Tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo các chủng nấm sò mới có triển vọng trong sản xuất ở Việt Nam: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC CHỦNG NẤM SÒ MỚI
CÓ TRIỂN VỌNG TRONG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
Ngô Xuân Nghiễn1, Nguyễn Thị Bích Thùy1,
Đinh Xuân Linh1, Trần Thu Hà1,
Trịnh Tam Kiệt2, Trần Đông Anh2
1Viện Di truyền Nông nghiệp
2Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học -
Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
Initial breeding research and development of a number
of commerical hybrid strains of oyster mushroom
Research objective of this project is creating a number of prospect hybrid strains of oyster
mushroom for production. Hybridization method is conducted according to Eger (1978), Gorden &
Petersen (1991), Trinh Tam Kiet (1999), Thesis (2008). Cultivation method is conducted according to
Dinh Xuan Linh et al (2012). Results of the project are: Creating 220 haploid races from 5 commerical
strains of oyster mushroom (SF, SL, SI, OS, Sdl). Creating 16 hybrid combinations from the haploid
races with growth of mycelium and denity of my...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn tạo các chủng nấm sò mới có triển vọng trong sản xuất ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC CHỦNG NẤM SÒ MỚI
CÓ TRIỂN VỌNG TRONG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
Ngô Xuân Nghiễn1, Nguyễn Thị Bích Thùy1,
Đinh Xuân Linh1, Trần Thu Hà1,
Trịnh Tam Kiệt2, Trần Đông Anh2
1Viện Di truyền Nông nghiệp
2Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học -
Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
Initial breeding research and development of a number
of commerical hybrid strains of oyster mushroom
Research objective of this project is creating a number of prospect hybrid strains of oyster
mushroom for production. Hybridization method is conducted according to Eger (1978), Gorden &
Petersen (1991), Trinh Tam Kiet (1999), Thesis (2008). Cultivation method is conducted according to
Dinh Xuan Linh et al (2012). Results of the project are: Creating 220 haploid races from 5 commerical
strains of oyster mushroom (SF, SL, SI, OS, Sdl). Creating 16 hybrid combinations from the haploid
races with growth of mycelium and denity of mycelium is the best. They are signed from P1 to P16. With
the survey and exploration about characteristics of growth and development of hybrid combinations on
the small scale. Initial, we defined that P3 and P7 are the best (Growing of mycelium is good and little
contamination). Then we tested them with the narrow scale. The yeild of P7 race reachs 83,66%. It is
higher than the control over 10%.
Keywords: Oyster mushroom, hybrid, mycelium, density, growth, development.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nấm lớn có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng
trong đời sống, cũng như trong nền kinh tế và
trong nghiên cứu khoa học. Trên thế giới đã xác
định được khoảng gần 2000 loại nấm có thể ăn và
dùng làm thuốc. Trong đó số loài nấm được
nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nhân tạo là trên
80 loài. Nấm sò Pleurotus spp được nuôi trồng
phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam do có giá trị
dinh dưỡng và dược liệu cao, nguồn nguyên liệu
nuôi trồng đa dạng và phù hợp với nhiều vùng
sinh thái. Tuy nhiên giống nấm thường bị thoái
hóa sau 3 đến 5 năm nuôi trồng liên tục.
hạn chế (khoảng 16 loại), các chủng nấm chủ yếu
là nhập nội và tuyển chọn ngoài tự nhiên vì vậy
việc nghiên cứu lai tạo giống nấm có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn rất cao nhằm góp phần làm
đa dạng chủng loại nấm nuôi trồng, thúc đẩy hơn
nữa nghề trồng nấm ở nước ta phát triển.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Ở Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào
(rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, thân ngô, lõi ngô...)
Điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm...), thuận lợi
cho việc nuôi trồng và phát triển nấm sò. Đặc biệt
theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày
31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình Sản phẩm Quốc gia đến năm
2020 trong đó Nấm ăn, Nấm dược liệu là một
trong 8 sản phẩm ưu tiên phát triển. Hiện tại số
chủng loại nấm được nuôi trồng phổ biến còn rất
Bốn chủng nấm sò nhập nội ký hiệu (SL; SI;
OS; Sdl) hiện đang được nuôi trồng rộng rãi ở
các nước Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),
Lào,... được chúng tôi chọn làm đối tượng nghiên
cứu. Chủng Pl1 (Pf) được công nhận là chủng
nấm Quốc gia được làm đối chứng.
2.2. Phương pháp
Người phản biện: PGS.TS. Lê Huy Hàm.
Các quả thể thành thục ở giai đoạn sinh
trưởng thích hợp cho việc phóng bào tử được
thu hái để thu nhận bào tử. Kỹ thuật tách bào tử
đơn bội được tiến hành theo Eger (1978),
Gordon &Petesen (1991), Trịnh Tam Kiệt
(1999), Csaba Hajdu (2008). Các dòng đơn bội
thu nhận từ việc tách bào tử được lưu giữ trên
môi trường (PGA) làm nguyên liệu lai ban đầu.
516
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Việc kiểm tra các dòng đơn bội được tiến hành
bằng cách quan sát hệ sợi nấm dưới kính hiển
vi. Các dòng thuần đơn bội của các cặp bố mẹ
(SF; SL; SI; OS; Sdl) được tiến hành lai tạo theo
sơ đồ của Eger (1978), Csaba Hajdu (2008).
Trên môi trường (PGA) trong đĩa petri và tiến
hành quan sát, theo dõi sự hình thành các sợi
song hạch. Đặc điểm quan trọng nhất để xác
định quá trình giao phối đã diễn ra giữa các con
lai là sự hình thành khóa - còn gọi là cầu nối
(clamp connecxion), sản phẩm còn lưu lại của
quá trình song hạch hóa. Việc đánh giá khả năng
mọc cũng như hình thành quả thể của các dòng
đơn bội và các con lai được tiến hành trên môi
trường (PGA) và nuôi cấy trên giá thể đã khử
trùng theo Trịnh Tam Kiệt (2011). Việc xây
dựng công nghệ nuôi trồng chủng sò lai có triển
vọng theo Đinh Xuân Linh và cộng sự (2012).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tạo nguồn vật liệu khởi đầu
Kết quả khảo sát bước đầu nguồn vật liệu nhập nội
Chúng tôi tiến hành nuôi trồng thí nghiệm
đồng thời trong cùng điều kiện các chủng nấm sò
nhập nội, kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 1.
Bảng 1. Đặc trưng hình thái hệ sợi và quả thể của các giống nấm sò
TT Giống Đặc điểm hệ sợi, quả thể Hình thái quả thể
1 Pf
- Hệ sợi khi non màu trắng ngà đồng nhất, mật độ sợi
dày. Khi trưỏng thành hệ sợi bện kết lại, khi già
chuyển màu trắng vàng.
- Quả thể trắng ngà, hình loa kèn, đường kính mũ nấm
3 - 7cm. Nấm mọc thành cụm (5-12 quả thể/ cụm). Vị
thơm ngọt và có độ giòn cao.
Hình 1. Chủng nấm sò Quốc gia Pl (Pf)
2 OS
- Hệ sợi khi non màu trắng muốt đồng nhất, mật độ
sợi dày. Khi trưỏng thành hệ sợi chuyển màu trắng
ngà, khi già chuyển màu trắng vàng
- Quả thể màu tím, hình loa kèn, đường kính mũ nấm
4-6cm. Nấm mọc thành cụm (3-5 quả thể/ cụm), Vị
thơm ngọt và có độ giòn cao.
Hình 2. Chủng nấm sò (OS)
3
SI
- Hệ sợi khi non màu trắng, mật độ sợi phân bố đồng
đều. Khi trưỏng thành hệ sợi chuyển màu trắng đậm,
khi già chuyển màu vàng.
