Tài liệu Kết quả nghiên cứu, chọn tạo giống dâu cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
729
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG DÂU
CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG
Lê Quang Tú, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Lương và CS
TÓM TẮT
Giống dâu lai F1 trồng hạt lưỡng bội thể GQ2 được tạo thành do lai hữu tính gữa giống dâu Q1
có nguồn gốc từ Quảng Tây -Trung Quốc với giống No2 do Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung
ương chọn lọc cá thể từ giống Quảng Đông -Trung Quốc. Giống dâu GQ2 có ưu thế sinh trưởng
khỏe, cành nhiều, lá to và dày. Năng suất lá bình quân ở 3 vùng sinh thái đạt 36-38 tấn/ha, cao hơn
giống dâu VH13từ15-17%. Khả năng tái sinh khi đốn và cắt cành tốt hơn VH13. Giống dâu GQ2 bị
sâu đục thân hại ít hơn nhưng tỷ lệ bệnh bạc thau cao hơn so với VH13. Giống dâu GQ2 thích hợp
với vùng Đồng bằng sông Hồng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất
dâu tằm tơ thì giống dâu có năng suất chất
lượng thích hợp với điều kiện sinh thái có một
vị trí quan trọng. Nitescu (theo Hà ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu, chọn tạo giống dâu cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
729
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG DÂU
CHO CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG
Lê Quang Tú, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Lương và CS
TÓM TẮT
Giống dâu lai F1 trồng hạt lưỡng bội thể GQ2 được tạo thành do lai hữu tính gữa giống dâu Q1
có nguồn gốc từ Quảng Tây -Trung Quốc với giống No2 do Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung
ương chọn lọc cá thể từ giống Quảng Đông -Trung Quốc. Giống dâu GQ2 có ưu thế sinh trưởng
khỏe, cành nhiều, lá to và dày. Năng suất lá bình quân ở 3 vùng sinh thái đạt 36-38 tấn/ha, cao hơn
giống dâu VH13từ15-17%. Khả năng tái sinh khi đốn và cắt cành tốt hơn VH13. Giống dâu GQ2 bị
sâu đục thân hại ít hơn nhưng tỷ lệ bệnh bạc thau cao hơn so với VH13. Giống dâu GQ2 thích hợp
với vùng Đồng bằng sông Hồng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất
dâu tằm tơ thì giống dâu có năng suất chất
lượng thích hợp với điều kiện sinh thái có một
vị trí quan trọng. Nitescu (theo Hà Văn
Phúc.2003) cho rằng 65% tổng chi phí sản xuất
kén là sử dụng cho công đoạn sản xuất lá dâu.
Vì vậy giống dâu có ảnh hưởng không nhỏ tới
giá thành sản xuất kén. Từ những năm 75 của
thế kỷ trước các nhà khoa học của Việt Nam đã
lai tạo ra một số giống dâu mới nhân rộng về
các tỉnh như số 7, 11, 12, 28... (2). Từ năm
1995 trở lại đây một số giống dâu lai F1 tam
bội thể trồng hạt được tạo ra và đưa vào sản
xuất như VH13, VH15 (2). Ở vùng Tây
Nguyên có các giống dâu lai trồng hom như
VA201, TBL03, TBL05 (). Các giống dâu mới
ứng dụng trong sản xuất đã góp phần tăng sản
lượng kén, nâng cao hiệu quả của sản xuất ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành sản xuất dâu tằm tơ của
nước ta phát triển còn chậm và không ổn định.
Một trong nguyên nhân chủ yếu là do công lao
động sử dụng trong khâu thu hoạch lá dâu và
nuôi tằm nhiều nên giá trị ngày công thấp.
Để giải quyết khó khăn này cần phải
chọn tạo giống dâu mới vừa có năng suất chất
lượng lá cao, vừa có khả năng tái sinh tốt để
thích ứng với các thời vụ đốn, cắt cành. Xuất
phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1
trồng bằng hạt thích hợp cho các tỉnh miền Bắc
và miền Trung".
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu để tạo thành giống
dâu GQ2:
Một số giống dâu địa phương và nhập
nội tham gia để tạo thành 11 tổ hợp lai là: K9,
K10, IA, ĐB1, Q2, No3, Q1, K11, Ngái, ĐB2,
No2.
- Vật liệu nghiên cứu để tạo thành một số
tổ hợp lai để chọn tạo giống dâu cắt cành là IA,
ĐB86, Q1, Q2, No4, K9, Sha2, Hà Bắc, No2,
TL.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu để tạo thành
giống GQ2 từ năm 2009 - 2015 bao gồm:
+ Từ năm 2008 -2011: Lai tạo và chọn
lọc các tổ hợp lai
+ Từ năm 2011-2013: Khảo nghiệm cơ
bản 4 tổ hợp lai chọn lọc
+ Từ năm 2013: Khảo nghiệm sản xuất
giống dâu GQ2
- Thời gian nghiên cứu lai tạo một số tổ
hợp lai mới thích hợp cho cắt cành từ năm
2014 đến nay.
