Tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn lọc và phát triển giống sắn sa21-12: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
425
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG SẮN Sa21-12
Nguyễn Trọng Hiển1, Trịnh Thị Phương Loan1,
Ngô Doãn Đảm 1,Trịnh Văn Mỵ 1,
Trần Thị Bích Huề 2 và CTV
1Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
2Trạm Khuyến nông Văn Yên, Yên Bái
SUMMARY
Results of Study for development of cassava variety Sa21-12
In 1996, 31 Cassava cross combinations consisting of 1,603 hybrid seeds were introduced to
Vietnam by CIAT/Colombia (International Centre for Tropical Agriculture). A number of promising clones
were selected in 2001 from the first year of seedling evaluation experiment (F1C0), in which Sa21-12
cultivar selected from SM2354 cross combination (it’s mother is CM805-15 in polycross originzed from
CIAT/Colombia) SM2354-4 clone was considereds the most potential variety. Sa21-12 was evaluated in
the following exprirements: Seedling Nursery-F1C0 in 1997, First Clonol Generation- F1C1 in 1998,
Preliminary yie...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu chọn lọc và phát triển giống sắn sa21-12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
425
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG SẮN Sa21-12
Nguyễn Trọng Hiển1, Trịnh Thị Phương Loan1,
Ngô Doãn Đảm 1,Trịnh Văn Mỵ 1,
Trần Thị Bích Huề 2 và CTV
1Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
2Trạm Khuyến nông Văn Yên, Yên Bái
SUMMARY
Results of Study for development of cassava variety Sa21-12
In 1996, 31 Cassava cross combinations consisting of 1,603 hybrid seeds were introduced to
Vietnam by CIAT/Colombia (International Centre for Tropical Agriculture). A number of promising clones
were selected in 2001 from the first year of seedling evaluation experiment (F1C0), in which Sa21-12
cultivar selected from SM2354 cross combination (it’s mother is CM805-15 in polycross originzed from
CIAT/Colombia) SM2354-4 clone was considereds the most potential variety. Sa21-12 was evaluated in
the following exprirements: Seedling Nursery-F1C0 in 1997, First Clonol Generation- F1C1 in 1998,
Preliminary yield trails in 1999, Advanced yield trails in 1999, Standard yield trial in 2000 and 2011.
During the period 2002-2011, Sa21-12 was evaluated by basic testing, prodution testing by Root Crop
Research and Development Center. In 2012, this variety has been released into large scale by the
Department of Crop Production - Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) of Viet Nam.
Currently, Sa21-12 has been rapidly multiplied to provide planting materials for production. The main
characteristics of Sa21-12 can be briefly described as follows: high fresh root yield (30-35 tons/ha), high
starch content (28%), high dry matter content (39%) low cyanogenic potentital, good plant type. Sa21-
12 is suitable for both industrial processing and fresh using purpose. Futhermore, it can be easily
adapted to different soils an weather conditions in Northem part of Vietnam.
Keywords: New promissing cassava varieties, high fresh root yield,high starch content
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ở Việt Nam, trong những năm qua, chương
trình sắn Việt Nam đã tuyển chọn và giới thiệu
cho sản xuất ở miền Bắc Việt Nam một số giống
sắn mới KM60, KM94, KM98-7 và NA1. Đây là
bốn giống sắn mới có năng suất củ tươi và năng
suất tinh bột cao hơn hẳn các giống sắn cũ. Các
giống sắn mới đã thực sự tạo nên bước đột phá
mới trong nghề trồng sắn ở Việt Nam (đã đưa
năng suất sắn trung bình toàn quốc từ 8,36 tấn/ha
năm 2000 lên 16,50 tấn/ha năm 2010).