- Quả thể màu xám lông chuột, mọc đơn, đường kính
mũ 5 - 8cm, cánh dầy vị ngọt, thơm và rất giòn.
Hình 3. Chủng nấm sò (SI)
517
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TT Giống Đặc điểm hệ sợi, quả thể Hình thái quả thể
4 Sdl
- Hệ sợi khi non màu trắng, mật độ sợi phân bố đồng
đều. Khi trưỏng thành hệ sợi chuyển màu trắng đậm,
khi già chuyển màu vàng.
- Quả thể màu xám lông chuột, đường kính mũ 4 -
7cm, cánh mỏng vị ngọt, thơm và rất giòn
Hình 4. Chủng nấm sò(Sdl)
5 Sl
- Hệ sợi khi non màu trắng, mật độ sợi phân bố đồng
đều. Khi trưỏng thành hệ sợi chuyển màu trắng đậm,
khi già chuyển màu vàng.
- Quả thể có màu xám lông chuột, ăn ròn, ngon, thơm
đặc trưng và thích nghi với biên độ nhiện rộng
Hình 5. Chủng nấm sò(Sl)
Thông qua nuôi trồng thực nghiệm chúng tôi
nhận thấy ở các chủng nhập nội (OS, SI, Sdl) tuy
sức sống của giống nấm khỏe, chất lượng quả thể
ngon nhưng cả ba chủng này đều chịu lạnh (hạn
chế khi nuôi trồng tại Việt Nam).
Tạo các dòng đơn bội:
Chúng tôi đã tiến hành phân lập và tách bào tử
theo Eger( 1978) với một số cải tiến nhỏ. Kết quả
thu được 220 dòng đơn bội từ 5 chủng nấm sò (Pf;
Sl; SI; OS;Sdl); Tỉ lệ các dòng đơn bội trên tổng số
các khuẩn lạc nảy mầm trên môi trường (PGA) đạt
từ 10 - 20% và được thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2. Danh sách các dòng đơn bội
TT Dòng đơn bội TT Dòng đơn bội TT Dòng đơn bội
1 SF hapl1 147 OS hapl1 195 Sdl hapl1
. . . . . .
. . . . . .
59 SF hapl59 163 OS hapl17 214 Sdl hapl20
60 SF hapl60 164 OS hapl18 215 Sdl hapl21
61 SL hapl1 165 SI hapl1 216 Sdl hapl22
. . . . 217 Sdl hapl23
. . . . 218 Sdl hapl24
145 SL hapl85 193 SI hapl29 219 Sdl hapl25
146 SL hapl86 194 SI hapl30 220 Sdl hapl26
Lai tạo các dòng đơn bội:
Nhằm tạo ra các con lai có tính trạng mong
muốn của hai chủng Sl (gọi là A) và Sf (gọi là B),
chúng tôi chọn ra 15 dòng có tốc độ mọc và độ
dày của sợi tốt nhất để tiến hành thí nghiệm. Quá
trình lai tạo giữa các dòng đơn bội giữa A (từ
dòng A1 tới A15) với B (từ B1 tới B15) theo sơ
đồ lai luân phiên của G. Eger (1978). Các con lai
được nuôi cấy từng cặp sao cho sợi nấm mọc gần
lại và hòa hợp bện kết với nhau để quá trình giao
phối sợi đơn bội diễn ra thuận lợi.
518
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Hình 6. Lai sợi nấm A3 B3 Hình 7. Lai sợi nấm A2 B2
Các cặp lai được tiếp tục nuôi cấy trong điều
kiện thích hợp. Khi cảm nhận thấy hệ sợi của hai
cặp lai đã vấn hợp khá tốt với nhau thì tiến hành
kiểm tra khả năng kết hợp của các dòng đơn bội
để tạo ra sợi song hạch. Việc kiểm tra được tiến
hành bằng cách quan sát hệ sợi nấm dưới kính
hiển vi. Đặc điểm quan trọng nhất để xác định
quá trình giao phối đã diễn ra giữa các con lai là
sự hình thành khóa - còn gọi là cầu nối (clamp
connecxion). Danh sách các con lai tạo ra được
chỉ ra trong bảng 3.