- Địa điểm nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu lai tạo và khảo
nghiệm cơ bản tại Ngọc Thụy- Long Biên – Hà
Nội.
+ Địa điểm khảo nghiệm sản xuất ở
Thiệu Đô (Thanh Hóa), Cẩm Khê (Phú Thọ),
và Mộc Châu (Sơn La).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
730
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thí nghiệm ngoài đồng
ruộng bao gồm:
+ Phương pháp thí nghiệm, chọn lọc các
tổ hợp dâu lai và khảo nghiệm cơ bản thực hiện
theo tiêu chuẩn ngành. Thí nghiệm bố trí theo
phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD) bao gồm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc
lại có 40 cây dâu trồng theo khoảng cách 1,5 ×
0,5 m.
+ Phương pháp khảo nghiệm sản xuất
thực hiện theo QCVN 01-147 2013.
+ Số liệu được tính toán và xử lý theo
chương trình EXCEL và IRRSTAT
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
A. Kết quả chọn tạo giống dâu GQ2
Trên cơ sở 11 tổ hợp dâu lai F1, thông
qua nghiên cứu chọn lọc chúng tôi đã lựa chọn
được 4 tổ hợp lai có triển vọng nhất là VH19,
VH20, GQ1, GQ2 để thực hiện khảo nghiệm
cơ bản.
3.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản
3.1.1. Một số đặc tính nảy mầm
a) Sinh trưởng
Bảng 1: Đặc tính nảy mầm của các giống dâu
Giống dâu
Vụ Xuân Vụ Thu
Thời
gian nảy
mầm
Số mầm
nảy
(mầm)
Tỉ lệ nảy
mầm
(%)
Tỉ lệ mầm
hữu hiệu
(%)
Số mầm
nảy
(mầm)
Tỉ lệ
nảy mầm
(%)
Mầm
hữu hiệu
(mầm)
Tỷ lệ mầm
hữu hiệu
(%)
VH19 13/1 45,55 41,,32 77,32 33,44 17,67 13,7 35,92
VH20 15/1 47,32 39,41 69,74 39,22 24,44 14,01 28,24
GQ1 12/1 46,32 32,17 70,33 32,14 21,25 13,6 31,5
GQ2 12/1 49,76 40,07 71,65 34,76 19,91 16,02 46,08
VH13(đ/c) 19/1 42,66 29,21 81,03 35,3 17,87 14,25 40,36
Sau khi nảy mầm, một số mầm chỉ ra 2 –
3 lá rồi dừng sinh trưởng, những mầm này được
gọi là mầm không phát triển. Một số mầm còn
lại được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên tiếp
tục tăng trưởng về chiều cao mầm và số lá, gọi
là mầm phát triển hay mầm hữu hiệu. Số mầm
nảy và tỉ lệ nảy mầm/cây của các giống ở vụ
Xuân và vụ Thu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới năng suất lá của mỗi giống dâu. Sau khi đốn
phớt cây dâu ở đầu tháng 8, khoảng 5 – 10 ngày
thì các mầm dâu ở phía ngọn của cành bắt đầu
nảy. Ở vụ Xuân các mầm dâu ở trên cành đã qua
mùa đông, nên ở đầu vụ Xuân khi nhiệt độ
không khí đạt đến ngưỡng thích hợp thì các
mầm dâu đều đồng loạt nảy. Nói cách khác ở vụ
xuân thì mầm dâu nảy đồng đều hơn. Tuy nhiên,
số mầm nảy/cây giữa các giống dâu khác nhau
có sự sai khác khá rõ. Thời gian nảy mầm ở vụ
Xuân của cả 4 tổ hợp lai đều sớm hơn so với
giống đối chứng, giống GQ1 và GQ2 có thời
gian nảy mầm sớm nhất (7 ngày sớm hơn so với
đối chứng). Số mầm nảy của các tổ hợp lai ở vụ
Xuân đều cao hơn so với giống đối chứng,
giống GQ2 có số mầm nảy cao nhất (49,76
mầm). Ở vụ Thu chỉ có giống VH20 có số mầm
nảy cao hơn giống đối chứng nhưng số mầm
hữu hiệu và tỷ lệ mầm hữu hiệu ở giống GQ2
cao hơn giống đối chứng.
Tổng chiều dài cành của cây dâu là chỉ
tiêu đặc trưng của sức sinh trưởng và đặc tính
tái sinh của cây dâu qua các mùa vụ trong năm.