Giống sắn mới KM94, KM60 và NA1 có rất
nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sản
xuất, các giống sắn này vẫn còn bộc lộ một số
nhược điểm: Giống KM94 ưa thâm canh, chỉ
thích hợp với những vùng đất tốt. Dạng cây xấu;
cong ở gốc do vậy khó tăng mật độ. Giống KM60
ruột vàng do vậy nhà chế biến không thích. NA1
là giống có thời gian sinh trưởng dài (9-12
tháng). KM98-7 là giống sắn đa dụng vừa sử
dụng cho ăn tươi và chế biến; tỷ lệ tinh bột và tỷ
lệ chất khô không cao; KM98-7 chỉ thích ứng với
Người phản biện: TS. Đào Huy Chiên
vùng đất khó khăn, không phát huy được tiềm
năng năng suất trên vùng đất thâm canh.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu chọn tạo
tiếp tục các giống sắn mới có năng suất củ tươi
cao, tỷ lệ tinh bột, tỷ lệ chất khô tương đương
KM94 với dạng cây gọn, không phân cành hoặc
phân cành cấp 1, có thể tăng mật độ trồng so với
KM94 khoảng 2.000 - 3.000 cây/ha nhằm đa
dạng bộ giống sắn là vấn đề có tính cấp thiết
nhằm bổ sung cho cơ cấu giống và đáp ứng yêu
cầu của sản xuất sắn hiện nay.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Các tổ hợp hạt sắn lai nhập từ CIAT năm
1996, các dòng sắn triển vọng do Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ và Chương
trình sắn Việt Nam giới thiệu; giống đối chứng là
giống sắn KM94.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trình tự các bước tiến hành chọn lọc, đánh
giá giống, các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành
theo phương pháp nghiên cứu của CIAT và
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
426
chương trình sắn Việt Nam; Trung tâm Khảo
kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân
bón Quốc gia và các qui định khác của Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ.
Phương pháp chọn dòng triển vọng từ các tổ
hợp hạt sắn lai như sau: Hạt lai được gieo trong
vườn ươm trong từng bầu đất khoảng 30-45 ngày
tùy theo điều kiện nhiệt độ. Khi cây con có lá thật
được trồng ra đồng theo kiểu tuần tự không nhắc
lại, dùng phương pháp chọn lọc cá thể, đánh giá
từng cá thể (so sánh với giống đối chứng) để
chọn dòng (F1C0) theo các chỉ tiêu nghiên cứu
đã được xác định dựa vào phương pháp của
CIAT (tỷ lệ chọn lọc khoảng 10-15%). Các dòng
chọn năm sau được trồng bằng hom năm thứ
nhất, đánh giá trên thí nghiêm 1 hàng để tiếp tục
chọn lọc dòng triển vọng (F1C1) với tỷ lệ chọn
lọc khoảng 20-30%.
So sánh dòng triển vọng gồm 2 bước: So
sánh sơ bộ có nhắc lại (Preliminary yield trails =
PYT) và so sánh chính qui (Standard Yield Trail
= PYT) để chọn dòng triển vọng nhất đưa vào bộ
giống khảo nghiệm.
Các bước đăng ký khảo nghiệm tác giả, khảo
nghiêm giống chính qui, khảo nghiệm sản xuất,
sản xuất thử và công nhận giống cho sản xuất thử
và công nhận chính thức giống cây trồng mới đã
được thực hiện theo qui định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cùng nông
dân (Farmer Participatory Research = FPR) trong
nghiên cứu và phát triển giống sắn Sa21-12 ra
sản xuất.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: tình hình sinh
trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất, chỉ tiêu chất lượng
củ (trong đó tỷ lệ chất khô và tỷ lệ tinh bột củ được
xác định theo phương pháp tỷ trọng của CIAT).
