Tài liệu Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến năng suất dừa uống nước ở miền Trung: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1102
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐA LƯỢNG
ĐẾN NĂNG SUẤT DỪA UỐNG NƯỚC Ở MIỀN TRUNG
Nguyễn Tấn Hưng, Phan Thanh Hải và ctv.
TÓM TẮT
Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất, chất lượng vườn dừa giai
đoạn kinh doanh trên vùng đất cát ven biển được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2016 tại Bình Định
và Phú Yên. Kết quả cho thấy mức phân bón 92 kg N + 48 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha, tương đương
với 1 kg urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg KCl/cây cho năng suất cao nhất đối với cây dừa uống nước
trong thời kỳ kinh doanh, cao hơn đối chứng 39,67 quả/cây tại Bình Định. Sử dụng lượng phân bón:
1,0 kg urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg KCl/cây cho năng suất cao hơn đối chứng 27,04 quả/cây tại
Phú Yên.
Từ khóa: Dừa xiêm, dừa uống nước, phân bón cho dừa.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dừa (Cocos nucifera L.) là một trong
những loài cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới
phân bố rộng rãi từ 20 vĩ độ Bắc xuống tận 20
vĩ độ Nam....
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đa lượng đến năng suất dừa uống nước ở miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1102
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐA LƯỢNG
ĐẾN NĂNG SUẤT DỪA UỐNG NƯỚC Ở MIỀN TRUNG
Nguyễn Tấn Hưng, Phan Thanh Hải và ctv.
TÓM TẮT
Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất, chất lượng vườn dừa giai
đoạn kinh doanh trên vùng đất cát ven biển được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2016 tại Bình Định
và Phú Yên. Kết quả cho thấy mức phân bón 92 kg N + 48 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha, tương đương
với 1 kg urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg KCl/cây cho năng suất cao nhất đối với cây dừa uống nước
trong thời kỳ kinh doanh, cao hơn đối chứng 39,67 quả/cây tại Bình Định. Sử dụng lượng phân bón:
1,0 kg urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg KCl/cây cho năng suất cao hơn đối chứng 27,04 quả/cây tại
Phú Yên.
Từ khóa: Dừa xiêm, dừa uống nước, phân bón cho dừa.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dừa (Cocos nucifera L.) là một trong
những loài cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới
phân bố rộng rãi từ 20 vĩ độ Bắc xuống tận 20
vĩ độ Nam. Dừa cung cấp nguồn thực phẩm
chính (chủ yếu là chất béo), nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và xuất
khẩu. Tính đến năm 2010, tổng diện tích dừa
toàn thế giới khoảng 11,86 triệu ha và được
trồng tại 93 quốc gia với sản lượng hàng năm
đạt 12,22 triệu tấn cơm dừa (FAOSTAT,
2009). Trong đó, các nước thuộc Hiệp hội Dừa
châu Á - Thái Bình Dương (APCC) chiếm hơn
90% (10,762 triệu ha). Quốc gia trồng dừa
nhiều nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu
ha, kế đến là Philippines 3,2 triệu ha, sau đó là
Ấn Độ 1,89 triệu ha, Sri Lanka, Thái Lan
(FAOSTAT, 2009).
Các tỉnh Duyên hải miền Trung có điều
kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi để phát triển
cây dừa. Trong những năm qua, dừa đã góp
phần làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường,
tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều
lao động ở các địa phương. Tuy nhiên, do điều
kiện khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, bão lụt
thường xuyên xảy ra, đất đai bạc màu, giống
xấu, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng đầu tư
chăm sóc cho vườn dừa còn nhiều hạn chế đã
ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và sản lượng
dừa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, dịch
bọ cánh cứng hại dừa trở nên trầm trọng, làm
cho năng suất dừa đã thấp nay lại càng thấp hơn
(chỉ đạt bình quân 20 - 30 quả/cây/năm), đời
sống của người trồng dừa chưa được cải thiện,
sức tái đầu tư để phát triển cây dừa còn thấp.
