Tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp thơm và ngắn ngày N31: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NẾP THƠM
VÀ NGẮN NGÀY N31
Nguyễn Xuân Dũng1, Lê Quốc Thanh1,
Nguyễn Văn Vương2, Nguyễn Thị Sen1, Mai Thị Hương3
1. Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông.
2. Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
TÓM TẮT
Giống lúa nếp N31 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính giữa tổ hợp lai hai giống
nếp DT22 và giống nếp N87-2 (N98). Giống nếp N31 đã được khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm
quốc gia và khảo nghiệm sản xuất năm 2013-2015. Các kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm cho thấy
giống nếp N31 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày từ 130-135 ngày trong vụ Xuân, 110-115 ngày
trong vụ Mùa. Dạng hình cây gọn, thân to khỏe, đứng, đẻ nhánh trung bình, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao,
khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Trong điều kiện đồng ruộng, giống nếp N31 ít nhiễm bệnh đạo ôn
và bạc lá, kháng tốt với rầy nâu, nhiễm nhẹ khô vằn, k...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp thơm và ngắn ngày N31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NẾP THƠM
VÀ NGẮN NGÀY N31
Nguyễn Xuân Dũng1, Lê Quốc Thanh1,
Nguyễn Văn Vương2, Nguyễn Thị Sen1, Mai Thị Hương3
1. Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông.
2. Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
TÓM TẮT
Giống lúa nếp N31 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính giữa tổ hợp lai hai giống
nếp DT22 và giống nếp N87-2 (N98). Giống nếp N31 đã được khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm
quốc gia và khảo nghiệm sản xuất năm 2013-2015. Các kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm cho thấy
giống nếp N31 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày từ 130-135 ngày trong vụ Xuân, 110-115 ngày
trong vụ Mùa. Dạng hình cây gọn, thân to khỏe, đứng, đẻ nhánh trung bình, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao,
khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Trong điều kiện đồng ruộng, giống nếp N31 ít nhiễm bệnh đạo ôn
và bạc lá, kháng tốt với rầy nâu, nhiễm nhẹ khô vằn, khả năng chống đổ tốt hơn giống nếp BM9603.
Giống nếp N31 có bông to, dài (22-25cm), số hạt chắc/bông lớn (175-185 hạt). Năng suất trung bình
đạt 50- 55 tạ/ha trong vụ Mùa và 60-65 tạ/ha vụ Xuân, nếu thâm canh tốt có thể đạt 70 tạ/ha, năng
suất của giống lúa nếp N31 vượt so giống nếp BM9603 từ 15% trở lên, cao hơn so với nếp N97 từ
10-11%. Giống nếp N31 có tỷ lệ gạo xát cao đạt 60,1%, hàm lượng amyloza 5,23%, chất lượng gạo
tốt, xôi dẻo, ngon và thơm.
Với ưu điểm của giống nếp N31 là có năng suất, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn
ngày vì vậy phù hợp cho sản xuất lúa hàng hoá tại các tỉnh phía Bắc trên chân đất gieo cấy 2 vụ lúa
(Xuân muộn + Mùa sớm) + vụ Đông ở ĐBSH, và vụ Đông Xuân + Hè Thu ở các tỉnh Bắc Trung bộ.
Từ khóa: lúa nếp, N31, ngắn ngày, thơm, sản xuất hàng hóa.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lúa nếp được coi là giống lúa đặc sản
được trồng từ lâu đời và được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau trong đời sống dân
sinh ở nước ta cũng như trên thế giới. Xã hội
ngày càng phát triển, đời sống vật chất được
đảm bảo, đời sống tinh thần được nâng cao, khi
đó ngoài nhu cầu giải trí, du lịch... nhu cầu giải
trí tâm linh như tham quan, vãng cảnh đền
chùa, lễ hội diễn ra ngày càng nhiều và nhu cầu
về gạo nếp và các sản phẩm làm từ gạo nếp
ngày càng trở nên đa dạng và phong phú.