Các biện pháp kỹ thuật khác: lượng phân bón
sử dụng cho 1ha thí nghiệm là: Phân chuồng 10 tấn
+ 80kg N + 40 kg P2O5 + 80kg K2O. Mật độ trồng
10.000 - 14.300 cây/ha (tùy theo từng loại thí
nghiệm). Diện tích ô thí nghiệm 12-50m2, nhắc lại
3 lần, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
Số liệu thí nghiệm xử lý theo phần mềm
IRRISTAT
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nguồn gốc và đặc điểm của giống sắn
Sa21-12
3.1.1. Nguồn gốc giống sắn Sa21-12
Giống sắn Sa21-12 là con lai chọn lọc của tổ
hợp lai SM2354, dòng SM2354-4 có mẹ là
CM805-15 (polycross) có nguồn gốc từ
CIAT/Colombia (GY94.35 Z01). Được nhập nội
bằng hạt lai vào Việt Nam từ năm 1996 (Sa21-12
với tên gốc là KM21-12).
3.1.2. Đặc điểm chính của giống sắn Sa21-12 so với KM94
Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học chính của giống sắn Sa21-12
Giống sắn
Dòng giống - Chỉ tiêu
Sa21-12 KM94
Thời gian từ trồng đến thu hoạch (tháng) 9-11 9-12
Khả năng phân cành (cấp) 0-1 1-2
Chiều cao cây trung bình (cm) 230 240
Dạng cây (điểm 1-5:1. rất xấu 5. đẹp) 5 3
Đường kính gốc (cm) 2,50 2,30
Số củ trung bình/cây 12,7 11,8
Chiều dài trung bình củ (cm) 26,0 27,2
Năng suất củ tươi TB (tấn/ha) 35-40 31,7
Hệ số thu hoạch (HI) 0,6 0,55
Tỷ lệ chất khô TB (%) 39,5 40,4
Tỷ lệ tinh bột TB (%) 29,7 29,8
Hàm lượng HCN (mg/100g tươi)
- Vỏ củ 41,8 46,4
- Thịt củ 11,5 12,5
- Lá 43,5 45,3
Chất lượng cảm quan (ăn nếm) 3 1
Hướng sử dụng chế biến chế biến
Ghi chú: Chất lượng ăn nếm đánh giá thang điểm 1, 3, 5: 1. Không ăn tươi được; 5. Rất ngon.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
427
Giống sắn Sa21-12 có tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ
chất khô tương đương với KM94, năng suất củ
tươi cao hơn KM94 từ 3-5 tấn/ha ở hầu hết các
điểm nghiên cứu. Đặc biệt Sa21-12 có dạng cây
gọn, dày mắt, không phân cành hoặc phân cành
cấp 1 có thể trồng mật độ cao và cho năng suất
cao hơn hơn KM94 từ 10-15% trên các vùng đất
khó khăn.
3.2. Kết quả nghiên cứu, chọn lọc và khảo
nghiệm giống sắn Sa21-12
3.2.1. Kết quả chọn lọc dòng triển vọng Sa21-12
Năm 1996, Chương trình sắn Việt Nam nhận
của CIAT 31 tổ hợp lai, bao gồm 1.603 hạt; trong
đó tổ hợp lai SM2354 có 50 hạt. Qua đánh giá
chọn lọc từng bước theo quy phạm tiêu chuẩn từ
hạt lai, đánh giá đơn luống, so sánh sơ bộ và so
sánh chính qui, TT NC-PT CCC đã chọn lọc
được dòng số 4 của tổ hợp lai SM2354. Năm
2001, dòng SM2354-4 được Trung tâm NC-
PTCCC chọn và đưa vào khảo nghiệm Quốc gia
và đặt tên là KM21-12*; hiện nay đổi tên thành
Sa21-12 đã được Cục Trồng trọt - Bộ Nông
nghiệp và PTNT đặc cách công nhận giống cây
trồng mới theo Quyết định 168/QĐ-TT-CLT,
ngày 14 tháng 5 năm 2012.Từ năm 2002 đến nay,
giống sắn Sa21-12 đã được đánh giá qua các các
thí nghiệm chính quy và khảo nghiệm sản xuất
tại nhiều địa phương trên miền Bắc.