Bảng 3. Danh sách các con lai tạo ra
TT Con lai STT Con lai TT Con lai TT Con lai
1 A6 B9 5 A2 B3 9 A7 B8 13 A6 B8
2 A3 B3 6 A10 B10 10 A1 B3 14 A1 B1
3 A10 B11 7 A11 B10 11 A6 B6 15 A2 B2
4 A11 B11 8 A7 B7 12 A6 B5 16 A4 B4
Đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu và các con lai
vừa tạo ra
Để đánh giá khả năng mọc sợi trên môi
trường thạch sau khi nuôi cấy chúng tôi tiến hành
quan sát đặc điểm của sợi dưới kính hiển vi.
Kiểm tra khả năng hình thành mầm mống quả thể
và quả thể non của các con lai. Các con lai tạo ra
được bảo quản trong điều kiện thuần khiết và tiến
hành nghiên cứu sự mọc cũng như sự hình thành
quả thể trong phòng thí nghiệm. Nhìn chung các
con lai có tốc độ mọc và độ dày của sợi nấm khác
nhau ít nhiều. Đặc biệt một số các con lai như các
cặp A3 B3; A10 B10; A10 B11... có khả
năng hình thành quả thể trong ống nghiệm thạch
nghiêng và trên bình tam giác khi được chiếu
sáng ở điều kiện nhiệt độ phòng (hình 8, 9, 10).
Quả thể này đều phát triển chưa thành thục và sự
hình thành các bào tử hữu tính trên môi trường
thạch cho tới khi kết thúc lần thí nghiệm đầu tiên
còn chưa được quan sát thấy.
Hình 8. Chủng lai A3 B3 Hình 9. Chủng lai A10 B10 Hình.10. Sự hình thành quả thể của con
lai A10 B11 trên bình tam giác
519
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số
chủng nấm sò lai mới được chọn tạo
Chúng tôi lựa chọn 7 con lai đầu tiên theo
thứ tự 1 đến 7 ký hiệu P1 đến P7 để tiến hành
đánh giá. Thí nghiệm được tiến hành trên môi
trường hạt với 3 lần lặp lại. Các con lai được
nuôi trong cùng điều kiện. Kết quả được thể
hiện tại bảng 4.
Bảng 4. Sự sinh trưởng, phát triển của nấm trong pha sợi
Con lai Tốc độ mọc sợi (mm/h) Đặc điểm hệ sợi
P1 0,5 Hệ sợi màu trắng, khỏe, đồng đều.
P2 0,541 Hệ sợi màu trắng, ăn khỏe, nhanh hình thành mô sẹo trên mặt bịch
P3 0,416 Hệ sợi màu trắng, khỏe, đồng đều.
P4 0,208 Hệ sợi rất mờ, yếu
P5 0,333 Hệ sợi màu trắng, khỏe
P6 0,375 Hệ sợi màu trắng, khỏe
P7 0,416 Hệ sợi màu trắng, khỏe
Pf (Đ/C) 0,5 Hệ sợi màu trắng, khỏe
CV (%) 3,7
LSD.05 2,6
Qua bảng 4 chúng ta thấy các chủng nấm sò
lai mới được tạo ra có khả năng sinh trưởng, phát
triển trong giai đoạn sợi khá tốt, tương đương với
chủng nấm sò chịu nhiệt đã được công nhận là
giống quốc gia. Tốc độ phát triển của hệ sợi nấm
xung quanh 1cm/ngày, sợi nấm màu trắng, đồng
đều. Trong đó nổi bật nhất là chủng P2, trung
bình một giờ hệ sợi nấm phát triển được
0,541mm, cao nhất trong P7 chủng nghiên cứu và
đối chứng Pf ĐC.