Trong những năm gần đây, diện tích
lúa nếp ngày càng được mở rộng, sản lượng lúa
nếp cũng tăng đáng kể. Thực trạng cho thấy
các nghiên cứu về chọn tạo giống lúa nếp ở các
nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói
riêng trong những năm qua chưa được quan
tâm đúng mức, sự đa dạng bộ giống lúa nếp
trong sản xuất cũng còn hạn chế. Hiện nay,
trong sản xuất phần lớn diện tích lúa nếp đang
được gieo trồng như các giống IRi352, N97,
N98, ĐT52, cho năng suất cao nhưng không
thơm. Một số giống lúa nếp thơm, chất lượng
tốt như BM9603, DT22, TK90, nếp Cái hoa
vàng, cho năng suất còn thấp, chống đổ kém
nên còn hạn chế việc mở rộng diện tích lúa nếp
trong sản xuất (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2007). Do
vậy, công tác chọn tạo giống nếp ngắn ngày,
năng suất cao, thích ứng rộng, xôi dẻo, thơm là
yêu cầu của sản xuất hiện nay.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống nếp thơm N31 được chọn từ tổ
hợp lai hữu tính giữa giống nếp DT22 và giống
nếp N87-2 (N98) từ vụ Mùa năm 2006.
Giống mẹ là giống nếp DT22: Là giống
nếp có năng suất khá, chất lượng tốt, xôi mềm,
dẻo và thơm.
Giống bố là giống nếp N87-2 (N98): Là
giống lúa nếp có TGST ngắn, năng suất cao,
chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt bệnh bạc lá,
đạo ôn.
Giống đối chứng trong thí nghiệm: Các
giống lúa nếp N97, BM9603, TK90 và Lang Liêu.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2
2.2. Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp lai tạo: Lai hữu tính
b, Phương pháp chọn lọc: Giống nếp thơm N31
được chọn lọc theo phương pháp phả hệ.
c, Phương pháp đánh giá:
- Các chỉ tiêu đặc tính nông sinh học
được đánh giá theo phương pháp đánh giá của
IRRI (SES, INGER, 2002).
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu
bệnh: lây nhiễm nhân tạo, kết hợp với đánh giá
trên đồng ruộng.
- Đánh giá chất lượng theo TCVN
8373:2010
- Đánh giá, khảo nghiệm do 2 cơ quan
thực hiện là Trung tâm khảo kiểm nghiệm
giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia và Trung
tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông
thực hiện, áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử
dụng giống lúa (QCVN 01-55 :
2011/BNNPTNT).
d. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng: Theo
phương pháp của Viện lúa quốc tế (IRRI) và
phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của Phạm
Chí Thành, số liệu thí nghiệm được xử lý số
liệu bằng chương trình IRRISTAT 5.0 và
EXCEL .
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO
NGHIỆM GIỐNG LÚA NẾP THƠM N31
3.1. Nguồn gốc và sơ đồ chọn tạo giống N31
Giống nếp thơm N31 được chọn từ tổ
hợp lai hữu tính giữa giống nếp DT22 và giống
nếp N87-2 (N98) từ vụ Mùa năm 2006.
Vụ mùa năm 2006
thực hiện phép lai:
Vụ Xuân 2007 đánh giá F1
Vụ Mùa 2007 gieo cấy, chọn F2:
Vụ Xuân, Mùa 2008 gieo cấy,
đánh giá, chọn thế hệ F3, F4
Vụ Xuân, Mùa 2009 gieo cấy,
đánh giá, chọn thế hệ F5, F6
Vụ Xuân 2010: Chọn được dòng
thuần số 31 có đặc tính tốt như:
thời gian sinh trưởng ngắn,
năng suất khá, có mùi thơm
và đặt tên là: N31
Vụ Mùa 2010- 2012: được lọc thuần
và đưa vào các thí nghiệm cơ bản
Vụ Xuân 2013- 2015: tiếp tục các thí nghiệm
cơ bản, gửi khảo nghiệm VCU Quốc gia và
Khảo nghiệm sản xuất tại các địa phương.
3.2. Một số đặc điểm nông sinh học của
giống lúa nếp N31
Kết quả đánh giá một số đặc điểm nông
sinh học của giống lúa nếp N31 cho thấy giống
lúa nếp N31 có sức sinh trưởng tốt ở giai đoạn
mạ điểm 1-3. Khả năng chịu rét tốt. Thời gian
sinh trưởng ngắn ngày hơn so với các giống bố
mẹ: Vụ Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 110-115
ngày. Chiều cao cây dao động 123-128 cm.
