Tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai gl1-10: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
532
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG ỚT CAY LAI GL1-10
Trần Khắc Thi1, Đặng Hiệp Hòa1, Nguyễn Thị Liên Hương1,
Nguyễn Thị Hiền1, Dương Kim Thoa1, Tô Thị Thu Hà2
1 Viện Nghiên cứu Rau quả, 2AVRDC
TÓM TẮT
Ớt cay là cây trồng có diện tích và sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong các loại gia vị. Diện tích
trồng ớt bình quân tăng hàng năm trong 10 năm trở lại đây ở nước ta là 4,5%. Việc định hướng phải
chủ động được nguồn hạt giống ớt trong nước là vấn đề tất yếu nhằm tăng năng súât cây trồng và
hạn chế nhập khẩu hạt giống, đẩy mạnh công tác sản xuất hạt giống trong nước. Giống ớt cay lai
GL1-10 là sản phẩm của đề tài chọn tạo giống ớt lai F1 giai đoạn 2011-2015 do Viện nghiên cứu Rau
quả chủ trì. Giống ớt lai GL1-10 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian sinh trưởng 155-160
ngày, cho thu hoạch quả sớm và tập trung, năng suất cao đạt 27-30 tấn/ha, dạng quả chỉ địa, mẫu mã
quả đẹp, quả chín đỏ đậm, thịt quả dày, chống c...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai gl1-10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
532
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG ỚT CAY LAI GL1-10
Trần Khắc Thi1, Đặng Hiệp Hòa1, Nguyễn Thị Liên Hương1,
Nguyễn Thị Hiền1, Dương Kim Thoa1, Tô Thị Thu Hà2
1 Viện Nghiên cứu Rau quả, 2AVRDC
TÓM TẮT
Ớt cay là cây trồng có diện tích và sản lượng tiêu thụ lớn nhất trong các loại gia vị. Diện tích
trồng ớt bình quân tăng hàng năm trong 10 năm trở lại đây ở nước ta là 4,5%. Việc định hướng phải
chủ động được nguồn hạt giống ớt trong nước là vấn đề tất yếu nhằm tăng năng súât cây trồng và
hạn chế nhập khẩu hạt giống, đẩy mạnh công tác sản xuất hạt giống trong nước. Giống ớt cay lai
GL1-10 là sản phẩm của đề tài chọn tạo giống ớt lai F1 giai đoạn 2011-2015 do Viện nghiên cứu Rau
quả chủ trì. Giống ớt lai GL1-10 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian sinh trưởng 155-160
ngày, cho thu hoạch quả sớm và tập trung, năng suất cao đạt 27-30 tấn/ha, dạng quả chỉ địa, mẫu mã
quả đẹp, quả chín đỏ đậm, thịt quả dày, chống chịu được bệnh thối quả sinh lý. Giống ớt lai GL1-10
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống sản xuất thử năm 2016
Từ khóa: Ớt cay, ớt lai GL1-10, chọn giống, chống chịu bệnh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ớt cay là cây trồng có diện tích và sản
lượng tiêu thụ lớn nhất trong các loại gia vị.
Theo FAO (2014), năm 2013 diện tích trồng ớt
tươi trên thế giới 2.026.038 ha và sản lượng ớt
tươi 27 543 857 tấn, diện tích ớt khô, ớt bột
1.982.061 ha và sản lượng ớt khô, ớt bột
2.747.003 tấn. Châu Á đứng đầu thế giới về
năng suất và sản lượng, với 60,5% diện tích và
64,8% sản lượng của toàn thế giới. Diện tích
trồng ớt ở nước ta năm 2013 là 25.360 ha, tăng
1114 ha so với năm 2010. Bình quân tăng diện
tích hàng năm trong 10 năm trở lại đây là
4,5%. Sản lượng đạt cao nhất năm 2013 là
330.982 tấn (Trung tâm Thống kê, tin học -
2013). Diện tích ớt tăng do nhu cầu trong nước
và xuất khẩu tăng.