Đối với chủng P 4, sau khi cấy giống phát
triển và bung sợi binh thường. Tuy nhiên sau đó
hệ sợi nấm không phát triển được, hệ sợi ăn vào
nguyên liệu rất kém, sợi mờ không nhìn rõ, và
tốc độ phát triển của sợi cực kì chậm.
Đặc điểm hình thái quả thể của các chủng nấm
sò lai
Chúng tôi dùng nguồn giống trong thí
nghiệm trên tiến hành nuôi trồng trên giá thể
bằng phế thải qua xử lý thanh trùng với 3 lần lặp
lại. Kết quả được thể hiện tại bảng 5.
Bảng 5. Đặc điểm hình thành quả thể của các chủng nấm sò lai
Đặc điểm hình thái quả thể
Con lai TG ra quả thể (ngày) Màu sắc Kiểu mọc ĐK mũ nấm (cm) ĐK cuống nấm (cm) Chiều dài cuống nấm (cm)
P1 31 Tím nâu 2 - 3 cánh/cụm 3 - 4 0,4 4 - 5
P2 Không ra quả thể
P3 31 Tím nâu 3 - 4 cánh/cụm 3 - 4 0,5 5 - 7
P4 Không ra quả thể
P5 42 Tím nâu 1 - 2 cánh/cụm 4 - 5 0,3 4 - 5
P6 Không ra quả thể
P7 30 Trắng đục 8 - 10 cánh/cụm 3 - 4 0,2 Ngắn, 3 - 4
Pf (Đ/C) 32 Màu trắng 7 - 10 cánh/cụm 3 - 4 0,3 Ngắn, 3 - 4
Qua bảng 5 cho thấy sự hình thành quả thể
của các chủng có những sự khác biệt khá rõ.
Chủng P7 ra quả thể sớm nhất, quả thể có màu
trắng đục, cánh nấm nhỏ, số lượng cánh nấm/cụm
nhiều, mũ nấm mỏng, cuống nấm ngắn, nhỏ.
Chủng P1, P3 giai đoạn quả thể có đặc điểm
tương tự nhau. Về thời gian ra quả thể, đặc điểm
hình thái quả thể tương đối đẹp. Số lượng cánh
nấm trên một cụm nấm trung bình, cánh nấm dày,
mũ nấm trung bình, cuống nấm dài và mập, tiền
đề cho năng suất nấm tươi cao.
Chủng P5, thời gian ra quả thể dài hơn so
với các công thức khác và đối chứng. Quả thể
nấm dày, đẹp. Tuy nhiên số lượng quả thể trên
cụm nấm quá ít, hạn chế chỉ tiêu tăng năng suất.
Các chủng P2, P6 mặc dù giai đoạn sợi phát
triển rất tốt nhưng khi chuyển sang nhà nuôi
trồng lại không có khả năng hình thành quả thể.
520
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Như vậy, mặc dù pha sợi mỗi chủng nấm sò
lai thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, sợi ăn khỏe, đều và nhanh nhưng khi
mọc trên giá thể thì mỗi chủng thể hiện khả năng
thích nghi với điều kiện ngoại cảnh khá. Chủng
số P1, P3 và P7 hệ sợi có khả năng phát triển tiếp
để tạo thành mầm mống quả thể và quả thể thành
thục. Ngược lại chủng số P2, P6 thời gian ươm
sợi ngắn, hệ sợi dày đẹp nhưng lai không có khả
năng ra quả thể.
Hình 11. Hình thái quả thể một số chủng nấm sò lai
Năng suất thu hái của các chủng nấm sò lai
Chúng tôi tiến hành đánh giá năng suất của
các chủng nấm sò lai thông qua nuôi trồng thực
nghiệm qua 3 lần lặp lại với 30 bịch/công
thức/lần. Các thí nghiệm được nuôi trong cùng
điều kiện. Kết quả được chỉ ra trong bảng 6.