Dạng cây gọn đẹp; lá đòng to (1,9 cm), đứng,
cứng, xanh. Khả năng chịu rét tốt (điểm 1)(theo
kết quả đánh giá trên đồng ruộng), thời gian trỗ
thoát tập trung (4-5 ngày), thời gian hạt vào
chắc khá nhanh: 25-28 ngày. Tỷ lệ hạt chắc
cao: 80-90%
F1
F3 – F4
18 23 3112 35
Thí nghiệm so sánh
N31
DT22 N87‐2
F2
F5 – F6
Khảo nghiệm tác
giả
Khảo nghiệm VCU
Quốc gia
30
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
3
Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học của giống lúa nếp N31
TT Đặc điểm Nếp N31 Nếp DT22 Nếp N87-2 (N98)
1 TGST (ngày)
Vụ Xuân 130- 135 140-145 135-140
Vụ Mùa 110- 115 115-120 113-118
2 Chiều cao cây (cm) 123- 128 110-115 105-110
3 Dài bông (cm) 23,6 21,4 24,3
4 Dài cổ bông (cm) 5,2 6,4 5,0
5 Dài lá đòng (cm) Rộng lá đòng (cm)
33,1
1,9
31,2
1,5
38,5
1,7
6 Số bông/khóm 4,2 5,0 5,5
7 Hạt chắc/bông 175-185 120-125 180-190
8 Khối lượng 1000 hạt (g) 21,5- 22,5 24,0 - 25,0 23,5 - 24,0
9 Tỷ lệ D/R 1,63 1,65 2,01
10 Màu mỏ hạt Vàng Nâu nhạt Vàng
11 Màu vỏ hạt Vàng có sống nâu Vàng có sống nâu đậm Vàng rơm
12 Màu sắc lá đòng Xanh Xanh nhạt Xanh
13 Chịu rét (điểm) 1 3 1
14 Độ cứng cây (điểm) 1 3 1
15 Độ tàn lá (điểm) 5 5 5
16 Mùi thơm gạo lật Thơm Thơm Không thơm
17 Năng suất thực thu (tạ/ha) 55-65 45-50 60-70
Nguồn: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, năm 2014
Giống
lúa nếp N31 có
thời gian sinh
trưởng ngắn
ngày hơn so
với giống mẹ
DT22 (5-
10ngày), giống bố N87-2 (3-5 ngày). Giống nếp
N31 có chiều dài bông 23,6 cm, hạt xếp sít,
dạng hạt bầu, vỏ hạt vàng có sống nâu. Số
bông/khóm trung bình đạt 4,2 bông/ khóm; số
hạt chắc trên bông cao (175-185 hạt chắc/bông);
khối lượng 1000 hạt (21,5- 22,5 g). Từ bảng
tổng hợp trên có thể thấy: Nếp N31 là giống có
các đặc điểm nông sinh học tốt, phù hợp với
mục tiêu chọn tạo giống trong giai đoạn hiện
nay, các đặc tính trên giúp cho giống có khả
năng thích ứng rộng với điều kiện canh tác của
các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và
ĐBSH. Giống nếp N31 có tiềm năng năng suất
khá, gạo có mùi thơm, chống chịu tốt với điều
kiện ngoại cảnh bất lợi hiện nay.
3.3. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại
chính của giống nếp N31
Kết quả đánh giá khả năng chống chịu
sâu bệnh và điều kiện bất thuận của giống lúa
nếp N31 trong điều kiện đồng ruộng tại Thanh
Trì- Hà Nội thể hiện trong các bảng 1, 2 cho
thấy: Giống lúa nếp N31 có khả năng chịu rét,
chống đổ và chống chịu một số loại sâu bệnh
hại tốt hơn giống lúa nếp đối chứng BM9603,
cụ thể: Giống lúa nếp N31 nhiễm nhẹ các bệnh
đạo ôn, bạc lá, khô vằn (điểm 1-3) và đặc biệt
là không bị nhiễm rầy nâu hoặc có cũng nhiễm
ở mức rất nhẹ (điểm 0-1).
Nếp
thơm
N31
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
4
Bảng 2. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của giống lúa nếp N31
Đơn vị tính: Điểm
TT Các loại sâu bệnh hại
Vụ Xuân 2014 Vụ Mùa 2014 Vụ Xuân 2015
Nếp N31 Nếp BM9603(đ/c) Nếp N31
Nếp BM9603
(đ/c) Nếp N31
Nếp BM9603
(đ/c)
1 Đạo ôn 1-3 3-5 1 1-3 0-1 3
2 Khô vằn 1-3 1-3 1 3 1-3 3
3 Bạc lá 1 1-3 1-3 1-3 0-1 1-3
4 Rầy nâu 0-1 1-3 1 3-5 0-1 1-3
Nguồn: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, 2014-2015.