Tuy có mức tăng trưởng liên tục, song
hiệu quả sản xuất ớt mang lại cho người nông
dân không cao. Một trong những lý do chính là
thiếu bộ giống tốt. Tại các vùng sản xuất ớt cho
tiêu dùng trong nước, người dân sử dụng giống
địa phương tự để giống. Tuy có tính thích ứng
cao và khả năng chịu sâu bệnh tốt nhưng các
giống này có thời gian sinh trưởng dài, năng
suất thấp, độ đồng đều kém. Các giống lai nhập
nội trồng cho xuất khẩu tuy có tiềm năng năng
suất và độ đồng đều cao nhưng bị nhiễm nhiều
loại sâu bệnh và giá thành hạt giống lại cao,
hơn nữa không chủ động trong kế hoạch sản
xuất. Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống
ớt cay lai GL1-10 khắc phục những tồn tại của
2 nhóm giống trên đáp ứng yêu cầu bức thiết
của sản xuất hiện nay và những năm tới.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu khởi đầu tham gia đánh giá
KNKHC: gồm 20 dòng ớt thuần được mã hóa
từ P1-P20 có đặc điểm nông sinh học tốt,
chống chịu đồng ruộng với một số bệnh hại
chính trên ớt (Bệnh héo rũ phytophthora
capsici, bệnh thối quả sinh lý).
- Tham gia thí nghiệm đánh giá khả năng
kết hợp riêng: là 21 tổ hợp lai được tạo ra bằng
phương pháp lai luân giao 7 dòng ớt thuần ưu
tú theo Griffing IV
- Đối chứng trong các thí nghiệm khảo
nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất là
giống Lai 20 của Công ty CP giống cây trồng
miền Nam (SSC)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá đặc tính nông sinh học của
nguồn vật liệu theo phương pháp của Trung
tâm rau Thế giới (AVRDC)
- Đánh giá khả năng kết hợp chung theo
hệ thống lai đỉnh (Top-cross). Đánh giá khả
năng kết hợp riêng (Dialen-cross), áp dụng sơ
đồ lai Griffing 4.
- Khảo nghiệm cơ bản: Các thí nghiệm
so sánh giống được bố trí theo phương pháp
khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD với 3 lần nhắc
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
533
lại, diện tích ô thí nghiệm 14 m2, 50 cây/ 1ô,
trồng 2 hàng/luống, mật độ trồng 3,5 vạn
cây/ha. Theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 01-64: 2011/BNNPTNT
- Khảo nghiệm sản xuất: Giống khảo
nghiệm được bố trí không nhắc lại, diện tích thí
nghiệm 1000 m2, trồng 2 hàng/luống, mật độ
trồng 3,5 vạn cây/ha.
* Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp
đánh giá theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 01-64: 2011/BNNPTNT.
* Xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp và
xử lý theo phương pháp phân tích phương sai
bằng IRRISTAT 5.0 và xử lý trên Excel 2005.
Đánh giá KNKH xử lý bằng phần mềm của
Nguyễn Đình Hiền và Ngô Hữu Tình (1996).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá nguồn vật liệu bố mẹ
Vụ thu đông 2011 tiến hành đánh giá 20
dòng thuần đời I6, I7 được chọn lọc theo định
hướng: cây sinh trưởng khỏe, năng suất cá thể
của dòng đạt trên 500g, chống chịu đồng ruộng
tốt với bệnh hại chính trên ớt, thịt quả dày,
bóng đẹp, quả chín đỏ tươi đến đỏ đậm.
Kết quả đánh giá cho thấy tất cả 20 dòng
ớt tham gia thí nghiệm đều đã đạt được các yêu
cầu đặt ra có thể tham gia vào các phép lai tạo
để tạo giống ưu thế lai, vụ xuân hè 2012 tiến
hành phép lai đỉnh Top cross với mục đích xác
định các dòng ớt thuần ưu tú có khả năng kết
hợp chung cao nhất.