Bảng 2. Kết quả khảo nghiệm cơ bản của các giống sắn ở các tỉnh phía Bắc, năm 2002-2003
(số liệu trung bình của 2 năm - ĐVT: tấn/ha)
Giống Yên Bái Tuyên Quang Hà Tây Thái Nguyên Năng suất trung bình So sánh đối chứng (%)
Xanh V.P
(Đ/C) 15,80 21,30 20,80 15,40 18,30 100,00
HL23 15,16 24,30 20,10 15,90 18,80 102,70
KM94 25,70 30,20 37,90 28,40 30,70 167,80
KM98-7 22,20 27,80 36,00 30,50 29,10 159,00
KM140-2 21,90 26,90 30,50 26,70 26,40 144,30
KM111-1 20,46 27,10 34,00 25,50 26,80 146,50
KM104-4 26,10 27,80 28,60 26,90 24,70 135,90
KM21-10 21,70 24,60 30,00 29,10 26,70 145,00
Sa21-12 24,60 31,10 36,90 31,80 31,30 171,00
Trung bình 21,50 26,80 30,50 25,60 25,90
Ghi chú: *KM21-12: KM có nghĩa là Khoai mì đồng thời là tên viết tắt của chuyên gia chọn tạo giống sắn của CIAT -
K.Kawano; số 21 là từ năm 2001, số 12 là dòng số 12 trong bộ khảo nghiệm sản xuất tại nhiều địa phuơng trên miền Bắc
3.2.2 Kết quả khảo nghiệm chính qui
Từ năm 2002 đến năm 2006, TTNC-PTCCC
đã khảo nghiệm bộ giống sắn mới do Chương
trình sắn Việt Nam tuyển chọn tại Thạch Hòa -
Thạch Thất - Hà Tây. Kết quả được trình bày tại
bảng 3:
Bảng 3. Kết quả khảo nghiệm các giống sắn từ năm 2002 đến 2006
tại Thạch Hòa - Thạch Thất - Hà Tây
Năm
Giống 2002 2003 2004 2005 2006 Trung bình
So với XVP
%
KM98-7 29,70 28,20 30,04 30,00 34,79 30,55 169,0
Sa21-12 31,90 33,67 36,00 33,96 31,79 33,46 185,5
KM140-2 29,20 24,27 24,17 29,79 27,29 26,91 149,0
KM21-10 27,2 23,8 21,67 26,04 23,21 24,38 135,0
KM104-4 26,10 23,87 21,25 -- 25,42 24,16 134,0
KM111-1 23,00 22,20 18,75 -- -- 21,32 118,0
KM94 33,00 23,40 33,54 29,38 27,92 29,45 163,0
CMR40-18-3 -- -- -- 30,42 29,71 30,07 166,0
NA1 -- -- -- 28,12 28,12 155,0
Vĩnh Phú (Đ/C) 18,40 18,40 18,34 18,13 17,17 18,09 100,0
CV (%) 16,49 19,90 16,70 16,60 17,40
LSD.05 0,80 3,81 3,95 3,17 3,46
Ghi chú: Số liệu trích dẫn trong báo cáo công nhận giống KM98-7, năm 2008, TT NC-PTCCC.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
428
Năm 2006, TTNC-PTCCC đã khảo nghiệm
bộ giống sắn mới do Chương trình sắn Việt Nam
tuyển chọn tại Thạch Hòa - Thạch Thất - Hà Tây.
Kết quả được trình bày tại bảng 4.