Đây là một trong số các chỉ tiêu quan trọng
nhất quyết định năng suất lá cây dâu. Tùy theo
đặc điểm giống, điều kiện khí hậu, đất đai, chế
độ chăm sóc, hình thức đốn dâu mà tổng chiều
dài cành của cây dâu trong một năm biến động
khác nhau. Số liệu ở bảng 2 cho thấy giống
VH19 và GQ2 có tổng chiều dài cành trên cây
đạt cao nhất (17,17 - 18,23m) cao hơn so với
đối chứng 2- 8%, hai giống còn lại chỉ tiêu này
thấp hơn. Số cành bình quân trên cây của cả 4
giống đều thấp hơn so với đối chứng. Chiều dài
cành bình quân của giống VH19 và GQ2 đều
dài hơn giống đối chứng 14%.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
731
Bảng 2. Tổng chiều dài cành trên cây dâu (năm 2010, TP. Hà Nội)
Tổ hợp lai Tổng chiều dài cành(m) Số cành bình quân (cành) Chiều dài cành (m)
VH19 17,17 (102) 17 1,010 (114)
VH20 16,31 (97) 19 0,856 (96)
GQ1 16,23 (97) 19 0,851 (96)
GQ2 18,23 (108) 18 1,012 (114)
VH13(đ/c) 16,70 (100) 22 0,884 (100)
3.1.2. Một số đặc điểm về lá dâu
Bảng 3. Độ lớn của phiến lá dâu ở các mùa vụ
ĐVT: cm
Giống
Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu Trung bình
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài % So với đối chứng Rộng
% So với đối
chứng
VH19 19,73 15,24 21,2 18,90 14,29 11,63 18,39 112,41 15,26 107,62
VH20 21,75 17,32 22,8 19,60 15,06 11,55 19,86 121,39 16,16 113,96
GQ1 21,43 17,39 21,2 17,98 14,28 12,08 18,98 116,01 15,82 111,57
GQ2 19,60 15,56 22,70 18,71 15,39 13,03 19,23 117,54 15,77 111,21
VH13 (đ/c) 18,38 15,33 18,4 16,73 12,28 10,49 16,36 100,00 14,18 100,00
LSD.05 1,68 1,32 1,34 0,90 1,15 0,70
CV (%) 4,4 4,3 4,4 3,4 5,5 4,1
Kích thước lá là chỉ tiêu vừa liên quan
đến năng suất lá dâu, vừa liên quan đến năng
suất lao động khi thu hoạch. Ở nước ta hiện
nay, phương thức thu hoạch dâu chủ yếu là hái
bằng tay, cho nên yêu cầu chọn tạo giống dâu
tốt là giống có kích thước lá to và dày. Chỉ tiêu
kích thước lá biến đổi rất lớn giữa các mùa vụ
trong năm và giữa các giống dâu khác nhau. Ở
vụ Xuân, cả 4 giống dâu đều có chiều dài lá lớn
hơn giống đối chứng. Tuy vậy, chiều rộng lá
chỉ có giống VH20 và GQ1 cao hơn đối chứng.
Còn ở vụ Hè và vụ Thu thì cả 4 giống đều có
kích thước lá lớn hơn đối chứng VH13. Bình
quân cả 3 vụ trong năm thì các tổ hợp lai đều
có kích thước lá lớn hơn giống đối chứng.
Giống VH20 có chiều dài và chiều rộng lá cao
nhất, cao hơn so với giống đối chứng là
21,39% và 13,96%. Các giống GQ1, GQ2,
VH19 cao hơn giống đối chứng từ 12,41đến
17,54% về chiều dài và từ 7,62 đến 11,57% về
chiều rộng.
Bảng 4. Số lá và khối lượng lá trên mét cành
Tổ hợp lai Số lá/m cành (lá) P lá/m cành (gam) P 100 cm2 lá (gam) Số lá/500 gam (lá)
VH19 33,02 (99%) 66,26 (109 %) 1,96 216
VH20 33,10 (99%) 69,67 (115%) 2,02 184
GQ1 33,24 (99%) 63,94 (105%) 2,04 198
GQ2 30,86 (92%) 69,59 (114%) 2,08 172
VH13 (đ/c) 33,31 (100%) 60,56 (100%) 1,94 253
LSD.05 6,8 6,60 5,9 4,5
CV (%) 3,89 3,08 2,97 2,34
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
732
Số lượng lá trên mét cành phản ánh độ
dài của đốt. Ở cả 4 giống thí nghiệm đều có số
lượng lá trên mét cành thấp hơn giống đối
chứng. Chứng tỏ rằng độ dài đốt của các tổ hợp
lai mới đều dài hơn so với giống đối chứng.
Khối lượng lá trên mét cành phản ánh độ lớn
và độ dày của lá. Số liệu Bảng 2 cho thấy, khối
lượng lá trên mét cành ở cả 4 giống dâu đều
cao hơn giống đối chứng, giống VH20 và GQ2
lớn nhất, cao hơn so với đối chứng 15 và 14%.