Ngoài ra, kết hợp với Viện Di truyền
Nông nghiệp gửi mẫu đánh giá, chạy PCR
kiểm tra gen kháng bệnh bạc lá và bệnh đạo ôn
trong vụ Mùa 2014 trên giống nếp N31 cho kết
quả: Giống nếp N31 (mã số 8) có chứa cả 2
gen kháng bệnh bạc lá là Xa-4 (Hình 1) và gen
kháng bệnh đạo ôn là Piz-5 (Hình 2); đối
chứng BM9603 (mã số 20) chỉ mang một gen
kháng bệnh bạc lá Xa-7.
Hình 1: Ảnh điện di sản phẩm PCR với cặp mồi MP1-MP2 kiểm tra gen kháng bạc lá Xa4 (Mẫu
số 8 là mẫu ADN của các giống lúa N31, mẫu số 20 là mẫu ADN của giống lúa BM9603, mẫu đối
chứng IRRBB04 dương Xa4 có nguồn gốc từ IRRI (Nguồn: Bộ môn Kỹ thuật di truyền-Viện Di
truyền Nông nghiệp, 2014)).
Hình 2: Ảnh điện di sản phẩm PCR cặp mồi AP5659 kiểm tra gen kháng đạo ôn Piz-5 (Mẫu số 8
là mẫu ADN của các giống lúa N31, mẫu số 20 là mẫu ADN của giống lúa BM9603. Mẫu đối
chứng IRBLZ5-CA dương Piz-5 có nguồn gốc từ Nhật Bản (Nguồn: Bộ môn Kỹ thuật di truyền-
Viện Di truyền Nông nghiệp, 2014)).
* Tóm lại: Giống lúa nếp N31 có khả
năng chống chịu khá tốt với các loại sâu bệnh
hại: ít bị nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy
nâu...; Trong điều kiện đồng ruộng giống có
khả năng chống chịu tốt với các điều kiện
ngoại cảnh: chịu rét, chống đổ
3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa nếp N31 trong khảo
nghiệm tác giả
Tiến hành thực hiện thí nghiệm so sánh
qua 3 vụ (năm 2014, xuân 2015) tại khu thí
nghiệm của Trung tâm Chuyển giao công nghệ
và khuyến nông cho thấy giống lúa nếp N31 có
nhiều đặc điểm nổi bật, vượt trội về các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất so với các
giống cùng nhóm. Kết quả thu được như sau:
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
5
Bảng 3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp N31 vụ Xuân 2014 tại
Thanh Trì - Hà Nội.
Tên giống Số bông /khóm
Số hạt chắc/
bông
Tỷ lệ hạt
lép (%)
P1.000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NS so với đối
chứng (%)
Nếp N31 4,5 186,7 14,2 22,2 83,9 65,4 116,4
BM9603 (Đ/c) 5,0 115,1 18,5 28,3 73,3 56,2 100,0
CV (%)
LSD0,05
5,2 4,6
Nguồn: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, 2014.
Qua kết quả thí nghiệm so sánh 2 vụ
năm 2014 nhận thấy, giống lúa nếp N31cho các
yếu tố cấu thành năng suất tương đối ổn định ở
cả 2 vụ và cho năng suất thực thu vượt so với
giống đối chứng nếp BM9603 16,4 % ở vụ
xuân và 16,6 % trong vụ mùa. Như vậy, không
chỉ thể hiện các đặc điểm sinh trưởng, phát triển
tốt vượt hơn so với giống đối chứng nếp
BM9603 mà các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống này cũng vượt cao hơn.
Đặc biệt nếp N31 có thời gian sinh trưởng ngắn,
cứng cây, chống đổ khá tốt, gạo có mùi thơm.
Vụ Xuân năm 2015, Trung tâm
Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông tiếp
tục tiến hành thí nghiệm so sánh. Kết quả thí
nghiệm cho thấy giống lúa nếp N31 có khả
năng chịu rét tốt, ít nhiễm bệnh đạo ôn và khô
vằn. Giống có số hạt/bông lớn, năng suất trung
bình đạt 66,7 tạ/ha cao hơn so với đối chứng
nếp BM9603 (58,4 tạ/ha), vượt 14,2% so với
đối chứng.