Đa số diện tích dừa trồng tại vùng Duyên
hải Nam Trung bộ là nằm ven bờ biển và trên
nền đất cát. Đặc điểm của loại đất trồng dừa là
rất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước về mùa khô.
Những hộ dân trồng dừa đa số là nghèo, thiếu
vốn, kiến thức để đầu tư chăm sóc. Đa số vườn
dừa hàng năm ít được bón phân, dinh dưỡng
cho cây sinh trưởng và phát triển thiếu về cả
lượng cũng như thành phần. Việc tưới nước
cho dừa hầu như chưa được quan tâm nhiều,
đây cũng là nguyên nhân làm rụng hoa, quả
non trong mùa khô. Tuy đã có qui trình kỹ
thuật canh tác dừa cho vùng Đồng bằng sông
Cửu Long do Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có
dầu đề xuất, nhưng khi áp dụng vào miền
Trung thì có nhiều điểm còn bất cập, không
phù hợp.
Để xác định được nguyên nhân và từng
bước khắc phục những hạn chế về tình hình sản
xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
và mở rộng diện tích dừa ở vùng Trung bộ theo
hướng hàng hóa bền vững việc nghiên cứu
lượng phân bón thích hợp cho cây dừa ở vùng
Duyên hải Nam Trung bộ là hết sức cần thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vườn dừa trong giai đoạn kinh doanh,
tuổi cây 10 - 15 năm, mật độ trung bình 7 m x
7 m.
2.2. Địa điểm thực hiện
Nội dung được thực hiện tại các hộ gia
đình trồng dừa tại huyện Hoài Nhơn, Phù Cát
- tỉnh Bình Định và huyện Sông Cầu - tỉnh
Phú Yên.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1103
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến
năng suất, chất lượng vườn dừa giai đoạn kinh
doanh trên vùng đất cát ven biển.
Quy mô: 1,08 ha.
6 CT x 5 cây/CT x 3 lặp x 2 điểm/tỉnh x
2 tỉnh = 360 cây.
Thời gian thực hiện năm 2016.
2.4. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử
dụng
*Bón phân:
Lượng phân nền bón cho 1 cây: Theo
lượng phân của từng công thức.
Thời điểm bón: chia làm 4 lần.
Lần 1: Trước mùa mưa (khoảng tháng 9):
Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân + 40% lượng
N + 40% lượng kali.
Lần 2: Cuối mùa mưa (tháng 12): 60%
lượng đạm + 60% lượng kali.
*Tưới nước, làm cỏ cho cây:
Cung cấp đủ nước vào các thời kỳ chính
là: Lúc cây chuẩn bị ra hoa và thời kỳ quả phát
triển.
Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc
theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh
tranh dinh dưỡng và sâu bệnh hại xâm nhập.
* Vệ sinh cho dừa:
Tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau thu
hoạch, cắt bỏ các buồng dừa khô, lá già, màng
dừa... giữa các tàu dừa và thân.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Sử dụng các loại thuốc hóa học thông
dụng trên thị trường để phòng trừ các đối tượng
sâu bệnh hại nguy hiểm như bọ dừa, kiến vương,
sâu đuông, bệnh đốm lá, bệnh chảy mủ thân.
* Bố trí thí nghiệm:
CT1 (ĐC) 1,0 kg uê + 1,5 kg supe lân + 0,8 kg
KCl (khuyến cáo).
CT2 (ĐC) (Bón phân theo dân).
CT3: 0,8 kg urê + 1,5 kg supe lân + 0,8 kg KCl.
CT4: 1,2 kg urê + 1,5 kg supe lân + 0,8 kg KCl.
CT5: 1,0 kg urê + 1,5 kg supe lân + 0,6 kg KCl.
CT6: 1,0 kg urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg KCl.
Trong đó, ở CT3, CT4 thay đổi lượng
phân urê so với khuyến cáo và ở CT5, CT6
thay đổi lượng KCl, từ đó xác định được lượng
urê và KCl thích hợp, hiệu quả nhất cho cây
dừa giai đoạn cho quả.
Các thí nghiệm được bố trí trên vùng đất
cát ven biển và bạc màu.