Số lượng lá trong 500 gam phản ánh tổng hợp
về các chỉ tiêu hình thành lá như độ lớn và độ
dày của lá. Cả 4 giống có số lượng lá trong 500
gam ít hơn so với đối chứng, tromg đó giống
GQ2 và VH20 có số lá ít hơn đối chứng từ 29 -
28%.
3.1.3. Năng suất lá dâu
Bảng 5. Năng suất lá dâu của các tổ hợp lai ở các năm (đvt: Kg/100m2)
Tên tổ hợp lai Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Bình Quân 4
năm
So với đối
chứng (%)
VH19 347,70 322,91 354,96 408,81 358,60 110,61
VH20 311,92 318,00 370,06 384,06 336,01 103,64
GQ1 305,94 347,70 354,68 441,05 354,84 109,45
GQ2 331,00 369,90 389,75 409,85 375,24 115,74
VH13 (đ/c) 310,23 307,00 329,95 349,63 324,20 100
LSD.05 13,22 15,14 16,65 14,31
CV (%) 2,3 2,5 2,6 2,0
Trong 4 tổ hợp dâu lai VH19, VH20,
GQ1, GQ2 đều có ưu thế về một số yếu tố cấu
thành năng suất lá so với giống dâu đối chứng
VH13 vì thế bình quân năng suất lá từ năm
2012 -2015 của các tổ hợp lai cao hơn giống
đối chứng từ 3 - 15%, trong đó có tổ hợp dâu
lai GQ2 đạt năng suất lá cao nhất, đạt 37,24
tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 15%, tiếp đến
là tổ hợp VH19 và GQ1 cao hơn 9-10%.
3.1.4. Chất lượng lá dâu
Để đánh giá chất lượng lá dâu thường
dựa vào 2 phương pháp chủ yếu là phân tích
thành phần hóa học trong lá dâu và phương
pháp sinh học, thông qua kết quả nuôi tằm.
Trong 2 phương pháp này thì phương pháp
sinh học được sử dụng phổ biến. Ở thí nghiệm
này, lá của giống dâu GQ2 được sử dụng để
nuôi tằm.
Bảng 6: Kết quả nuôi tằm kiểm định chất lượng lá dâu ở các mùa vụ trong năm
Tổ hợp lai VH13 GQ2
So Đ/cChỉ tiêu Vụ Xuân Vụ Hè Vụ Thu
Trung
bình
Vụ
Xuân Vụ Hè Vụ Thu
Trung
bình
NS kén/300 tằm T4 520,32 455,50 405,35 460,39 542,23 467,22 465,22 491,55 106,76
Sức sống tằm (%) 92,52 92,27 91,20 92,00 95,52 96,32 89,66 93,83 101,99
Khối lượng toàn kén 1,54 1,33 1,42 1,43 1,58 1,33 1,42 1,44 100,93
Tỉ lệ vỏ kén (%) 21,78 16,78 20,32 19,63 21,74 16,39 21,89 20,01 101,93
Chiều dài tơ đơn (m) 888,00 610,50 980,32 826,27 882,00 650,00 980,00 837,33 101,33
Tiêu hao kén/tơ (kg) 7,42 9,03 7,24 7,90 7,23 9,32 7,30 7,95 100,67
Ghi chú: Vụ Xuân: Tháng 3 - 4 năm 2011
Vụ Hè: Tháng 6 - 7 năm 2011
Vụ Thu: Tháng 9 - 10 năm 2011
Vụ Xuân và vụ Thu nuôi giống tằm GQ2218, vụ Hè nuôi giống tằm Vàng lai.
Kết quả cho thấy, năng suất kén thu được
trong 3 lứa nuôi bằng lá giống dâu GQ2 đạt
489,11gam, cao hơn guôi bằng lá giống dâu đối
chứng VH13 là 6%. Các chỉ tiêu về phẩm chất
kén: sức sống tằm, khối lượng toàn kén, tỷ lệ
vỏ kén, chiều dài tơ đơn và hệ số tiêu hao kg
732
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
733
kén trên kg tơ của giống GQ2 đều tương đương
với giống đối chứng VH13.