Bảng 4. Kết quả khảo nghiệm các giống sắn tại Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Tây, năm 2006
So sánh NS củ tươi (%)
Giống Tỷ lệ chất khô (%)
Tỷ lệ tinh
bột (%)
NS củ tươi
(tấn/ha)
NS củ khô
(tấn/ha)
NS tinh bột
(tấn/ha) (HI) VP KM94
CMR40-18-3 40,7 30,0 29,71 12,09 8,91 0,66 173,0 106,0
NA1 39,6 29,2 28,12 11,14 8,21 0,51 164,0 101,0
KM21-10 39,5 29,1 23,21 9,17 6,75 0,50 135,0 83,0
KM140-2 40,0 29,6 27,29 10,92 8,08 0,53 159,0 98,0
Sa21-12 41,3 30,5 29,79 12,30 9,09 0,60 174,0 107,0
KM98-7 39,8 29,4 34,79 13,85 10,23 0,58 203,0 125,0
KM104-4 41,1 30,3 25,42 10,45 7,70 0,50 148,0 91,0
KM108-2 40,0 29,6 28,33 11,33 6,61 0,56 165,0 101,0
KM94 41,3 30,5 27,92 11,53 8,52 0,54 163,0 100,0
Vĩnh Phú(Đ/C) 39,2 28,9 17,17 6,73 4,96 0,52 100,0 61,0
CV (%) 17,4
LSD.05 3,46
3.2.3. Kết quả khảo nghiệm sinh thái
Bảng 5. Năng suất giống sắn Sa21-12 tại các điểm được khảo nghiệm sinh thái
từ năm 2006 đến năm 2011
Thời gian và địa điểm
Giống Nghệ An
2006
Thái Nguyên
2007
Yên Bái
2009
Yên Bái
2010
Yên Bái
2011
Bắc Kạn
2011
Trung bình So với Đ/C KM94 (%)
NA1 45,6 - 28,6 - - - 37,1 126,2
Sa21-12 41,5 30,3 29,7 36,6 33,3 30,8 33,7 114,6
KM98-1 37,5 - 29,0 - - - 33,3 113,3
KM60 35,2 - - - - - 35,2 119,7
KM98-7 34,5 24,4 28,4 30,3 - - 29,4 100,0
KM21-10 36,8 21,3 28,7 - - - 28,9 98,3
KM94 (Đ/C 2) 35,8 25,3 29,7 32,3 30,6 22,5 29,4 100,0
(Số liệu trích dẫn từ Báo cáo công nhận giống Sa21-12, năm 2012, TT NC-PTCCC)
Kết quả nhiên cứu nhiều năm ở nhiều vùng
sinh thái khác nhau, cho thấy giống sắn Sa21-12
là giống sắn triển vọng nhất ở cả bốn chỉ tiêu: Ổn
định, năng suất củ tươi, tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất
khô cao, đáp ứng các yêu cầu làm nguyên liệu
làm thức ăn chăn nuôi, sản xuất tinh bột và làm
nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
3.3. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ
thuật canh tác giống sắn Sa21-12
3.3.1. Mật độ trồng
Kết quả thí nghiệm mật độ trồng với giống
Sa21-12 cho thấy, tăng mật độ trồng thì đường
kính thân nhỏ dần, chiều cao cây tăng dần, số
củ/gốc tăng và năng suất tăng dần, cụ thể:
Ở mật độ 1 (M1: 10.000 cây/ha): Năng suất
đạt 33,3 tấn/ha ở Yên Bái, đạt 31,13 tấn/ha ở Bắc
Kạn.
Ở mật độ 2 (M2: 12.500 cây/ha): Năng suất
đạt 38,3 tấn/ha ở Yên Bái, đạt 39,12 tấn/ha ở Bắc
Kạn.
Ở mật độ 3 (M3: 14.300 cây/ha): Năng
suất đạt 42,4 tấn/ha ở Yên Bái, đạt 39,20 tấn/ha
ở Bắc Kạn.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
429
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm mật độ với giống Sa21-12 tại Yên Bái và Bắc Kạn, năm 2011
Địa điểm Công thức Chiều cao cây (cm)
Chiều cao thân
chính (cm)
Đường kính
thân (cm) Số củ/khóm TL củ/khóm
Năng suất củ
tươi (tấn/ha)
M1 (Đ/C) 198 198 2.3 9,5 3,33 33,3
M2 216 216 2.4 9,6 3,06 38,3 Yên Bái
M3 221 221 2.3 10,5 3,03 42,4
M1 (Đ/C) 350 350 2,3 11,7 3,11 31,13
M2 358 358 2,5 12,3 3,13 39,12 Bắc Kạn
M3 352 352 2,3 10,5 2,80 39,20
(Số liệu trích dẫn từ Báo cáo công nhận giống Sa21-12, năm 2012, TT NC-PTCCC)
Theo quan sát về sinh trưởng và các đặc tính
nông học của giống sắn Sa21-12 thì mật độ trồng
tối đa không nên quá 14.300 cây/ha đối với các hộ
nông dân có trình độ thâm canh cao; đối với các hộ
nông dân trung bình nên trồng ở mật độ 12.500
cây/ha. Bởi vì trồng sắn ở mật độ cao kéo theo các
biện pháp kỹ thuật khác như chăm bón khó khăn
hơn, sâu bệnh hại có khả năng dễ xuất hiện hơn.
