghiệm có 3 giống ĐTH125, F088, F176 là các giống sinh trưởng phát triển khoẻ, tỷ lệ hoa hữu hiệu, năng suất cũng như chất lượng hoa hơn các giống còn lại, có triển vọng đưa ra sản xuất đại trà. 3.2.1.3. Đánh giá tập đoàn các giống hoa loa kèn Bảng 5. Năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa loa kèn trồng thời vụ tháng 10 - 2011 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Tên giống Tỷ lệ ra hoa (%) Số hoa/cây (hoa) Chiều dài nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa nở hoàn toàn (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Formologi (Tứ Quý) 99,5 4,0 15,8 4,9 12,7 11,5 White fox 88,9 2,8 9,4 3,0 7,5 7,6 Gelria 89,1 2,5 12,5 3,5 8,2 8,1 Snow Queen 94,3 2,8 9,4 2,8 7,2 7,3 White Elegance 89,2 2,9 11,3 3,5 7,6 8,2 White Heaven 93,7 2,5 9,2 2,8 8,7 7,1 White Magic 89,1 2,8 11,5 3,5 7,2 7,7 White Tycoon 92,5 2,6 9,2 2,9 7,4 6,9 CV (%) 5,3 7,6 7,4 8,1 LSD.05 2,37 1,87 0,98 Bảng 6. Năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa loa kèn trồng thời vụ tháng 10 - 2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Tên giống Tỷ lệ ra hoa (%) Số hoa/cây (hoa) Chiều dài nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa nở hoàn toàn (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Formologi (Tứ Quý) 99,8 4,1 16,8 4,9 13,8 12,5 White fox 88,9 2,7 9,5 3,2 7,6 8,6 Gelria 89,3 2,6 12,7 3,7 8,2 9,1 Snow Queen 94,3 2,9 9,5 2,8 7,4 8,3 White Elegance 89,4 2,8 11,5 3,7 7,7 8,5 White Heaven 97,7 2,6 9,3 2,8 8,7 7,9 White Magic 89,1 2,9 11,4 3,8 7,2 7,8 Kèn ngang 92,4 2,7 9,3 2,9 7,4 7,9 CV (%) 5,2 7,5 7,3 8,2 LSD.05 2,41 1,79 0,99 Qua kết quả bảng cho thấy các chỉ tiêu về chất lượng hoa của giống Tứ Quý cao hơn hẳn các giống còn lại. 3.2.1.4. Đánh giá tập đoàn các giống hoa cúc Bảng 7. Năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa cúc trồng thời vụ tháng 10 - 2011 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Giống Tỷ lệ ra hoa (%) Tỷ lệ hoa thực thu (%) Chiều dài cành (cm) Đường kính cành (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) CN07-5 97,5 89,8 81,1 0,81 11,5 10,8 CN07-6 99,1 95,3 89,6 0,93 12,5 12,0 CN07-7 98,2 90,0 84,5 0,85 11,3 11,3 TC2 C4 96,7 94,1 86,4 0,80 10,4 9,0 TC2 C5 96,3 93,1 86,2 0,82 11,9 10,4 Vàng Mai 99,2 97,7 73,7 0,84 5,18 11,0 Vàng Đài Loan 88,5 74,4 91,5 0,86 12,6 10,5 Pha Lê Vàng 98,2 95,6 64,3 0,81 7,3 10,0 Đại Đóa 97,6 96,7 70,6 0,93 6,57 9,0 ZB 97,8 94,2 86,5 0,83 10,5 9,5 Đóa Chanh 98,5 95,8 69,4 0,82 8,19 9,5 529 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Giống Tỷ lệ ra hoa (%) Tỷ lệ hoa thực thu (%) Chiều dài cành (cm) Đường kính cành (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Tím Sen 97,5 90,6 86,1 0,83 12,0 9,7 Phấn Hồng 96,3 94,4 85,6 0,83 11,7 9,5 Chi Trắng, Vàng 96,5 94,2 87,3 0,87 8,8 10,7 Chi Đỏ 95,8 93,2 85,9 0,82 8,5 9,3 Thọ Xanh 96,1 92,4 84,9 0,83 7,0 10,2 Thọ Đỏ 97,3 94,3 85,6 0,84 7,3 10,2 Chi Tím 96,5 93,5 81,8 0,81 9,1 9,6 Ánh Tím 97,1 94,5 90,5 0,80 11,6 10,0 Sao Đỏ 95,6 90,2 82,9 0,84 7,2 10,0 Fam Vàng 96,5 93,4 72,4 0,86 6,72 11,0 Phan Trắng 96,3 93,1 84,9 0,82 12,0 10,3 Đỏ Nhung 97,5 89,8 81,1 0,81 10,1 9,8 Muống Hồng 97,8 90,1 89,6 0,80 11,5 9,5 Thạch Bích 97,2 94,5 83,7 0,85 11,6 10,1 CV (%) 1,3 2,9 4,4 LSD.05 1,82 0,41 0,75 Bảng 8. Năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa cúc trồng thời vụ tháng 10 - 2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Giống Tỷ lệ ra hoa (%) Tỷ lệ hoa thực thu (%) Chiều dài cành (cm) Đường kính cành (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) CN07-5 97,5 78,6 78,5 0,80 9,6 11,0 CN07-6 99,1 96,3 89,6 0,92 12,3 13,2 CN07-7 98,2 78,9 78,8 