3.1.5. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh hại chủ
yếu
Bảng 7: Mức độ nhiễm bệnh nấm và bệnh Virus (năm 2011, TP. Hà Nội)
Tổ hợp lai Bệnh bạc thau (%) Bệnh gỉ sắt (%) Bệnh virus Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh % cây bệnh
VH18 22,00 8,93 22,57 5,30 12,45
VH19 22,83 9,43 24,50 8,15 13,78
GQ1 24,50 8,03 23,75 9,00 12,79
GQ2 26,80 10,31 24,34 3,86 12,68
VH13(đ/c) 20,70 6,70 25,15 4,03 13,26
LSD.05 1,09 1,17 1,21 1,13
CV (%) 2,5 7,2 2,7 9,9
Trong điều kiện khí hậu của Việt Nam
nóng và ẩm nên cây dâu bị rất nhiều loại sâu,
bệnh hại. Tuy nhiên, mức độ nhiễm các sâu
bệnh hại còn phụ thuộc vào giống dâu, chế độ
chăm sóc, bón phân, đốn hái và điều kiện ngoại
cảnh. Kết quả theo dõi ở vụ Xuân năm 2011
cho thấy: đối với bệnh bạc thau, gỉ sắt của cả 4
giống thí nghiệm đều cao hơn giống đối chứng.
Nguyên nhân chủ yếu là do các tổ hợp lai mới
đều được hình thành từ các giống dâu có nguồn
gốc từ Quảng Đông và Quảng Tây (Trung
Quốc) là những giống mẫn cảm với bệnh nấm
hại lá. Còn tỷ lệ bệnh virus của các giống thí
nghiệm không có chênh lệch đáng kể so với
giống đối chứng.
Kết quả khảo nghiệm 4 tổ hợp lai, chúng
tôi đã chọn ra tổ hợp lai GQ2 có các ưu thế về
năng suất lá thông qua khảo nghiệm diện hẹp.
Bộ NN và PTNT đã công nhận tạm thời giống
dâu GQ2 cho phép đưa ra khảo nghiệm sản
xuất
3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống
dâu GQ2 ở các vùng sinh thái thuộc đồng
bằng Bắc bộ
- Nguồn gốc giống dâu GQ2: Giống dâu
F1 trồng hạt GQ2 là giống dâu lai lưỡng bội
thể (2n=24) được tạo thành do lai giữa giống
Q1 có nguồn gốc từ Quảng Tây và giống No2
có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc.
3.2.1. Một số chỉ tiêu về lá
Bảng 8: Độ lớn và khối lượng lá trên mét cành
Đơn vị: lá, gam, cm
Giống
dâu Đặc điểm Số lá/m cành P lá/m cành
Kích thước lá (cm)
Chiều dài Chiều rộng
GQ2
Thanh Hoá 24,80 60,70 18,40±0,70 15,40±0,40
Phú Thọ 25,60 65,59 21,10±0,60 18,70±0,25
Mộc Châu 26,870 63,20 20,30±0,40 16,80±0,30
Trung Bình 25,70 63,20 19,93±0,50 16,60±0,30
VH13
Thanh Hoá 26,70 54,70 16,50±0,40 14,30±0,40
Phú Thọ 26,90 57,80 18,70±0,30 15,60±0,60
Mộc Châu 28,20 55,40 17,80±0,20 15,80±0,30
Trung Bình 27,30 55,90 17,60±0,30 15,10±0,40
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
734
Số lượng lá trên mét cành ở cả ba địa
phương khảo nghiệm là Thiệu Đô (Thanh
Hoá), Cẩm Khê (Phú Thọ) và Mộc Châu (Sơn
La) của giống dâu mới GQ2 đạt 25,70 lá, còn
giống dâu đối chứng VH13 là 27,30 lá. Như
vậy số lượng lá trên mét cành của giống dâu
GQ2 ít hơn giống dâu VH13. Khối lượng lá
trên mét cành bình quân ở 3 điểm của giống
dâu GQ2 là 63,20 gam, còn giống VH13 là
55,90 gam. Như vậy khối lượng lá trên mét
cành của giống GQ2 cao hơn giống đối chứng
là 13%. Nguyên nhân có sự chênh lệch khối
lượng lá trên mét cành giữa hai giống dâu là do
kích thước lá gồm chiều dài và chiều rộng
phiến lá của giống dâu mới GQ2 đều lớn hơn
giống VH13 ở các điểm khảo nghiệm. Kết quả
số liệu thu được về ba chỉ tiêu trên là số lá và
khối lượng lá trên mét cành, kích thước lá giữa
giống dâu mới chọn tạo GQ2 so với giống đối
chứng VH13 cũng phù hợp với số liệu thu
được ở khảo nghiệm cơ bản đã trình bày ở trên.