3.2. Đánh giá khả năng kết hợp chung của
các dòng ớt cay thuần ưu tú
Kết quả đánh giá khả năng kết hợp chung
của 20 dòng ớt thuần với 2 vật liệu thử về yếu
tố năng suất thực thu xác định được 7 dòng đạt
được giá trị khả năng kết hợp chung cao nhất
lần lượt theo thứ tự là: P2(61,46), P7(51,71),
P8(43,46), P15(41,71), P3(41,46), P11(40,96)
và P6(38,21)
Vụ xuân hè 2013 chúng tôi tiến hành tiếp
phép lai luân giao (Diallen cross) 7 dòng thuần
ưu tú đã xác định theo sơ đồ lai Grriffing 4
[n(n-1)/2] và thu được 21 tổ hợp lai. Các tổ hợp
lai mới tạo ra được so sánh đánh giá tại vụ thu
đông 2013 với giống đối chứng là giống Lai 20
hiện đang được trồng phổ biến tại miền Bắc
Việt Nam.
3.3. Kết quả chọn lọc tổ hợp lai triển vọng
Bảng 1. Các yếu tố tạo thành năng suất, năng suất thực thu và ƯTL chuẩn của các tổ hợp lai ớt
cay diallen trong vụ thu đông 2013, tại Gia Lâm, Hà Nội.
STT THL Số quả/cây Khối lượng TB quả (g)
Năng suất cá thể
(g/cây)
NSTT
tạ/ha ƯTL chuẩn
1 P6 x P2 60,8 912,8 15,0 274,3 6,7
2 P11 x P2 70,0 964,7 13,8 296,8 15,5
3 P6 x P3 64,0 847,0 13,2 253,5 -1,4
4 P11 x P3 64,7 839,5 13,0 250,4 -2,6
5 P15 x P6 67,0 893,0 13,3 267,8 4,2
6 Lai 20 (Đ/c) 66,0 862,4 13,1 257,0
CV (%) 7,4 6,4 3,6 6,6
LSD.05 6,8 79,5 0,8 24,7
- Bám sát với mục tiêu đặt ra, từ kết
quả của phép lai diallen, chúng tôi lựa chọn ra
5 THL triển vọng đạt năng suất thực thu trên
250 tạ/ha để tham gia vào các thí nghiệm khảo
nghiệm cơ bản giống. Tổ hợp lai triển vọng
nhất P11 x P2 đạt ưu thế lai cao nhất (15,5%)
được đặt tên là GL1-10
3.4. Kết quả khảo nghiệm cơ bản
3.4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống ớt lai GL1-10
- Thời gian từ trồng đến ra hoa của
giống ớt lai GL1-10 ở vụ xuân hè dao động từ
20-21 ngày và vụ thu đông lả 25 ngày.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
534
- Giống ớt lai GL1-10 cho thu hoạch quả
lứa đầu sớm nhất 68-70NST ở vụ xuân hè và
78NST ở vụ thu đông, sớm hơn giống đối
chứng Lai 20 từ 15-16 ngày ở vụ xuân hè và 12
ngày ở vụ thu đông.
Bảng 2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống ớt lai GL1-10 qua các vụ khảo
nghiệm tại Gia Lâm, Hà Nội
TT
THL
Trồng đến 50% ra hoa
(ngày)
Trồng đến thu hoạch
quả (ngày)
Thời gian sinh trưởng
(ngày)
XH
2014
XH
2015
TĐ
2014
XH
2014
XH
2015
TĐ
2014
XH
2014
XH
2015
TĐ
2014
1 GL1-10 21 20 25 70 68 78 160 155 160
2 Lai 20 (ĐC) 24 25 30 85 84 90 180 180 180
- Giống ớt lai GL1-10 có đặc điểm thu
quả tập trung, thời gian sinh trưởng của giống
là 155-160 ngày, rút ngắn từ 20-25 ngày so với
giống đối chứng
3.4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh hại ngoài đồng ruộng
của giống ớt lai GL1-10 vụ xuân hè và thu
đông
Giống ớt lai GL1-10 thể hiện tính chống
chịu đồng ruộng trong điều kiện bất thuận nắng
nóng, mưa nhiều của vụ xuân hè tốt hơn so với
giống đối chứng đối với một số bệnh hại chính
trên ớt:
- Tỉ lệ bệnh thối quả sinh lý của GL1-10
dao động trong vụ xuân hè là 1,1 - 1,2% với
giống đối chứng Lai 20 tỉ lệ này là rất cao 16,6
- 17,0%.