0,82 9,9 11,5 TC2 C4 96,7 90,1 86,4 0,80 10,4 9,1 TC2 C5 96,3 91,1 86,2 0,82 11,9 10,3 Vàng Mai 99,5 97,6 73,7 0,84 3,18 11,0 Vàng Đài Loan 88,5 91,4 91,7 0,92 12,5 11,4 Pha Lê Vàng 98,5 95,4 64,7 0,82 7,5 10,0 Đại Đóa 97,6 96,5 70,7 0,96 6,56 9,0 ZB 97,8 90,2 84,5 0,82 10,3 9,3 Đóa Chanh 98,6 95,7 69,6 0,82 8,18 9,6 Tím Sen 97,5 84,6 86,3 0,85 11,4 10,9 Phấn Hồng 96,3 91,4 88,6 0,84 11,7 10,3 Chi Trắng, Vàng 96,5 90,2 88,7 0,90 8,8 10,2 Chi Đỏ 95,8 89,2 86,5 0,81 8,5 9,6 Thọ Xanh 96,1 89,4 84,9 0,83 7,0 10,4 Thọ Đỏ 97,3 90,3 85,6 0,84 7,3 10,6 Chi Tím 96,5 78,5 82,8 0,83 9,1 9,5 Ánh Tím 97,1 90,5 90,5 0,82 11,6 10,2 Sao Đỏ 95,6 90,2 85,9 0,84 7,2 9,3 Fam Vàng 96,4 93,5 72,7 0,85 6,75 11,0 Phan Trắng 96,3 88,9 84,9 0,85 11,0 10,5 Đỏ Nhung 97,5 90,0 81,6 0,83 10,1 10,2 Muống Hồng 97,8 89,6 89,3 0,81 10,5 10,3 Thạch Bích 97,2 90,5 84,7 0,85 9,6 10,8 CV (%) 1,2 3,2 4,6 LSD.05 1,71 0,43 0,76 Chất lượng hoa của giống cúc Vàng Mai, Đại Đóa, Vàng Pha Lê, Fam Vàng, Đóa Chanh cao hơn so với các giống còn lại. 530 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 531 3.2.2. Khảo nghiệm các giống hoa ngoài sản xuất tại các tỉnh miền Trung năm 2012 3.2.2.1. Khảo nghiệm các giống hoa lily Bảng 9. Năng suất, chất lượng hoa của các giống hoa lily trồng thời vụ tháng 10 - 2012 tại các tỉnh miền Trung Địa điểm Giống Từ trồng đến ra nụ (ngày) Từ trồng đến thu hoạch (ngày) Số hoa/cành Đường kính nụ hoa (cm) Chiều cao nụ hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) Lake Carey 30 91 3,5 3,3 8,6 11 Belladonna 23 87 3,8 4,8 12,6 14 Robina 27 95 3,7 4,8 13,5 13 Sorbonne (Đ/C) 27 92 4,5 4,1 13,7 13 CV (%) 7,5 6,2 2,7 Nghệ An LSD.05 0,43 0,40 0,49 Lake Carey 32 92 3,5 3,2 8,6 12 Belladonna 23 87 3,7 4,9 12,5 13 Robina 27 95 3,8 4,9 13,6 14 Sorbonne (Đ/C) 27 92 4,9 3,9 13,6 13 CV (%) 5,9 6,2 2,1 Huế LSD.05 0,35 0,40 0,38 Lake Carey 32 92 3,5 3,2 8,6 9 Belladonna 23 86 3,5 4,9 12,5 12 Robina 27 94 3,7 4,9 13,6 13 Sorbonne (Đ/C) 27 91 4,2 3,9 13,6 12 CV (%) 6,9 5,1 1,8 Bình Định LSD.05 0,39 0,33 0,32 Nhận xét: Giống hoa Belladonna, Robina là giống có các chỉ tiêu chất lượng hoa cao hơn các giống còn lại. 3.2.2.2. Khảo nghiệm các giống hoa đồng tiền Bảng 10. Năng suất, chất lượng của hoa đồng tiền trồng thời vụ tháng 4/2012 tại các tỉnh miền Trung Địa điểm Giống Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Số hoa/cây /tháng Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Chiều dài cành hoa (cm) Đường kính cành hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) F121 93,8 4,2 29,8 6,3 51,7 0,44 7 ĐTH 198 95,3 4,0 30,2 6,5 51,7 0,55 8 F141 93,5 4,2 27,6 7,2 52,6 0,45 7 ĐTH 199 97,4 2,4 22,0 4,5 45,6 0,46 9 ĐTH 125 94,2 3,5 21,5 4,4 42,5 0,48 9 CV (%) 6,4 0,9 4,5 0,7 5,8 Nghệ An LSD.05 0,40 0,42 0,46 0,62 0,46 F121 93,8 4,2 29,5 6,3 51,1 0,43 6 ĐTH 198 95,3 4,0 30,2 6,5 51,7 0,55 8 F141 93,5 4,2 27,6 7,2 52,6 0,54 7 ĐTH 199 97,4 2,4 22,0 4,4 45,3 0,40 9 ĐTH 125 94,2 3,5 21,5 4,4 42,2 0,44 9 CV (%) 6,2 1,1 4,4 0,6 5,2 Huế LSD.05 0,39 0,50 0,46 0,52 0,41 F121 93,8 4,2 29,6 6,5 51,8 0,45 7 ĐTH 198 95,3 4,0 30,2 6,5 51,7 0,54 8 F141 93,5 4,2 27,6 7,2 52,2 0,54 7 ĐTH 199 97,4 2,4 22,3 4,5 45,1 0,55 9 Bình Định ĐTH 125 94,2 3,5 21,5 4,4 42,2 0,54 9 CV (%) 6,1 1,5 4,4 0,6 4,2 LSD.05 0,38 0,68 0,45 0,51 0,36 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Nhận xét: Giống hoa đồng tiền ĐTH 125, ĐTH 199 có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt, các chỉ tiêu chất lượng hoa cao hơn các giống còn lại. 3.2.2.3. Khảo nghiệm các giống hoa cúc Bảng 11. Năng suất, chất lượng của hoa cúc trồng thời vụ tháng 10/2012 tại các tỉnh miền Trung Địa điểm