3.2.2. Năng suất lá dâu
Bảng 9: Năng suất lá dâu ở các điểm khảo nghiệm
Đơn vị: tấn/ha
Đặc điểm Giống dâu
Năng suất lá (tấn/ha) % so với
giống đ/cNăm 2014 Năm 2015 Bình quân
Thanh Hoá
GQ2 37,06 38,20 37,60 113,60
VH13 32,40 33,87 33,10
CV (%) 9,50 8,80
LSD.05 4,95 3,40
Phú Thọ
GQ2 39,74 40,80 40,30 119,20
VH13 33,23 34,40 33,80
CV (%) 5,20 4,80
LSD.05 4,54 3,77
Sơn La
GQ2 33,80 35,90 34,80 112,90
VH13 30,20 32,10 31,10
CV (%) 8,80 8,00
LSD.05 2,01 3,36
Ruộng dâu khảo nghiệm ở cả ba địa
phương ở năm 2014 và 2015 đều đốn đông. Độ
cao đốn trên thân cách mặt đất 20 - 25 cm ở cả
ba vùng. Năng suất lá thu được trên 1000 m2
thí nghiệm, từ đó qui đổi ra đơn vị hecta cho
thấy ở vùng Thiệu Đô (Thanh Hoá) giống dâu
mới GQ2 đạt 37,06 tấn vào năm 2014 và 38,20
tấn ở năm 2015. Bình quân 2 năm giống dâu
GQ2 đạt 37,60 tấn. Tương tự như vậy giống
dâu đối chứng đạt 32,40 tấn và 33,87 tấn. Bình
quân 2 năm giống VH13 đạt 33,10 tấn. So với
giống dâu đối chứng thì giống GQ2 tăng cao
hơn 13%.
Tại vùng Cẩm Khê (Phú Thọ), giống dâu
GQ2 đạt năng suất lá ở 2 năm theo dõi theo thứ
tự là 39,74 tấn và 40,80 tấn lá/ha. Giống dâu
VH13 đạt 33,23 tấn và 34,40 tấn. Như vậy
giống GQ2 có năng suất lá vượt giống đối
chứng 19,20%.
Ở vùng Mộc Châu (Sơn La) năng suất lá
của giống dâu GQ2 là 33,80 tấn và 35,90 tấn
còn giống dâu đối chứng VH13 chỉ đạt 30,20
tấn và 32,10 tấn. Giống dâu GQ2 cho năng suất
lá cao hơn giống đối chứng là 12,90%. Như
vậy ở cả ba vùng khảo nghiệm năng suất lá của
giống dâu mới GQ2 ở hai năm theo dõi cho
năng suất lá cao hơn giống đối chứng VH13
với sự sai khác có ý nghĩa.
Số liệu ở bảng 9 còn cho thấy trong ba
vùng sinh thái được khảo nghiệm thì vùng Mộc
734
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
735
Châu năng suất lá của cả hai giống dâu đều
thấp nhất. Năng suất lá của giống dâu GQ2
trồng ở Mộc Châu thấp hơn ở vùng Thanh Hoá
và Phú Thọ từ 8 - 14%, còn giống VH13 thấp
hơn 7 - 8%.
Nguyên nhân có sự chênh lệch năng suất
lá giữa các vùng này ngoài yếu tố do độ phì
của đất ra, chủ yếu là do điều kiện nhiệt độ
khác nhau giữa các vùng sinh thái. Vì thế thời
gian cây dâu cho khai thác lá nuôi tằm chỉ có 6
tháng. Mặt khác nhiệt độ trong khoảng từ tháng
4 đến tháng 10 ở vùng Mộc Châu chỉ dao động
từ 22 - 24°C, trong khi đó cây dâu muốn sinh
trưởng tốt cần phải có nhiệt độ từ 28 - 30°C.
Chính vì vậy năng suất lá của giống dâu
GQ2 và VH13 ở Mộc Châu đều thấp hơn so
với hai vùng khảo nghiệm Phú Thọ và Thanh
Hóa.
3.2.3. Mức độ nhiễm, bị hại do một số sâu
bệnh chủ yếu
- Sâu đục thân:
Trong ba vùng khảo nghiệm chỉ có vùng
Thiệu Đô (Thanh Hóa) bị sâu đục thân hại
nhiều, còn hai vùng còn lại là Mộc Châu (Sơn
La) và Cẩm Khê (Phú Thọ) bị hại rất ít. Vì vậy
chúng tôi chỉ điều tra ở vùng Thiệu Đô (Thanh
Hóa).
Bảng 10: Tình hình bị hại do sâu đục thân ở giống dâu GQ2
Chỉ tiêu điều tra Giống dâu GQ2 Giống dâu VH13
Tổng số cây điều tra (cây) 480 500
Số cây bị sâu hại thân 32 95
Tỉ lệ cây dâu bị hại (%) 6,60 19
Tổng số cành dâu điều tra (cành) 270 250
Số cành bị hại (cành) 19 35
Tỉ lệ cành bị hại (%) 7,00 14
Thời gian hoạt động của sâu đục thân tuỳ
theo điều kiện khí hậu ở từng vùng. Vùng
Thiệu Đô (Thanh Hóa) thông thường vào tháng
10 sâu trưởng thành đẻ trứng rồi nở thành sâu
non và qua đông ở phần bên trong phía gốc cây
dâu. So với các vùng khác thì ở Thiệu Đô do
nhiệt độ lạnh đến muộn hơn nên thời kì sâu đẻ
trúng cũng muộn hơn 1 - 2 tháng. Năm sau vào
thượng tuần tháng 3 trở đi sâu trưởng thành
hoạt động cắn hại cành dâu non.