Bảng 4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp N31 vụ Mùa 2014 tại
Thanh Trì - Hà Nội
Tên giống Số bông /khóm
Số hạt chắc/
bông
Tỷ lệ hạt
lép (%)
P1.000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NS so với đối
chứng (%)
Nếp N31 4,2 179,6 17,4 21,8 73,7 58,3 116,6
BM9603 (Đ/c) 4,6 113,2 19,6 28,0 65,5 50,0 100,0
CV (%)
LSD0,05
5,8 4,9
Nguồn: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, 2014.
Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp N31 vụ Xuân 2015 tại
Thanh Trì - Hà Nội
Tên giống Số bông /khóm
Số hạt chắc/
Bông
Tỷ lệ hạt
lép (%)
P1.000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
NS so với đối
chứng (%)
Nếp N31 4,5 182,0 13,3 22,1 81,4 68,7 117,6
BM9603 (Đ/c) 5,1 114,2 16,9 28,3 74,2 58,4 100,0
CV (%)
LSD0,05
6,4 5,1
Nguồn: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, 2015.
Qua 3 vụ thí nghiệm cho thấy: Giống
lúa nếp N31 là giống có thời gian sinh trưởng
ngắn, chiều cao cây trung bình, khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, thân lá đứng, cứng gọn,
chống đổ tốt, có khả năng chịu rét và chống
chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và
một số loại sâu bệnh hại. Giống lúa nếp N31
còn có tiềm năng năng suất khá, vượt trên 15%
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
6
về năng suất so với giống nếp đối chứng
BM9603.
3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của giống lúa nếp N31 trong khảo
nghiệm VCU quốc gia
Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lúa nếp N31 được trình
bày ở bảng 6. Số liệu trung bình qua các vụ
khảo nghiệm cho thấy giống lúa nếp N31 có
các yếu tố cấu thành năng suât khá cao: Trong
vụ Xuân, tại các điểm khảo nghiệm số hạt/bông
trung bình của giống đạt 173,8- 199 hạt cao
hơn khoảng 1,5 lần so với các đối chứng TK90
và Lang Liêu; số bông/khóm: 4,5-4,8 bông, tỷ
lệ hạt lép: 14,8-21,5%, khối lượng 1000 hạt
21,4- 22,3g. Trong vụ Mùa 2013 giống lúa nếp
N31 có số hạt/bông là 162 hạt cao hơn so với
đối chứng N97 và TK90; số bông/khóm là 3,8
bông; tỷ lệ hạt lép: 21,3. Giống lúa nếp N31 có
tỷ lệ lép tương đối cao so với các đối chứng,
nguyên nhân một phần là do giống có số
hạt/bông cao do vậy cần có chế độ canh tác đặc
thù riêng như bón tăng lượng phân kali hơn so
với các giống lúa khác. Tuy nhiên tỷ lệ hạt
chắc/ bông của giống lúa nếp N31 vẫn đạt tỷ
cao hơn hẳn so với đối chứng.
Bảng 6. Yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp N31 trong các vụ khảo nghiệm VCU quốc
gia
Vụ Tên giống Số bông/khóm Số hạt/bông Tỷ lệ lép (%) KL 1.000 hạt (g)
Xuân
2013
Nếp N31 4,8 173,8 14,8 21,9
Nếp N97 (đ/c) 5,0 138,1 12,8 25,1
TK90 (đ/c) 4,9 123,2 14,0 30,4
Mùa
2013
Nếp N31 3,8 162,0 21,3 22,3
Nếp N97 (đ/c) 5,1 131,0 16,3 24,8
TK90 (đ/c) 4,8 111,0 22,6 30,3
Xuân
2015
Nếp N31 4,5 199,0 21,5 21,4
Nếp N97 (đ/c) 4,8 146,0 10,9 24,5
Lang Liêu(đ/c) 4,8 122,0 14,3 27,1
Nguồn: Trung tâm KKN giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, 2013-2015
Bảng 7. Năng suất thực thu của giống lúa nếp N31 trong khảo nghiệm VCU quốc gia ở vụ Xuân
năm 2013 (tạ/ha).
