Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía nam giai đoạn 2011-2015

Tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía nam giai đoạn 2011-2015: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 470 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG SẮN CHO CÁC TỈNH PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 Nguyễn Hữu Hỷ1, Phạm Thị Nhạn1, Đinh Văn Cường1, Võ Văn Tuấn1, Tống Quốc Ân1, Nguyễn Thị Nhung1, Bạch Văn Long1, Nguyễn Bạch Mai2 1 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc 2 Công ty cổ phẩn Lương thực – Vật tư Nông nghiệp Đắk Lắk. TÓM TẮT Cây sắn Việt Nam đã nhanh chóng trở thành cây trồng hàng hóa và góp một phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Theo Tổng cục Thống kê năm 2015 thì diện tích trồng sắn của các vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên thuộc khu vực phía Nam đã tăng lên nhanh chóng đạt 350,5 ngàn ha và sản lượng đạt trên 7,2 triệu tấn. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ tinh bột thuận lợi nên giá sắn nguyên liệu tăng liên tục đã góp phần từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người trồng sắn. Giai đoạn 2011-2015, sản xuất sắn phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu như ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía nam giai đoạn 2011-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 470 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG SẮN CHO CÁC TỈNH PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 Nguyễn Hữu Hỷ1, Phạm Thị Nhạn1, Đinh Văn Cường1, Võ Văn Tuấn1, Tống Quốc Ân1, Nguyễn Thị Nhung1, Bạch Văn Long1, Nguyễn Bạch Mai2 1 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc 2 Công ty cổ phẩn Lương thực – Vật tư Nông nghiệp Đắk Lắk. TÓM TẮT Cây sắn Việt Nam đã nhanh chóng trở thành cây trồng hàng hóa và góp một phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Theo Tổng cục Thống kê năm 2015 thì diện tích trồng sắn của các vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên thuộc khu vực phía Nam đã tăng lên nhanh chóng đạt 350,5 ngàn ha và sản lượng đạt trên 7,2 triệu tấn. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ tinh bột thuận lợi nên giá sắn nguyên liệu tăng liên tục đã góp phần từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người trồng sắn. Giai đoạn 2011-2015, sản xuất sắn phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu như hạn hán, sâu hại, dịch bệnh, thoái hóa giống đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sắn bình quân của cả nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giống sắn cho sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã chọn tạo và phát triển được hai giống sắn mới HL-S10 và HL-S11, năng suất củ đạt từ 36-56 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng từ 30-40%, tỷ lệ tinh bột cao trên 26,2% phục vụ cho sản xuất sắn khu vực phía Nam. Từ khóa: giống sắn HL-S11, giống sắn HL-S10, năng suất cao. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây sắn Việt Nam đã nhanh chóng trở thành cây trồng hàng hóa góp một phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Từ năm 2012 cho đến nay kim ngạch xuất khẩu sắn luôn duy trì ổn định trên 1 tỷ USD hàng năm; điều đó cho thấy sắn là mặt hàng nông sản tiềm năng trong thời gian tới. Diện tích sắn đã liên tục tăng từ 237.000 ha (2000) lên 551.000 ha (2014). Đạt được thành tựu gấp hơn 2 lần về diện tích trồng sắn đó là do tác động của nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là nhập nội, chọn lọc, lai tạo và nhân giống sắn mới cho sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ sinh học như: ứng dụng chỉ thị phân tử phân tích đa dạng di truyền của tập đoàn giống nhằm chọn bố mẹ trong lai tạo và sử dụng tia gamma để chiếu xạ đã tạo ra nguồn vật liệu phong phú cho quá trình chọn-tạo giống sắn tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc. Giai đoạn 2011-2015 với những thách thức của biến đổi khí hậu, sâu hại, dịch bệnh và thoái hóa giống đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sắn bình quân của cả nước. Để phần nào khắc phục những khó khăn trên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã chọn tạo và phát triển được hai giống sắn mới HL-S10 và HL-S11 phục vụ cho sản xuất sắn khu vực phía Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu thí nghiệm - Vật liệu thí nghiệm là các dòng sắn do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo, đánh giá và chọn lọc. Mã giống Nguồn gốc Cơ quan – năm chọn lọc KM7 KM7 IAS-2010 KM 505 SM937-26 IAS-2010 KM 101 CMR 29-56-101 CIAT/Thái Lan IAS-2009 Rayong5 Thái Lan HL-S10 KM146x KM140 IAS-2007 HL-S11 SM937-26x KM60 IAS-2007 HB60 Thái Lan IAS-2010 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 471 Mã giống Nguồn gốc Cơ quan – năm chọn lọc NA1 MIF AGI-2004 KM419 BKA900 x [KM 98-5 x KM98-5] IAS-2003 KM 316 KM316 IAS-2010 KM164 KM164 IAS-2010 KM227-7 Chiếu xạ trên hom giống KM227 liều 70Gy IAS-2010 KM 94 ĐC1 KU50 Thái Lan KM 140ĐC2 KM98-1 x KM36 IAS 1998 Ghi chú: IAS: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam AGI: Viện Di truyền Nông nghiệp 2.2 . Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Quá trình nghiên cứu và chọn lọc Quản lý nguồn gen ? Lai hữu tính, thu hạt lai ? trồng đánh giá dòng và chọn lọc cá thể ? Khảo sát đơn luống luống (SYT) và tuyển chọn sơ bộ (PYT) ? So sánh chính quy ? Khảo nghiệm sinh thái ? Khảo nghiệm sản xuất. 2.2.2. Tiêu chuẩn chọn cá thể Một thân độc nhất mọc từ hom; Tỷ lệ trọng lượng củ trên thân cao; Ít hoặc chậm phân cành; Chỉ số diện tích lá là 3,0-3,5; Lóng ngắn; Chiều cao cây chỉ trên dưới 2 m; Diện tích một lá lớn, lá ở thế nằm nghiêng, tuổi thọ lá cao; Mỗi cây có khoảng 8-10 củ; Củ to khỏe, chắc, không có cuống, vỏ mỏng; Chống chịu được sâu-bệnh. 2.2.3. Thí nghiệm đồng ruộng Thí nghiệm so sánh chính quy và khảo nghiệm sinh thái gồm 12 dòng sắn đã được chọn lọc từ năm 2010 tại Trung tâm Hưng Lộc và 2 giống sắn đối chứng KM94 và KM140; Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 12 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. 