Kết quả điều tra thu được ở bảng 9 cho
thấy cũng giống như kết quả ở phần khảo
nghiệm cơ bản, giống dâu đối chứng VH13 do
kết cấu ở thân cành mềm hơn giống dâu GQ2
cho nên mức độ bị sâu đục thân hại nặng hơn.
Tỉ lệ cây dâu giống VH13 bị hại 19%, tỉ lệ
cành bị hại là 14%, còn giống dâu mới GQ2 tỉ
lệ bị hại tương ứng là 6,60% cây hại và 7% số
cành bị hại.
Mức độ cây dâu bị nhiễm bệnh nấm bạc
thau và gỉ sắt của giống dâu mới chọn tạo GQ2
ở tất cả các điểm khảo nghiệm đều có trị số về
tỉ lệ lá bị bệnh và chỉ số bệnh đều cao hơn
giống dâu đối chứng VH13. Từ kết quả khảo
nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất đều có
thể khẳng định rằng giống dâu mới chọn tạo
GQ2 mẫn cảm với bệnh nấm bạc thau và gỉ sắt
mạnh hơn giống VH13. Đặc biệt ở vùng Mộc
Châu do nhiệt độ và ẩm độ từ tháng 5 đến
tháng 10 luôn luôn nằm trong phạm vi thích
hợp cho sự phát sinh phát triển của bệnh bạc
thau. Vì thế ở Mộc Châu bệnh nấm bạc thau
phát triển rất mạnh và kéo dài suốt các lứa nuôi
tằm trong năm. Giống dâu GQ2 ở vùng này tỉ
lệ lá bị nhiễm bệnh tới 40,10% và chỉ số bệnh
8,40%. Theo ý kiến nhận xét của người sản
xuất, nếu thu hái lá dâu không kịp thời thì tỉ lệ
bệnh ở giống dâu GQ2 còn cao hơn. Tuy nhiên
ở vùng Phú Thọ và Thanh Hoá bệnh này chỉ
xuất hiện ở tháng 3 - 4. Từ tháng 5 trở đi do
nhiệt độ không khí cao trên 27°C nên nấm bị
ức chế không nảy mầm và phát triển được.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
736
Bảng 11: Mức độ nhiễm bệnh nấm bạc thau, gỉ sắt và virus
Đơn vị: %
Giống
dâu Đặc điểm
Bệnh bạc thau Bệnh gỉ sắt Bệnh
virus Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh Tỉ lệ bệnh Chỉ số bệnh
GQ2
Thanh Hóa 20,40 4,85 6,10 3,10 10,77
Phú Thọ 24,90 6,80 7,70 3,50 9,32
Mộc Châu 40,10 8,40 8,90 4,30 11,20
Trung Bình 28,46 6,70 7,60 3,63 9,08
VH13
Thanh Hóa 26,30 3,10 4,70 2,40 14,32
Phú Thọ 18,90 4,20 5,30 2,50 10,22
Mộc Châu 27,80 5,40 6,40 3,20 12,21
Trung Bình 21,00 4,20 5,46 2,70 12,25
B. Kết quả lai tạo một số tổ hợp lai mới
thích ứng với phương pháp cắt cành
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học Nhật Bản thì áp dụng phương pháp
thu hoạch lá dâu bằng cắt cành đã giảm 72% số
công lao động thu hái, 20% công lao động cho
tằm ăn dâu và 50% công lao động thay phân
cho tằm. Tổng hợp lại giảm 58% công thu
hoạch dâu và nuôi tằm, Vì thế hiện nay ở các
vùng trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Đông,
Quảng Tây (Trung Quốc) đều đã áp dụng phổ
biến phương pháp cắt cành dâu để nuôi tằm.