3.3.2. Phân bón
Bảng 7. Kết quả thí nghiệm phân bón với giống sắn Sa21-12 tại Yên Bái và Bắc Kạn, năm 2011
Địa điểm TT
Mức phân bón
(t phân chuồng + kg N + kg P2O5
+ kg K2O
Chiều
cao cây
(cm)
Đường
kính thân
(cm)
Số
củ/khóm
Trọng lượng
củ/khóm
(kg)
Năng suất
củ tươi
(tấn/ha)
P1 (Đ/C) 10 + 80 + 40 + 80 220 2,3 12,8 3,2 32,0
P2 10 + 120 + 60 + 120 235 2,4 12,1 3,4 34,0
P3 10 + 160 + 80 + 80 242 2,4 12,2 3,8 38,0
Yên Bái
P4 10 + 200 + 100 + 100 243 2,4 11,9 3,3 33,0
P1 (Đ/C) 10 + 80 + 40 + 80 (Đ/C) 345 2,3 10,3 2,08 20,8
P2 10 + 120 + 60 + 120 360 2,5 11.2 2,66 26,6
P3 10 + 160 + 80 + 80 350 2,5 11,5 3,08 30,9
Bắc Kạn
P4 10 + 200 + 100 + 100 354 2,3 10,3 2,34 23,5
Ghi chú: Số liệu trích dẫn từ Báo cáo công nhận giống Sa21-12, năm 2012, TT NC-PTCCC.
Kết quả thí nghiệm các mức phân bón với
giống Sa21-12 ở bảng 7, cho thấy tăng mức phân
bón thì năng suất tăng, nhưng đến mức phân bón
cao 10 tấn phân chuồng + 200N + 100 P205 + 200
K20 thì năng suất không tăng.
Ở mức phân bón P1: Năng suất đạt 32,0
tấn/ha ở Yên Bái, đạt 20,8 tấn/ha ở Bắc Kạn.
Ở mức phân bón P2: Năng suất đạt 34,0
tấn/ha ở Yên Bái, đạt 26,6 tấn/ha ở Bắc Kạn.
Ở mức phân bón P3: Năng suất đạt 38,0
tấn/ha ở Yên Bái, đạt 30,9 tấn/ha ở Bắc Kạn.
Ở mức phân bón P4: Năng suất đạt 33,0
tấn/ha ở Yên Bái, đạt 23,5 tấn/ha ở Bắc Kạn.