- Bệnh thán thư giống GL1-10 với tỉ lệ
nhiễm thấp dao động 0,3 - 0,7% lần lượt ở vụ
thu đông và xuân hè.
3.4.3. Yếu tố tạo thành năng suất và năng
suất của giống ớt lai GL1-10 vụ Xuân hè và
Thu đông tại Gia Lâm, Hà Nội
Bảng 3. Các yếu tố tạo thành năng suất của giống ớt lai GL1-10 vụ xuân hè và thu đông
tại Gia Lâm, Hà Nội
TT THL
Số quả/cây Khối lượng quả trung bình (g)
XH14 XH15 TĐ14 XH14 XH15 TĐ14
1 GL1-10 68,9 71,5 73,3 13,2 13,0 13,5
2 Lai 20 (ĐC) 57,5 62,1 69,3 11,3 11,5 12,7
* Số quả trên cây
- Vụ xuân hè: ở cả 2 vụ khảo nghiệm
xuân hè 2014 và 2015 giống ớt lai GL1-10 đều
đạt được số quả trên cây cao hơn đối chứng
dao động 68,9-71,5 quả.
- Vụ thu đông: giống ớt lai GL1-10 có số
quả trên cây cao nhất, đạt 73,3 quả/cây cao hơn
khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng,
giống đối chứng Lai 20 chỉ tiêu này là 69,3
quả.
* Khối lượng quả trung bình
Giống ớt lai GL1-10 có khối lượng quả
trung bình tương đối ổn định qua các vụ khảo
nghiệm dao động 13,0 - 13,2 g ở vụ xuân hè và
vụ thu đông đạt 13,5g. Giống đối chứng Lai 20
trong vụ xuân hè có khối lượng quả trung bình
dao động 11,3 - 11,5g nhỏ hơn nhiều so với vụ
thu đông là 12,7 g.
* Năng suất cá thể
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
535
Bảng 4. Năng suất cá thể của giống ớt lai GL1-10 qua các vụ khảo nghiệm tại Gia Lâm
Thời vụ
Giống NSCT (g/cây)
NSCT thương
phẩm (g/cây)
Tỉ lệ thương phẩm
(%)
Vụ xuân hè 2014
GL1-10 912,5 863,5 94,6
Lai 20 (ĐC) 649,1 497,5 76,6
CV (%) 5,1 6,2
LSD.05 43,7 52,5 LSD 0,05
Vụ xuân hè 2015
GL1-10 920,9 875,5 95,1
Lai 20 (ĐC) 709,0 547,0 77,2
CV (%) 5,1 6,3
LSD.05 54,8 63,1
Vụ thu đông 2014
GL1-10 992,6 967,8 97,5
Lai 20 (ĐC) 879,0 854,7 97,2
CV (%) 4,5 4,7
LSD.05 54,7 56,8
* Năng suất cá thể thương phẩm
Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen
kẽ bất thường cùng với nhiệt độ tăng cao giai
đoạn thu hoạch quả giống ớt lai GL1-10 vẫn
cho năng suất thương phẩm cao nhất ở tất cả
các vụ khảo nghiệm, vụ xuân hè dao động
863,5 - 875,5g tỉ lệ thương phẩm đạt 94,6 -
95,1%, vụ thu đông chỉ tiêu này cao hơn vụ
xuân hè đạt 967,8 g tương ứng với tỉ lệ thương
phẩm là 97,5%.