Từ năm 2014, trên cơ sở một số giống
dâu bố mẹ đã được nghiên cứu chọn lọc, chúng
tôi đã thực hiện lai hữu tính và tạo ra 13 tổ hợp
dâu lai F1 để tiến hành thí nghiệm chọn lọc các
tổ hợp lai thích hợp để cắt cành. Giống dâu đối
chứng là giống lai F1 VH15 đã được Bộ NN và
PTNN công nhận chính thức năm 2012
Bảng 12: Năng suất lá của các tổ hơp lai năm 2015
TT Tổ hợp lai Vụ xuân Vụ hè Vụ thu Tổng năm So với đối chứng (%)
1 TH1 45 118 39 202 86,70
2 TH2 35 100 45 180 77,25
3 TH3 54 185 86 325 139,48
4 TH4 48 121 76 245 105,15
5 TH5 31 85 56 172 73,82
6 TH6 48 140 87 275 118,03
7 TH7 31 109 55 195 83,69
8 TH8 43 137 44 224 96,14
9 TH9 26 98 81 205 87,98
10 TH10 41 141 70 252 108,15
11 TH11 28 112 60 200 85,84
12 TH12 35 162 81 278 119,31
13 TH13 35 141 72 248 106,44
14 VH15(đ/c ) 38 109 86 233 100,00
736
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
737
Các tổ hợp lai ở năm 2015 đều áp dụng
phương pháp thu hoạch bằng cắt cành. Kết quả
cho thấy có 6 tổ hợp lai gồm TH1, TH2, TH5,
TH7, TH8, TH9, và TH11 có năng suất thấp
hơn giống đói chứng VH15 từ 3,86 đến
26,18%. 7 tổ hợp lai còn lại có năng suất lá cao
hơn đối chứng từ 6,44 - 39,48%. Trong đó tổ
hợp lai đạt năng suất lá cao nhất là TH3, TH12
và TH6.
Về khối lượng lá trên mét cành thì có 6
tổ hợp lai có trị số của chỉ tiêu này cao hơn
giống đối chứng gồm TH3, TH4, TH5, TH6,
TH12 và TH13.
Kết quả thu được mới chỉ là bước đầu,
trong các năm tới chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
đưa ra một số tổ hợp lai có triển vọng nhất để
thực hiện khảo nghiệm cơ bản và sản xuất.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
A. Từ kết quả nghiên cứu thu được về
quá trình chọn tạo giống dâu lai F1 GQ2 cho
thấy:
- Giống dâu GQ2 có ưu điểm nảy mầm
xuân sớm hơn giống VH13 từ 10-12 ngày, số
mầm nảy, số mầm hữu hiệu cũng cao hơn, nên
tổng chiều dài cành trên cây của giống GQ2
cao hơn VH13 12%. Năng suất lá bình quân
của giống GQ2 đạt 35-38 tấn/ha cao hơn đối
chứng VH13: 14-18%
- Chất lượng lá thông qua nuôi tằm đều
cho kết quả không sai khác so với đối chứng.
- Mức độ nhiễm bệnh nấm bạc thau và gỉ
sắt ở giống GQ2 cao hơn VH13 nhưng tỷ lệ bị
bệnh virus và sâu đục thân hại đều thấp hơn.
B. Bước đầu thí nghiệm chọn lọc một số
tổ hợp lai mới thích hợp cho việc thu hoạch lá
dâu bằng cắt cành cho thấy trong 13 tổ hợp lai
mới đã chọn được 6 tổ hợp lai có năng suất lá
cao hơn giống đối chứng VH15. Đặc biệt có 3
tổ hợp có năng suất cao.
4.2. Đề nghị
- Đề nghị hội đồng khoa học Bộ NN và
PTNT công nhận chính thức giống dâu GQ2 để
trồng ở các vùng đồng bằng sông Hồng. Riêng
ở vùng núi phía Bắc nếu ứng dụng cần áp dụng
các biện pháp phòng trị bệnh nấm hại lá.
- Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc, nghiên
cứu cơ bản và khảo nghiệm sản xuất một số tổ
hợp lai có triển vọng thích hợp cho cắt cành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yi Fu Wen (1987), Sericulture in Japan.
2. Vũ Đức Ban, Hà Văn Phúc (2010), Kết quả
chọn tạo giống lai F1 VH15.
3. Hà Văn Phúc (2003), Phương pháp nghiên cứu
chọn tạo giống dâu mới và một số thành tựu
đạt được của Việt Nam. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
ABSTRACT
A study on breeding program of mulbery cultivated in the north and the centre
Mulbery hybrid variety F1 – GQ2 multiplicated by seeds is created by crossing between Q1
mulberry variety originated from Quang Xi – China and No2 mulberry one selected individually from
mulbery varieties introduced from Quang Tung – China by Viet Nam sericulture research centre. In
this study, the advantages of GQ2 hybrid variety were also clearly reported in terms of vigorous
growth, lots of branches available, big and thick leaves. Average mulberry leaf yield of 36-38 tons/ha
was obtained from three locations of mulberry production, is 15 -17% higher than VH13 mulberry
variety. Regeneration ability after prunning and cutting branches was also considered better than
VH13 mulberry variety.
In addition GQ2 hybrid mulberry variety is slightly affected by stem borer compared to VH13
whereas heavier affected by leaves discoloured disease was recorded. VH3 variety is suitably
cultivated in red river delta
Keyword: Hybrid, mulberry variety, quality, productivity, line
Người phản biện: PGS. TS. Hà Văn Phúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_249_6446_2130567.pdf