2.2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng, chỉ tiêu nghiên cứu Thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT kết hợp với tiêu chuẩn của CIAT về chọn tạo giống sắn. 2.2.5. Phương pháp xử lý thống kê - Tính toán số liệu thu thập được thực hiện trên phần mềm Excel. - Xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.2, phân hạng giá trị trung bình theo Dulcan. Các bảng tính và biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả lai tạo và chọn lọc giống sắn HL-S10 Năm 2007 tiến hành lai hữu tính và thu hạt sắn lai tổ hợp (KM146 × KM140) thu được 1437 hạt sắn lai. Năm 2008 hạt lai thu được của năm 2007 chúng tôi tiến hành gieo ươm hạt lai và tuyển chọn dòng F1 đã chọn 215 dòng của tổ hợp lai (KM146 × KM140). Kết quả tuyển chọn đánh giá rút được 17 dòng sắn tốt theo định hướng từ tổ hợp lai (KM146 × KM140) đưa vào khảo sát đơn luống và tuyển chọn sơ bộ năm 2009. Năm 2009 tiến hành khảo sát đơn luống (SYT) và tuyển chọn sơ bộ (PYT) đối với 17 dòng sắn của tổ hợp lai (KM146 × KM140) chúng tôi đã chọn lọc được 4 dòng sắn tốt triển vọng từ tổ hợp (KM146 x KM140) là HL- S10; HL- S10-2; HL- S10-5; HL- S10-6 để đưa vào bộ giống so sánh cơ bản năm 2010. Năm 2010 tiến hành khảo nghiệm so sánh của 4 dòng sắn triển vọng đã được tuyển chọn năm 2009, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Mỗi giống trồng 40 cây với 3 lần nhắc lại. Thu hoạch củ lúc 10 tháng sau trồng. Kết quả chọn được dòng ưu tú là dòng HL- S10 có đặc tính theo mục tiêu đã xác định đưa ra khảo nghiêm cho các vùng sinh thái năm 2011. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 472 3.2. Kết quả lai tạo và chọn lọc giống sắn HL-S11 Năm 2007 tiến hành lai hữu tính và thu hạt sắn lai từ tổ hợp lai (SM937-26 x KM60) thu được 1785 hạt lai. Năm 2008 hạt lai thu được của năm 2007 tiến hành gieo ươm hạt lai và tuyển chọn dòng F1 đã chọn 164 dòng F1 của tổ hợp lai (SM937- 26 x KM60). Kết quả tuyển chọn đánh giá rút được 15 dòng sắn từ tổ hợp lai (SM937-26 x KM60) đưa vào khảo sát đơn luống và tuyển chọn sơ bộ năm 2009. Năm 2009 tiến hành khảo sát đơn luống (SYT) và tuyển chọn sơ bộ (PYT) đối với 15 dòng sắn tốt theo định hướng từ tổ hợp (SM937-26 x KM60) chúng tôi đã chọn lọc được 3 dòng sắn tốt triển vọng từ tổ hợp (SM937-26 x KM60) là HL- S11; HL- S11-3; HL- S11-11 để đưa vào bộ giống so sánh cơ bản năm 2010. Năm 2010 tiến hành khảo nghiệm so sánh của 3 dòng sắn triển vọng đã được tuyển chọn năm 2009, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Mỗi giống trồng 40 cây với 3 lần nhắc lại. Thu hoạch củ lúc 10 tháng sau trồng. Kết quả chọn được dòng ưu tú HL- S11 của tổ hợp lai (SM937-26 x KM60) có đặc tính theo mục tiêu đã xác định đưa ra khảo nghiêm cho các vùng sinh thái năm 2011. 3.3. Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn triển vọng tại vùng Đông Nam bộ Kết quả đánh giá năng suất củ tươi trong hai năm 2012 và năm 2013 của hai giống sắn HL-S10 và HL-S11 tại khu vực Đông Nam bộ cho thấy đây là hai giống sắn vượt trội về năng suất so với các giống khác và so với đối chứng. Giống HL-S10 cho năng suất vượt giống KM94 (ĐC1) 134%, vượt giống KM140 (ĐC2) 140%. Giống HL-S11 có năng suất củ tươi vượt giống KM94 (ĐC1) 137%, vượt giống KM140 (ĐC2) 143%. Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn triển vọng tại Đồng Nai năm 2012, 2013. Tên giống Năm 2012 Năm 2013 NSCT (tấn/ha) HLTB (%) NSTB (tấn/ha) NSCT (tấn/ha) HLTB (%) NSTB (tấn/ha) KM7 26,6 ef* 25,6f 6,8gf 27,4ef 26,5ef 7,2ef KM 505 34,4 bc 28,0b 9,6cd 35,0bcd 28,7b 10,1bc KM 101 36,5b 27,8bc 10,1bc 37,3b 27,7cd 10,3b Rayong5 31,0 cde 26,6bcdef 8,2def 31,7cde 26,9de 8,5def HL-S10 42,4 a 26,1def 11,1b 44,7a 26,3ef 11,8a HL-S11 43,2 a 29,9a 12,9a 43,0a 29,8a 12,8a HB60 24,5 f 27,8bc 6,8gf 25,8f 28,1bc 7,2ef NA1 24,2 f 27,3bcd 6,6g 25,3f 28,1bc 7,1f KM419 32,0 bcd 27,6bc 8,8cde 33,0bcd 28,4bc 9,4bcd KM 316 34,6 bc 25,6ef 8,9cde 35,2bc 25,6gf 9,0bcd KM164 30,1 cde 26,3cdef 7,9gef 30,9cde 26,9de 8,3def KM227-7 28,9 def 23,5g 6,8gf 29,8def 25,2g 7,5ef KM 94 ĐC1 31,4 cde 27,8bc 8,7cde 32,2cde 28,2bc 9,1bcd KM 140ĐC2 30,2 cde 27,0bcde 8,1def 31,9cde 27,1de 8,6cde CV (%) 10,0 3,3 10,9 9,7 2,2 10,3 *...những chữ cái giống nhau trong cùng 1 cột là không có sự sai khăc ở sác xuất 95% theo Dulcan Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 473 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn triển vọng tại Bình Thuận năm 2012, 2013. Tên giống Năm 2012 Năm 2013 NSCT (tấn/ha) HLTB (%) NSTB (tấn/ha) NSCT (tấn/ha) HLTB (%) NSTB (tấn/ha) KM7 29,2 cde 24,9ef 7,2ghf 29,7bc 26,3gef 7,8cde KM 505 31,9bcd 28,3b 8,9bcd 30,3bc 28,4b 8,6cd KM 101 34,7ab 27,8bc 9,3bc 34,0b 27,3cd 9,3bc Rayong 5 30,4bcde 26,6cd 7,9dgef 30,1bc 26,2efg 7,9cde HL-S10 39,1a 25,4def 9,9b 39,0a 26,2efg 10,2ab HL-S11 38,4a 29,7a 11,3a 38,9a 29,9a 11,6a HB60 25,9ef 27,4bc 7,1gh 29,2bc 27,4cd 8,0cde NA1 24,2f 27,3bc 6,4hi 26,4c 27,1cde 7,2de KM419 30,4bcde 27,7bc 8,8cde 31,4bc 26,9cdef 8,4cd KM 316 33,5bc 24,6f 8,2def 31,5bc 25,6g 8,1cd KM164 30,2bcde 26,3cde 7,7gef 29,9bc 26,4defg 7,9cde KM227-7 27def 21,5g 5,8i 27,5c 24,0h 6,5e KM 94 ĐC1 27,7def 27,8bc 7,5gf 28,0c 27,6bc 7,7de KM 140ĐC2 29cde 26,8bcd 8,0dgef 28,9bc 26,0gf 7,5de CV (%) 9,8 3,6 8,1 9,9 2,3 10,9 *...những chữ cái giống nhau trong cùng 1 cột là không có sự sai khăc ở sác xuất 95% theo Dulcan Tuy nhiên so sánh Duncan ở độ tin cậy 95% thì năng suất củ tươi của hai giống HL- S10 và HL-S11 thì khác biệt không có ý nghĩa. So sánh cả hai năm cho thấy hai giống sắn HL- S10 và HL-S11 đều cho năng suất cao và ổn định. Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm bộ giống sắn triển vọng tại Tây Ninh năm 2012, 2013. Tên giống Năm 2012 Năm 2013 NSCT (tấn/ha) HLTB (%) NSTB (tấn/ha) NSCT (tấn/ha) HLTB (%) NSTB (tấn/ha) KM7 30,5 de 27,4def 8,3f 30,5de 27,4def 8,34g KM 505 46,5b 29,4ab 13,6bc 46,8b 29,4ab 13,74bc KM 101 46,1b 27,6def 12,7cd 46,1b 27,6def 12,71cd Rayong 5 37,6cd 27,3ef 10,2ef 37,6c 27,3ef 10,25gef HL-S10 55,8 a 26,6f 14,9ab 55,8a 26,6f 14,87ab HL-S11 56,3a 29,8a 16,8a 56,3a 29,8a 16,76a HB60 29,6e 28,4bcd 8,4f 29,6e 28,4bcd 8,39g NA1 38,1 28,9abc 11,0de 38,1c 28,9abc 11,01def KM419 41,8bc 29,1abc 12,1cde 41,8bc 29,1abc 12,21cde KM 316 43,1bc 25,5g 11,0de 43,1bc 25,5g 11,02def KM164 38,1cd 27,4def 10,5def 38,1c 27,4def 10,46ef KM227-7 37,0cde 26,9f 9,9ef 37,0cd 26,9f 9,93gf KM 94 ĐC 41,2bc 28,1cde 11,6cde 41,2bc 28,1cde 11,59def KM140ĐC 36,7 cde 29,3ab 10,7de 36,7cd 29,3ab 10,72def CV (%) 12,0 2,4 12,2 10,5 2,4 11,1 *...những chữ cái giống nhau trong cùng 1 cột là không có sự sai khăc ở sác