Tên giống
Điểm khảo nghiệm Bình
quânHưng
Yên
Hải
Dương
Thái
Bình
Thanh
Hóa
Bắc
Giang Hà Tĩnh Nghệ An
Hòa
Bình
Nếp N31 53,21 63,10 48,07 44,97 59,33 58,50 51,77 50,00 53,62
Nếp N97 (đ/c) 51,4 67,78 52,83 47,47 56,67 57,60 56,87 59,67 56,29
TK90 (đ/c) 45,19 59,71 45,50 40,77 46,33 58,00 56,10 44,00 49,45
CV (%) 5,5 7,1 5,6 6,2 5,2 7,1 7,4 7,2
LSD (0,05) 4,54 7,30 4,76 4,49 5,53 6,94 6,71 6,17
Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, 2013.
Vụ Xuân năm 2013, giống lúa nếp N31
được khảo nghiệm tại 8 điểm trong mạng lưới
khảo nghiệm quốc gia (Hưng Yên, Hải Dương,
Thái Bình, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa
Bình); năng suất trung bình đạt 53,62 tạ/ha
vượt so với đối chứng TK90 là 8,4%, thấp hơn
so với đối chứng nếp N97 là 4,9%; năng suất
cao nhất đạt 63,1 tạ/ha tại Hải Dương. Kết quả
trình bày ở bảng 7.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
7
Vụ Mùa năm 2013, giống lúa nếp N31
tiếp tục được khảo nghiệm tại 8 điểm trong hệ
thống mạng lưới khảo nghiệm đại diện cho các
vùng sinh thái của các tỉnh phía Bắc. Kết quả
quả đánh giá tại bảng 8 cho thấy năng suất trung
bình của giống đạt 42,23 tạ/ha tương đương so
với đối chứng TK90, thấp hơn so với đối chứng
nếp N97; năng suất cao nhất của giống lúa N31
là 52,58 tạ/ha tại điểm Hưng Yên.
Bảng 8. Năng suất thực thu của giống lúa nếp N31 trong khảo nghiệm CVU quốc gia ở vụ Mùa
năm 2013 (tạ/ha)
Tên giống
Điểm khảo nghiệm Bình
quânHưng
Yên
Hải
Dương
Thái
Bình
Thanh
Hóa
Bắc
Giang Hà Tĩnh Yên Bái
Hòa
Bình
Nếp N31 52,58 48,93 35,05 41,77 35,00 42,50 41,03 41,00 42,23
Nếp N97 (đ/c) 55,54 51,00 48,82 43,80 47,33 47,63 57,77 46,50 49,80
TK90 (đ/c) 49,94 41,93 40,41 33,97 38,00 45,20 46,20 46,00 42,71
CV (%) 6,4 5,9 7,9 8,6 6,2 6,1 6,4 6,9
LSD (0,05) 5,81 4,66 5,64 6,50 4,36 4,76 5,31 5,41
Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, 2013
Kết quả khảo nghiệm ở vụ Xuân 2015
cho thấy giống lúa nếp N31 có năng suất trung
bình tại các điểm khảo nghiệm đạt 53,16 tạ/ha;
cao hơn so với đối chứng Lang Liêu là 8,0%,
thấp hơn so với đối chứng nếp N97 là 4,0%;
năng suất cao nhất của giống lúa nếp N31 đạt
65,88 tại điểm Hải Dương (Bảng 9).
Bảng 9. Năng suất thực thu của giống lúa nếp N31 trong khảo nghiệm VCU Quốc gia ở vụ Xuân
năm 2015 (tạ/ha)
Tên giống
Điểm khảo nghiệm Bình
quân Hưng
Yên
Hải
Dương
Thái
Bình
Thanh
Hóa
Bắc
Giang Hà Tĩnh Nghệ An Yên Bái
Nếp N31 50,68 65,88 42,82 44,60 53,04 - 59,10 56,00 53,16
Nếp N97 (đ/c) 67,76 63,91 46,15 50,67 50,82 42,83 63,00 57,40 55,32
Lang Liêu
(đ/c) 54,18 53,81 45,43 38,07 47,37 38,10 62,00 54,67 49,20
CV (%) 6,7 4,6 6,0 6,6 4,5 4,9 5,2 5,7
LSD (0,05) 7,29 4,94 5,11 6,28 4,70 4,07 5,92 4,33
Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, 2015
3.6. Chất lượng gạo của giống lúa nếp N31
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất
lượng gạo của giống lúa nếp N31 qua mẫu vụ
xuân 2013 gửi thử nghiệm tại Trung tâm Khảo
kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc
gia của nhóm tác giả thể hiện ở bảng 10 cho
thấy: Giống lúa nếp N31 có tỷ lệ trắng trong,
độ bạc bụng tương đương so với giống bố mẹ
và đối chứng nếp N97, TK90; Hàm lượng
amyloze (% CK) thể hiện độ dẻo của cơm,
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
8
giống lúa nếp N31 có hàm lượng amyloze đạt
5,23 cao hơn so với giống bố mẹ và đối chứng
N97 và thấp hơn so với TK90; Hình dạng hạt
gạo bầu, chiều dài hạt gạo 4,75 cm, tỷ lệ D/R
đạt: 1,66; nhiệt độ hóa hồ cao; độ bền gel được
đánh giá là mềm.