Thí nghiệm được bố trí theo phương
pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB) với 3
lần nhắc lại, dung lượng mẫu 5 cây/lần lặp.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến
năng suất, chất lượng vườn dừa giai đoạn
kinh doanh trên vùng đất cát ven biển
Dừa là cây có hệ thống thân lá rất lớn
nên nhu cầu dinh dưỡng rất nhiều. Trong các
chất dinh dưỡng NPK, dừa cần nhiều nhất là
kali, ngoài ra cũng cần clo và lưu huỳnh. Vì
vậy trong kỹ thuật bón phân cần bón nhiều
KCl, phân đạm dạng sunfat, NaCl; nếu thiếu
kali và clo thì lá sẽ bị vàng và cháy đọt, trái ít
và nhỏ, cơm dừa mỏng, dễ nhiễm bệnh đốm lá.
Lân góp phần làm tăng lượng cơm dừa. Một số
kết quả nghiên cứu cho thấy ba chất dinh
dưỡng quan trọng nhất đối với cây dừa được
xếp theo thứ tự là: Kali (K), clo (Cl), đạm (N),
tiếp theo canxi (Ca), natri (Na), lân (P), magiê
(Mg) và cuối cùng là lưu huỳnh (S). Việc xác
định lượng phân cần thiết để cây dừa cho hiệu
quả cao nhất là cần thiết.
3.2. Tình hình sinh trưởng của các công thức
TN tại Bình Định
Qua bảng 1 nhận thấy các chỉ tiêu về
chiều cao cây, đường kính gốc, số lá/cây không
có sự chênh lệch nhiều; điều này cho thấy các
mức phân bón khác nhau chưa làm ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu này, tuy nhiên ta cũng nhận
thấy CT6 có số lá cao hơn các CT còn lại, đây
là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất của cây dừa. Theo quy
luật sinh trưởng, phát triển của cây dừa thì cứ
mỗi lá dừa xuất hiện thì một buồng hoa cũng
xuất hiện.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1104
Bảng 1. Sinh trưởng của các công thức TN tại Bình Định
TT CT Chiều cao cây (m) Đường kính gốc (cm) Số lá/cây
1 CT1 2,15 30,61 25,51
2 CT2(ĐC) 2,25 28,42 23,71
3 CT3 1,75 25,63 24,80
4 CT4 1,95 27,47 24,50
5 CT5 2,25 33,59 22,21
6 CT6 1,86 26,47 26,90
Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất của các CT TN tại Bình Định
TT Công thức Số buồng hoa/cây Số buồng quả/cây
1 CT1 10,10 8,40
2 CT2(ĐC) 13,20 9,30
3 CT3 14,60 9,50
4 CT4 14,30 10,90
5 CT5 14,90 10,50
6 CT6 15,40 12,80
CV (%) 14,20 13,50
LSD.05 5,41 4,62
Qua bảng 2 ta nhận thấy số buồng
hoa/cây ở các CT dao động 10,10 - 15,40
buồng, cao nhất ở CT6 (15,4 buồng/cây) và
thấp nhất ở CT1 (10,10 buồng/cây). Số buồng
quả/cây đạt 8,40 - 12,80 buồng, cao nhất ở CT6
(12,80 buồng) và thấp nhất ở CT1 (8,40
buồng). Trong các công thức thí nghiệm ta thấy
CT6 là CT có các chỉ tiêu về số buồng hoa/cây
và số buồng quả/cây cao hơn các CT còn lại,
nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống
kê. Việc thay đổi mức bón phân khác nhau
chưa làm tăng số buồng hoa trên cây cũng như
không làm tăng số buồng quả trên cây.
Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất của các CT TN tại Bình Định
TT CT Số quả/buồng Số quả thu hoạch/cây
1 CT1 13,11 99,12
2 CT2(ĐC) 12,41 85,41
3 CT3 11,01 100,59
4 CT4 9,41 102,56
5 CT5 13,21 112,70
6 CT6 15,71 125,08
CV (%) 12,20 14,10
LSD.05 6,50 11,00
Qua bảng 3 ta nhận thấy số quả/buồng
dao động 9,41 - 15,71 quả, cao nhất ở CT6
(15,71 quả) và thấp nhất ở CT4 (9,41 quả). Số
quả thu hoạch /cây dao động từ 85,41 quả đến
125,08 quả/cây, cao nhất ở CT6 (125,05 quả) và
thấp nhất ở CT2 (85,41 quả). Trong các CTTN
ta thấy CT6 là CT có các chỉ tiêu về năng suất
cao hơn các CT còn lại, sự sai khác này có ý
nghĩa thống kê. Mức bón: 1,0 kg urê + 1,5 kg
supe lân + 1,0 kg KCl/cây cho năng suất cao
hơn so với đối chứng 39,67 quả/ cây/năm. Ở
vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói chung và
Bình Định nói riêng, cây dừa chủ yếu được
trồng trên những vùng đất bạc màu, kém dinh
dưỡng cộng với tập quán canh tác quảng canh
đối với cây dừa nên năng suất dừa ở đây thấp,
hiệu quả kinh tế đem lại từ cây dừa thấp. Việc
bổ sung một lượng phân đa lượng thích hợp đã
làm tăng năng suất đáng kể cho cây dừa.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1105
3.3. Tình hình sinh trưởng của các công thức TN tại Phú Yên
Bảng 4. Sinh trưởng của cây dừa ở các công thức TN tại Phú Yên
TT CT Chiều cao cây Đường kính gốc Số lá/cây
1 CT1 2,91 43,22 35,6
2 CT2(ĐC) 2.22 35,93 35,9
3 CT3 2,02 39,12 34,2
4 CT4 1,94 38,36 32,9
5 CT5 1,85 39,58 38,5
6 CT6 2,96 39,75 36,7
Qua bảng 4 ta nhận thấy các chỉ tiêu về
chiều cao cây, đường kính gốc, số lá/cây không
có sự chênh lệch nhiều, điều này cho thấy các
mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu này tại Phú Yên.
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất dừa ở các CTTN tại Phú Yên
TT CT Số buồng hoa/cây Số buồng quả/cây
1 CT1 12,80 8,12
2 CT2(ĐC) 10,70 9,23
3 CT3 11,51 9,72
4 CT4 13,62 7,35
5 CT5 13,81 10,13
6 CT6 14,17 10,96
CV(%) 13,89 11,57
LSD5% 3,58 3,10
Qua bảng 5 ta nhận thấy số buồng
hoa/cây ở các CT dao động 10,70 - 14,17
buồng, cao nhất ở CT6 (14,17 buồng) và thấp
nhất ở CT2 (10,70 buồng). Số buồng quả/cây
đạt 8,12 - 10,96 buồng, cao nhất ở CT6 (14,17
buồng) và thấp nhất ở CT2 (10,72 buồng). Ở
đây ta nhận thấy chỉ tiêu số buồng hoa/cây và
số buồng quả/ cây ở CT6 đều cao hơn các CT
còn lại, tăng lượng đạm và kali đã ảnh hưởng
đến số buồng quả và số buồng hoa trên cây dừa
tại Phú Yên.
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất dừa ở các CTTN tại Phú Yên
TT CT Số quả/buồng Số quả thu hoạch/cây
1 CT1 10,52 81,42
2 CT2(ĐC) 9,71 80,08
3 CT3 11,01 97,52
4 CT4 11,12 80,73
5 CT5 9,81 93,34
6 CT6 12,90 107,42
CV (%) 15,89 13,06
LSD.05 3,00 23,78
Qua bảng 6 ta nhận thấy số quả/buồng
dao động 9,71 - 12,90 quả, cao nhất ở CT6
(12,90 quả) và thấp nhất ở CT2 (9,71 quả). Số
quả thu hoạch/cây dao động từ 80,08 quả đến
107,42 quả/cây, cao nhất ở CT6 (107,42 quả)
và thấp nhất ở CT2 (80,08 quả). Trong các
CTTN ta thấy CT6 là CT có các chỉ tiêu về
năng suất cao hơn các CT còn lại và cao hơn
đối chứng 27,04 quả/ cây. Ở mức bón 1,0 kg
urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg KCl/cây đã làm
tăng nâng suất của cây dừa, sự sai khác này có
ý nghĩa thống kê. Cũng như Bình Định, tại Phú
1105
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1106
Yên dừa thường được trồng trên những vùng
đất thiếu dinh dưỡng cộng với tập quán trồng
quảng canh đối với cây dừa nên năng suất dừa
tại Phú Yên còn rất thấp so với tiềm năng năng
suất của nó, việc bổ sung một lượng phân đa
lượng thích hợp đã làm tăng năng suất một
cách đáng kể so với năng suất hiện tại ở Phú
Yên. Mức phân bón 1,0 kg urê + 1,5 kg supe
lân + 1,0 kg KCl/cây đã làm tăng năng suất dừa
so với đối chứng.