Bảng 6. Năng suất thu hái một số chủng nấm sò lai
Năng suất thu hái qua các đợt (kg) Tổng Năng suất (kg)
Con lai Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Năng suất SVH NS thực thu
Năng suất TB
(kg/bịch)
P1 4,53 2,37 1,99 9,85 8,89 0,15
P2 - - - - -
P3 5,20 3,40 2,69 12,08 11,29 0,24
P4 - - - - -
P5 1,28 0,28 0,37 2,90 2,65 0,05
P6 - - - - -
P7 10,31 5,56 2,61 20,42 18,48 0,20
PfĐC 12,47 4,70 3,41 22,86 20,58 0,29
CV% 5,4
LSD.05 3,02
Qua bảng số 6 ta thấy năng suất nấm tươi
của các chủng sò lai thí nghiệm biến động
tương đối khác nhau. Thấp nhất ở chủng số 5
chỉ đạt 0,05 kg/bịch. Các chủng 1, 3 và 7 cho
năng suất cao hơn, lần lượt là 0,15, 0,2, 0,24
kg/bịch, trong khi đó đối chứng đạt 0,29
kg/bịch. Đặc biệt là chủng số 7 cho năng suất
gần bằng nấm sò thương phẩm đã được công
nhận là giống đưa vào sản xuất, màu sắc trắng
ngà, có sắc thái tím hồng nhạt khá hấp dẫn về
mặt cảm.
3.2. Khảo nghiệm, tuyển chọn một số chủng
nấm có triển vọng trong nuôi trồng
Nguồn vật liệu đưa vào đánh giá chúng tôi
thống kê tại bảng 7.
Bảng 7. nguồn vật liệu đánh giá trong nuôi trồng thực nghiệm.
TT Tên nguồn vật liệu Kí hiệu Ghi chú
1 Số 1 P1 Sò lai giữa PF và CP
2 Số 7 P7 Sò lai giữa PF và CP
3 Số 8 P8 Nhập nội, ít bào tử
4 F6 P9 Nhập nội
5 Sa P10 Nhập nội
6 Si P11 Nhập nội
7 OS P12 Nhập nội
8 Tnh P13 Nhập nội
9 Pf Đ/C (Pf) Sò trắng (chủng Quốc gia)
10 Sl (PCP) Sò tím (nhập nội từ Lào)
521
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Công thức MT nguyên liệu khảo nghiệm:
96% bông hạt + 3% cám gạo + 1% CaCO3. Các
chủng nấm được nuôi trồng trông cùng điều kiện
tự nhiên với 3 lần nuôi trồng lặp lại. Kết quả
được chúng tôi thống kê tại bảng 8, bảng 9, bảng
10 và bảng 11.
Bảng 8. Tốc độ phát triển hệ sợi nấm của các chủng nấm sò lai trên cơ chất
Đơn vị: Ngày sau cấy
Tốc độ phát triển Hệ sợi (mm)
Chủng nấm Thời gian sợi mọc kín bề mặt bịch 14N 16N 18N 20N 22N
Thời gian sợi mọc kín bịch
P1 11 43,5 58 65,5 79,7 108 25
P7 7 36,7 58 73 87,8 116,5 22
P8 7 36,3 53,5 64 82 115 22
P9 8 37 53 75 86 114 23
P10 7 26,7 39,5 52 74 87,6 27
P11 9 35,5 51 63,3 82,4 113 24
P12 9 34 48 61 81,8 106 25
P13 7 41 50 67 91 120 22
Pf (Đ/C) 7 37,3 57,2 76 90 115 23
PCP 7 36 57 76,8 89,5 113 23
0
5
10
15
20
25
30
N
gà
y
sa
u
cấy
P1 P7 P8 P9 P10 P11 P12 P13 PF PCP
TG sợi bám vào NL TG KMB TGKB
Đồ thị 1. Tốc độ phát triển hệ sợi các chủng nấm sò trên giá thể nuôi trồng
Nhận xét:
Thời gian từ khi cấy giống đến khi ăn kín
bịch dao động trong khoảng 25 ± 2 ngày. Thời
gian kín bịch của chủng số P7 và chủng số P8
ngắn nhất (22 ngày sau cấy).