Giống Chiều cao cây(cm) Số lá (lá) Số nụ (nụ) Đường kính thân (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) Vàng Mai 73,8 35,8 18,15 0,85 3,19 11 Đại Đóa 70,5 39,5 10,38 0,95 6,55 9 Fam Vàng 72,4 32,4 15,86 0,86 6,72 11 Đóa Chanh 69,5 36,7 11,27 0,81 8,17 9 Pha Lê Vàng (Đ/C) 64,2 37,6 13,29 0,83 7,21 10 CV (%) 1,5 2,89 0,07 0,76 Nghệ An LSD.05 2,13 5,75 5,59 6,34 Vàng Mai 72,5 36,5 17,21 0,86 3,33 10 Đại Đóa 71,4 38,7 11,12 0,94 6,48 10 Fam Vàng 73,2 31,6 16,25 0,87 6,85 11 Đóa Chanh 68,7 37,3 10,89 0,82 8,29 9 Pha Lê Vàng (Đ/C) 65,1 38,5 15,11 0,84 7,31 11 CV (%) 1,6 2,78 0,08 0,74 Huế LSD.05 2,11 5,65 5,58 6,35 Vàng Mai 74,5 36,7 19,11 0,85 3,24 11 Đại Đóa 70,2 37,9 11,23 0,93 6,48 10 Fam Vàng 71,6 33,2 14,32 0,86 6,83 11 Đóa Chanh 68,7 37,1 10,28 0,83 8,25 10 Pha Lê Vàng (Đ/C) 63,4 38,4 12,34 0,83 7,32 10 CV (%) 1,4 2,85 0,06 0,75 Bình Định LSD.05 2,22 5,68 5,55 6,29 Nhận xét: Giống hoa cúc Mai Vàng, Fam Vàng là giống có các chỉ tiêu chất lượng hoa đạt cao nhất. 3.2.2.4. Khảo nghiệm các giống hoa loa kèn Bảng 12. Năng suất và chất lượng của các giống hoa loa kèn trồng vụ tháng 10/2012 tại các tỉnh miền Trung Địa điểm Giống Tỷ lệ cây có hoa (%) Số hoa/cây (hoa) Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài nụ (cm) Đường kính nụ (cm) ĐK hoa nở hoàn toàn (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Formologi Tứ Quý 98,8 3,5 109,5 14,5 4,5 13,3 10,2 Gelria 92,5 2,5 81,8 11,9 2,6 9,1 7,7 Snow Queen 91,7 2,4 82,7 9,2 2,5 8,1 8,0 White Heaven 97,9 2,3 84,4 11,3 3,1 10,1 9,3 Bright Tower 90,4 2,1 83,5 9,5 2,7 7,5 7,9 CV (%) 10,3 0,4 2,6 6,7 2,1 Nghệ An LSD.05 0,48 0,61 0,53 0,37 0,32 Formologi Tứ Quý 97,5 3,4 111,3 14,7 4,4 13,0 10,5 Gelria 91,6 2,4 82,7 11,9 2,7 9,2 7,8 Snow Queen 90,9 2,5 83,6 9,6 2,6 8,4 8,1 White Heaven 96,1 2,5 85,9 11,2 3,2 10,3 9,2 Bright Tower 90,6 2,0 84,5 9,1 2,8 7,7 7,8 CV (%) 9,1 0,3 1,6 5,9 3,7 Tại Huế LSD.05 0,42 0,55 0,33 0,33 0,64 532 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Địa điểm Giống Tỷ lệ cây có hoa (%) Số hoa/cây (hoa) Chiều cao cây cuối cùng (cm) Chiều dài nụ (cm) Đường kính nụ (cm) ĐK hoa nở hoàn toàn (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Formologi Tứ Quý 97,8 3,3 108,2 14,5 4,3 13,2 10,8 Gelria 91,5 2,2 83,5 11,7 2,5 9,1 7,1 Snow Queen 90,8 2,5 83,9 9,7 2,4 8,5 7,5 White Heaven 96,3 2,6 84,5 11,1 3,3 11,2 9,5 Bright Tower 90,2 2,1 84,1 9,2 2,9 7,9 7,3 CV (%) 8,7 2,9 2,5 6,2 2,7 Bình Định LSD.05 0,39 4,76 0,51 0,34 0,49 * Nhận xét: Qua kết quả khảo nghiệm các giống hoa loa kèn tại các tỉnh miền Trung cho thấy kết quả là giống hoa loa kèn Tứ Quý vẫn có các chỉ tiêu về chất lượng hoa đạt cao nhất. 3.3. Nghiên cứu tạo giống mới 3.3.1. Kết quả lai tạo giống Do được kế thừa kết quả của giai đoạn trước chúng tôi sử dụng 2 dòng lai hoa lily L1, L2, 2 dòng lai hoa loa kèn LK4, LK5 để đánh giá. Trong số 5 tổ hợp lai đồng tiền, 6 tổ hợp lai hoa cúc được tạo ra có 2 tổ hợp lai đồng tiền và 2 tổ hợp lai hoa cúc được gieo hạt trên môi trường nhân tạo, hình thành cây và được ra ngôi ngoài vườn ươm để theo dõi, đánh giá. Các tổ hợp khác có đậu quả nhưng quả không có hạt. Mỗi tổ hợp lai lấy 100 cây lai. Đánh giá con lai theo phương pháp cá thể. 3.3.2. Đánh giá các dòng lai tạo 3.3.2.1. Đánh giá các dòng lai hoa lily Bảng 13. Tình hình sinh trưởng, phát triển của 2 dòng lai hoa lily trồng tháng 10/2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Cao cây và số lá sau trồng 50 ngày Dòng lai Trồng - bắt đầu mọc (ngày) Trồng - kết thúc mọc (ngày) Tỷ lệ cây mọc (%) Cao cây (cm) Số lá/cây (lá) L1 12 35 55,0 7,8 2,8 L2 10 30 58,3 9,2 3,2 TIB 12 32 55,0 64,1 40,2 SOR 11 31 