3.3.3. Trồng xen và băng cây xanh chống xói mòn đất trồng sắn
Bảng 8. Kết quả thí nghiệm chống xói mòn đất trồng sắn với Sa21-12
tại Mậu Đông, Văn Yên, Yên Bái, năm 2011
TT Công thức
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều
cao thân
chính
(cm)
Đường
kính
thân
(cm)
Số
củ/khóm
Trọng
lượng
củ/khóm
(kg)
Năng suất
củ tươi
(tấn/ha)
Năng
suất lạc
tươi
(tạ/ha)
Lượng
đất rửa
trôi
(tấn/ha)
1 Sắn + Lạc + Cỏ Paspalum 222 222 2,5 11,7 3,4 34,0 9,6 5,3
2 Sắn + Cỏ Paspalum 217 217 2,5 13,4 3,4 34,0 9,3
3 Sắn + Lạc + Cỏ Voi 224 224 2,5 10,6 3,1 31,0 9,8 5,7
4 Sắn + Cỏ Voi 210 210 2,7 11,0 3,5 35,0 10,7
5 Sắn trồng thuần không có băng cây xanh (Đ/C) 173 173 2,0 9,0 3,0 30,0 15,7
6 Sắn + Lạc + Cỏ Vetiver 216 216 2,2 10,2 3,2 32,0 10,1 3,0
7 Sắn + Cỏ Vetiver 232 232 2,5 10,0 3,0 30,0 4,6
Ghi chú: Số liệu trích dẫn từ Báo cáo công nhận giống Sa21-12, năm 2012, TT NC-PTCCC.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
430
Ở năm thứ nhất, tất cả các công thức chống
xói mòn đất, chúng tôi chưa thấy sự sai khác có ý
nghĩa với năng suất sắn mà chỉ thấy rõ nét lượng
đất rửa trôi của công thức sắn trồng thuần không
có băng cây xanh chống xói mòn và không trồng
xen lạc thì lượng đất rửa trôi gấp 2,5 đến 3,0 lần
so với các công thức khác (lượng đất rửa trôi ở
công thức trồng sắn thuần không có băng cây
xanh chống xói mòn thì lượng đất rửa trôi nhiều
nhất 15,7 tấn đât/ha).
3.4. Kết quả sản xuất thử nghiệm tại Yên Bái và Bắc Kạn năm 2011
3.4.1. Qui mô và địa điểm thực hiện.
Bảng 9. Qui mô và địa điểm thực hiện
TT Địa điểm Số hộ thực hiện (hộ) Sa21-12 (ha)
1 Mậu Đông - Văn Yên - Yên Bái 51,0 213,0
2 Quang Minh - Văn Yên - Yên Bái 26,0 35,0
3 An Bình - Văn Yên - Yên Bái 33,0 28,0
4 Yên Thái - Văn Yên - Yên Bái 20,0 49,0
5 Châu Quế Hạ - Văn Yên - Yên Bái 13,0 28,0
6 Kim Lư - Na Rì - Bắc Kạn 63,0 78,0
7 Văn Học - Na Rì - Bắc Kạn 50,0 75,0
Tổng 256,0 506,0
3.4.2. Thời gian trồng và các biện pháp kỹ thuật
đã áp dụng
Thời gian trồng: Từ 23/3 đến 30/3/2011
Thời điểm thu hoạch: 15/12 đến 30/12/2011
Mô hình được trồng trên đất đồi có độ dốc <
200 đã được trồng sắn nhiều năm liền, với giống
sắn trồng thử nghiệm: Sa21-12, giống sắn đối
chứng: KM94
Lượng phân bón do nông dân tự đầu tư cho 1
ha: NPK(5.10.3) = 500-600kg
Cách bón: bón lót toàn bộ phân trước khi trồng.
Mật độ trồng: 10.000 hom/ha.
3.4.3. Kết quả thực hiện
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có
củ, Trạm khuyến nông Văn Yên, Nhà máy Sắn
Văn Yên và HTX Sản xuất và chế biến Nông sản
Đồng Tâm, tổ chức thực hiện, theo dõi mô hình
và hội thảo thực địa khi thu hoạch; Kết quả triển
khai trồng thử nghiệm giống sắn Sa21-12 trên địa
bàn 7 xã của 2 huyện ở 2 tỉnh Yên Bái và Bắc
Kạn với tổng diện tích 506 ha về năng suất trên
đồng ruộng trung bình của Sa21-12 đạt 35,2
tấn/ha, trong khi đó năng suất trung bình của
KM94 chỉ đạt 31,4 tấn/ha.
Bảng 10. Năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột của giống sắn Sa21-12 so với KM94.