Tốc độ sinh trưởng hệ sợi của P8 nhanh nhất,
tiếp đó là P7 trung bình 2 chủng này sinh trưởng
hệ sợi 10 mm/ngày, Pcp là 9,63mm/ngày, trong
khi đó (Đối chứng (Pf) 9,7 mm/ngày - Sinh
trưởng chậm nhất là hệ sợi của P10 (chủng Sa)
7,6 mm/ngày).
522
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Bảng 9. Đặc điểm hình thái hệ sợi của các chủng nấm sò trên giá thể
Chỉ tiêu theo dõi CT
Tỷ lệ nhiễm (%) Nguyên nhân Hình thái, mật độ hệ sợi
P1 5,00 Mốc trắng, hoa cau Hệ sợi màu trắng, khỏe, đồng đều.
P7 3,57 Mốc trắng, mốc đen bề mặt Hệ sợi màu trắng, khỏe, đồng đều.
P8 2,86 Mốc hoa cau Hệ sợi màu trắng, đẹp, dày
P9 3,57 Mốc hoa cau Hệ sợi màu trắng, ăn khỏe, đẹp
P10 5,00 Mốc trắng Hệ sợi màu trắng, khỏe
P11 7,14 Mốc trắng, hoa cau Hệ sợi màu trắng, khỏe
P12 3,57 Mốc trắng, mốc đen bề mặt Hệ sợi màu trắng, khỏe
P13 4,29 Mốc trắng, hoa cau Hệ sợi màu trắng, khỏe
ĐC(Pf) 5,00 Mốc trắng, mốc đen bề mặt Hệ sợi màu trắng, khỏe
Pcp 3,57 Mốc hoa cau, mốc đen Hệ sợi trắng mờ, đậm sợi, sinh trưởng khỏe.
Nhận xét: 10 chủng nấm nghiên cứu hệ sợi
đều có khả năng phát triển tốt. Hệ sợi nấm trên
bịch cơ chất trắng và rất dày. Ở chủng P7 và
chủng P8 mật độ hệ sợi dày, màu sắc khối cơ
chất trắng đồng đều hơn các công thức còn lại.
Tỷ lệ nhiễm của các công thức thí nghiệm
thấp < 10%. Nguyên nhân chủ yếu là do thao tác
trong quá trình đóng bịch làm thủng túi và thao
tác cấy chưa thật sự đảm bảo.
Bảng 10. Đặc điểm hình thái quả thể của các chủng nấm sò
CT Bắt đầu ra QT (ngày sau cấy) Đặc điểm hình thái quả thể
P1 40 Quả thể màu tím, mọc thành cụm từ 3 - 5 cánh nấm, chân nấm dài, mũ nấm dày.
P7 40 Quả thể màu trắng, mũ nấm hình phễu, cụm nấm to.
P8 41 Quả thể nấm màu trắng, phớt tím, mũ nấm mỏng, cụm nấm to
P9 41 Quả thể nấm màu trắng ngà, cánh nấm sần xùi, cụm nấm to
P10 40 Quả thể nấm màu vàng nhạt, mũ nấm dày, cuống nấm ngắn, cụm nấm nhỏ 1- 2 cánh nấm.
P11 40 Quả thể màu tím.
P12 41 Quả thể màu nâu tím.
P13 Không ra quả thể (vết rạch thâm thối)
Pf 40 Quả thể màu trắng
PCP 40 Quả thể màu tím
Nhận xét: Các chủng nấm nghiên cứu có thời
gian ra quả thể từ khi cấy giống 40 ± 1 ngày,
không có sự sai khác nhiều giữa các chủng nấm.
Mỗi chủng giống nghiên cứu có hình thái quả thể
đặc trưng.