* Năng suất thực thu:
Vụ xuân hè: Qua 2 vụ xuân hè khảo
nghiệm năng suất thực thu cao nhất là giống ớt
lai GL1-10 dao động 271,3 – 277,3 tạ/ha cao
hơn khác biệt có ý nghĩa so với giống đối
chứng Lai 20 chỉ đạt 151,2 – 154,7 tạ/ha
Vụ thu đông: giống ớt lai GL1-10 vẫn là
giống đạt năng suất cao nhất (301,4 tạ/ha) cao
hơn đối chứng Lai 20 (268,6 tạ/ha).
Bảng 5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ớt lai GL1-10
qua các vụ khảo nghiệm cơ bản tại Gia Lâm, Hà Nội
TT THL
Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha)
XH
2014
XH
2015
TĐ
2014
XH
2014
XH
2015
TĐ
2014
1 GL1-10 325,8 328,8 354,4 271,3 277,3 301,4
2 Lai 20 (ĐC) 231,7 253,1 297,2 151,2 154,7 268,3
CV (%) 5.1 5,1 4,5 6,7 7,3 7,4
LSD.05 13.9 26,7 19,5 24,2 28,6 18,9
3.4.4. Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp
lai ớt cay triển vọng vụ xuân hè và thu đông
Kết quả về đặc điểm hình thái quả cho
thấy: giống ớt lai GL1-10 có đặc điểm quả dài
15,0-15,3cm, giống đối chứng chỉ tiêu này là
12,5-13,0 cm, chiều rộng quả đạt tương đương
đối chứng dao động 1,7-1,8 cm, đặc biệt giống
ớt lai GL1-10 có độ dày thịt quả dao động 2,7-
2,9 mm, rất dày so giống đối chứng. Ngoài ra
một số đặc điểm hình thức quả đáp ứng được
thị hiếu tiêu dùng: quả thẳng, thuôn dài, bóng,
quả chín màu đỏ đậm, độ cay vừa phải, sử
dụng đa dạng cho chế biến: sấy khô, chế biến
muối xanh, muối mặn.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
535
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
536
Bảng 6. Đặc điểm hình thái quả của giống ớt lai GL1-10 vụ xuân hè và thu đông 2014
TT
THL
Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm)
Chiều dài cuống
quả (cm)
Dộ dày thịt quả
(mm)
XH TĐ XH TĐ XH TĐ XH TĐ
1 GL1-10 15,3 15,0 1,8 1,7 3,4 4,6 2,9 2,7
2 Lai 20 (ĐC) 13,0 12,5 1,9 1,7 4,7 4,8 1,8 2,0
CV (%) 2,8 3,4 5,4 3,2 5,0 2,6 6,4 4,4
LSD.05 0,7 0,9 0,2 0,1 0,4 0,2 0,2 0,2
Kết quả phân tích chất lượng quả triển ỏ
bảng 7 cho thấy ở cả 2 chỉ tiêu quan trọng là
chất khô (17,5%) và hàm lượng Vitamin C
(126mg) của giống ớt lai GL1-10 đều cao hơn
giống đối chứng Lai 20, với tỉ lệ 5,7 kg quả
tươi cho 1 kg quả khô hoàn toàn đáp ứng được
yêu cầu cho nguyên liệu chế biến.