57,3 65,3 42,3 SIM 10 32 55,2 64,5 43,5 Khi đưa củ nuôi cấy mô của 2 dòng lai lily ra ngôi ngoài vườn ươm, do trùng với thời tiết không thuận lợi nên cây lai của 2 dòng lai sinh trưởng rất chậm, tỷ lệ mọc thấp, các chỉ tiêu về chất lượng hoa cũng rất thấp. 3.3.2.2. Đánh giá các dòng lai hoa loa kèn Bảng 14. Năng suất, chất lượng hoa của các dòng lai hoa loa kèn trồng tháng 2/2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Dòng lai CD cành hoa (cm) Tỷ lệ ra hoa (%) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Số nụ hoa/cành (nụ) ĐK thân (cm) CD nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) LK4 56,8 91,3 88,7 1,8 0,55 13,8 2,8 10,7 7 LK5 65,3 95,0 93,5 2,1 0,60 14,2 3,2 11,2 7 L. longiflorum 53,0 95,6 92,8 2,5 0,52 12,3 2,5 10,1 6 L.formolongi 98,7 94,7 93,6 2,4 0,65 15,2 3,6 12,2 7 Sacre Coeur 61,9 92,1 91,4 2,2 0,56 12,9 3,0 12,0 6 CV (%) 0,7 4,9 2,3 10,9 2,8 LSD.05 0,80 0,51 0,56 0,59 0,56 533 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Chất lượng hoa của 2 dòng lai (LK4 và LK5) đều thấp hơn so với giống mẹ (L.formolongi) ở tất cả các chỉ tiêu nhưng cao hơn so với giống bố L. longiflorum (đối với LK5) và thấp hơn so với giống bố Sacre Coeur (với LK4) ở một số chỉ tiêu. 3.3.2.3. Đánh giá các dòng lai hoa đồng tiền Bảng 15. Năng suất và chất lượng các dòng lai hoa đồng tiền trồng 4/2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Tên dòng lai Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Số hoa/cây/tháng Chiều dài cành hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) ĐTL-01 95,2 3,8 60,4 11,6 7 ĐTL-02 94,1 3,9 59,6 10,1 6 ĐTL - 03 73,5 2,2 51,2 8,7 5 ĐTL - 04 72,4 2,4 52,3 7,3 5 CV (%) 1,5 2,6 LSD.05 1,55 0,46 Bước đầu đánh giá cho thấy 2 dòng lai ĐTL- 01 và ĐTL-02 có khả năng sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, có thể tiếp tục khảo nghiệm tại các vùng sinh thái thuộc miền Trung. 3.3.2.4. Đánh giá các dòng lai hoa cúc Bảng 16. Chất lượng của các dòng lai hoa cúc trồng 10/2012 tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Tên dòng lai Tên mẹ Tên bố Đường kính cành hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Màu sắc CL-01 Fan Vàng Phấn Hồng 0,58 9,6 13 Vàng cánh trung CL-05 Vàng Mai Chi Tím 0,56 7,1 12 Vàng cánh nhỏ CV (%) 3,0 3,8 LSD.05 0.39 0,71 Qua các kết quả trên 2 dòng lai hoa cúc có các chỉ tiêu về chất lượng hoa tương đối tốt có thể tiếp tục khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác. 3.3.2.5. Khảo nghiệm các dòng lai loa kèn Trong các dòng lai của 4 chủng loại hoa, dòng lai hoa lily sinh trưởng, phát triển kém vì vậy chúng tôi chỉ khảo nghiệm các dòng lai hoa loa kèn, đồng tiền và hoa cúc tại các tỉnh miền Trung. Bảng 17. Năng suất, chất lượng hoa của các dòng lai hoa loa kèn trồng tháng 2/2012 tại các tỉnh miền Trung Địa điểm Dòng lai CD cành hoa (cm) Tỷ lệ ra hoa (%) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Số nụ hoa/cành (nụ) ĐK thân (cm) CD nụ (cm) ĐK nụ (cm) ĐK hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) LK4 55,7 90,2 87,8 1,7 0,53 12,7 2,6 9,9 6 LK5 64,5 93,3 92,4 2,0 0,58 13,5 3,0 10,3 7 CV (%) 0,6 4,7 2,2 10,5 2,7 Nghệ An LSD.05 0,79 0,50 0,54 0,58 0,54 LK4 55,8 92,3 88,6 1,8 0,54 13,5 2,7 10,5 7 LK5 64,3 94,0 93,1 1,9 0,59 14,6 3,1 11,9 6 CV (%) 0,7 4,8 2,5 10,8 2,9 Huế LSD.05 0,79 0,49 0,54 0,57 0,55 LK4 56,3 91,5 88,5 1,7 0,54 13,9 2,7 10,9 7 LK5 65,1 95,2 93,2 2,0 0,61 14,6 3,5 11,5 7 CV (%) 0,8 4,8 2,2 10,6 2,6 Bình Định LSD.05 0,81 0,52 0,57 0,57 0,52 534 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 3.3.2.6. Khảo nghiệm các dòng lai đồng tiền Bảng 18. Năng suất, chất lượng của 2 dòng lai hoa đồng