Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lưu huỳnh, chế phẩm phân bón lá vi lượng và kích thích sinh trưởng đến năng suất giống điều đdh102‐293 ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Tài liệu Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lưu huỳnh, chế phẩm phân bón lá vi lượng và kích thích sinh trưởng đến năng suất giống điều đdh102‐293 ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1090 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯU HUỲNH, CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ VI  LƯỢNG VÀ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG ĐIỀU ĐDH102‐293  Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ  Hoàng Vinh, Hồ Huy Cường, Trần Đình Nam, Lê Đình Quả Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ TÓM TẮT Phân bón trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất của cây điều. Nghiên cứu được tiến hành trên cây điều thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh với 4 công thức bón: (1) Bón NPK; (2) NPK + S; (3) NPK + S + vi lượng; (4) NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bón bổ sung lưu huỳnh, vi lượng và kích thích sinh trưởng đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất quả bói đối với giống điều ĐDH102-293. Với công thức bón NPK + S + vi lượng + ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lưu huỳnh, chế phẩm phân bón lá vi lượng và kích thích sinh trưởng đến năng suất giống điều đdh102‐293 ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1090 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯU HUỲNH, CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ VI  LƯỢNG VÀ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG ĐIỀU ĐDH102‐293  Ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ  Hoàng Vinh, Hồ Huy Cường, Trần Đình Nam, Lê Đình Quả Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ TÓM TẮT Phân bón trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất của cây điều. Nghiên cứu được tiến hành trên cây điều thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh với 4 công thức bón: (1) Bón NPK; (2) NPK + S; (3) NPK + S + vi lượng; (4) NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bón bổ sung lưu huỳnh, vi lượng và kích thích sinh trưởng đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất quả bói đối với giống điều ĐDH102-293. Với công thức bón NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng, đường kính thân tăng 18,0 - 22,5%, chiều cao cây tăng 31,6-31,8%, đường kính tán tăng 22,7 - 42,1%, số chồi/cây tăng 13,5 - 16,1% và năng suất quả bói tăng từ 21,4 - 24,9% so với công thức đối chứng chỉ bón NPK. Trong thời kỳ kinh doanh, số chồi/cây tăng từ 18,4 - 25,7%, số quả thu hoạch/phát hoa tăng từ 31,1 - 32,9%, năng suất thực thu tăng từ 26,9 - 58,9%, lãi ròng cao hơn 89,6% và tỷ suất lãi cao hơn 82,4%. Từ khóa: Phân bón lá, giống điều ĐDH102-293, kích thích sinh trưởng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) kéo dài từ 10020’ đến 16005’ vĩ độ Bắc, từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 4.425.642 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 23,4%, đất lâm nghiệp chiếm 53,0%, Đất phi nông nghiệp 11,7% và đất hoang hóa chưa sử dụng và sông suối là 11,9% (Thống kê Bộ Nông nghiệp, 2012). Điều là loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu lớn, kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ trồng và thích nghi với nhiều loại đất (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Nó cũng là loài cây công nghiệp duy nhất có thể sinh trưởng, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế trên đất cát của vùng DHNTB. Đến năm 2014, diện tích điều toàn vùng khoảng 35,9 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 6,6 tạ/ha tương đương gần 60% năng suất bình quân cả nước (11,6 tạ/ha) (Thống kê Bộ Nông nghiệp, 2014). Mặc dù thời gian gần đây các giống điều mới ĐDH67-15, ĐDH 102- 293,PN1 đã được nhân rộng trong sản xuất, nhưng diện tích giống điều mới vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp trong sản xuất (Đào Hữu Hiền, 2004; Tạ Minh Sơn, 2006). Về phân bón đã khẳng định được liều lượng và tỷ lệ NPK hợp lý đối với cây điều, tỷ lệ N:P:K hợp lý cho cây điều ở cả thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh là 3:1:1 (Hồ Huy Cường, 2001; Tạ Minh Sơn, 2004), liều lượng NPK đã được các tác giả nghiên cứu chi tiết cho từng vùng sinh thái (Nguyễn Thị Bích Hồng, 1999; Tạ Minh Sơn, 2004), ở vùng DHNTB liều lượng NPK thích hợp cho cây điều ở thời kỳ kinh doanh là (1.200g N + 400g P2O5+ 400g K2O)/cây. Kết quả nghiên cứu của Tạ Minh Sơn, 2004 cũng chỉ ra rằng: Phun các chế phẩm kích thích sinh trưởng ở các thời kỳ ra chồi, ra hoa và đậu quả sẽ làm tăng năng suất hạt điều tại các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng. Tại vùng DHNTB các nguyên tố trung, vi lượng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy năng suất điều vùng DHNTB thấp hơn năng suất bình quân cả nước. Để nâng cao năng suất điều vùng DHNTB cần nghiên cứu ảnh hưởng của phân trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống điều ĐDH102-293 ở vùng DHNTB. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Giống điều ĐDH102-293 trồng mới trên đất cát và đất đồi và vườn điều kinh doanh 6 năm tuổi tại huyện Phù Cát, Bình Định. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1091 - Các loại phân bón sử dụng gồm: urê; super lân; KCl; đạm Sulfat; H3BO3; ZnSO4; CuSO4; (NH4)6Mo7O24.4H2O; KINA R206 (NAA 500ppm; Vitamin B1 0,1%; Na-Humat 2%; Lysine 1%). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đối với thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thí nghiệm được triển khai trên vườn điều trồng tháng 10/2012, mật độ trồng là 200 cây/ha tại 2 điểm: Trên đất đồi trên đồi (thuộc nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axít) tại Cát Lâm, Phù Cát, Bình Định và đất cát (đất xám bạc màu trên đá macma axít và đá cát) tại khu vực thí nghiệm cây điều Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định. Đối với thời kỳ kinh doanh: Thí nghiệm được triển khai trên vườn điều trồng tháng 9/2009 trên đất đồi (thuộc nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axít) tại Cát Lâm - Phù Cát - Bình Định, mật độ trồng là 200 cây/ha. - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 công thức phân bón, 3 lần lặp lại, dung lượng mẫu là 10 cây/lặp (Phạm Chí Thành, 1988). - Các công thức thí nghiệm: CT 1(Đ/C) NPK CT 2 NPK + S CT 3 NPK + S + Vi lượng (Bo, Zn, Cu, Mn) CT 4 NPK + S+ Vi lượng + Kích thích sinh trưởng Liều lượng bón NPK và S như sau: NPK S Năm thứ nhất (30 g N + 10 g P2O5+ 10 g K2O)/cây 12 g/cây Năm thứ hai (150 g N + 50 g P2O5+ 50 g K2O)/cây 60 g/cây Năm thứ ba (300 g N + 100 g P2O5+ 100 g K2O)/cây 120 g/cây Thời kỳ kinh doanh (1.200 g N + 400 g P2O5+ 400 g K2O)/cây 480 g/cây (Ghi chú: N - Sử dụng urê (46% N); P - Sử dụng super lân (16% P2O5); K - Sử dụng KCl (60% K2O); S - Sử dụng đạm Sulfat (21% N và 24% S); Bo-H3BO3 (0,5% Bo); Zn-ZnSO4 (0,5% ZnO); Cu-CuSO4 (0,5% CuO); Mo-(NH4)6Mo7O24.4H2O (0,01% Mo); KTST-Sử dụng KINA R206 (NAA 500 ppm; Vitamin B1 0,1%; Na-Humat 2%; Lysine 1%). - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng gồm: Chiều cao cây, đường kính thân, đường kính tán và số chồi trên cây. Các chỉ tiêu về phát triển gồm: tỷ lệ cành ra hoa, tỷ lệ cành hữu hiệu, số quả bình quân trên chùm và năng suất thực thu. - Số liệu được tổng hợp và xử lý thống kê theo phần mềm phân tích phương sai như GENSTAT và EXCEL. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống điều ĐDH102-293 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản Trong điều kiện trồng trên đất đồi, sau 36 tháng trồng, đường kính thân của các công thức thí nghiệm biến động từ 10,2 - 12,5 cm, so với công thức đối chứng (CT1) có đường kính thân đạt 10,2 cm, hai công thức CT3 và CT4 có đường kính thân đạt từ 12,4 - 12,5 cm và cao hơn từ 21,6 - 22,6% so với đối chứng, công thức CT2 chỉ đạt tương đương so với đối chứng. Ngược lại, đối với chiều cao cây chỉ có CT4 đạt 2,9 m và cao hơn 31,8% so với đối chứng (đạt 2,2 m), hai công thức còn lại là CT2 và CT3 đạt từ 2,3 - 2,5 m và tương đương so với đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1092 Bảng 1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đếnsinh trưởng của giống điều ĐDH102- 293 sau trồng 36 tháng Công thức Chiều cao cây (m) Đường kính thân (cm) Đường kính tán (m) Số chồi trên cây (chồi) Đất đồi Đất cát Đất đồi Đất cát Đất đồi Đất cát Đất đồi Đất cát CT1 (Đ/C) 2,2b 1,9b 10,2b 10,0b 2,2b 1,9c 188,3b 190,2a CT2 2,3b 2,1ab 11,7ab 10,3b 2,3ab 2,2bc 196,7ab 194,3a CT3 2,5ab 2,4ab 12,4a 11,7a 2,6ab 2,5ab 207,8ab 204,8a CT4 2,9a 2,5a 12,5a 11,8a 2,7a 2,7a 218,7a 215,8a CV (%) 10,0 11,7 7,9 6,5 10,2 10,8 12,2 7,2 LSD.05 0,46 0,50 1,7 1,3 0,47 0,47 26,7 27,4 (CT : 1 bón NPK; CT: 2 bón NPK + S; CT: 3 bón NPK + S + Vi lượng (Bo, Zn, Cu, Mn); CT: 4 bón NPK +S+Vi lượng + KTST) Tương tự, đường kính tán của giống điều ĐDH102-293 ở các công thức thí nghiệm biến động từ 2,2 - 2,7 m, trong đó CT4 có đường kính tán là 2,7 m và cao hơn 22,7% so với công thức đối chứng (đạt 2,2 m), CT2 và CT3 có đường kính tán biến động từ 2,3 - 2,6 m và tương đương so với đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Số chồi/cây sau 36 tháng trồng của CT4 đạt 218,7 chồi và cao hơn 16,2% so với công thức đối chứng (đạt 188,3 chồi), hai công thức CT2 và CT3 có số chồi/cây biến động từ 196,7 - 207,8 chồi và tương đương so với đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05 (bảng 1). Trong điều kiện trồng trên đất cát, sau trồng 36 tháng, đường kính thân của các công thức thí nghiệm biến động từ 10,0 - 11,8 cm, so với công thức đối chứng (CT1) có đường kính thân đạt 10,0 cm, hai công thức CT3 và CT4 có đường kính thân đạt từ 11,7 - 11,8 cm và cao hơn từ 17,0 - 18,0% so với đối chứng, công thức CT2 chỉ đạt tương đương so với đối chứng. Ngược lại, đối với chiều cao cây chỉ có công thức CT4 đạt 2,5 m và cao hơn 31,6% so với đối chứng (đạt 2,2 m), hai công thức còn lại là CT2 và CT3 đạt từ 2,1 - 2,4 m là tương đương so với đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Đường kính tán của giống điều ĐDH102-293 ở các công thức thí nghiệm biến động từ 1,9 - 2,7 m, trong đó công thức CT3 và CT4 có đường kính tán từ 2,5 - 2,7 m và cao hơn từ 31,6 - 42,1% so với công thức đối chứng (đạt 1,9 m), công thức CT2 có đường kính tán là 2,2 m tương đương so với đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Khác với điều kiện đất đồi, trên đất cát số chồi/cây của các công thức CT2, CT3 và CT4 biến động từ 194,3 - 215,8 chồi và chỉ đạt tương đương so với đối chứng (có số chồi là 190,2) ở mức ý nghĩa 0,05 (bảng 1). Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, phân bón vi lượng và chất kích thích sinh trưởng ảnh hưởng rõ rệt đến số quả trên chùm và năng hạt của giống điều ĐDH102-293. Trong điều kiện đất đồi, với vườn cây 3 năm tuổi, số quả thu hoạch biến động từ 2,71 - 3,49 quả/chùm, trong đó công thức CT3 và CT4 có số quả thu hoạch biến động từ 3,38 - 3,49 quả/chùm và cao hơn từ 24,7 - 28,8% so với đối chứng (đạt 2,71 quả/chùm), công thức CT2 có số quả thu hoạch là 3,25 quả/chùm và đạt tương đương với đối chứng ở mức ý nghĩa 0,05. Chính vì vậy, năng suất thực thu của công thức CT3 và CT4 đạt từ 2,30 - 2,51 kg/cây và cao hơn từ 14,4 - 24,9% so với công thức đối chứng (đạt 2,01 kg/cây), công thức CT2 có năng suất thực thu là 2,17 kg/cây và tương đương so với đối chứng. Trong điều kiện đất cát, số quả thu hoạch biến động từ 3,1-3,37 quả/chùm, sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm là không có ý nghĩa, năng suất thực thu của công thức CT3 và CT4 đạt từ 2,24 - 2,33 kg/cây và cao hơn từ 16,7 - 21,4% so với công thức đối chứng (đạt 1,92 kg/cây), công thức CT2 có năng suất thực thu là 2,06 kg/cây và tương đương so với đối chứng (hình 1). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 1093 Hình 1. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng đến số quả trên chùm và năng suất của giống điều ĐDH102-293 thời kỳ kiến thiết cơ bản Tóm lại, từ kết quả thực nghiệm đã cho thấy, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bón bổ sung lưu huỳnh, vi lượng và kích thích sinh trưởng đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất quả bói đối với giống điều ĐDH102-293. Với công thức bón NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng, đường kính thân tăng 18,0 - 22,5%, chiều cao cây tăng 31,6 - 31,8%, đường kính tán tăng 22,7 - 42,1%, số chồi/cây tăng 13,5 - 16,1% và năng suất quả bói tăng từ 21,4 - 24,9% so với công thức đối chứng chỉ bón NPK. 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá trung, vi lượng và KTST đến sinh trưởng và năng suất của giống điều ĐDH102-293 ở thời kỳ kinh doanh Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân bón trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng của giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi cho thấy, sau 6 năm trồng (năm 2015), đường kính thân biến động từ 17,5 - 19,4 cm, chiều cao cây biến động từ 3,3 - 3,9 m, đường kính tán biến động từ 3,6 - 4,4 cm và giữa các công thức không có sự sai khác. Tương tự, sau 7 năm trồng (năm 2016), đường kính thân biến động từ 20,7 - 22,9 cm, chiều cao cây biến động từ 4,1 - 4,6 m, đường kính tán biến động từ 4,8 - 5,5 cm và giữa các công thức cũng không có sự sai khác. Tuy nhiên, dưới tác động của chế phẩm phân bón lá trung, vi lượng và KTST, số chồi/cây có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 giữa các công thức thí nghiệm. Trong năm 2015 (sau 6 năm trồng), số chồi/cây của 3 công thức CT2, CT3 và CT4 đạt từ 436,4 - 458,8 chồi/cây và cao hơn từ 19,6 - 25,7% so với đối chứng. Trong năm 2016 (sau 7 năm trồng), số chồi/cây của 2 công thức CT3 và CT4 đạt từ 518,3 - 542,3 chồi/cây và cao hơn từ 13,1 - 18,4% so với đối chứng (bảng 2). Kết quả đánh giá số quả trên chùm và năng suất hạt điều cho thấy: Sau 6 năm trồng (năm 2015), số quả thu hoạch của công thức CT2 đạt 4,34 quả/phát hoa và tương đương so với công thức đối chứng CT1 (đạt 4,05 quả/phát hoa), hai công thức CT3 và CT4 có số quả thu hoạch biến động từ 5,11 - 5,31 quả/phát hoa và cao hơn từ 26,2 - 31,1% so với đối chứng. Tương tự, Sau 7 năm trồng (năm 2016), số quả thu hoạch của công thức CT2 là 4,37 quả/phát hoa và cũng chỉ tương đương so với công thức đối chứng CT1 (đạt 4,07 quả/phát hoa), hai công thức CT3 và CT4 có số quả thu hoạch biến động từ 5,26 - 5,41 quả/phát hoa và cao hơn từ 29,2 - 32,9% so với đối chứng. Do sự vượt trội về số quả thu hoạch và số chồi/cây nên năng suất thực thu của hai công thức CT3 và CT4 sau 6 năm trồng đạt từ 9,4 - 9,9 kg/cây và sau 7 năm trồng đạt từ 10,4 - 11,6 kg/cây, cao hơn lần lượt so với đối chứng (đạt 7,8 kg/cây trong năm 2015 và 7,3 kg/cây trong năm 2016) từ 20,5 - 26,9% và từ 44,5 - 58,9% (hình 2). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1094 Bảng 2. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá và KTST đến sinh trưởng của giống điều ĐDH102- 293 tại Cát Lâm, Phù Cát, Bình Định Công Thức Đường kính thân(cm) Chiều cao cây (m) Đường kính tán(m) Số chồi/ cây(chồi) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2016 CT1(Đ/C) 18,2 21,2 3,9 4,3 3,6b 4,8 365,0b 458,2b CT2 17,5 20,7 3,3 4,1 3,7b 5,2 436,4a 514,7ab CT3 19,4 22,9 3,5 4,3 4,1ab 5,3 439,3a 518,3a CT4 18,1 21,3 3,7 4,6 4,4a 5,5 458,8a 542,3a CV (%) 6,3 6,4 7,3 7,5 6,3 6,4 7,0 5,6 LSD.05 ns ns ns ns 0,5 ns 64,85 57,35 (CT1: bón NPK; CT2: bón NPK + S; CT3: bón NPK + S + Vi lượng (Bo, Zn, Cu, Mn); CT4: bón NPK + S + vi lượng + KTST) Hình 2. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón trung, vi lượng và kích thích sinh trưởng đến số quả trên chùm và năng suất của giống điều ĐDH102-293 thời kỳ kinh doanh tại Cát Lâm, Phù Cát, Bình Định (CT1: bón NPK; CT2: bón NPK + S; CT3: bón NPK + S + Vi lượng (Bo, Zn, Cu, Mn); CT4: bón NPK +S+Vi lượng + KTST). Hình 3. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón lá và KTST trên vườn điều giống ĐDH102- 293 sau 7 năm trồng trên đất đồi (CT1: bón NPK; CT2: bón NPK + S; CT3: bón NPK + S + vi lượng (Bo, Zn, Cu, Mn); CT4: bón NPK + S + vi lượng + KTST). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1095 Bên cạnh năng suất, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm về phân bón lá và KTST được trình bày ở hình 3 cho thấy, công thức CT4 có tổng doanh thu (74,2 triệu đồng/ha), lãi ròng (56,3 triệu đồng/ha) và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (3,1 lần) cao nhất trong thí nghiệm. So với công thức đối chứng CT1, công thức CT3 có lãi ròng cao hơn 89,6% và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư cao hơn 82,4%. Như vậy, trong thời kỳ kinh doanh, bón S và phun bổ sung chế phẩm phân bón lá vi lượng và KTST đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi (nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axít). Với công thức NPK + S + vi lượng + KTST, số quả thu hoạch/phát hoa tăng từ 31,1 - 32,9%, năng suất thực thu tăng từ 26,9 - 58,9%, lãi ròng cao hơn 89,6% và tỷ suất lãi cao hơn 82,4%. IV. KẾT LUẬN Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bón bổ sung lưu huỳnh, vi lượng và kích thích sinh trưởng đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất quả bói đối với giống điều ĐDH102- 293. Với công thức bón NPK + S + vi lượng + kích thích sinh trưởng, đường kính thân tăng 18,0 -22,5%, chiều cao cây tăng 31,6 - 31,8%, đường kính tán tăng 22,7 - 42,1%, số chồi/cây tăng 13,5 - 16,1% và năng suất quả bói tăng từ 21,4 - 24,9% so với công thức đối chứng chỉ bón NPK. Trong thời kỳ kinh doanh, bón lưu huỳnh, phun bổ sung chế phẩm phân bón lá vi lượng và KTST đã làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất giống điều ĐDH102-293, Với công thức NPK + S + vi lượng + KTST, số quả thu hoạch/chùm tăng từ 31,1 - 32,9%, năng suất thực thu tăng từ 26,9 - 58,9%, lãi ròng cao hơn 89,6% và tỷ suất lãi cao hơn 82,4%. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả chân thành cảm ơn: - Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã cấp kinh phí thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm giống điều ĐDH102-293 ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ“ - Cám ơn cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây lâu năm, Trung tâm Nnghiên cứu Phát triển cây trồng bán khô hạn, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện để thực hiện dự án này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007. Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây điều. NXB Nông nghiệp. 2. Hồ Huy Cường và ctv, 2001. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm năng cao năng suất hạt điều ở tỉnh Khánh Hoà“. Báo cáo nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài. 3. Đào Hữu Hiền, Bùi Văn Khánh, 2004. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất chất lượng điều tại Đắk Lắk. Báo cáo khoa học thuộc đề tài cấp Nhà nước KC06-04. 4. Nguyễn Thị Bích Hồng, 1999. Nghiên cứu thâm canh tăng năng suất cây điều. Viện nghiên cứu Dầu thực vật - Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm. 5. Tạ Minh Sơn và Hồ Huy Cường, 2006. Kết quả nghiên cứu chọn lọc dòng điều ĐDH102-293. Tuyển tập Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp 2001- 2005. Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, trang 143- 151. 6. Tạ Minh Sơn, KS. Hồ Huy Cường và ctv, 2004. Nghiên cứu qui trình thâm canh và quản lí dinh dưỡng tổng hợp nhằm tăng năng suất cây điều ở tỉnh Lâm Đồng. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài. 7. Phạm Chí Thành, 1988. Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. 8. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014. Số liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng điều. Truy cập ngày 10/6/2016. Địa chỉ web: 9. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 phân theo địa phương. Truy cập ngày 10/6/2016. Địa chỉ web: 1095 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1096 ABSTRACT The effect of sulfur, micronutrient foliar fertilizer and growth stimulants on productivity of cashew varieties DDH102-293 in Southern central coastal areas Sulfur, micronutrient fertilizer and growth stimulants play an important role in the growth, development and improving productivity of cashew. The research was conducted over the basic stage and trading stage of cashew with 4 treatments:(1) NPK; (2) NPK + S; (3) NPK + S + Micronutrients; (4) NPK + S + Micronutrient and Growth stimulants. The experiment was arranged in randomized complete block with three replications. The results showed that: during the basic stage, apply additional sulfur fertilizers, micronutrients and growth stimulants has increased the possibilities of growth and productivity cashew varieties DDH102-293. Treatment applied NPK + S + micronutrients + stimulating growth, trunk diameter increased from 18.0 to 22.5%, plant height increased from 31.6 to 31.8%, canopy diameter increased 22,7- 42.1%, the number of buds / plant increased from 13.5 to 16.1% and fisrt fruit yield increased from 21.4 to 24.9% compared with the control treatment only apply NPK. During the trading stage, the number of buds / plant increased from 18.4 to 25.7%, the number of harvested fruits / inflorescence peduncle increased from 31.1 to 32.9%, actual yield increased from 26.9 to 58,9%, the net interest was higher 89.6% and profit rate higher 82.4%. Keywords: foliar fertilizer, varieties DDH102-293 cashew, growth stimulants. Người phản biện: TS. Trịnh Xuân Hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_85_777_2130172.pdf
Tài liệu liên quan