IV. KẾT LUẬN
Lượng phân bón thích hợp cho cây dừa
uống nước trên vùng đất cát tại Bình Định là
92 kg N + 48 kg P2O5 + 120 kg K2O/ ha, tương
đương 1,0 kg urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg
KCl/cây, cho năng suất cao hơn đối chứng
39,67 quả/cây.
Lượng phân bón thích hợp cho cây dừa
uống nước trên vùng đất cát tại Phú Yên là 92
kg N + 48 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha, tương
đương 1,0 kg urê + 1,5 kg supe lân + 1,0 kg
KCl/cây cho năng suất cao hơn đối chứng
27,04 quả/cây .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005. 575 giống
cây trồng nông nghiệp mới. NXB Nông
nghiệp.
2. Đường Hồng Dật, 1990. Cây có dầu ở Việt
Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3. Nguyễn Văn Dũng, 1962. Đời sống cây dừa và
kinh nghiệm trồng dừa miền Nam. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
4. Ngô Thị Lam Giang, Võ Văn Long và ctv.,
2002. Kỹ thuật trồng dừa đạt năng suất cao.
Hội Làm vườn Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
5. Ngô Thị Lam Giang, Võ văn Long, Nguyễn
Thị Bích Hồng, Phạm Thị Lan, 2005. Giống
dừa và hướng giải quyết giống cho sản xuất.
Tuyển tập công trình khoa học “Nghiên cứu
phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt
Nam”. Viện Nghiên cứu Dầu thực vật. Bộ
Công nghiệp. NXB Nông nghiệp.
6. Ngô Thị Lam Giang, 1990. Nghiên cứu
giống dừa và hướng giải quyết giống cho sản
xuất. Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực
phẩm, số 8.
7. Ngô Thị Lam Giang, Võ Văn Long,
Nguyễn Thị Bích Hồng, 2002. Công nghệ
nhân và sản xuất giống dừa. NXB Lao động -
Xã hội.
8. Ngô Thị Lam Giang, 2004. Nghiên cứu các
giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế-xã
hội phát triển cây dừa có sức sản xuất hàng
hóa lớn, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
9. Diệp Thị Mỹ Hạnh, 1998. Cải thiện năng suất
dừa Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
10. Trần Văn Hâu và Triệu Quốc Hưng, 2011.
Khảo sát đặc tính ra hoa của một số giống dừa
(Cocos nucifera L.) được trồng tại Giồng
Tôm, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học, số 17.
ABSTRACT
Macro fertilizers influencing tp drinking coconut productivity in Central Vietnam
Experiments to determine the effect of fertilizers on yield, quality of commercial coconuts grown
on coastal sandy soil and grey soil (2014 - 2016) in Binh Dinh and Phu Yen provinces. Application of
fertilizer of 92 kg N + 48 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (equivalent 1.0 kg urea + 1.5 kg super phosphate +
1.0 kg potassium chloride / tree) could highly yielded coconut cultivars for drinking, higher than control
as 39.67 fruits/tree in Binh Dinh province. Fertilizer application of 1.0 kg urea + 1.5 kg super
phosphate + 1.0 kg potassium chloride could highly yielded coconut than the control as 27.04 fruits /
tree in Phu Yen province.
Keywords: drinking coconut, fertilizer,sandy soils.
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_101_4098_2130188.pdf