xuất 95% theo Dulcan Kết quả phân tích các thông số di truyền cho thấy, năng suất củ tươi của các giống có hiệu quả chọn lọc cao tại Tây Ninh, Đồng Nai và Bình Thuận trong cả 2 năm 2012, 2013; Tỷ lệ tinh bột (%) có GA thấp tại Tây Ninh, Đồng Nai, trung bình tại Bình Thuận; năm 2012 (bảng 3.4); Năm 2013, tỷ lệ tinh bột có GA cao tại Tây Ninh, thấp tại Đồng Nai và Bình Thuận. Năng suất tinh bột có hiệu quả chọn lọc cao tại VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 474 Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận trong cả 2 năm. Riêng tại Tây Ninh trong năm 2013, GA(%) đạt hiệu quả rất thấp (bảng 3.4); Bảng 3.4. Hiệu quả chọn lọc các tính trạng năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột và năng suất tinh bột của 12 giống sắn 2 năm (2012 & 2013) tại Đồng Nai, Bình Thuận & Tây Ninh. Địa điểm Thông số di truyền Năm 2012 Năm 2013 Năng suất củ tươi Hàm lượng tinh bột Năng suất tinh bột Năng suất củ tươi Hàm lượng tinh bột Năng suất tinh bột T ây N inh treat 251.93 6.02 21.95 637.56 249.46 6.02 Rep 1.86 1.50 0.11 45.76 17.94 1.50 EMS 24.48 0.45 2.00 47.62 18.65 0.45 G Mean 41.32 27.97 11.56 66.09 41.31 27.97 VarG 56.86 1.39 4.99 147.49 57.70 1.39 VarP 81.34 1.84 6.99 195.10 76.36 1.84 Hbs 0.70 0.76 0.71 0.76 0.76 0.76 GCV(%) 18.25 4.22 19.31 18.38 18.39 4.22 PCV(%) 21.83 4.85 22.87 21.14 21.15 4.85 GA(%) 26.86 6.46 28.71 28.12 28.13 6.46 Đ ồng N ai treat 132.91 9.10 13.23 131.16 6.60 11.80 Rep 48.44 0.99 2.52 93.01 0.70 7.55 EMS 10.24 0.78 0.89 10.23 0.36 0.87 G Mean 32.14 26.91 8.68 33.10 27.41 9.08 VarG 30.67 2.08 3.09 30.23 1.56 2.73 VarP 40.91 2.86 3.97 40.46 1.92 3.60 Hbs 0.75 0.73 0.78 0.75 0.81 0.76 GCV(%) 17.23 5.36 20.25 16.61 4.56 18.21 PCV(%) 19.90 6.28 22.98 19.22 5.06 20.90 GA(%) 26.25 8.05 31.40 25.27 7.23 27.91 B ình T huận treat 76.68 15.81 8.16 57.69 8.07 6.68 Rep 21.98 2.74 1.95 52.68 1.27 5.11 EMS 9.14 0.93 0.43 9.40 0.38 0.82 G Mean 30.82 26.57 8.14 31.04 26.78 8.35 VarG 16.88 3.72 1.93 12.07 1.92 1.47 VarP 26.03 4.65 2.36 21.47 2.30 2.29 Hbs 0.65 0.80 0.82 0.56 0.84 0.64 GCV(%) 13.33 7.26 17.08 11.19 5.18 14.50 PCV(%) 16.55 8.11 18.88 14.93 5.66 18.12 GA(%) 18.90 11.44 27.20 14.77 8.33 20.43 Hệ số di truyền nghĩa rộng cả 3 tính trạng này rất cao; không chịu ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Hệ số biến thiên về phương sai kiểu gen và kiểu hình không chênh lệch quá lớn, chứng tỏ ảnh hưởng của môi trường không tác động lớn; ảnh hưởng di truyền của giống sắn có tính chất quyết định. Biến thiên phương sai kiểu gen và kiểu hình của tính trạng tỷ lệ hàm lượng tinh bột rất thấp; chứng tỏ giá trị này đã ổn định, khó khai thác thông qua chọn lọc cá thể nhờ biến thiên di truyền có thể xảy ra. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Hai giống sắn HL-S10, HL-S11 sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh cho năng suất cao từ 36-56 tấn/ha (ổn định qua 2 năm) vượt giống đối chứng từ 30-40%, tỷ lệ tinh bột cao trên 26,2%. Giống thích hợp ở vùng sinh thái Đông Nam bộ và Tây Nguyên. 4.2. Đề nghị Bổ sung 2 giống HL-S10, HL-S11 vào cơ cấu giống sắn khu vực Đông Nam bộ. Thay Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 475 thế dần những giống cũ đã thoái hóa, sâu bệnh và năng suất thấp. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên 2 giống sắn mới gắn với vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến. LỜI CẢM ƠN - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ đã cấp kinh phí thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu và chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía Nam 2011- 2015”; đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chọn tạo giống và quy trình canh tác của Hàn Quốc vào phát triển sản xuất sắn bền vững cho vùng trồng sắn trọng điểm các tỉnh phía Nam”. - Cảm ơn Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban Giám đốc; Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, các Phòng Chuyên môn và Nghiệp vụ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành các đề tài này. - Cảm ơn Dự án Nông nghiệp Quốc tế của Hàn Quốc tại Việt Nam (KOPIA); Trung tâm nghiên cứu Cây nhiên liệu sinh học Hàn Quốc đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT. 2. Nguyễn Hữu Hỷ, 2011. Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên năm 2007- 2010”. 3. Nguyễn Hữu Hỷ và cộng sự (2015). “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chọn tạo giống và quy trình canh tác của Hàn Quốc vào phát triển sản xuất sắn bền vững cho vùng trồng sắn trọng điểm các tỉnh phía Nam”. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước. 4. Nguyễn Hữu Hỷ và cộng sự (2015). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn HL-S11 cho các tỉnh phía Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 2 năm 2015. 6. Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2015 ABSTRACT The results of research on cassava varietal selection for Southern provinces in 2011-2015 period Nguyen Huu Hy, Pham Thi Nhan, Dinh Van Cuong, Vo Van Tuan, Tong Quoc An, Nguyen Thi Nhung, Bach Van Long, Nguyen Bach Mai In Vietnam, cassava has been recently considered as a commercial crop that takes an important part in poverty alleviation. According to General Statistics Office in 2015, the area under cassava cultivation in three regions: South Central Coast, Southeast, Central Highlands was estimated of 350.5 thousand hectares with production of 7.2 million tonnes. Recently the starch consumption markets have been favorably developed, that makes cassava prices continuously increased resulting in changing the habit of cassava production. With the aim of meeting the demand of good planting materials to be supplied to cassava production, a study on selection and development of cassava variety was conducted by Hung Loc Agricultutal Experimental Research Center of Institute of Agricultuudy ral Science for Southern Viet Nam in 2011-2015 period. And from this study, 2 new varieties coded HL-S10 and HL-S11 of high yield (36-56 tons/ha, 30-40% higher than control one) and high starch content (26.2%) were selected and introduced into large scale of southern provinces. Keywords: HL-S11 variety, HL-S10 variety, high yielding. Người phản biện: TS. Nguyễn Thế Yên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_6_5965_2130093.pdf
Tài liệu liên quan