Sa21-12 KM94
TT Địa điểm (xã)
NS củ tươi (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%) NS củ tươi (tấn/ha) Tỷ lệ tinh bột (%)
1 Mậu Đông 36,7 26,5 31,2 26,8
2 Quang Minh 38,8 28,7 35,9 28,2
3 An Bình 37,7 27,6 35,2 27,7
4 Yên Thái 38,1 28 34,5 28,1
5 Châu Quế Hạ 37,7 26,4 35,3 26,1
6 Kim Lư 27,5 27,7 23,5 27,3
7 Văn Học 29,6 26,8 24,3 27,5
Trung bình 35,2 27,4 31,4 27,4
Ghi chú: Kết quả kiểm tra tỷ lệ tinh bột bằng phương pháp tỷ trọng tại nhà máy sắn Văn Yên, Yên Bái và xưởng
chế biến tinh bột sắn của HTX Đồng Tâm, Na Rì, Bắc Kạn.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
431
Tỷ lệ tinh bột: Sa21-12 và KM94 tương
đương nhau (27,4%). Năng suất củ tươi: Sa21-12
đạt 35,2 tấn/ha; KM94 đạt 31,4 tấn/ha.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Giống sắn Sa21-12 là con lai chọn lọc của tổ
hợp lai SM2354, dòng SM2354-4 có mẹ là CM805-
15, (polycross) có nguồn gốc từ CIAT/Colombia
(GY94.35 Z01). Được nhập nội bằng hạt lai vào
Việt Nam từ năm 1996. Giống sắn Sa21-12 có thời
gian chín khoảng 10,5 tháng, thuộc nhóm chín
trung bình, ít phân cành, thân màu xanh, ngọn màu
tím nhạt, cuốn lá màu hồng nhạt, màu củ vỏ ngoài
nâu nhạt, vỏ củ trong màu trắng, thịt củ màu trắng.
Nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh khảm lá và hơi
nhiễm bệnh thối củ, chống đổ khá và chịu hạn tốt;
Giống sắn Sa21-12 có tỷ lệ tinh bột 28,0% và tỷ lệ
chất khô 39,0% tương đương với KM94, năng suất
củ tươi của Sa21-12 tương đương KM94 ở hầu hết
các điểm nghiên cứu; trên đất nghèo dinh dưỡng tại
Văn Yên, Yên Bái, năng suất củ tươi đạt 36,6
tấn/ha; tại Na Rì, Bắc Kạn, năng suất củ tươi đạt
30,8 tấn/ha.
Giống sắn Sa21-12 trồng trên đất kém màu
mỡ vẫn cho năng suất khá, hướng sử dụng cho
chế biến tinh bột và thái lát phơi khô để làm
nguyên liệu cho sản xuất cồn sinh học và thức ăn
chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn, Thái
Phiên, Lê Quốc Doanh, Đào Huy Chiên và ctv,
(2004). Kết quả nghiên cứu và phát triển biện pháp
canh tác trồng xen lạc với sắn ở miền Bắc Việt
Nam. Báo cáo đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật
tại Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2. Trịnh Thị Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn,
K.Kawano. Kết quả tuyển chọn và phát triển giống
sắn ở miền Bắc Việt Nam. Hội thảo sắn Việt Nam 5-
7/3/1996; 4-6/3/1997; 16-18/3/1999.
3. Thái Phiên, Nguyễn Huệ (2004). Hiệu quả sử dụng
và quản lý độ phì nhiêu trồng sắn trên đất nông hộ.
Hội thảo nghiên cứu và khuyến nông để phát triển
sản xuất cây có củ ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
4. Reinhardl Howeler, April (2004). End-of-project
report - Second phase of the Nippon Foundation
cassava project in Asia 1999-2003.
5. Nguyễn Viết Hưng (2006). Nghiên cứu ảnh hưởng
của khí hậu, đất đai và biện pháp kỹ thuật canh tác
chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số dòng
giống sắn- luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_239_1729_2130557.pdf