Bảng 7. Chất lượng quả của giống ớt lai GL1-10
STT THL Vitamin C (mg/100g) Chất khô (%) Tỷ lệ tươi/ khô
1 GL1-10 126,1 17,5 5,7:1
2 Lai 20 (ĐC) 102,4 15,5 6,5:1
Từ kết quả khảo nghiệm cơ bản qua 3 vụ
(xuân hè 2014, xuân hè 2015 và thu đông
2014) cho thấy giống ớt lai GL1-10 vượt trội
so với giống đối chứng Lai 20 về năng suất,
phẩm chất quả và tính chống chịu bệnh đồng
ruộng. Để đánh giá tính ổn định của giống
chúng tôi tiến hành khảo nghiệm sản xuất
giống ớt lai GL1-10 tại một số vùng sinh thái
khác nhau
3.5. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống ớt
lai GL1-10
Mô hình trình diễn giống ớt lai GL1-10
được triển khai tại 4 điểm đại diện cho 3 vùng
sinh thái của các tỉnh phía Bắc (Hải Phòng,
Bắc Giang, Hòa Bình và Lạng Sơn). Tại các
điểm khảo nghiệm giống GL1-10 đã đem lại
hiệu quả kinh tế cao, lãi thuần thu được cao
hơn giống đối chứng lai 20 từ 35-55 triệu
đồng/ha. Giống được doanh nghiệp và người
sản xuất chấp nhận, có thể thay thế giống đang
trồng tại địa phương.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
- Khảo nghiệm cơ bản giống ớt lai GL1-
1 cho thấy giống có nhiều ưu điểm so với
giống đối chứng: sinh trưởng, phát triển khỏe,
thời gian sinh trưởng 155-160 ngày, cho thu
hoạch quả sớm và tập trung, năng suất cao đạt
27-30 tấn/ha, dạng quả chỉ địa. Giống có chất
lượng quả tốt: thịt quả dày, hàm lượng chất khô
cao 17,5%, mẫu mã quả đẹp, quả cay nhẹ, hình
thức sử dụng đa dạng: xuất khẩu quả tươi, chế
biến sấy khô, chế biến muối xanh, muối mặn,
đặc biệt chống chịu được bệnh thối quả sinh lý.
- Khảo nghiệm sản xuất giống ớt lai
GL1-10 tại các vùng nguyên liệu có điều kiện
sinh thái khác nhau giống thể hiện tính thích
nghi cao và ổn định tại các địa điểm khảo
nghiệm và được sản xuất chấp nhận và có khả
năng mở rộng diện tích trong những năm tới.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục mở rộng diện tích giống ớt lai
GL1-10 ra ngoài sản xuất trong những năm tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AVRDC, Guide, “Suggested cultural
practices for chilli Pepper”, Shanhua,
Tainan, AVRDC.
2. Dhankhar, B.S. and Mishra, J.P. 2001. Chili.
Textbook of Vegetable, Tubber Crop and
Spises. Indian Council of Agricultural
Research (New Delhi).
3. Jundae Lee, Won Phil Lee, Byoung- Cheorl
Kang, and Jae Bok Yoon, 2012. Inheritance
of Resistance to Phytophthora Root Rot in
Chili Pepper Depending on Inoculum
Density and Parental Genotypes, Kor. J.
Breed.Sci, 44(4): 503-509(2012,12)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
537
4. Trần Đình Long và cộng sự, 1997. Chọn
giống cây trồng (Giáo trình cao học). NXB
Nông nghiệp.
5. Trần Khắc Thi, Đặng Hiệp Hòa, Hà Viết
Cường, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn
Thị Hiền, Tô Thị Thu Hà, 2015. “Khảo sát
đánh giá tính kháng bệnh và một số đặc
điểm nông sinh học của các dòng giống ớt
cay kháng bệnh héo rũ Phytophthora
capsici”. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.
ABSTRACT
Results of breeding hybrid chili pepper gl1-10 variety
Tran Khac Thi, Dang Hiep Hoa, Nguyen Thi Lien Huong,
Nguyen Thi Hien, Duong Kim Thoa, To Thi Thu Ha
This paper presents the results of breeding hot pepper varieties in the period of 2011-2015 at
the Fruit and Vegetable Research Institute that aims at gradually replace local OP and imported
varieties. The study utilized introduced materials cross bred with pure line to produce F1 hybrid
combinations. Result showed that the hybrid of (P11 x P2) with 155-165 days frowth duration was
considered promissing in terms of vigorous growth and development, high yield (27-30tons/ha), early
and concentratedly harvest, attractive apperance, thick pulp, good resistance to blossom-end disease.
The GL1-10 variety resulted from this hybrid combination was recognized as a trial variety by Ministry
of Agriculture and Rural Development in 2016.
Keywords: Chili pepper, Hybrid peper variety GL1-10, breeding, disease resistance.
Người phản biện: PGS. TS. Đặng Văn Đông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_87_8109_2130174.pdf