tiền trồng tháng 4/2012 tại các tỉnh miền Trung Dòng lai Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) Đường kính cành hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Chiều dài cành hoa (cm) Độ bền hoa (ngày) Nghệ An ĐTL-01 93 1,02 11,6 58 10,1 ĐTL-02 94 1,06 10,1 57 9,8 CV (%) 1,8 4,5 1,7 LSD.05 0,42 1,09 2,26 Huế ĐTL-01 95 1,03 11,2 57 10,5 ĐTL-02 94 1,05 11,4 57 10,7 CV (%) 1,5 2,8 5,1 LSD.05 0,35 0,71 6,59 Bình Định ĐTL-01 94 1,04 11,7 56 10,2 ĐTL-02 94 1,03 10,5 58 10,5 CV (%) 1,8 1,8 1,2 LSD.05 0,42 0,45 1,6 3.3.2.7. Khảo nghiệm các dòng lai hoa cúc Bảng 19. Năng suất, chất lượng hoa của các dòng lai hoa cúc trồng tháng 10/2012 tại các tỉnh miền Trung Dòng lai Tỷ lệ ra hoa (%) Tỷ lệ hoa thực thu (%) Đường kính cành (cm) Đường kính hoa (cm) Độ bền hoa cắt (ngày) Nghệ An CL-01 98,6 95,3 0,85 8,5 11,0 CL-05 97,5 94,2 0,76 7,0 10,8 CV (%) 3,6 3,0 LSD.05 0,65 0,53 Huế CL-01 96,3 93,4 0,77 7,8 10,7 CL-05 96,7 92,5 0,76 6,7 11,2 CV (%) 4,9 4,8 LSD.05 0,84 0,78 Bình Định CL-01 95,4 93,6 0,76 7,7 11,3 CL-05 95,9 93,7 0,77 6,5 11,5 CV (%) 4,9 3,9 LSD.05 0,84 0,61 535 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Khi khảo nghiệm các dòng lai tại các tỉnh miền Trung, kết quả cho thấy chúng vẫn sinh trưởng phát triển tốt, các chỉ tiêu vè năng suất, chất lượng hoa tương đương như nơi thử nghiệm ban đầu. 3.4. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật nhân giống bằng invitro cho cúc, đồng tiền, lily 3.4.1. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật nhân bằng invitro cho lily giống Belladonna (1) Sử dụng vảy củ của giống hoa lily Belladonna, chọn các vảy củ không bị tổn thương cơ giới, làm sạch sơ bộ bằng xà phòng, rửa dưới vòi nước 15 phút. Sau đó, đưa vào bốc cấy tráng cồn 70o và được khử trùng bằng H2O2 40% trong thời gian 15 phút lần 1 và 5 phút lần 2. Sau đó, rửa bằng nước cất vô trùng 3 - 5 lần, làm khô các vảy củ sau khi khử trùng bằng giấy thấm vô trùng, dùng dao cấy cắt các vảy với kích thước 3 - 5mm và cấy trên môi trường MS + 30g saccarose. (2) Sau 4 tuần loại các mẫu nhiễm, chọn các mẫu sạch nuôi cấy trên môi trường tạo củ MS + 60g/l saccarose + 0,5 mg/lαNAA + 0,5 mg/l BAP. Sau 8 tuần nuôi cấy thu củ invitro để bố trí thí nghiệm nuôi lớn củ. (3) Củ invitro thu được sẽ nuôi lớn trên môi trường MS + 120g saccarose sau 8 tuần chuyển ra vườn ươm. (4) Củ invitro đạt kích thước và khối lượng cần thiết được đưa ra từ ống nghiệm, sẽ được trồng trên giá thể xơ dừa nghiền nhỏ 3.4.2. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật nhân giống bằng invitro cho đồng tiền giống ĐTH125 (1) Cơ quan nuôi cấy là nụ hoa đồng tiền và được khử trùng bằng bằng H2O2 40% trong thời gian 10 phút cho tỷ lệ mẫu sạch đạt 42,9%. (2) Môi trường thích hợp cho sự phát sinh hình thái của mẫu cấy là:MS + 1,5ppmBAP + 0,2 ppmKI + 0,2ppm IAA. (3) Mẫu cấy nụ hoa cho sự phát sinh hình thái đạt 25% số mẫu trong đó 22% số mẫu phát sinh chồi. (4) Môi trường nhân nhanh chồi tốt nhất là: MS+ 0,2mg/l IAA+ 1mg/l Kinetin + 1g (cao nấm men hoặc casein)/l cho hệ số nhân đạt 6 lần. (5) Môi trường hình thành rễ tốt nhất cho chồi hoa đồng invitro là: MS + 0,3 mg/l αNAA. Sau 2 tuần tỷ lệ ra rễ đạt 100%, số rễ đạt 4,2 rễ/chồi, chiều cao cây 5,2cm, cây xanh, mập và khoẻ đủ tiêu chuẩn ra ngôi. 3.4.3. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật nhân giống bằng invitro cho cúc giống Vàng Mai (1) Vật liệu đưa vào nuôi cấy hiệu quả là đoạn thân mang mắt ngủ. Chế độ khử trùng thích hợp là với chất khử trùng H2O2 30% trong 12 phút, đạt được tỷ lệ mẫu sạch 60%. (2) Môi trường khởi động: MS + 1,0 mg/lBAP. Số chồi thu được 2 chồi/1 mẫu cấy. (3) Giai đoạn nhân nhanh sử dụng phương pháp vi nhân giống invitro bằng cắt đoạn, cấy trên môi trường MS + 1,5mg/l BAP + 15%ND. Hệ số nhân đạt 7,66 lần. (4) Môi trường ra rễ: MS + 0,25mg/l αNAA. Sau 2 tuần tỷ lệ ra rễ đạt 100%, số rễ nhiều, bộ rễ tốt, cây đủ tiêu chuẩn ra ngôi sau 2 tuần ra rễ. (5) Cây con sau ra ngôi 7 ngày, được tưới bổ sung NPK với tỷ lệ 3:2:1 có tác dụng lên khả năng sinh trưởng, rút ngắn giai đoạn vườn ươm từ 65 ngày xuống 55 ngày. (6) Phun bổ sung phân bón lá Atonik 1.8EC cho cây cúc, giai đoạn vườn ươm làm tăng khả năng sinh trưởng của cây, tăng tỷ lệ cây xuất vườn, rút ngắn thời gian vườn ươm từ 65 ngày xuống còn 53 ngày. (7) Phun định kỳ 5 ngày/lần bằng thuốc RidomilMZ72WP hoặc Daconil 75WP có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh thối cây con xuống còn 3 - 4%, tăng tỷ lệ sống của cây lên 91%. 8. Ra ngôi cây cúc vào vụ hè nên che chắn cho cây bằng lưới đen 2 lớp trong thời gian 2 tuần, làm tăng tỷ lệ sống của cây con (đạt 93%). 3.4.4. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật nhân giống bằng invivo cho loa kèn bằng tách vảy củ giống hoa loa kèn Tứ Quý (1) Giá thể phù hợp nhất cho gieo hạt hoa loa kèn gồm: 1/2 đất phù sa + 1/4 xơ dừa + 1/4 phân chuồng hoặc: 1/2 đất phù sa + 1/4 xơ dừa + 1/4 phân vi sinh Sông Gianh cũng cho kết quả tương tự. (2) Thời vụ gieo hạt loa kèn vào tháng 1 và tháng 2 sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc sản xuất hoa loa kèn. (3) Trồng loa kèn gieo từ hạt với mật độ từ 25 - 40 cây/m2, sâu bệnh hại không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng củ. 536 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất (4) Giá thể tốt cho tỷ lệ sống và động thái tăng trưởng của loa kèn khi trồng từ củ con invitro là 1/2 xơ dừa + 1/4 đất + 1/4 trấu hun và 1/2 trấu hun + 1/4 đất + 1/4 xơ dừa. (5) Thời vụ trồng tháng 10 cho khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng củ giống là tốt nhất. (6) Giá thể tốt nhất cho tỷ lệ sống và động thái tăng trưởng của loa kèn khi nhân giống bằng vảy củ đã hình thành củ con là 1/2 đất + 1/4 trấu hun + 1/4 xơ dừa. (7) Nhân giống vào thời vụ tháng 2 cho kết quả tốt nhất ở hầu hết các chỉ tiêu. (8) Nhân giống loa kèn bằng lớp vảy trong là tốt nhất. (9) Thời gian xử lý lạnh tốt nhất cho tỷ lệ sống và động thái tăng trưởng của loa kèn khi nhân giống bằng vảy củ đã hình thành củ con là 5 tuần. (10) Giâm vảy củ đã hình thành củ con và tách củ con ra khỏi vảy củ để trồng đều cho tỷ lệ sống khá cao. 3.4.5. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật nhân giống bằng invivo cho cúc giống Vàng Mai (1) Thời vụ 20/08 thuận lợi nhất cho cây giâm, có thời gian ra rễ sớm và tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất. (2) Giá thể có các thành phần 100% trấu hun cho chất lượng cây giống đạt cao nhất. (3) Nồng độ thuốc giâm a NAA ở 2 nồng độ 400ppm và 500ppm cho tỷ lệ cây xuất vườn là cao nhất. 3.4.6. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật nhân giống bằng invivo bằng vảy củ cho lily giống Belladonna (1) Để đạt được hiệu quả hình thành củ con từ vảy củ cao nên sử dụng tầng vảy phía ngoài cùng và tầng thứ 2 của củ giống đầu dòng để nhân sẽ thu được tỷ lệ vảy hình thành củ con cao. (2) Giá thể gồm 1/4 Đất phù sa +2/4 trấu hun + 1/4 xơ dừa là giá thể tốt nhất đối với quá trình nhân giống củ con từ vảy củ. (3) Ở thời vụ nhân tháng 10 cho hệ số nhân giống cao nhất. (4) Thời điểm thu hoạch củ bi tốt nhất là sau giâm 145 ngày. 3.5. Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều khiển nở hoa 3.5.1. Xây dựng qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều khiển nở hoa lily cho giống Belladonna (1) Trồng lily để thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán (trồng trước Tết khoảng 80 - 85 ngày. (2) Trồng với khoảng cách 20  15cm (33 củ/m2) và 20  20cm (25 củ/m2) là thích hợp nhất. (3) Trồng ở kích thước củ 18 - 20cm sẽ cho cho chiều cao cây vừa phải (có thể trồng chậu hoặc trồng cắt cành), chất lượng hoa cao và thời gian sinh trưởng hợp lý (không bị kéo dài). (4) Chế độ tưới nhỏ giọt một ngày 30 phút là thích hợp nhất cho cây lily sinh trưởng, phát triển và cho chất lượng hoa cao nhất khi trồng trong nhà có mái che. (5) Xử lý mát cho củ giống sau khi nảy mầm 15 ngày có hiệu quả cao nhất. (6) Tăng nhiệt độ và phun Đầu trâu 902 đem lại hiệu quả rõ rệt đối với giống lily Belladonna, rút ngắn thời gian sinh trưởng khoảng 8 - 10 ngày, chất lượng hoa cao đồng thời tỷ lệ hoa bị thui giảm nhiều. 3.5.2. Xây dựng qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều khiển nở hoa đồng tiền cho giống ĐTH 125 (1) Thời vụ trồng tháng 2 và tháng 9 hàng năm là tốt nhất (2) Mật độ trồng là 6 cây/m2 cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao và giảm được khả năng gây hại của sâu bệnh. (3) Sử dụng phân NPK 20:20:20 + TE và Atonik cho chất lượng hoa cao nhất (4) Dùng chế phẩm Đầu Trâu 902 có hiệu quả hơn so với các chế phẩm khác. (5) Tưới phân Plan Soult 9:45:15 có hàm lượng lân cao trong thời gian cây có nụ (6) Trồng trong nhà nilon và che 01 lớp lưới đen là hiệu quả nhất. 537 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3.5.3. Xây dựng qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa loa kèn giống Tứ Quý (1) Thời vụ trồng tháng 2 và tháng 10 là tốt nhất cho loa kèn (2) Trồng ở mật độ 25 củ/m2 là hợp lý nhất (3) Sử dụng củ giống có chu vi 12 - 14cm cho hoa có chất lượng hoa tốt mà giá thành vừa phải thì mang lại lợi nhuận cao nhất (4) Xử lý lạnh ở 5 - 6oC trong thời gian 45 ngày tốt nhất cho tỷ lệ mọc mầm của củ giống loa kèn, tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa loa kèn tốt nhất. (5) Dùng chế phẩm dinh dưỡng Đầu trâu 902 để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất, chất lượng cao 3.5.4. Xây dựng qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cúc giống Vàng Mai, Fam Vàng (1) Trồng từ đầu tuần tháng 8 đến tháng 10 sẽ cho năng suất và chất lượng hoa là cao nhất. (2) Sử dụng phân bón qua lá Atonik và chiếu sáng bổ sung 4h/đêm từ 22h trong 20 ngày liên tục giai đoạn cây hồi xanh sau trồng thì cây trồng sẽ sinh trưởng phát triển rất tốt, cho hoa nhiều, màu đẹp và tỷ lệ hoa thực thu cao nhất (3) Sử dung chế phẩm Atonik 1.8DD cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe, có tỷ lệ hoa thực thu cao, màu đẹp, hoa nở vào thời gian mong muốn. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Đề tài đã thu thập, nhập nội và đánh giá được tập đoàn: Lily 15 giống, đồng tiền 20 giống, loa kèn 8 giống và hoa cúc 20 giống. Số lượng giống thu thập trên được lưu giữ để làm vật liệu cho việc chọn tạo giống. - Đã tuyển chọn và khảo nghiệm và xác định được: Giống hoa lily Belladonna, Robina; giống loa kèn Tứ Quý; giống hoa cúc Vàng Mai, Fam Vàng; giống đồng tiền ĐTH 125, ĐTH 199 có các ưu điểm tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu miền Trung. - Tạo được một số tổ hợp lai có triển vọng từ phương pháp lai hữu tính làm nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống hoa: Lily 12 tổ hợp lai, đồng tiền 5 tổ hợp, loa kèn 4 tổ hợp và cúc 6 tổ hợp. Đã đánh giá, khảo nghiệm các dòng lai triển vọng tại một số tỉnh miền Trung: Loa kèn LK4 và LK5, đồng tiền ĐTL-01 và ĐTL-02, cúc CL-01 và CL-05, đề nghị công nhận dòng triển vọng cấp cơ sở. - Đã xây dựng được qui