Bảng 10. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của giống lúa nếp N31
Tên giống Tỷ lệ trắng trong (%)
Độ bạc
bụng
Hàm lượng
Amyloza
(% CK)
Dài hạt
gạo
(mm)
Tỷ lệ
D/R
Độ bền
gel
Nhiệt độ
hóa hồ
Hương
thơm
gạo lật
Nếp N31 Dạng đục Nếp 5,23 4,75 1,66 Mềm Cao Thơm
DT22 (giống mẹ) Dạng đục Nếp 2,56 4,96 1,67 Mềm Trung bình Thơm
N87-2 (giống bố) Dạng đục Nếp 3,19 5,29 2,00 Mềm Trung bình
Không
thơm
Nếp N97 (đ/c) Dạng đục Nếp 3,97 5,54 1,94 Mềm Trung bình
Không
thơm
TK90 (đ/c) Dạng đục Nếp 5,56 5,68 1,93 Mềm Trung bình Thơm
Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng QG, 2013
Kết hợp với kết quả đánh giá về chất
lượng gạo của giống lúa nếp N31 tại Trung tâm
khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
Quốc gia trong vụ Xuân 2015 tại bảng 11 cho
thấy giống nếp N31 cho tỷ lệ gạo lật gần tương
so với Nếp N97 và Lang Liêu. Tuy nhiên, tỷ lệ
gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên/gạo xát lại cao hơn
hẳn so với đối chứng như: tỷ lệ gạo xát của nếp
N31 đạt 60,08 % trong khi đó nếp N97 đạt
58,51% và Lang Liêu chỉ đạt 53,71%; tỷ lệ gạo
nguyên/ gạo xát của nếp N31 đạt 50,20 % cũng
cao vượt hơn so với đối chứng (nếp N97 đạt
48,85%, Lang Liêu đạt 27,32%).
Bảng 11. Chỉ tiêu chất lượng gạo của giống lúa nếp N31
Tên giống Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên/gạo xát (%)
Nếp N31 79,55 60,08 50,20
Nếp N97 (đ/c) 79,74 58,51 48,85
Lang Liêu (đ/c) 80,09 53,71 27,32
Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng QG, xuân 2015
Từ kết quả tại bảng 10 và 11 có thể
thấy giống nếp N31 hoàn toàn có khả năng đáp
ứng nhu cầu thị trường về gạo nếp chất lượng
hiện nay. Giống lúa nếp N31 không chỉ cho tỷ
lệ gạo xát, gạo nguyên/gạo xát cao mà còn là
giống nếp có mùi thơm trên gạo. Đây là những
yêu tố quan trọng cho thấy nếp N31 có đủ tiêu
chuẩn để cạnh tranh trên thị trường.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
4.1. Kết luận:
- Giống lúa nếp N31 là giống lúa nếp
mới ngắn ngày, chất lượng và có nguồn gốc rõ
ràng.
- Giống nếp N31 có thời gian sinh
trưởng 130-135 ngày trong vụ Xuân, 110-115
ngày trong vụ Mùa; Dạng hình cây gọn, thân to
khỏe, đứng, đẻ nhánh trung bình, tỷ lệ nhánh
hữu hiệu cao; Bộ lá to, xanh, khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, độ thuần cao. Trong điều
kiện đồng ruộng, giống nếp N31 ít nhiễm bệnh
đạo ôn và bạc lá, kháng tốt với rầy nâu, nhiễm
nhẹ khô vằn; Cứng cây và chống đổ tốt hơn
nếp BM9603.