Riêng chủng P7 có thời gian ra quả thể
ngắn, kích thước và hình thái quả thể nấm to,
dày và đồng đều. Số lượng cánh nấm trên 1
cụm nấm không quá nhiều, các cánh nấm đồng
đều là những yếu tố cần thiết cho tiềm năng
năng suất cao.
Chủng P1 quả thể nấm màu tím, tương đối
đẹp, chân nấm ngắn và to, cánh nấm dày, số
lượng cánh nấm/cụm nấm vừa phải 3 - 5 cánh,
tương đối thích hợp với mục tiêu chọn tạo giống
hiện nay.
Bảng 11. Năng suất thu hái một số chủng nấm sò qua nuôi trồng thử nghiệm.
Năng suất thu hái CT
NL1 NL2
NSTB (kg/bịch)
NL3
NSTB (%)
P1 19 18.2 17.1 0,13 25,29
P7 63.2 62.3 56.6 0,43 83,66
P8 23.6 25.7 23.6 0,17 33,07
P9 12.7 13.8 11 0,09 17,51
P10 17.3 22.4 17.3 0,14 27,24
P11 21.7 19.3 19.3 0,14 27,24
P12 0.7 0.6 1.1 0,01 1,95
Pf 52.3 54.1 53.5 0,38 73,93
Pcp 51.2 52.1 50.6 0,37 71,98
CV (%) 6,2
LSD.05 3,09
523
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Nhận xét: Chủng P7 cho năng suất cao nhất
(83,66%). Ngoài ra có chủng Pcp cho năng suất tương
đương đối chứng, tính thích ứng rộng, ít nhiễm
bệnh, đặc biệt ăn ngon, hấp dẫn người tiêu dùng.
Pf (Đ/C) P1
P7
P8
P9 P10
P11
Pcp
Hình ảnh một số chủng nấm
IV. KẾT LUẬN
Đã tạo ra 220 dòng đơn bội từ 05 chủng nấm
thương phẩm (SF; SL; SI; OS; Sdl). Tạo ra 16 tổ
hợp lai từ các dòng đơn bội có tốc độ mọc và độ
dày của sợi tốt nhất, được ký hiệu từ P1 đến P16.
Bước đầu đề tài đã xác định được tổ hợp lai P1,
P3 và P7 có triển vọng (tốc độ sinh trưởng và
phát triển của hệ sợi tốt, ít nhiễm bệnh). Kết quả
khảo nghiệm các chủng nấm sò lai và nhập nội
Chúng tôi đã xác định được chủng P7 cho năng
suất cao nhất (83,66%). Ngoài ra có chủng Pcp
cho năng suất 71,98% tương đương đối chứng,
tính thích ứng rộng, ít nhiễm bệnh, đặc biệt ăn
ngon, hấp dẫn người tiêu dung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Tam Kiệt, Đoàn Văn Vệ, Vũ Mai Liên (1986).
Sinh học và Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, NXB.
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 1
(tái bản lần thứ 2), NXB. Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ.
3. Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu
Đống, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Duy Trình, Ngô
Xuân Nghiễn (2012). Kỹ thuật trồng, chế biến nấm
ăn và nấm dược liệu, NXB. Nông nghiệp.
4. Chang S. T (1978). The biology and cultivation of
edible fungi. New York: Academic Press, pp573-605.
5. Eger G (1965)., Untersuchungen uber die Bildung
und Regeneration von Fruchtkorpern bei Hutpilzen,
I. Pleurotus florida, Arch. Mykrobiol. 50. 343-356.
6. Gordon AS, Petersen RH (1991). Mating studies in
Marasmius, Mycotaxon 41:371-386.
7. Csaba Hajdú (2008), Amelioration of the
characteristics of cultivated Pleurotus ostreatus
hybrids, Department of Botany and Soroksár
Botanical Garden, Faculty of Horticultural Science,
Corvinus University of Budapest.
524
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_99_0974_2130186.pdf