trình nhân giống invitro cho hoa lily, đồng tiền, hoa cúc, qui trình nhân giống invivo cho hoa lily, loa kèn, hoa cúc cho các tỉnh miền Trung đề nghị công nhận cấp cơ sở. - Đã xây dựng qui trình trồng, chăm sóc điều khiển nở hoa cho lily, đồng tiền, loa kèn và hoa cúc cho các tỉnh miền Trung và đề nghị công nhận cấp cơ sở. 4.2. Đề nghị Đề nghị cho hoàn thiện hồ sơ: - Công nhận giống hoa lily Belladonna, Robina; giống loa kèn Tứ Quý; giống hoa cúc Vàng Mai, Fam Vàng; giống đồng tiền ĐTH 125, ĐTH 199 là giống sản xuất thử cho các tỉnh miền Trung. - Công nhận dòng lai hoa Lily L1, L2; dòng lai loa kèn LK4, LK5; dòng lai cúc CL-01, CL-02; dòng lai đồng tiền ĐTL-01, ĐTL-02 là dòng triển vọng cấp cơ sở. - Công nhận các quy trình nhân giống, qui trình trồng, chăm sóc, điều khiển sinh trưởng nở hoa cho các giống hoa mới được chọn tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả “Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu”. Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp & PTNT, 1998. 2. Báo cáo tổng kết khoa học, kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống và công nghệ sản xuất một số giống hoa có giá trị (Địa lan, phong lan, hồng, cúc, lay ơn...). Báo cáo khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp 4/2005. 3. Báo cáo sơ kết, kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật sản xuất tiến tiến một số loại hoa chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu (hoa hồng, cúc, lily và lan cắt cành). Báo cáo khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp 3/2009. 4. Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Phát triển một số giống hoa chất lượng cao’’. Báo cáo nghiệm thu dự án KHCN - Viện Nghiên cứu Rau Quả 3/2009. 538 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 539 5. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ Hà Lan trong việc chọn tạo giống hoa Lilium ở Việt Nam’’, Báo cáo sơ kết đề tài KHCN - Viện Nghiên cứu Rau Quả 3/2009. 6. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài " Nghiên cứu phát triển sản xuất hoa lily ở điều kiện miền Bắc Việt Nam” Báo cáo tổng kết, kết quả đề tài KHCN - Viện Nghiên cứu Rau Quả 3/2007. 7. Các báo cáo khoa học đề nghị công nhận các giống hoa Cúc CN01, CN20; các giống đồng tiền Savana, Piton; các giống lily Sorbonne, Acapulco (Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Di truyền Nông nghiệp). 8. Van Tuyl JM, Chung M - Y, Chung J - D, Lim K - B(2002) Introgression with Lilium hybrids: Introgression studies with the GISH method on L. longiflorum  Asiatic, L. longiflorum  L. rubellum and L. auratum  L. henryi The lily yearbook of the NALS 55: 17 - 22, 70 - 72. 9. Van Tuyl JM, Lim K - B (2003). Interspecific hybridisation and polyploidisation as tools in ornamental plant breeding. Acta Hort 612: 13 - 23. 10. Zhang Z, Dai H, Xiao M, Liu X (2007). In vitro induction of tetraploids in Phlox subulata L. euphytica 159: 59 - 65. 11. Cantor, M. “Research on the transmission to descendents of flower colour in Gerbera hybrida”. Universitatea de Stiinte Agricole si Medicina Veterinara, Disciplina de Floricultura, 3400, Cluj - Napoca, str. Manastur 3, Romania. 12. A. Amariutei, I. Burzo, C. Alexe “ Reasearchers concerning some metabolism aspectss of cut gerberra flowers” NBRI - Newsletters. 13. Dufault, R.J., T. Phillips, and J.W. Kelly (1990). Gerbera daisies: A potential field - produced cut flower crop for coastal South Carolina. p. 457 - 459. In: J. Janick and J.E. Simon (eds.), Advances in new crops. Timber Press, Portland, OR.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_107_6051_2130194.pdf
Tài liệu liên quan