- Giống nếp N31 có bông to, dài (22-
25cm), số hạt chắc/bông lớn (175-185 hạt).
Năng suất trung bình đạt 50- 55 tạ/ha trong vụ
Mùa và 60-65 tạ/ha vụ Xuân, nếu thâm canh
tốt có thể đạt 70 tạ/ha, năng suất của giống lúa
nếp N31 vượt so giống nếp BM9603 từ 15%
trở lên, cao hơn so với nếp N97 từ 10-11%.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
9
- Giống nếp N31 có tỷ lệ gạo xát cao
đạt 60,1%, hàm lượng amyloza 5,23%, chất
lượng gạo tốt, xôi dẻo, ngon và có mùi thơm.
4.2. Đề nghị:
Giống nếp thơm N31 đã được Hội đồng
KHCN Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và
PTNT cho phép sản xuất thử năm 2016 ở các
tỉnh phía Bắc, trong trà Xuân muộn, Mùa sớm
và Hè thu trên các chân ruộng vàng cao, vàng
và vàng hơi thấp. Đề nghị các địa phương ứng
dụng và mở rộng giống nếp N31 trong các cơ
cấu luân canh 2 vụ lúa + 1-2 vụ màu /năm (vụ
Đông) để phục vụ sản xuất lúa hàng hoá ở các
địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn
Xuân Dũng (2007), Nghiên cứu phát triển
một số giống lúa đặc sản cho một số vùng
sinh thái của Việt Nam, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 2
(3)/2007, trang 33-42.
2. Báo cáo đánh giá xác định các gen kháng Bạc
lá, Đạo ôn chính của các giống lúa nếp mới
trong thí nghiệm quan sát thuộc đề tài
“Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp mới
cho các tỉnh phía Bắc” năm 2014, ngày 26
tháng 12 năm 2014 của Bộ môn Kỹ thuật di
truyền, Viện Di truyền Nông nghiệp.
3. Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa
nếp trong vụ Xuân 2013 tại các tỉnh phía
Bắc, số 562/BC-KKNQG-KN ngày 16 tháng
9 năm 2013 của Trung tâm KKN giống, sản
phẩm cây trồng Quốc Gia.
4. Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa
nếp trong vụ Mùa 2013 tại các tỉnh phía
Bắc, số 816/BC-KKNQG-KN ngày 30 tháng
12 năm 2013 của Trung tâm KKN giống,
sản phẩm cây trồng Quốc Gia.
5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa
nếp trong vụ Xuân 2015 tại các tỉnh phía
Bắc, số 621/BC-KKNQG-KN ngày 26 tháng
10 năm 2015 của Trung tâm KKN giống,
sản phẩm cây trồng Quốc Gia.
ABSTRACT
Results of research breeding on aromatic sticky rice and short duration N31
The sticky rice N31 variety is bred using sexual hybrid approach, combining the variety DT22
with N87-2 (N98). N31 was assayed by authors, nationally and in production year 2013-2015. Results
from the research and testing showed that the sticky rice N31 has a short growing period, from 130 to
135 days in spring, and 110-115 days in summer season. The plant is compact, standing; the trunk is
strong and healthy, together with average tillering, a high proportion of effective branches and decent
growth. In field conditions the sticky rice N31 is less infected by blast and sheath blight, highly
resistant to pests and displays greater endurance than the sticky rice variety BM9603. The variety N31
has long, large seed (22-25cm), high number of grains/seed (175-185 grains). The average yield
reached 5,0 to 5,5 tons/ha during the summer season and 6,0-6,5 tons/ha in spring season. It can
reach up to 7,0 tons/ha when well intensified, which is 15% higher than the sticky rice BM9603 and
10-11% higher than the variety N97. The sticky rice N31 has a high ratio of milled rice (60,1%), with
amylose content of 5.23%, high-quality, stricky and delicious rice, together with aromatic flavor.
With the advantages of of high yield, quality and short duration, N31 is suitable for rice
production as goods in the North on 2 rice crops cultivated land (late spring and earlier summer season)
+ Winter crop in Red River Delta, and Winter-Spring + Summer-Autumn in the North Central provinces.
Keywords: sticky rice, N31, shorter duration, aromatic, goods production.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_151_5555_2130469.pdf